Ngự
Thuyết
Trên
Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 7/28/2012 có bài viết của Ngô
Nhân Dụng nhan đề là: Nhưng
chống Trung quốc bằng cách nào?
![]() |
Gia đình người Hoa tại Chợ Lớn Chân dung một phụ nữ người Hoa tại saigon |
Bài
viết thật thú vị. Tuy nhiên khi đọc đến đoạn gần
cuối, tôi bỡ ngỡ vì câu khẳng định: “Chúng ta cũng
đừng quên rằng các vị vua nhà Trần đều là dòng dõi
người Việt gốc Hoa, qua nhiều đời họ đã hóa thành
dân tộc Đại Việt; nhưng khi cần chống ngoại xâm thì
họ vẫn được toàn dân ủng hộ.”
Khi
khẳng định như thế, tác giả có tài liệu để chứng
minh, hay chỉ suy đoán? Nếu có chứng cớ, tôi xin lỗi
tác giả.
Những
họ như Trần, Lý, Phạm, Trương, Vũ, v.v... và cả họ
Nguyễn là những họ ta thường gặp tại Việt Nam, đồng
thời người Hoa cũng có những họ ấy. Từ đó ta có thể
nghĩ rằng người Hoa và ta cùng một gốc. Sự thật không
đơn giản như thế. Vào thời xa xưa, những bộ lạc
người Việt, Mường, Mán v.v... thường không có họ,
thường theo mẫu hệ, chỉ có tên cho dễ gọi. Khi tiếp
xúc với Trung Quốc, lại bị đô hộ hơn 1000 năm, ta chịu
ảnh hưởng và bắt chước sinh hoạt của Tàu trên nhiều
lãnh vực, trong đó có việc đặt thành họ tộc theo phụ
hệ. Hoặc bị người Tàu cai trị bắt buộc người Việt
lấy họ của Tàu.
Lẽ
dĩ nhiên cũng có người Tàu họ Trần, Ngô, vân vân, qua
sinh sống tại Việt Nam lâu ngày thành người bản xứ,
nhưng số ấy rất ít, không đáng kể.
Đừng
nói đâu xa, những người Cam Bốt ở vùng châu thổ sông
Cửu Long vào thời các chúa Nguyễn không có họ. Về sau
các vua Gia Long, Minh Mạng, để tiện việc làm hộ tịch,
yêu cầu họ lấy họ Việt Nam, hoặc đặt ra một số họ
mới như Thạch, Sơn.
Ngay
cả các địa danh như Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông ... tại
nước ta cũng được dùng tại Trung Quốc, và được dùng
trước ta lâu đời, về sau ta bắt chước.
Nhưng
vấn đề quan trọng là Việt Nam có phải xuất phát từ
Trung Quốc hay không?
Hơn
80 năm về trước, Hoài Thanh trong Thi
Nhân Việt Nam đã
viết: “Tôi không
tin rằng người Việt Nam vốn quê hương trên sông Dương
Tử.” Rất tiếc,
Hoài Thanh không cho biết lý do. Gần đây nhiều nhà nghiên
cứu căn cứ vào chỉ
số sọ, di truyền, ngôn ngữ để
đi đến kết luận rằng những nước Đông Nam Á mới là
cái nôi của loài người. (Xin đọc thêm cuốn Eden
in the East, The Drowned Continent of
Southeast Asia của
Stephen Oppenheimer). Như thế có nghĩa rằng ta không phải
từ Tàu đến.
Tôi
không phải nhà nghiên cứu, không biết gì về chỉ số
sọ hoặc di truyền học, nhưng khi suy gẫm đôi chút về
tiếng nói
(hoặc ngôn ngữ)
hằng ngày của ta, tôi cũng phải kết luận rằng gốc
của ta không phải là Tàu.
-
Trước hết, một điểm ngữ pháp sơ đẳng sau đây chứng
tỏ ta hoàn toàn khác Tàu. Ta, tiếng bổ
nghĩa đi sau tiếng
được bổ nghĩa.
Chẳng hạn: áo
xanh, sông dài, gió thu;
trong khi tiếng Hán Việt: thanh
y, trường giang, thu phong.
-
Những số đếm rất cần thiết trong giao tiếp, trao đổi
ngay từ thời xa xưa. Từ số hàng đơn
vị đến số hàng
ngàn, không có số
nào là tiếng Hán Việt cả. Lớn hơn số hàng ngàn, có
lẽ thời xưa đó chưa thấy cần chăng nên chưa đặt ra,
do đó về sau mới có chữ vạn
vốn xuất phát từ tiếng Tàu.
-
Đối với những bộ phận trên thân thể người ta, theo
Võ Phiến, những gì dễ thấy, thường gặp bên ngoài,
đều được đặt tên bằng tiếng Việt, thí dụ mặt,
mũi, miệng, tóc, tai, tay, chân, bụng v.v...;
những gì nằm bên trong, vì thời xa xưa ấy ta còn kém về
y lý, ít gặp, ít thấy nên không đặt thành tên, do đó
về sau phải bắt chước Tàu đặt tên như tim
(tâm), gan (can), phổi (phế) ...
Vấn
đề nói trên rất trọng đại cần được nghiên cứu
kỹ. Tôi chỉ viết rất
vội vài dòng mong
được coi như một góp ý nhỏ nhặt.
Ngự
Thuyết
việc đóng góp nhỏ nhặt của Ngư Thuyết xứng đáng được tặng cái mề-đay vàng. Là người Việt yêu quê hương, chúng ta cần phải tách rồi cái quỹ đạo của Tàu, cần phát huy tính đặc thù của dân tộc Việt.
Trả lờiXóaNhà TRẦN xác định là Mân Việt từ Phước kiến sang đến Trần Lý là 5 đời. Chung gốc BáchViệt, sang VN 3-4 đời thì thành LạcViệt sông Hồng cả.
Trả lờiXóaBáchViệt khác Hán, ngôn ngữ VN khác Hán và cũng khác các chi BáchViet khác, nhưng nói rằng tất cả từ Nam Á lên thì chưa có gì xác định,giả thuyết chưa xác định, nhưng hợp chủng tất nhiên phải có.