Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Nguyễn Hoài Vân - Kẻ chiến bại
Nguyễn Hoài Vân
Sau chiến bại, khi người ta đã
mất hết, thì sự thật sâu xa nhất về chính mình hiển
lộ ra. Khi ấy, người bại trận chỉ còn hai chọn lựa :
hoặc trả thù, hoặc tái sinh.
Trả thù là cố giữ lại con
người cũ của mình, như thể không gì có thể làm cho nó
thay đổi được. Để rồi người ta làm mọi cách để
cho đối phương phải trả một giá thật đắt cho những
mất mát mà mình đã phải chịu đựng. Trả thù cũng là
kéo dài cuộc chiến dưới những hình thức khác, trong
điều kiện khác, nhưng chủ yếu vẫn là : duy trì
chiến tuyến, giữ vững lằn ranh bạn thù.
Tái sinh là sống lại một cuộc
sống khác, chấp nhận cho « cái tôi » được
nhào nặn trong một khuôn khổ mới. Trong cuộc sống mới
này, nhiều điểm tựa có thể thay đổi, thí dụ như
người ta có thể chấp nhận một quê hương mới, chấp
nhận thuộc về một thành phần xã hội mới, hình thành
những liên hệ bạn bè mới, trong khi những mối thù xưa
dần dần nhạt bóng. Cuộc chiến của thời xưa cũng dần
dần thay đổi bản chất để chuyển sang một cuộc đấu
tranh sinh tồn trong môi trường mới.
Thật ra, đó chỉ là lý thuyết.
Trong đời thực, những người bại trận đều sống hỗn
hợp hai thái độ vừa nêu, trong những chừng mực khác
nhau, tùy « thảo trình » tâm lý của mỗi cá
nhân.
Điều quan trọng cho các thế hệ
tương lai là : hãy trân trọng học bài học của
những người bại trận, mà đừng phê phán cá nhân họ.
Dù cho họ có chọn lựa thái độ nào đi chăng nữa, thì
họ cũng là những con người đã mang một kinh nghiệm
sống quý giá. Chính từ kinh nghiệm ấy mà một tương
lai tốt đẹp sẽ được thêm cơ hội đâm chồi nẩy
mộc, để trở thành cây trái tốt tươi. Một điều
không thể nào có được trên những phiến đá cẩm thạch
của các đài tưởng niệm chiến thắng. Trên đó, chỉ
có lạnh lẽo và quạnh hiu...
Kẻ chiến thắng luôn tự gán
cho mình tất cả vinh dự, quyền hành, lợi lộc. Họ luôn
tìm cách bán sự thành công của họ với cái giá đắt
nhất mà họ có thể bán được. Nhiều thế hệ sẽ còn
tiếp tục phải trả « món nợ » vô cùng to lớn
ấy.
Trong khi đó, người chiến bại
chỉ có một gia tài đầy khổ đau, sẵn sàng cống hiến
cho những ai biết dùng đến. Kinh nghiệm sống của họ
là một món quà, tặng không cho những thế hệ tương
lai. Kể cả, trong nhiều trường hợp, vì sự chiến bại
của mình, họ đã bị loại khỏi cộng đồng dân tộc.
Vũ khí vẫn còn trong tay kẻ
chiến thắng, để bảo vệ tư thế và những lợi lộc
đã mà họ đã đoạt được.
Trong khi đó, người chiến bại
đã buộc phải giã từ vũ khí. Và, khi vũ khí đã rời
khỏi bàn tay, thì chỉ còn bàn tay, sẵn sàng nắm lấy
những bàn tay khác...
Nguyễn Hoài Vân
29 tháng 4 năm 2012
Phạm Đình Trọng- Đất gọi
Phạm Đình Trọng
1. Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.
Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị hối hả tìm kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giàu trong phút chốc bằng đất đai. Càng sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích lòng tham, càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.
Đất đai đã trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định của dân, gây sự xao xác, bất bình trong lòng dân, gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng rãi trong xã hội, gây đổ vỡ lòng tin của người dân với nhà nước.
Đất đai là nơi chỉ ra rõ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lãng, Hải Phòng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đó là sự giả dối.
Đất đai đã làm băng hoại đạo đức xã hội, phá nát kỷ cương phép nước. Vì đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lý xã hội.
2. Đất đai gây đổ vỡ trong lòng người; đất đai làm rối loạn xã hội; vì đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên những dự án mỹ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng nhất trong loại kinh doanh đó.
ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ – NAM BỘ
Hai người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên mình đã biến mảnh đất phèn Sông Hậu cỏ cũng không mọc nổi, người không sống được, chỉ có lơ thơ năn lác hoang hóa thành mảnh đất bát ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đình nông dân không có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư, trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá và đang ngày càng giàu có.
Nhưng mảnh đất không có sự sống nay đã trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay đã trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng Giám đốc nông trường Sông Hậu nhận được gợi ý giao lại đất nông trường để chính quyền sử dụng vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án đô thị hoành tráng.
Đất nông trường Sông Hậu đã là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao hy vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đình nông trường viên. Vì những gia đình nông dân bình dị, thân thiết như ruột thịt đó, người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ý của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.
Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều tra, Viện Kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử! Tòa sơ thẩm rồi tòa phúc thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù. Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!
Người Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xã hội rầm rộ lên tiếng. Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền lực chính trị đã làm thay cả tòa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh cho công an, tòa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền lực chính trị cấp cao còn xử thay cả quan tòa! Đó là lần thứ hai pháp luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!
Vụ án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong Ban giám đốc nông trường Sông Hậu vào vòng lao ly oan khiên, ngang trái nhưng đã bộc lộ hai điều lớn lao hệ trọng của xã hội, liên quan tới mọi số phận người dân.
Một là, Đất đai đã trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật. Đất đai đã tạo ra một lớp người giàu có và một lớp quan chức hối hả tham nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành nhà nước đối lập với dân.
Hai là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.
ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ
Ruộng vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người nhân danh nhà nước đã biến cánh đồng của màu xanh bình yên thành bãi chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hãn kéo đến quật nát lúa đang ngậm đòng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.
Người dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn chân thời tiền sử đã lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ sắt, tay khiên, tay súng còn hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang vì bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên thực sự đưa xã hội văn minh trở về thời hoang dã xa xưa, bạo lực hung hãn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.
Trong xã hội dân sự yên bình, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lý, cái thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Pháp luật thua, đạo lý thua, văn hóa trị nước thua vì nhà nước đã không đứng về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xã hội, không đứng về phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đã được huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giàu trên nỗi nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.
Đại diện nhà nước cấp tỉnh, ông Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành cho xây nhà kinh doanh, còn lại là đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian “muốn nói gian làm quan mà nói”. Đường sá, cây xanh, công trình phúc lợi xã hội bao quanh những tòa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỷ lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành phố lớn lại gần thì khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn mà thôi.
3. Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỷ, từ 1945 đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến tranh giai cấp sắt máu trong lòng dân tộc… làm cho đất đai đồng ruộng Việt Nam đã thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa thế kỷ chiến tranh, nhà nước đã huy động đến kiệt cùng sức người, sức đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hy sinh mất mát lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hôm nay.
Sống còn bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng không còn đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không còn biết đến đạo lý làm người và văn hóa cai trị.
Máu người không phải nước lã. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi và máu người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của đất đã gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải làm gì giữ đất. Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã dõng dạc trả lời. Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.
P.Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Phạm Hồng Sơn - Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
Phạm
Hồng Sơn thực hiện
Ông
Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)
pro&contra: Hai
anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật
Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã
cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm
kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền
lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt
kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và
Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh
ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn).
Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm
năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ
trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng
khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
___________________
Phạm
Hồng Sơn: Hai
ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến
với ĐCSVN?
Huỳnh
Nhật Hải:
Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ”
từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ,
và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách
mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng
miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ
tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ
Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội
viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà
Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật
của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của
ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra
Bắc sau năm 1954.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã
được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của
cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó
là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự
do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy
lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả
thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp
định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật
cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình
tư sản.
Phạm
Hồng Sơn: Hai
ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia
đình không?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có
tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng
gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng
rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những
cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai
anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm
phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy
sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là
quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho
dân tộc.
Huỳnh
Nhật Hải:
Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt
trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền
Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng
tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc.
Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm
lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ
tại miền Nam.
Phạm
Hồng Sơn: Thời
gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới
năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách
mạng”?
Huỳnh
Nhật Hải:
Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai
giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy
núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ
trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào
đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật
Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác
liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh
viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức,
đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu
đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh
Nhật Hải:
Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một
nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên
học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào
những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính
quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về
lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp
nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần
cho Mặt trận.
Phạm
Hồng Sơn: Những
công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức
khó khăn?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong
công tác vận động và không phải lần vận động nào
cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục
kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của
Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương
nhẹ trong một, hai lần.
Phạm
Hồng Sơn: Sau
30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch
UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh
Nhật Hải:
Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác
ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính
quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm
Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi
học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm
1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà
Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy
núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán
bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn
Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở
về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng
tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại
Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm
1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường
Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào
cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm
Hồng Sơn: Một
cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng
thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi
có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo
đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như
Đảng thường nói.”
Huỳnh
Nhật Hải:
Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài
tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ
để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng
nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như
ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm
Hồng Sơn: Quá
trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh
Nhật Hải:
Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông
qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn
trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em
chúng tôi.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là
dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên
thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm
Hồng Sơn: Những
“thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận
thức lại ĐCSVN?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều
hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân
chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội,
ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy
tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ
thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch
thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”,
thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên
pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế
thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục
và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà
Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải
sản xuất bao nhiêu mì[i] mà
không cần biết khả năng và lợi thế về thổ
nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc
giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn,
kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự
gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của
người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại
tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt
Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975,
chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền
đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người
đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác
biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng
sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi
hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan
điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo
chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn
bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng
của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn
nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc
tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng
những quyền căn bản của người dân.
Phạm
Hồng Sơn: Các
ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay
ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó
chưa?
Huỳnh
Nhật Hải:
Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh
thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi”
nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay
bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi
quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi
làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà
nước chuyên chính độc tài như thế này.”
Phạm
Hồng Sơn: Gia
đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các
ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh
Nhật Hải:
Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin
rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã
ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ
hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm
Hồng Sơn: Thế
còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và
những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến
gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn
những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo
lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi
người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc
đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất
khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây
khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ
nào bây giờ lại không.
Phạm
Hồng Sơn: Khi
“trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng,
hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn
vương trong “trằn trọc” đó?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả
ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm
Hồng Sơn: Các
ông thấy thế nào?
Huỳnh
Nhật Hải:
Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận
thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói
là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của
giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn
toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc
sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà
ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền
lực.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ
Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi
ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của
ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu
độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc,
cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai
mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để
ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức
cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính
quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi
ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc
lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm
Hồng Sơn: Vâng,
về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ,
nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát
khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại
để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và
thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự
đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì
không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với
răng” và cũng không thể có Công
hàm 1958 của
ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói
ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi
cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối
với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm
Hồng Sơn: Liệu
có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất
chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay
không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một
lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ
chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn
bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế
tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu
hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh
là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện
“Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc
sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như
thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh
Nhật Hải:
Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất
rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy
vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải
ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm
Hồng Sơn: Nhưng
nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh
Nhật Hải:
Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào
lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra.
Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như
thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện
nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và
thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông
Hồ Chí Minh.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người
Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra,
với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ
Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại
ân nhân của mình như vụ
xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và
nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những
vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của
ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh
không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí
Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên
nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm
là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự
do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm
Hồng Sơn: Nếu
được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông
có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh
Nhật Hải:
Không, không bao giờ.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ
và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể
chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo
tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề
dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được
tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc
lập bền vững.
Phạm
Hồng Sơn: Ngày
30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt
từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh
Nhật Hải:
Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975.
Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp
lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và
đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm
Hồng Sơn: Dịp
30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của
cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những
ngày này?
Huỳnh
Nhật Hải:
Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai
miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh,
đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh
Nhật Tấn:
Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem
lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân,
đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm
Hồng Sơn: Nếu
bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu
viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người
đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều
trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh
Nhật Tấn:
Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt
huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc
tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện
nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự
do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã
vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách
mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ
một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản
về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh
Nhật Hải:
Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước
1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó
của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc
cho dân tộc.
Phạm
Hồng Sơn: Xin
trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật
Tấn.
______________________
©
2012 pro&contra
[i] “Mì”
tức là “sắn” theo tiếng miền Bắc
Trần Mộng Tú - Tháng Tư Sừng Sững Đứng
Trần Mộng Tú
Tôi
thức dậy trong đêm
gió
đập ngoài cửa sổ
đồng
hồ một giờ sáng
đêm
đã bước qua ngày
con
số 30 gẫy
Tháng
tư từ từ rơi
nốt
giọt thời gian cuối
Tôi
căng mắt nhìn đêm
đêm
như những thước phim
quay
rã rời từng khúc
kín
mít căn buồng nhỏ
đoàn
người như con rối
chạy
đâm xầm vào nhau
âm
thanh của phim câm
trùng
trùng cơn phẫn nộ
máu
chẩy trong bóng đêm
bầm
một màu đen tím
lửa
cháy trong bóng đêm
lan
ra từng con hẻm
lửa
ghé vào căn nhà
thằng
bé như ngọn đuốc
Tôi
căng mắt nhìn đêm
bỗng
nghe tiếng súng nổ
từng
tiếng một lạnh lùng
như
có ai đang đếm
mỗi
viên đạn bay ra
có
cả mẹ cả cha
ngã
chồng lên con trẻ
họ
chọn chết như thế
giữa
một ngày tháng tư
Tôi
căng mắt nhìn đêm
đêm
như cánh buồm đen
kéo
người ta ra biển
biển
nhận họ chìm lỉm
biển
hắt họ lên bờ
họ
tan như ốc vỡ
sóng
như giải khăn sô
Tôi
căng mắt nhìn đêm
Tháng
Tư sừng sững đứng
với
tất cả oan khiên.
tmt
1:00
giờ sáng ngày 30/4/2012
Ghé thăm các Blogs: 30/04/2012
BLOG THÙY LINH
Nhớ chuyện bố kể ngày xưa…Nhà chỉ có hai anh em đùm bọc nhau vì ông bà mất sớm. Ngày toàn quốc kháng chiến năm 46, cả bố và chú mình đều muốn đi bộ đội. Chú nhất định không cho bố đi vì sợ “lỡ hai anh em mình đều hy sinh thì độc lập để ai hưởng?”. Bố ở lại và sống đến năm 83 tuổi, hưởng cuộc sống công chức nghèo thanh bần. Còn chú hy sinh ngay ngày đầu kháng chiến khi mới tròn 20 tuổi. Chú nằm xuống cánh đồng chiêm trũng quê nhà ngập úng. Một sư thầy chôn chú vội vàng vào phút nghỉ giữa hai trận đánh. Mộ chú sau này không tìm thấy…Cả đời bố day dứt về chuỵên này.
Gậy chọi với súng và đạn hơi cây...
Giờ thì mình nghĩ kiếp người ngắn ngủi chưa chắc đã dở? Vì giả sử chú còn sống thì sau chiến tranh sẽ về làm gã nông phu ở làng? Sẽ cày cấy trên thửa ruộng được chia sau năm 54? Và bây giờ có thể sẽ đứng vào đám đông như những người nông dân Văn Giang để chọi lại súng đạn, hơi cay quyết giữ lại mảnh đất nuôi sống mình? Nhiều người bảo ngày xưa, sau năm 54 có khẩu hiệu: “người cày có ruộng”; “ruộng đất về tay dân cày”…Giờ khẩu hiệu đó đã đổi lại: “ruộng đất về tay tư sản đỏ”. Liệu chú có chịu đựng được cú sốc này?
"Ra trận"?
Xem clip cưỡng chế đất ở Văn Giang. Thấy từng đoàn, từng đoàn binh lính được che chắn, bảo vệ bởi đủ các giáp, mũ, súng đạn. Và quan trọng hơn họ được bảo trợ bằng quyền lực, tiền lực, lực lượng đông đảo. Khí thế lắm. Dàn quân như trong các bộ phim về chiến tranh thời trung cổ với giáp sắt, mũ, khiên…Chợt nhớ ngày xưa trong một bài thơ của Việt Phương mà lớp lớp học sinh phải nằm làu có câu: “Bác không gọi trận đánh chết nhiều người là trận đánh đẹp”. Còn giờ những người lính cầm vũ khí dẹp đánh nhân dân mình, trước khi ra quân họ tin là sẽ thắng lợi vì kế hoạch tác chiến nhịp nhàng và sẽ làm nên trận đánh “đẹp”. Nhìn những kẻ mặc sắc phục công an say máu đánh người mà rùng mình.
Nón lá chọi với mũ sắt...
Người họ chiến thắng là ai? Là những người nông dân cố sống chết bám lấy thửa ruộng của mình dù chỉ có gậy gộc, mũ bảo hiểm loại rẻ tiền. Trận đánh “đẹp mặt” của kẻ biết dùng tiền, quyền vào đúng chỗ, đúng lúc để bắt những người nông dân rời bỏ ruộng vườn…
Nhân dân vẫn cố níu vào lá cờ Tổ quốc để giữ đất...
Sau này, cha mẹ những người lính ấy và quê hương họ cũng bị cưỡng chế để lấy đất thì ai sẽ đứng vào hàng ngũ người lính để tạo ra những trận đánh “đẹp” như thế nhỉ? Không lẽ người với người thay phiên làm âm binh để hại nhau?
Rùng rùng quân đi như sóng?
Mỗi khi nhắc đến Hà Lan là người ta nhớ ngay đến chuyện chả giống ai: đất nước nhiều diện tích nằm dưới mực nước biển; là nước thu nhập chủ yếu nhờ dịch vụ; có hoa tuy líp nổi tiếng xuất khẩu; nghề gái điếm được bảo hiểm xã hội vì là một nghề được xã hội công nhận; là nước thừa nhận hôn nhân đồng giới; được phép sử dụng ma tuý công khai… Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là màu xanh mướt mát của những cánh đồng bát ngát. Cảm giác như đang hưởng thụ một cuộc sống điền viên yên bình, thanh tịnh dù ở bất cứ đâu ở Hà Lan. Chả cần vênh vang, cạnh tranh với các nước công nghịêp phát triển, Hà Lan tự tìm cho mình thế mạnh riêng: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa, việc trồng hoa tuy líp ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước, là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở làm pho mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới. VN đã được hưởng thụ những sản phẩm tuyệt vời như vậy của Hà Lan: sữa, pho mát…Tại sao VN không là nước nông nghịêp phát triển? Cố công trở thành một nước công nghiệp phát triển nhưng đến giờ chỉ dừng ở mức…gia công và lắp ghép. Vậy là bao đất đai nông nghiệp đã bị thu hồi cho các khu công nghiệp và khu dân cư cho có vẻ hiện đại. Bao nhiêu nông dân mất đất, mất nghề điêu đứng. Và chỉ ở nước mình mới có công thức: công nghiệp hoá = bần cùng hoá nông dân.
Đồng quê còn lại chút này...
Lâu nay mình hay đi phượt. Mỗi khi qua những cánh đồng thấy cò về nhiều lắm. Có vùng quê cánh cò trắng đồng, chấp chới, lấp lóa dưới nắng chiều. Nhìn thân cò mò mẫm bên thửa ruộng thấy tồi tội, dễ thương…Trông chúng như người lầm lụi. Tự nhiên thấy yêu cánh đồng hơn gấp bội. Tự bảo: điềm lành vì người nông dân không còn giết cò để ăn. Ruộng đồng bớt thuốc sâu để cò bắt con tôm con tép. Người biết gần gũi thân thiện với cò. Cò đã biết yêu người, yêu đồng. Cánh đồng không có cò như bức tranh thuỷ mạc thiếu mực vẽ chưa xong.
Đồng chiều, cuống rạ?
Giờ thì nhiều kẻ rắp tâm “ám sát cánh đồng” (xin mượn tên tiểu thuyết của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều). Từng cánh đồng lần lượt bị ám sát. Từng gia đình nông dân bị chết mòn. Giờ cánh cò sẽ tan tác về đâu?
Câu ca dao sẽ được người lớn ru trẻ nhỏ là thế này:
Con cò đi đón cơn mưa
Tên bay đạn nổ ai đưa cò về?
Cò bèn bỏ quán, bỏ quê
Bỏ cha bỏ mẹ cò về nơi đâu?
Không lẽ giấc ngủ trẻ thơ giờ chỉ còn tiếng súng vọng và đạn hơi cay xé mí mắt?
Mời bạn bè nghe bài hát "Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sỹ Văn Cao để nhớ về những mùa xuân trên cánh đồng thơ mộng xinh đẹp của nước mình...
BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO
NGÀY 30-4: AI BUỒN, AI VUI ?
Ngày 30 tháng 4, ngày có "hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" như lời nhận xét của “cựu thủ tướng” cs Võ Văn Kiệt, “người” này cũng giống như một số “người” lãnh đạo csvn khác phải chờ đến mãi buổi xế chiều của cuộc đời thì bỗng dưng phải gió rồi trở giọng “phản động.” Phải chi mấy “người” này tỉnh táo một chút vào lúc đang còn quyền cao chức rộng thì đám dân đen cũng được nhờ (!) và đã nhiều sinh mạng không phải oan thác.
CS vẫn tiếp tục hân hoan vui mừng “nhiệt liệt” hợp ca cái điệp khúc "ngày chiến thắng huy hoàng", “là một (ngày) thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta." (sic) (Lời của Đại tướng gốc thợ may Văn Tiến Dũng).
Kỷ niệm chiến thắng, bắn pháo hoa “diễu binh” ăn mừng ngày 30/4, mà ngay bên lề đường còn nhiều đám dân đen xếp hàng kêu oan bị cướp mất đất, bà già run rẩy ăn xin, em bé bỏ học bán vé số… Ăn mừng ngày đánh “Mĩ cút ngụy nhào.” Oái oăm, ngày này cũng là ngày ăn mừng “đổi mới,” trải thảm đỏ mời đón Mỹ trở lại đầu tư vì “đảng ta” vừa mới định hướng kinh tế thị trường XHCN và cảm thấy “bị tư bản bóc lột” là chuyện “tiên tiến, tốt” phải làm trong giai đoạn phát triển kinh tế quốc gia. Ngày này cũng là ngày các lãnh tụ csvn vĩ đại kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” về xây dựng quê hương vì sau mấy chục năm chiến thắng vinh quang...
Đám chăn trâu, thợ thiến heo, ở đợ, cướp cạn, thất học… đi bộ từ trong rừng ra với áo không lành giầy không vớ “ăn mừng” vì bỗng nhiên một sớm một chiều trở thành tiến sĩ, đại gia, cán bộ cao cấp lèo lái “con thuyền không bến” Việt Nam đến vinh quang vô địch (?)
Ăn mừng vì “thép đã tôi thế đấy” đội ngũ cán bộ lãnh đạo (từ chính quyền trung ương đến cơ sở chính quyền địa phương) thành một lũ vô cảm, dửng dưng trước những đau khỗ quằn quại của đồng loại, coi thường dân, không dám nhận chịu trách nhiệm về những sai trái; Ăn mừng vui vì “tụi nó” cướp của người khác chứ không (chưa) cướp đến của nhà mình?!
Ngược lại, cũng có nhiều người ở cùng chiến tuyến với cs rất buồn vì đã tự “giác ngộ.” Họ nhìn ra là họ đã bỏ phí cả thời xuân xanh, tài sản để chạy theo cs rồi bây giờ sau mấy chục năm ròng mới nhận ra cái ngu xuẩn của mình và ngu xuẩn của chính sách cs; Mặc dù họ mới chợt “phản tỉnh” và tuyên bố “phản động” này nọ nhưng cũng chỉ làm cho có chuyện, làm để lấy tiếng ngu vì cô thế (người quốc gia còn bán tín bán nghi, không buồn để ý đến họ), sức đã mòn, chợ đã chiều… không thay đổi cái quái gì được nữa!
Tờ lịch ngày 30-4-1975.
Có những “cựu” cảm tình viên cs, “hùa” viên cs (loại này rất đông đảo – Họ hầu như mù tịt về cs nhưng lại thích làm dáng cs; lọai “Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu trắng / Nếu là hoa tôi sẽ là hoa hướng dương / Nếu là người tôi sẽ là người cộng sản…" Người quốc gia cỡ phó thường dân thôi cũng hiểu là cs không phải là bồ câu trắng; và cs cũng chẳng có ưa gì hoa hướng dương, hoa hướng âm gì ráo trọi!) thích và mơ tưởng thiên đường bánh vẽ cs; ăn cơm quốc gia thờ ma cs. Đám đông này trước đây rất ồn ào, đã từng nhẩy múa điên cuồng theo nhịp đập trống bịp bợm của cs rồi bây giờ rất buồn; đành phải im lặng vì cái thực tế cs quá bẽ bàng làm họ không thể nói và làm gì hơn để biện minh cho cái sự kiện “bé cái lầm” của mình.
Có những gia đình gồm nhiều thế hệ dù không bao giờ chấp nhận cs nhưng không tìm được lối thoát thân. Họ rất buồn vì phải đón chịu tất cả những trận đòn thù hận, tù đày, bao vây kinh tế…
Có trên 3 triệu người tị nạn ở hải ngoại rất buồn, nhìn về ngày 30/4 như một ngày quốc hận, một tháng Tư đen; một ngày đau đớn cay đắng nhiều nước mắt nhất trong suốt 4000 ngàn năm lịch sử dân tộc Việt.
Ai thắng ? Ai thua?
Sau một cuộc chiến tranh thì phải có kẻ chiến thắng, người bại trận. Cứ theo như luận điệu như csvn đang “ăn mừng” thì mọi người phải hiểu là “Mĩ và Ngụy đã thua?!” Mà có thiệt vậy không hà?
Hãy nhìn nước (“đế quốc”) Mỹ từ ngày 30/4/1975 cho đến hôm nay. Họ không có tỏ cái vẻ gì là một nước bại trận. Họ vẫn là một cường quốc mà các lãnh đạo csvn lần lượt thay phiên nhau xin đến thăm viếng (sau cấm vận!) Các chuyến thăm viếng của lãnh tụ csvn vẫn được báo lề phải cs tường trình như một niềm hãnh diện “Chủ tịch, Thủ tướng nước ta được Tổng thống Mĩ tiếp đón tại Nhà trắng, tại phòng Bầu dục, tại vườn Hồng…” Rõ ràng là các Tổng thống Clinton, Bush đã đến Việt Nam mà vẫn được dân chúng Việt Nam niềm nở háo hức tiếp đón… Họ không hề đến Việt Nam để ký giấy đầu hàng hay xin xỏ csvn bất cứ chuyện gì?!
Cs một mặt kêu gọi "hòa giải và hòa hợp dân tộc" mà tại sao mặt khác, bao nhiêu năm trôi qua, vẫn gọi những người “phía bên kia chiến tuyến” là “ngụy quân, ngụy quyền?” Vẫn gọi Mỹ là “đế quốc tư bản” mà thích gởi con cháu họ sang Mỹ du học để được học… cách bóc lột của đế quốc tư bản?
Ôi cộng sản Việt Nam!!! Một sự nghịch lý lố bịch cuối cùng còn xót lại trên hành tinh này!
Ai giải phóng ai? Giải phóng cái gì?
Theo tự điển tiếng Việt, chữ “Giải phóng” có nghĩa là “Làm cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, bị chiếm đóng. Làm cho được tự do; thoát khỏi sự ràng buộc bất hợp lý.”
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam lại bị cưỡng chế nô dịch (đi tù, đi kinh tế mới, bị quản chế, bị cô lập, hoàn toàn mất tự do, mất quyền công dân…) Người dân miền Nam có cần được cs bắc Việt giải phóng họ hay không? Nếu gọi là “đã được giải phóng” thì đời sống của họ phải khá hơn, tốt đẹp hơn lúc chưa “được giải phóng.” Hãy nhìn, đọc những con số không biết nói dối. Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - rời Việt Nam năm 1981 sang định cư tại Úc năm 1982 là Giáo sư Đại học New South Wales (Úc) - đã trình bày một cách cụ thể kết quả (bằng số) trước và sau ngày “giải phóng” 30 tháng 4 năm 1975 như sau:
(Trích nguyên văn – tuy hơi dài nhưng đáng đọc; đáng đồng tiền bát gạo)
"Tính từ ngày 30/4/1975. Nhân dịp đọc một cuốn sách cũ, tôi thấy có vài thông tin về kinh tế của miền nam Việt Nam trước 1975 cũng có ý nghĩa so sánh nào đó ...
Về thu nhập bình quân, theo “số liệu kinh tế - GDP” bình quân, ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150 USD. Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan. Ba mươi sáu năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).
Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%. Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?
Hôm nọ, khi tôi viết rằng thời trước 1975, du học sinh Thái Lan sang đại học miền Nam học, còn bây giờ thì mình sang đó... du học. Chẳng có gì xấu hổ. Người ta giỏi hơn mình thì mình học người ta. Nhưng nói ra sự thật ấy làm tôi nao lòng và buồn về sự đổi đời. Có người từ miền Bắc hỏi tôi có bằng chứng gì giáo dục miền Nam tốt hơn bây giờ? Tôi nói chính tôi là sản phẩm của nền giáo dục thời trước 1975 đây. Còn hàng vạn "sản phẩm" của nền giáo dục trước 1975 đang ở nước ngoài và họ cũng thành danh, thành tài. Đó là một bằng chứng của nền giáo dục trước kia.
Về trình độ của giới cầm quyền, 36 năm sau nước (CHXHCN) ta đã có 50% bộ trưởng có văn bằng tiến sĩ. Thời trước 1975, tôi không có con số chính xác, nhưng chỉ nhớ số bộ trưởng có bằng tiến sĩ chỉ đếm đầu ngón tay. Ngay cả ông Hoàng Đức Nhã với bằng thạc sĩ (MS degree) nhưng được giới báo chí và công chúng nể lắm rồi. Nhưng theo Giáo sư Đặng Phong thì tuy họ học không cao, nhưng trình độ thật thì cao và đáng nể: “Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm... Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc (checks), các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.”
Ngày xưa (thời VNCH) cũng có tham nhũng, nhưng hình như bản chất hơi khác với thời nay. Ngày xưa, giới quan chức VNCH tham nhũng chủ yếu là ăn chận tiền tài trợ của Mĩ. Thật ra, tham nhũng của VNCH là có lợi cho “cách mạng,” vì lợi dụng đó mà du kích mới có tiếp viện! Tham nhũng thời VNCH theo Gs Đặng Phong là “một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.” Còn ngày nay, cứ như báo chí phản ảnh thì quan chức ăn chận tiền của… dân. Họ cũng ăn chận (hay ăn cắp?) tài nguyên đất nước. Hình thức tham nhũng nào cũng nguy hiểm, nhưng ăn chận tiền dân và tài nguyên quốc gia thì đúng là nguy hiểm và […]. Giáo sư Đặng Phong nói: “Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn.”
Ngày 30/4 thường được nhắc đến như là một “ngày chiến thắng,” “ngày giải phóng miền Nam.”Đứng trên quan điểm kẻ thắng người thua,thì chắc cũng có lí do để gọi đó là ngày chiến thắng.Nhưng thử hỏi với cả 4 triệu (?) người phải bỏ mạng trong cuộc chiến đó, cộng thêm hàng trăm ngàn bỏ mạng trên biển, và 3 triệu người lưu vong, thì chiến thắng đó có vẻ vang không?Còn giải phóng thì có nghĩa là giải phóng từ nô lệ, gông cùm của bọn đế quốc, nhưng trong thực tế ngày xưa đâu có nô lệ, và bọn đế quốc Mĩ cũng đâu có gông cùm gì;chúng vẫn phát triển giáo dục tốt, hệ thống y tế tốt, kinh tế gia đình khá no ấm, học trò lễ phép, báo chí nói khá thoải mái(diễu cợt ông Thiệu,ông Kỳ liên miên).Do đó, hai chữ “giải phóng” e rằng không thích hợp với thực tế của những con số vừa trình bày. "(nguồn Nguyễn Văn Tuấn Blog)
(hết trích)
Như đã trình bày hơi dài giòng, “giải phóng” là thay đổi cái (chế độ chính trị) cũ bằng một cái khác tốt đẹp hơn. Ai cũng biết nhạc sĩ thân cộng Trịnh Công Sơn, sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi “anh em văn nghệ sĩ và học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam” như sau:
(Tôi xin ghi lại nguyên văn từ tài liệu audio của “youTube”)
Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=KSnXiyymlKk&feature=related
“Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động được gặp và nói chuyện với tất cả anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này (!). Hôm nay (ngày 30 tháng 4 năm 1975) là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày mà chúng ta đã giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam; cũng như những mơ ước của các bạn (?) bấy lâu về sự độc lập, tự do và thống nhất… Hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả… Chúng tôi đang ở đài phát thanh Sàigòn… Tôi xin hát lại cái bài Nối vòng tay lớn… Hôm nay thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết… Rừng núi dang tay nối lại biển xa… ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà..”(sic)
Cũng “cái ngày hôm nay,” ai đã từng nghe bài “Em còn nhớ hay em đã quên” của con vẹt TCS thì chắc phải nhớ câu hát “Em ra đi nơi này vẫn thế.” Trịnh Công Sơn viết:
“Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ”
Hay nhỉ? “Nơi này vẫn thế” là thế nào? Tại sao lại có sự mù lòa lạ lùng như vậy? Chuyện “Lá vẫn xanh” là chuyện dễ hiểu, tất nhiên. Bạo quyền và chủ nghĩa cs đâu có tài thánh nào đổi mầu lá cây từ xanh sang đỏ được? “Nơi này vẫn thế” là thế nào? Chỉ một thời gian ngắn sau khi lên đài phát thanh Sàigòn “kêu gọi và hót” “rừng núi dang tay nối lại biển xa…” để “mừng ngày chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước” thì Trịnh Công Sơn đã phải trở ra sống ở Huế và “tham gia” vào những chuyến lao động trồng khoai sắn trên những cánh đồng còn đầy rẫy mìn ở Cồn Thiên, gần vĩ tuyến 17 chứ đâu có còn được các tướng tá của chính phủ Sàigòn che chở cho sống ung dung và tự do đi hát nhạc phản chiến ở Sàigòn…
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nếu toàn dân miền Nam được sống một cuộc sống “vẫn thế” thì đâu có hàng triệu người dân Việt phải liều mạng vượt biên vượt biển đi tị nạn ở nước ngoài (Ậy! Đến ngay cả cô “Em” nào đó của TCS cũng phải“ra đi” một cách “phản động.”) Người ở lại đã và đang sống một cuộc sống thê thảm nhất trong lịch sử dân tộc chứ đâu có cái chuyện “Nơi này vẫn thế?” Thật là chuyện trơ trẽn! Ốt dột!
Trần Văn Giang
Tháng 4/2012
BLOG TRẦN KINH NGHỊ
Thực ra buổi lễ là một sự kiện quan trọng nhất của cả quá trình rất "hao người tốn của" kéo dài từ năm 2007 đến nay và còn tiếp tục dài dài đối với người dân Quảng Ninh nói riêng và đối với cả nước nói chung. Dù chưa có con số tổng kết chính thức về toàn bộ chi phí cho đến nay, chỉ biết rằng từ ngày bắt đầu phía nước chủ nhà phải đóng cho ban tổ chức New7Wonder không dưới 5000 USD mỗi tháng (theo VNnet ngày 23/11/2011). Đó là chưa kể rất nhiều loại chi phí “lặt vặt” về nhân sự, vé máy bay, khách sạn, quảng cáo, tổ chức sự kiện,v.v…, đặc biệt chưa kể khoản đóng góp cuối cùng trị giá hàng trăm triệu USD do bên tổ chức yêu cầu theo từng giai đoạn. Đây có thể là một cái bẫy khiến bên tham gia ngày càng dấn sâu vào những khoản chi phí không lường trước được.
Phí tổn từng ấy đối với một nước nghèo như Việt Nam là không nhỏ, nhưng chỉ là một lý do để phản đối; lý do chính và quan trọng hơn là ở sự thiếu tính “chính danh” của cuộc bình chọn, nói cách khác là sự mờ ám của quá trình bình chọn cũng như tính hiệu quả của danh hiệu trước mắt và lâu dài. Chỉ có kẻ điên mới bỏ tiền ra để mua một món hàng không thực chất như vậy. Thế giới làm sao có thể tôn trọng kết quả từ một kiểu bình bầu mà trong đó một người có thể bỏ nhiều phiếu bất kỳ (thông qua điện thoại di động và địa chỉ e-mail). Nhiều dư luận quốc tế cho đó chỉ là một trò chơi kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi! Quả vậy, nếu để ý sẽ thấy sự ồn ào náo nhiệt chủ yếu chỉ diễn ra trên “mạng ảo” và trên lãnh thổ Việt Nam và một số nước có đăng ký địa danh bình chọn, và thường thì người nước nào đều chỉ bầu cho nước ấy. Nhưng đó lại là cách duy nhất mà một website tư nhân có thể lợi dụng để không chỉ lừa gạt những cá nhân mà cả một dân tộc. Đây không phải là ý kiến suy luận của người viết bài này mà là ý kiến của nhiều người và tổ chức đã dày công nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt về cái website và chủ nhân của nó.
Ta hãy bình tâm cùng điểm lại một số thông tin khách quan như vậy để khỏi mang tiếng “chụp mũ”cho nhau nhé! .
Bernard Weber - chủ nhân của New7Wonders.com
New7Wonders.com là ai?
Những thông tin khác nhau trên mạng cho thấy trang web New7Wonders là của một người leo núi tên là Bernard Weber- gốc Thụy Sĩ, quốc tịch Canada. Thực chất đó chỉ là một website tư nhân, hoàn toàn không phải một dự án của chính phủ hay tổ chức nào trên thế giới. Bằng cách quảng bá, marketing khôn khéo và láu cá, cụ thể ở đây là việc chọn tên dự án "New 7 Wonders of Nature"- (7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới), Bernard Weber đã kích đúng vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.
Weber tuyên bố dự án của mình là “phi lợi nhuận”, nhưng thực chất đó là cách kiếm tiền chủ yếu của y, biểu hiện rõ nhất là việc quy định mỗi quốc gia có địa danh tham gia bình chọn phải kí hợp đồng và đóng cho tổ chức một khoảng lệ phí theo thời giá do bên tổ chức đặt ra, nếu ai không đóng sẽ lập tức bị truất quyền tham gia. (Việt nam đã từng bị dọa truất quyền hồi năm 2008 vì không kịp đóng lệ phí hàng tháng). Ngoài ra các website khác nếu muốn sử dụng những nội dung về thắng cảnh bình chọn cũng phải trả một số phí thường không ngừng tăng lên tùy theo thời giá và do phía tổ chức quy định. Đó là chưa kể các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt, v.v…Việc quy định mỗi người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn thực chất là để "mở rộng cửa" cho các con mồi vào mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt... để làm giàu cho các SMS.
Về lợi nhuận, tờ báo Sachsen (Đức) cách đây 3 năm đã trích một tuyên bố của chính N7W : "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Nhưng khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, thì N7W không đã trả lời được. Trên thực tế chưa ai chứng kiến N7W đã chi một khoản nào cho ai cả.
Đã có nhiều ý kiến gọi đích danh ông chủ website New7Wonders là "tên lừa đảo".
Về tư cách và uy tín của New7Wonders
Theo một số nguồn tin cá nhân người Việt tìm hiểu qua các nguồn internet thấy thông tin cụ thể về new7wonders.com như sau: Được xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ (trong khi trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ, ngay cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ), có nghĩa là, cả 2 trang tiếng Tiếng Việt này đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới. Một sự thật hết sức bất ngờ là, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước có IQ thấp là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W là thấp (50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc không thấy xếp hạng).
Tổ chức UNESCO đã từng tuyên bố:“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Điều này có nghĩa UNESCO cho rằng kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học.
Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập-Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011.
Ông Wacik-Bộ trưởng Văn hóa-Du lịch Indonesia (nước cũng đã rút lui khỏi cuộc thi) nói: “Thật không công bằng và bất hợp lý. Tôi không bao giờ để bị tống tiền bởi bất cứ ai, bao gồm cả tổ chức phi chính phủ này. Tôi cứ tưởng rằng trở thành kì quan thế giới hay không là do mọi người bình chọn, chứ thế này thì tổ chức sự kiện trên làm gì?”
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".
Những loại thông tin như trên rất sẵn trên mạng internet. Chẳng lẽ các vị quan chức chuyên trách và lãnh đạo của ta quá bận đến mức không còn thời gian để tham khảo, hay chỉ đơn giản là họ coi thường dư luận. Chẳng hay đó thuộc loại tội danh gì nếu đem ra kiểm điểm theo tinh thần NQ TW4?. /.
Trần Kinh Nghị
BLOG BÚT LÔNG
Thế là ngót nửa năm kể từ khi Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân gây cháy xe máy, ô tô, hôm qua (26-4) bốn bộ mới chính thức kết luận:
“Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy, nổ xe cơ giới trên địa bàn cả nước thời gian qua là do chập điện…”.
Như vậy, nghi vấn xăng dỏm gây cháy đã chính thức bị loại trừ, dù rằng các cơ quan quản lý có thừa nhận các dung môi hòa tan trong xăng có khả năng gây hư hỏng đường ống, gián tiếp dẫn đến rò xăng gây cháy.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Nếu như đã kết luận nguyên nhân chủ yếu do chập điện thì bốn bộ phải có trách nhiệm chỉ ra đầu mối chịu trách nhiệm trước người dân theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, chứ không thể chỉ họp báo để minh oan cho... xăng được!
Bởi đơn giản là việc cháy xe đã giết chết ít nhất ba người dân vô tội, làm thiệt hại trên 20 tỉ đồng, nghĩa là đã xảy ra hậu quả ở mức rất nghiêm trọng!
Vậy thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Liệu người dân có thể bằng lòng và yên tâm với các khuyến cáo chung chung là đừng lắp thêm các bộ phận phụ, lưu ý khi sử dụng hay không?
Trên thực tế, việc cháy xe xảy ra ở tất cả các vùng, miền, các nhãn hiệu và các thời điểm, điều kiện khác nhau, nên vì thế không khó để xác định đầu mối chịu trách nhiệm cụ thể! Chẳng hạn, nếu nói do đấu nối dây điện thì ắt phải có người liên quan: Nếu không do thiết kế của hãng xe thì cũng là do lỗi của dịch vụ bảo hành, sửa chữa xe.
Vậy với các trường hợp đã kết luận do điện, trách nhiệm đó là của hãng xe, cơ sở dịch vụ hay dễ nhất là... lỗi người dân?
Có hiệu lực gần một năm qua, dường như Luật Bảo vệ người tiêu dùng không có hiệu lực gì cả bởi qua vụ cháy xe này, các quyền căn bản nhất của người tiêu dùng như được sử dụng hàng hóa, dịch vụ an toàn, đảm bảo chất lượng... vẫn chưa được thực thi.
Chả nhẽ lỗi này đành níu áo... bà hỏa?
BLOG QUÊ CHOA
Vũ Xuân Tửu
Tôi hỏi nhà văn, viết về đảng, chính phủ như thế nào?
Chúng tôi ngợi ca.
Tôi hỏi nhà văn, viết về tổ quốc như thế nào?
Chúng tôi cầm súng lên đường chiến đấu.
Tôi hỏi nhà văn, viết về quần đảo hiện nay như thế nào?
Chúng tôi chờ chỉ đạo.
Tôi hỏi nhà văn, viết về hàng vạn cô gái bán mình xứ người như thế nào?
Chúng tôi không có tiền đi thực tế Đài Loan, Hàn Quốc.
Tôi hỏi nhà văn, viết về những người nông dân bị cướp đất như thế nào?
Chúng tôi khóc.
Tôi hỏi nhà văn, viết về tự do như thế nào?
Chúng tôi…
Tôi hỏi nhà văn, viết về dân chủ như thế nào?
Chúng tôi…
Tôi hỏi nhà văn, viết về nhân quyền như thế nào?
Chúng tôi…
Tuyên Quang, chiều 25/4/2012
BLOG TẠP HÓA FAXUCA
Faxuca: Một anh bạn là đại tá an ninh nhân dân mới nghỉ hưu, vừa gửi cho tôi bài này. Xin giới thiệu với các bạn. Cám ơn anh đã gửi bài!
Lương Tâm
Những câu chuyện về Tiên Lãng, Văn Giang, những clip hình ảnh Công an đội ngũ trùng trùng, dùi cui, súng ống cầm tay đàn áp dân lành, đập đánh bặm trợn làm chúng tôi không chịu đựng nổi. Họ đã làm sai lý tưởng mà họ đã chọn “CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, họ đã phản bội lời dạy của Hồ Chí Minh “Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép”, họ đã phản bội lời thầy dạy trong nhà trường CA rằng “Mâu thuẫn nội bộ nhân dân không phải là mâu thuẫn địch – ta, vì vậy không được dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân.”
Xin hỏi các vị rằng, mâu thuẫn giữa dân Văn Giang với chủ dự án Ecopac là mâu thuẫn giữa bộ phận nhân dân này với bộ phận nhân dân khác, hay là mâu thuẫn “Địch – Ta”? Có phải lý luận Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà các vị đang theo đuổi đều cho rằng chỉ có sử dụng bạo lực trấn áp khi giải quyết mâu thuẫn địch – ta vì đó là mâu thuẫn đối kháng lợi ích, mâu thuẫn giai cấp. Còn đối với mâu thuẫn nội bộ nhân dân là mâu thuẫn tạm thời, mâu thuẫn có chung lợi ích, và phải giải quyết bằng thuyết phục, hòa giải.
Xin hỏi các vị rằng, người dân không đồng tình với cách lấy đất của họ có phải là phản động, phản bội lợi ích Quốc gia không mà các vị dùng lực lượng vũ trang, dùng dùi cui đánh đập, bắt bớ họ?
Xin hỏi các vị rằng, mảnh đất mà họ có được là mồ hôi nước mắt, là kế sinh nhai của họ, của con cháu họ có hợp pháp không, ai chiếm đất của ai, họ giữ đất của họ hay cướp đất của người khác mà các vị đàn áp họ?
Xin hỏi các vị rằng, đồng lương mà các vị đang ăn là thuế đóng góp của những người dân lành để các vị đánh bọn phản dân hại nước, cướp bóc, chém giết dân lành hay là để các vị đem súng ống, dùi cui, lựu đạn cay đi đánh dân?
Thật đau lòng khi mà quân đội nhân dân, sau vụ Tiên Lãng đã kịp rút kinh nghiệm, nghiêm cấm quân đội tham gia vào các vụ cưỡng chế, thì CAND đang đi tiên phong trong đối đầu với dân. Hình ảnh một viên trung sỹ cảnh sát dùng dùi cui vụt tới tấp vào đầu một dân lành vừa bị đồng nghiệp lôi ra khỏi đám đông rồi lang lảng bỏ chạy chẳng khác gì một con chó cắn trộm. Hình ảnh một đám cảnh sát lính có, sỹ quan có thúc đầu gối, đâm gậy gỗ, vụt dùi cui vào một người dân lành như đánh kẻ thù thật đáng ghê tởm. Hình ảnh hàng ngàn cảnh sát cơ động tay khiên, tay dùi cui, lựu đạn cay, áo giáp, mũ bảo hiểm dàn quân chia cắt mấy trăm người dân để đánh, để bắt bớ thật đáng xấu hổ.
Lực lượng được mệnh danh là công cụ chuyên chính đó, vũ khí đó, hành vi đánh đập bắt bớ đó đang trút xuống đầu đầu ai vậy? Có phải là thế lực thù địch trong nhận thức của các vị?
Người trực tiếp tham gia đôi khi chỉ vì công ăn việc làm mà tuân theo nhưng đáng trách là một số trong số họ đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với đồng bào mình. Những người đứng sau, ai đã ra lệnh huy động cảnh sát, dân phòng – công cụ chuyên chính của nhân dân đi đàn áp nhân dân. Các vị đã đẩy lực lượng Công An ra đối đầu với nhân dân, gieo thêm thù oán trong nhân dân với lực lượng Công An. Làm xấu thêm hình ảnh CAND trong lúc những chuyện như CSGT đang bị tố như là kẻ cướp cạn, chuyện chạy án, bảo kê vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong vụ Văn Giang có cả bốn cấp từ xã đến Bộ CA đều có mặt. Bởi như cổng thông tin điện tử Hưng Yên cho biết “Quán triệt tinh thần chỉ đạo của chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công An, công an tỉnh”.
Luật nào cho phép dùng bạo lực để trưng thu đất đai cho một dự án kinh doanh ngày ngày ra rả quảng cáo bán nhà trên truyền hình quốc gia? Không lẽ căn hộ cao cấp, biệt thự là công trình quan trọng về an ninh quốc phòng, là công trình trọng điểm quốc gia? Phần làm đường đi qua vùng đất này có chiếm hết chừng ấy đất không mà phải động binh đến vậy?
Ơ hay, sao chuyện thu hồi đất của một doanh nghiệp với mức đền bù một sào 36 triệu để rồi sau đó bán 1 mét vuông nhà chung cư 20 triệu, 1 mét vuông biệt thự 45 triệu là hợp lý đến mức phải dùng công cụ chuyên chính để thu cho bằng được là chuyện vô tư, công tâm. Một sào đất đó, mỗi năm làm ra ít nhất là một tấn thóc để họ không bị đói khi mất đất là thất nghiệp.
Có phải những chuyện nói trên là “công bằng, dân chủ, văn minh”. Đừng coi dân là địch.
BLOG ĐÀO TUẤN
Khi đạo thầy trò bị chính những người thầy hạ nhục thì phải chăng đã đến lúc những cô trò nhỏ phải phòng bị trước chính những người thầy vừa hôm qua vẫn còn ngân nga giao giảng về đạo lý thầy trò, về “Cây phong của thầy Đuy Sen”?
Chỉ trong 4 ngày qua, có đến ba ông thầy lại bị…lên báo mạng. Một học viên, cũng đồng thời là thầy giáo, “tranh cãi nảy lửa”, “thách thức thầy giáo”. Một vị hiệu trưởng cãi chày cãi cối: Học sinh bị đánh là chuyện nhỏ. Và một giáo viên đưa nữ sinh vào nhà nghỉ.
Ở Hà Tĩnh. Trường Mai Thúc Loan. Trên đường đi học về, một nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng đến chấn thương sọ não. Khi thông tin lọt ra báo chí, Hiệu trưởng trường Mai Thúc đã “triệu tập” phụ huynh và tổ chức “tổng xỉ vả”, đồng thời thông báo quyết định đình chỉ học tập một tuần đối với nữ sinh nạn nhân vì cho rằng phụ huynh đã thông tin với báo chí, ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Vị hiệu trưởng sau đó lên báo cắn cảu: “Học sinh ngậu xị nhau là chuyện… bình thường, hơn nữa đây là vụ nữ sinh đánh ngoài nhà trường nên thuộc về công an điều tra, chúng tôi không liên quan”.
Câu chuyện học sinh, đúng hơn phải là các nữ sinh đánh nhau, theo kiểu hội đồng, với những lời hàng tôm hàng cá, và rất thông thường, kèm theo chuyện lột áo làm nhục, có lẽ giờ cũng bình thường. Nhưng câu chuyện “bình thường” của thầy hiệu trưởng khiến người ta nhớ lại chuyện Sở GD và ĐT Hải Phòng cấm học sinh không được ghi âm trong giờ học để che dấu những vụ đại loại “cô giáo chửi học sinh như hát hay” năm ngoái. Có một điều rất dễ nhận ra thông qua những câu chuyện này. Rằng nhà trường chứa đầy những hiện thực hoàn toàn không màu hồng, nó chỉ chưa vỡ ra bởi những nỗi sợ cả vô hình lẫn hữu hình: Học sinh sợ thầy giáo. Thầy giáo sợ ảnh hưởng đến danh dự của hai chữ “người thầy” trong nhà trường. Còn nhà trường thì sợ ảnh hưởng đến thành tích. Cũng có một câu chuyện rất rõ ràng thông qua những phát ngôn của “Thầy Hiệu trưởng”: Hóa ra, danh hiệu thi đua mà các trường có được lại dựa trên sự bưng bít. Hóa ra, sức khỏe, nhân phẩm của một nữ sinh không lớn hơn một thứ thành tích nhiều khi rất mờ mịt và chung chung của nhà trường.
Với những vụ đánh nhau, lột quần lột áo quay video liên tiếp xảy ra. Và nhất là với “những phát ngôn của thầy Hiệu trưởng”, có một câu hỏi mà sẽ không ít phụ huynh phải đặt ra: Liệu con cái họ có an toàn khi “tới trường”. Rất khó để trả lời khi mà học sinh bị đánh đến chấn thương sọ não vẫn là “chuyện nhỏ”. Rất khó để tin khi mà các thầy Hiệu trưởng sẵn sàng trừng phạt nạn nhân chỉ vì phụ huynh chót đưa ra báo chí.
Cũng là câu chuyện giảng đường, tuần rồi, dư luận phát sốt sau khi báo chí đăng tải đoạn clip học viên cao học vung tay chỉ mặt cãi nhau tay đôi, thậm chí thách thức thầy giáo trước cả lớp bằng một lối ứng xử mà người ta chỉ thấy ở ngoài chợ. Trả lời báo chí sau đó, “thầy giáo nạn nhân” cho biết ông thực sự sốc nặng. Trong rất nhiều câu mạt sát mà “vị” học trò đeo kính trắng lẳng vào mặt thầy giáo, có một câu rất đáng để suy nghĩ. “Thầy không có quyền, không có quy chế nào để thầy đuổi tôi ra ngoài, tôi đóng tiền tôi học…”.
Các thầy giáo có quyền buồn, có quyền bị tổn thương, có quyền đặt câu hỏi: Tại sao lại có thể có một thứ học trò uống rượu say, nghe điện thoại và “dùng tiền” để bật thầy giáo tanh tách như thế?
Nhưng đám học trò cũng có quyền đặt câu hỏi như vậy bởi điều thực sự khiến học trò khăn quàng đỏ gây sốc là vị học viên cao học thách thức thầy giáo nọ cũng là một thầy giáo, cũng đang đứng trên bục giảng. Không hiểu “ông”- vẫn phải xin viết ra đây chữ “ông”- sẽ phản ứng thế nào khi, ngay ngày mai, một học trò uống rượu, nói chuyện điện thoại và vung tay chỏ mặt ông “Gì thì thầy cũng phải biết điều chứ…Tôi đóng tiền…”.
Thưa Thầy, nếu như Thầy đối xử với Thầy giáo của mình bằng giọng lưỡi “hàng tôm hàng cá” thì làm sao Thầy có thể đòi hỏi sự kính trọng ở những học trò!?
Sau vụ “Thầy Sầm Đức Xương” rất nhiều người Thầy cảm thấy xấu hổ, nhất là khi chứng kiến câu chuyện thầy Sầm đòi “cởi quần trước tòa” để chứng minh “bị bệnh tiểu đường, viêm tinh hoàn, bộ phận sinh dục bị teo nhỏ như của một đứa trẻ lên ba, 3 năm trở lại đây không còn khả năng quan hệ tình dục”. Sự đồi bại là từ dùng để chỉ việc ông ngủ với học trò của mình. Còn việc ông đòi cởi quần, đòi tòa phải xem “bộ phận sinh dục” của mình thì dường như vượt quá rất nhiều giới hạn của sự nhục nhã. Nhiều người rất muốn tin “trường hợp thầy Sầm” sẽ là cuối cùng. Nhiều người hy vọng, những Thúy, những Hằng sẽ là những nạn nhân bé bỏng nhất, đáng thương nhất. Nhưng dường như sự thật không phải bao giờ cũng giống với hy vọng.
Hôm qua, lại thêm một vụ “Giáo viên đưa nữ sinh vào nhà nghỉ bị bắt”. Nói chính xác hơn, là một vụ “thầy giáo “luyện văn” với học trò trong nhà nghỉ” bị bắt khẩn cấp vì có hành vi giao cấu với trẻ em. Theo đơn tố giác, em Trần Thanh T, học sinh lớp 9 của trường THCS Khánh Hòa được tuyển vào đội học sinh giỏi khối 9 của trường và được thầy Dũng trực tiếp bồi dưỡng. Vào khoảng giữa tháng 3, lấy lý do công việc, thầy Dũng chở nữ sinh T vào một nhà nghỉ ở huyện Trần Đề cách trường 15km để quan hệ tình dục. Vài tuần sau đó, ông thầy 30 tuổi, có vợ cũng là giáo viên trong trường- tiếp tục chở T vào một nhà nghỉ khác ngủ qua đêm. Khi mọi chuyện vỡ lở, gia đình nữ T đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an. Thầy giáo này đã trốn khỏi địa phương và bị bắt giữ khi trở về nhà vào ngày 21-4.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Nhưng không thể hiểu khi “ở trên giường”, ông sẽ gọi cô trò lớp 9 kia là gì? Sẽ nói gì trong câu chuyện đàn ông- đàn bà với học trò của mình?
Rất có thể, trong lời khai tại cơ quan điều tra, người thầy này sẽ nại cớ thầy và trò “có tình cảm”. Hoặc học “người tiền nhiệm Sầm Đức Sương” chối phăng rằng “Là một nhà giáo, tôi không bao giờ làm cái việc đồi bại là ngủ với học sinh của mình”. Thậm chí, “xin cởi quần”. Khi đã dám làm một việc đồi bại là dẫn học trò của mình, trong trường hợp này còn chưa thành niên- đi làm chuyện người lớn thì có lẽ người thầy này sẽ không từ bất cứ lý do gì để chối tội.
Những người thầy phải trả giá trước pháp luật, với một hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng còn một điều khác- đạo thầy trò- là thứ không thể trả với bất cứ giá nào, dù bằng những án tù.
Khi đạo thầy trò bị chính những người thầy hạ nhục thì hóa ra những nỗi lo toan của phụ huynh là có thật. Có khi nào những cô trò nhỏ phải phòng bị trước chính những người thầy vừa hôm qua vẫn còn ngân nga giao giảng về đạo lý thầy trò, về “Cây phong của thầy Đuy Sen”, về những Antưnai bé bỏng, mồ côi nhờ có thầy mà trở thành viện sĩ?!
Thế nào cũng có người nói đó là thiểu số. Cũng mong điều đó chỉ là sự thật. Thì đây, vẫn có những người thầy 16 năm tận tụy chèo đò đưa học trò, nhấn mạnh là miễn phí, qua sông. Hay đây nữa: Thầy giáo chống nạng, chứ không phải chống nạnh, lên bục giảng. Hiềm một nỗi, những người thầy tận tụy ấy, giờ mới chính là những thiểu số.
Có người sẽ cho đây chỉ là những nhát cắt mục ruỗng của đạo đức xã hội. Nhưng đây chính là một lát cắt vào khối u di căn. Bởi có khi chỉ một nhát cắt thôi, lòng tin sẽ là thứ bị hoại tử.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)