Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Võ Long Triều – Phản đối chiếu lệ vì đã thỏa thuận ngầm

Võ Long Triều

Một tháng rưởi trước khi viếng thăm nước Mỹ, Phó Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình, sang Việt Nam tiếp xúc giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2011. Dịp nầy ông Tập Cận Bình lập lại lời cảnh cáo đối với cả ba ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng rằng: “Việt Nam không được dựa vào Mỹ trong việc tranh chấp chủ quyền biển Đông”. Điều mà tờ báo Global Times của Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng, đặc biệt Phi-Luật-Tân và Việt Nam, nếu dựa Mỹ để gây hấn với Trung Quốc thì sẽ “nghe tiếng súng đại bác”.

Phó Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình
Đã vậy TQ còn mời Bộ trưởng Ngọai giao VN Phạm Bình Minh sang Trung quốc nghe Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ bộ Chính trị, Bí thư ủy ban chính pháp trung ương đảng cộng sản TQ, và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Cùng Vương Gia Thụy phán rằng: “Bắc Kinh và Việt Nam nên xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại bằng mối quan hệ song phương. Sau đó Phảm Bình Minh và bộ trưởng ngọai giao TQ Dương Khiết Trì thỏa thuận giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị”.

Trong cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình ngày 14 tháng 2 năm 2012, hai bên chỉ trao đổi quan điểm về nhân quyền và tiền tệ trong tinh thần hòa hoãn với mục đích tìm sự thông cảm và tin tưởng lẫn nhau.

Thực tế tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành siêu cường để áp đặt một trật tự thế giới mới, trật tự mà Hoa Kỳ đã dẫn đạo cho đến ngày nay, vì vậy hai nước trở thành đối địch. Trung Quốc đã từng công khai phản đối Hoa Kỳ bao vây họ bằng những mối quan hệ quân sự với Nhật Bản, Đại Hàn, Phi-Luật-Tân, Thái Lan, Úc Châu và cả Việt Nam. Sự căn thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được Ông Tập nêu rõ là do Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan và ủng hộ Tây Tạng.

Dù vậy vấn đề biển Đông là cội nguồn của sự tranh chấp và bất đồng từ khi bà ngọai trưởng Clinton tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi cốt yếu trên biển Đông và Hoa Kỳ khẳng định có quyền tự do sử dụng đường hàng hải trong khi Trung quốc tuyên bố cái lưỡi bò của họ liếm trọn 80% vùng biển nầy. Từ đó vấn đề biển Đông đột nhiên trở thành quan trọng, cộng thêm chính sách và chiến lược kinh tế quân sự của Hoa Kỳ được công khai xác định chuyển hướng về Á châu.

Người ta có thể suy đóan chẳng lẽ hai bên Mỹ-Trung Quốc không hề đề cập đến vấn đề quan trọng là biển Đông, đã từng gây căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Á Châu? Sự bàn thảo giữa hai siêu cường có thể đưa đến một sự thỏa thuận ngầm nào đó hoặc từng phần như quyền tự do di chuyển hàng hải, hoặc tòan bộ do sự nhún nhường, có ý đồ, của Trung quốc là tự do cạnh tranh khai thác thị trường kinh tế Á Châu thái Bình Dương trong hòa bình và ổn định.

Bằng cớ là ông Tập Cận Bình đã tuyên bố “Chiều rộng của Thái Bình Dương có đủ không gian cho cả Mỹ và Trung Quốc hiện diện”. Rõ ràng hơn nữa là bà Mã, Đại sứ Trung Quốc ở Philippine, tuyên bố: “ Tôi nghĩ điều đó thể hiện rõ ràng Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác trong khu vực. Chúng tôi nhìn nhận vai trò của chúng tôi là gìn giữ hòa bình và ổn định. Chúng tôi có thể làm việc cùng với Mỹ vì mục tiêu đó”.

Những lời tuyên bố trên đây làm người ta nhớ lại cuộc viếng thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon và ông Kissinger khi hai ông tiếp xúc với Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai năm 1972. Kết quả cuộc đàm phán đó, không hề được công khai phổ biến việc Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, giao cho Tàu cộng giúp Bắc Việt chiếm lấy miền Nam Việt Nam.
Nếu có một sự đồng ý nào đó giữa hai cường quốc về vấn đề biển Đông thì trong tương lai Trung quốc sẽ mặc tình bắt nạt các nước nhược tiểu láng giềng Đông Nam Á mà không sợ phản ứng của bất cứ ai vì đã ngấm ngầm thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Thì đây sau khi Tập Cận Bình về nước, báo chí Trung Quốc đưa tin: Bộ trưởng giao thông TQ ra Hòang Sa thị sát tàu hải tuần. Cục Trưởng cục Thể thao thăm đảo Phú Lâm thuộc Hòang Sa. Cục Trưởng cục Ngư chính loan báo TQ xây dựng căn cứ nghề cá trên đảo Phú Lâm. Xây dựng cầu tàu và nghề cá ở Trường Sa.

Bộ ngọai giao Việt Nam lên tiếng liền, phản đối ngay, yêu cầu Trung Quốc ngưng họat động ở hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Tòan dân Việt Nam ngạc nhiên, nếu không muốn nói là phẫn nộ về sự phản đối lấy lệ, vừa khôi hài vừa gian dối một cách ngây ngô, tưởng rằng dối gạt được lòng dân.

Thử hỏi khi Liên Hiệp Quốc bàn về việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông tại sao cộng sản Hà Nội không nhiệt liệt tố cáo và phản đối Trung Quốc. Trong khi có một nhóm người thuộc Việt Nam Công Hòa, dù không còn tư cách, vẫn gởi tài liệu trần tình và phản kháng đồng thời khẳng định chủ quần của Việt Nam trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường sa.

Thử hỏi tại sao khi VN được chấp nhận là thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà không lợi dụng cơ hội đưa vấn đề TQ cướp đảo của mình ra tố cáo và khẳng định chủ quyền của Việt Nam?

Thử hỏi tại sao thanh thiếu niên biểu tình trước sứ quán Trung Quốc phản đối bọn bành trướng Bắc kinh xâm chiếm các quần đảo của VN mà bị công an bắt?

Thử hỏi tại sao dân mặc áo có 6 chữ HS-TS-VN bị công an bắt phải lột ra và điều tra những ai chủ trương in ấn và phân phát?

Thử hỏi tại sao Bà Nguyễn Thị Nghiên viết trên tường nhà mấy chữ Hòang Sa Trường Sa là của VN và ngồi canh trước nhà bị bắt giam?

Thử hỏi tại sao tàu TQ đánh chìm ngư thuyền VN, cuớp của bắt người, đòi tiền chuộc mạng mà nhà cầm quyền Hà Nội bắt buộc báo chí phải gọi tàu lạ dù có cờ và tên chữ TQ? Đã vậy không hề can thiệp bênh vực công dân của mình, không dám tố cáo TQ trước dư luận quốc tế.

Thử hỏi tại sao dân chúng biểu tình chống Trung quốc xâm lăng mà bị công an bắt khiên như khiêng heo khiêng chó lại còn đạp vào mặt.

Thử hỏi tại sao Việt Khang sáng tác một bài hát vô cùng ý nghĩa yêu nước chống Trung Quốc xâm lăng mà nhà cầm quyền bắt giam?

Còn bao nhiêu câu hỏi nữa để chứng minh thái độ phản đối sự lố bịch ngu xuẩn của nhà cầm quyền Hà Nội khi lên tiếng đòi Bắc Kinh ngưng sử dụng quyền sở hữu trên các quần đảo cướp được của Việt Nam.

Các thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn đi Phi-Luật-Tân ngày 20 tháng 2, tìm đồng minh kết thân “hợp tác hành động” và Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đi Úc-Châu ngày 22 tháng 2, bàn việc hợp tác chiến lược chỉ là những trò bịp bợm dư luận trước sự phẫn nộ của quần chúng trong và ngòai nước, đang vận động phong trào vùng lên đạp đổ chế độ tay sai bán nước cho Trung Quốc nhân danh 16 chữ vàng và 4 cái tốt.

VLT
24-2-2012

Định Nguyên - Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?

Định Nguyên, thông tín viên RFA

Vấn đề đất đai và tôn giáo đang là hai vấn nạn lớn nhất Việt Nam hiện nay.


Lễ Chùa vào ngày rằm tại một ngôi chùa ở TPHCM - AFP photo

Chuyện Tiên Lãng, thuộc đất đai, hiện chưa có hồi kết, mặc dù chính phủ đã có kết luận. Chuyện tôn giáo, từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động đến Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, dường như vẫn còn đang âm ỉ như ngòi nổ chậm. Việc bổ nhiệm một viên tướng công an lão luyện trong ngành an ninh vào chức vụ Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có phải là một hy vọng sẽ tháo gỡ được ngòi nổ.

Ban tôn giáo chính phủ ra đời từ năm 1955 tại Miền Bắc, mục đích tham mưu cho chính phủ, lúc bấy giờ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lãnh vực tôn giáo. Đặc biệt trong thời kỳ đầu này là nhằm “đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép tín đồ Công giáo di cư vào Nam, động viên giới tôn giáo tham gia các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.” Và cũng từ đó các hội tôn giáo trực thuộc nhà nước được thành lập như: Hội Thánh Tin lành Miền Bắc năm 1955; Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam năm 1958.

Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an.

Mục sư Thân Văn Trường

Sau năm 1975 khi thống nhất được đất nước, một lần nữa nghị định về tôn giáo được ban hành vào ngày 11/11/1977 nhằm hướng tới thống nhất các tổ chức tôn giáo vào tay nhà nước. Thời gian này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập năm 1980 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981.

Ít ngày sau 30/4/75, người dân Miền Nam chứng kiến hình ảnh vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Miền Bắc, Hòa Thượng Thích Trí Độ, với chiếc áo sơ mi trắng cụt tay đứng trên lễ đài hoan hô, đã đảo cùng với đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ mít tinh chào mừng chiến thắng, trước dinh Độc Lập nay là dinh Thống Nhất, người dân chợt hiểu chính sách của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là gì khi ngay cả chiếc áo nâu sòng tượng trưng cho những người xuất gia ông cũng không mặc, hoặc không dám mặc.

Ngày càng siết chặt

Vào tháng 5/2011 Việt Nam đưa ra một bản “dự thảo nghị định thay thế nghị định năm 2005, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.” Nội dung vẫn là siết chặt hơn nữa nguyên tắc “xin-cho” đối với tôn giáo. Tuy nhiên chưa biết bao giờ thì nghị định mới này được ban hành.

Nhìn chung, theo chiều dài lịch sử, Ban tôn Giáo Chính Phủ được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là định hướng cho các tôn giáo theo đúng đường lối chủ trương của đảng mà Điều 5 quy định, trong 19 điều quy định quyền hạn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ : “Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”

Những mâu thuẫn gay gắt gần đây giữa Đảng và tôn giáo, giữa tín đồ và chính quyền lại bùng lên. Từ chuyện tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị trưng thu nay Giáo Hội muốn lấy lại; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động nhưng tiếng nói của Hòa Thượng Thích Quảng Độ vẫn luôn đánh động dư luận thế giới về tình hình tôn giáo tại Việt Nam; đến việc các giáo phái Tin Lành, Hòa Hảo phản ứng chuyện bị đàn áp cấm đoán họ thể hiện tín ngưỡng, và gần đây nhất là những người theo Pháp Luân Công ngày một đông dù bị bắt bớ, đánh đập, làm cho chính quyền cảm thấy bất an.

Chuyện Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu là những miệng núi lửa tạm ngừng phun nhưng nham thạch của nó vẫn còn âm ỉ nung đỏ dư luận xã hội và không một ai dám đoan chắc rằng những dồn nén ẩn ức bên trong đã ngừng vận động.

Ban Tôn Giáo Chính Phủ kể từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 14 đời trưởng ban. Trưởng ban đầu tiên là ông Trần Xuân Bách và người cuối cùng là ông Nguyễn Thái Bình, nay là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Trong 14 vị này không có vị nào thuộc ngành công an. Ông Phạm Dũng, Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 an ninh thuộc Bộ Công An, là trưởng ban thứ 15.


Giáo dân xứ Thái Hà trong một lần dâng lễ cầu nguyện. AFP

Nhận định việc bổ nhiệm này Mục sư Thân Văn Trường, nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an. Không những đối với tôn giáo mà tôi thấy một số bí thư tỉnh họ cũng bổ nhiệm công an. Chưa bao giờ tôi thấy lực lượng đông tướng công an như bây giờ. Tôn giáo có một vị tướng phụ trách tôi thấy nó sẽ có khó khăn hơn nhưng cụ thể như thế nào thì tôi chưa dám nói.”

Việc đưa một viên tướng công an, chuyên gia về an ninh nội địa và an ninh đối ngoại giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính Phủ liệu có đúng như ý định mà báo chí lề phải trong nước loan tin là: “Ở cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ có quan hệ tốt và giải quyết thấu đáo những công tác của Bộ Nội vụ và của Ban Tôn giáo Chính phủ, tạo điều kiện để các tôn giáo đoàn kết hoạt động theo các quy định của Pháp luật và trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam đang hội nhập, phát triển”?

Nhưng đối với dư luận người ta có những suy nghĩ dè dặt hơn. Hay nói khác hơn họ thiên về suy nghĩ rồi đây chính sách về tôn giáo của đảng sẽ có những bước quyết liệt hơn chăng? Nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) viết trên trang FaceBook của ông: “Mong khi rời ngành an ninh, Trung Tướng Phạm Dũng sẽ coi tôn giáo là nhân dân thay vì như các thế lực thù địch.”

Ông Nguyễn Hữu Vinh, một tín hữu Công Giáo cho rằng:
“Theo suy nghĩ của tôi thì tôn giáo thuộc về lĩnh vực tâm linh. Những quan hệ giữa tôn giáo, nhà nước, con người, cộng đồng xã hội thì tôi không rõ được một ông tướng của ngành công an mà sang đây thì ông ta phát huy về chuyên môn của ông ta là cái gì? Giả sử như ở đây là một giáo sư, một người thuộc lãnh vực xã hội, cộng đồng hoặc lãnh vực về tâm linh về tôn giáo thì người ta sẽ có những chuyên môn để tư vấn cho nhà nước trong những vấn đề như vậy. Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.”

Anh Nguyễn Văn Điểm, một giáo đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ thiết tha mong muốn việc hành đạo phải được tự do theo như hiến pháp quy định. Anh nói:
“Nếu tôi có đôi lời muốn nói thì tôi xin tất cả các cơ quan chính quyền từ địa phương là chúng ta phải thực hiện đúng lời của hiến pháp quy định cho phép tất cả các tôn giáo được tự do tín ngưỡng và họ được tự do hành đạo trong khuôn viên tôn giáo của mình. Tất cả những nơi cô bác hành đạo, niệm Phật, thuyết giảng là phải được bảo vệ, giúp đỡ chớ không phải gây khó khăn.”

Việc điều động, bổ nhiệm các quan chức thuộc chính phủ là chuyện bình thường của mọi quốc gia. Nhưng việc điều một viên tướng công an thuộc ngành an ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính phủ liệu có phải là để thể hiện tư duy công an hóa bộ máy chính quyền và chính sách siết chặt tôn giáo. Xin mượn câu nói của Lenin, một ông tổ của Cộng Sản, để kết thúc bài viết này: “Chỉ có những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với Tôn Giáo.”

Lê Diễn Đức - Cần chấm dứt ngay lý tưởng hoá sự nô lệ và tâm lý xin cho


Lê Diễn Đức 
Nông dân biểu tình tại Hà Nội trong ngày 28/2/2012 - Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Gần hai tháng nay, dư luận Việt Nam rung động bởi tiếng bom Tiên Lãng và âm vang của nó được cộng hưởng dồn dập từ sự việc này đến bất ngờ khác. 
Người ta đã nâng lên thành “hiện tượng Đoàn Văn Vươn”. Một cú nhấn hi hữu vào huyệt vị nguy hiểm của chế độ kể từ nhiều thập kỷ qua. Ở một mức độ thấp hơn, có thể so sánh, là vụ án Nông trường Sông Hậu mà nhà văn Phạm Viết Đào từng cho là “đòn điểm huyệt của chế độ”.

Nếu từ "vỡ oà" thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ của báo chí Việt Nam, như vỡ oà niềm vui, vỡ oà hạnh phúc, thì trường hợp vụ án Tiên Lãng có thể nói vỡ oà phẫn nộ!  

Chưa bao giờ ngôn ngữ chỉ trích nhắm trực diện vào đại diện chính quyền lại nặng nề, thậm chí trên mức nặng nề, như thế, bởi những người trong nước. Tôi nhấn mạnh: những người trong nước! 

Những cụm từ “đảng Hải phòng”, “cát cứ Hải Phòng”, “cường hào ác bá”, “ngu ngốc”, “thảo khấu”, “cướp ngày”, “vô đạo đức”, “vô liêm sỉ”, “dối trá”, “trơ trẽn”, thậm chí được hình hượng hoá “đại ka là đại Ca nào… sáng ngồi dòm xuống là chào đại Ca”, v.v… công khai gắn cho các quan chức Hải Phòng trên báo chí chính thống hoặc không chính thống, nhưng tác giả là những người chính danh, đang sống trong chế độ.

Như nắm bắt được cơ hội, những người cầm bút trong nước đã nỗ lực trở thành chỗ dựa lớn và có lẽ duy nhất, cho những người nông dân bất hạnh, nạn nhân truyền kiếp của các vụ cưỡng chế chiếm đoạt đất đai trên khắp cả nước, từ thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, tới thời kỳ thực dân đỏ hôm nay.

Tuy nhiên, tôi cứ quay quẩn trong suy nghĩ, không biết mình sẽ nói thế nào cho hợp lẽ về một thái độ trước các biến động trên.

Trước hết, tôi đưa ra hai ví dụ có tính bao quát.

Một. Bài “Nỗi đau và hổ thẹn này[1] của nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, đăng trên Blog Quê Choa nổi tiếng và có ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Hai. Bài “Đất đai và Tổ quốc[2] đăng trên Blog của nhà Văn Nguyễn Quang Vinh, một người tôi quý mến, cảm phục, đã không quản ngại xả thân vì tín nghĩa, bám sát “trận địa” Tiên Lãng, cung cấp cho công luận nhiều thông tin kịp thời và bổ ích, những bằng chứng thật đập vào sự dối trá.

Trong bài “Đất đai và Tổ quốc”, sau khi bằng “tiếng nói đau đớn, bức xúc của người cầm bút”, liệt kê những gai chướng, bất công, tham nhũng trong giới quan chức Hải Phong như “mua phiếu bầu cử, nội bộ đấu đá nhau giành quyền lực, mua bán chức tước”, v.v. trong thập niên qua, nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, giơ hai tay lên trời "trông chờ rất nhiều ở sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam"!

Dưới tựa bài “Đất đai và Tổ quốc”của nhà văn Nguyễn Quang Vinh là tấm hình cảnh hoang tàn sau khi nhà cửa gia đình anh Vươn bị tàn phá, với hàng chữ đậm nét: “Mình hỏi chị Hiền, sao chị lại cắm lá cờ Tổ Quốc vào cái nơi nhà chị bị phá, chị Hiền nói, là để gia đình em giữ được niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vào Chính phủ”. 

Phản ứng của hai người nêu trên có lẽ là tâm lý chung của nhiều người Việt trong nước, đã dẫn đến niềm tin mù quáng và ảo tưởng vào bộ máy chính trị.

Tôi cho rằng, tâm lý tai hại này vô tình làm công sức bỏ ra trở thành dã tràng xe cát và tiếp tục đưa xã hội vào bế tắc.

Với người cầm bút có lương tâm, đứng về phía nạn nhân, nói lên sự bất công - chưa đủ, mà cần phải có thái độ dứt khoát, “lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy" (Adam Michnik).

Sau kết luận của ông Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp ngày 10/2/2012, mặc dù nhiều sự việc tiếp diễn gây ầm ĩ dư luận, không thấy tiếng nói chính thức nào từ Văn phòng Thủ tướng. Sự im lặng này khiến mọi người lại bùng nhùng trong thuyết âm mưu với các loại giả thiết.

Trong bài viết trên RFA “Màn diễn PR tệ hại của Thủ tướng về vụ án Tiên Lãng[3] hôm 13/2 tôi đã từng bác bỏ giả thiết “loạn sứ quân”.  

Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại bao gồm các kết nối chính trị giữa trung ương với địa phương. Các mắt xích được tạo ra từ chủ nghĩa lợi ích thân hữu, chủ nghĩa “thái tử đảng” và chạy chức quyền. Chất keo kết dính là tiền.

Các nối kết chính trị có thể thất bại nếu bị gắn kết với những người không thích ứng. Chỉ khi nào hành động của một quan chức quá đáng đến mức gây ảnh hưởng cho sự an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống, thì mới bị xử lý.

Nói rằng, “mỗi ông lãnh đạo địa phương trở thành hung thần đối với đất đai của nông dân, trở thành sứ quân đối với Trung ương[5] là sai lầm. Tất cả đều có sự lãnh đạo, ăn cánh và ràng buộc lẫn nhau từ trên xuống dưới.

Không một mắt xích nào được phép làm ngưng trệ sự vận hành bình thường của bộ máy. Cấu trúc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép trừng trị bất cứ ai có hành động đó. Nhưng là sự thoả hiệp. Cho một người hạ cánh an toàn hoặc bị trừng phạt kiểu “giương cao đánh khẽ” là nhân danh bảo vệ an toàn cho những người khác.

Không có sự ngây thơ nào hơn khi đặt niềm tin công lý vào một bộ máy không còn năng lực, thể chất đã bị huỷ hoại nghiêm trọng vì các căn bệnh hiểm nghèo.

Sau bao nhiêu cố gắng mà rốt cuộc hiệu quả lại phụ thuộc vào sự chờ mong, tin tưởng vào bộ máy đó, thì chẳng khác gì Donkishot với cối xay gió, và nguy hiểm hơn - huỷ diệt ý thức và tinh thần tranh đấu của các nạn nhân.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 26/2 [4] ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia kinh tế từng trải trong nước và đang là nhà tư vấn độc lập, đã dùng từ "ung thư" khi nói về các vấn nạn và nguy cơ tồn vong của Đảng CSVN hiện nay, rồi ông đưa ra câu hỏi “làm sao để chữa bệnh ung thư về vấn đề thoái hóa đảng viên". Rất tiếc, cho đến nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh ung thư mà chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của nó.

Đánh sập” ban lãnh đạo Hải Phòng - như một liều thuốc đặc trị, thì mọi chuyện sẽ êm xuôi và cả nước hả hê, thoả mãn ư? Không! Cả hệ thống bệnh hoạn vẫn nguyên vẹn.

Bà Lê Hiền Đức, chiến sĩ chống tham nhũng nổi tiếng, đã đưa ra nhận định chính xác: “... Chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng". [6]

Vì thế, đã đến lúc phải ngăn chặn hệ thống chính trị tiếp tục sử dụng sự mù lòa của dân chúng để củng cố quyền lực và lợi ích.

Chỉ những con người bị tước đoạt tự do mới lý tưởng hoá sự nô lệ và có tâm lý xin cho. Thủ pháp “tương kế tựu kế” truyền thống, bám vào một cái gì đó của chế độ để làm khiên che, sẽ vô tình đưa quần chúng vào sự ngộ nhận đáng trách.

Phải thay đổi. Thay vì vô vọng với các thư kiến nghị, chờ mong thiện chí hão huyền, phải chuyển sang các yêu sách, đòi hỏi nhà cầm quyền thực hiện nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của xã hội.

Nếu chính quyền không đáp ứng thì phải tỏ thái độ bằng các hình thức tranh đấu bất bạo động phong phú, hợp lý và tổ chức giúp đỡ bài bản cho các nạn nhân hiểu biết về các quyền công dân của mình.

Xin đừng hiểu thiên lệch vấn đề như là một sự khiêu khích, kích động. Không một ai kích động hay tổ chức, thì hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn cuộc xuống đường lớn nhỏ của dân oan vẫn đã liên tiếp diễn ra từ hai thập niên nay. Hoàn toàn tự phát.

Nhưng sự tự phát này đang cần được định hướng đúng đắn. Phương pháp như thế nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể và tài năng, sáng suốt của những người trong nước dám xả thân vì công lý và nghĩa hiệp.

Còn ngược lại, cứ đi theo lối mòn tư duy cũ, chúng ta sẽ chết dần trong chán nản, thất vọng và kiệt sức vì trông chờ vô tận vào “sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam", mà nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh đã bày tỏ, như là tiếng nói đại diện của rất nhiều người.

© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog


Ngô Nhân Dụng - Tại sao Việt Nam mở thêm casino?

Ngô Nhân Dụng

Ông Nguyễn Mại, nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Nhà Nhà Nước về hợp tác và đầu tư, mới trả lời cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do (RFA), tỏ ý ngạc nhiên vì,“Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu để đưa ra những dự án (đầu tư) khổng lồ như vậy?” Ông nêu ra ba dự án lớn, tổng cộng lên 10 tỷ đô la Mỹ.


Nghe nói có thêm đầu tư vào Việt Nam, đáng lẽ chúng ta phải mừng. Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Mại không tỏ vẻ vui mừng mà lại chỉ ngạc nhiên. Lý do, vì đó là những dự án xây cất casino, khu giải trí và sòng bài vĩ đại! Công ty bài bạc Las Vegas Sands đang thảo luận hai casino, ở Hà Nội và Sài Gòn, trị giá 6 tỷ. Công ty Mã Lai Genting sẽ đầu tư vào Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với hơn 4 tỷ! Trận Vân Đồn này có vẻ thắng lớn hơn Hà Nội!

Việt Nam đã từng có casino rồi. Ở miền Bắc có một casino ở Lợi Lai, Móng Cái; một casino ở Đồ Sơn Hải Phòng, đã hoạt động 17, 18 năm nay. Cốt nhắm vào du khách Trung Quốc; người Việt trong nước không được vào casino chơi bài. Nhưng khách vắng quá, vì người Trung Quốc không đến chơi bao nhiêu. Thời đại Nguyễn Tấn Dũng có thể gọi là thời đại Casino. Vì ông đã cho phép mở thêm rất nhiều sòng bài, và nay đang thương thuyết với các sòng bài lớn nhất thế giới để mở thêm nữa. Năm 2008, casino ở Hồ Tràm, Vũng Tàu đã được khởi công. Tỉnh Kiên Giang, nơi có nhà thờ tổ tiên của ông thủ tướng, đã được chấp thuận xây casino ở Phú Quốc; mà điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài phải cam kết làm casino cỡ lớn, tốn ít nhất 4 tỷ đô la. Đài RFA viết: “Nếu kê đủ thì danh sách xin đầu tư vào ngành cờ bạc còn dài hơn nữa… Cũng giống như trước đây, thời đầu tư sân golf, hiện nay các địa phương ra sức tô hồng cho những dự án casino.” Đài này còn ghi nhận: Các nước khác ở châu Á “Thái Lan, Hồng Kông, ngay Trung Quốc cũng không có casino!”

Tất cả mọi người Việt Nam phải tự hỏi: Tại sao chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bỗng dưng quan tâm đến các casino như vậy? Câu trả lời đầu tiên là: Thâu ngoại tệ. Casino sẽ thu hút khách du lịch, khách du lịch sẽ đem tiền vào, một số người Việt Nam sẽ có công việc làm. Phong trào làm sân golf cũng được nêu ra nhằm mục đích tương tự? Cho tới cuối năm 2009, đã có khoảng 80 dự án sân golf; các sân cù này “ăn” mất 8.000 hecta đất nông nghiệp. Số “dân oan” mất ruộng, mất đất đi khiếu nại còn kéo dài cho tới bây giờ. Nhưng hậu quả kinh tế của các sân golf đó như thế nào? Tạo ra bao nhiêu công việc làm cho người dân? Có bao nhiêu du khách ngoại quốc đến Việt Nam để chơi golf? Thu được bao nhiêu đô la? Số tiền đó dùng làm gì, hay vào túi những ai? Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chưa cho biết kết quả của sáng kiến làm sân Golf ào ạt khắp nước như thế nào, đã đâm vào một phong trào mới: Mở casino!

Một người có thể cố vấn, khuyên ông Nguyễn Tấn Dũng mở casino là Jackson Chang. Ông ta nói: “Một trong những yếu tố khiến tỷ lệ khách nước ngoài đến Việt Nam chưa cao là vì thiếu casino, trong khi lãnh vực này có thể mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam.” Ông Jackson Chang nói như thế, vì ông là chủ tịch cơ quan phụ trách đầu tư nước ngoài của Ma Cao! Ma Cao, còn gọi là Áo Môn, là một thành phố thuộc địa của Bồ Đào Nha, cho đến năm 1999 được trả về Trung Quốc. Bắc Kinh cho phép thành phố này có quy chế riêng, dân Trung Hoa lục địa phải xin chiếu khán (visa) mới được vào đó.

Và kỹ nghệ duy nhất của Ma Cao là sòng bài! Nếu bỏ các sòng bài, thì chắc thành phố này sẽ “đi về nơi hoang dã!” Ngoài nghề cờ bạc, một nghề cũng phát triển mạnh ở Ma Cao là Mại Dâm. Bên cạnh hai nghề đó, tất nhiên các băng đảng tội ác sinh sôi nẩy nở!

Nước Việt Nam có giống như Ma Cao, các thành phố Hà Nội, Sài Gòn có giống như Ma Cao hay không? Bộ nước Việt Nam không có cơ hội nào khác để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cho nên phải dùng đến hạ sách là mở casino? Nước mình không có tài nguyên nào đáng kể, không có hàng chục triệu công nhân thông minh, chăm chỉ, sẵn sàng làm việc, để tạo cơ hội đầu tư cho người ngoại quốc hay sao? Ai cũng biết ở đâu có casino thì ở đó cũng sinh ra hàng ngàn thứ bệnh cho xã hội. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Đại học Quốc gia ở Sài Gòn cảnh cáo: “Cái nguy hiểm của casino nó chẳng khác gì thuốc phiện, chẳng khác gì ma túy cả.” Ông giáo sư chưa nói đến một phó sản của casino: Ở Ma Cao, thanh niên nam nữ lớn lên không thiết vào đại học mất công làm gì. Vì đi làm trong sòng bài, chia bài, đấm bóp, chạy bàn, giải trí cho khách, đồng lương cao hơn, cuộc sống phởn phơ hơn! Cờ bạc và đĩ điếm luôn luôn đi đôi với nhau. Nếu các dự án mở casino thành công, thành công, đại thành công, thì thời đại Nguyễn Tấn Dũng sẽ đánh dấu một khúc quanh mới trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng ta bước vào giai đoạn “chứa thổ, đổ hồ” trong thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội!

Nhưng chắc Trung Ương Đảng và Bộ Chính trị đảng Cộng sản đã suy nghĩ kỹ càng khi tính cho mở casino nhiều như thế. Chắc chắn quyết định này phải đáp ứng một nhu cầu lớn lao của giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Vì Ma Cao còn có thể cho chúng ta một bài học khác về việc mở casino: Đó là một trung tâm rửa tiền! Hiện nay các sòng bài ở Ma Cao là những cửa ngõ chuyển tiền từ Trung Hoa lục địa ra ngoài. Từ đó, tiền sẽ được chuyển qua các trương mục ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Canada, vân vân.

Một bản báo cáo của Tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông về bộ Ngoại giao vào tháng 12 năm 2009 (năm ngoái weakileaks tiết lộ) nói rõ ràng Ma Cao là một trung tâm rửa tiền. Các định chế tài chánh Mỹ đã bị cấm không được giao dịch với Ngân hàng Banco Delta Asia của Ma Cao, vì họ rửa tiền cho cha con Kim Chính Nhật.

Giữa năm 2011, Ngân hàng Nhân Dân Bắc Kinh đã đưa lên mạng chính thức của ngân hàng trung ương một bản nghiên cứu nói rằng trong năm trước đó, có 18,000 quan chức đã bỏ trốn ra nước ngoài, mang theo 120 tỷ đô la, những đồng tiền tham ô. Nhưng ôm tiền đi trốn là vạn bất đắc dĩ; vì một khi ra đi là mất luôn những cơ hội kiếm thêm tiền. Cho nên, số tiền ôm đi theo chỉ là một phần trong số tài sản được tẩu tán.

Có nhiều cách đem tiền ra ngoài một cách hợp pháp. Các vị lãnh đạo những công ty quốc doanh có thể dùng thủ đoạn kế toán. Thổi phồng chi phí kinh doanh, ghi số tiền mua máy móc thiết bị ở nước ngoài tăng lên hơn giá thật, là một. Khai bớt số tiền thu được khi bán ra nước ngoài, để công ty lỗ lã triền miên, là hai. Số sai biệt giữa số tiền thực và sổ sách, những đồng tiền đó được giữ lại ở ngoại quốc. Các doanh nghiệp nhà nuớc cứ việc lỗ, nhưng trương mục của các quan chức ở nước ngoài cứ lớn lên. Không biết trong một vụ Vinashin vỡ nợ ba năm sau khi vay 4 tỷ đô la, những đồng đô la đó chạy đi đâu?

Nhưng làm sổ sách man như vậy cũng tốn công sức các quan nhiều lắm. Lại phải đút đây, đút đó, để các quan trên nữa ngoảnh mặt làm ngơ. Thị trường chứng khoán và thị trường địa ốc là những ngả khác để các quan rửa tiền. Có những trương mục mở ra để mua bán chứng khoán, đứng tên một người nước ngoài, chỉ một thời gian khóa sổ rút ra những món tiền khổng lồ. Khách nước ngoài, một “Việt Kiều Yêu Bạc” cũng được, có quyền đem tiền đi! Nhưng các trận đánh như thế vẫn còn phức tạp và vẫn phải ăn chia để tránh các cuộc điều tra! Con đường giản dị nhất là đi qua các sòng bài; như kinh nghiệm Ma Cao. Khi một người đứng dậy, đem các con sẩu, chip, ra két đổi lấy tiền mặt, thì đồng tiền đi không để lại dấu vết nào cả!

Vì thế mà, bản báo cáo của người Mỹ cho biết, hiện nay các sòng bài tại Ma Cao có số thu tổng cộng lớn gấp bốn lần số thu của thủ đô cờ bạc thế giới Las Vegas! Nhưng số tiền đánh bài trong các “câu lạc bộ tư” còn lớn gấp 10 lần tiền thu chính thức của các sòng bài (chỉ có 24 tỷ đô la)! Nhưng không phải tất cả các đồng tiền lấy ra từ các sòng bài ở Ma Cao đều chuyển đi ngoại quốc. Nhiều đồng tiền còn được đem trở lại Trung Quốc dưới mã “đầu tư ngoại quốc,” một hình thức đầu tư được ưu đãi và bảo đảm trong lục địa Trung Hoa.

Chính quyền Bắc Kinh không thể nào kiểm soát được biên giới giữa Trung Quốc và Ma Cao. Có những người sách một túi bạc đi vào Ma Cao, tới thẳng các sòng bài. Nhưng có một phương pháp tiện lợi hơn nhiều. Đó là những tổ chức du lịch và tín dụng bên cạnh các sòng bài, gọi là “Junkets.” Một quan chức ở Thượng Hải có thể đem tiền nhân dân tệ đến nộp cho họ, mua một chuyến du lịch. Sang Ma Cao, được họ đưa vào khách sạng sang trọng nhất, trên lầu các sòng bài. Cần thêm tiền, họ sẽ cho vay. Sau này cần trả, sẽ trả trong nước, bằng đồng nguyên. Trong thời gian mấy ngày du lịch đó, du khách có thể gửi tiền, đô la Mỹ, vào một ngân hàng Ma Cao. Rồi những đồng đô la đó sẽ được chuyển đi các ngân hàng quốc tế khác! Người Mỹ ước tính 70% số tiền đánh bạc ở Ma Cao là do các đại gia (super rich) từ Trung Quốc đem tới!

Một điều khiến các nhà ngoại giao Mỹ quan tâm là các tổ chức du lịch này là do các băng đảng Mafia điều khiển. Giới điều tra tài chánh của chính phủ Mỹ, theo dõi các tài khoản đi lại trong hệ thống ngân hàng quốc tế, đã ước tính mỗi năm có khoảng 230 tỷ đô la được chuyển đi từ Trung Quốc ra các nước khác, qua ngả Ma Cao không thôi.

Báo The Guardian ở Anh Quốc nhận xét: Trong khi các công nhân Trung Hoa đổ mồ hôi được trả đồng lương rẻ mạt, thì những đồng đô la họ kiếm ra được chở bằng xe buýt tới các sòng bài đầy khói thuốc; còn các ông quản đốc doanh nghiêp được chở bằng trực thăng tới các câu lạc bộ VIP sang trọng ở Ma Cao! Khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu “đổi mới kinh tế” ông ta đâu có tiên liệu đến cơ sự này!

Trình độ kỹ thuật rửa tiền của người Việt Nam còn rất thô sơ, không thể so sánh với các đồng chí anh em bên Trung Quốc. Năm 2006, Australia đã đưa ra tòa hai người Việt Nam họ Huỳnh, cô Hằng và anh Phát, với tội cung cấp dịch vụ trong việc rửa tiền tại Melbourne và Sydney. Một phi công Vietnam Airlines cũng bị bắt. Tòa nghe lời khai là trong một năm trước đó, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam đã chuyển 10 triệu đô la qua Úc.

Những kỹ thuật cổ lỗ đó chắc chắn không đáp ứng đủ cho nhu cầu rửa tiền của các nhà tỷ phú mới ở Việt Nam. Việc mở casino sẽ được các đại gia nhất trí hoan nghênh nhiệt liệt. Khi các sòng bài được mở ra, dù cấm không cho người bản xứ được vào đánh bài, thì cả một chân trời mới sẽ rộng mở cho dịch vụ rửa tiền. Ít nhất, nó sẽ chứng tỏ dân lắm tiền ở Giao Chỉ có tài năng không thua kém gì các đồng chí bên Trung Quốc vĩ đại!

BBC - 'Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'

BBC

Ông Phạm Viết Đào cho rằng dân chủ hóa về thông tin là bước đi khả dĩ hiện nay.

Một nhà văn đảng viên cộng sản đề nghị đảng trở lại tên Lao Động như một cách thuyết phục người dân về cố gắng chỉnh đốn nội bộ.

Nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào
Ông Phạm Viết Đào, được biết đến qua một trang blog cá nhân, nói chuyện với BBC trong khi đang diễn ra hội nghị chỉnh đốn Đảng ở Hà Nội.

Ông cũng cho rằng bước đi "thiết thực" hiện nay là dân chủ hóa về thông tin, cho phép sự tồn tại chính thức của báo chí tư nhân.

Phạm Viết Đào: Chỉnh đốn Đảng rất cần thiết hiện nay. Nhưng trong dư luận nhân dân, người ta cảm thấy việc đó khó lòng đạt được hiệu quả mong muốn.

Nếu đã chỉnh đốn, phải có biện pháp mạnh hơn, phải dùng luật pháp, chứ nếu chỉ động viên nhau thì...

Trong lịch sử, có thời Cụ Hồ mỗi sáng mời các ông "có vấn đề" đến cùng ăn phở để cụ khuyên răn. Ông Tố Hữu kể tôi nghe chuyện này. Cụ Hồ uy tín rất lớn và tốn rất nhiều phở để mời các ông "có vấn đề". Thời ấy kỷ cương còn nghiêm mà xem chừng cũng không có hiệu quả cao. Bây giờ phát động tự phê, thì cũng ủng hộ thôi. Nhưng nếu không tiến thêm bước mạnh hơn nữa, chắc khó đạt hiệu quả mong muốn.

BBC: Báo trong nước vừa qua đăng nhiều bài nói về việc lấy lại lòng tin của dân. Phải chăng lòng tin của người dân đã có phần lung lay?

Lòng tin của nhân dân lung lay nhiều rồi. Báo chí công khai đã nói, các ông trên cũng nhận thấy. Nhưng nếu chỉ kêu gọi thì đó là duy ý chí.

Đảng lại trở thành Nhà thờ, Nhà chùa, cứ đến đấy tu niệm rồi cải tà quy chính? Bây giờ đảng viên liên quan quyền lực, quyền lợi. Lại muốn dùng Kinh thánh thức tỉnh họ, thật khó.

BBC: Vậy hội nghị lần này có như nhiều người nói là chỉ hình thức và không hiệu quả, thưa ông?

Tôi không nghĩ là hình thức. Thực tâm các vị lãnh đạo cũng sốt ruột. Nhưng họ làm thế nào, đấy là vấn đề.

Trong nội bộ cấp cao, tôi nghĩ cũng nhiều vị có tấm lòng, tâm huyết. Nhưng họ có vượt qua được sức ỳ không? Nội bộ Đảng bây giờ cũng nhiều khuynh hướng. Vậy khuynh hướng tiến bộ có trở thành tiếng nói áp đảo không?

BBC: Có ý kiến cho rằng thay vì tự chỉnh đốn, Đảng nên chấp nhận dân chủ hóa. Ông nghĩ thế nào?
Khó trăm lần, dân liệu cũng xong, vậy phải dựa vào dân. Chừng mực nào đó phải để dân phát biểu và nghe dân. Không nên xem phản ứng của dân là của thế lực thù địch và dùng biện pháp cảnh sát quá mạnh.

Trong một hội thảo gần đây, tôi nói cần nới rộng biên độ thông tin. Hiện nay gần như thông tin một chiều. Dân chủ hóa trước hết phải là dân chủ hóa thông tin, thiết thực nhất trong bối cảnh hiện nay.

Rất cần những trang mạng tư nhân. Các trang web tư nhân hiện nay đều nấp dưới danh hiệu các blog. Mà blog đều như các tờ báo chiến đấu cho tiến bộ xã hội. Vụ Hải Phòng vừa rồi, nếu không có thế giới mạng, thì sẽ còn tồi tệ đến mức nào?

Dùng công luận, dùng thông tin để điều chỉnh Đảng cũng là cách văn minh và đỡ xương máu nhất. Hiện nay luật pháp chưa cho phép. Các trang tin, blog vẫn nấp dưới danh nghĩa cá nhân. Nhưng thực ra mục tiêu của họ giống tôn chỉ các báo chính trị, chứ không còn là blog cá nhân nữa. Nhưng nó không được công khai, nên rất khó phát triển. Làm thì đến lúc cũng mỏi mòn vì không có động viên nào về mặt vật chất cả. Kỹ thuật thì rất nhom nhem.

Nếu Đảng thật sự muốn dân tham gia, thì phải cho dân tham gia trước tiên là lĩnh vực thông tin. Hiện nay xuất bản đã là tư nhân rồi, thì các trang báo tư nhân phải được công khai đi để họ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

BBC: Ông có nghĩ Đảng đã suy thoái đến mức Đảng không chấp nhận nhân dân và dân cũng không chấp nhận Đảng?

Chưa đến nỗi như thế. Nước nào cũng cần một lực lượng lãnh đạo, tức là một đảng chính trị. Chứ bây giờ sụp đổ hoàn toàn, trí thức cũng không muốn dẫn đến ba bè bảy mối, nội chiến. Người dân chịu khổ chứ người có chức có tiền họ chạy ra nước ngoài, con cháu họ có chết đâu.

Những người có trách nhiệm cũng thấy Đảng cần phải thay đổi. Phải làm gì để có thay đổi, chứ đánh sập nó đi để có mô hình mới lại chưa biết thế nào.

Dân hiện nay thấy Đảng nhiều cái quá trớn. Nhưng cũng có những người có trách nhiệm thấy cần phải thay đổi.

Tôi cho rằng Đảng trước nhất cần thay đổi tên. Chứ bây giờ nói Đảng Cộng sản thì khó vào lòng dân chúng. Trong quá khứ Đảng rất nhiều công lao, nhưng khi ấy Đảng đứng tên đảng Lao Động đấy chứ.

Bây giờ có thể trở lại tên đảng Lao Động cũng được. Đổi tên khác thì khó, chứ trở lại tên Lao Động chả có gì sai. Chứ để tên Cộng sản, bản thân tôi là đảng viên cũng thấy không hợp giữa khẩu khí của thế giới hiện nay. Bước thứ hai là trở lại Hiến pháp 1946.

Đòi hỏi tách quân đội, công an ra khỏi Đảng, rất khó. Nhưng thiết thực nhất bây giờ là trở lại mô hình đảng Lao Động. Nếu góp ý cho Đảng, tôi sẽ góp ý như thế.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Nguyễn Hưng Quốc - Cái toilet và quyền làm người

Nguyễn Hưng Quốc

Một lần, tôi vào phòng vệ sinh trong một trung tâm thương mại ở Bangkok. Tôi nhìn trước cửa thấy hình đàn ông và một chữ “Man” (Nam) to tướng. Nhưng mới bước qua khỏi cánh cửa chính, tôi giật thót người khi thấy một phụ nữ khoảng 40-50 tuổi đang lom khom quét dọn trên sàn nhà. Nhìn chung quanh, bốn hay năm người đàn ông đứng quay lưng lại…tè. Người tè thì cứ tè; người quét dọn thì cứ quét dọn. Thật tự nhiên.


Cảnh ấy, về sau, tôi thấy đi thấy lại nhiều lần. Các nữ công nhân hết sức thoải mái bước vào phòng vệ sinh nam quét dọn, lau chùi. Ai tiểu tiện hay đại tiện cũng mặc, họ cứ cắm cúi làm việc của họ. Cả họ lẫn những người đàn ông chung quanh hình như cũng đều thấy đó là chuyện bình thường. Không ai ngượng ngùng hay khó chịu cả.

Tôi nhớ đến các phòng vệ sinh ở Hàn Quốc. Nói chung, so với phần lớn các nước Á châu khác, phòng vệ sinh ở Hàn Quốc hiện đại và sạch sẽ hơn hẳn. Có lẽ hiện đại và sạch sẽ hơn ở Úc. Tuy nhiên, hầu hết các nhà vệ sinh ở Hàn Quốc, từ trong khách sạn đến các đại học và các khu vực công cộng đều có một đặc điểm giống nhau: chỉ có một lớp cửa chính (không kể cửa phòng nhỏ nơi có bồn cầu).

Ở Tây phương, các nhà vệ sinh thường có hai lớp cửa chính: Bước qua cánh cửa thứ nhất, hoặc người ta sẽ gặp khu rửa tay hoặc một bức tường chắn ngang. Người ta phải qua khỏi cái ngách sau bức tường chắn ngang hoặc đẩy thêm cánh cửa khác mới đến khu vực làm vệ sinh. Cách kiến trúc như vậy có hai mục đích: một, người đứng ngoài không thể nhìn thấy người ở trong phòng vệ sinh; và hai, người mới làm vệ sinh xong, có đủ thì giờ riêng tư để lấy lại tư thế tự tin khi bước ra bên ngoài.

Ở Hàn Quốc thì khác. Tất cả chỉ có một lớp cửa. Mở cánh cửa ấy là thấy ngay dãy bồn tiểu ở khu vực dành cho nam giới. Mà ở những nơi đông người, có lẽ để cho tiện, người ta rất ít khi khép cánh cửa chính ấy. Cứ để mở thông thống. Bước dọc theo hành lang trước nhà vệ sinh nam, liếc mắt vào, người ta sẽ thấy ngay cảnh một số người đang quay lưng lại đứng tè vào bồn. Mà có vẻ như người ta cũng rất tự nhiên khi đứng tè như thế. Lúc đầu, trong một phòng vệ sinh ở tiệm ăn, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cảnh ấy. Nhưng lại nghĩ: đó là tiệm ăn. Mấy ngày sau, làm việc ở một trường đại học, tôi cũng lại thấy cảnh ấy. Sau, đi đâu cũng thấy. Cũng cảnh những khu vực vệ sinh chỉ có một lớp cửa và cửa thì lúc nào cũng mở toang hoang như thế.

Ở Trung Quốc, trừ trong phi trường và khách sạn hạng sang, hầu hết các toilet công cộng đều là xí xổm, tức loại hố xí chỉ có bệ chứ không có bồn, theo kiểu các hố xí cổ điển ở Việt Nam trước đây. Ngồi trên hố xí ấy, chúng ta phải ngồi chồm hổm. Điều lạ là ngay ở những nhà hàng thuộc loại sang trọng, người ta cũng xây những kiểu hố xí như vậy. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ở các phòng vệ sinh kiểu như thế nhiều khi không hề có giấy! Ngày đầu tiên ở Bắc Kinh, khi ghé lại tham quan một khu di tích lịch sử, mấy người phụ nữ trong tour du lịch của tôi vào nhà vệ sinh. Mấy phút sau, họ nháo nhác chạy ra, hỏi: Ai có khăn giấy (tissues) không? Cả bọn lục trong túi quần túi áo, có bao nhiêu khăn giấy đều giao hết cho họ. Sau đó, từ nhà vệ sinh ra, họ cho biết: trong đó không có giấy!

Hiện tượng không có giấy trong các nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc có vẻ khá phổ biến. Hỏi người hướng dẫn tour du lịch thì được giải thích: để bao nhiêu giấy mất trộm bấy nhiêu nên người ta hoặc là không cung cấp giấy hoặc là để đâu đó ở phòng ngoài, có nhân viên canh gác.

Nhưng nói chung các phòng vệ sinh công cộng ở Trung Quốc, ít nhất ở các nơi tôi đã đi qua, từ Bắc Kinh đến Vô Tích, Tô Châu, Hàng Châu và Thượng Hải, đều khá sạch. Lúc nào cũng có người quét dọn. Có lẽ nhờ dân số nhiều, lực lượng lao động đông, nhất là lao động đơn giản với mức lương rẻ nên ở Trung Quốc nơi nào cũng thấy người quét dọn. Trước khách sạn và các trung tâm thương mại lớn cũng như trên các đường phố chính, lúc nào cũng có những nhân viên vệ sinh canh trực. Du khách mới ném một tàn thuốc xuống lề đường, vài phút sau đã thấy có người đến gắp mẩu tàn thuốc ấy. Các gạt tàn thuốc công cộng cũng có người đến dọn dẹp liên tục. Thường, đó là cái chậu được đổ đầy cát để dọc theo bờ tường. Người hút thuốc sẽ dụi mẩu tàn thuốc xuống cát cho tắt lửa. Nhân viên vệ sinh đến nhặt các mẩu tàn ấy và cào cát lại phẳng phiu như cũ. Khi đi vào trung tâm thương mại ở Thượng Hải, tôi thấy có một nhân viên thường trực trong phòng vệ sinh nam. Anh cần mẫn đến độ cứ đứng ngay sau lưng khách khi họ rửa tay, thấy nước văng lên bàn, anh lại chùi ngay tức khắc. Khách tè văng xuống sàn nhà, anh cũng lại cầm giẻ lau. Buổi trưa, mới đến, tôi thấy anh ở đó. Buổi chiều, trước khi về, tôi ghé vào nhà vệ sinh lần nữa, cũng lại thấy anh đứng đó và làm những động tác tương tự.

Điều đáng nói là cách kiến trúc nhà vệ sinh ở Trung Quốc phần lớn cũng giống ở Hàn Quốc: chỉ có một lớp cửa. Tệ hơn Hàn Quốc, có khi người ta còn thường đặt khu vực rửa tay của nam và nữ chung. Ví dụ, bước vào cửa chính, chúng ta sẽ gặp ngay các bồn nước rửa tay cho cả nam và nữ, rẽ sang tay mặt là phòng vệ sinh nam; tay trái là phòng vệ sinh nữ. Từ phòng rửa tay vào hai dãy phòng vệ sinh cả nam lẫn nữa ở hai bên đều không có cửa. Bên phụ nữ, ít nhất người ta cũng có các phòng nhỏ tương đối riêng tư. Bên nam giới, trừ khi đại tiện, người ta mới vào các phòng nhỏ ấy; còn tiểu tiện thì cứ đứng quay mặt vào tường tè vào các bồn sứ dọc bờ tường. Đứng ở phòng rửa tay, người ta sẽ thấy rõ mồn một. Với người Trung Quốc, nhìn thế thấy quen. Nhưng tôi và bạn bè thì cứ ngường ngượng.

Như vậy, liên quan đến nhà vệ sinh, tôi nghĩ có đến hai cấp độ tiến hoá: Cấp thứ nhất, từ thiếu vệ sinh đến vệ sinh và cấp thứ hai, từ việc thiếu riêng tư đến riêng tư. Nói đến nhà vệ sinh, chúng ta hay nghĩ đến cấp thứ nhất. Dĩ nhiên đó là một cấp quan trọng, quan trọng đến độ nhiều nhà khoa học cho việc phát minh ra nhà vệ sinh là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại: nhờ đó, các bệnh dịch giảm hẳn, sức khoẻ con người tốt hơn và tuổi thọ cũng tăng cao hơn. Nhưng còn một khía cạnh khác cũng được một số nhà tư tưởng chú ý: chính việc phát minh ra nhà vệ sinh dẫn đến ý niệm về sự riêng tư, và từ đó, cùng với một số yếu tố khác, dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa cá nhân vốn là một trong những trụ cột chính trong nền văn minh và văn hoá Tây phương.

Thời gian ngồi trong toilet, người ta không những giải quyết các vấn đề sinh lý thiết yếu mà còn được hưởng thụ cảm giác một mình, hoàn toàn một mình mình, với thân thể và những vật thải từ thân thể của chính mình. Hoàn toàn một mình. Không chia sẻ với ai được. Cảm giác ấy dần dần làm nảy nở ý niệm về riêng tư. Và ý niệm về riêng tư dần dần trở nên một cốt lõi của chủ nghĩa cá nhân.

Những năm tháng đầu tiên khi người Việt ra sống ở hải ngoại, phần lớn, với những mức độ khác nhau, đều có kinh nghiệm về các cú sốc văn hoá. Chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, cú sốc văn hoá đầu tiên là trong quan hệ với con cái. Con cái, sau một thời gian ngắn đến trường, đã học được bài học đầu tiên của Tây phương: bảo vệ sự riêng tư của mình và tôn trọng sự riêng tư của người khác. Do đó, từ trường về nhà, chúng vào phòng riêng, khép cửa lại. Bố mẹ muốn vào: phải gõ cửa. Thư từ của chúng, bố mẹ không được mở ra đọc. Với chúng, đó là quyền. Là nhân quyền. Nhưng bố mẹ, từ Việt Nam sang, không thể không thấy khó chịu. Phải mất nhiều năm, người ta mới hiểu và mới chấp nhận được điều đó.

Chúng ta hay nói đến dân chủ và nhân quyền nhưng thường hay quên: tôn trọng sự riêng tư của người khác cũng là một hình thức dân chủ và nhân quyền.

Cách xây dựng nhà vệ sinh, do đó, cũng là cách thiết kế những nền tảng đầu tiên của nhân quyền. Và dân chủ.

Ngô Văn - Yên Viên - Vỗ đầu người - Quên đầu mình

Ngô Văn - Yên Viên

Một nhà dân chủ Miến Ðiện gần đây sung sướng tâm sự với các phóng viên rằng chưa bao giờ đất nước Miến Ðiện có một mùa Xuân dài và hiện diện ở mọi lãnh vực như năm nay: từ thái độ can đảm của những người đang đứng đầu chế độ cai trị hiện nay, đến sự quan tâm và phối hợp hành động quá hiệu quả của thế giới, đến những bước đi thật khôn ngoan và nhân bản của phe đối lập.


Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ nhì bên trái) gặp Tổng Thống Thein Sein.
Ông Dũng khuyên ông Sein dân chủ hóa, mà quân mất việc dân chủ hóa Việt Nam.
(Hình: Soe Than Win/AFP/Getty Images)

Thật vậy, chính phủ Thein Sein đang càng lúc càng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt dân chúng qua thái độ “thà mất ghế chứ không mất nước” đối với các áp lực của Bắc Kinh.

Hình ảnh những cuộc tiếp đón đầy thân thiện của chính quyền Miến Ðiện dành cho ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, làm giới lãnh đạo Trung Quốc sôi sục. Trong ngày bà Clinton đến dâng hoa, tắm Phật tại chùa Vàng (Shwedagon) ở Rangoon và cười rất tươi trong cùng màu áo với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi, thì tờ Hoàn Cầu Thời Báo tại Bắc Kinh, cái loa bán chính thức của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, bắt đầu hàng loạt bài bình luận nảy lửa, vừa chỉ trích thậm tệ Washington đang dụ dỗ từng nước ở Á Châu để be bờ Trung Quốc, vừa hăm dọa Miến Ðiện theo luận điệu “đa đảng là tự sát.”

Với tông điệu khích tướng và hăm dọa, Hoàn Cầu Thời Báo và nhiều báo đài Trung quốc khẳng định giùm luôn rằng chính quyền Miến Ðiện sẽ KHÔNG THỂ NÀO chấp nhận việc thả toàn bộ tù nhân lương tâm theo yêu sách của bà Clinton. Theo báo đài ở Hoa lục thì những người mà bà Clinton gọi là tù nhân lương tâm thực chất là những kẻ phiến động. Nếu thả ra chắc chắn thành phần này sẽ tìm cách trả thù chính quyền hiện nay, vì Tổng Thống Thein Sein cũng như những người đang nắm quyền đều xuất thân từ chính quyền cũ của Tướng Than Shwe. Từ đất Trung Quốc nhưng báo đài Tàu kết luận thành phần phiến động sẽ luôn luôn chủ trương nợ máu phải trả bằng máu.

Luận điểm này không lung lạc được chính sách “hòa giải dân tộc” của chính phủ Thein Sein.

Các kinh tế gia đang phục vụ tại Viện Chính Sách Trung Quốc cũng cố nhấn mạnh tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay của Hoa Kỳ sẽ không cho phép Nhà Trắng chi tiêu những khoảng tiền lớn không đem lại lợi tức ngay cho họ. Do đó các hứa hẹn trợ giúp Miến Ðiện sẽ chỉ là hứa hẹn mà thôi. Họ không quên thêm vào câu nhắc Hoa Kỳ là một nước chuyên xen vào chuyện nội bộ của các quốc gia khác. Chưa hết, các chuyên gia kinh tế Trung Quốc này còn đưa ra lời hăm dọa khá lộ liễu là “đặt trường hợp vì một lý do nào đó” mà Bắc Kinh ngưng những khoản viện trợ lớn cho Miến Ðiện thì chính quyền của ông Thein Sein sẽ ra sao.

Luận điểm này cũng không lung lạc được chính sách “cứu nước trước hết” của chính phủ Thein Sein.

Kế đến, “Mùa Xuân Miến Ðiện” được thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ và hữu hiệu giữa các lực thúc đẩy nhân quyền quốc tế và các nhà tranh đấu Miến Ðiện để đẩy nhà cầm quyền đến những thay đổi tích cực. Người dân không ngồi yên chấp nhận cầu may thay đổi đến đâu mừng đến đó. Trong một cuộc họp báo gần đây khi Tổng Thống Thein Sein trả lời báo chí rằng hiện nay không còn một tù nhân chính trị nào bị giam giữ, các ký giả đưa ra ngay danh sách các tù nhân do các nhà dân chủ cung cấp để hỏi tiếp. Dân tộc thiểu số Karen đưa danh sách 69 người của họ vẫn còn bị giam giữ. Mặt Trận Sinh Viên Học Sinh Miến Ðiện đưa danh sách 13 người vẫn đang ngồi tù. Ông Thein Sein đành xác nhận theo báo cáo của bộ trưởng Nội Vụ thì hiện nay còn 128 người chưa được thả, nhưng “những người này không phải là tù nhân chính trị mà là tù hình sự vì liên quan đến các vụ khủng bố.” Lời tuyên bố mang tính kết án tùy tiện này lập tức kéo theo nhiều phản ứng từ cả trong và ngoài nước.

Trong tinh thần không quá mừng hay quá vội, các quốc gia Âu Mỹ đang tháo gỡ lệnh cấm vận từng phần để khuyến khích chính quyền Miến Ðiện mạnh dạn thay đổi hơn nữa. Ngày 23 tháng 1 vừa qua, các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu đồng ý chấm dứt một số mặt cấm vận, kể cả quyết định không cấm Tổng Thống Thein Sein cũng như hai vị phó tổng thống ghé đến các nước Âu Châu nữa. Nhiều nước khác, kể cả Nhật Bản, đang thảo luận các mặt tháo gỡ khác nếu cuộc bầu cử bổ khuyết vào tháng 4 sắp tới không gian lận.

Sau hết, phải kể đến những bước đi khôn ngoan của phía đối lập tại Miến Ðiện trong tình hình mới và không khí hân hoan của toàn dân. Mặc dù sắp tới chỉ là cuộc bầu cử bổ khuyết 46 ghế lưỡng viện Quốc Hội, nhưng đây là cuộc thử thách đầu tiên sau nhiều năm tháng và khác hẳn các cuộc bầu cử đóng kịch vừa qua. Nhiều người kể lại không khí gượng ép, căng thẳng, nặng nề dù nhà cầm quyền cố khua chiêng múa trống, cho biểu ngữ, khẩu hiệu tràn ngập báo đài như trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần nhất vào ngày 7 tháng 11, 2010. Ai cũng chỉ muốn nó sớm chấm dứt để trả lại không khí yên tĩnh cho làng xóm.

Riêng lần này, khi bà Aung San Suu Kyi đã đến trụ sở Ủy Ban Bầu Cử vào ngày 18 tháng 1 vừa qua để nạp đơn tranh cử đại diện đơn vị Kawhmu, cách thành phố Rangoon 50 cây số về phía Nam, cũng là nơi đã bị cơn bão Nargis tàn phá nặng nề vào tháng 4, 2008, hàng trăm người dân đã đến trước trụ sở ủy ban để đón chào bà trong tiếng hoan hô rền rĩ. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp đơn, bà Aung San Suu Kyi tiếp xúc với các ký giả ngay bên ngoài trụ sở và cho biết Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) sẽ đưa người ra tranh cử tại cả 48 đơn vị cần bổ khuyết lần này. Khi được hỏi là bà có tin rằng tất cả ứng viên của Liên Minh sẽ đắc cử không, nhà lãnh đạo nữ khôn khéo và nhân bản này trả lời rằng: “Chuyện đó không thể biết trước được, nhưng chúng tôi hy vọng được càng nhiều ghế càng tốt để phục vụ hiệu quả cho đất nước.”

Theo nhận định của bà Aung San Suu Kyi thì sau cùng nhà cầm quyền Miến Ðiện đã phải thừa nhận đàn áp không giải quyết được chuyện gì, mà chỉ làm người dân thêm bất mãn, đất nước thêm bế tắc. Theo bà, Miến Ðiện đang cải cách vì Tổng Thống Thein Sein và các vị có đầu óc cấp tiến khác trong chính phủ ý thức rằng đã đến lúc phải có những thay đổi cho Miến Ðiện trước khi tình hình quá nguy ngập. Việc ông Thein Sein lên nắm quyền là cơ hội cho những người có đầu óc cởi mở tiến hành những cải cách mà họ ôm ấp từ lâu.

Từ đất nước láng giềng, ngày 19 tháng 12, 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng Việt Nam, sang Miến Ðiện tham dự hội nghị các nước vùng Mekong mở rộng. Trong dịp này ông Dũng lên tiếng ca ngợi tân chính quyền Miến Ðiện đã và đang triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ hóa đất nước; đang tiến hành hòa giải dân tộc, đang tổ chức bầu cử dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái; và nhờ đó sẽ sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước. Rõ ràng ông Dũng muốn thế giới thấy vị trí đàn anh của nhà nước Việt Nam và của cá nhân ông vì chính ông đã lên tiếng kêu gọi Miến Ðiện hãy tiến hành cải cách dân chủ khi Việt Nam ngồi ghế chủ tịch hiệp hội các nước Ðông Nam Á, ASEAN năm 2010.

Và không chỉ riêng ông Dũng, báo đài nhà nước Việt Nam cũng cất lời ca ngợi các đổi thay trên đất Miến Ðiện, như bài trên số báo Nhân Dân ngày 10 tháng 1, 2012 của tác giả Nguyễn Ðức. Giới lãnh đạo Việt Nam gọi đó là “những bước đột phá quan trọng trong năm 2011, và đi sâu vào khen ngợi từng thay đổi cụ thể, từ khen ngợi những tiến trình hòa giải dân tộc, đến khen ngợi việc công nhận đảng đối lập Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ, khen ngợi việc cho bầu cử Quốc Hội bổ khuyết ngày 1 tháng 4, khen ngợi chính sách xây dựng chính quyền dân sự thực thụ ở Myanmar v.v... Ban Tuyên Giáo Trung Ương còn khen luôn chính phủ các nước phương Tây đã có những động thái tốt trong quan hệ với Myanmar để cổ vũ tiến trình dân chủ tại nước nầy.” Rõ ràng các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đều thấy thái độ ủng hộ dân chủ, nhân quyền là văn minh, là gia tăng uy tín đối với thế giới.

Nhưng khi đã nhận thức được những điều đó, không lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Bộ Chính Trị, ở đầu thế kỷ 21 này, vẫn tiếp tục tin rằng chỉ cần nói vài câu, viết vài bài như thế là đủ để che mắt cả thế giới và cả dân tộc Việt Nam?

Tại sao Việt Nam kêu gọi Miến Ðiện mở rộng dân chủ, cải tiến tình trạng nhân quyền là “tích cực” nhưng thế giới kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền là “xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam”?

Tại sao mở rộng dân chủ, cho phép đa nguyên đa đảng là góp phần “sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước cho Miến Ðiện’’ nhưng lại tạo “bất ổn’’ cho Việt Nam. Thậm chí tại sao đa đảng lại là “tự sát’’ tại Việt Nam?

Ðó là chưa kể những khác biệt trời vực khác nữa giữa lãnh đạo Miến Ðiện và lãnh đạo CSVN hiện nay:

-Lãnh đạo Myanmar đã biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết khi ra quyết định Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3.6 tỉ USD để tránh cho hàng ngàn người dân Miến và môi trường vùng đập bị thiệt hại trầm trọng. Trong khi đó, chính cá nhân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục ký kết cho Trung Quốc tha hồ khai thác bôxít tại Tây Nguyên mặc cho người dân và môi trường vùng cao nầy của tổ quốc bị tàn phá nặng nề, chưa kể đến các mối nguy cho nền an ninh quốc gia. Chẳng những thế, lãnh đạo Việt Nam thề hứa công khai với Bắc Kinh sẽ đàn áp triệt để những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống lại Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam.

-Lãnh đạo Myanmar quyết tâm đi tới dân chủ và hòa giải dân tộc. Họ quyết định thả tù chính trị, chấm dứt quản chế các nhà dân chủ, công nhận đảng phái đối lập, công nhận quyền biểu tình, tổ chức bầu cử tự do. Trong khi đó, lãnh đạo Việt Nam không đứng yên mà còn liên tục đi thụt lùi với những gia tăng đàn áp người yêu nước, bắt cóc và giam cầm nghiệt ngã những người tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền, thắt chặt hơn nữa các cửa ngõ thông tin, dung túng cho guồng máy độc tài thêm quyền lực và tham nhũng.

Các lãnh đạo Hà Nội, đặc biệt là ông Nguyễn Tấn Dũng, càng cố rướn lên vỗ đầu người láng giềng (cao hơn mình) để tỏ vẻ đàn anh, lại chỉ càng nhắc thế giới ai là các “người lùn,” và lùn tới cỡ nào.

Trần Văn Huỳnh - THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Kính gửi: Diễn Đàn Thế Kỷ
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức - người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng.
Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tôi xin được chuyển bức thư này đến Diễn Đàn Thế Kỷ, đề nghị Diễn Đàn Thế Kỷ giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.
Xin cảm ơn Diễn Đàn Thế Kỷ và kính chào.
Trần Văn Huỳnh



Trần Huỳnh Duy Thức


Việt Nam, ngày 26 tháng 2 năm 2012
Kính gửi: Quý bà Hillary Rodham Clinton
Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ


Đồng kính gửi:
Các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Quốc tế

V/v: "Cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi"


Thưa bà Clinton,

Tôi là Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, cha của Trần Huỳnh Duy Thức - một tù nhân chính trị đã bị kết án 16 năm tù cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư và doanh nhân Lê Thăng Long và đại tá Trần Anh Kim trong một vụ án "lật đổ chính quyền nhân dân" vào năm 2010. Vụ án này đã bị lên án gay gắt bởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.

Trước hết, tôi viết thư này thay mặt cho con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức để nêu lên quan ngại gửi đến bà và các tổ chức quốc tế khác về những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Trong những lần thăm con tại nhà tù trong 6 tháng qua, Thức nhiều lần đề nghị tôi cần làm gì đó để cộng đồng quốc tế nhận ra một chiến lược hiệu quả có thể đảm bảo hòa bình cho thế giới vốn đang ngày càng bị đe dọa bởi những tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam. Thức đã thấy trước sự xung đột này nhiều năm trước khi nó dẫn đến sự căng thẳng cao độ kéo theo 11 cuộc tuần hành của những nhà yêu nước từ hồi giữa năm ngoái. Thức hoan nghênh "Thế kỷ Thái bình dương của Mỹ" mà bà đã giới thiệu và sự hiện đại hóa hiện diện quốc phòng của Mỹ Xuyên Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Thức cho rằng, nếu không có đủ những nỗ lực cần thiết và tập trung được đưa vào đúng chỗ và đúng lúc để biến Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì đất nước chúng tôi sẽ dễ trở thành một điểm lan xung đột có thể kích hoạt những cuộc chiến thảm họa cho thế giới. Do vậy, Thức tin rằng một Việt Nam dân chủ thực sự sẽ là một căn cứ chiến lược cho hòa bình thế giới.

Bà có thể đọc ý tưởng này của Thức ở một bài báo đính kèm "Kỷ sửu và vận hội mới cho Việt Nam" được Thức viết cách đây 3 năm, và rất phổ biến trên Internet vào lúc đó, đồng thời nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh từ công chúng. Tôi đọc thấy từ bài báo này nhiều quan điểm được chia sẻ và ủng hộ bởi Tổng thống Obama. Điển hình như ngài tổng thống đã nói rằng "Châu Á sẽ quyết định chủ yếu rằng liệu thế kỷ phía trước sẽ là xung đột hay hợp tác, thống khổ không cần thiết hay tiến bộ của nhân loại" khi phát biểu trước nghị viện Úc vào tháng 11 năm ngoái. Tôi muốn ngài tổng thống biết rằng có rất nhiều người Việt Nam tin vào thiện chí của ngài và đánh giá cao các chiến lược của ngài cho khu vực. Do vậy tôi càng thấy rõ hơn nguy cơ mà Thức cảnh báo. Và chính bởi những nguy cơ đó, bất chấp rủi ro cho riêng mình, Thức và những người bạn là Định, Long và Trung đã dốc hết nỗ lực để truyền bá về các quyền con người, nhà nước pháp quyền và sự tự tin cho người dân chúng tôi. Vui lòng tham khảo những trích đoạn đính kèm từ 2 quyển sách: "Hành trình vào dân chủ và thịnh vượng" và "Con đường Việt Nam" về những gì mà họ đã cố gắng làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ.

Nhiều người Việt Nam và tôi bây giờ thấy những nguy cơ đe dọa hòa bình như vậy rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tình trạng ngặt nghèo kinh tế hiện nay ở Việt Nam rất đúng như những gì Thức đã không tiếc sức trong nhiều năm để cảnh tỉnh đất nước. Nhưng thật bất hạnh, những cảnh báo đó đã không chỉ bị bỏ qua một cách thiếu trách nhiệm mà còn đã dẫn tới cáo buộc Thức và những người bạn xâm phạm an ninh quốc gia một cách mơ hồ. Tuy nhiên, tôi càng bị thuyết phục hơn bởi quan ngại của Thức và thực sự tin vào điều đó. Tôi nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy. Chính thực tế này đã khiến tôi quyết định gửi đến Tổng thống Obama một bức thư vào tháng 12 năm ngoái để ngài tổng thống chú ý đến quan ngại của Thức cho Việt Nam và cho hòa bình thế giới. Và cũng chính vì tình hình đang xấu đi hiện nay ở Việt Nam đã thúc giục tôi gửi bức thư này đến bà thay con tôi để đề nghị sự quan tâm hơn nữa của bà đối với sự bảo vệ các quyền phổ quát của con người cho Việt Nam. Tôi biết đây là vấn đề nhận được cả sự quan tâm lẫn quan ngại của bà, và bà đã nói rất rõ với chính phủ của chúng tôi rằng "Việt Nam phải làm hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền cho công dân của mình". Bà cũng đã trực diện với Việt Nam về nhân quyền trong cả hai chuyến công du của bà đến nước tôi trong năm 2010 và đã nhận được sự phản hồi đại loại rằng "nhân quyền không nên bị áp đặt từ bên ngoài".

Thứ hai, đó là vì sao tôi viết thư này cho bà để lên tiếng từ bên trong nhằm bày tỏ khát vọng của chúng tôi đối với các quyền phổ quát của mỗi con người và yêu cầu của chúng tôi được bảo vệ các quyền này để làm sao những quyền đó thực sự là như nhau ở mọi nơi để chúng tôi được tận hưởng các quyền vốn có tự nhiên này một cách công bằng ở Việt Nam. Chúng tôi không chỉ muốn không phải thiếu thốn mà còn không phải bị sợ hãi, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do tôn giáo và tự do của công dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình. Tôi chắc rằng những khát vọng đó không chỉ của riêng tôi mà còn là của hàng chục triệu người Việt Nam, những người sẵn sàng nói lên các yêu cầu này nếu có được tự do tương tự như những gì mà đồng bào của chúng tôi ở Hoa Kỳ đã sử dụng để yêu cầu chính phủ Obama gây sức ép để trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam từ hôm 8 tháng 2 đến nay.

Và chúng tôi lấy làm vui vì đây cũng là những yêu cầu mà bà ủng hộ vì bà đã nói: "Chúng tôi tin rằng cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi. Chỉ một người tù chính trị thôi thì đối với chúng tôi đã là quá mức"tại chuyến viếng thăm của bà đến Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái. Xin bà hiểu rằng nhiều người Việt Nam và tôi đã cảm kích đến nhường nào đối với những nỗ lực lớn lao đó của bà đã dẫn đến việc phóng thích hàng trăm tù chính trị ở Myanmar ngay sau chuyến thăm này.

Thưa bà ngoại trưởng,

Gia đình tôi và tôi và nhiều người Việt Nam khác thực sự hy vọng rằng bà sẽ dành những nỗ lực tương tự cho Việt Nam chúng tôi để nhanh chóng trả tự do cho tất cả mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam và dỡ bỏ mọi hạn chế đối với cựu tù chính trị ở đây, trong số họ bao gồm - Các nhà hoạt động tôn giáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý; các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương);  v.v... Vui lòng làm cho chính phủ của chúng tôi hiểu rằng chỉ khi đó thì đất nước chúng tôi mới vượt qua được tình trạng khủng hoảng nhờ sự hòa hợp lòng dân và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân - chính là nguồn cội căn bản của sức mạnh và sự chính danh của một chính phủ, và rằng chính phủ không nên sợ nguyện vọng của nhân dân mình hơn sức mạnh của bất kỳ nước nào khác.

Tôi đã cố gắng và dốc hết sức cho tất cả mọi nỗ lực trong nước của tôi, nhưng không thể làm cho chính quyền nhân dân của chúng tôi hiểu được như vậy và lắng nghe những nguyện vọng của chúng tôi. Tôi nhận được sự im lặng vô cảm ngay từ chính những đại biểu quốc hội mà tôi bầu nên. Tôi và gia đình tôi vô cùng đau khổ trước những gì đã và đang xảy ra. Tôi chắc rằng nhiều gia đình khác, đặc biệt là của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cũng có cùng cảm giác như vậy. Do đó, tôi hy vọng và tin rằng những nỗ lực quốc tế của tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ hữu ích từ bà và cộng đồng quốc tế để "mỗi người sẽ hoạt động theo những quy luật phát triển giống nhau" , như Tổng thống Obama nhấn mạnh khi nói với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14 tháng 2 tại Washington. Tôi tin rằng chỉ lúc đó thì thế giới của chúng ta mới có thể phát triển đến thịnh vượng trong hòa bình cho mọi công dân của mình. Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn của mình và hầu hết mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng tin như thế. Đó là lý do vì sao và vì điều gì mà họ tranh đấu.

Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của bà và trông đợi được sớm nghe từ bà.

Trân trọng

TM cho tôi và con tôi 

Trần Văn Huỳnh

TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm là những tác phẩm của Thức và những người bạn của mình, cũng như bài báo "Ngôi sao bị nhốt" của T.S Nguyễn Thanh Giang viết về Thức. TS Giang là một nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở Việt Nam.


Letter to the US Senior Officials for Releasing Political Prisoners in Vietnam

February 26, 2012
439 F8 Phan Van Tri St, Govap District,
Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: tranvanhuynh@hotmail.com
Cell phone: +84 903350117

26 February, 2012

The Honorable Hillary Clinton
Secretary of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520

C/c: International Human Rights Defenders

Re.: “Any political prisoner anywhere should be released”

Dear Madam Clinton:

I am Tran Van Huynh, a 75- year old Vietnamese citizen, father of Tran Huynh Duy Thuc, a political prisoner who was sentenced to 16 years in prison together with Lawyer Le Cong Dinh, Master (M.Sc.) Nguyen Tien Trung, Engineer and businessman Le Thang Long and Lt Colonel Tran Anh Kim in a law case in which they were charged with “overthrowing the people’s administration” in 2010. This law case has drawn scathing condemnations from the US State Department as well as from many other governments and international human rights defenders.

First, I write this letter on behalf of my son, Tran Huynh Duy Thuc, to raise his concern of the threats against the world peace to you and other international bodies. During my visits to him at the prison for the last 6 months, he repeatedly recommends me to take prompt action so that it is more likely for us to seek recognition of the international community about an effective strategy that may secure peace for the world that is increasingly being threatened by the disputes over Vietnam East Sea. Thuc had anticipated the clash many years before it came to the high tension, leading to 11 rallies of Vietnamese patriots in the middle of last year. He welcomed the “America’s Pacific Century” introduced by you and the recent modernizing America’s defense posture across the Asia Pacific. But he argued that if there is not enough necessary and focused efforts to be put in the right place and at right time so as to soon make Vietnam a democratic and prosperous country, then it will easily become a hub of conflicts that may trigger catastrophic wars in the world. So he believes that a substantially democratic Vietnam is a strategic base for the peace of the world.

You can find this idea of him from the attached article: “Obama, China and Vietnam” that he wrote 3 years ago and then it was widely diffused over the Internet and received a lot of highly appreciating comments from the public opinion. From this article I found many viewpoints   that are shared and supported by President Obama. Mr. President said, for example, that “Asia will largely define whether the century ahead will be marked conflict or cooperation, needless suffering or human progress” in his speech to the Australian Parliament last Nov 2011. I want him to know that there are a lot of Vietnamese trusting his good will and highly appreciate his sharp strategies for the region. Therefore the threats that Thuc has warned of are more conceivable to me then. And because of these threats, in spite of their own risks, he and his friends, Dinh, Long and Trung, have made all their efforts to impart human rights, the rule of law and self-confidence to our people. Please refer to the attached excerpts from the 2 books “Hewing Quest for Democracy and Prosperity” and “The Path of Vietnam” for part of what they tried to do for helping our people discern right and wrong.

Many Vietnamese and I now see that these threats against peace are more obvious than ever when the current economic jeopardy in Vietnam is exactly what Thuc has spared no efforts for years to warn the country against. Unfortunately, it not only was irresponsibly ignored but also led to the vague indictment of Thuc and his friends for offending against the “national security”. I was, however, more convinced by and do believe in Thuc’s concern. So do many other people, I think. It was as a consequence of the reality that made me decide to send a letter to President Obama in December last year, bringing Thuc’s concern to Mr. President’s attention for the sake of Vietnam and for the peace of the world. And it is the deteriorative state in Vietnam now that has goaded me to send this letter to you for my son, asking further consideration of you on the advocacy for universal human rights in Vietnam. I know that it is this issue that has gained both your interest and concern, and you have made it very clear to our government that “Vietnam must do more to respect and protect its citizens’ rights“. You have also confronted Vietnam on human rights during your last 2 diplomatic trips to Vietnam in 2010 and received feedback of something like “that human rights should not be imposed from outside”.

Second, that’s why I write this letter to you to raise our voice from inside, expressing our aspirations for the universal rights of every human being and our requests for protecting those inherent rights in Vietnam. We want not only freedom from want but also freedom from fear, freedom of speech, freedom of press, freedom of assembly and association, freedom of religion and the freedom of citizens to choose their own leaders. I’m sure that those aspirations are not only of my own but also of tens of millions of Vietnamese people who are poised to voice these requests if they have freedom similar to the one that our fellow citizens in the United State have used to petition the Obama administration to force the release of all political prisoners in Vietnam since Feb 8.

And we are pleased because this is also the requests that are supported by you as you said “We believe that any political prisoner anywhere should be released. One political prisoner is one too many in our view” when you visited Myanmar in Dec last year. Please know that what a moved and fired many Vietnamese and I were with that great effort of you that led to the discharge of hundreds of political prisoners in Myanmar right after your trip.

Madam Secretary of State,

My family and I and many other Vietnamese do really hope that you can spend the same effort for our Vietnam in order to quickly have the release of all political prisoners in Vietnam as well as lifting all restrictions on the former ones here, among them Religious activists: the Elder Venerable Thich Quang Do, Rev. Nguyen Van Ly; Rights and democratic activists:  entrepreneur and economist Tran Huynh Duy Thuc, lawyer Le Cong Dinh, businessman and social activist Le Thang Long, master Nguyen Tien Trung, colonel Tran Anh Kim, Dr. Cu Huy Ha Vu; pro-worker activists: Mr. Nguyen Hoang Quoc Hung, Ms. Do Thi Minh Hanh, Mr. Doan Huy Chuong; patriotic song composer Viet Khang (Vo Minh Tri); patriotic demonstrators: Ms. Pham Thanh Nghien, Mr. Nguyen Van Hai (Dieu Cay) and Mrs. Bui Thi Minh Hang; anti-corruption reporter Hoang Khuong (Nguyen Van Khuong); etc. Please help our government understand that only then can our country overcome the current crisis thanks to the reconciliation of and the response to the people’s will – the ultimate source of power and legitimacy of a government, and that it should not fear the aspirations of its own people more than the power of any other nation.

I have tried my best and exhausted myself in all my national efforts to save my son but failed to make our people’s administration understand and listen to our aspirations. As feedback I just got a blank silence even from the parliamentarians whom I have voted for. I and my family have felt so deep grief for what have been happening. I am sure that many other families, especially of the prisoners of conscience in Vietnam have the same felling. So I hope and believe that my international efforts will receive helpful supports from you and the international community so that “everybody is working by the same rules of the road” as pressed by President Obama when he spoke to China’s leader Xi Jinping on Feb 14,2012  in Washington. I do believe that only then our world can grow peacefully to a well-being for all world citizens. So do Tran Huynh Duy Thuc and his friends and almost all political prisoners in Vietnam. That’s why and what they have striven for.

Thank you very much for your consideration and I am looking forward to hearing from you soon.

Yours sincerely

For myself and my son

Tran Van Huynh

P/S: Please find the enclosed attachments for some writings of Thuc and his friends as well as the article “Star locked in jail” depicting Thuc by Dr. Nguyen Thanh Giang who is a well known pro-democracy activist in Vietnam.