Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA MỸ TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG
Đinh
Xuân Quân
Trong nhiều bài viết trước đây trên Diễn Đàn Thế kỷ 1/, tác giả có nói khủng hoảng tại Biển Đông là một tranh chấp Mỹ-Trung và trong tranh chấp này, Mỹ cần các nước có liên hệ chiến lược để dễ có thể tham gia vào Biển Đông.
Trong nhiều bài viết trước đây trên Diễn Đàn Thế kỷ 1/, tác giả có nói khủng hoảng tại Biển Đông là một tranh chấp Mỹ-Trung và trong tranh chấp này, Mỹ cần các nước có liên hệ chiến lược để dễ có thể tham gia vào Biển Đông.
Đối với các
nước ASEAN, năm 2010 đã có nhiều biến cố và vận đồng
hành lang giữa Mỹ, ASEAN và ASEAN với Trung Quốc, nhất là
nước này có hành vi càng ngày càng hung hăng 2/.
Theo GS Thayer thì trong 2010, có căng thẳng giữa Trung Quốc
và Mỹ, Mỹ trở lại ĐNÁ và Trung Quốc có thái độ
hung hăng tại Biển Đông. Ngoại tường Clinton đã tuyên
bố tại Hanội vào tháng 7 năm 2010 tại diễn đàn châu Á
rằng bản thân Washington có "lợi ích quốc gia"
trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực và tự do
đi lại bình thường trên vùng biển. Bài của GS Thayer có
cho thấy nhiều chi tiết về các đàm phán hành lang trong
2010 và nó đã mang tới chiến lược mới cũa Mỹ tại
Thái Bình Dương.
Trong
năm 2011 thì thái độ Trung Quốc đã khiến cho không những
các nước ASEAN mà còn Nhật, Ấn và Úc có thái độ
thiên về Mỹ hơn. Vấn đề Biển Đông đã được đưa
ra tranh cãi tại Bali mặc dù có sự chống đỡ của TQ.
Thủ Tướng Ôn Gia Bảo phải có thái độ ôn hoà. Tại
đây, Nhật đã làm việc với các nước ASEAN. Kể từ
đó, Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ quân sự và tiến hành
tập trận chung với các nước đang có tranh chấp với
Trung Quốc, chẳng hạn như Philippines, Singapore, Australia,
Ấn Độ, v.v. và đây là một phần trong kế hoạch mở
rộng dài hạn đầu tiên cho sự hiện diện của quân đội
Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đầu năm 2012
Tổng thống Barack Obama đã đến Ngũ Giác Đài công bố
chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ. Hướng chủ
đạo của chiến lược này là giảm lực lượng nhưng
vẫn duy trì sức mạnh của quân đội Mỹ tại Á Châu –
Thái Bình Dương. Bản phúc trình 3/
của Lầu Năm Góc nêu các ưu tiên cho Á châu. Mặc dù
không nêu đích danh, nhưng chiến lược quân sự của Hoa
Kỳ nhắm vào Trung Quốc đang thách thức vai trò cường
quốc Châu Á Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang nắm giữ.
TT Obama nhắc là Hoa kỳ sử dụng tất cả các phương
tiện không những quân sự mà còn là ngoại giao, phát
triển kinh tế, tình báo và an ninh quốc nội. Trung Quốc
ứng dụng chính sách chống tiếp cận mà giới quân sự
gọi là anti-access/area denial (A2/AD) hay là việc thiết lập
các vùng nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công
của đối thủ (để đối phó các trường hợp hàng
không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột).
Để đối phó, Hoa kỳ sẽ đầu tư vào tất cả những
gì cần thiết để chống chính sách chống tiếp cận của
Trung Quốc bằng khả năng quân sự.
Ngày
27/01/2012, Ngoại trưởng Philippines ông Albert del Rosario
tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự
lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi
và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng
thẳng với Trung Quốc gia tăng.
Bản phúc
trình 4/
của Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ
(Trung tâm Nghiên cứu vì nền An ninh mới của Hoa Kỳ -
Center for a New American Security – CNAS) thúc giục gia tăng
sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở
Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập. Bản
báo cáo dài 115 trang kêu gọi Mỹ tăng số lượng tàu
chiến từ 285 chiếc lên 346 chiếc và theo Giám đốc
Chương trình Patrick Cronin thì: “Can dự ngoại giao và
kinh tế với Trung Quốc và những nước khác sẽ tốt hơn
khi được hỗ trợ bởi một lực lượng quân sự đáng
tin cậy.”
Bản
báo cáo của CNAS được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ
Obama công bố chiến lược quốc phòng mới - "tái cân
bằng" lực lượng quân sự toàn cầu của Mỹ "đối
với khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Các tác giả
của Báo cáo của CNAS cho rằng Mỹ cần phải làm nhiều
hơn nữa để bảo đảm với các nước nhỏ rằng Hoa kỳ
sẽ đứng về phía họ cho dù rất có thể Trung Quốc sẽ
nhanh chóng mở rộng khả năng quân sự và hải quân của
mình. Các tác giả đề nghị 5 biện pháp:
- Hoa kỳ phải tăng hải quân lên đến 346 chiến hạm;
- Hoa kỳ cần có một mạng lưới an ninh – quân sự với nhiều quốc gia bạn có khả năng;
- Hoa kỳ phải đặt mục tiêu an ninh và hoà bình tại Biển Đông qua việc giải quyết tranh chấp đa phương dựa trên luật quốc tế mà không khiêu khích TQ;
- Hoa kỳ cần tăng trưởng kinh tế thương mại với vùng;
- Hoa kỳ cần có một chính sách đúng đắn – nghĩa là chính sách kinh tế - ngoại giao được hỗ trợ bằng sức mạnh quân sự và kinh tế, ủng hộ hợp tác và luật quốc tế – tránh tranh chấp quân sự nhưng có thể có tranh chấp ngoại giao.
Việc
tăng cường quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng
cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì
mục đích tấn công Trung Quốc mà Mỹ chủ trương hợp
tác “kinh tế và ngoại giao”
với
Trung Quốc với điều kiện là Hoa Kỳ là “siêu cường
lãnh đạo” tại châu Á Thái Bình Dương. Song song
với chiến lược này Mỹ cũng tăng cường hợp tác
thương mại qua hiệp ước tự do mậu dịch TTP Xuyên Thái
Bình Dương, cùng với vấn đề nhân quyền.
Các
tài liệu trên không đi vào chi tiết, nhưng dựa vào những
nét đại cương đó, ta có thể hiểu chính sách Mỹ như
thế nào?
Chiến
lược của Mỹ
Bản
báo cáo chiến lược quân sự đi song song với các điều
chỉnh về ngân sách quốc phòng và sẽ được công bố
trong vài tuần tới.
Theo
chiến lược mới thì Mỹ sẽ tiến tới một quân đội
nhỏ, gọn nhưng linh hoạt để phục vụ cho việc nâng
cao vai trò của quân đội Mỹ tại châu Á, trong khi vẫn
duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ ở Trung Đông.
Quân đội Mỹ sẽ chuẩn bị cho việc làm thất bại bất
cứ một nỗ lực nào của Iran trong việc đóng eo biển
huyết mạch Hormuz, cũng như sẵn sàng đối phó trước
tham vọng của Trung Quốc với các vùng nước quốc tế
trên Biển Đông.
Các
nhà chiến lược quốc phòng Mỹ đã đưa ra thuyết quân
sự mới về kết hợp các lực lượng hải-không chiến
làm giảm hữu hiệu của chiến lược Trung Quốc gọi là
anti-access/area denial (A2/AD). Việc điều chỉnh quân sự
của Mỹ sẽ mở đường cho việc giảm số quân đóng
tại nhiều nơi trên thế giới như tại châu Âu.
Ngày
26/01/2012, BT quốc Phòng Leon Panetta5/
cho biết là dự kiến ngân sách quốc phòng Mỹ cho năm
2013 sẽ vào khoảng 525 tỷ đôla, thấp hơn 2012 đã được
thông qua. Lục quân bị cắt 70.000 người, Thủy quân
lục chiến 20.000 người. Theo ông thì quân đội sẽ “là
một quân đội gọn nhẹ hơn, nhưng linh hoạt, uyển
chuyển, triển khai nhanh chóng hơn và tiên tiến hơn trên
mặt công nghệ’’ và chỉ có Châu Á và Trung Động là
ưu tiên.
Trung Quốc
cũng thấy đây là Mỹ “bao vây” họ vả dĩ nhiên sẽ
không ngồi yên 6/.
Việc cạnh tranh kinh tế, thương mại và quân sự đã
được thể hiện qua các cuộc họp WTO, họp về khí hậu
và về tài chính với G20.
NT Clinton có
nói là sẽ siết chặt quan hệ với đồng minh (Nhật, Nam
Hàn, Taiwan, Philippines, Singapore và Úc) và cũng có quan hệ
với các nước khác như Ấn, Indonesia kể cả đối với
VN. [Về phần VN 7/
nhà phân tích Robert Karniol, vừa có bài nhìn nhận 'VN đang
chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền
của mình trên Biển Đông'. Ông cho rằng VN đang học kinh
nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến
lược quân sự đối với Đài Loan. Theo ông, Trung Quốc
đang phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng
với Hoa Kỳ gọi là phương thức chống tiếp cận hay
anti-access/area denial (A2/AD). Theo ông Robert Karniol, VN đang
ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc. Theo ông thì VN
mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp
Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp
cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng
mà chú ý đến tính năng].
Đối
với VN, về chính trị thì phái đoàn Thượng nghị sĩ
(TNS) Mỹ gồm John McCain (Arizona), Joseph Lieberman
(Connecticut), Sheldon Whitehouse (Rhode Island) và Kelly Ayotte
(New Hampshire) có mặt tại VN ngày 19/01/2012 còn có một số
vấn đề trước khi VN có thể trở thành đối tác với
Mỹ. Các TNS Mỹ không tin rằng sẽ hay cần có đối đầu
với Trung Quốc và TNS Joseph Lieberman cho rằng VN và Mỹ rõ
ràng có những mối quan ngại chung về việc Trung Quốc
khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. "Đây
là điều không chấp nhận được đối với cả VN và
Mỹ", Theo vị thượng nghị sĩ bang Connecticut, việc
khẳng định chủ quyền phải thông qua biện pháp thương
lượng hòa bình hoặc thông qua luật pháp quốc tế.
Nhưng
nếu nghiên cứu kỹ các tài liệu thì mặc dù lúc nào
quân đội Mỹ cũng sẵn sàng cho mọi tình huống, ta có
thể thấy là lúc nào Mỹ cũng để cửa ngỏ cho Trung
Quốc. Chiến lược quân sự của Mỹ cũng thấy là việc
trổi dậy của Trung Quốc cũng được coi với cặp mắt
nghi ngờ - e dè của Ấn Độ, Nhật và Úc. Việc này cũng
sẽ giúp Mỹ trong chiến lược quân sự và Mỹ sẽ ở
thế mạnh để kềm TQ hầu tránh
một cuộc phiêu lưu quân sự có thể xẩy ra từ phía
Trung Quốc tại Biển Đông hay tại Thái Bình Dương. Với
chiến lược quân sự kinh tế (TPP) và ngoại giao, Trung
Quốc sẽ khó mà “trục xuất” Mỹ khỏi Thái Bình
Dương.
Tạm
kết:
Mỹ
dàn binh, bố trận, lúc nào cũng sẵn sàng, liên kết thêm
đồng minh. Họ cũng không có ý định chiến tranh với
Trung Quốc. Chiến lược quân sự của Mỹ là họ sẽ ở
thế mạnh hầu kềm TQ. Mục tiêu là Mỹ và đồng minh
của họ muốn đưa Trung Quốc đi đến một giải pháp an
ninh và hoà bình qua hợp tác ở Biển Đông và Thái Bình
Dương.
TS
DXQ
2/
Carlyle A. Thayer, Southeast Asian Affairs 2011, The US, China and
South East Asia, Institute of Southeast Asian Studies
4/
Patrick
M. Cronin and Robert D. Kaplan: “ Cooperation from Strength: US
Strategy in the South China Sea”, Center for a New American
Security, Jan 2012
Ceration from Strength
The
United States, China and the South China Sea
COOPERATION FROM STRENGTH: U.SRATEGy AND THE SOUTH CHINA SEA
5/
Reuters 26/1/2012
6/
Gideon
Rachman “The
End of the Win-Win World
-
Why
China’s rise really is bad for America and other dark forces at
work.”
24/1/2012
7/
BBBVietnamese.com, “Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt
Nam” - thứ hai, 16 tháng 1, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét