Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Buồn Vào Lúc Cuối Năm
Vi nhân nan (Khổng Tử)
Báo Người Lao Động, số ra ngày 5 tháng 12, có đăng một mẩu tin ngăn ngắn:
“ Sáng ngày 5-12, ông Nguyễn Kim Hùng (79 tuổi, trú tổ 2, khu vực 4, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định) đi đánh cá tại đoạn sông gần cầu Mới thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn thì mất tích.”
André Menras: Từ cuốn sách ‘Chúng tôi lên án: Trở về từ nhà tù Sàigòn’ tới phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ bị CSVN cấm chiếu
Trùng Dương
Sáng nay, hai ngày trước khi bước sang năm 2012, chị bạn bên Pháp chuyển cho cái link phim tài liệu “Hoàng Sa, Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, thấy ghi là do André Menras Hồ Cương Quyết thực hiện. Phim có tựa tiếng Pháp là “La Meurtrissure - Painful loss”. Phim dài 59 phút, bị chính quyền Cộng sản Việt Nam cấm không cho trình chiếu trong buổi ra mắt ngày 29 tháng 11 vừa qua, khiến nhiều khách mời phải chưng hửng ra về, và nhà làm phim cũng ngỡ ngàng, bối rối.(*)
![]() |
Hình trang YouTube về cuốn phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Niềm đau mất mát” (Ảnh Trùng Dương) |
Trong thư chuyển tiếp, thấy ghi lại lời của ông Menras: “Các nhân viên an ninh đă đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung quốc cướp bóc, đánh đập và hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
HỒ XUÂN HƯƠNG TIẾP-TỤC RA VỚI THẾ-GIỚI
Nguyễn Ngọc Bích
Cách đây kể cũng có đến gần 10 năm, tôi được mời để dự một hội-nghị quốc-tế về Hồ Xuân Hương. Biết tôi là người đã bỏ công ra dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Anh từ khá sớm(1) và có lẽ cũng vì được người ta mách là tôi biết nhiều thứ tiếng nên ban tổ-chức còn muốn tôi làm diễn-giả chính để nói ngay từ ngày đầu về đề-tài "Hồ Xuân Hương đi ra với thế-giới." Tôi có thưa lại đây là một đề-tài quá rộng lớn, không thể hoàn-tất trong một sớm một chiều được. Tôi sẽ chia đề-tài ra thành nhiều chương nhỏ, chủ-yếu là dựa theo ngôn ngữ: tỷ-dụ, thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh làm sao, rồi đến thơ bà dịch sang tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Nhật v.v. Vì thơ bà không thể dịch đằng-thằng được, thơ bà phần lớn là hai nghĩa, nếu chỉ dịch theo một nghĩa (tỷ-dụ, nghĩa đen mà không lo dịch nghĩa bóng) thì sẽ mất hết ý-nghĩa. Song muốn làm vậy thì ngôn ngữ đối-tượng cũng phải có đầy đủ những tài-nguyên như ở trong tiếng Việt khá lắt léo, phức-tạp của bà Hồ --tóm lại, một sự không thể hay gần như không thể trong một ngoại-ngữ. Cứ chỉ riêng những vần oái oăm mà được bà đem ra sử dụng trong một số thơ của bà là đủ làm cho người dịch điên đầu.
ĐỌC ‘XE LÊN XE XUỐNG’ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Phạm Xuân Đài
Cuốn tiểu thuyết kể chuyện về hai chuyến xe, một chuyến đi lên và một chuyến đi xuống. Lên là lên miền mạn ngược, vùng biên giới Việt Nam và Trung Hoa, và xuống là từ vùng ấy xuống đồng bằng. Câu chuyện chỉ trong hai chuyến xe ấy thôi, mà bao trùm cả hai cảnh giới âm và dương, của quá khứ và hiện tại, của tình yêu và cay đắng, của man rợ và ác mộng, của chiến tranh và tội ác. Đặc biệt đấy là những điều chưa từng được ai nói ra, nhất là trong ngôn ngữ của tiểu thuyết. Và cũng chính vì thế, bản thảo phải đi một quãng đường khá xa, từ Hà Nội sang tận Nam California, để được đến với người đọc.
ĐÔI DÒNG ĐIỂM SÁCH CỦA CÁC NHÀ VĂN HỌC NGUYÊN SA VÀ ĐẶNG TIẾN VỀ THƠ TRẦN VĂN NAM
Trần Văn Nam ghi lại
I/ Trích lại bài tựa của thi sĩ NGUYÊN SA:
Tình yêu trong thơ Trần Văn Nam là một tình yêu lớn (1). Nếu so với âm thanh, tình yêu đó là một bản hòa tấu (2), nếu mượn màu sắc để so sánh, tình yêu trong thơ Trần Văn Nam hiện ra như một cầu vồng ngũ sắc (3). Hình ảnh thiên nhiên có thật nhiều trong thơ Trần Văn Nam, bởi lẽ nhà thơ có một phần trái tim dành cho những cánh đồng thơ ấu của quê hương cũ, có những khu rừng thâm sâu kỷ niệm (4), có những biển mênh mông khi đe dọa, lúc an ủi ngày dứt áo ra đi (5). Những khúc nhạc lên tới đỉnh cao cảm xúc trong thơ Trần Văn Nam là tình yêu đam mê cất dấu trong những khu vườn êm đềm nhất của nội tâm (6).
Chân dung hay chân tướng nhà văn
Nhật Tuấn
NGUYỄN HUY THIỆP
![]() |
Nhà văn NGUYỄN HUY THIỆP |
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
Ghé thăm các Blogs: 30/12/2011
BLOG NGÔ MINH
QUẢN LÝ VĂN HÓA, VĂN NGHỆ : XƠ CỨNG VÀ TỤT HẬU
QUẢN LÝ VĂN HÓA, VĂN NGHỆ : XƠ CỨNG VÀ TỤT HẬU
Là một nhà báo, một công dân tôi đã đọc kỹ phần nói về văn hóa văn nghệ trong các Nghị quyết của Đại hội ĐCS VN. Đảng nêu khẩu hiệu :“ Phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội”, hay :“xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đáng buồn là tất cả những vấn đề nêu trên đã được nêu trong nhiều nghị quyết Đại hội Đảng nhiều khóa trước, nhưng không thực hiện , nên tình trạng quản lý văn hóa ngày càng tụt hậu so với cuộc sống xã hội đang đổi mới hàng ngày.
Trần Trung Đạo - Khi tiếng khóc chính là lời tố cáo
Trần Trung Đạo
Tang lễ của Mẹ Theresa năm 1997 tại Ấn Độ
Dù dưới một quan điểm tôn giáo nào, sự có mặt của con người trên thế giới này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Với tác giả bài viết này và có lẽ với nhiều độc giả, tiếng sóng vỗ vào thành ghe trong một đêm giông bão như vẫn còn vang vọng đâu đây nhưng đã hơn 30 năm rồi. Một triết gia đã viết, mỗi bước chân ta đi trong ngày là một bước gần hơn đến với ngôi mộ của mình.
Biển Đông: Gió đang đổi chiều
Trần Kinh Nghị
"Phép thử" dùng sức mạnh đã thất bại?
Tục ngữ nói nhiều về gió, như “gió chiều nào suôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Có thể nói chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bão ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại của Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây.
Phải có Ngày Quan chức – Tôi không đùa đâu!
Blog Hồ Bất Khuất
Ở Việt Nam đã có Ngày Nhà giáo, Ngày Báo chí, Ngày Thầy thuốc… Nhưng xem ra, hiện nay cần phải có Ngày Quan chức, mặc dù lĩnh vực này chưa được nhìn nhận là một ngành nghề. Nhưng tại sao lĩnh vực báo chí chỉ có vài chục ngàn người làm việc thì có Ngày Báo chí, trong khi đó số quan chức lên tới con số hàng trăm ngàn thì chưa có ngày của họ?
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Lãnh đạo VN và những thách thức trước mắt
Câu Chuyện Việt Nam tuần này xin được dành để mời quý vị theo dõi phần 2 của cuộc phỏng vấn riêng với chuyên gia quốc tế về các vấn đề Đông Nam Á Ernest Bower. Ông cũng là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cho Thủ Tướng Việt Nam. Tuần này, ông Bower nhận định về các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và nêu bật một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới. Mời quý vị theo dõi phần 2 trong câu chuyện giữa ông Ernest Bower và Hoài Hương sau đây.
"Thủ tướng Dũng là một nhà cải cách về phương diện kinh tế, ông đã cố gắng giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh"
Hoài Hương - VOA
Hình: Kham
"Thủ tướng Dũng là một nhà cải cách về phương diện kinh tế, ông đã cố gắng giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh"
Địa danh lịch sử Pắc Bó đã thuộc về Trung Quốc ?
Trương Nhân Tuấn
Hang Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Bản Bó Bẩm, cũng như các bản (làng) Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn là các bản (làng) thuộc xã Trường Hà có giáp ranh biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hang Pắc Bó là một địa danh lịch sử của những người cộng sản Việt Nam, từng là nơi trú ẩn của ông Hồ Chí Minh, lúc từ Quảng Tây (Trung Quốc) trở về VN lần đầu, năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại. Nơi đây cũng là bản doanh đầu tiên của các lãnh tụ đảng CSVN trên đất VN. Người ta gọi địa danh này là « thánh địa » của những người CSVN. Trên bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương 1948, địa danh Pắc Bó (ghi trên bản đồ là Pac Bo) ở về phía đông bắc xã Trường Hà (ghi là Trung Ha). Khoảng cách tương đối Pắc Bó cách đều cột mốc 108 và Trường Hà, khoảng 1 hay 2 km.
Hình : một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948.Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108…
Biển Đông dậy lòng
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
Chủ quyền Biển Đông
Tôi muốn bắt đầu bài viết ngắn này bằng việc nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS). Do đó, tôi sẽ nhìn vào những biến cố đang diễn ra xoay quanh vấn đề HS-TS từ góc độ chủ quyền, thay vì từ góc độ tranh chấp. Khi gọi những biến cố này là ‘tranh chấp,’ thì ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể vô tình mà đồng ý với Trung Cộng rằng đây là một vấn đề còn chưa được minh định. Khi gọi chúng là những biến cố liên quan đến chủ quyền HS-TS, chúng ta khẳng định quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong khu vực này, và xác nhận với thế giới rằng sự hiện diện của Trung Cộng là một hành động xâm lược.
2011: Năm của các mạng lưới truyền thông xã hội
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: REUTERS
Sở dĩ quần chúng, những con người hoàn toàn vô danh, không gắn liền với một đảng phái, không có lãnh tụ và không được dẫn dắt bởi bất cứ một lý thuyết gia nào, có thể lật đổ các chế độ độc tài, làm nên những cuộc cách mạng vang dội ở Trung Đông và Bắc Phi là nhờ một yếu tố kỹ thuật mới chưa từng có trong lịch sử: mạng lưới truyền thông xã hội, bao gồm, trước hết, hệ thống điện thoại di động, email, Facebook và Twitter.
Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc?
Quỳnh Chi, RFA
Nhân chuyến công du vừa qua, Phó chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, nhắc Việt Nam mau chóng thành lập “Học viện Khổng Tử” để tăng cường hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Việc này sẽ đem lại những gì cho Việt Nam?
Wikimedia Commons
Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử trong cuốn Thần thoại
và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner
và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner
Hối thúc
Trong cuộc hội đàm ngày 21/12/2011 của ông Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Việt Nam, vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết mong muốn “thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện tiến lên 5 phương diện”. Một trong những phương diện ấy là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế, đào tạo nguồn nhân lực. Nhấn mạnh điểm này, ông Tập cho biết mong muốn “nhanh chóng xây dựng Học viện Khổng Tử tại Việt Nam”.Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
Người Việt không bị Hán hóa
Ngô Nhân Dụng
Cả tuần nay người Việt trong và ngoài nước kháo nhau về chuyện 5 sao với 6 sao. Ông Mao Trạch Đông đặt ra cờ 5 sao có ý nói Đảng Cộng sản của ông ta (sao lớn) lãnh đạo bốn giai cấp xã hội (4 sao con). Có người lại nói 5 ngôi sao đó tượng trưng 5 chủng tộc: Hán (sao lớn), và Mãn, Mông, Hồi, Tạng (4 sắc dân nhỏ). Giải thích như thế để suy ra là khi cho trẻ con Việt Nam cầm cờ 6 sao đi đón ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói Trung Quốc có 6 chủng tộc; ngôi sao thứ sáu mới thêm vào là giống dân Việt! Ví thử lúc ông Bush hay ông Obama sang Việt Nam mà thấy các học sinh cầm lá cờ Mỹ vẽ 51 ngôi sao thì chắc người mình cũng tha hồ suy diễn đùa cợt như vậy! (Cờ nước Mỹ có 50 ngôi sao, cho 50 tiểu bang).
XIN THẮP HƯƠNG VÁI LẠY LINH HỒN MỘT VĂN NGHỆ SĨ CHÍNH TRỊ GIA MỚI QUA ĐỜI
Tô Hải
Cố Tổng thống Czech Vaclav Havel |
Phải chờ đến sáng nay (24 tháng 12/2011), sau khi lướt qua mọi tờ báo- công- cụ- tuyên- truyền, nghe hết các chương trình Ti vi suốt ba ngày qua thấy…im re mình mới quyết định :
Dù có sắp chết đến nơi cũng phải nói lên vài điều với lớp trẻ VN hôm nay rằng:
Trưa hôm qua thứ sáu, 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha, thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.
Dù có sắp chết đến nơi cũng phải nói lên vài điều với lớp trẻ VN hôm nay rằng:
Trưa hôm qua thứ sáu, 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha, thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.
Một thóang Úc châu.
Bút ký của Đoàn Thanh Liêm
Opera House và cầu Cảng Sydney |
Cuối năm 2011 vừa đây, tôi có dịp qua bên xứ Úc châu trong gần cả một tháng. Công việc chính yếu là để tham dự Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Buổi lễ năm nay được tổ chức tại thành phố Melbourne cũng vào đúng ngày 10 tháng 12 - như hàng năm Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ) vẫn lựa chọn - để kỷ niệm Ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại thành phố Paris – thủ đô nước Pháp - vào năm 1948, tức là cách nay đã 63 năm.
TỪ ĐẾ QUỐC TẦN HÁN ĐẾN ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Ngày nay, cùng với người Việt trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế.
CHỈNH-HUẤN
Nguyên tác Anh ngữ: Hoàng Văn Chí
Bản dịch: Mạc Định
Chương 11
Người đầu tiên muốn mang phương-pháp Chỉnh-huấn của Trung-cộng áp-dụng tại Việt-nam là Thiếu-tướng Nguyễn-Sơn, hồi 1948, làm Khu-trưởng Khu 5 (từ Thanh-hóa đến Thừa-thiên). Trong khoảng hai mươi năm về trước, Nguyễn-Sơn là cán-bộ quân-sự cao cấp của Hồng Quân Trung-Hoa. Ông là người tính-khí rất đặc-biệt và đã sống một cuộc đời vô cùng gian lao. Nhờ vậy mà ông đã được Trung-cộng suy-tôn là “Anh-hùng Dân-tộc của Trung quốc” và xuýt nữa ông đã trở thành Tito của Việt-Nam.
XE LÊN XE XUỐNG
Đầu năm 2012, phải tìm đọc cuốn tiểu thuyết vô cùng độc đáo
của NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Ý kiến một vài cây bút văn học trong và ngoài nước về Xe Lên Xe Xuống:
* Với bút pháp trinh thám đầy mật mã, tác giả thám hiểm nhiều cuộc đời, nhiều lớp thời gian, trùng lấp, chồng chất lên nhau, vẽ nên nhiều chân dung độc đáo trong cảnh kháng chiến đánh phỉ, cảnh chiến tranh Bẩy Chín-Tám Tư, cảnh làm tình, cảnh thanh toán, buôn lậu, ma tuý, cảnh lùng bắt, cú vọ... Nhiều mặt trận, nhiều thực tại được giấu sâu trong lòng đất, ở những địa đạo, dưới những nấm mồ, không ai dám nhắc đến trong "sử sách" vì tính chất "tiêu cực" của nó. Qua những mật mã, chúng đội mồ hiện lên như những bóng ma người người lớp lớp lũ lượt chồng chéo lên nhau như một định mệnh, một nhân quả về tội ác, không phân biệt ranh giới âm dương.- Thụy Khuê
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Hội Nghị Siem Reap Một Thỏa Hiệp Mong Manh [08-12-2011] Cho Dòng Chính Mekong Không Nghẽn Mạch
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
& VN 2020 Mekong Group
NGÔ THẾ VINH
“Là một con sông quốc tế, Mekong là mạch sống cũng là mẫu số chung nối kết hơn 70 sắc dân trong lưu vực. Phát triển bền vững, bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong là bảo vệ cả một nền văn minh sông nước lúa gạo và cá, bảo đảm an toàn nguồn thực phẩm cũng là duy trì ổn định và hòa bình cho toàn vùng Đông Nam Á. Vội vã xây con đập Xayaburi với đầy những khiếm khuyết là một khai thác hủy hoại có thể đưa tới một tương lai nghèo khó và tệ hại nhất là khả năng mở ra những cuộc tranh chấp nóng vì nước – như một tổn thất lâu dài không thể hàn gắn nhân danh phát triển nhưng lại là bước phát triển rất ngắn hạn.”
SANG XỨ LÀO NHÌN LẠI XỨ TA
Hạ Long Bụt sĩ
1- Phòng khách khách sạn Inter City- Vientiane, bên bờ sông Mekong, trang trí lối cổ, tôi đếm được 11 cái trống đồng lớn nhỏ. Dân Lào không chắc có phải là chủ nhân ông đầu tiên của Trống đồng, nhưng cũng như Thái, chùa chiền thường trưng trống đồng, đôi khi mặt bàn và 2 ghế đẩu làm kiểu trống đồng, rõ ràng văn hoá trống đồng còn sâu đậm trên đất Lào, mà Việt Nam ta tự hào-hay tự kiêu- là sư tổ của nền văn hoá này, thì chẳng thấy đình chùa nào bày biện trống đồng, có chăng là nay cho in hình trống đồng lên áo dài, lên khăn ! Ta bỏ hay quên văn hoá ấy, nhưng Lào thì vẫn giữ gìn trân trọng, dù là phiên bản, biết đâu họ cũng là bộ tộc, từ vùng Bách Việt/Vân Nam đồng sáng chế những chiếc trống đồng, vại đồng…tinh xảo và chất chứa đầy ý nghĩa văn hoá đó?
2- Dân Lào, và các bộ tộc miền núi, hoà đồng bên nhau, tấp nập chợ đêm, hiền hoà, tuy đã biết nói thách, nhưng không thấy vẻ gian giảo quỷ quyệt. Cả Vientiane lẫn Luang Prabang dân ít, sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, thủ đô Vientiane lác đác lảng bảng vài lá cờ búa liềm, Luang Prabang-khu phổ cổ rõ nét Pháp, đẹp, ấm cúng, thân mật, nhiều lá bùa đỏ hơn… ôi các thầy phù thuỷ Sô viết-Do Thái-Pháp… còn làm khổ dân Lào hồn nhiên, tử tế đến bao giờ !?
3- Bên này là Lào, bên kia sông là Thái, con đò băng ngang dòng Cửu Long khúc Luang Prabang khá rộng, chở người, hàng hoá, xe máy… Lào dùng cả tiền Baht Thái, nhưng không dùng đô la. Họ có tinh thần độc lập không vọng ngoại, ngoại trừ mấy ông phù thuỷ ý thức hệ, ảnh hưởng tả phái Pháp, vọng Nga-Tầu, bây giờ đang bị kẹt cứng, dân Lào xầm xì, hai tỉnh phía Bắc mất với Tầu rồi… Với dân số 7 triệu người, diện tích 230,000km2 lớn cỡ 2/3 Việt Nam, Lào quả rất khó bảo toàn biên cương dài dằng dặc.
4- Tới nơi mới thấy dân Lào có một nền văn hoá vững chãi, bám chắc chiếc phao tâm linh qua Phật giáo Nguyên thuỷ Theravada. Những ngôi chùa, đền, cả vài trăm năm tới ngót nghìn năm , được Unesco hay Mỹ, Pháp, Đức tài trợ trùng tu, bóng cây bồ đề rờm rợp, thường cất trên đồi cao, dọc theo bờ sông Cửu… không có một ngôi chùa cổ Việt Nam cùng thời nào-chùa Dâu, chùa Trăm Gian, Thiên Mụ… có thể mang ra so sánh, hình rồng Lào rất đặc sắc : mình dài, mảnh mai, không dữ dằn như rồng Tầu, rồng ta với cái đầu lân, miệng há toang hoác… nhớ lại chùa Hương với hai con rồng tô vàng đỏ râu ria loè loẹt mà phát ngượng ! Ông bạn họ Hà, kỹ sư công chánh, chỉ ba lớp mái chùa cong chồng nhau giải thích : khe hở giữa các mái làm không khí lưu thông, khí nóng bốc lên, khí lạnh vận chuyển… kỹ thuật xây cất cổ đã đạt mức rất cao. Bản sắc Tiểu thừa qua bóng những nhà sư chú tiểu đi khất thực, được quốc tế khuyến khích giữ gìn truyền thống đẹp qua các bảng thông cáo tiếng Anh-Pháp mọi nơi, chợ đêm bán hình vẽ Phật giáo, tượng, hình lá bối, kinh chữ Phạn… không nơi nào thiếu, khác xa cái văn hoá Tầu, bàn thờ ông địa, thấp lè tè mặt đất của văn hoá duy vật duy tiền, dĩ thực vi tiên Tầu- Việt hiện nay.
5- Không gặp ăn mày ăn xin, lạ là không có ruồi, gần như không có muỗi ! món ăn, nghe nói thực phẩm chở từ Thái qua, có vị riêng, cá nướng, mực, gà nướng…quán bar quán rượu, những cô gái móng đỏ…phục vụ du khách Âu, Mỹ không nhiều lắm, đa số da ngăm ngăm đen giống Cao Miên hơn là trắng trẻo như Thái Chieng Mai. Thủ đô Vientiane có 194,200 dân, bằng dân số Hà Nội thời 1953-54, vỉa hè còn rộng chỗ cho khách bộ hành, không bị hàng quán chiếm lấn như Sài gòn- Hà Nội nhân mãn.
6- Anh kỹ sư trẻ người Lào, U Dong, gia đình vượt biên ngang sông Cửu 1975, tỵ nạn ở Thái rồi sang Mỹ, nay, trở về tìm gặp và lấy một cô vợ bác sĩ Lào… Gia đình trí thức Lào này, hai bác sĩ, một nha sĩ, sống cùng nhau trong khu nhà vườn rộng, mấy bà cô dì đã già của anh kỹ sư, đang ngồi xếp lễ vật cúng dường Phật, đứng lên chắp tay chào khách, hình ảnh cung cách in hệt một gia đình ở lục tỉnh miền Tây Nam Việt… bất giác tôi nghĩ tới gạch nối văn hoá Phù Nam, Kmer xưa lan tới cả phía Bắc Lào, và mảng văn hoá Phật Tiểu thừa từ Ấn-Tích Lan qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên... dọc theo sông Cửu và sau này bị văn hoá duy lý Tây-Tầu pha loãng đi, nếu để nguyên, dân tình Lào phóng túng, hồn nhiên, thật thà, đâu có biết trò chơi tâm với vật, tiền với danh, trên mảnh đất Phật hiền hoà ấy !
***
Chỉ có 4 ngày 3 đêm, một thoáng xứ Lào, mà đã làm du khách quyến luyến : phía Bắc Luang Prabang, với thác nước, rừng, voi... cùng địa hình địa vật với Sa Pa, núi cao 2800m, phía Nam sát Cao nguyên Việt, gần Cao Miên với cố đô Champasak, Vat Phou (2), hẳn có liên quan tới Champa Việt Nam ? Đất Lào hàng xóm tốt, ăm ắp di tích cổ sử, nên là điểm đến du lịch cho người Việt trong và ngoài nước.
Qua thăm Lào mới thấy ở nhà “nhất vợ nhì con” là lố bịch, Tầu- Việt theo Phật Đại thừa với triết lý cao xa dành cho cao tăng học giả, không tạo được cơ bản cho bình dân an trú như Tiểu Thừa. Có lẽ dân Lạc Việt, Hán, Hàn không có căn cơ theo Phật chăng ? cho nên mới thi nhau bê Mác Lê về thờ, mang ông Địa ra cúng, đồng cốt xin xâm, bát nháo, không biết là vật thần quỷ thần hay ma giáo, thậm chí dân chúng Sàigòn ngày rằm, ngày mùng 2 âm, lũ lượt đi lễ chùa Ấn Độ, bà chúa Ấn thiêng cầu gì được nấy ! mà chẳng ai biết Ấn giáo, Hồi giáo là gì ! Ngay ở khách sạn người ta cũng hương hoa xì xụp cúng bái đầu chiếc xe Camry của ông chủ, số bậc thềm xây theo phong thuỷ tránh số 4 (sinh lão bệnh tử) tứ-tử, bắt chước Tầu… Cho nên tin mật wikileaks Tầu muốn nhập Bắc Việt vào Trung Quốc không hẳn là tuyệt đối vô lý theo mắt nhìn của Tầu ! Đã có lần, trên TV Việt Nam XHCN, họ nói Phật giáo là duy vật vô thần (1), viên đại sứ Tầu tới thăm di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, nhân ngày lễ 600 năm, vô tư phát biểu: sẽ cho học giả Trung quốc sang nghiên cứu, đây là niềm hãnh diện lịch sử chung (Hồ Quý Ly vốn gốc Tầu Chiết Giang đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu!).
Sơ lược NIÊN BIỂU Lịch Sử Lào
500 BC-800 CE cánh Đồng Chum dùng chứa xương người, vật dụng, hay chứa rượu cất cho chiến sĩ ?, từ 2000 năm xưa, 300 chiếc chum còn nguyên vẹn, số khác bị bom đạn thời 1960 làm vỡ nát ( quân CS Pathet Lào chiếm khu này)
200-300 chùa Wat Phu xây trên di tích tiền sử Ấn giáo
Tk 8-14 : dân từ Nam Trung Hoa di xuống đất Lào, trọng điểm là tk 11-12, họ là dân Nam Chiếu Bách Việt chạy giặc Mông Cổ di xuống như dân vùng Bắc Thái/Chieng Mai ?
889-1324 : thuộc đế quốc Kmer thời đại Angkor, phồn thịnh từ tk 6-15.
1353 vua Chao Fa Ngum khai lập vương quốc Lan Xang (vạn triệu voi), năm 1975 CS chối bỏ công lập quốc của FaNgum nhưng năm 2003 Lào hồi tỉnh, kỷ niệm 650 năm thống nhất Lào của vua Fa Ngum.
1479 Đại Việt xâm lăng Lào
1520 : chiến tranh liên miên cả 200 năm với Miến Điện
1548 Lào chiếm lại Chieng Mai ( đã bị Miến Điện chiếm 1511)
1560 rời đô từ Luang Prabang xuống Vientiane.
1694 Việt đánh Lào.
1713 vương quốc Lan Xang chia làm ba tiểu quốc dưới sự bảo hộ của vua Thái Lan, gồm Vien Chan, Luang Prabang và Champasack ( đi với Miến Điện nên bị Thái tấn công)
1805 vua Anouvong của Vien Chan đi với Việt Nam
1885 Thái xây thành luỹ ở Luang Prabang phòng ngừa Việt Nam
1886 : Lào ký với Pháp chia biên giới Việt-Lào
1893 Pháp đưa vua tiểu quốc Luang Prabang lên làm vua xứ Lào thống nhất.
1941 Nhật chiếm Lào.
1945 Pháp trả lại Thái phần đất Tây Lào/Cửu Long ( Pháp chiếm từ 1904)
1950 CS Pathet Lào kết bè CS VN chống Pháp.
14 tháng 4, 1953 Việt Minh xâm lăng vương quốc Lào với 40000 quân.
1956 Liên hiệp chính phủ với 3 thành phần Pathet Lào ( hoàng thân Souvanouvong), trung lập ( hoàng thân Souvanaphouma), bảo hoàng ( hoàng thân Boum Oum) đổ vỡ và tái lập mấy lần.
1961 : CIA dùng dân Hmong chống CS, khoảng 50,000 người Mèo bị chết trong cuộc chiến 60-75. Năm 2004 Mèo vẫn có 21 nhóm chống Cộng với 17,000 tay súng.
1973 Mỹ bỏ cuộc, Pathet CS Lào chiếm ưu thế trong chính phủ Liên hiệp.
1975 ngày 2 tháng 12 Lào quốc gia bị CS tràn ngập. Vua thoái vị.
1992 chủ tịch CS Kaysone chết.
1999-2000 phong trào dân chủ tự do dâng cao, từ bàn đạp biên giới Thái Lào với sắc dân Mèo quyết chiến (Vang Pao)
2007 : nạn tham nhũng hối lộ CS Lào nặng bậc nhất thế giới ( 168/179 nước)
2010 dòng Mekong 1500 km dọc xứ Lào nay cạn nước, khúc sông Vạn Tượng nông sờ lội qua được-10% tượng Phật bị mất trộm ! Kinh tế phụ thuộc Thái kể cả thực phẩm, thịt cá.
( tư liệu từ Google và tạp chí Muong Lao vol. 12 số 42 )
(1) kênh HTV3 18g20 ngày 6 tháng 12/2010 , chương trình Huyền Bí Sông Hằng, đoạn du khảo Myanmar-Thành nhà Hồ 2010 kỷ niệm 600 năm được Unesco công nhận, xem Google và phóng sự chiếu trên TV VN xhcn 2010.
(2) Vat Phou tên Sanskrit là Lingaparvata nằm dưới chân núi Phu Khao cao 1400m, núi có hình giống Linga thần Shiva Ấn giáo, xây dựng từ tk 7, qua tk 11-12 cùng thời Phật thịnh Lý Trần bên ta. Gần đấy còn có thành cổ Lingapura. Cùng văn minh kiến trúc Angkor Kmer, chùa chiền Lào ngang dọc cả 1-2 cây số, chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho mang nét kiến trúc này, hiện tại may ra chùa Bái Đính-xây giống thành cổ Tầu- có quy mô rộng lớn ngang, nhưng xây cất cách nhau cả trăm nghìn năm rồi ! Nam Vat Phou, 2km, có đền Thao Tao có nghĩa là thần Kim Quy, phải chăng liên hệ tới cổ sử huyền sử Việt ?Khi An Dương Vương chạy về Nam ( bờ biển Nghệ An) có thần Rùa hiện lên, từ Nghệ sang cánh Đồng Chum không xa !
LVV tháng 12-2011
Câu Hỏi Cuối Cùng
Trần Mộng Tú
Chó là một loài gia súc được thương yêu và thân mật với người nhất, vì chó thông minh và thân thiện. Ngoại trừ chó săn và chó dùng trong quân đội để phụ với các binh sĩ trong lãnh vực trinh sát, hành quân, thì không được thân thiện lắm vì nó được huấn luyện cứng rắn ngang với một binh sĩ, nhưng loại chó này cũng rất chí tình với chủ, nó có hữu ích về mặt thi hành nhiệm vụ ngang với một quân nhân.
Tôn giáo Việt Nam và cộng sản Hà Nội
Võ Long Triều
![]() |
Võ Long Triều (Hình: Dân Huỳnh) |
Lenin dạy đồng chí đảng viên của ông: Tôn giáo là á phiện của quần chúng. Do đó phải bài trừ tôn giáo để thay thế bằng “xã hội chủ nghĩa Mác-Lê” vào lòng tin của quần chúng. Mao Trạch Ðông diệt tôn giáo bằng cách thành lập tôn giáo quốc doanh và thẳng tay đàn áp, cấm đoán. Cộng sản Hà Nội học thuộc nguyên tắc hành động của quan thầy Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong việc thực hiện vì hai lý do. Thứ nhứt, dân tộc Việt Nam có lòng tín ngưỡng rất sâu đậm về Trời Ðất, Chúa, Phật, Thánh thần, niềm tin đó ghi vào tâm trí của người Việt. Thứ hai, dư luận quốc tế ngày nay hướng về sự tiến hóa của nhân loại trên con đường tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng.
S.T.T.D Tưởng năng Tiến – Thớt & Cá
S.T.T.D Tưởng năng Tiến
"Tao là cái thoi thóp chình ình trên thớt-
đụ má tụi mày cứ không ngớt mài dao!"
đụ má tụi mày cứ không ngớt mài dao!"
“Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hiện nay đang là một trong những gương mặt chính trị hấp dẫn nhất hiện nay ở Việt Nam trong mắt giới tri thức trong nước và giới quan sát chính trị nước ngoài, ông nổi tiếng với những phát biểu và những chỉ trích chế độ ngày càng nóng trong thời gian gần đây. Những phát biểu của ông được khuyếch tán tầm ảnh hưởng một cách tối đa và bài bản: Tuyên bố công kích trực tiếp vào chế độ + truyền bá qua những phương tiện truyền thông rất uy tín (VOA) và kèm theo những bức ảnh chụp chung với những lãnh đạo của chế độ mà ông đang công kích. Tuy nhiên, xin mạn phép cảnh cáo tiến sĩ Hà Vũ rằng cuộc phiêu lưu của ông đã sắp đến hồi kết thúc
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Ghé thăm các Blogs: 26/12/2011
BLOG NGUYỄN HƯNG QUỐC
Nhà nước đạo tặc
Nhà nước đạo tặc
Thời đại chúng ta đang sống, so với hơn hai ngàn năm lịch sử đã qua của nhân loại (không kể thời tiền sử, dĩ nhiên), có vô số những cái mới. Trong số những cái mới ấy có một cái mới rất đáng chú ý: hình thức ăn cắp mới.
Ngày xưa, thường, mất cái gì chúng ta biết cái đó. Đi làm hoặc đi chơi về, vào nhà thấy trống trơn, chúng ta biết ngay là có một vị khách không mời mà đến: đạo Chích. Mở cửa, nhìn ra sân, không thấy chiếc xe vẫn thường dựng và được khóa cẩn thận, chúng ta cũng biết ngay: có trộm.
2011: Năm cách mạng
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Hình: ASSOCIATED PRES |
Phần lớn giới sử gia và giới bình luận chính trị đồng loạt gọi năm 2011 là năm cách mạng. Đó là một trong những năm hiếm hoi đánh dấu những thay đổi lớn lao và ngoạn mục trên thế giới. Nhiều người ví nó với hai khúc ngoặt trong lịch sử: năm 1848 với cuộc nổi dậy của dân chúng đòi giải phóng nông nô, đòi bình đẳng và dân chủ, thoạt đầu xuất phát từ Pháp, sau lan rộng sang khoảng 50 quốc gia khác, từ châu Âu đến châu Mỹ La Tinh, được mệnh danh là “Mùa xuân của các quốc gia và mùa xuân của các dân tộc”; và năm 1968 với cuộc xuống đường liên tục và rầm rộ của hàng triệu học sinh, sinh viên và công nhân Pháp nhằm đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động cũng như quyền tự do và tự trị trong lãnh vực giáo dục và trí thức. Cả ba thời điểm 1848, 1968 và 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: những người dân bình thường đồng loạt đứng dậy chống lại chính quyền và thiểu số thống trị họ.
Kim Jong Il : Hai triệu người chết đói và một phút mặc niệm tại Liên Hiệp Quốc
Một phút mặc niệm dành cho Kim Jong Il tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc !!! Dù Chủ tịch Đại hội đồng cho biết chỉ là vấn đề nghi thức, nhưng người ta cũng không khỏi ngậm ngùi khi nhớ đến số phận của hai triệu người dân Bắc Triều Tiên đã chết đói.
Nhà báo, nhà văn Pháp Hugus Serraf và cũng là một blogger đã rất ngạc nhiên, khi hoài công tìm kiếm trên báo chí Pháp - cả báo in lẫn báo mạng – không hề thấy được một dòng nào nói tốt về ông Kim Jong Il ! Thật đáng kinh ngạc, vì xưa nay hiếm có một nhà độc tài nào bị « bạc đãi » như thế.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VIỆT NAM 2011: NGUY CƠ MẤT CHỦ QUYỀN
Đinh Xuân Quân
Nếu muốn đánh giá các sự kiện quan trọng liên quan đến Việt Nam trong năm 2011, ta có ba vấn đề dầy cộm như sau:
Tranh chấp Việt-Trung và Biển Đông – Trung Quốc (TQ) đòi 80% vùng này;
Kinh tế VN khó khăn - xuống dốc và Nhân quyền với dân VN
Trong tranh chấp Việt-Trung, ta thấy hình thành một cuộc bao vây TQ và có thể nói vào cuối năm 2011, TQ đã bị Mỹ chiếu tướng.1/
Xin cắn hạt dưa mà chịu đựng

Chưa bao giờ người giáo viên phải đối diện với những căn bệnh bỉ thử của xã hội nhiều như hôm nay. Nghề nghiệp cao quý chỉ mới đây vài thập niên được tôn vinh hết mực, được xã hội nể vì, được học trò kính trọng như một điểm sáng dẫn đường trong hành trình đi tìm tri thức nay đã thành điển hình cho những gì tan vỡ nhất trong cộng đồng.
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011
Vũ trụ Phạm Tăng
Thụy Khuê
Họa sĩ Phạm Tăng
Hội họa và thi ca, hai ngành nghệ thuật có những tương quan mật thiết, nhưng hiếm hoi là những nghệ sĩ làm sáng tỏ được mối tương quan đó trong tác phẩm của mình, từ Vương Duy. Họa sĩ Phạm Tăng vào thơ, theo lời ông "chỉ để trò truyện tâm sự với mình". Ông làm thơ tài tử. Sau hành trình hội họa dài của một họa sĩ Việt Nam, gây nhiều tiếng vọng bên trời Tây, tập thơ Phạm Tăng đầu tiên ra đời, như một món quà muộn. |
KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CƠN MƠ
Nguyên tác: No, I Was Not Dreaming
Tác giả: Pari Mansouri
Hà Quang Xương chuyển ngữ
Có một chuyện thật là lạ xảy ra cho tôi trong đêm qua. Nó kỳ lạ đến độ vào buổi sáng hôm sau tôi không có đủ can đảm để kể lại cho chồng và hai con tôi nghe. Tôi biết là khi nghe xong chuyện tôi kể, với tính tình thực tế và nhậy cảm, chồng tôi sẽ lo lắng và có thể khuyên tôi nên đến một nhà tâm lý học để được chữa trị. Mặt khác, cô con gái và cậu con trai của tôi, với tính tình vô tư lự, sẽ có thể nói: “Chắc là mẹ lại nằm mơ phải không?”
Dù sao thì tôi cũng chắc chắn một trăm phần trăm là chuyện xảy ra không phải là một cơn mơ và tôi thấy cần kể lại cho mọi người nghe.
Dù sao thì tôi cũng chắc chắn một trăm phần trăm là chuyện xảy ra không phải là một cơn mơ và tôi thấy cần kể lại cho mọi người nghe.
ĐỌC “CA KHÚC TƯỞNG NIỆM” (REQUIEM) CỦA ANNA AKHMATOVA
Nguyễn Minh Cần
Requiem (Ca khúc Tưởng niệm) là một trong những sáng tác nổi bậc nhất của nhà thơ A. Akhmatova. Bà đã phải gánh chịu biết bao khổ nạn trong những năm khủng khiếp dưới chế độ độc tài toàn trị. Requiem là tiếng khóc thảm thiết của người vợ, người mẹ, bị tước đoạt mất chồng, mất con - tiếng khóc không chỉ riêng cho nhà thơ, mà cho tất cả mọi bà mẹ, mọi bà vợ, mọi ông bố, mọi người con, mọi người yêu có người thân đang bị đày đọa oan uổng trong các nhà tù của chế độ bất nhân.
Tranh của họa sĩ N.Altman vẽ A,Akhmatova. Năm 1914
Trong mấy câu “Thay lời nói đầu”, nhà thơ nhắc đến “những năm khủng khiếp thời Ezhov”, tức là cái thời đen tối nhất ở trên đất nước vĩ đại có tên gọi là Liên Xô dưới sự cai trị tàn bạo của Stalin, nơi đã diễn ra nạn diệt chủng của những kẻ cầm quyền đối với nhân dân nước mình.
Cánh Thiệp Cuối Năm
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.
Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng. Thiệp có đặc tính chung là thường chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn, và hoàn toàn đã nhẵn – đại loại như:”…một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.” Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát (”tràn đầy”) cho toàn thể nhân loại.
NHẢY CHÂN SÁO
SONG THAO
Cô bé có khuôn mặt chẳng lấy chi làm bắt mắt nhưng ánh lên rõ ràng cái duyên hình như được chôn ngầm dưới một đồng tiền bên má trái. Một đồng tiền lẻ. Lẻ như cô đang bị nuốt chửng giữa một bầy du khách ngoại quốc dềnh dàng to béo đang vòng trong vòng ngoài vây lấy cô. Mấy chục cặp mắt đăm đăm nhìn cô, mấy chục cặp tai nghểnh lên hút những lời nói khi to khi nhỏ đang trào ra từ cái miệng thao thao của cô. Ðoàn chen chân vào đám thịt thà thừa mứa được gói ghém trong những manh quần tấm áo tuệch toạng của đám du khách chỉ chú trọng tới sự thoải mái vui chơi. Phiến đá cao dưới chân làm Ðoàn ngang vai với những thân người ô dề chấp Ðoàn cả vài chục cái vạch trên bàn cân. Tiếng nói lảnh lót Ðoàn nghe rõ mồn một mà chỉ bắt được những âm thanh trầm bổng. Quen thì có quen đó, nhưng ý nghĩa của những âm thanh quen thuộc này thì Ðoàn bù trất. Trước kia, hồi còn là sinh viên, Ðoàn cũng có học qua vài lớp tiếng Ðức, nói thì võ vẽ, viết thì nhăng cuội, đọc thì ẫm ờ nhưng thích thì thích lắm. Thế nên, lang thang giữa các nhóm du khách, chỗ tiếng Pháp, chỗ tiếng Anh, chỗ tiếng Hoa, chỗ tiếng Nhật, chỗ tiếng Tây Ban Nha rải rác từng đoàn trong hang Sửng Sốt này, Ðoàn sà ngay vào những âm thanh của thời sinh viên. Chỉ để nghe cho đã tai. Cô bé nói một thôi một hồi rồi dừng lại, dắt đám du khách tới một nơi khác. Ðoàn người khoảng ba chục cái đầu lênh khênh trên những thớt thịt bò mộng ngoan ngoãn đi theo cái dáng loắt choắt đầu một cái mũ cói, thân một chiếc áo bạc màu, một chiếc quần din bạc phếch không kém, thòng thêm một chiếc áo len quấn kín ngang hông được cột thắt hai tay áo thành một nút to bự trước bụng. Chiếc ba lô nhếch nhác, méo xẹo trên lưng như muốn vùi dập tấm thân mảnh dẻ chúi về phía trước. Ðoàn chuệch choạng đặt chân lên những phiến đá làm thành những bậc thang lúc lên lúc xuống. Hang mờ mịt trầm trầm như một thế giới không có thật. Những ngọn đèn nho nhỏ nằm bên những bậc thang hắt ra một thứ ánh sáng nhợt nhạt lên lối đi. Từng ngọn đèn pha giấu trong vách đá chiếu những vệt sáng lên những quần thể đá tạo thành những hình thù lạ mắt. Thỉnh thoảng một lỗ hổng trên trần hang bày ra những đám mây xanh ngắt vòi vọi trên cao như phô bày một thế giới khác, khoảng khoát, vời vợi, xa cách. Nước luồn lách giữa những tảng đá nằm chênh vênh như sẵn sàng đổ xuống bất cứ lúc nào. Thiên nhiên phơi ra bộ mặt nghịch ngợm quyến rũ mà con người chỉ dám trau chuốt bằng những tay vịn mỏng manh dọc theo lối đi, những thùng rác hình cá cùng chim đang há miệng đón chờ rác và những vệt ánh sáng ơ hờ được giấu khéo léo trong những hốc đá. Những gọt đẽo của thiên nhiên qua bao chu kỳ thời gian làm Ðoàn vẩn vơ nghĩ ngợi. Anh cảm thấy nhỏ bé trong bàn tay của Con Tạo.
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
ANNA AKHMATOVA - CA KHÚC TƯỞNG NIỆM (REQUIEM) - 1935 - 1940
Bản dịch từ tiếng Nga
của Nguyễn Minh Cần
VÀI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH
Một chiều mùa đông giá buốt ở Moskva, tôi đọc lại bài trường ca “Requiem” của nhà thơ Akhmatova. Tôi đã không cầm được nước mắt, nghĩ đến nỗi khổ đau lớn lao của biết bao bà mẹ, bà vợ, ông bố, ông chồng, anh chị em, người yêu, bà con... của các nạn nhân của đủ loại chế độ độc tài trên thế giới này - cả độc tài phát xít, cả độc tài cộng sản, cả độc tài quân phiệt, cả độc tài Hồi giáo, cả độc tài công an mật vụ... - đang rục xác trong các nhà tù. Thế rồi tôi quyết định bắt tay dịch trường ca này để hiến tặng tất cả những ai trong nước Việt Nam yêu quý của tôi đang chịu mọi nỗi thống khổ dưới chế độ bất nhân, với ước mong gợi được.trong tâm tư người đọc một chút rung cảm, một chút suy nghĩ, một chút hiệp thông, một chút ý muốn vượt thắng cái ác, vượt thắng chế độ bất nhân để được sống an bình, vui sướng trong tình thương, tự do và hạnh phúc.
Xin ghi lại đây vài lời
Về tác giả:
Anna Akhmatova (1889-1966) là bút danh của Anna Gorenko. Bút danh này bà lấy từ họ Akhmata của ông tổ phụ thuộc dòng họ bên mẹ là vị khả-hãn (khan) ở Orda. Bà là nhà thơ Nga nổi tiếng, đồng thời là nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học, dịch giả.
Vô thần là phản khoa học
Ngô Nhân Dụng
Nếu các đảng chính trị ở Mỹ cũng có một Ban Tuyên Huấn chắc họ sẽ phải đưa ra một chỉ thị, yêu cầu các đảng viên từ nay mỗi lần muốn chỉ trích ông tổng thống thuộc đảng đối lập với mình thì phải tính toán kỹ, rất thận trọng khi nhắm vào đích của người ta. Chớ có ai chọn lầm mục tiêu như một vị đại biểu tiểu bang Wisconsin. Dân biểu Jim Sensenbrenner đang bị cả nước chế nhạo sau khi phải viết thư xin lỗi bà Michelle Obama về những lời chỉ trích nhắm vào chỗ đằng sau của bà.
niềm tin từ tha nhân: món quà Giáng Sinh vô giá
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
“Có nhớ Chú không?”
Cái giọng Bắc rất nhẹ này, cái khuôn mặt gầy gầy có nụ cười rất hóm hỉnh này – dĩ nhiên là tôi nhớ chứ! Tôi nhanh nhẩu trả lời:
- Nhớ chứ! Cháu học chung lớp ESL của Thầy Duane với Chú. Hồi đó, Chú nói tiếng Anh nhiều hơn cháu. Bây giờ, cháu viết tiếng Việt nhiều hơn Chú.
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
![]() |
Nguyễn Đình Toàn (by Uyên Nguyên) |
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi
Bằng sức người vô hạn
Bằng sức người đầu đội trăm tấn bom
Tim mang nghìn dấu đạn
Tôi đã đổ mồ hôi đổ máu tươi
Để mong ở lại đây
Dù thế nào cũng ở lại đây
Xương Rồng Trổ Hoa
Hoàng Quân
![]() |
Xương rồng giáng sinh, Weihnachtskaktus, một trong những loại cây khá phổ biến trong mùa giáng sinh. |
Tối thứ bảy, thời giờ thừa thãi. Trời đang giữa đông, tôi chưa thể bận rộn với đám hoa lá cành ngoài ban công. Chồng con tôi đang xem phim. Chẳng rõ phim gì, với những màn đua xe ầm ỹ và những khuôn mặt đằng đằng sát khí. Nhẽ ra, tối nay chúng tôi đi xem văn nghệ. Cu Bi đã đồng ý ở nhà một mình, để ba mẹ ‘du dương’ buổi tối. Bao lâu rồi, hai tụi tôi chẳng hề đi đâu chơi, ‘chung mà riêng’ một bữa. Chúng tôi chỉ có thể xem chung phim điệp viên 007 mà thôi. Phim nào tôi thích, chồng tôi ngủ gục. Phim nào chồng tôi thích, lại nhiều xốt cà chua và tiếng bắp rang, tôi sợ gặp ác mộng. Thật ra, phim gián điệp 007 cũng nhiều màu đỏ và rất ồn ào tiếng súng. Nhưng đối với tôi, phim thuần là xạo, mua vui được vài tiếng đồng hồ, không cần nghĩ ngợi chi xa xôi. Ra khỏi rạp, tôi quên gần sạch bách nội dung phim. Tôi cứ chuyện nọ xọ chuyện kia. Bổn- phận -sự của James Bond, dù trong From Russia with Love hay Tomorrow Never Dies là uống rượu mạnh, chỉ lắc chớ không khuấy, gặp vài nhân vật nữ, giai nhân tuyệt thế, hát bài anh là lính đa tình, trăm trận trăm thắng... Vậy thôi. Cho nên, chu kỳ đi xi nê chung của vợ chồng tôi phụ thuộc vào tốc độ sản xuất phim này của hãng. Tức là trung bình 2 năm một lần, chàng nàng mới dung dăng dung dẻ, dắt nhau đi xem chuyện phim ...vui. Phim mới nhất của hãng, Die Another Day, chúng tôi không đi coi chung. Bây giờ có DVD, chồng tôi cắt nghĩa, kỹ thuật hình ảnh rất cao, cộng thêm hệ thống dolby surround gì gì đó, âm thanh thượng hảo hạng. Phim chiếu ở rạp xong, chờ vài tháng, các tiệm cho mướn. Về nhà, vừa coi, vừa ăn bánh phồng tôm, bò khô. Khỏi phải trời đông lạnh lẽo, khăn áo ra rạp mà chẳng ăn uống chi, buồn miệng. Mướn phim tối thứ bảy, sang chủ nhật vẫn có thể chiếu thêm 1 xuất nữa, hoặc chiếu thường trực. Tôi có thể vừa coi, vừa xếp áo quần, vừa lau chùi kệ tủ... Khi chồng tôi hỉ hả ‘trình chiếu’, tôi lẩm nhẩm tính, nếu xem phim, mất đứt gần 3 tiếng đồng hồ. Tôi còn cả đống việc phải làm. Thôi, để mai vậy, tối nay phải lo sắp xếp cho xong tủ lạnh, đồ ăn hàng hàng. Tôi còn phải coi lại mớ hoá đơn hàng tháng. Gì chớ khi nhận thư đòi tiền, tôi đa nghi như Tào Tháo. Tin tưởng thì tốt, nhưng kiểm soát tốt hơn. Tôi đang mê mẩn Lộc Đỉnh Ký, đến đoạn Vi Tiểu Bảo cùng với Song Nhi lên núi Ngũ Đài tìm vua Thuận Trị, rất hấp dẫn. Khuya nào, tôi cũng luyện cho đến khi hai mắt chống không lên... Bao nhiêu là lý do chính đáng buộc tôi phải để chàng 007 chờ. Tự nhiên tôi hiểu ra, tôi nào có mặn mà gì với mấy điệp vụ bí hiểm của James Bond. Tôi cũng chẳng ‘mết’ Sean Conery, hay Pierce Brosnan... Chỉ vì, tôi muốn đi chơi với chồng, với người yêu thuở ấy, để hâm nóng tình cảm có nhiệt độ vào đông của chúng tôi. Thôi, đành chịu, lại bớt đi một dịp để chúng tôi ‘bên nhau’.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Việt Nam được gì từ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?
Thanh Quang, phóng viên RFA
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức 3 ngày bắt đầu từ thứ Ba 20 tháng 12 này.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình -AFP
Hợp tác chiến lược Việt-Trung
Câu hỏi cần được nêu lên là chuyến đi của nhân vật sắp lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc có ý nghiã ra sao? Và Việt Nam nhân dịp này có mang lại ích quốc lợi dân gì không?
Nhìn lại năm 2011: Mười nụ cười buồn, cũng buồn cười
Bùi Tín (VOA)
Năm cũ 2011 sắp qua. Năm mới 2012 sắp tới. Xin mời các bạn ôn lại vài chuyện vui, những câu chuyện tiếu lâm hiện đại mà dân dã, để cười, cười mỉm, cười ồ lên hay cười ra nước mắt, cười để ngẫm nghĩ về sự đời.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhìn Bẩy Tưởng Ba
Khi bạn lên vùng cao, bế các cháu bé lên, sẽ thấy chúng nhẹ bỗng.
Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới... vừa lên ba!
Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại... văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!
Tiế́n sĩ Trần Đăng Tuấn
Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới... vừa lên ba!
Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại... văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN
Nguyên tác Anh ngữ: Hoàng Văn Chí
Bản dịch: Mạc Định
Chương 10
KIỂM-THẢO
Từ năm 1946 đến năm 1950, Việt Cộng thường tổ chức những buổi "phê bình và tự phê bình" rất bí-mật và chỉ dành riêng cho đảng-viên. Hồi ấy Ðảng đã tự ý giải tán và rút lui vào bí-mật, bề ngoài vẫn có vẻ dân chủ. Vì chỉ giới hạn trong một số ít đảng-viên, và trước khi "phê và tự phê" bao giờ cũng điều-tra cặn kẽ, nên kết quả rất khả-quan. Nhiều khi đảng-viên bị "phê" thành thật nhận lỗi, không cần đến sự "bồi dưỡng" của tập thể. Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi liên lạc trực tiếp với Trung Cộng, Việt Cộng thường tổ-chức những buổi kiểm-thảo cho cả đảng-viên lẫn cán-bộ ngoài đảng. Phương pháp này từ Hoa Nam, không phải từ Bắc-Kinh, tràn sang Việt-nam và "kịch-liệt" hơn phương-pháp "Phê và tự phê" nhiều lần. Người bị "phê" khoanh tay đứng trước hội-nghị trong khi mỗi người lần lượt đứng lên nêu khuyết-điểm của anh ta. Mọi người đã biên sẵn những khuyết-điểm nhận thấy nơi anh và dở sổ ra đọc. Sau đó hội-nghị phân tách và suy-luận để đạt tới kết luận là anh chàng bị "phê" quả có những tư-tưởng phản-động rồi dùng "áp-lực tập-thể" bắt anh ta phải thú-nhận khuyết điểm đã nêu ra.
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Ghé thăm các blogs: 22/12/2011
HÌNH ẢNH LÁ CỜ TRUNG QUỐC
TRONG LỄ ĐÓN ÔNG TẬP CẬN BÌNH
TRONG LỄ ĐÓN ÔNG TẬP CẬN BÌNH
Hình ảnh trên do BBC đăng tải trong chùm ảnh Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Bức hình cho thấy lá cờ Trung Quốc do em bé Việt Nam cầm trên tay có 5 ngôi sao nhỏ châu tuần quanh 1 ngôi sao vàng lớn, trong khi quốc kỳ nước này chỉ có 4 ngôi sao vàng nhỏ châu tuần quanh 1 sao vàng lớn (ảnh dưới): 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn ở Trung Quốc, ngôi sao lớn là dân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là tượng trưng cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)