Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Nuon Chea là quân cờ của Trung Cộng
Ngô Nhân Dụng
Trước phiên tòa ở Phnom Penh xét xử tội diệt chủng của chế độ Khờ Me Đỏ, bị cáo Nuon Chea đã bào chữa cho đám lãnh tụ cộng sản Campuchia bằng cách đổ tội cho đảng Cộng sản Việt Nam, và kết tội cả người Việt Nam ở Campuchia. Đằng sau màn kịch này có thể là bàn tay của Trung Quốc giật dây chính quyền Hun Sen, cố ý trình diễn tấn tuồng chống người Việt để gây khó khăn, đe dọa chính quyền Hà Nội.
LS Lê Công Ðịnh sắp được trả tự do, sẽ sang Mỹ
Người Việt Online
![]() |
Luật Sư Lê Công Ðịnh tại một buổi họp ở Sài Gòn hồi Tháng Năm, 2009, trước khi bị bắt. (Hình: AFP/AFP/Getty Images) |
SÀI GÒN (NV) - Luật Sư Lê Công Ðịnh, người bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 5 năm tù về tội “lật đổ chế độ,” có thể sẽ được trả tự do trong thời gian tới đây và “sẽ bị trục xuất sang Mỹ.”
Tin này được bà Anh, người trong gia đình Luật Sư Lê Công Ðịnh, xác nhận với với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 29 tháng 11, và nói rằng ông Lê Công Ðịnh sẽ được trả tự do trong thời gian rất gần, nhưng không biết chính xác thời điểm nào.
Một tín hiệu mới. Nhưng đừng vội mừng
Nguyễn Hưng Quốc
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng- Hình: Reuters
Trong cuộc trả lời chất vấn trước Quốc Hội Việt Nam vào ngày Thứ Sáu, 25 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đụng đến hai vấn đề nóng bỏng và ít nhất là cho đến lúc ấy, ông và giới lãnh đạo Việt Nam luôn luôn tìm cách né tránh: vấn đề chủ quyền trên Trường Sa, Hoàng Sa và hải phận Việt Nam cũng như vấn đề luật biểu tình.
CHUYỆN NƯỚC NGA TRƯỚC CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TỔNG THỐNG QUYẾT GIỮ NGÔI BÁU DÀI DÀI
Hoàng Trường Sa
![]() |
Trung tá Putin trong quân phục KGB |
Ngày thứ bảy 24.09.2011, một tấn tuồng được trình diễn trên sân khấu chính trị nước Nga: trước hơn 11 nghìn đại biểu tham dự đại hội XII của Đảng “Nước Nga Thống nhất” (Edinaya Rossya), Tổng thống đương nhiệm Liên bang Nga Dmitri Medvedev đăng đàn, long trọng đề cử Thủ tướng đương nhiệm Vladimir Putin ra ứng cử Tổng thống, và ông Putin trịnh trọng đứng lên vui vẻ nhận lời trong tiếng hoan hô như sấm dậy của các đại biểu, đồng thời ông tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ cử ông Medvedev làm Thủ tướng. Các đại biểu lại vỗ tay ầm ĩ. Xin lưu ý bạn đọc là dưới thời ông Brezhnev, đại hội XXVI của Đảng cộng sản Liên Xô đông đại biểu nhất cũng chỉ có 4994 người, họp ở Cung Đại hội. Còn đại hội Đảng của ông Putin đông hơn gấp đôi, không cung điện nào chứa nổi khối người khổng lồ đó, nên phải họp trên sân vận động lớn nhất nước Nga là sân Luzhniki ở Moskva!
TỪ THỰC-DÂN ÐẾN CỘNG-SẢN
Nguyên tác Anh ngữ của HOÀNG-VĂN-CHÍ
Bản dịch của MẠC-ÐỊNH
PHẦN 4:
CẢI TẠO TƯ TƯỞNG
CẢI TẠO TƯ TƯỞNG
"Thiên hạ thường tin những câu chuyện bịa đặt nhưng giản-dị, hơn là những câu
chuyện có thực, nhưng rắc rối, khó hiểu".
DE TOCQUEVILLE
Chương 9
Công Tác Tư Tưởng
Giới trí-thức hợp tác với Việt-minh và tham gia kháng chiến không thể nào công nhận Pháp có gián điệp hoạt động trong khắp xóm làng, và chỉ có những kẻ ngớ ngẩn vào bậc nhất mới tin câu chuyện Pháp nhờ mấy ông sư vẽ bản đồ hướng dẫn phi công Pháp trong các vụ oanh-tạc. Trong cuộc "Ðấu chính trị" không ai là không thấy bàn tay Ðảng giật giây và mọi người đều xác định là Ðảng dùng cả phương tiện hợp pháp lẫn bất hợp pháp để loại trừ những người không Cộng-sản ra khỏi hàng ngũ kháng chiến. Vì tin có Trung-Cộng viện trợ để thắng Pháp nay mai, nên Việt Cộng cho rằng cơ hội Cộng-sản-hóa toàn cõi Việt Nam đã đến nơi, và muốn Cộng-sản-hóa thì việc đầu tiên là tiêu diệt những phần tử sau này sẽ chống đối. Có người cho rằng ông Hồ đã trở tay diệt trừ những người kháng-chiến có xu-hướng quốc-gia vì ông không quên kinh nghiệm bản thân hồi hai mươi bốn năm về trước Tưởng-giới-Thạch trở tay diệt Cộng.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh?
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Hình: Center For Defense Studies |
Tôi mới đọc bài "Làm thế nào để Trung Quốc đánh bại Mỹ?" (How China Can Defeat America) của Diêm Học Thông (Yan Xuetong) trên tờ The New York Times. Một bài viết thật hay. Trong đó, Diêm Học Thông vạch ra kế sách để Trung Quốc có thể thắng Mỹ và trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới.
Sổ Tay Thượng Dân – K’ Tien – Chuyện Chuột & Người
Sổ Tay Thượng Dân – K’ Tien
Cách đây chưa lâu, có bữa, ký giả Hoàng Nam của tờ Tiền Phong hớn hở đi tin:
“Ngày 6 tháng 9 năm 2011 Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) cho biết, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện 2 cá thể sống (một đực, một cái) của loài thú được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm tại vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).
“Tin cho hay, các nhà khoa học đã phát hiện trong những loài chuột rừng được đồng bào Rục, xã Thượng Hóa (Minh Hóa) bẫy bắt để ăn thịt có loài chuột đá, tên khoa học Laonastes aenigmamus. Trước năm 2005, khi xem xét các mẫu hóa thạch, các nhà khoa học khẳng định loài chuột đá đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm. Loài chuột đá này có mình như chuột, đuôi như đuôi sóc, lông mịn như cầy và người Rục gọi là con ‘Ninh Cùng’”.
Dư luận sau phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng
Định Nguyên, thông tín viên RFA
![]() |
AFP PHOTO Phiên họp Quốc hội khóa XIII. |
Lâu nay vấn đề tranh chấp Biển Đông thường không được mang ra thảo luận hoặc chất vấn trong các kỳ họp Quốc Hội vì tính chất “nhạy cảm” của nó.
Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ
Thanh Quang, phóng viên RFA
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.
Từ trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, 19/11/2011. - AFP Photo/ Saul Loeb
Quyết tâm có mặt tại châu Á
Trong chuyến công du Á Châu - Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm Thái Bình Dương” của Mỹ - chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “trụ lại” ở đây.
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN
Nguyên tác Anh ngữ: Hoàng Văn Chí
Bản dịch: Mạc Định
Chương 8
DANH-SÁCH VIỆT-GIAN
Những người bị bắt và bị đấu tố trong cuộc "Ðấu tranh chính-trị" mà may mắn còn sống sót, thì bị đưa vào trại giam để công-an điều tra thêm. Vài tuần sau công-an tuyên bố là trong số những ngườI này quả có nhiều "Việt-gian" lợi hại, có chân trong một tổ chức bí mật, làm gián-điệp cho Pháp.
Trong năm 1951, nghĩa là hai năm về trước, Pháp có bỏ bom phá tan hệ thống dẫn-thủy nhập điền trong vùng Việt-minh kiểm-soát. Nhớ lại vụ oanh tạc này, Ðảng được dịp tuyên bố là chính những "Việt-gian" mà nhân dân đã "lột mặt" đã xui Pháp ném bom phá hủy các đập nông-giang. Ðảng còn nói rằng bọn họ đã vẽ địa-đồ các đập nước và các cầu cống và chuyển giao cho Pháp. Rõ ràng là một sự vô cùng phi-lý vì không có một người Việt-nam nào không hiểu rằng những cống và đập đó đều do Pháp xây-dựng và toàn bộ bản-đồ Việt-Nam và Ðông Dương đều do Pháp vẽ. Nói rằng Pháp quên không biết đập ngăn nước khổng lồ họ xây ngày trước bây giờ nằm vào chỗ nào và phải nhờ "Việt-gian" chỉ điểm mới nhớ ra thì cực kỳ khôi hài. Nhưng đối với cộng sản thì phi-lý không phải là một trở ngại cho tuyên truyền. Họ kinh nghiệm rằng đối với nông-dân chỉ việc nhắc đi nhắc lại một lý-luận thô sơ dễ hiểu thì dù phi-lý đến đâu cuối cùng nông dân cũng nhập tâm cho là thực. Ðặc biệt là nói về thực-dân Pháp và đế-quốc Mỹ thì kể hươu kể vượn thế nào cũng được, vì nhiều nông-dân suốt đời không hề thấy một người Pháp hoặc một người Mỹ. Một trung-đội trưởng Việt-Minh sau khi thắng trận Ðiện Biên Phủ về Hà-Nội hỏi dân thủ-đô có phải người Mỹ da đỏ hồng hào không. Ý hẳn anh ta chỉ nghe nói bên Mỹ có một chủng tộc thường gọi là Peaux Rouges. Ðối với trình độ kiến-thức như vậy thì dĩ-nhiên càng lý-luận giản-dị bao nhiêu, dân chúng càng ưa nghe bấy nhiêu.
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011
Ghé thăm các Blogs: 28/11/2011
BLOG QUÊ CHOA
ÔNG NGHỊ PHƯỚC CÓ PHẠM TỘI KHI QUÂN VÀ… ?
Nguyễn Duy Xuân
ÔNG NGHỊ PHƯỚC CÓ PHẠM TỘI KHI QUÂN VÀ… ?
Nguyễn Duy Xuân
Gần tháng nay ông nghị Phước bỗng dưng nổi tiếng bởi phát biểu hùng hồn tại diễn đàn Quốc hội khi ông tỏ thái độ hằn học đối với người biểu tình và đả phá luật biểu tình. Chưa hết, vào trang blog cá nhân của ông, càng thấy nhiều bất ngờ, đúng là “ngạc nhiên chưa” đối với một nghị viên của nước CHXHCN Việt Nam. Đọc qua một lượt các bài viết của ông người ta càng thấy rõ chân dung thực của “đại biểu QH” này.
Người Việt giết người Việt
Blog Viết Từ Sài Gòn
Nhìn hiện trạng đất nướchiện nay, nếu mở miệng nói người Việt đang giết người Việt thì cũng rất dễ chứng minh.
Nguyên nhân sâu xa của chuyện này là do bị lệ thuộc, bị xâm lược và nô lệ lâu dài, thành ra người Việt tự căn bản đã mất niềm tin vào người khác. Và đương nhiên, ở mức độ nào đó, cũng mất niềm tin vào chính mình.
Đất nước ăn trộm chó
Blog Lê Quốc Quân
Tôi suy nghĩ nhiều lắm khi đặt cái tít bài này. Vì dán nhãn một đất nước ăn trộm chó thì mình cũng khác nào thằng bắt chó. Nhưng đó là câu nói của thằng em họ tối qua khi nó mất đến con chó thứ 4. Những kẻ lưu manh lạ lùng trong xã hội này ngang nhiên cướp chó ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Bọn cướp dùng dây phanh làm một cái thòng lọng và tung vào cổ chó. Kẻ đằng trước rú ga, con chó chống cự lại đến mức tất cả chân của nó trượt trên đường, bật máu, sau đó nó quỳ xuống, đầu gối lết trên mặt đường đá khô khốc, máu bật ra và nước mắt chảy. Khi lịm đi thì bọn cướp giật lên, ôm ngang người và bỏ chó vào bao tải.
Chó bị gom vào các lò mổ
Cậu em nhìn thấy liền lấy xe máy phóng lao theo, rượt theo lên đoạn cánh đồng làng trên, bọn trộm chó dừng xe, rút kiếm ra và vẫy cậu em lại. Thương chó lắm, nhưng nó đành lau nước mắt và quay xe. Nó bảo thương con chó vô cùng, đau buồn đến nỗi nghĩ đến chuyện uống thuốc tự tử hoặc tự mình làm một quả bom nổ tung xác.
Gọi nhờ tư vấn, nó bảo: “Anh Quân ơi, tồn tại làm chi giữa đất nước ăn trộm chó này nữa”. Tôi bảo bình tĩnh vì nếu không mấy thằng phản động sẽ cười vào mũi nó, nói: “làm cách mạng gì cái ngữ mày, mất có con chó quèn mà cũng dọa ôm bom lên ủy ban”. Thực tâm, thằng em chỉ muốn có chế độ mới không có kẻ trộm chó. Nó bảo ngày xưa Lão Hạc, Chị Dậu đói khổ đến mấy, nuôi được con chó vẫn có thể bán kiếm tiền. Còn bây giờ ông Nam trong làng nghèo, neo đơn, chỉ có con chó làm bạn mà cũng vưà bị câu mất cách đây 3 tuần.
Theo nó, bắt trộm chó giờ đã trở thành phổ biến, trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi. Đêm đêm kẻ trộm chà đi xát lại những vùng quê miền trung nghèo đói, xác xơ để tìm cách bắt chó. Nó bắt của người khá giả lẫn cả những người mà tài sản chỉ có một con chó. Chúng đi xe máy, rồ ga, vòng đi vòng lại, kích thích chó trong nhà lao ra sủa, khi đó nó sẽ tung dây thòng lọng ra xiết cổ lôi đi. Nếu chó khỏe, tỳ chân chống cự lại thì vung gậy sắt quật ngang mõm, chó bất tỉnh ngay lập tức và chúng bắt bỏ vào bao tải. Chú Kiên có con chó 40 cân, sợ không kéo đi được nên bọn chúng dùng thuốc để đánh bả. Thuốc độc mua từ Trung Quốc, 250 ngàn một viên rất nhỏ dùng đánh được cả mấy tạ chó. Chó chết người Việt cũng ăn tất !
Không chỉ ăn trộm ở trong nước, kẻ trộm chó còn sang tận Lào bắt hết chó Lào, chó ở Lào ít đi, bọn trộm chó lại tràn sang bắt cả chó ở Thái Lan. Là đất nước theo đạo Phật, người Thái quý trọng và không bao giờ ăn thịt chó. Vì vậy, Chính quyền Thái đã bắt bỏ tù một số kẻ chuyên đi bắt trộm chó xuyên quốc gia. Nhưng những kẻ trộm chó người Việt vẫn chui lủi đi đập chó và vớt chó chết ở khắp vùng Đông Bắc Thái Lan.
Năm 1996, tôi gặp 1 khách du lịch Mexico anh ấy bảo: “Người Việt Nam vui vẻ nhưng sao họ cứ bắt chó nhốt trong lồng vậy. Những con chó đó đi đâu? ” 15 năm trôi qua, hôm nay qua mạng facebook cô bạn người Anh kiên quyết nói không bao giờ đi du lịch Việt Nam nữa: “Vì những ánh mắt khẩn nài của các con chó sắp chết bị chở đi trên đường phố cứ ám ảnh mãi”.
Đã bao giờ bạn nuôi chó hoặc nhìn sâu vào ánh mắt của một con chó quý chưa? Nếu rồi, chắc bạn sẽ thấy sự khốn nạn của những tay trộm chó. Nhưng khốn nạn hơn là cơ chế nào để tạo ra những con người lương thiện Việt Nam năm nào đã trở thành những kẻ ăn trộm chó lạnh lùng, thản nhiên. Có tên trộm bị dân đập chết, đốt xác, coi mạng người như mạng chó nhưng vẫn tiếp tục có nhiều người ăn cướp chó.
Ít đứa suy nghĩ sâu như thằng em họ. Nó bảo rõ ràng Chính quyền xã nó bảo kê cho bọn trộm chó. Nó bảo vì có những quan chức ăn cắp hàng tỷ đồng mà vẫn lên TV giảng đạo đức “oách” cho nên bọn trộm chó nó nghĩ mình tội trộm chó chỉ bằng trộm cái lông chân của dân nên cũng nhơn nhơn, thách thức. Nó bảo công an xã bảo kê vì có những chủ vựa chó trộm xây được nhà lầu, đào hầm ngầm để nhốt chó trộm ngay trong xã cứ 2 ngày xuất đi Hà Nội một chuyến hàng trăm con, dân biết hết mà Chính quyền vẫn làm ngơ. Sau đó nó trầm tư: “làm sao mà có được cái thòng lọng để trặc cổ chính quyền xã như trặc chó”.
Tôi can, bình tĩnh, bình tĩnh !
——————————————
Xin giới thiệu bài hùng biện hay nhất trong vòng 100 năm qua dành cho một con chó do luật sư Georges Graham viết. Xin trích lại nguyên văn cả Vietnamese & English.
BÀI BÀO CHỮA CHO CON CHÓ
Thưa quý ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.
Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.
Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.
Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.
Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
Georges Graham Vest (1830-1904)
Nguyên bản tiếng Anh:
A TRIBUTE TO THE DOG
By George Graham Vest
Gentlemen of the jury:
The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man’s reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.
The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man’s dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only be may be near his master’s side. He will kiss the hand that has no food to offer; he will lick the wounds and sores that come in encounter with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.
If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.
[1] Đầu đề là sử dụng lại câu nói của một người bị mất trộm chó.
Tâm sự của Trịnh Kim Tiến và Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Blog Mẹ Nấm
Mẹ Nấm - Hà Nội đầu đông trời se lạnh, hình ảnh ba người phụ nữ đơn độc trên đường đi tìm công lý, công bằng cho người thân mình, khiến khá nhiều người xúc động. Tôi tìm gặp họ, em Trịnh Kim Tiến - con gái bác Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân của trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, và em Nguyễn Thị Thanh Tuyền - vợ anh Nguyễn Công Nhựt, nạn nhân của công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Đừng nghe những gì ông Dũng nói
![]() |
Nguyễn Tấn Dũng |
Người Hà Nội (danlambao) - Thành thật lời đầu tiên cho tôi xin lỗi tác giả Ngọc Lễ của bài hát "Con Gái" vì tôi đã mượn lời trong bài hát của anh để viết bài này dù nó đang nói tới những cái không trong sáng như thông điệp dí dỏm mà bài hát mang lại.
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Đọc ‘Lững thững giữa Đời’ của Lê Thiệp: Những nét phác thảo chân dung báo chí Việt Nam tự do
Trùng Dương
Bìa sách “Lững thững giữa Đời” của Lê Thiệp, Tiếng Quê Hương, 2011. Sách đề giá 20 Mỹ kim, đặt mua tại nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044. E-mail: uyenthao1@yahoo.com.
Nhìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
Tính chất nhà văn trong nhà báo Lê Thiệp
Du Tử Lê
Lê Thiệp là thế hệ phóng viên báo chí đầu tiên của miền Nam, được đào luyện một cách chính quy, tính tới tháng 4 năm 1975.
Cùng với những tên tuổi như Ngô Ðình Vận, Dương Phục, Lê Phú Nhuận, Vũ Ánh... ông tốt nghiệp khóa 1 báo chí do cơ quan Việt Tấn Xã, Saigon, tổ chức.
Cuối cùng, Alexandre Dumas đã vào điện Panthéon
Thế Quân
Alexandre Dumas
"Thưa ông Alexandre Dumas,
Cùng với ông, là tuổi thơ, là những giờ say sưa âm thầm đọc, là sự xúc động, nỗi đam mê, là cuộc phiêu lưu, là niềm vinh dự đi vào điện Panthéon.
Xóm cũ
Nguyễn Ngọc Tư
Những gương mặt người. Những nóc nhà thưa. Những cây cầu khỉ. Mỗi khi nhớ về xóm cũ, hiện lên ngay trong đầu cái phác họa giản dị đó, cùng những cánh đồng, mảnh vườn xanh xanh đậm nhạt bọc quanh. Một con đường khấp khểnh băng qua xóm, bên lối đi lau sậy chập chờn.
VỀ LẠI BẾN SÔNG
HỒ PHÚ BÔNG
Năm năm rồi thì phải, có thể hơn kém chút xíu, đi lễ nhà thờ, một ông Mỹ đen, to lớn cỡ gấp rưởi tôi, đưa tay ra bắt tay tôi. Tôi định nói “how are you doing” thì ông Mỹ chào trước:
- Dạ, cháu chào chú.
Tôi chưng hửng. Tưởng lầm là ông Mỹ thiệt.
- Chào anh. Qua lâu chưa?
- Dạ, cháu mới qua được hai tháng.
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
Ðịa ốc làm cả nền kinh tế ngưng trệ
Ngô Nhân Dụng
Tuần qua là một tuần xấu nhất cho thị trường chứng khoán New York trong hai tháng nay. Chỉ số Dow Jones, đo lường giá trị các cổ phiếu đã mất gần 5% giá trị.
Một lý do khiến giới đầu tư thất vọng là cuộc khủng hoảng nợ ở Âu Châu vẫn chưa thấy đường thoát. Trong cuộc bán đấu giá các công trái của chính phủ Ý (Italy) giới đầu tư đòi nước Ý phải trả lãi suất 7.8% cho thấy mọi người mất tin tưởng vào nền kinh tế đứng thứ ba trong khối dùng đồng Euro. Ba nước Ái Nhĩ Lan, Bồ Ðào Nha và Hy Lạp đều phải xin Âu Châu cứu giúp sau khi đi vay nợ phải trả lãi suất trên 7%. Nếu thêm một chính phủ Âu Châu bị khốn đốn vì nợ thì kinh tế cả thế giới cũng suy yếu theo; trong đó có kinh tế Mỹ.
MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ
Nguyên Sa
(Tiếp theo và hết)
2. Chỗ đứng của văn nghệ trong tình thế hiện tại
Anh nào mà chẳng có chỗ đứng. Tây nhà đèn có chỗ đứng của Tây nhà đèn, trí thức khoa bảng có chỗ đứng của trí thức khoa bảng. Anh cầm cờ chạy hiệu có chỗ đứng cầm cờ chạy hiệu, em ca-ve có chỗ đứng của ca-ve. Chỗ đứng, chắc quá, ai mà chẳng có. Văn học nghệ thuật cũng thế, của một cá nhân cũng như của một nước, chỗ đứng nhất định phải có. Cá nhân, chúng ta còn lạ gì nữa, có chỗ đứng của trái núi cô đơn và có chỗ đứng của những đụn cát tập hợp. Có chỗ đứng của thế kỷ 19, có chỗ đứng của tiền chiến và có chỗ đứng của nhà văn những năm năm mươi sáu mươi. Vũ Hoàng Chương có chỗ đứng trên “sàn gỗ trơn”, Nhất Linh có chỗ đứng trên cánh bướm trắng và Vũ Trọng Phụng có chỗ đứng trong “giông tố”. Văn học nghệ thuật của một quốc gia có khác gì? Cũng có một chỗ đứng. Có chứ. Chắc lắm. Nhưng đứng ở chỗ nào? Ðứng ở chỗ nào? Mỗi cá nhân sau khi tìm được chỗ đứng trong tập thể, sớm muộn cũng phải nhìn trước nhìn sau. Nhà văn nhà thơ, sau khi bước vào tập thể văn nghệ của nước nó, nhất định giải phóng tầm mắt ra bốn phía. Ta đứng ở đâu? Ở trong phòng máy lạnh, trên phía cao nhà ngân hàng hay ở góc đường Catinat đợi khách? Ta đứng ở đâu? Giữa đồng ruộng nóng cháy, cạnh những ụ đất gài mìn, trong quân trường gian khổ, trong đồn bót hoang vu hay dưới bóng mát của làng Thủ Ðức? Trong cái cuộc sống chán nản này, anh em ta mỗi đứa, sau những sáng dậy trưa ăn chiều ngủ, sớm muộn cũng nghe nói lên, từ đáy sâu của tâm hồn bị che kín bởi những háo hức của cuộc sống thường nhật, niềm xao xuyến sống, câu hỏi giông bão liên hệ đến chỗ đứng của ta trong tập thể, chỗ đứng của đời ta, căn phần ta trong thế giới này và thế giới khác. Cũng thế, sau những rạo rực của bài thơ đầu tay, những truyện ngắn, truyện dài viết xong, in xong, cháy nóng bởi khoan khoái, bởi đam mê khởi đầu, chẳng thể nào ta giữ được mãi cặp mắt nhắm chặt trước lớp ánh sáng chói loà của ý thức. Chỗ đứng của văn học nghệ thuật ta ở đâu?
Giấc mơ trong mùa đông
Người đàn bà choàng thức dậy, bà vừa ra khỏi một giấc mơ. Giấc mơ làm bà bàng hoàng xúc động chen lẫn một chút lo âu, một chút buồn buồn. Bà chưa ra khỏi giường ngay, bà kéo chiếc chăn mỏng lên đến cổ nằm yên lặng vài phút. Bà cố nhớ lại, chắp từng mảnh trong đầu giấc mơ vừa đánh thức bà dậy.
Tắt Nắng Buộc Gió
Hoàng Quân
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay xa
Xuân Dìệu
Với kết quả quý ba thành công vượt khỏi dự đoán, hội đồng quản trị gởi điện thư cám ơn và mời toàn bộ nhân viên dự tiệc giáng sinh tại Câu Lạc Bộ P1, Munich. Đây là chốn lui tới của những nhân vật vừa có tiếng, vừa có miếng, từ sân khấu truyền hình đến sân cỏ bóng đá. Ngoài ra, hãng sẽ có một món quà rất độc đáo, đúng nghĩa dành riêng cho từng người. Tôi chẳng tưởng tượng món quà sẽ là gì. Tôi nhớ, ở hãng cũ, quà thường là cổ phiếu của hãng. Hồi đó, nếu kiên nhẫn, chờ đến lúc mệnh giá lên cao, sẽ rủng rỉnh tí tí, đi chơi loanh quanh. Còn nóng ruột bán ngay, trong trương mục ngân hàng có thay đổi chút chút. Cũng như gió vào nhà trống, niềm vui len lén đến, rồi rón rén đi, không trống, không kèn.
THƠ GIAI ĐOẠN, THƠ NGÀN NĂM
TRẦN VĂN NAM
Bằng những ví dụ rõ ràng dễ minh chứng (những bài thơ trích dẫn dưới đây), ta thử tìm hiểu tại sao có những thi phẩm quy định do không gian và thời gian mà lại đạt tới ngàn năm, và tại sao có những bài thơ không thoát ra khỏi tính nhất thời, dễ bị xếp vào giai đoạn không còn nữa, nghĩa là không còn tái diễn để cập-nhật-hóa với cảm quan người thưởng thức bây giờ và mai sau. Vấn đề văn chương bất hủ vượt thời gian không gian đã được nói nhiều rồi (ví dụ Nhất Linh với quan điểm tiểu thuyết phiêu lưu tâm lý). Ở đây, xin chỉ nắm bắt vấn đề thật hạn hẹp, tạm nghĩ là đã thấy rõ những yếu tố bất hủ tính của từng bài thơ, vì vậy cũng dễ vạch ra thành bài viết. Qua thơ trích dẫn, ta lần lượt nêu ra đâu là tính giai đoạn được 'cập nhật hóa xuyên thời gian' (thành ra lúc nào cũng hợp cảm quan), và đâu là tính phù du đã qua là đã qua luôn. Ta sẽ lấy ví dụ về thơ chiến tranh, bởi vì chiến tranh là sự kiện của một thời và một nơi chốn. Nếu lấy đề tài về tình yêu hay đề tài siêu hình về đời người hữu hạn, sợ e thời nào cũng thế, vì vậy tính bất hủ và phù du phải có những yếu tố khác. Định mệnh và tình yêu vốn đã thường hằng. Thơ vĩnh-cửu-hóa một điều vĩnh cửu ắt phải khác với thơ vĩnh-cửu-hóa một điều thuộc về hạn kỳ. Đề tài về chiến tranh rõ ràng là có lúc và có nơi:
Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả lân Vô Định Hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân
(Lũng Tây Hành - Trần Đào)
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-25
2011-11-25
Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước.
![]() |
Phiên họp Quốc hội khóa XIII. - AFP PHOTO |
Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.
Ngày càng có nhiều chính khách Mỹ bày tỏ sự lo ngại về Trung Quốc
William Ide
(Bản tiếng Việt: VOA)
![]() |
Hình: AP |
Những vụ công kích dữ dội nhất đã diễn ra trong cuộc tranh đua của các chính khách muốn được được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên Tổng thống Mỹ, từ những cuộc vận động cử tri ở khắp nơi cho tới những cuộc tranh luận trên truyền hình như cuộc tranh luận trong tuần này về chính sách đối ngoại.
Hoa Kỳ sẽ mang gì đến Thái Bình Dương?
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
![]() |
Tổng thống Barack Obama nói chuyện với quân đội Úc và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin vào ngày 17 tháng 11 năm 2011. AFP photo |
Bắt đầu từ đầu năm nay, đã có những nghi ngờ cho rằng Hoa Kỳ sẽ trở lại vùng Thái Bình Dương.
Từ khi Tổng thống đến Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ trong thời gian qua có những phát biểu về việc thực hiện kế hoạch này thì đó không còn là vấn đề nằm trong nghi vấn nữa.
Nhân tiện gửi học trò cũ tên Phước
Blog Cánh Cò
Tôi năm nay đã gần tám mươi, gần năm mươi năm dạy học trong hai chế độ. Học trò ngót ngét ngàn em có đứa giỏi đứa dở. Đứa khôn lanh không ít, mà đứa chậm chạp tối dạ cũng nhiều, nhưng tôi may mắn chưa thấy đứa nào xảo ngôn, bẻm mép và ác tâm. Con nhiều phải có đứa này đứa khác, học trò cũng vậy, thấy trò nào chăm học thì thương, đứa nào xuất sắc thì hãnh diện. Trong từng ấy năm tôi chưa biết giận đứa nào đến mức không nhìn mặt hay rầy la một cách quá đáng. Tôi quan niệm học trò cũng như con mình và vẫn bảo lưu ý nghĩ này vì với tụi nhỏ, sự quấn quýt của chúng trong những dịp lễ lạc hay trước khi nghỉ hè hay vào lúc tựu trường không thể cho tôi cảm giác nào khác hơn.
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN
Nguyên tác tiếng Anh: Hoàng Văn Chí
Người dịch: Mạc Định
Chương 7
"ÐẤU CHÍNH TRỊ"
Giữa lúc bần dân thiên hạ đương thất điên bát đảo về thuế nông-nghiệp và công-thương-nghiệp, hai thứ thuế mà dân chúng gọi là "thuế thất-nghiệp" - thì Việt-cộng sửa soạn bí mật và bất thình-lình phát-động một chiến-dịch đại quy-mô chưa từng thấy trong lịch sử Việt-Nam. Bắt đầu vào giữa tối 23 tháng Chạp âm lịch, ngày lễ ông Táo lên chầu trời, vào đầu tháng Hai dương lịch năm 1953, cuộc khủng bố này có thể ví với cuộc tàn sát Saint Barthélémy trong lịch sử Pháp. Vì Việt Cộng sửa soạn rất bí mật, và phát động rất bất thình-lình nên ngoài đảng viên cao cấp không một ai biết trước kể cả viên chức ngạch trung-ương trong chính-quyền kháng-chiến. Vì cuộc khủng-bố này có tính cách hoàn toàn chính-trị, nên sau này được dân chúng mệnh danh là "đấu chính-trị". Chữ "đấu" bắt nguồn từ danh từ "đấu tranh", vì Việt Cộng giải thích đấy là một cuộc "đấu-tranh" của dân-chúng.
MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN
Từ Khanh
14
Tắm sông
(Kỳ chót)
Ngày cuối cùng ở Bagan, tôi đạp xe xuyên qua thành phố từ bờ bắc đến bờ nam sông Voi. Bagan có ba khu chính nằm trên một trục lộ trải nhựa, hai bên trồng nhiều cây tếch, lề đường toàn đất đỏ và khô, có các đường đất nhỏ cắt ngang dẫn vô làng mạc sát bờ sông. Con đường dài chừng 20 cây số, bắt đầu từ phía bến tàu Nyaung U ở cực bắc, xuyên qua khu Bagan Cổ ở trung tâm, kết thúc ở khu Bagan Mới ở cực nam. Toàn bộ phố sá, chùa tháp đều nằm phía tả ngạn sông Voi.
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Không cần nhiều trí thông minh lắm, người ta có thể chỉ ra vô số lỗ hổng về kiến thức và lập luận trong bài phát biểu bác bỏ Luật biểu tình của ông Hoàng Hữu Phước (HHP) trước Quốc hội. Ỷ thế với vốn liếng tiếng Anh mà theo ông, có thể làm người ta nghĩ rằng “kiếp trước tôi hành nghề luật sư ở Luân Đôn”, ông lộng ngôn và đánh tráo định nghĩa của việc biểu tình, như thể không ai ngoài ông đọc được định nghĩa về từ “biểu tình” (demonstration) trong tự điển Webster như sau: “a public meeting or march protesting against something or expressing views on a political issue”
Ba Lan vinh danh người đóng góp vô giá vào sự sụp đổ của cộng sản
Lê Diễn Đức
![]() |
Tổng thống Ronald Reagan trước cổng West Brandenburg của nước Đức năm 1987 với câu nói nổi tiếng: "Gorbachev, Ngài hãy phá đổ bức tường này!” - Ảnh Tư liệu |
Trong năm 2009, vào dịp kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, báo chí Ba Lan hỏi Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan rằng, những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan.
Lúc bấy giờ Lech Walesa đã đưa nhận xét mang tính ước lệ: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng John Paul II, 30% thuộc phong trào tranh đấu “Đoàn Kết” và sự hy sinh của nhân dân Ba Lan, 20% còn lại bao gồm những nguyên nhân khác: học thuyết chống lại đế chế Xô Viết của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, tư tưởng thức thời của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Michail Gorbachev, sự ủng hộ của chính phủ và công đoàn các nước dân chủ, v.v...
Bạn cũ và chuyện Tê giác một sừng
Ngồi với thằng bạn ở quán cafe, thấy hắn trầm ngâm nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Vẫn còn đó những nét xưa cũ của thằng bạn chăn trâu thuở học trò nhưng vóc dáng nay đã khác hẳn. Cùng với sự sành điệu trong cách sống là bụng bắt đầu phệ với những ngôn ngữ của một chuyên viên văn phòng. Phải chăng, sự mộc mạc hoang dã trong mỗi con người cũng mong manh như loài tê giác một sừng vậy!
Phan Thế Hải
Trong phiên chất vấn tại nghị trường chiều nay 23/11/2011, phần giành cho Bộ trưởng Nông nghiệp, Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: Với cá thể tê giác một sừng bị bắn chết tại vườn quốc gia Cát Tiên tháng 4 năm ngoái, Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã thế giới (WWF) cho rằng, loài này đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là, liệu sự tuyệt chủng này bao giờ thì đến với loài voi?
Nghị Hồng ơi, bác nỏ phải rứa…
Nguyễn Quang Vinh
Trong danh thiếp của đại biểu QH Nguyễn Minh Hồng ghi: Bác sĩ, tiến sĩ, nhà văn.
Tiếng Nghệ Tĩnh: Nỏ là không. Trong quan hệ trai gái, thằng con trai hỏi, mình đi chơi em nhé, cô gái nũng nịu: em nỏ… (có thể là từ chối nhưng vẫn bước theo- nỏ là không, không đâu, không phải thế- tiếng địa phương).
Thiệt quá rảnh
Trịnh Hội
![]() |
Google images |
Hình như trên đời này có rất nhiều người đang ở không. Và vì họ ở không, không có chuyện gì làm nên họ phải đặt điều, đặt nhiều chuyện ra để làm. Từ chuyện anh Chế Linh bị cấm không được tiếp tục biểu diễn ở Hà Nội, không được hát những bài chưa được phép hát. Nhưng ngay sau đó một cơ quan khác lại cấp giấy cho phép tiếp tục… hát. Cho đến chuyện vài ông nghị bàn tán tại sao cần phải có một bộ luật cho nhà văn, nhà thơ. Như thể đấy là một việc rất ư là hệ trọng, phải cần bàn ngay để giải quyết vấn đề. Thế nào là thơ con cóc. Và khi nào thì thơ không thể là thơ. Phải phạt cái thằng nào đó dám gọi đấy là thơ.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
Tổng thống Obama chịu trách nhiệm
Ngô Nhân Dụng
![]() |
Boston.com |
Thị trường chứng khoán là một thước đo tâm lý. Ngày Thứ Hai, sau khi “Ủy ban 12 người” gồm 6 dân biểu và 6 nghị sĩ thuộc hai đảng công nhận họ thất bại không thể thỏa hiệp một cách nào giảm bớt khiếm hụt ngân sách, Chỉ số Dow Jones của thị trường New York đã tụt ngay 2%. Các nhà đầu tư không những lo ngại về tình trạng chính phủ thiếu tiền tiêu trong các năm tới; họ còn lo sắp diễn ra một tình trạng bế tắc chính trị ở quốc hội Mỹ, giống như đã xẩy ra vào mùa Hè vừa qua. Khi các nhà chính trị không thể nhân nhượng với nhau trên một vấn đề then chốt, thì nhiều vấn đề khác sẽ không được bàn mà giải quyết. Mà ai cũng thấy nước Mỹ đang có nhiều vấn đề, khi thất nghiệp vẫn trên 9%, kinh tế tiếp tục chậm lụt, và cuộc khủng hoảng về nợ ở Âu Châu đang đe dọa cả thế giới!
XAYABURI: CON CỜ DOMINOTRONG CHUỖI ĐẬP MEKONG HẠ LƯU
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
& VN2020 Mekong Group
Nếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên,Xayaburi nhưcon cờ Domino đầu tiên đổ xuống,sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạtcác con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dàira sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long làkhông sao lường trước được. - NGÔ THẾ VINH
LỊCH SỬ CHUỖI ĐẬP MEKONG HẠ LƯU
Từ những thập niên 40s, các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mekong. Năm 1957, giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, với bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một Ủy Ban Sông Mekong [Mekong River Committee] được thành lập bao gồm 4 nướcThái Lan, Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam với văn phòng thường trực đặt tại Bangkok. Ủy Ban Sông Mekong thời đó đã có một kế hoạch vĩ mô phát triển toàn diện nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực, trong đó phải kể tới chuỗi những con đập thủy điện trên vùng Hạ Lưu sông Mekong. Cho dù có một nửa chiều dài sông Mekong chảy qua Vân Nam nhưng Trung Quốc lúc đó còn là một quốc gia khép kín và đã không được nhắc tới.
Mỹ trở lại châu Á
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Hình: AP |
Chuyện Từ Làng Sher Đến Thôn Bàn Thạch
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
"Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay có một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ." - Ngô Thế Vinh
"Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm. Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (0oC), còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng -6oC đến -10oC.
Làm thế nào để thành một Đại Cường Quốc
Fareed Zakaria, Times
số ngày 28 tháng 11, 2011
số ngày 28 tháng 11, 2011
![]() |
Minh họa của Oliver Munday cho TIME |
Chiến dịch vận động sơ bộ [cho cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới] của đảng Cộng Hòa không thấy họ chú ý về những bàn cãi về chính sách ngoại giao. Nhưng một số tuyên bố đã làm nổi bật Trung Quốc của Mitt Romney [ứng cử viên TT]. Trong nhiều buỗi thuyết trình, trong câu trả lời và trong những bài bình luận, Romney đã lấy một thế đứng mạnh bạo, buộc tội Bắc Kinh đã gian lận “gần như tất cả mọi chuyện” trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và đã hứa sẽ ghi dấu nó với việc thao túng ngoại hối ngay ngày đầu tiên làm Tổng Thống. “Nếu bạn không muốn đứng lên đối diện với Trung Quốc, bạn sẽ bị thống trị bởi Trung Quốc,” ông phát biểu trong một buổi thảo luận vào tháng Mười. Thế đứng của Romney là quan trọng vì ông này đã phá vỡ một chính sách từ 40 năm nay của đảng Cộng Hòa về ngoại giao.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011
An toàn đường biển trên biển Đông giải quyết ra sao?
Việt Hà, phóng viên RFA
Viện nghiên cứu biển Đông của Trung Quốc tổ chức một buổi hội thảo tại đảo Hải Nam hôm 17/11 với chủ đề về an toàn đường biển trên biển Đông.
![]() |
Bản đồ khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. - AFP PHOTO |
Sự trái ngược lập trường
Đây hiện cũng là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia khác tại Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và đã có những quan ngại từ Hoa Kỳ về an ninh và an toàn đường biển tại đây do sự lấn át của Trung Quốc. Với hội thảo này Trung Quốc muốn nói đạt được gì và nó có liên quan gì đến các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước trên biển Đông? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.
Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương
Thụy My (RFI)
«Trung Quốc và Hoa Kỳ thách thức nhau ở châu Á», đó là tựa đề bài viết trên nhật báo Le Monde số đề ngày hôm nay. Tờ báo nhấn mạnh, việc Washington quay lại châu Á – Thái Bình Dương đã đụng chạm đến tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.
Ðặc sứ cuối cùng của TT Kennedy: TT Ngô Ðình Diệm từ chối sự không chịu vào tạm trú trong toà đại sứ Mỹ
Trần Đông Phong
Những tin tức liên quan đến vai trò của người Mỹ trong cuộc đảo chánh đưa đến cái chết của Tổng Thống VNCH Ngô Ðình Diệm vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 càng ngày càng được tiết lộ thêm qua các tài liệu được giải mật, tuy nhiên có một tài liệu rất ít người biết đến, đó là việc Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đã bí mật gửi một người bạn rất thân là Dân biểu Torbert Macdonald sang gặp TT Ngô Ðình Diệm vào tháng 10 năm 1963.
MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN
![]() |
Kinh đô Mandalay do nhà vua Miến Điện Mindon thành lập vào năm 1857 |
Từ Khanh
(Tiếp theo)
13
Đổi tên
Sau khi từ Hoa Sơn trở về vào xế chiều, tôi tranh thủ đạp xe vô các ngôi làng loanh quanh Nyaung U cho đến tối mịt. Hôm nay là ngày 14 âm lịch, trăng sáng vằng vặt trên bầu trời xanh lơ. Mấy ngày qua ăn uống linh tinh, toàn những chỗ dở hơi nên hôm nay hạ quyết tâm kiếm một chỗ đàng hoàng tử tế.
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN
Nguyên tác Anh ngữ: Hoàng Văn Chí
Người dịch: Mạc Định
(Tiếp theo)
Thuế Công Thương Nghiệp
Trong mấy năm đầu, Việt-Minh phong tỏa những vùng Pháp chiếm đóng, để ngăn cản không cho quân đội Pháp mua lương-thực và mua vật liệu để sửa chữa lại những nơi bị chiến tranh tàn phá. Vì vậy nên việc buôn lậu giữa hậu phương và vùng tề bị cấm ngặt, và hàng lậu bắt được bị tịch thu và đem đốt trước công chúng, trừ thuốc lá thơm và một vài xa-xí phẩm thì đem biếu cán-bộ cao cấp.
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
Ghé Thăm Các Blogs: 21/11/2011
KHÔNG THỂ KHÁC!
1. Hai người bạn trò chuyện với nhau:
- Mày có biết tham nhũng là xấu xa lắm không? – Có biết; – Mày có biết những đồng tiền tham nhũng là mồ hôi nước mắt của người dân, trong đó có cả những người là bà con, cô bác, anh chị… của mày không? – Có biết; – Thế mày có biết người ta đang ca thán, nguyền rủa những thằng như mày không? – Có biết; Vậy tại sao mày vẫn cứ tham nhũng? – Vì không thể khác được mày ạ! Tao không làm thế thì bị xem là “thành phần cá biệt” như chơi, nguy lắm.
Một cuộc thuyết giảng cho trí thức –Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt”
Xin hãy đọc bài này để chiêm nghiệm một thực tế là khoảng cách quá chênh lệch về nhân cách (bao hàm cả bản lĩnh và tri thức) giữa người làm chính trị và người trí thức chân chính ở nước ta hiện nay. Cũng xin hãy đọc bài này để thấy rằng trong dòng máu Việt 4000 năm vốn có chứa sẵn truyền thống quật cường là một sự thật trăm phần trăm. Dù người ta có muốn nhuộm đen nó, dù người ta có dùng một đám… không biết gọi là gì đành xin mượn lời Nguyễn Du “đầu… mặt… ào ào như sôi” để đạp vào mặt người biểu tình yêu nước, để xuống tay đánh đập, lôi, kéo, khiêng họ vào đồn công an hoặc vào nhà giam, thậm chí đánh ngất cả những đứa con gia đình nền nếp như anh Nguyễn Lân Thắng – cháu của GS Nguyễn Lân,… thì điều chắc chắn là dòng thác yêu nước cuồn cuộn trong lòng dân tộc ta cuối cùng vẫn trở thành thác lũ cuốn phăng tất cả mọi thứ rác rưởi hôi thối trên đó mọi thế lực bạo tàn cướp nước và bán nước đang bấu víu nhằm chống lại dân tộc Việt Nam. Chân lý ấy được Cụ Hồ nói ra từ hơn 70 năm trước là một chân lý không làm sao thay đổi được. Dù có là Đảng Trời đi nữa mà thay đổi chân lý ấy là tự đánh mất mình. - Bauxite Việt NamChiều thứ hai 14/11/2011, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam (tôi nhấn mạnh: của Việt Nam) được mời đến một trường đại học lớn ở Hà Nội báo cáo về tình hình biên giới.
Nhà trường thông báo cho các thầy cô đến dự.
Những cánh én của mùa xuân dân tộc
Trần Trung Đạo
Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến
Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến
Một khẩu hiệu bằng chữ nổi gắn phía trên trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dưới đường là ba phụ nữ đang đứng chờ công bằng, dân chủ, văn minh.
Thật mỉa mai thay! Tôi không nghĩ ba người cố tình chọn chỗ đứng để chứng minh một hoàn cảnh tương phản của xã hội Việt Nam. Nhưng, như người ta thường nói, một tấm ảnh giá trị bằng ngàn chữ, một lần nữa họ nhắc nhở một sự thật chua chát giữa khẩu hiệu gian dối lọc lừa và thực tế đau lòng của đất nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)