Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Hồ sơ Wikileaks (41): Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể trấn an Mỹ về tự do tôn giáo

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt


Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế (phải)
tại Đại Hội Song Nguyền Thế Giới Kỳ 3, tháng 2, 2007. (Hình: www.tthngdtg.net)
Nhiều lần tiếp xúc với giới chức Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể ở Huế trấn an phía Mỹ là tình hình tự do tôn giáo ở địa phương này tiến triển chậm nhưng tốt và khuyên phía Mỹ hành xử nhẹ nhàng nhạy cảm. Riêng về Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Tổng Giám Mục Thể cho rằng Linh Mục Lý bị tù là vì lý do chính trị, không phải tôn giáo.

Hồ sơ Wikileaks (40): Một lễ Phật Ðản, hai hình ảnh trái ngược

Hà Tường Cát/Người Việt

Ngày 27 tháng 5, 2008, Ðại Sứ Michalak gởi một công điện mô tả hình ảnh trái ngược của hai giáo hội Phật Giáo trong dịp lễ mừng Phật Ðản, với những thông tin thu thập được qua tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cùng với sự phối hợp cùng tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn.

Ghé thăm các Blogs: 31/10/2011


Bạn đọc hẳn đã quen với bút danh Lê Trung Thành trong loạt bài về Vinashin có tính chất khai mào cho những phát hiện đầu tiên và rất chi tiết trên BVN về thực chất tình trạng hư hỏng của Tập đoàn mang danh “quả đấm thép” đã khiến Nhà nước bị thua lỗ một vố quá đậm mà không lường trước. Lần này Lê Trung Thành lại đưa ra một vài ý kiến của người trong ngành đối với những việc làm “gây sốc” của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Rất mong đây là những ý kiến “trong chăn” để chúng ta cùng nghiền ngẫm suy xét. - Bauxite Việt Nam

Mới nhận chức vài ba tháng nhưng ông tân Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã làm tốn khá nhiều thời lượng của báo viết, báo hình. Các trang mạng có tới dăm chục bài dài ngắn phân tích câu nói, việc làm của ông Thăng. Chê cũng nhiều, khen cũng lắm. Nghĩ cho cùng, ông đang hút dư luận xã hội về mình như một đề tài khá hiếm hoi có sức hấp dẫn giữa lúc xã hội bộn bề gian khó, kinh tế suy thoái. Nhiều tờ báo khai thác triệt để chuyện ông Thăng để khỏa lấp sự thiếu thốn thông tin “giật gân” mong có thêm độc giả…

Kệch cỡm như bình chọn vịnh Hạ Long

Blog Viết Từ Sài Gòn

Nguyễn Thiện Nhân
Chiều 19/10/2011 vừa rồi, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp bàn phương án huy động tổng lực để bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Theo dự kiến, tổ chức NewOpenWorld sẽ công bố kết quả cuộc bầu chọn này vào ngày 11/11/2011. Đúng là nhàn rỗi và vớ vẩn, vì việc bầu chọn này lại làm kinh động đến chóp bu – chắc cũng là chóp bu duy nhất trong các quốc gia có kì quan được bầu chọn lần này - đứng ra làm việc này.

Người ngoại quốc nhận xét về người VN?

TRẦN THÀNH NAM

Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.

Hình minh họa

Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.

Trung Quốc đang đẩy khối ASEAN về phía Mỹ

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

Hội nghị thường niên EAS tức Thượng Đỉnh Đông Á giữa ASEAN và các nước bạn Châu Á sẽ diễn ra tháng tới tại Bali, Indonesia, lần đầu tiên có sự tham dự của cấp lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, tổng thống Barack Obama.


Loại tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang ra biểu dương
nhân ngày kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa.
Sự kiện này có ý nghĩa thế nào khi  mà mọi chuyện  liên quan đến  tình hình  tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa và ASEAN trong thời gian qua, đều hướng sự chú ý của thế giới vào phản ứng của hai thế lực hùng mạnh Đông Tây là Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Điếu Cày Giữa Buổi Giao Thời

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
 
Ở Việt Nam, những quyền căn bản của con người như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận… đều được hiến pháp thừa nhận (cho có lệ) nhưng chưa bao giờ được thực thi. Tệ trạng này đã được hầu hết mọi người chấp nhận, hay cam chịu, từ hơn nửa thế kỷ nay. 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Nhớ Tiếng À Ơi

Hoàng Quân


Đám bạn đồng nghiệp lao xao hỏi nhau, có nên đi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ chăng. Ban đầu, nhận được thư mời đi dự hội nghị nhân viên tài chánh của hãng, người nào cũng vui như hội. Ba ngày sẽ họp hành liên miên, nhưng buổi tối sẽ có những màn tiệc tùng chiêu đãi rất xôm tụ. Truớc khi đi một tuần, tình hình an ninh của Istanbul nhiều biến động, do cuộc họp của Khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Có những biểu tình phản đối, có xô xát đụng độ giữa cảnh sát và các nhóm quá khích. Hội đồng quản trị của hãng thông báo gấp, nếu nhân viên nào cảm thấy không yên tâm, có thể hủy chuyến đi mặc dù cuộc hội nghị mang ý nghĩa quan trọng cho tất cả thành viên.

TẠP GHI CỦA QUỲNH GIAO

Phạm Xuân Đài



Khi chúng ta đọc một tác giả viết bài trên báo, mỗi tuần một bài chẳng hạn, thì cảm nhận của chúng ta về từng bài báo đó khác hẳn khi tất cả các bài được gom lại và in thành một cuốn sách. Nếu mỗi bài trên báo coi như một chiếc đũa, đến khi được chọn lựa để tất cả nằm trong một cuốn sách thì đó là một bó đũa, và lúc bấy giờ chúng sẽ gây một sức mạnh áp đảo người đọc, và thái độ khi đọc của chúng ta phải đổi khác.

Cách Mạng Trung Đông : từ Dân Chủ đến Tôn GiáoVà Dân Tộc Chủ Nghĩa

Nguyễn Hoài Vân



Cuộc bầu cử tại Tunisia tuần rồi đã đưa đảng Hồi Giáo Ennhada lên bực thang quyền hành. Những người đã chết để lật đổ chế độ Ben Ali, đã gian khổ đấu tranh, và đã thành công, với sự giúp đỡ của Twitter và Facebook, không phải là những người Hồi Giáo ấy. Dân chúng thành phố Sidi Bouzid, cái nôi của cuộc cách mạng Tunisia, đã nổi dậy phát biểu sự phẫn nộ của họ khi được biết kết quả bầu cử.

BỘ "NHÌN LẠI SỬ VIỆT" CỦA TÁC-GIẢ LÊ MẠNH HÙNG RA ĐẾN TẬP 3

Tâm Việt

             
Gần đây, nhân dịp ra mắt cuốn Việt Nam thời lập quốc (Cali: Việt Nam ngày mai xb, 2011) của tác-giả Phạm Trần Anh, một cuốn sách trên 600 trang, tôi có dịp duyệt lại những bước khổng-lồ mà sử-học VN đã đi qua trong vòng hơn 100 năm qua.  Đành rằng trong một thời-gian ngắn ngủi ta không thể đi hết được vào trong chi-tiết những đóng góp rất đáng kể của các sử-gia (hiểu theo một nghĩa rất rộng, gồm rất nhiều ngành có thể giúp ta làm sáng tỏ kinh-nghiệm quá-khứ của dân-tộc ta) người Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Úc, Nhật, thậm chí cả Đài-loan, Trung-hoa lục-địa, Đại-Hàn và các nước Bắc-Âu, bên cạnh các sử-gia VN trong một thế-kỷ vừa qua.  Song tôi cũng xin trích lại dưới đây mấy nhận xét tóm lược của tôi về những phát triển mới đó trong sử-học VN do nhiều nguồn mang lại:
        
    "Thứ nhất là nhu-cầu tìm hiểu về lịch-sử nước ta do người Pháp muốn biết để dễ bề cai trị thuộc-địa mới của họ.  Đó là động-cơ của những sử-gia đầu tiên của Pháp viết về VN như Eliacin Luro (1878), Charles Gosselin, Pierre Louis Philastre, Raymond Deloustal, hay Charles Maybon (1920) sau này.

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN

Nguyên tác Anh ngữ: Hoàng Văn Chí
Người dịch: Mạc Định

Phong trào Sô-Viết Nghệ An
Về tới Moscou, ông Hồ được đệ-tam Quốc-tế phái sang Berlin hoạt-động cho Liên-hiệp Phản-Ðế, nhưng chẳng bao lâu, ông lại được phái sang Bangkok là nơi đệ-tam Quốc-tế mới đặt trụ-sở Nam-Hải Vụ. Ông Hồ làm việc dưới sự chỉ huy của một đảng-viên cộng-sản Pháp tên là Hilaire Noulens. Ông phụ-trách tuyên truyền và tổ chức Việt-kiều ở mấy tỉnh đông-bắc nước Xiêm, gần biên giới Lào. Việt-kiều ở Xiêm khá đông và gồm có hai loại. Một loại gọi là "An-nam cũ" là con cháu những người theo chúa Nguyễn chạy sang Xiêm từ cuối thế-kỷ thứ 18. Loại thứ hai là "An-nam mới" gồm những người buôn bán ở Lào, có dịp sang Xiêm, rồi thấy ở Xiêm dễ sinh nhai, nên ở luôn bên ấy. Ngoài ra còn một số cách mạng trốn Pháp, chạy sang Lào rồi qua Xiêm. Nhiều người đã quên tiếng Việt và đã sinh hoạt in hệt người Thái, nhưng họ vẫn tha-thiết với quê hương đất tổ. Ðối với họ, ông Hồ lại tái diễn chiến lược của ông đã áp-dụng với Việt-kiều ở Tàu.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Một phần trăm là những ai?

Ngô Nhân Dụng

Google Images

Phong trào Chiếm Wall Street (Occupy Wall Street) đã lan khắp nước Mỹ và thế giới, và đã đưa một nạn nhân đầu tiên vào bệnh viện trong cảnh mê man. Anh Scott Olsen, 24 tuổi, cựu thủy quân lục chiến, đã từng dự chiến tranh ở Iraq. Anh bị cảnh sát bắn đạn mã tử trúng đầu, trong cuộc biểu tình “Chiếm Oakland.”

CHI RO BU (1)


Hồi ký chiến trường của
Charles Schwiderski
Thuộc Toán Cố Vấn MACV 24
Nhiệm kỳ 1967-1968
Nguyên cố vấn cho Thám Kích Cao Nguyên,
Biệt Khu 24 QLVNCH, Kontum

Hà Kỳ Lam chuyển ngữ 

Lời người dịch: Trong chiến tranh Việt Nam trước đây, thế giới đã từng nghe danh những chiến trường như Khe Sanh, Plei Me, Ðức Cơ, Ðồng Xoài, Bình Giã v.v. Nhưng có những trận đánh không tên và mức độ khốc liệt ít ai biết đến. Chi Ro Bu là một trận chiến trên Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, tuy ở qui mô nhỏ, nhưng độ khốc liệt của nó đã khiến cho một cố vấn Mỹ trong cuộc mỗi lần hồi tưởng lại phải sụt sùi rơi lệ. Ðược phép của tác giả thiên hồi ký này, Charles Schwiderski, người dịch xin hân hạnh chuyển ngữ gửi đến quí độc giả. HKL.

Sự kiện văn học: Văn học chiến tranh đang ở đâu?

Thế Quân



Trong đời sống hiện nay, hàng ngày chúng ta sống trong tình trạng ngập lụt thông tin, kể cả các thông tin về chiến tranh, từ Internet, từ truyền hình, truyền thanh và từ báo chí đủ loại. Chúng ta nghe ý kiến, bình luận, phát biểu của phe bênh cũng như phe chống chiến tranh cùng với bao nhiều thứ suy đoán này nọ về nguyên nhân, hậu quả của nó. Chúng ta nhìn, nghe những buổi họp báo tại tòa Bạch Ốc, chứng kiến những cuộc biểu tình trên đường phố chống hoặc ủng hộ chiến tranh; chúng ta nghe các ứng cử viên, các cựu viên chức chính phủ tố cáo này nọ chính sách của Tòa Bạch Ốc, vân vân và vân vân. Tóm lại, không thiếu những thông tin nóng sốt về chiến tranh.

Viết về những người bạn thám kích của chúng tôi…

 Charles Schwiderski, Trần Hoài Thư

Charles
Schwiderski
Có lẽ đây là lần đầu qua văn chương thời chiến, hai nhà thơ Mỹ Việt gặp nhau ở cùng chung một màu áo binh chủng. Một người nguyên là cố vấn đại đội, và một người nguyên là một trung đội trưởng. Họ không hẹn mà gặp, không phải ở trên quả đất này, mà ở trên văn chương. Họ cùng những giọt lệ thổn thức khi nhớ về đồng đội, về những người bạn thám kích QLVNCH của họ - những người lính không bao giờ biết nón sắt, áo giáp. Họ đội mũ rừng, trang bị súng nhẹ, gan dạ, quả cảm, luôn luôn đi đầu trong các cuộc hành quân tìm dấu địch. Và dĩ nhiên là họ chết trước.
 Chúng tôi xin được chia sẻ cùng bạn đọc  bài thơ  Cho những người bạn thám kích của tôi (For my Scouts) và Những bóng hình (Shapes) của nhà thơ Charles Schwiderski cùng bài thơ Trung Đội của Trần Hoài Thư.

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG: TÌNH-TRẠNG HỌC-PHIỆT Ở TRONG NƯỚC

Nguyễn Ngọc Bích

Google Images
           Tôi là một con người may mắn, hay ít nhất cũng là một người có nhiều bạn tốt.  Nghiên cứu về văn-học cổ-điển VN ở hải-ngoại, xa những kho sách Hán-Nôm, là một điều vất vả nếu không muốn nói là liều lĩnh.  Nhưng cũng may, khi gặp khó khăn thường tôi lại được như có quý-nhân phò trợ, gần như lần nào cũng vậy.  Hồi tôi viết cuốn Hồ Xuân Hương Tác-phẩm (Tổ Hợp XB Miền Đông Hoa Kỳ in ra năm 2000), tôi đã có dịp nhắc đến tất cả những người đã tiếp tay tôi, từ ở ngoài này (Mỹ, Pháp) vào đến trong nước.

Ðạo đức và chủng tộc

 Nguyễn Hưng Quốc

Hình: Getty Images/Hemera


Qua vụ tai nạn của bé Yue Yue - Wang Yue - ở Quảng Đông, Trung Quốc ngày 13 tháng 10 vừa rồi, báo chí Tây phương nêu lên câu hỏi "Người Trung Quốc nhẫn tâm?" hoặc tỏ rõ thái độ phê phán, xem đó là “một xã hội bệnh hoạn trầm trọng” (A seriously ill society).

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Một xã hội bệnh hoạn

Nguyễn Hưng Quốc


Bé gái 2 tuổi Yue Yue bị xe tải cán nhưng người qua đường để mặc em nằm trên đường cho tới khi bé lại bị xe cán một lần nữa. Cái chết của bé Yue Yue vẫn là một cú sốc đối với thế giới

Tuần qua, ngoài tin tức liên quan đến cái chết của Gaddafi ở Libya, hình như tin tức về vụ tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là lôi cuốn sự chú ý của dư luận thế giới nhiều nhất. Mở báo tiếng Anh hay tiếng Việt, ở đâu cũng thấy tin tức về bé Yue Yue (Duyệt Duyệt) bất hạnh. Tin tức loan tải trên Facebook và Twitter lại càng nhiều. Khắp nơi. Có nhà báo còn cho biết đó là một trong đề tài nóng nhất trên rất nhiều diễn đàn.

Mấy nét chính yếu về Xã hội Dân sự tại miền Nam Việt nam trước năm 1975.

Đoàn Thanh Liêm



Cho đến năm 1975, thì tại miền Nam Việt nam, ít có ai nói hay viết gì về chuyện “Xã hội Dân sự” (the civil society = XHDS). Tuy nhiên, từ mấy chục năm gần đây, thì khái niệm XHDS đã trở thành rất thông dụng phổ biến trong các sách báo, trong lãnh vực truyền thông khắp nơi trên thế giới. Và như ta đã thấy XHDS chính là cái khu vực thứ ba (the third sector) bên cạnh khu vực chính quyền nhà nước (the state) và khu vực thị trường kinh doanh (the marketplace). Cả ba khu vực này khác biệt với nhau, nhưng cùng sinh họat chung với nhau trong tư thế cộng đồng sinh tồn (co-existence) để tạo thành cái không gian xã hội (the social space) do tập thể con người chúng ta sinh sống hợp quần trong xã hội mà tạo lập ra. Để tóm tắt cho gọn cái định nghĩa về XHDS, ta có thể biểu thị bằng một phương trình đơn giản như sau đây:
“ Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường + Xã Hội Dân Sự”.

PHẬT PHÁP THẮNG NGHĨA

HẠ LONG Bụt Sĩ
 

 Phật từ 2600 năm trước đã nhìn thấy căn bệnh trầm kha của trí thức : căn bệnh điên đảo tưởng, nhìn sai vì thiếu chính kiến, nhìn nhầm sợi dây thừng là con rắn vì dựa vào tri giác vọng niệm, nhận vô thường là bất biến...những nguyên nhân tâm lý tạo khổ thì vô lượng  : Kinh Thủ Lăng Nghiêm ngoài tham, sân, si, còn kể :

MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN

Từ Khanh

6
Tiếng chuông chùa Kuthodaw





 Chùa Kuthodaw

Ở Mandalay có nhiều chùa, tháp và tự viện do vua Mindon xây. Các chùa và tự viện nổi tiếng tập trung dưới chân Đồi Mandalay, gần hoàng thành, như tự viện Shwe Nandaw Kyaung, còn có tên là Kim Các Tự vì toàn tự viện được dát vàng, bây giờ tuy chỉ còn gỗ, nhưng đường nét chạm khắc trên toàn bộ kiến trúc tinh xảo và công phu. Nhưng một ngôi chùa không thể không viếng là Kuthodaw, được coi là Cuốn Sách Lớn Nhất Thế Giới.

TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN


Nguyên tác tiếng Anh của Hoàng Văn Chí
Người dịch: Mạc Định

Chương 4

CỘNG-SẢN XUẤT HIỆN

Lịch trình phát triển của Cộng-sản ở Việt-Nam, kể từ ngày có những tiểu tổ Cộng-sản đầu tiên trên đất Việt cho đến ngày toàn thể Bắc Việt nằm dưới chế độ vô sản chuyên chính, có thể tạm chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn là một phong trào đấu tranh thuận theo hoàn cảnh và tình hình lúc bấy giờ.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 26/10/2011

BAUXITE VIETNAM
“Đã cho đủ cà rốt rồi, nay Trung Quốc cần cái gậy”
Dương Quốc Anh trích dịch

Đó là tên một bài viết được đăng trên mạng “Trung Hoa võng” (Chinacom) ngày 21/10/2011. Xin trích dịch để bạn đọc Việt Nam trong và ngoài nước thấy thêm “gan ruột” của người bạn “bốn tốt” và “lòng dạ” của người láng giềng  “16 chữ”  này ngay sau khi “Tuyên bố chung” đầy những lời “tốt đẹp” còn chưa ráo mực.

Hai bài viết, hai nhân cách

J.B Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)



- Đọc bài viết của bác Huỳnh Ngọc Chênh, bài viết có năm đoạn, đoạn đầu nói về nhu cầu thông tin của con người, đoạn hai nói về nỗi niềm của những người viết báo Việt Nam hiện nay khi thông tin và lòng dân không trùng ý đảng mà vẫn phải viết cho báo đảng, theo ý đảng. Đó là nỗi day dứt không có lối thoát của người cầm bút có lương tâm. Đoạn ba nói về blog như một cứu cánh để được giải tỏa thông tin, rồi những hệ lụy có thể mang lại khi những thông tin đó được nhiều người đọc lại không trùng ý đảng, lại phải đẽo gọt cho vừa chiếc giày ý đảng để rồi trở về "cái máng lợn ăn sứt mẻ" và buộc lòng đóng blog. Đoạn thứ tư là những ước mơ, đoạn thứ năm là những hi vọng rằng ước mơ đó không chỉ là mơ ước khi các chế độ độc tài đang thi nhau sụp đổ nhanh chóng. Một cây viết khát khao được nói lên sự thật, lòng dân, cuối cùng là những "Lời cuối chân thành".

Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh   

Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốc  có chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Điếu Cầy Giữa Thời Thổ Tả

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


Ông Điếu Cầy, tiếc thay, không được sự may mắn tương tự. Ông chống Tầu không đúng nơi và cũng chả đúng thời. Cái nơi mà ông vẫn ngỡ là quê hương xứ sở của mình thật ra đang bị âm mưu bán đứng, và cái thời của ông – nói theo ngôn ngữ bỗ bã của những blogger ở Việt Nam hiện nay – là Thời đại Bất Nhân, hay còn gọi là Thời Thổ Tả!

Thơ Trần Mạnh Hảo: Chủ nhật Hồ Gươm / TÔI MANG HỒ GƯƠM ĐI

TRẦN MẠNH HẢO


Chủ nhật Hồ Gươm

Chủ nhật buồn xiêu xiêu
Không thấy người biểu tình yêu nước
Đất nước không được yêu
Đất nước bị phụ tình
Mùa thu vừa bắt cóc
Hồ Gươm

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Hồ Sơ Wikileaks (39): Tin Lành ở Thanh Hóa bị ‘quấy nhiễu’

Ðỗ Dzũng/Người Việt

LTS - Như đã thông báo, “loạt 1” tài liệu về Wikileaks, bao gồm đa số các bài viết khai thác các chủ đề “không tôn giáo,” đã kết thúc. Ðể đánh dấu loạt 1, Người Việt đang chuẩn bị phát hành tuyển tập Wikileaks vào ngày 15 tháng 11, bao gồm một phần các bài viết đã đăng và phần lớn là các bài chưa từng đăng báo. Nay, trong số báo này, Người Việt khởi đăng “loạt 2,” chỉ tập trung duy nhất vào chủ đề tự do tôn giáo, là một trong những chủ đề lớn của Việt Nam hiện nay. Mở đầu loạt bài này là bài viết của phóng viên Ðỗ Dzũng, liên quan đến công điện về sự quấy nhiễu của Hà Nội với người theo đạo Tin Lành tại Thanh Hóa.

Trong công điện ngoại giao viết ngày 14 Tháng Tám, 2008, Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho biết hai giáo đoàn Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Toàn Vẹn (Full Gospel Church) Việt Nam tại Thanh Hóa bị công an và chính quyền địa phương quấy nhiễu liên tục, theo tiết lộ của Wikileaks.


Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (phải), thuộc Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam,
Thanh Hóa, và chị Hồ Thị Bích Khương. (Hình: vietnoiket.net)

Trong công điện, ông Michalak, qua các liên lạc của Tòa Ðại Sứ Mỹ và làm việc với chính quyền địa phương, kể ra ba vụ quấy nhiễu đối với hai giáo đoàn Tin Lành nêu trên.

Dạy ngôn ngữ thứ hai / ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó

Nguyễn Hưng Quốc

Hình: Hà Vũ - VOA
Lời tác giả: Việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại cũng như cho người ngoại quốc ở Việt Nam và hải ngoại) đang phát triển mạnh mẽ. Điều này gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy vốn còn rất mới với người Việt Nam. Bài viết này chỉ nhắm đến mục đích nêu lên một số cái khó để mọi người cùng quan tâm. Vì bài viết khá dài, tôi xin chia làm bốn phần:
1.      Dạy ngôn ngữ thứ hai bao giờ cũng khó
2.      Khi ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó.
3.      Bản thân tiếng Việt rất khó (1)
4.      Bản thân tiếng Việt rất khó (2)
NHQ
Dạy ngôn ngữ thứ hai: Khó. Khi ngôn ngữ thứ hai ấy lại là một ngôn ngữ cộng đồng: Lại càng khó.
Nói đến ngôn ngữ thứ hai là có ý phân biệt với ngôn ngữ thứ nhất. Ở đây, sự phân biệt chủ yếu căn cứ vào thời điểm bắt đầu học tập. Tiếng Việt, chẳng hạn, với trẻ em ở Việt Nam, là ngôn ngữ thứ nhất, được học ngay từ lúc sơ sinh, thậm chí, từ khi còn nằm trong bụng mẹ; nhưng với nhiều trẻ em ở ngoại quốc, lại là ngôn ngữ thứ hai, học sau khi đã bắt đầu học ngôn ngữ thứ nhất vốn là thứ tiếng chính ở quốc gia mình định cư.

Người Trung Quốc tự vấn

Ngô Nhân Dụng


Có thể đo lường tình trạng tinh thần của một xã hội qua phản ứng chung trước một thảm kịch. Đầu năm 2011, thế giới khâm phục thái độ người Nhật Bản sau một trận động đất và sóng thần. Năm 2008, thanh niên từ khắp nước Trung Hoa xúc động đến cứu giúp các nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên. Ở Việt Nam, những năm miền Trung bị bão lụt, như năm 1964, một phong trào của thanh niên, sinh viên toàn quốc nổi lên lo việc cứu trợ.

Chính sách liên minh của Việt Nam

Mặc Lâm, phóng viên RFA


Những diễn biến dồn dập gần đây cho thấy Việt Nam ngày một thành công hơn trong nỗ lực vận động các nước nối kết với mình qua các chuyến công du của lãnh đạo cao nhất nước.

AFP photo
Trung tướng Đỗ Bá Tỵ -Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (thứ 5 từ bên trái) với lãnh đạo hải quân các nước khu vực Đông Nam Á họp tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 7 năm 2011.



Đường lối ngoại giao ... 


Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc song song với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Ấn Độ thì thế cờ Biển Đông cách nào đó đang nặng về phía Trung Quốc bỗng chệch dần về phương Nam một ít. Giới quan sát quốc tế từ Tây phương tới Đông nam Á đều cùng đồng ý rằng Ấn Độ là đối trọng hợp lý nhất mà Việt Nam chọn lựa trong thế cân bằng với áp lực Trung Quốc ngày một đè nặng lên vùng biển tranh chấp.

TAJ MAHAL (Tiếp theo và hết)

Ngự Thuyết
  
(Tiếp theo và hết)

Đến New Delhi, thủ đô của nước Ấn Độ mênh mông có trên một tỷ người, chúng tôi đành tạm hoãn lại công việc đi đây đi đó thăm viếng cái đã. Thời gian quá hạn hẹp mà Delhi thì quá lớn lao. Hãy chờ lần trở về sẽ ghé lại New Delhi lâu hơn để thăm các nơi nổi tiếng như Pháo Đài Đỏ (The Red Fort), Cửa Ngõ Ấn Độ (India Gate), Đền Hoa Sen (Lotus Temple), Đài Kỷ Niệm Akshardham, Đài Tưởng Niệm Thánh Gandhi, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Ấn Độ, vân vân...

MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN (5)

Từ Khanh

5

Mạn Đà La và Phố Mây


Cung điện Mandalay

Thành phố Mandalay, cách Yangon trên 700 cây số về hướng bắc, có một con đường rợp mát và thẳng băng dọc theo hoàng thành, đường số 66. Một đầu đường là khách sạn năm sao Sedona, đầu kia là Đồi Mandalay, chỉ cao 240 mét nhưng muốn tới đỉnh phải trèo 1.729 bậc thềm. Hai hàng cây trên đường 66 thẳng tắp trên hai lối đi bộ ven đường, giải phân cách ở giữa là hàng cây xanh, đứng đầu con đường thanh thản này có thể thấy thấp thoáng tháp vàng trên lưng chừng Đồi Mandalay. 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Ghé thăm các Blogs: 25/10/2011


BLOG ĐÀO TUẤN

Có tới 18 vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước lo lắng bức xúc. Những vụ vỡ nợ hàng loạt; sự đình đốn thậm chí phá sản của hàng chục ngàn doanh nghiệp; tình hình dịch bệnh ở trẻ em... lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận. Bên cạnh những vấn đề thuộc về cơm áo liên quan trực tiếp đến đời sống của gần 90 triệu dân, điều mà cử tri vẫn day dứt, thắc mắc vẫn là câu chuyện "tính minh bạch", hiệu quả kinh tế, và những sai phạm tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

TAJ MAHAL

 Ngự Thuyết




Viết về Taj Mahal, và một số bài khác về Ấn Độ, tôi ngần ngại. Ngần ngại không phải vì đề tài này đã được quá nhiều người khai thác, nay mình viết về nó e lại giẫm lên những lối mòn chăng. Mà vì trong thời gian gần đây những thông tin về tình hình của quê cũ dồn dập xuất hiện trên báo chí, trên mạng, trên truyền thanh, truyền hình, và qua cả những lời thuật lại của mấy người bạn từ trong nước có dịp đến nước Mỹ này. Dồn dập và mỗi ngày một khẩn trương. Đất nước đang dầu sôi lửa bỏng, đang như chỉ mành treo chuông, đang muốn chiếm trọn mối quan tâm của bất cứ người viết nào. 

Âm mưu bản đồ “đường lưỡi bò”: Khoa học phản công

Nguyễn Văn Tuấn

Trung Quốc hiện nay là nước có số lượng ấn phẩm khoa học đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Mĩ). Thử tưởng tượng một nước lớn như thế mà lạm dụng khoa học cho mục tiêu xâm lấn lãnh thổ và chính trị thì nguy hiểm biết dường nào cho thế giới. Tập san khoa học Nature đăng 2 bài liên quan đến vấn đề bản đồ Đường lưỡi bò. Ý nghĩa của hai bài này là gì và hàm ý gì? Trong bài này, tôi cố gắng diễn giải ý nghĩa và hàm ý của hai bài đó. Theo tôi, tác giả David Cyranoski đã dạy cho các nhà cầm quyền (và cả giới khoa học ?) Trung Quốc một bài học về mối quan hệ giữa khoa học và chính trị, và sự lạm dụng khoa học cho mục tiêu chính trị và bành trướng lãnh thổ là không chấp nhận được. Tôi xem đó như là một phản công của khoa học.

"THẾ CỜ VÂY" CỦA MỸ Ở CHÂU Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẤY TRUNG QUỐC VÀO "SỐ KIẾP" CỦA LOÀI CHIM... CUỐC?!

Khương Tử Dân
- Chắc chắn CS Trung Quốc sẽ tiếp tục chọn mô hình Đặng Tiểu Bình, đó là nhẫn nhục phát triêển đển khi nào thấy đủ mạnh sẽ lộ diện; Nhưng trên thực tế dưới bất cứ mô hình phát triển nào nếu không có tự do, dân chủ cũng sẽ thất bại vả sẽ bị hủy diệt;vì không có quốc gia nào không dựa vào dân mà thành công; Lịch sử đã minh chứng điều này, các nước có thể chế độc tài, bạo quyền sớm muộn gì cũng sẽ bị hủy diệt...

Về bài viết "Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp


Kami

Ngày Chủ Nhật, 23.10.2011 trên Báo QĐNDonline có đăng bài viết "Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp" của Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang, với nội dung đả kích một số người nhân dân "trí thức", "luật gia" (nguyên văn của Đại tá Quang). Trong bài viết của mình Đại tá Quang đã viện dẫn ngay chính văn bản Hiến pháp năm 1946, một văn bản có tính pháp lý đầu tiên của chế độ Dân chủ Cộng hòa ở Việt nam, để rồi xuyên tạc tinh thần, tư tưởng đúng đắn của những văn bản đó. Theo Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang thì việc làm đó của các nhân dân "trí thức", "luật gia" nhằm mục đích xuyên tạc và bịa đặt Đảng ta đã “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó. Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ý thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên - cái mà nhân dân ta đã nhận thức rõ.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo

Ngô Nhân Dụng


Tháng Tám năm 2011, báo chí của nhà nước Trung Quốc tự nhiên đánh phá lung tung, đả kích các nước Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. 

Bắc Kinh làm ồn ào để phản đối việc Công ty Ấn Độ ONGC Videsh Limited’s (OVL) định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khu vực (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Tháng trước, Bắc Kinh đã từng cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi chiếc tàu Ấn Độ này mới rời hải cảng Việt Nam. Chắc cũng vì lúc đó họ biết Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán chuyện khai thác dầu cho nên gây hấn thử coi có ai sợ không. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức phản đối vụ dọa nạt đó, nhân danh quyền lưu thông tự do trên mặt biển thuộc một nước Việt Nam có chủ quyền. 

Chính sách hai mặt tráo trở của Hà Nội

Võ Long Triều

Photo: Goolge image

Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng. Đặc biệt trong tháng 10 năm nay. Khởi sự là ủy ban hợp tác song phương Việt-Phi diễn ra tại Hà Nội do Bộ Trưởng Ngọai Giao hai nước, ông Phạm Bình Minh và ông Albert Rosario, chủ trì ngày 7-10-2011. Hai bên đồng ý xác định rằng việc hợp tác biển và đại dương là cột trụ quan hệ của hai nước. Hai bên thiết lập “đường dây nóng” giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng phòng vệ biển Philippines, đồng thời hai bên còn thỏa thuận hợp tác an ninh quốc phòng biển và tuần tiễu chung.

Tiến thoái

Lê Phan

Hình: Google Image
Trong số những phản ứng trước cái chết của ông Muammar Gaddafi, ý kiến của phát ngôn nhân chính phủ Iraq Ali Al-Dabbagh, tuy bộc trực nhưng đúng nhất.

Ông Al Dabbagh, khi bị các nhà báo túm hỏi ý kiến, đã thản nhiên bảo họ là Ðại Tá Gaddafi đáng lẽ phải học bài học của cựu Tổng Thống Saddam Hussein của Iraq. Ông còn bảo là chính ông đã từng nhắc nhở ông Gaddafi. Ông nói: “Tôi nhắc nhở Gaddafi về số phận của Saddam Hussein khi tôi gặp ông ta, bởi Saddam giết dân mình. Nay Gaddafi cũng chịu chung số phận vì ông cũng đã có những tội với nhân dân Libya.” Hơn thế ông khẳng định: “Ðây là một thí dụ, một thí dụng sống. Saddam Hussein đã là một thí dụ như vậy. Chính Gaddafi đã khuyến cáo các lãnh tụ Ả Rập về một số phận tương tự. Nay chuyện cũng lại như vậy, và chúng ta cần phải có những thí dụ đó cho các lãnh tụ Ả Rập khác thấy chuyện gì sẽ xảy ra từ một chế độ độc tài. Ðây là một kết liễu tự nhiên cho một chế độ độc tài.”

Dạy tiếng Việt: dễ hay khó? (1)

Nguyễn Hưng Quốc

Hình: VOA - Tấn Chương
Lời tác giả: Việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại cũng như cho người ngoại quốc ở Việt Nam và hải ngoại) đang phát triển mạnh mẽ. Điều này gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy vốn còn rất mới với người Việt Nam. Bài viết này chỉ nhắm đến mục đích nêu lên một số cái khó để mọi người cùng quan tâm. Vì bài viết khá dài, tôi xin chia làm bốn phần:

1.     Dạy ngôn ngữ thứ hai bao giờ cũng khó
2.     Khi ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó.
3.     Bản thân tiếng Việt rất khó (1)
4.     Bản thân tiếng Việt rất khó (2)
- NHQ

MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN (4)

Từ Khanh

4

Mandalay, ngày đầu

Máy bay của hãng hàng không Yangon từ Yangon đến Mandalay mất khoảng 40 phút. Cả phi đội hàng không dân dụng Yangon chỉ có loại máy bay hai chong chóng ATR 72 chở được 70 hành khách. Khi ở Yangon mua vé đi Mandalay, tôi chỉ muốn đi hai hãng hàng không nội địa khác là Mandalay và Bagan vì các chuyên gia giang hồ khuyên như thế. Họ nói rằng máy bay của hãng Yangon rất tệ, không an toàn vì của nhà nước. Thật ra ở Miến Điện làm gì có hãng của tư nhân. Nhưng cuối cùng phải đi Yangon Airways vì mùa này không phải mùa du lịch nên các hãng kia ít chuyến bay. Đành vậy.


Air Mandalay

Khu hàng không quốc nội của Yangon trông như ga xe lửa Việt Nam thập niên 1980. Trong phòng đợi vài chục hành khách chỉ có một ngọn đèn vàng nhợt nhạt. Trần và tường nhà cũ kỹ. Không có bảng chỉ dẫn gì cả, thấy người ta ngồi thì mình ngồi. Máy bay trễ hai tiếng (nghe nói đây là lệ làng của hãng hàng không Yangon). Không có loa thông báo, chỉ thấy một ông dán tờ giấy A4 lên ô check-in, đến gần thấy ghi bằng tiếng Anh do ‘máy bay chuyến đến trễ’. Khi đến giờ vào cửa, tất cả các thủ tục đều làm bằng tay. Thẻ lên tàu (boarding Pass) in sẵn, in luôn số ghế, vì vậy có tình trạng một gia đình đi chung nhưng có khi ngồi xa nhau, lên máy bay thì tự thương lượng với khách để ngồi gần nhau. Sau này tôi đi một chuyến bay của hãng Bagan thì cũng tình trạng như vậy. Thẻ lên tàu in sẵn, họ phát cho khách và không có cả số ghế, muốn ngồi đâu thì ngồi. Chưa kể khi đang đưa hành lý qua máy dò thì điện cúp, thế là kiểm tra hành lý bằng tay. Nhớ hôm trước nói chuyện về cúp điện, chàng lái taxi mỉm cười hóm hỉnh, nói: ‘This is Myanmar!’

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ ÐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

TRẦN NGỌC NINH



Sự liên hệ giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du không phải chỉ là một giai-thoại nhỏ trong văn-học-sử, hay là một quãng thời trong tiểu-sử của hai nhà văn mà càng ngày dân Việt Nam càng quí mến. Tôn trọng dưới ánh sáng của nền phê-bình mới, giải thoát ra khỏi những mặc-cảm chính trị của một thời đen tối đã qua và những giáo điều đạo-đức của ý-hệ phong-kiến rất cổ-hủ. Văn-thơ trác-tuyệt của Tố Như Nguyễn Du và Tây Hồ nữ sĩ Hồ Xuân Hương để lột trần những thối-nát của xã hội dưới các lớp hào nhoáng của giới quyền thế và giới ăn chơi, và đề ra những tư-tưởng nhân-bản rất phóng khoáng, rất hiện thực của hai người đã được nhân dân Việt Nam đón nhận như chưa từng thấy cho một tác-giả nào ở bất cứ nơi đâu trên thế-giới. Bài này không nói gì đến tư-tưởng và văn-chương của hai bậc kì-tài này ở đầu thế-kỉ thứ Mười Chín. Nhưng một phần nào kể rõ được mối tình văn-chương giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương theo những tài-liệu đã được phát hiện mà chưa được nghiên cứu kĩ-càng. Mặc dầu vẫn còn một số chi tiết chưa được sáng tỏ và còn phải chờ sự khám-phá ra những tài-liệu mới mà sự đích xác và trung-thực được xác định bằng những phương-pháp khoa-học, tác giả những dòng này có thể nói rằng cái hình-bóng thanh-tú thấp-thoáng của Hồ nữ sĩ trong văn-thơ của Tố-Như, đến có thể nói hơn nữa rằng

Buổi Chiều Ði Vào Lòng Biển


Trần Hồng Châu
 Tu seras là
Femme prise à la source
J.P. Faye

Chúng ta lặng đếm những hạt buồn vui cuộc đời nhỏ bé 
Những hạt cát chạy dài trên thân hình biển hoang sơ
Anh soi vực biển khơi
Ðáy mắt em thẳm sâu

Trần Hoài Thư một đời quý sách

Luân Hoán

Trần Hoài Thư
Thừa hưởng một cái tên đẹp do cha mẹ đặt cho, Trần Quý Sách chọn cho mình một bút danh thật thi vị: Trần Hoài Thư. Tên gọi như một sợi dây, trói buộc anh dính liền một đời với chữ nghĩa, sách báo. Ra đời tại Đà Lạt vào ngày 16 tháng 12 năm 1942, thất lạc cha ngay khi còn quá nhỏ, Trần Hoài Thư theo mẹ đến thành phố biển Nha Trang sống suốt thời thơ ấu rất đỗi cơ cực và hẩm hiu. Thời thơ ấu, anh từng bán hàng rong ở các bến xe ở Nha Trang, và từng đi bộ mỗi ngày khoảng 20 cây số để đi đến trường. Anh học trường Sinh Trung, Nam Tiểu học Nha Trang và cuối cùng là trường Cô Nhi Viện Bết Lê Hem, Hòn Chồng, trước khi ra Huế gặp lại thân phụ anh từ Bắc di cư vào. Ở Huế, anh theo học tại Quốc Học, Đại Học Huế, rồi trở vào Nam với Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Không tốt nghiệp sư phạm, nhưng có duyên với bảng đen, phấn trắng, Trần Hoài Thư trở thành ông thầy dạy trung học và hành nghề tại trường Trần Cao Vân của thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong các niên khóa từ 1964 đến 1966. Năm 1967, theo lệnh động viên, Trần Hoài Thư theo học khóa 24 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau khi ra trường, anh chọn về binh chủng tác chiến. Đại đội 405 Thám kích thuộc sư đoàn 22 Bộ Binh, đồn trú tại vùng 2 chiến thuật, đã giữ chân Trần Hoài Thư suốt bốn năm. Hai năm trước khi Việt Nam Cộng Hòa tan rã, Trần Hoài Thư làm phóng viên chiến trường tại vùng IV chiến thuật. 

MƯỜI HAI NGÀY Ở MIẾN ĐIỆN (3)

Từ Khanh
3

Trăng trên đồi Mandalay



Đồi Mandalay

Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che, từ dưới nhìn lên dốc ngược không biết sẽ chấm dứt chỗ nào vì chút ánh sáng vàng lu lu đâu đó hắt ra không đủ soi sáng lối đi. Phía sau tôi ánh đèn đường ngoài cổng hắt ngược, dọi cái bóng gẫy gập lên mấy bậc thềm như một hình thù ma quái quờ quạng ngả nghiêng trèo lên đồi.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ký Túc Xá

Tưởng Năng Tiến

 “Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng - nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuột... Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mứt, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có...

Qaddafi: Chế độ độc tài nào cũng sẽ chết

Ngô Nhân Dụng

Các chế độ độc tài sớm muộn thế nào cũng sẽ bị lật đổ, nhưng ở mỗi nước có thể chấm dứt một cách khác nhau. Khi Mùa Xuân Á Rập bắt đầu từ Tunisie lan tới Ai Cập, nhiều người đã liên tưởng ngay đến những cuộc cách mạng nhung lật đổ chế độ cộng sản ở Đông Âu. Không phải cuộc cách mạng nào cũng bọc nhung. Tunisie và Ai Cập kết thúc ách độc tài một cách êm đềm giống Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc. Đến bây giờ Libya kết thúc giống kiểu Romanie. 

Sự kiện văn học: "Poetry Magazine",một tạp chí chuyên về thơ của Hoa Kỳ


 
Poetry magazine là tạp chí đầu tiên in những tác phẩm quan trọng nhất của các nhà thơ T.S. Eliot, Erza Pound, Marianne Moore, Wallace Stevens, H.D., William Carlos Williams, Carl Sandburg, Robert Frost - những bài thơ đã mở ra một cánh cửa mới đi vào kỷ nguyên văn chương hiện đại Hoa Kỳ. Tạp chí do "Modern Poetry Association" ở Chicago chủ trương, ra đời vào ngày 23/9/1912. Chủ bút đầu tiên là bà Harriet Monroe, một cây bút phê bình nghệ thuật của tờ "The Chicago Tribune" và là một nhà thơ đầy tham vọng vào đầu thế kỷ thứ 20. Bà đảm nhiệm vai trò chủ bút liên tục trong suốt 24 năm liền. Với một quan niệm cởi mở về văn chương, ngay từ đầu, bà xác định chính sách của tờ tạp chí là "open door" (mở cửa): in những bài thơ hay nhất được sáng tác, bất kể chúng thuộc thể loại, xu hướng hay trường phái thẩm mỹ nào. Thoạt tiên, bà dự tính phát hành số ra mắt vào tháng 1/1913. Nhưng trong khi đang đi thuyền trên sông ở tiểu bang Wisconsin, nghe tin một nhóm nhà thơ ở Boston muốn tranh tiên định xuất bản một tạp chí thơ cạnh tranh, bà liền bỏ ngang chuyến đi, ghé vào bờ và quyết định cho in ngay 1000 ấn bản. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, tất cả đều bán sạch. Đó là những ấn bản đầu tiên của một tạp chí chuyên về thơ xuất bản trong những nước nói tiếng Anh.

Đồng Nghiệp Dị Chủng

Hoàng Quân

Ông anh họ, là nhân viên ngân hàng ở Việt Nam, gật gù:
-           Vậy ra, Thi làm ở phòng Tham Mưu Tín Dụng Quốc Tế.

Tôi giật bắn cả người:
-           Úi trời  trời, nghe sao mà dao to búa lớn quá vậy. Việc của em đơn giản lắm, săm soi mấy con số trong báo cáo tài chánh của con nợ, vạch lá tìm sâu. Rồi viết lời đề nghị nên cho vay bao nhiêu. Hội đồng quản trị của ngân hàng quyết định chớ em đâu có quyền hạn gì.