Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Ghé thăm các Blogs: 29/09/2011


BLOG ĐÀO TUẤN

Đăng ngày: 20:05 26-09-2011

Chỉ ít ngày sau khi đắc cử chức danh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình xuất hiện trong cuộc giao ban của Bộ 4T với TBT các cơ quan truyền thông. "Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng hộ dân"- tờ VNE sau đó đã giật tít tuyên bố của Thống đốc.


“Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy. Giờ nếu cho ngân hàng huy động mà không cho vay ra, thì cũng lãng phí hoặc họ sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả như chúng ta mong muốn thì tốt, nhưng cũng rất rủi ro. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt nhà nước huy động số vàng đó?”- ông nói như dỗ dành.

Thật cảm động vì thống đốc đã lo cho tài sản của dân sau vụ án Lê Văn Luyện.

Ông còn nói hoạt động mua bán vàng phần lớn là đầu cơ.

Khó gọi là phản ứng- có lẽ là tình cờ, sau khi Thống đốc nói giữ vàng hộ dân, thiên hạ đổ xô đi mua vàng, bất chấp những khuyến cáo rủi ro, bất chấp chênh lệch giá đến phi lý. Rất đơn gián, đó là tâm lý trú ẩn bất chấp một lệnh cấm mua bán có thể được ban ra bất cứ lúc nào. Vào ngày 6-11-2009, giá vàng đạt mốc 25 triệu đồng/lượng. Và 26 tháng sau, nó đã tăng gấp đôi khi cán mốc 50 triệu đồng/lượng. Hơn 2 năm, giá vàng tăng gấp đôi, hay giá trị tiền vnd so với vàng giảm đi một nửa- thì liệu việc mua vàng là đầu cơ hay đơn giản chỉ vì bảo vệ mồ hôi nước mắt? Thưa Thống đốc?

Chả phải đến thời ông Bình mới phát lộ câu chuyện có tới 500 tấn vàng trong dân. Chả phải người dân không biết vàng trong ống bơ- không sinh lời- là vàng chết. Nhưng rõ ràng, cấm kinh doanh buôn bán vàng- như một mệnh lệnh hành chính ấu trĩ hồi năm ngoái, cũng không buộc được người dân mua bán, và cất ống bơ. Đơn giản bởi đó là vấn đề niềm tin. Đơn giản bởi Nhà nước muốn lợi, muốn có miếng cơm thì cũng phải cho dân hớp cháo.

Nhưng thôi, khoan hãy nói đến chuyện giữ hộ vàng, bởi ngay chuyện giữ hộ tiền thôi, 50 ngày đầu nhiệm kỳ cũng đã cho thấy Thống đốc giữ hộ tiền cho ai thì được chứ giữ hộ dân thì cũng khó thuyết phục dân lắm.
Trả lời phỏng vấn Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương”. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh: “Trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát”.

Nhìn kỹ lại lý lịch thì thấy ông có bằng tiến sĩ kinh tế ở đất nước có Hồng Trường, có mấy chục năm "chuyên nghiệp nhà băng", ấy thế mà phát biểu của ông làm cho các tiến sĩ khác, và đặc biệt là dân chúng- bị sốc nặng. Có ai lại gửi tiền vào ngân hàng để nhận "nhờ Ngân hàng gữ hộ", để được đồng lãi bèo đến mức không đủ bù trượt giá, hở giời?

Dù sau đó, Thống đốc đã "cải chính miệng", rằng "các nhà báo đã hiểu sai" ý ông- nhưng với chính sách hạ lãi suất huy động "14 và chỉ 14%", thì trong thực tế, ông đang thực hiện đúng những gì đã phát biểu. Tức là sao cho lãi suất "không thể thực dương".

Trả lời ngay sau khi nhậm chức, Tân Thống đốc cho biết sẽ tung ra hàng loạt các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính đơn thuần (như trước đây) nhưng với việc hạ lãi suất tiền gửi thấp hơn mức độ lạm phát, cho thấy những hứa là một chuyện, làm lại là chuyện khác.

Giải quyết đồng thời áp lực lạm phát và áp lực lãi suất đang xiết họng nguồn vốn quả thực là những bài toán khó và 50 ngày là quá ngắn để có thể giải quyết rốt ráo hai hiện tượng kinh tế ngược nhau đang đồng thời xảy ra. Nhưng rõ ràng kết quả những "biện pháp kinh tế" của thống đốc đang gây thiệt hại cho những người gửi tiền ngân hàng. Một bằng chứng là người dân đang rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư sang một kênh khác, để mua vàng, ngay cả khi vụ cướp tiệm vàng Lê Văn Luyện xảy ra. Thời buổi này dù là bà nhà quê răng đen cũng không ai dại chỉ nghe hứa và nhắm mắt tin bừa. Chỉ khổ các vị giám đốc ngân hàng thành viên bị kỷ luật. Ai cũng biết rất khó để lừa người dân gửi tiền với "lãi suất âm nghiêm trọng", ấy thế mà chỉ hợp lý hơn một tí là bị kỷ luật ngay lập tức. Bóng ma lạm phát ám ảnh những giấc mơ thống đốc khiến ông quên béng các nguyên tắc ngân hàng tối thiểu. Chưa kể đến việc nếu lãi suất cứ giữ ở mức huy động 14%, trong khi lạm phát không hạ nhiệt, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng từ chỗ các ngân hàng thừa tiền nhưng không thể cho vay vì lãi suất cao sẽ chẳng còn xu cắc nào cho vay vì không huy động được tiền gửi.

PS: Về mặt nhân tướng học, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được cả thiên thương, địa khố. Sự đầy, rộng của dạng tướng này cho thấy dứt khoát ông là người giỏi giữ tiền. Nhưng đó không phải là tiền, là vàng mồ hôi nước mắt của dân.

Chưa nói đến nỗi e ngại "cái nốt ruồi", không dám viết thẳng tên ra đây- ở đuôi mắt phải của ông.

Thật là "vãi Luyện".


BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ

Nhà ảo thuật gia lừng danh thế giới trình diễn một màn đặc sắc, có một không hai. Đó là bên xứ Cờ Hoa có một bức tượng nữ thần Tư Do rất lớn. Trước mắt bao nhiêu khán giả, nhà ảo thuật làm tượng Nữ Thần cao hàng trượng, nặng hàng vạn vạn cân ấy biến mất.

Thiên hạ ai cũng lè lưỡi, lắc đầu khen là kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng riêng có một người nhỏ bé, tóc đen, mắt đen xem cảnh ấy chỉ cười nhếch mép. Người bên cạnh mới hỏi.

- Ông xem mà không thấy tài giỏi đến lạ lùng sao ?

Người nhỏ bé, tóc đen nói.

- Chuyện thường, đây là phép Biến Có Thành Không, những việc như thế quan lại nước tôi từ hàm lý trưởng trở nên cũng dễ dàng làm được. Từ một miếng đất, ngôi chùa chỉ nhoáng cái là không còn nữa, các loại tài sản chung như bức tượng này ở nước tôi biến mất hàng ngày. Mà chúng đã biến là không bao giờ trở lại.

Người kia phục lắm, mới vái dài.

- Thật là xứ sở lắm anh tài phép thuật cao siêu, ở đây chỉ tài sản chung như bức tượng kia chỉ biến đi vài giây là thiên hạ nể vì lắm rồi.

Người tóc đen khoa tay cắt ngang.

- Thế có gì là ghê gớm, còn phép Biến Không Thành Có nữa cơ.

Người nghe kinh hãi, thán phục đến muôn phần bèn hỏi.

- Có biến thành không đã là ghê, không có tí gì mà biến thành có thì dân chúng tôi chưa nghe thấy bao giờ.

Người tóc đen nhìn quanh, kẻ kia biết ý vội kéo cái ghế cho hắn ngồi, đoạn đưa trầu thuốc ra mời. Bấy giờ an tọa vững vàng, người nhỏ bé tóc đen đằng hắng chậm rãi nói.

- Phép biến không thành có thì nhiều, để cai trị đất nước chúng tôi thường dùng phép ấy. Tức là biến kẻ không có tội thành có tội, khiến kẻ ấy điêu đứng, phải làm tấm gương cho những đứa khác nhìn mà phải e sợ. Ví dụ nước tôi người ta thường hay mang chiếc áo có hàng chữ ủng hộ ngư dân. Triều đình chúng tôi kết tội chúng là bọn phản loạn.

Người kia ú ớ.

- Sao mà kết tội được.

Người tóc đen nói.

- Thế mới cần đến phép biến không thành có, này nhé đầu tiên chúng tôi phái công sai cứ đi theo kẻ mặc áo đó. Ba hoặc bốn công sai ngày đêm quan sát kẻ mặc áo đi đâu, làm gì. Đi nửa kín, nửa hở, ra vẻ theo dõi bí mật nhưng lại đôi lúc làm bộ vô tình cho kẻ ấy thấy công sai đang theo sát. Kẻ ấy trong lòng lúc đầu còn vững vàng nghĩ mình không làm gì sai trái, nhưng lâu ngày bị theo dõi, tâm thần bắt đầu bấn loạn, tự nghi hoặc là chắc cái áo này có vấn đề gì mới gây chú ý của triều đình. Trong khi các công sai theo dõi, đứng rình rập quanh nhà thỉnh thoảng lộ cho hàng xóm chung quanh nhà kẻ ấy là công sai triều đình đang dò la. Rồi cứ theo phép ấy hàng xóm bạn bè kẻ ấy thế nào cũng phải nghĩ, chắc tên ấy phạm tội gì chứ đó. Khi thiên hạ bắt đầu hoài nghi tên ấy có tội, lúc này chúng tôi sẽ cho người mang giấy triệu áp tải tên ấy lên phủ quan. Ở phủ quan công sao hỏi tên ấy về những ngày mặc áo thì đi những đâu, làm những gì. Nếu tên ấy phản ứng thì công sai sẽ từ tốn giải thích- Chúng tôi không nói anh có tội, mà mời anh lên để làm rõ sự việc, anh phải có trách nhiệm hợp tác giúp đỡ triều đình. Cứ thế công sai nước chúng tôi cứ theo dõi, chốc lại triệu lên hỏi, rồi đến chỗ làm của hắn hỏi chủ hắn, đồng nghiệp hắn là hắn mặc áo để làm gì, đành rằng ủng hộ ngư dân, nhưng cần phải làm rõ hắn đi đâu, mặc áo vào ngày nào, đến chỗ làm nói gì... cứ kiên trì gây dư luận về chiếc áo như thế. Rồi một ngày chúng tôi cho người đóng giả làm bọn phiến loạn tung hô cái áo ấy là biểu tượng chống sự hèn nhát của chính quyền, không bảo vệ ngư dân, hãy đứng lên lật đổ chế độ.

Người nghe rụng rời thốt.

- Nếu thế kẻ mặc áo là tay trong, là nội gián à ?

Người tóc đen gật đầu

- Chính thế, liệu kẻ ấy cãi thì ai tin là hắn không có tội.

Người nghe hỏi.

- Anh ở xứ nào mà lắm chuyện quái dị như vậy.

Người kia nói

- Tôi ở nước Vệ, vì nước tôi lắm chuyện kỳ dị như vậy, nên dân gian mới có tập Đại Vệ Chí Dị để chép lại những chuyện kỳ quái mà ít nơi nào có được.


BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ

Năng lượng Mới công bố: Sự thật bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ về Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam
(Petrotimes) – Bức điện tối mật của Đại sứ Mỹ về Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã bị Wikileaks thu được.

Ngày 31/8/2011, Báo Điện tử BBC bản tiếng Việt đăng bài: “Tướng Hưởng than phiền về biển Đông”. Nội dung bài báo là đăng lại bức điện mật của Đại sứ Mỹ báo cáo về cuộc gặp của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Thứ trưởng Bộ Công an với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa kỳ – John Negroponte và Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ – Scott Marciel vào ngày 11/9/2009, với sự tham gia của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak.

Theo BBC thì nội dung bức điện là, trong cuộc gặp này, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã trách Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam trong vấn đề biển Đông.

Bức điện còn viết: “Ông Hưởng còn thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu như không có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực này và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực”.

Chúng tôi cũng có trong tay hai bức điện của Đại sứ quán Hoa Kỳ và thấy nội dung cuộc họp đã không được phản ánh trung thực, bởi lẽ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng chưa hề có lời nào như thế (hoặc tương tự như thế), trong các cuộc gặp với John Negroponte và Scott Marciel cùng Đại sứ Michael Michalak.

Tôi (Nguyễn Như Phong, Đại tá an ninh, nguyên là Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới tuần) – là người được dự nhiều cuộc gặp giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với phái đoàn Hoa Kỳ, cũng rất ngạc nhiên trước sự việc này.

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (hiện là phái viên của Thủ tướng Chính phủ về an ninh và tôn giáo) với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte, Phó trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel và Đại sứ Michael Michalak.

Bạn đọc có thể theo dõi tư liệu này trên Báo Năng lượng Mới, bắt đầu từ số 57 (ra ngày 27/9/2011) hoặc trên Petrotimes.

N.N.P
Nguồn: PetroTimes

Tiếp sức cho việc minh oan của tướng Hưởng, Hồ Thu Hồng cũng lên tiếng cáo giác rằng có trong tay những bằng chứng là tướng Hưởng đã bị Hoa Kỳ hay BBC vu oan, giáng họa.

Vậy ở đây, tướng Hưởng bị oan với ai mà phải thanh minh?

Việc dẫn lời sai phải thanh minh trên mặt báo, cải chính chỉ cần thiết khi nó có thể gây hậu quả nặng nề. Chứ đời một quan chức bao lần nói, bao lần hành sự bị hiểu sai, hiểu nhầm là chuyện bình thường. Làm sao một vị tướng về hưu rồi, giờ chỉ làm chức phái viên, cố vấn thì chuyện đâu cần phải lớn tiếng đến độ báo chí vào cuộc thanh minh.

Nhưng đây là ngoại giao, quan hệ. Một lời cũng nặng nề ảnh hưởng đến quốc gia lắm chứ.

Oan cho tướng Hưởng thật, rõ ràng ông không hề nói gì đến biển Đông, ông không hề mong muốn bọn Hoa Kỳ can thiệp vào biển Đông. Nơi mà chỉ có hai nước anh em Trung- Việt giải quyết với nhau, kết quả giải quyết thế nào là do hai bên quyết định, hai Đảng quyết định. Thế mà bọn bên ngoài lại gán rằng ông có ý lo lắng cho chủ quyền đất nước, lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm lãnh hải của Việt Nam, ông trách Hoa Kỳ không giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải.

Đúng là '' âm mưu thâm độc'' gây chia rẽ quan hệ Việt -Trung. Nếu không có Nguyễn Như Phong, Hồ Thu Hồng thì chúng ta đã mắc bẫy của bọn thế lực thù địch bên ngoài, lợi dụng chuyện biển đảo mà gây hiềm khích giữa hai nước Trung- Việt anh em. Trung Quốc hữu nghị có chiếm phân biển nào của ta đâu, chưa bao giờ Trung Quốc tuyên bố chiếm cái gì của Việt Nam cả. Anh em với nhau mà, Trung Quốc giữ phần của họ còn chưa xong, cái phần khoanh hình chữ U nhỏ bé ấy khẳng định chủ quyền, ranh giới của Trung Quốc giữ còn đã mệt, với tinh thần yêu mến hòa bình, tôn trọng tình hữu nghị. Đời nào người Trung Quốc đi chiếm biển đảo của Việt Nam.

Thế nên phải hiểu biết rõ lời của tướng Hưởng thế nào để rõ tâm địa thật của ông, của Nguyễn Như Phong, Hồ Thu Hồng và cũng là của nhà nước ta.

Chắc là phải thế này
- Tướng Hưởng không than phiền gì hết về biển Đông với Hoa Kỳ

- Tướng Hưởng không hề trách gì Hoa Kỳ về việc không quan tâm đến biển Đông.

Việc xuyên tạc lời tướng Hưởng của Hoa Kỳ và BBC nhằm chia rẽ quan hệ Việt- Trung. Gây hiềm nghi của Trung Quốc rằng Việt Nam có ý muốn mời Hoa Kỳ tham gia vào việc nội bộ hai nước anh em.

Rất may mắn, nhờ có Nguyễn Như Phong, Hồ Thu Hồng mà dư luận quần chúng nhân dân biết rõ bộ mặt, ý đồ của bọn xuyên tạc với dụng ý xấu. Quan hệ hai nước Trung - Việt theo như lời TBT Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ. Vấn đề biển Đông là công việc giữa hai nước anh em, đang thảo luận trên tinh thần hữu nghị, và đã có những kết quả diễn ra tốt đẹp. Tất cả những âm mưu để ám chỉ bịa đặt rằng Trung Quốc đang thôn tính toàn bộ biển Đông, bắn giết ngư dân Việt Nam, xâm chiếm lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam khiến Việt Nam phải đi tìm đồng minh để bảo vệ là hoàn toàn láo toét.
Trung Quốc người bạn lớn của Việt Nam, người anh cả vĩ đại không bao giờ làm những điều gì khiến Việt Nam phải lo nghĩ.

Qua bài học này, chúng ta đã thấy rõ âm mưu của bọn thù địch muốn làm hại đến hòa bình, hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung. Chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác hơn nữa, với những luận điệu tuyên truyền sai trái, mập mờ gây chia rẽ đoàn kết hữu nghị Việt- Trung, nhất là qua những tin tức mơ hồ kiểu như ''tàu lạ'' giết đồng bào ta, ''tàu lạ'' phá hoại tàu thăm dò của ta, ''nước lạ'' gây sức ép với những đối tác đến làm ăn với Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.


BLOG TRẦN KINH NGHỊ
Điều gì chi phối thái độ của nhà cầm quyền TQ đối với VN

Người ta nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"; cái gì cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của cái thực khác hẳn với cái hư . Thiết nghĩ diễn biến tình hình trong quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đã cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thế mạnh/yếu của hai bên... Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy đâu là thực, đâu là hư, đâu là sức mạnh, đâu là sự yếu hèn ...!

Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đã thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nhìn nhận một cách "danh chính ngôn thuận" bởi chính quyền và xã hội. Nói cách khác ta có "bảo bối" là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại còn vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa đã để mất "Nõ thần" thì nay chiếc nõ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà không ai có quyền để mất vào tay giặc.

Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai..., thì chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng...; nhưng đôi khi ý kiến người ngoài có thể làm thay đổi tình huống ... Kể cũng lạ (!?). Vậy ta hãy nghe người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).

Trích

Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quan hệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ vì Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội. Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.

Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ.

Hết trích

Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai còn u u, mê mê chìm đóng trong nỗi sợ hãi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc thì hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hãi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc./.

Trần Kinh Nghị


BLOG QUÊ CHOA

Hồi Một:

Tung hỏa mù Công – Xăng kêu lỗ
Giở hóa đơn Thượng thư Huệ nói lời

Lại nói, nước Việt, năm thứ sáu mươi sáu, mùa thu, bỗng dưng lạm phát tăng phi mã, vật giá leo thang, lòng người oán thán. Trong lúc vàng bạc, mỹ kim đua nhau tăng giá, thì chứng khoán liên tục xuống đỏ sàn. Thấy vậy, mấy nhà độc quyền là điện, xăng dầu cũng dâng sớ lên tể tướng cho tăng giá theo. Tình hình nguy cấp quá, tể tướng vội xuống chỉ cho Bộ Công và Bộ Tài cùng nhau hiến kế. Lĩnh ấn tiên phong, tân thượng thư Bộ Tài, họ Vương tên là Đình Huệ, tức tốc mở hội đàm cho mời Bộ Công và các đại gia đến tham vấn. Đoàn của Bộ Công do Phó Thượng thư dẫn đầu, đó là một vị mặt mũi phương phi, trán hói, mặt đỏ như ba quả táo chồng lên nhau. Hỏi ra mới biết, họ Nguyễn tên là Cẩm Tú, vốn là quý tử của một cựu Phó tể tướng đã hồi hưu. Oái ăm thay họ Nguyễn cũng là đồng hương An Tĩnh với Thượng thư họ Vương. Theo sau phó thượng thư Cẩm Tú là một đoàn lốc nhốc dăm bảy tên tùy tùng. Tiền hô hậu ủng theo họ là các đại gia độc quyền trong ngành xăng dầu. Ai nấy oai phong lẫm lẫm, khí thế như chực nuốt cả sao Đẩu, sao Ngưu.
An tọa. Phân ngôi chủ khách xong, Thượng thư Bộ Tài chưa dứt lời phi lộ, phó thượng thư Bộ Công, Cẩm Tú đã khai chiến trước. Không thèm rào trước, đón sau, ngài đã hướng thần công về phía Bộ Công nã pháo. Ngài tham chiếu Chỉ dụ 84 để kết tội Bộ Tài phạm luật, khiến cho doanh nghiệp điêu đứng, lỗ vốn vì kiểu điều hành “bịt mắt bắt dê”. Ngài cảnh báo nguy cơ vỡ hệ thống xăng dầu toàn quốc, ngài tiên tri viễn cảnh tối tăm, khi hàng hàng doanh nghiệp cùng rút vốn, bỏ thị trường. Thật là “miệng nhà quan có gang có thép”, không hổ danh dòng dõi trâm anh thế phiệt. Trước khi dứt lời, ngài không quên gửi tối hậu thư cho Vương Thượng thư: “Phải điều hành bằng đầu, chứ đừng điều hành bằng tay chân!”. Họ Nguyễn nói vậy thật chẳng khác gì coi Vương Thượng thư là phường võ biền “đầu óc ngu sy, tứ chi phát triển”! Khi nghe Cẩm Tú nói những lời khiếm nhã trên đây, trong lúc thuộc hạ rất lấy làm tức giận, thì khuôn mặt Vương Thượng thư không hề biến sắc. Ngài vẫn ra vẻ “bạch diện thư sinh” như ngày còn thụ giáo ở Quốc tử giám. Cẩm Tú vừa dứt lời, một thuộc hạ thân tín đã cướp diễn đàn, lên tiếng. Ra vẻ khiêm nhường, y nói: “Mỗ không giỏi, nhưng cũng đã từng lều chõng sang Âu châu, ứng thí giải quốc tế toán chương, thế mà không tài nào hiểu nổi phép tính của Bộ Tài. Lúc doanh nghiệp đang lỗ thì cho giảm giá. Chẳng hay Bộ Tài có làm sao không?” A, thằng oắt con, mày nói thế chẳng phải xem ta là thiểu năng trí tuệ ru? Trong bụng nghĩ vậy, nhưng Vương Thượng thư vẫn điềm nhiên như không, ngài chỉ nhỏ nhẹ: Giỏi toán cũng phải biết thực tế. Mọi người ngơ ngác không hiểu anh chàng xấc xược này ở đâu ra, mãi sau mới biết đó là quan phụ tá Vụ Nội địa thị trường, Bộ Công. Y họ Nguyễn, tên là Lộc An. Nghi ngờ những điều y vừa “nổ”, ngay sau buổi hội đàm, một vị Phó Bảng họ Võ tên là Trí Long đã chặn đường Lộc An hỏi: “Chẳng hay nhà ngươi dự thi quốc tế toán chương năm nào?”. Lộc An trả lời: “ Mỗ ứng thí năm Tuất, 1982”. “Ta là người biết rõ các đội tuyển quốc gia ứng thí quốc tế toán chương. Chắc chắn kỳ thi năm tuất không có tên ngươi”, Phó bảng Trí Long nói như đinh đóng cột. Bị vạch chân tướng, vậy mà Lộc An vẫn ngoan cố: “Xin mời ngài tra lại số sách”. Cũng không phải đợi lâu, ngày hôm sau Khảo thí Bộ Dục đã loan tin khắp kinh thành: Nguyễn Lộc An chưa từng được ứng thí quốc tế toán chương! Đúng là “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Thật là đáng phỉ nhổ. Một người như vậy thì làm sao bá tánh có thể tin. Không biết sau vụ này Lộc An có còn “an”, còn “lộc’? Hạ hồi phân giải.
Lại nói chuyện tọa đàm tư vấn, sau khi Lộc An huênh hoang, đến lượt các đại gia xăng dầu thi nhau kêu lỗ. Nguyên nhân thua lỗ đều do Bộ Tài điều hành không tốt. Tiếng kêu của họ nghe ai oán đến tận trời xanh. Phó thượng thư Cẩm Tú nhìn Lộc An, các đại gia nhìn Cẩm Tú. Thật là “tam diện nhất ngôn”, không ai bảo ai mà đều chĩa mũi dùi vào Bộ Tài. Tình thế của Vương thượng thư lúc này khác nào trứng để đầu đẳng, chỉ mành treo chuông!

Lúc này Vương Thượng thư mới từ từ lên tiếng. Đầu tiên ngài yêu cầu các đại gia khai rõ từng mặt hàng lỗ lãi bao nhiêu? Các đại gia lúng túng: chúng tôi chỉ tính chung, không phân khai từng thứ. Cử tọa bắt đầu ngạc nhiên: quản trị doanh nghiệp mà thế ru, phỏng có chấp nhận được không? Vương Thượng thư hỏi tiếp: “Tại sao khi các ngươi loan tin cáo bạch để bán cổ phiếu thì nói lãi mỗi năm hơn chín trăm tỷ, mà nay dâng sớ xin tăng giá lại kêu lỗ những hai ngàn tỷ là lẽ làm sao? Các ngươi hoặc là lừa dân để bán cho được cổ phiếu, hoặc là lừa triều đình để lại tăng giá xăng!” Phía Bộ Công và các đại gia nhìn nhau lúng túng, người đưa lý do này, kẻ đưa ra nguyên cớ nọ, làm cử tọa cười đau cả bụng. Đợi cho đối phương cạn lời mà vẫn đuối lý, Vương Thượng thư mới tung nốt đòn hiểm cuối cùng, ngài dẫn số liệu của quan thu thuế cửa khẩu, nước Việt gọi là Hải quan, để chứng minh rằng: cứ mỗi đấu xăng dầu nhập về các đại gia không lỗ mà còn lời trên bảy trăm quan, đó là chưa kể khoản ba trăm quan được triều đình cho gọi là lãi định mức. “Như vậy, các ngươi lãi trên một ngàn quan một đấu xăng dầu, cớ sao dám nói lỗ!”. Bọn Cẩm Tú, Lộc An, cùng các đại gia lại hùa nhau lên tiếng, chẳng còn tôn ti trật tự là gì. Lúc này thì hỗn loạn như ngoài chợ. Đến nỗi Vương Thượng thư cũng phải nghiêm sắc mặt nhắc nhở: “Các ngươi nên nhớ chủ nhà hôm nay là Bộ Tài”, bọn họ mới chịu vãn hồi trật tự. Chung cuộc bọn Cẩm Tú đòi trả việc định giá cho các đại gia, như Chỉ dụ 84 quy định, Bộ Tài không được can thiệp! Lúc này Vương Thượng thư được một số nhân sỹ giúp sức đã vạch rõ chân tướng của họ. Ngài dõng dạc: “Các ngươi có 11 đại gia, nhưng trong đó chỉ ba tên đã chiếm trên chín chục phần trăm thị phần, lại có một tên chiếm tới sáu chục phần trăm. Trao quyền tự quyết cho các ngươi để các ngươi tự tung tự tác, không coi triều đình, không coi dân ra gì nữa, thì giá xăng dầu sẽ lên đến đâu? Dân đen có chịu thấu không?”. Lúc này bọn Cẩm Tú và các đại gia lại giở bổn cũ ra dọa, đó là đòi rút khỏi thị trường. Tức thì Vương Thượng thư thách thức: “Các ngươi, ai muốn rút cứ rút, để người khác kinh doanh. Đừng dọa triều đình!”. Ngài tuyên bố đanh thép: “Ta điều hành giá xăng dầu là vì lợi ích của tám chục triệu con dân nước Việt, quyết không vì lợi ích của mấy đại gia độc quyền!”. Trừ bọn Cẩm Tú, Lộc An và mấy đại gia, cử tọa ai nấy đều lấy làm cảm kích trước khẩu khí của Vương Thượng thư.

Chỉ mấy giờ sau tin tức từ cuộc tọa đàm đã loan ra khắp kinh thành. Nam phụ lão ấu ai nấy đều rất tin tưởng ở tài đức của Vương Thượng thư. Báo chí từ “hữu ngạn” cho đến “tả ngạn” đồng loạt đưa tin, bình phẩm về cuộc khẩu chiến. Ai cũng khen Vương Thượng thư là người can đảm, dám công khai nghênh chiến với một liên minh ma quỷ, mà gần đây người Việt gọi là “Nhóm lợi ích”. Cũng có đôi vị trải chính trường lo ngại cho Vương Thượng thư, không biết ngài có trụ vững được trong quan trường lâu không, hay lại bất đắc chí như họ Chu (Văn An), họ Nguyễn (Nguyễn Trãi) xưa và họ Trần (XB) nay? Có vị văn sỹ còn ví việc làm của Vương chẳng khác gì “bật lửa xem xăng”, nguy cơ bị tẩm xăng không phải là bất khả!

Hình như không quan ngại những lời đàm tiếu, ngay hôm sau Vương Thượng thư đã xuống lệnh lập các đoàn đi thanh tra bốn đại gia xăng dầu. “Ba quân chỉ ngọn cờ đào. Đạo ra Vô tích, đạo vào Lâm tri”. Nghe nói phía Bộ Công và các đại gia cũng lập tức dàn trận, nghênh chiến.

Chưa biết hai bên tham chiến trận này ra sao, đợi hồi sau sẽ rõ.

Tác giả gửi cho Quê choa


BLOG ĐÀO TUẤN

Chỉ ít ngày sau khi đắc cử chức danh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình xuất hiện trong cuộc giao ban của Bộ 4T với TBT các cơ quan truyền thông. "Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng hộ dân"- tờ VNE sau đó đã giật tít tuyên bố của Thống đốc.

“Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy. Giờ nếu cho ngân hàng huy động mà không cho vay ra, thì cũng lãng phí hoặc họ sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả như chúng ta mong muốn thì tốt, nhưng cũng rất rủi ro. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt nhà nước huy động số vàng đó?”- ông nói như dỗ dành.

Thật cảm động vì thống đốc đã lo cho tài sản của dân sau vụ án Lê Văn Luyện.
Ông còn nói hoạt động mua bán vàng phần lớn là đầu cơ.

Khó gọi là phản ứng- có lẽ là tình cờ, sau khi Thống đốc nói giữ vàng hộ dân, thiên hạ đổ xô đi mua vàng, bất chấp những khuyến cáo rủi ro, bất chấp chênh lệch giá đến phi lý. Rất đơn gián, đó là tâm lý trú ẩn bất chấp một lệnh cấm mua bán có thể được ban ra bất cứ lúc nào. Vào ngày 6-11-2009, giá vàng đạt mốc 25 triệu đồng/lượng. Và 26 tháng sau, nó đã tăng gấp đôi khi cán mốc 50 triệu đồng/lượng. Hơn 2 năm, giá vàng tăng gấp đôi, hay giá trị tiền vnd so với vàng giảm đi một nửa- thì liệu việc mua vàng là đầu cơ hay đơn giản chỉ vì bảo vệ mồ hôi nước mắt? Thưa Thống đốc?

Chả phải đến thời ông Bình mới phát lộ câu chuyện có tới 500 tấn vàng trong dân. Chả phải người dân không biết vàng trong ống bơ- không sinh lời- là vàng chết. Nhưng rõ ràng, cấm kinh doanh buôn bán vàng- như một mệnh lệnh hành chính ấu trĩ hồi năm ngoái, cũng không buộc được người dân mua bán, và cất ống bơ. Đơn giản bởi đó là vấn đề niềm tin. Đơn giản bởi Nhà nước muốn lợi, muốn có miếng cơm thì cũng phải cho dân hớp cháo.

Nhưng thôi, khoan hãy nói đến chuyện giữ hộ vàng, bởi ngay chuyện giữ hộ tiền thôi, 50 ngày đầu nhiệm kỳ cũng đã cho thấy Thống đốc giữ hộ tiền cho ai thì được chứ giữ hộ dân thì cũng khó thuyết phục dân lắm.
Trả lời phỏng vấn Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương”. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh: “Trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát”.

Nhìn kỹ lại lý lịch thì thấy ông có bằng tiến sĩ kinh tế ở đất nước có Hồng Trường, có mấy chục năm "chuyên nghiệp nhà băng", ấy thế mà phát biểu của ông làm cho các tiến sĩ khác, và đặc biệt là dân chúng- bị sốc nặng. Có ai lại gửi tiền vào ngân hàng để nhận "nhờ Ngân hàng gữ hộ", để được đồng lãi bèo đến mức không đủ bù trượt giá, hở giời?

Dù sau đó, Thống đốc đã "cải chính miệng", rằng "các nhà báo đã hiểu sai" ý ông- nhưng với chính sách hạ lãi suất huy động "14 và chỉ 14%", thì trong thực tế, ông đang thực hiện đúng những gì đã phát biểu. Tức là sao cho lãi suất "không thể thực dương".

Trả lời ngay sau khi nhậm chức, Tân Thống đốc cho biết sẽ tung ra hàng loạt các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính đơn thuần (như trước đây) nhưng với việc hạ lãi suất tiền gửi thấp hơn mức độ lạm phát, cho thấy những hứa là một chuyện, làm lại là chuyện khác.

Giải quyết đồng thời áp lực lạm phát và áp lực lãi suất đang xiết họng nguồn vốn quả thực là những bài toán khó và 50 ngày là quá ngắn để có thể giải quyết rốt ráo hai hiện tượng kinh tế ngược nhau đang đồng thời xảy ra. Nhưng rõ ràng kết quả những "biện pháp kinh tế" của thống đốc đang gây thiệt hại cho những người gửi tiền ngân hàng. Một bằng chứng là người dân đang rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư sang một kênh khác, để mua vàng, ngay cả khi vụ cướp tiệm vàng Lê Văn Luyện xảy ra. Thời buổi này dù là bà nhà quê răng đen cũng không ai dại chỉ nghe hứa và nhắm mắt tin bừa. Chỉ khổ các vị giám đốc ngân hàng thành viên bị kỷ luật. Ai cũng biết rất khó để lừa người dân gửi tiền với "lãi suất âm nghiêm trọng", ấy thế mà chỉ hợp lý hơn một tí là bị kỷ luật ngay lập tức. Bóng ma lạm phát ám ảnh những giấc mơ thống đốc khiến ông quên béng các nguyên tắc ngân hàng tối thiểu. Chưa kể đến việc nếu lãi suất cứ giữ ở mức huy động 14%, trong khi lạm phát không hạ nhiệt, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng từ chỗ các ngân hàng thừa tiền nhưng không thể cho vay vì lãi suất cao sẽ chẳng còn xu cắc nào cho vay vì không huy động được tiền gửi.

PS: Về mặt nhân tướng học, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được cả thiên thương, địa khố. Sự đầy, rộng của dạng tướng này cho thấy dứt khoát ông là người giỏi giữ tiền. Nhưng đó không phải là tiền, là vàng mồ hôi nước mắt của dân.

Chưa nói đến nỗi e ngại "cái nốt ruồi", không dám viết thẳng tên ra đây- ở đuôi mắt phải của ông.

Thật là "vãi Luyện".


DÂN LÀM BÁO
cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

Dân Làm Báo - Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.


*

Những gì đã xảy ra

Lồng đèn Trung Quốc

Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1].

Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2].

Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc.

Sang đến ngày tái lập tỉnh của Lào Cai

Trong bài viết "1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?", blogger Vũ Đông Hà đã dẫn dắt những dữ kiện thông tin từ chính trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, trong đó có 2 dữ kiện quan trọng về lịch sử Lào Cai:

Ngày thành lập tỉnh của Lào Cai là 12 tháng 7 năm 1907 (Theo Wikipedia)
Ngày tái lập tỉnh của Lào Cai là 10 tháng 10 năm 1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII)

Blogger Vũ Đông Hà đã đưa ra 2 câu hỏi:

Tại sao lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm, thay vào đó họ lại dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm?.

Và câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn, dẫn đến mấu chốt của vấn đề về một âm mưu từng bước Hán hóa Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung:

Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991?

Vũ Đông Hà cũng nhắc lại sự kiện ngày 1 tháng 10 cũng được chọn là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010, và ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quốc.

Những gì vừa mới xảy ra:

Vào khoảng 0 giờ sáng 28 tháng 9, dữ kiện ngày tái lập tỉnh 10 tháng 10 đăng trên trang web chính phủ của tỉnh Lào Cai đã được sửa lại là ngày 01 tháng 10. Các bạn có thể vào Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai kiểm tra là đủ. Nếu các bạn muốn biết chi tiết những gì xảy ra thì xin mời bạn đọc tiếp sau đây:

Vào tối 27 tháng 9, nhà báo Phạm Trần gửi email cho Dân Làm Báo hỏi về nguồn dẫn đề cập đến dữ kiện ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh của Lào Cai. Dân Làm Báo đã gửi cho nhà báo Phạm Trần nguồn dẫn của Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai đã được trích trong bài viết của Vũ Đông Hà (nhưng không vào đọc lại và kiểm tra nội dung của nguồn dẫn vì nghĩ vẫn như cũ). Ngay sau đó, nhà báo Phạm Trần đã trả lời: không thấy ở đâu ghi là ngày 10 tháng 10, chỉ có ngày 01 tháng 10!!!

Vào lúc 0 giờ 06 phút sáng ngày 28 tháng 9, Dân Làm Báo vào lại nguồn dẫn
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx
thì đã không truy cập được, google gửi lại màn hình như sau:



Vào lại thẳng từ trang chủ của cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thì thấy bài viết Lịch sử Lào Cai (11/12/2008 4:17 SA ) vẫn "còn nguyên" đó. Xin lưu ý ngày giờ của entry vẫn ghi là 11 tháng 12 năm 2008 lúc 4:17

Tuy nhiên nếu nhìn vào nguồn dẫn (URL) thì lại là:
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/634046195224064190.aspx

chứ không còn là:
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx

Điều này có nghĩa đây là 1 ENTRY MỚI (nhưng vẫn giữ ngày giờ của năm 2008). Bài cũ ở http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx đã bị TẠM THỜI khóa vào lúc khoảng 0 giờ bởi quản trị trang web trong lúc sửa entry (đây là 1 trường hợp thật ngẫu nhiên, Dân Làm Báo truy cập trong khi người ta đang... dọn phòng!).

Trong "entry mới" này, ngày tái lập tỉnh Lào Cai đã được sửa từ 10 tháng 10 năm 1991 thành 01 tháng 10 năm 1991.

Bây giờ "khóa" đã mở, nếu bạn vào:

http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx
(nguồn của bài cũ với ngày tái lập tỉnh là 10 tháng 10)

nó sẽ TỰ ĐỘNG chuyển qua

http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/634046195224064190.aspx
(dành cho bài mới với ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10)


Nếu ai không để ý việc "tự động tráo link" này, vào nguồn trong bài viết của Vũ Đông Hà dẫn trước đây sẽ thấy ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10 và blogger Vũ Đông Hà sẽ bị cho là đã bịa đặt dữ kiện và vu khống lãnh đạo Lào Cai. Trong bài viết của tác giả Vũ Đông Hà:


Khi di chuyển chuột vào đoạn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai", trình duyệt sẽ hiện ra đường link là (góc trái, cuối màn hình) : http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx

Tuy nhiên, khi click vào, trang Web http://laocai.gov.vn sẽ tự động chuyển sang một địa hoàn toàn khác với đường link ban đầu:

Đây là kỹ thuật đánh tráo nguồn để lừa dư luận.

*

Như vậy là từ việc không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm sang đến việc chọn ngày tái lập tỉnh để kỷ niệm, Lãnh đạo Lào Cai (với sự đồng ý hay chỉ đạo của TW?) đã "tỉnh bơ" tung ra ngày tái lập tỉnh "rơi"đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Quốc là 1 tháng 10 và tưởng rằng không ai để ý đến ngày tháng.


Sau khi sự việc được đưa ra dư luận trên trang Danlambao, lãnh đạo Lào Cai đã ÂM THẦM thay đổi ngày tái lập tỉnh ngay trên trang web chính thức của tỉnh. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII coi như bị đánh tráo ngày tháng.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai nghĩ rằng chỉ cần vào đó sửa ngày, xóa bỏ chứng cứ thì không ai còn cơ sở nào để nói rằng có chuyện thay đổi lịch sử đã xảy ra, tất cả đều là vu cáo hay tệ hơn là "âm mưu của các thế lực thù địch". Họ sẽ nói "sự thật" là đây - bài Lịch Sử Lào Cai trên trang Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai đây này, ngày 1 tháng 1 năm 1991 rõ ràng là ngày tái lập tỉnh:

Bài "cũ" sau khi đánh tráo với dữ kiện ngày tháng "mới"


Tuy nhiên, "ngụy tạo" chỗ này thì vẫn còn sót chỗ khác. Tại đường link này:
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/Trang/lichsulaocai.aspx
vẫn còn "dấu vết cũ" của ngày 10 tháng 10 chưa kịp đổi thành 01 tháng 10. Dân Làm Báo chụp lại để lưu giữ vì trước sau gì chứng cứ lịch sử cũng sẽ bị người ta đục bỏ.