Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (22): Bí thư xử thiếu tướng: Ðòn độc của Nguyễn Bá Thanh
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Vì bị chặn đường chuyển đi Hà Nội, viên bí thư chủ tịch Ðà Nẵng đánh đòn nặng nề để trả thù kẻ địch trong đó có cả một thiếu tướng công an.
Bí thư Thành ủy Ðà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
chủ trì một phiên họp hồi tháng 4. (Hình: vtvdanang.vn)
Ðiều này được tường thuật lại trong một công điện đánh đi từ Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn đề ngày 1 tháng 4, 2009, với tựa đề “Người khổng lồ chính trị thoát án tham nhũng, còn công an và phóng viên thì đi tù.”
"Hai bên khẳng định sẽ làm theo tinh thần nhận thức chung của nhà lãnh đạo hai nước!“
Âu Dương Thệ
I. Đới Bỉnh Quốc mở đường cho chuyến đi Bắc kinh của Nguyễn Phú Trọng
Đài Bắc kinh ngày 8.9 đã nhắc lại câu „Hai bên khẳng định sẽ làm theo tinh thần nhận thức chung của nhà lãnh đạo hai nước“ trong „Bản tin báo chí“ (một kiểu thông cáo chung) kết quả cuộc hội đàm của Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc giữa Đới Bỉnh Quốc, nhân vật cao nhất phụ trách ngoại giao và Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia của ĐCS Trung quốc và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ở Hà nội vào đầu tháng 9 vừa qua. Đối với các quan sát viên chính trị theo dõi quan hệ giữa hai ĐCS VN và Trung quốc thì câu trên đây tuy rất bình thường nhưng lại có một hàm ý đặc biệt và rất rõ ràng. Hàm ý đặc biệt của câu trên là gì?
Nếu Ấn Độ không hợp tác với Việt Nam
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Tuần qua, đại sứ R S Kalha, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, có bài lên tiếng cho rằng Ấn Độ nên suy xét lại việc hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (P) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (T) chào đón các đại biểu tại Lễ bế mạc kỷ niệm 60 năm quan hệ Ấn-Trung tại New Delhi hôm 16 tháng 12 năm 2010 - AFP photo
Ông này cho rằng việc hợp tác này có thể mang đến xung đột cho Trung Quốc và nước này. Cùng thời gian, giáo sư Ấn Độ Virendra Sahai Verma, từng là cựu sĩ quan tình báo cũng viết bài thể hiện sự quan ngại tương tự. Nếu không hợp tác với các nước khác, Việt Nam phải làm gì để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa có thể khai thác vùng thuộc đặc quyền kinh tế của mình?
Chuyện Cái Nhà & Cái Ấm
Tưởng Năng Tiến
![]() |
Nguyễn Quang Thiều |
“Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đầu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.”
Tại sao Việt Nam cần dân chủ?
Nguyễn Hưng Quốc
Kể ra, hỏi như vậy cũng thừa. Bởi, hầu như ai có trí óc bình thường một chút cũng đều biết giá trị của dân chủ. Ngày xưa, chính quyền bưng biết mọi thông tin, dân chúng hoàn toàn không biết gì về đời sống bên ngoài cả, do đó, họ dễ có ảo tưởng xem nơi họ đang sống đã là thiên đường dù, trên thực tế, họ đang cơm độn và thiếu thốn đủ thứ. Nhưng cái thời ấy qua rồi. Bây giờ, người dân có cơ hội đi nhiều, thấy nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều. Một trong những cái thấy, biết và hiểu đó là: sự ưu việt của các chế độ dân chủ.
Đo lường kết quả dân chủ hóa
Ngô Nhân Dụng
Dân chủ hơn, chính quyền tốt hơn
Khi một nước thiết lập chế độ dân chủ, với những bản hiến pháp tân tiến, những luật bầu cử công bằng, liệu đời sống người dân có được cải thiện hay không? Các định chế dân chủ có hoạt động đúng như lý tưởng mà mọi người mong muốn hay không?
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Hồ Sơ Wikileaks (21): Ở Ðồng Chiêm, nhà nước hành xử như côn đồ
Nam Phương/Người Việt
Ba bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ.
Giáo dân Ðồng Chiêm dựng một Thánh giá bằng tre để thay thế Thánh giá bị nhà cầm quyền triệt hạ. (Hình: Vietcatholic.net)
Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.
Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.
HỒ SƠ WIKILEAKS (20): Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ
Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn
Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là “Dzũng” thay vì “Dũng” - NV).
Hà Giang/Người Việt
Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng,
được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management,
quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi.
(Hình: http://nguyenthanhphuongvn.net)
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là “Dzũng” thay vì “Dũng” - NV).
Ghé thăm các Blogs: 29/09/2011
Đăng ngày: 20:05 26-09-2011
Chỉ ít ngày sau khi đắc cử chức danh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình xuất hiện trong cuộc giao ban của Bộ 4T với TBT các cơ quan truyền thông. "Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng hộ dân"- tờ VNE sau đó đã giật tít tuyên bố của Thống đốc.
Khi ‘Lão Lý’ lắc đầu
![]() |
Ông Lý Quang Diệu được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh - Hình: AP |
Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 37 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Lưỡi bò núp bóng khoa học
Blog Mr. Do
Tôi vừa có bài viết này trên Thanh Niên, về việc Trung Quốc lợi dụng các tạp chí khoa học quốc tế để đăng tải bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của họ đối với Biển Đông. Trong bài viết gốc, có một chỗ tôi nhầm, do diễn dịch sai ý của tiến sĩ Dương Danh Huy. Câu sai đó là: "Hiện tiến sĩ Dương Danh Huy đang thay mặt các nhóm người Việt ở khắp nơi trên thế giới thảo thư yêu cầu Science đính chính và chấm dứt việc đăng bản đồ phương hại tới chủ quyền Việt Nam trong tương lai". Sau khi đọc bài viết, anh Huy đã có ý kiến rằng bức thư đó do nhiều người bàn thảo và anh là tác giả chính. Anh nói:"Cần sửa câu này vì tôi không và không thể thay mặt ai." Tôi xin rút kinh nghiệm và rất xin lỗi anh Huy cùng các bạn đọc. Nếu bác nào trích dẫn lại bài trên Thanh Niên, xin lấy bản đã được hiệu đính. Câu sửa tôi để màu đỏ dưới đây. Trân trọng, - Mr. Do
NHỮNG CƯ DÂN MỚI CỦA NA UY
SONG CHI
+ Bài đã đăng trên blog RFA trước đây nhưng có bổ sung, sửa chữa với cái nhìn khác hơn sau một thời gian.
Tuy có diện tích thuộc hàng trung bình trên thế giới (385,252 km²) nhưng dân số Na Uy lại quá ít - khoảng 4,9 triệu người, trong đó số lượng dân nhập cư là hơn 600.000 người (chiếm khoảng 12,2%) và sẽ còn tăng lên nữa. Từ lâu, ý thức được vấn đề dân số ít là một trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của quốc gia nên chính phủ Na Uy đã mở rộng vòng tay chào đón người nhập cư qua những chính sách di dân có phần cởi mở so với một số quốc gia khác. Kết quả là dân Na Uy ngày nay cũng đủ màu da, chủng tộc... chẳng khác nào dân Mỹ.
Putin trở lại Kremlin: Brezhnev, Murabak, Gaddafi hay Hugo Chavez?
Lê Diễn Đức
![]() |
Putin tại đại hội đảng Một Nước Nga, Moscow ngày 24/9/2011 - Ảnh: PAP |
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (19): Lãnh sự Mỹ ở Thành Ðô thăm Hà Khẩu
Một sĩ quan Phòng An Ninh Công Cộng xác nhận với chúng tôi có một số phụ nữ và cô gái Việt Nam, hầu hết từ vùng núi non nghèo khổ, bị buôn sang Vân Nam mỗi năm, trong khi những người khác lén trốn qua biên giới tìm việc hoặc lập gia đình. Giới chức này không có con số cụ thể nhưng xác nhận những sự kiện như vậy diễn ra hằng năm.
Triệu Phong/Người Việt
Thành phố “Nửa Tàu-Nửa Ta”Công điện ngoại giao làm tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Thành Ðô, Trung Quốc, hồi đầu năm 2010 kể những điều mắt thấy tai nghe tại các cửa khẩu biên giới Việt-Trung dọc tỉnh Vân Nam.
Những ghi nhận trong công điện này được làm vào giai đoạn thỏa ước tự do mậu dịch Việt - Trung bắt đầu có hiệu lực.
Cầu Kỳ Lừa, bắc qua biên giới Việt Nam, Trung Quốc.
(Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Hà Khẩu và Mohan, hai cửa khẩu ở Vân Nam thông thương với Việt Nam và Lào, đang chuẩn bị cho sự gia tăng lưu lượng hàng hóa lẫn du lịch, khi Thỏa Ước Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc-Việt Nam (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Trung Quốc đang lo sợ
Ngô Nhân Dụng
Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được. Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uyghur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Điều Cầy bị gán ghép, bị dư luận chê cười lại thả. Đã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách nhiễu đến cả vợ con không cho yên.
Độc tài và tham nhũng
Nguyễn Hưng Quốc
Các chế độ độc tài thường tự đào huyệt chôn chúng trước khi chúng bị tiêu diệt. Ngay cả khi chúng bị một lực lượng nào đó tiêu diệt thì thường, bên cạnh chúng, cũng đã có sẵn một số huyệt do chúng tự đào rồi.
Thật trong nhà, giả ngoài đường
Trần Vinh Dự
![]() |
Hình: Reuters |
Bài toán cho cách mạng ở Libya cuối cùng cũng có lời giải. Mặc dù chưa bị bắt giữ, số phận của nhà độc tài một thời Moammar Gadhafi hiện nay cũng không khác mấy so với số phận của Sadam Hussein hồi năm 2003 khi chế độ do ông này cầm đầu sụp đổ. Kết cục này chắc chắn cả Gadhafi và Hussein có nằm mơ cũng không nghĩ ra. Và nói cho công bằng thì có hàng triệu người khác chắc chắn cũng không thể nghĩ ra được rằng các chế độ hà khắc mà hai ông dựng lên ở Libya và Iraq lại có thể sụp đổ trong một thời gian ngắn.
Thuyết trình về Biển Đông lại bị gây rối
Khánh An, phóng viên RFA
Thêm một buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông bị gây rối tại Hà Nội vào ngày 24/9.
Courtesy NguyenTuongThuyBlog
TS Nguyễn Nhã tại buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông tại Hà Nội vào ngày 24/9.
Những vị khách không mời
Được biết, buổi nói chuyện do một số trí thức và những người yêu nước tổ chức tại một nhà hàng và mời TS. Nguyễn Nhã - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông - đến thuyết trình. Tuy nhiên, thông tin trong nước cho biết công an đã yêu cầu nhà hàng cắt điện và ngưng phục vụ buổi thuyết trình trên. Ngoài ra, còn có một số vị “khách không mời” mặc thường phục đến quấy nhiễu buổi thuyết trình.
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (18): Tây Phương ‘quan ngại Nghị Ðịnh 97’
“Nghị Ðịnh 97, cùng với bản thảo sau cùng của Nghị Ðịnh 88 và sự ngăn chặn Facebook là một loạt những hành động nhịp nhàng của Ðảng Cộng Sản để ngăn chặn quyền thông tin và quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. Trong khi Việt Nam chuẩn bị cho đại hội Ðảng vào tháng 1, 2011, chắc chắn là sẽ còn những vụ đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cả việc siết chặt hơn nữa những cá nhân và tổ chức (chẳng hạn IDS), vốn bị coi là hiểm họa đối với nhà nước.”
Ðông Bàn/Người Việt
Công điện ngày 30 tháng 11, 2009 của Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho thấy, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Tây Phương quan ngại về Nghị Ðịnh 97 và xem nghị định này là một “bước lùi” của Việt Nam.
Các thành viên của Viện IDS trong một lần gặp gỡ ở Hà Nội. (Hình: Dân Luận)
Nghị Ðịnh 97 cấm các tổ chức khoa học và công nghệ công bố những ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà Nước Việt Nam.
Công điện viết, phó đại sứ Hoa Kỳ cùng một số đại sứ các quốc gia khác lập đi lập lại quan ngại của mình với Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Hoàng Văn Phong trong buổi gặp gỡ ngày 6 tháng 11, 2009. Các quan ngại liên quan đến “ảnh hưởng tai hại của Nghị Ðịnh 97 về sự siết chặt hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học.”
Người sắc tộc thiểu số tại vùng cao nguyên miền Nam
Đoàn Thanh Liêm
![]() |
Ảnh: Internet |
Nghịch lý của các chế độ độc tài
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il (Reuters) |
Tích tụ ruộng đất: chuyện còn xa
Nam Nguyên, phóng viên RFA
![]() |
Nền sản xuất nông nghiệp vẫn còn sử dụng thủ công nhiều. RFA |
Việt Nam mong muốn cải cách nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, nhưng vấn đề tích tụ ruộng đất gặp nhiều cản trở.
Quốc gia xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới sẽ duy trì nền tảng kinh tế hộ gia đình nông dân hay phát triển đại điền để tăng hiệu quả.
Hành động khó hiểu
Võ Long Triều
![]() |
Ảnh minh hoạt (Internet) |
Tội nghiệp những người đảng viên cộng sản và tuyệt đại đa số quần chúng Việt Nam, có lòng với đất nước, thấm nhuần tư tưởng “Bác Hồ kính yêu” của họ là “không gì quí hơn độc lập tự do”. Họ đang đau lòng thắc mắc không thể hiểu được tại sao tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của mình thăm dò địa chất trong hải phận gần Đà Nẵng lại bị tàu của láng giềng hữu nghị, đồng chí tốt, là Trung Quốc cắt dây cáp hai lần, và cấm không cho hoạt động trong khu vực quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế mà nhà nước ta không dám bảo vệ quyền lợi của quốc gia dân tộc. Tại sao? Việt Nam có thật sự độc lập đối với Trung Quốc không? Có tự do hoạt động trong lãnh hải của mình không?
Giã Từ Trung Quốc
Liao Yiwu
Trùng Dương giới thiệu và chuyển ngữ
![]() |
Liao Yiwu (Ảnh Wikipedia) |
Nói ngọt ngào, làm ác độc
Nguyễn Trọng Vĩnh
![]() |
Biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, ngày 19/06/2011-REUTERS |
Hôm 5, 6 tháng 9 vừa qua, ông Đới Bỉnh Quốc thăm Việt Nam, trong khi làm việc với đối tác và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của ta, ông nói những lời hữu nghị rất thắm thiết, nào là “có chung lợi ích”, giải quyết khác biệt trên tinh thần “đồng chí anh em” , v.v. Người nhẹ dạ cả tin nghe hẳn là mát ruột. Nhưng chỉ dăm hôm sau, 500 tàu cá Trung Quốc giăng ra khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đuổi ngư dân Việt Nam không thể làm ăn được. Mới đây, ngày 15-9, Trung Quốc phản đối Ấn Độ nhằm phá sự hợp tác Việt - Ấn thực hiện dự án khai thác dầu khí trong thềm lục địa của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, và Nam Côn Sơn. Rõ ràng là “nói một đàng, làm một nẻo”. Chả trách thiên hạ đã có câu tổng kết: “Chớ nghe người cầm quyền Trung Quốc nói, hãy xem việc họ làm”. Đây cũng là thủ đoạn quen thuộc lâu nay của nhà cầm quyền Trung Quốc: Một mặt phỉnh phờ hữu nghị với cấp cao, mặt khác lại chỉ thị cho cấp dưới cứ lấn tới.
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (17): Cảnh báo 'diễn biến hòa bình', miệng hùm gan sứa
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Một chỉ thị nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam cảnh báo về việc Mỹ lãnh đạo một âm mưu “diễn biến hòa bình” bị lộ ra công chúng, nhưng phía Mỹ đánh giá chỉ thị này đầu voi đuôi chuột, coi vậy chứ không phải vậy, và tuy hung hãn nhưng trong nội dung lại ít chống Mỹ hơn trước. Ðó là kết luận của Phó Ðại Sứ Virginia Palmer trong một công điện gửi về Washington DC đề ngày 12 tháng 11, 2009.
![]() |
Phó Ðại Sứ Virginia E. Palmer, tác giả bức công điện. (Hình: Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) |
Ghé thăm các Blogs: 26/11/2011
BLOG QUÊ CHOA
Cho dù dự án Bauxite Tây Nguyên còn kéo dài bao lâu nữa, cũng như Vinashin, câu chuyện Bauxite người ta có thể đặt dấu chấm hết được rồi. Nói như ông Tô Văn Trường: “Lối ra rẻ nhất và cũng là có lợi nhất cho đất nước là đình chỉ và tiến tới xóa sổ dự án bauxite Tây Nguyên.”
Nguy rồi anh Nguyễn Như Phong ơi: Quân Kadhafi sắp hết nơi ẩn náu
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
Mấy hôm rồi, đọc bài báo “Sự thật về Libya và Kadhafi” trên trang mạng do anh Như Phong làm tổng biên tập, biết được sự thật rồi, tôi cứ ngồi thương thầm cho anh Kadhafi và đất nước Libya.
Không thương sao được. Tội nghiệp cho anh Kadhafi, một vị lãnh đạo tài ba, “người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Libya” và đã “đạt được những thắng lợi vẻ vang to lớn” trong suốt thời kỳ anh cầm quyền mới có 42 năm qua.
Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng
Đặng Tiến
Nhà báo Lê Ngộ Châu, điều hành tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn trước 1975, qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 -2006, thọ 83 tuổi.
Ít người biết đến tên Lê Ngộ Châu vì ông không viết sách, viết báo, chỉ âm thần phụ trách tòa soạn tạp chí Bách Khoa trong non hai mươi năm. Nhưng đa số những người làm văn học tại Miền Nam trước đây đều biết và quý mến, thậm chí chịu ơn ông dẫn dắt. Muốn hiểu tình cảm sâu đậm đó, phải biết Bách Khoa không những là tạp chí có đời sống lâu dài nhất (1957-1975), mà còn có những đóng góp lớn lao cho đời sống văn hóa Miền Nam thời đó.
Liệu Trung Quốc có thể gây ra cuộc chiến một khi Việt Nam và Ấn Độ cũng như Hoa Kỳ và Nhật bản, Úc cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối?
Trong lịch sử, Trung Quốc gây chiến thì nhiều mà luôn thất bại chẳng thắng ai bao giờ. Bài học này họ phải tự nhớ lấy. Tuy vậy người dân hai nước càng phải tỉnh táo và đoàn kết cảnh giác cao độ. Biển Đông nổi sóng là do đâu nếu không phải là do từ phương Bắc với hơi độc bành trướng?
Nguyễn Hoàng Hà
![]() |
Việt Nam đang cùng Ấn Độ ký kết khai thác thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải của Việt Nam (ảnh của BBC tiếng Việt) |
Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi loan tải đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc tức giận và báo chí Trung Quốc từ nhiều kênh đã đưa ra nhiều lời đe dọa. Cụ thể là các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng “Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông” và ông ta lớn giọng tuyên bố “Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Trần Đăng Tuấn mở blog
Blog Quê Choa
![]() |
Trần Đăng Tuấn |
Tối qua đang nhậu, Tiến trọc gọi điện, nói Trần Đăng Tuấn mới blog rồi đấy, bài khai trương hay lắm, mình hơi bị ngạc nhiên. Định gọi điện cho lão hỏi sao tự dưng lại “nổi hâm” lập bờ lóc bờ leo nhưng thôi, không gọi nữa, để về nhà đọc cái đã. Về nhà vào mạng là tìm ngay blog Trần Đăng Tuấn đọc một lèo cái tản văn Hôm nay đi Suối Giàng, mình lại hơi bị ngạc nhiên, cái ông Tuấn này viết văn được phết. Cái tản văn (lão gọi là tản bút) được cấu trúc như một truyện ngắn, giọng văn tưng tửng như không, như là bạ đâu kể đó, thấy gì nói nấy, vậy mà không thừa chỗ nào, câu kéo chữ nghĩa chẳng thấy đâu chỉ thấy một nỗi rưng rưng, đích thị là văn chương. Lại định nhấc máy gọi điện, nhắn tin khen lão mấy câu, nhưng rồi nghĩ bụng giờ này lão ôm vợ ngủ rồi, vợ lão xinh phết. Thôi, tha bổng cho lão, hi hi.
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS: Việt Nam chần chừ tham gia lực lượng hòa bình LHQ
Ðỗ Dzũng/Người Việt
Chính phủ Việt Nam muốn có ít nhất là hai năm để chuẩn bị dư luận trước khi đưa quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, và ngần ngại không muốn làm chuyện này tại đại hội đảng lần thứ 11.
Quân đội Việt Nam tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 1,000 năm Thăng Long.
Mỹ lâu nay vẫn muốn quân đội Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.
(Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Ðó là nội dung hai bức công điện gởi đi từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội về Washington, D.C. Bức đầu tiên ký tên Ðại Sứ Michael Michalak gởi ngày 23 tháng 10, 2009 giải thích quan điểm của Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là PKO (Peacekeeping Operations).
Từ Chuyện Tạ Phong Tần Biệt Tích
Tạ Phong Tần
“Biệt Tích” là tên một truyện ngắn, được in trong tập Phùng Cung Truyện Và Thơ, do nhà Văn Nghệ – California – xuất bản năm 2003. Nhân vật chính là một người thợ mộc (ông phó Lâm) có chút chuyện lôi thôi với chính quyền cách mạng nên phải lên Ủy Ban Nhân Dânlàm việc, rồi biệt tích luôn.
Từ đó:
“Bến đò Rệ sông làng Bích, chiều chiều lúc mặt trời sắp lặn, người ta lại thấy một người đàn bà đứng nghến phía núi Tản Viên cho đến nhá nhem tối... Làng xóm cũng chẳng còn ai xì xào về chuyện chồng bà. Chắc rằng chẳng ai ngăn cấm việc bà Lâm ngóng chồng...”
Thái Tuấn (1918-2007)
Đặng Tiến
(Nhân ngày giỗ thứ tư của họa sĩ Thái Tuấn)
Họa sĩ Thái Tuấn qua đời lúc 13 giờ ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một khuôn mặt tiêu biểu cho nền hội họa Việt Nam.
BÓNG DÁNG THÁI TUẤN GIỮA NỀN NGHỆ THUẬT HIỆN ÐẠI
HUỲNH HỮU ỦY
Thái Tuấn là một bóng dáng lớn của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Vừa đắm mình trong công việc sáng tác, anh vừa góp nhiều phần tác động trong việc phát triển và hình thành mạnh mẽ một nền nghệ thuật mới kể từ trường Mỹ Thuật Ðông Dương trước đây.
Vĩnh Biệt Họa sĩ, Nhà Phê Bình Mỹ Thuật THÁI TUẤN
Trịnh Cung
Họa sĩ Thái Tuấn
Ông ra đi vào lúc 13g ngày 26 tháng 9 năm 2007 tại chính căn nhà trên, nơi ông từng bắt đầu sống những ngày đầu tiên tại Sài Gòn sau cuộc di cư năm 1954. Căn nhà hẹp và tối, nằm trong một con hẻm ngoằn nghèo của đường Yên Ðổ (tên cũ) dẫn xuống Bến tắm ngựa, ngay chân cầu Trương Minh Giảng, nơi mà dòng nước ngày càng đen và hôi thối.
VỀ MỘT BỨC TRANH THÁI TUẤN (1918-2007)
Đặng Tiến
Họa sĩ Thái Tuấn qua đời tại TP Hồ chí Minh, trưa ngày 26 tháng 9 năm 2007.
Hôm nay là gần đến ngày giỗ của anh.
Nhớ nhau, tôi nhắc lại một chuyện cũ, một bức tranh cũ, trong một bài viết cũ.
Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011
Hồ Dzếnh, vườn Thanh và nỗi sầu vạn cổ
Thụy Khuê
![]() |
Hồ Dzếnh |
Em ăn em nói em cười,
Kiếp này không có hai người như em
người mà Hồ Dzếnh nhắn nhủ:
Ðừng mong ước cả Thiên Ðường
Hãy xin lấy một tấc vườn vắng hoa.
Cây Thông
Tôi xa đất Bắc gần nửa thế kỷ. Nhớ quê hương khôn tả. Càng lâu, càng xa, nỗi nhớ càng thêm mạnh mẽ. Do đó khi có thể về lại quê nhà được, tôi đã về ngay. Giữa sự lo âu và nỗi bất an, còn đầy những rung động vì những điều nhớ lại. Nhớ vô cùng, nhớ từ những cái chẳng đáng nhớ nhớ đi. Trước khi đi mấy hôm tôi có gọi cho nhà văn Võ Phiến. Ông ngỡ ngàng thấy tôi về Việt Nam thăm quê cũ. Ông nói rất thong thả như vừa nói vừa nghĩ, sợ có điều gì vội vã chăng. Ông bảo: “Ờ anh về... về thật à...”. Dừng lại khá lâu ông mới tiếp: “Ờ, anh chị còn trẻ, anh chị... Tôi, chà! chắc tôi không có cơ hội về thăm lại quê nhà quá...”. Câu chuyện đưa đẩy nói về một vài điều khác, bỗng chốc ông trở lại chuyện quê nhà: “Tụi nhỏ mới qua được đây. Trước khi đi chúng có về lại nơi quê nhà tôi Bình Ðịnh, thăm lại làng xóm cũ. Chà, thay đổi hết trơn. Cái nền nhà cũ nay có một gia đình nào đó cất một túp lều tranh... Chả nhận ra được anh à...”
Ánh sáng từ âm thanh
Thủy Cánh Lưu
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Khi Đợi Ở Phi Trường
![]() |
Phi trường Kennedy- |
Trần Mộng Tú
Bỗng dưng lạc giữa bao người lạ
muốn níu bàn tay để hỏi tên
mỗi kẻ ngược xuôi về một hướng
lạ như hành lý ai bỏ quên
mỗi bến em đi đều rất khác
từng chuyến bay qua như đời qua
chẳng để lại gì trên cánh sắt
mây thì gần hơn nỗi chia xa
CHUYẾN ĐI KHÔNG HẸN
Song Thao
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011
Hồ Sơ Wikileaks (16): Việt Tân vào tù thăm bạn, xôn xao ngoại giao đoàn
Mục tiêu chính trị đằng sau cả cuộc viếng thăm lẫn phản ứng của Hà Nội không qua mắt Ðại Sứ Michalak. Ông viết lời bình luận trong công điện như sau: "Xưa nay ai cũng biết là ngay cả người trong gia đình cũng còn không được Việt Nam cho vào thăm tù đang bị giam giữ để điều tra, nên rất có thể là ba người này biết họ sẽ không được vào thăm bạn mà chỉ muốn nêu bật vấn đề một cách ôn hòa. Phía Việt Nam, quyết định trục xuất những người này, cũng nằm trong mục tiêu giảm thiểu sự chú ý của quốc tế tới sự việc.”
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Năm 2008, ba đảng viên Việt Tân về nước vào Tổng Cục An Ninh để thăm bạn đang bị giam trong đó, rồi cả 3 bị công an giam lại.
Ðảng viên Việt Tân Mai Hữu Bảo về lại California được đón tiếp
Ðảng viên Việt Tân Mai Hữu Bảo về lại California được đón tiếp
trong một buổi lễ tổ chức tại hội trường đài Little Saigon Radio,
sau khi cố tình vào tù cộng sản thăm bạn, khiến bị cộng sản giam.
(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Chuyện này ngay lập tức làm xôn xao ít nhất hai đoàn ngoại giao ở Việt Nam và họ rất quan tâm tới vấn đề này, theo lời tường trình trong một công điện được Wikileaks tiết lộ.
HỒ SƠ WIKILEAKS (15): Tổng lãnh sự 4 nước kéo về miền Tây
Thăm Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang
Công điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, liên quan đến việc tổng lãnh sự bốn nước Úc, Ấn Ðộ, Kuwait và Mỹ mở cuộc viếng thăm vùng lưu vực sông Cửu Long ở các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang và An Giang.
Các nhà ngoại giao chú trọng đến cơ hội hợp tác và phát triển ở vùng này, đồng thời nêu rõ những khó khăn mà các tỉnh này phải đối phó, từ thiếu thốn hạ tầng cơ sở về giao thông đến sự thiếu đồng thuận của đảng bộ lẫn công an địa phương.
Triệu Phong/Người Việt
Công điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, liên quan đến việc tổng lãnh sự bốn nước Úc, Ấn Ðộ, Kuwait và Mỹ mở cuộc viếng thăm vùng lưu vực sông Cửu Long ở các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang và An Giang.
Cầu Cần Thơ, được xây dựng từ vốn vay ngoại quốc.
(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Các nhà ngoại giao chú trọng đến cơ hội hợp tác và phát triển ở vùng này, đồng thời nêu rõ những khó khăn mà các tỉnh này phải đối phó, từ thiếu thốn hạ tầng cơ sở về giao thông đến sự thiếu đồng thuận của đảng bộ lẫn công an địa phương.
Vui buồn ở Hàm Tân (1992-96)
(Hồi tưởng của một người tù ở trại Z 30D)
Tôi bị công an đón bắt ở phi trường Đà nẵng, ngay khi vừa từ Saigon ra tới đó vào buổi chiều ngày 23 Tháng Tư 1990. Ngay bữa sau họ áp giải tôi về lại Saigon và tống giam vào Trại B34 tức là trong khu vực của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ. Mãi đến ngày 14 Tháng Năm 1992, họ mới đưa tôi ra xử tại Tòa Án Saigon và tuyên án xử phạt tôi 12 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội”. Tôi đã không kháng cáo bản án này.
Đòan Thanh Liêm
![]() |
Ảnh minh hoạ: Cảnh núi rừng khu vực trại tù Hàm Tân |
Tôi bị công an đón bắt ở phi trường Đà nẵng, ngay khi vừa từ Saigon ra tới đó vào buổi chiều ngày 23 Tháng Tư 1990. Ngay bữa sau họ áp giải tôi về lại Saigon và tống giam vào Trại B34 tức là trong khu vực của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ. Mãi đến ngày 14 Tháng Năm 1992, họ mới đưa tôi ra xử tại Tòa Án Saigon và tuyên án xử phạt tôi 12 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội”. Tôi đã không kháng cáo bản án này.
Chất độc tràn ra từ mỏ khai thác Bauxite Lâm Ðồng
(Nguồn: Người Việt)
LÂM ÐỒNG (TH) - Chỉ sau 6 tháng hoạt động, mỏ khai thác bauxite lộ thiên Tân Rai thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Ðồng đã gây chấn động dư luận vì để hóa chất rò rỉ từ bể trộn, chảy lan ra ngoài làm ngập 200 ha đất chung quanh.
Chất xút ăn da theo nước mưa thấm xuống đất, tràn lan ra ngoài. (Hình: Bee.net.vn)
Báo mạng “Bee.net.vn” tiết lộ tin này hồi 4 giờ 45 chiều ngày 22 tháng 9 cho hay, bể trộn có chứa “xút ăn da” - một loại hóa chất rất độc, tại tổ hợp bauxite Tân Rai bị ăn mòn nhiều chỗ, tạo ra các khe hở không biết từ lúc nào. Xút và các loại hóa chất độc khác thấm xuống mặt đất và theo nước mưa tràn ra ngoài làm ngập ít nhất 200 ha đất chung quanh.
Sự sợ hãi của nhà cầm quyền
Thanh Quang, phóng viên RFA
Mấy tuần nay Hà Nội vắng bóng biểu tình, chỉ thấy – nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh – “nắng vàng rực rỡ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm và Hà Nội”.
Các bạn trẻ biểu tình thầm lặng trong cơn mưa chiều chủ nhật 18/9/2011
Biểu tình thầm lặng
Và Chủ Nhật 18/9 này cũng thế, khi “Các góc phố, các ghế đá bờ hồ vẫn đầy công an, cảnh sát, an ninh, dân phòng và xuất hiện thêm nhiều thành phần khác nhau nữa...Dạo quanh bờ hồ và khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, lại vẫn công an với công an, xe công an các loại, rào sắt và bình xịt... màn màn lớp lớp, nhóm thì kê ghế ngồi vỉa hè…”
Biển Đông: Trung-Ấn đối đầu?
Việt-Long- RFA
Trung Quốc gây khẩu chiến ngoại giao với Ấn Độ hôm thứ năm tuần trước vì xứ này ký hợp đồng liên quan đến dầu khí trên biển Đông, sau khi đã nặc danh cảnh cáo tàu chiến Ấn Độ hồi tháng 7, cũng trong hải phận Việt Nam.
Phải xin phép Bắc Kinh?
Một ngày trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna đến thăm Việt Nam bàn chuyện hợp tác kinh tế thương mại và quân sự vào thứ sáu 16 tháng 9, phát ngôn viên Khương Du của bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào can dự vào những dự án thăm dò hay khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc.
Thí nghiệm các Định chế Dân Chủ ở Italy
Ngô Nhân Dụng
Tại sao có những quốc gia thành lập chế độ dân chủ và thành công trong khi nước khác thì thất bại?
Đó là câu hỏi mở đầu chương đầu cuốn sách của Robert D. Putnam, “Making Democracy Work” (Làm cho thể chế dân chủ có hiệu quả). Cuốn sách xuất bản năm 1993 đã trở thành một “tác phẩm cổ điển,” trong một thời gian ngắn, mà các sinh viên phải đọc trong giáo trình các khóa về xã hội học hoặc chính trị học.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)