Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
Trí thức hải ngoại cảnh báo ‘hiểm họa ngoại bang’
Người Việt Online
WESTMINSTER (NV) - Nhiều trí thức gốc Việt, hiện đang sống tại hải ngoại, đồng loạt ký tên vào bản thư ngỏ với những suy nghĩ “thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay,” gởi giới lãnh đạo Hà Nội, ngày 21 tháng 8, 2011.
![]() |
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Các trí thức hải ngoại nói rằng, “Việt Nam là đối tượng quan trọng mà Trung Quốc cần khuất phục và thôn tính.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Thư ngỏ đưa ra một số điểm chính, nhấn mạnh “hiểm họa ngoại bang,” “sức mạnh dân tộc,” “vị thế chính quyền,” và “những việc cần làm” trong tình hình hiện nay.
Đích ngắm mới của công an
NGUYỄN HƯNG QUỐC
![]() |
Hình: ASSOCIATED PRESS |
Đã có khá nhiều trang mạng độc lập bị tin tặc chiếm đoạt và sau đó, phá hủy hoàn toàn. Chủ nhân của các trang mạng ấy, đặc biệt những người đang sống trong nước, không ngừng bị đe dọa và quấy nhiễu. Có điều, cho đến thời gian gần đây, các vụ đánh phá hay đe dọa và quấy nhiễu như thế tương đối có chừng mực.
Đánh thì chủ yếu là đánh lén qua đám tin tặc vô danh và vô hình. Đe dọa và quấy nhiễu thì cũng chỉ nhân danh các chuyện xã hội vớ vẩn (như trường hợp blogger Cô Gái Đồ Long tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà bị bắt vào tháng 10 năm 2010 hay trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị xử án vào tháng 9 năm 2008, v.v...). Trường hợp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng bauxite Việt Nam bị công an liên tục triệu tập “làm việc” vào tháng giêng 2010 tương đối hiếm. Kết quả của các cuộc “làm việc” ấy cũng không dẫn đến một lời buộc tội nào cả.
Wikileaks: Nhà nước chặn thông tin, bịa tin tức, tham nhũng
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
![]() |
Vũ Quí Hạo Nhiên |
Tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó hiểm họa ngoại bang
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-08-31
![]() |
Courtesy Người Việt Photo: Triết Trần |
Trước tình hình đó, nhiều nhân sĩ, trí thức trong nước đã lên tiếng với chính phủ Việt Nam, và mới đây, đã xuất hiện một Thư Ngỏ của trí thức hải ngoại, gửi lãnh đạo Việt Nam, nói lên mối lo ngại về hiểm họa ngoại bang, cũng như kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó với hiểm họa đó.
Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa, từng là Viện phó Viện Đại học Sài Gòn, sau đó nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins. GS Lê Xuân Khoa cũng là một trong những người đã ký tên trong Thư Ngỏ này. Mời quý vị cùng nghe.
Việt Nam ‘không quốc tế hóa các vấn đề với Trung Quốc’
Người Việt Online
Ngả theo lập trường của Bắc Kinh
HÀ NỘI (NV) - Nhiều năm gần đây, trong các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là Biển Ðông, Việt Nam luôn muốn dựa vào các quốc gia vùng Ðông Nam Á để đàm phán đa phương, nhưng nay đang ngả theo lập trường của Bắc Kinh là đàm phán song phương.
Tín hiệu này nay rõ hơn, khi Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, nói trong cuộc gặp gỡ với các giới chức cao cấp quốc phòng của Trung Quốc rằng: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi.”
Tôn giáo và Xã hội Dân sự (II)
Bài 2 - Từ Họat động Nhân đạo đến Xây dựng Hòa bình
(Trường hợp của Giáo hội Tin Lành Mennonite)
Bài của Đòan Thanh Liêm
![]() |
LS. Đòan Thanh Liêm |
Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011
Đòi dân chủ cần minh bạch, công khai
Ngô Nhân Dụng
![]() |
Ngô Nhân Dụng |
Sao lại thù hận những người yêu nước như vậy?
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Công an mặc thường phục bắt người biểu tình lên xe buýt sau khi giải tán một cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày Chủ nhật 21/8/2011 - Hình: ASSOCIATED PRESS |
Theo dõi phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với các vụ biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội gần đây, tôi thấy có một số điều chúng ta có thể hiểu nhưng đồng thời cũng có một số điều, thú thực, không có cách nào có thể giải thích được.
Suy nghĩ về Libya
Lê Phan
Cứ thử tưởng tượng nếu Liên Hiệp Quốc, mặc cho sự thúc giục của Hoa Kỳ và các đồng minh Anh và Pháp, không bỏ phiếu cho phép sử dụng vũ lực tại Libya hồi tháng 3 năm nay.
Trong tình trạng đó, dĩ nhiên Liên minh Nato bó tay không làm gì cả. Ðại Tá Muammar Gadhafi xua quân tràn vào Benghazi. Hoa Kỳ đứng nhìn, thế giới Tây phương đứng nhìn, tức giận, đau lòng nhưng bó tay. Cái mà giờ đây đã trở thành cuộc cách mạng Libya sẽ chỉ còn là những cuộc nổi dậy lẻ tẻ, nhanh chóng bị chà đạp bởi vũ lực và hỏa lực của quân đội chính quyền. Trước tấm gương thành công của bạo chúa đó, Yemen và Syria sẽ noi theo, đàn áp cuộc nổi dậy của dân tộc họ còn tàn nhẫn hơn nữa.
Nghĩ về Libya
Tống văn Công
![]() |
Theatre Sabratha Libya |
Sáng nay, 29-8-2011, một tờ báo lớn có bài Ba điểm yếu của cuộc chiến Libya: 1- Bộc lộ yếu kém của NATO; 2- Lãnh đạo mới có thể không tốt hơn cũ; 3- Quá phụ thuộc vào NATO. Hôm kia, 27-8-2011, một nhà bình luận tên tuổi của báo chí Việt Nam đặt ra 2 “câu hỏi lớn”: Một là vai trò NATO, ngoài chuyện không kích và phong tỏa không phận, còn có gì nữa chưa được biết? Hai là, tại sao ông Gaddafi để mất Tripoli quá dễ dàng, nhanh chóng đến thế?
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị lại chỉ trích chính quyền Trung Quốc
Lê Phước (RFI)
![]() |
Nghệ sĩ Ngãi Vị Vị |
Giới thiệu sách: Việt nam trong Chiến tranh Tư hữu
Tác giả : Nguyễn Cao Quyền
Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành năm 2010
Bài của Đòan Thanh Liêm
![]() |
LS. Đòan Thanh Liêm |
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
Ghé thăm các blogs: 29/08/2011
Nguyễn Quang Thân
Vụ Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi (Long Thành, Đồng Nai) xả nước thải chưa đủ tiêu chuẩn ra môi trường bị bắt quả tang đang làm sống lại thảm kịch với kịch bản gần như Vedan. Cũng lẳng lặng vi phạm nhiều năm với sự im lặng đáng sợ, thậm chí có cả giấy phép xả thải của Bộ TNMT cho đến khi cảnh sát môi trường bắt tận tay, day tận mắt. Lần này nạn nhân không chỉ là con sông Thị Vải nhỏ bé, xinh như mộng mà là sông Đồng Nai, một trong hai con sông mẹ quyết định cuộc sống của thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ trù phú. Chỉ có điểm khác quan trọng: Sonadezi là một công ty có chức năng hàng đầu được ghi trong điều lệ là “bảo vệ môi trường; xử lý nước thải tập trung các KCN, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại” Một trong những khách hàng hiện nay là 42 nhà máy thuộc khu công nghiệp Long Thành. Mấy năm trời các nhà máy khu CN này gửi trứng cho quạ!
Thiếu lãnh đạo
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Hình: ASSOCIATED PRESS |
Việt Nam hiện nay đang thiếu nhiều thứ. Thiếu tiền. Thiếu kỹ thuật. Thiếu cơ sở hạ tầng. Thiếu công nhân có tay nghề cao. Thiếu trí thức độc lập và có khả năng sáng tạo. Thiếu sự đoàn kết. Thiếu chiến lược. Thiếu đồng minh. Vân vân. Nhưng cái thiếu quan trọng nhất, theo tôi, chính là thiếu lãnh đạo.Trình Gảo Kim…Trật Búa
Blog Đinh Tấn Lực
Quanh bàn nhậu lâu nay vẫn thường có người say sưa kể chuyện nhà Đường (618-907), từng được coi là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa. Với Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi, một trong tứ đại mỹ nhân bên Tàu. Chuyện Đường Tăng sang Tây Vực thỉnh kinh (Tây Du Ký). Hoặc chuyện đâm ngang/chận đứng bánh xe lịch sử của thời Võ Chu (690-705) với nữ hoàng đế duy nhất Võ Tắc Thiên lừng danh toàn bộ sử Tàu.
TƯỞNG NHỚ GIA ĐÌNH LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH
Blog Nguyễn Xuân Diện
Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ trong ký ức hai con
(bài viết nhân 20 năm ngày mất của thi sĩ Xuân Quỳnh và nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ,
29/8/1988 - 29/8/2008)
Đoan Trang
20 năm trôi qua không đủ để xóa hết nỗi đau trong lòng những người ở lại mỗi khi nhớ về đôi vợ chồng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Điều ấy càng hằn rõ với hai người con Lưu Tuấn Anh và Lưu Minh Vũ.
Giơ tay hàng
Blog Đào Tuấn
Cách đây vài hôm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã gây ra "địa chấn" khi ông nói thẳng băng: "Người nghèo chả bao giờ mua được nhà". "Với cấp Bộ trưởng, chúng tôi tính phải 40 năm mới mua được nhà... Với lương 2 triệu mà đặt bài toán cho ngành xây dựng, bất động sản phải làm được nhà. Tôi đầu hàng luôn".
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
Tạ Tỵ
Huỳnh Hữu Ủy
Tạ Tỵ - Phan Diễn vẽ
Tạ Tỵ sinh năm 1921 ở Hà Nội. Theo học Trường Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1938, ra trường năm 1943, đỗ đầu khi tốt nghiệp.
Tạ Tỵ (1922-2004)
Ðặng Tiến
Ngày 24 tháng 8 là ngày giỗ họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ.

Họa sĩ Tạ Tỵ tại một sinh hoạt bày tranh ngoài trời Ông tên thật là Tạ Văn Tỵ, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1922 (hay 1921?), tại Hà Nội. Ông theo học hội họa trường Mỹ Thuật Ðông Dương tại Hà Nội, và rất sớm đã tiếp thu kỹ thuật trừu tượng (1943). Tại Việt Nam, ông là một trong vài ba người đầu tiên vẽ tranh trừu tượng, theo lối lập thể, và theo đuổi trường phái này lâu dài, có thể nói là người có công đầu trong việc đưa tranh lập thể vào nền hội họa Việt Nam hiện đại.
tại Little Saigon, California khoảng đầu thập niên 2000.
Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, Hồ Chí Minh
HÀ NỘI (TH) - Cho rằng nhà văn Sơn Nam chỉ muốn “đi vào lòng người đọc” chứ không màng giải thưởng danh vọng, gia đình ông hôm Thứ Năm gởi thư lên chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam muốn được rút ra khỏi danh sách đề cử giải thưởng Nhà Nước.
Gia đình nhà văn Sơn Nam là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh.
Nhà văn Sơn Nam (Ảnh: Internet)
Gia đình nhà văn Sơn Nam là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh.
Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt Nam
Từ bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn năm 1988 đến những tiết lộ cuối năm 2005 của Giáo Sư Phan Huy Lê:
Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn, một sử gia có uy tín đương thời của Hà Nội, đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cưú lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn thể quê hương ta từ sau năm này. Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn đề vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong hơn hai thập niên vừa qua nó đã phản ảnh một sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản là như thế nào. Vào thời điểm bài của Hà Văn Tấh được viết người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào một sự thay đổi và sự thay đổi này đã được tờ Tổ Quốc gắn liền với công cuộc mà người Cộng Sản gọi là “đổi mới” (1). Trong phần giới thiệu bài của Hà Văn Tấn, tờ này đã viết “Trong công cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xã hội là giới im lìm, thụ động nhất. Liệu bài phê bình của Hà Văn Tấn có phải là con én báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?”
Phạm Cao Dương
Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn, một sử gia có uy tín đương thời của Hà Nội, đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cưú lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn thể quê hương ta từ sau năm này. Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn đề vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong hơn hai thập niên vừa qua nó đã phản ảnh một sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản là như thế nào. Vào thời điểm bài của Hà Văn Tấh được viết người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào một sự thay đổi và sự thay đổi này đã được tờ Tổ Quốc gắn liền với công cuộc mà người Cộng Sản gọi là “đổi mới” (1). Trong phần giới thiệu bài của Hà Văn Tấn, tờ này đã viết “Trong công cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xã hội là giới im lìm, thụ động nhất. Liệu bài phê bình của Hà Văn Tấn có phải là con én báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?”
MA TRƯỜNG SƠN, HỜN ĐÔNG HẢI
Thơ Hạ Long Bụt sĩ
Tôi đến giữa thế chiến thứ hai
ngày biết ăn,
hai triệu người chết đói
rau sắn ngô khoai
nói năng chưa sõi
chập chững đi,
đã chạy,
huynh đệ tương tàn, tứ tán đuổi nhau,
quốc tế quốc gia quẩn quanh một giống một nòi, một bữa cơm rau !
tiếng khóc ấu thơ hề ! khôn nguôi bom nguyên tử
ba bốn lá cờ hề ! tam tứ quốc phân tranh
lương khô vách núi, Yên Tử Hạ Long hề hầm hố !
đêm súng nổ đì đùng, ngày đại bác liên thanh !
Thăng Long, Thăng Long, tóc xanh vừa một giáp !
cuồn cuộn qua cầu, bỏ Bắc suôi Nam
ta đánh ta hề ! ếch kêu đáy giếng Thái Bình Dương
Mẹ Âu Cơ hề ! đàn con lên núi xuống biển nửa thế kỷ bi thương !
Tầu Nga Tây Mỹ, trắng nâu đen đỏ tím vàng
máu Tiên Rồng đổ ba triệu chưa hết khát lũ ma hoang !
Biển Đông, biển Đông, thuyền nhân nhấp nhô từng đợt sóng
nửa triệu xương người rung rinh ánh nắng
Trường Sơn, Trường Sơn, sư đoàn ma đèo heo hang vắng
vạn vạn hồn thiêng gõ đầu lâu âm ỉ nhịp đồng ca :
Trời lung lung
Đất linh linh
quỷ thần trả lại trái tim ta
trả lại dân ta !
cát bụi nắm vào dăm bó
đặt lưng Rùa Vàng
hóa kiếp tận đảo xa
mai này hồn nhập trong gió bão
về Trời Nam thổi sạch yêu ma!
Trời cao cao, đất tinh linh
ba triệu trái tim nguyên hình
trả lại dân ta !
Đọc một chữ, trăm nỗi niềm
Võ Phiến
(đàm thoại)
NGUYỄN XUÂN HOÀNG (N.X.H.): Rồi đây e không còn ai viết truyện dài, không có những công trình văn nghệ qui mô nữa. E nghệ phẩm cứ theo thời mà teo dần...
Đưa Chân
Truyện ngắn VÕ HOÀNG
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Như thông lệ, Bảy Cò tấp xe lam vào sát lề, lột nón quăng mạnh xuống ghế, vặn tắt máy rồi thọc tay vào túi, lửng thửng bước ngược về quán chệt Ký. Trời chỉ vừa hừng sáng, khách mới tới lai rai, Bảy Cò cảm thấy thơ thới lòng, dư sức chọn một chỗ ngồi vừa ý.
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
Xâm lấn kinh tế mới nguy hiểm
Ngô Nhân Dụng
Tháng trước, nhiều báo, đài và mạng thông tin đã ồn ào về cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng ở vùng giáp giới Việt Nam trong các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Nhưng dù Bắc Kinh cố ý biểu diễn sức mạnh quân sự sát biên giới nước ta thì người mình cũng không cần sợ.
Võ Hoàng, nhà văn: Kẻ dám sống trước nhân vật
LÊ THỊ HUỆ
Võ Hoàng (1952-1987)
Đi đi anh
nào phải chúng ta là kẻ ra đi một mình
sa trường đã ngập lụt
máu và nước mắt
triệu triệu tiếng chân người đồng hànhhoặc tất cả chúng ta cùng sống
Nhớ Võ Hoàng
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Đáng lẽ, văn học hải ngoại đã có một tác giả độc đáo. Đó là Võ Hoàng.
Nhưng, anh không muốn vậy. Và định mệnh lẫn sự hẩm hiu của văn học thời loạn cũng chiều lòng anh. Võ Hoàng trở thành một kháng chiến quân đã hy sinh vào một ngày tháng Tám năm 1987. Tôi viết những giòng này để nhớ tới Võ Hoàng như một nhà văn và một người anh em…
Tâm Khúc Một Nhà Văn
NGUYỄN XUÂN THIỆP
![]() |
Nhà Văn Võ Hoàng |
… lúc đó. đêm nguyệt tận. cuối cùng cho một khúc ca
ngồi bên đống lửa
đọc lại những tờ bản thảo
đâu nắng vàng dưới trời yên bái
và mưa nhã nam
những đầm bông súng. hồng tay em. hàng thùy
dương sóng xa. biển và đất nước
người du sĩ bật đứt dây đàn
máu chảy. trên những thành phố…
(thơ Nguyễn Xuân Thiệp)
Của Thương
Truyện ngắn VÕ HOÀNG
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Bữa nay cúng cơm bà cụ.
Trời sâm sấp tối mà chị Mật vẫn chưa chịu đốt đèn cầy. Căn nhà tối om. Mấy đĩa đồ cúng bày sẵn trên bộ ngựa, ruồi bay vo ve trên đó, nhà lại im lặng, buồn thiu. Chị Mật cố nén một tiếng thở dài.
Đêm, Người Ở Lại
Truyện ngắn VÕ HOÀNG
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
Hà Nội ‘khinh thường lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam’ (Phỏng vấn tổng bí thư đảng Việt Tân)
Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng. (Hình do ông Lý Thái Hùng cung cấp)
Trong thời gian gần đây, công an tại Việt Nam đã bắt giữ một số người và cáo buộc họ là đảng viên Ðảng Việt Tân; cùng lúc đó, báo chí Trung Quốc viết rằng “các thế lực người Việt ở nước ngoài đang muốn lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam.” Ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng (gọi tắt là Việt Tân) giải thích về những lời cáo buộc này trong bài trả lời phỏng vấn của báo Người Việt.
***
Ðinh Quang Anh Thái (ÐQAT): Cách đây hơn một tháng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN là bà Phương Nga nói rằng: “Ðảng Việt Tân đang lợi dụng tình hình căng thẳng để kích động nhân dân Việt Nam có những hành vi chống nhà nước”; xin nghe ý kiến của ông Hùng về lời tuyên bố này của bà Nga?
Ông Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, có thể nói ngay rằng tuyên bố của bà Phương Nga có 2 điểm cần làm sáng tỏ.
Ba người biểu tình chống Trung Quốc được thả
NVO
HÀ NỘI (TH) - Ba người cuối cùng trong số khoảng 50 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội bị công an bắt giữ hôm Chủ Nhật, 21 tháng 8 vừa được thả sau hơn 4 ngày giam giữ và thẩm vấn.
Nhóm bạn đón bà Bùi Thị Minh Hằng (thứ 3, bên phải) khi bà được thả ra khỏi nhà giam số 1 của công an Hà Nội. (Hình: Lee Nguyễn/DLB)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đạo Quân Thất Trận
Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập. Hồ Chí Minh (3 tháng 9 năm 1945)
Khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố như trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? Gần hai phần ba thế kỷ sau, mãi đến ngày 7 tháng 5 năm 2011, cái giá này mới được ghi rõ - trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:
“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.”
Kinh tế học dùng “lý thuyết trò chơi”
NGÔ NHÂN DỤNG
Các nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và lơ mơ không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện “nhà kinh tế một tay” nổi tiếng từ nửa thế kỷ không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, “The one-handed economist” với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay! Câu chuyện “The one-handed economist” được kể từ thời Tổng thống Harry Truman. Ông Truman bảo, “Xin quý vị kiếm cho tôi một nhà kinh tế học nào chỉ có một tay thôi, an one-handed economist, để tôi hỏi ý kiến!” Tại sao? “Bởi vì các nhà kinh tế mỗi khi góp ý kiến với tôi họ đều nói, ‘On the one hand’ (nhìn từ phía này thì ...), sau đó lại nói, ‘On the other hand’ (Nhìn từ phía khác thì...) Tôi không thể nào quyết định được!” Không cứ ông tổng thống Mỹ mà bất cứ nhà quản trị hay bà nội trợ nào cũng muốn có một kinh tế gia “một tay,” cho mình nghe một ý kiến nhất định thôi. Không ai muốn nghe các ý kiến khiểu “Một đằng thì .., nhưng đằng khác thì ...” Nói kiểu Việt Nam cho đúng thì phải dịch “The one-handed economist” là “Nhà kinh tế một mặt,” vì người mình hay nói “một mặt thì ... nhưng mặt khác thì...”
Sổ tay du lịch: Những Vạn Lý Trường Thành mới ?
Nguyễn Gia Kiểng
Ba tuần lễ tham quan không cho phép tôi nói về Trung Quốc như một chuyên gia, dù trước đó tôi cũng đã nghiên cứu và suy nghĩ khá nhiều về đất nước này. Tôi chỉ ghi ở đây những cảm nghĩ của một người mới thăm Trung Quốc lần đầu.
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Ghé thăm các Blogs: 25/08/2011
VIẾT CHO MÙA THU
Mẹ Nấm’s Blog
Những ngày cuối cùng của tháng Tám sắp đi qua, và Hà Nội đang vào thu.
Tôi không nhớ nhiều về những ngày đầu tháng rực rỡ, những ngày sôi nổi với bạn bè bằng một lần được ngồi trò chuyện với chị Bùi Hằng, chị Phương Bích và anh Dũng (Aduku).
Thảo Trường
Đặng Tiến
Nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Thảo Trường, 26-8-2011
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi. Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cấp bực thiếu tá, ông là một trong những người tù lâu năm nhất : 17 năm cấm cố qua 18 trại giam từ Nam ra Bắc.
Ý nghĩa của các cuộc biểu tình ở Việt Nam
Nguyễn Hưng Quốc
![]() |
Hình: REUTERS |
Tại sao lãnh đạo Hà Nội lại làm như vậy?
Mạc Văn Trang - Mạc Văn Trang
Tôi thật sự không thể nào hiểu nổi: tại sao Thành ủy, UBND TP Hà Nội và những người lãnh đạo cao hơn nữa lại làm như những gì đã diễn ra đối với người biểu tình 10 Chủ nhật nay tại Hà Nội để phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển của nước ta?
Cứu hay không cứu bất động sản
Trần Vinh Dự (VOA)
Có vẻ như thị trường bất động sản (BĐS) ở Việt Nam đang rơi dần vào cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ hơn 20 năm trở lại đây nếu như không có giải pháp thích đáng để tháo ngòi nổ.
Trung Quốc từ chối đàm phán về Hoàng Sa
TN/Người Việt Online
HÀ NỘI (TH) - Ðàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông đã trở thành bế tắc vì lập trường hai bên đối với quần đảo Hoàng Sa.
HÀ NỘI (TH) - Ðàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông đã trở thành bế tắc vì lập trường hai bên đối với quần đảo Hoàng Sa.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
Hậu ý cuộc bắt giữ ngày 21/08/2011
Phạm Hồng Sơn - Hồi còn học phổ thông và cả khi học đại học, khi học về giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ 1956-1975, chúng tôi luôn được dạy rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là của những kẻ “ngụy quyền bán nước”, hoặc “quân tay sai, bán nước” cho “kẻ xâm lược Mỹ”.
Nhân đọc bài “Vì sao biểu tình ở Hà Nội thành công hơn ở Sài Gòn”
Độc giả RFA ở Việt Nam
Đã 5 trên 8 buổi sáng chủ nhật vừa rồi, tôi lại hòa mình vào dòng thác cuồng nộ của những người Hà Nội biểu tình chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc.
NXD's blog
Sáng Chủ nhật 24-7-2011, hàng trăm người tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Không khí biểu tình ở Hà Nội cũng có những lúc thăng lúc trầm, có lần bị bắt bớ đàn áp mà cũng có những buổi thắng lợi rực rỡ như hôm 24/7 vừa qua.
Bão xuất phát từ Trung Hoa lục địa
Ngô Nhân Dụng
Một cô gái khóc khi thấy những người biểu tình bị bắt ngày 21/8 tại Hà Nội.
Một bản tin trên blog của một những người yêu nước đã đăng “Dự báo thời tiết” ngày Chủ Nhật 21 tháng 8 năm 2011: “Bão từ biển Đông kéo mây đen khắp Hà Nội. Bão… xuất phát từ Trung Hoa lục địa.” Quả nhiên, bão đã tới. Có thể nói, Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội đã hết kiên nhẫn, sau khi Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công an Hà Nội – họp báo lỡ lời công nhận những người biểu tình trong mười tuần lễ qua đều là những người yêu nước! Nói như vậy không khác gì xác nhận một sự thật: Người yêu nước thì chống Trung Cộng. Cộng sản Trung Hoa chính là kẻ thù của nước Việt Nam!
Hai xu hướng thay đổi chính của báo chí Việt Nam: tư nhân hóa và công dân hóa
Nguyễn Thanh Sơn
Có hai hình ảnh tiêu biểu của báo chí Việt Nam thời kỳ trước, đó là cái loa phường và bản tin khu phố. Tôi còn nhớ cứ mỗi buổi sáng, trong khi các cụ tổ hưu cặm cụi cắm mắt vào đọc mục xã luận trên trang nhất của tờ báo Nhân dân (được dán vào một ô xi măng che bằng lưới mắt cáo), lũ trẻ con chúng tôi lại chen dưới nách các cụ để xem chương trình truyền hình buổi tối ở trang thứ tư. Nếu so sánh hình ảnh của thời kỳ đó với hình ảnh trình bày bắt mắt của các sạp báo hiện nay, khối lượng thông tin khổng lồ trên Internet và số lượng hùng hậu của các kênh truyền hình Việt Nam, người ta có thể cảm thấy khâm phục về sự “tiến bộ vượt bậc” của báo chí Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Chuyên gia Pháp : Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ngăn chặn giải pháp cho Biển Đông
Trọng Nghĩa (RFI)
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy vào tháng 08/2011 nhằm mục tiêu phô trương uy lực. - (REUTERS/Guang Niu/Pool)
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 18/08/2011 đã phân tích thêm về tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Theo tờ báo uy tín nhất tại Pháp, căn nguyên làm cho vùng biển này dậy sóng chính là đòi hỏi chủ quyền quá lố của Trung Quốc. Tình hình đặc biệt căng thẳng sau sự cố tàu Trung Quốc làm hư hại một tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam ngày 26/05.
Tranh nhau yêu nước
PV Quốc Doanh
Ở Thủ đô Hà Nội đang có chuyện tranh nhau yêu nước. Một bên là những người dân, chủ yếu là những người tham gia 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc và những người theo dõi trên mạng, chắc chắn rất đông. Một bên là những người của bộ máy chính quyền, hầu hết giấu mặt, quan chức không dám ký tên vào cái thông báo cấm biểu tình, những người mặc thường phục đi bắt người biểu tình, một số tác giả không dám đề tên thật dưới những bài viết vu vạ biểu tình đăng trên báo chí quốc doanh…
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
Nữ Anh hùng Lao động Ba Sương và con mồi cho bữa tiệc mới
Lê Diễn Đức
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm bà Ba Sương khi Nông trường
còn là những mái nhà tranh - Ảnh: CTV
Sáng 11/8/2011, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) tống đạt cáo trạng số 28 ký ngày 28/7/2011, tái truy tố cựu giám đốc Nông trường Sông Hậu (NTSH), bà Trần Ngọc Sương, và 4 người khác với tội danh “lập qũy trái phép” số tiền 10 tỷ 135.277.366 đồng, gây thiệt hại 5 tỷ 52.998.559 đồng.
Cụm từ này không phải của nhân dân
Hạ Đình Nguyên
Đọc trên mạng tôi thấy Ngài tân Chủ tịch Quốc hội tuyên bố: “TA và TQ cần hòa bình, hữu nghị, HỢP TÁC – ĐOÀN KẾT – ĐỂ HAI DÂN TỘC CÙNG TIẾN LÊN CNXH”.
Tôi rà lại nhiều lần xem có chính xác không, hay là bọn “rác rưởi’ trên báo mạng vu cáo?
Không, đúng thật, ngài đã nói đúng như thế!
Tôi tắt máy, đi ra phòng ngoài pha một ấm trà và châm một điếu thuốc lá.
TẢN MẠN CUỐI TUẦN
Nhà thơ NTT trả lời phỏng vấn VTV
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Hai tuần qua phải nằm viện, người vẫn mệt mỏi, nhưng nay đã uống rượu được. Khỏe ra chút thì ngồi trước máy, đọc và ngẫm ngợi, và viết. Việc của mình nó thế. Mà đã là người viết thì không thể xa rời các vấn đề xã hội, con người và dân tộc. Nhìn lại tuần qua thấy nổi bật 2 chuyện: kiện cáo giải thưởng Nhà Nước và chuyện cấm phản đối Trung Quốc gây hấn bằng biểu tình.
Kinh nghiệm nào cho Việt Nam từ Lybia?
Mặc Lâm (RFA)
Sau hàng loạt quốc gia vùng Bắc Phi và Trung Đông chịu sự sụp đổ, Lybia cũng không tránh khỏi làn sóng phẫn nộ của người dân sau 42 năm bị nhà độc tài Gaddafi cai trị.
![]() |
AFP |
Kinh nghiệm của Lybia tuy không hoàn toàn áp dụng được với Việt Nam nhưng trước sau gì thì giới lãnh đạo cũng sẽ ý thức rằng lòng dân lúc nào cũng là yếu tố hàng đầu quyết định cho sự nắm quyền của họ.
Tinh thần quyết chiến
Chồng Luật Sư Lê Thị Công Nhân kể chuyện 2 ngày bị bắt
Biểu tình chống Trung Quốc
Nam Phương/Người Việt
LTS: Ngô Duy Quyền, 37 tuổi, kỹ sư cơ khí, chồng nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân, đi biểu tình chống Trung Quốc ngày Chủ Nhật 21 tháng 8, bị bắt giam cùng với một số người nữa, tới buổi tối ngày Thứ Hai mới được thả ra. Phần lớn trong số khoảng 50 người bị bắt sáng Chủ Nhật đã được thả về sớm trừ 8 người.
Từ một thông báo vu vơ đến một xã hội của sự vô trách nhiệm
Vi Toàn Nghĩa (danlambao) - Tôi mỗi ngày cũng chỉ bỏ ra được 15 phút xem báo, thời gian để bỏ ra "gõ" càng ít hơn. Nhưng hôm qua đoc được "cái thông báo "chống biểu tình" của ai đó (vì không có chữ ký nên không biết của ai ?) - nhưng xem kỹ dấu "treo" thì thấy UBNDTPHN. Thì phải "gõ" thôi.
Tiên Sư Thằng …Thế Lực Thù Địch
Đinh Tấn Lực
Tình hình đích thị là hết sức …tình hình. Cái từng được tán dương là thủ đô của lương tâm nhân loại hiện phủ đầy tà khí. Cái từng được vỗ ngực là mớ hình ảnh ổn định đều bị photoshop làm cho sắc nét/rõ màu/lộ hàng tất tật. Chưa bao giờ tình thế bị động/lúng túng/lung lay/bối rối/bất cập… lại cực lực vượt mức rúng động như hôm nay.
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
Ghé thăm các blogs: 22/08/2011
Xóa lưỡi bò trên các ấn phẩm nghiên cứu quốc tế
Ngày 19/4/2011, Tạp chí Journal of Waste Management đã đăng tải một bài báo của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc là Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc - với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).
Trần Vinh Dự
![]() |
Biểu tình chống Trung Quốc tại trung tâm thủ đô Hà Nội (hình chụp tháng 7, 2011) |
Đây mới là bản chất bá quyền của Trung cộng: Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung cộng
Nguyễn Nguyên Bình (sưu tầm)
Nguồn: Blog Nguyễn Hữu Quý
Nguồn: Blog Nguyễn Hữu Quý
Đối lời thưa với bạn đọc:
Tham vọng của Trung cộng không chỉ là lưỡi bò
Chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chị cũng người rất quen thuộc với giới Blogger Việt Nam, chị từng là phóng viên báo QĐND, là chuyên gia về Trung Quốc; cuốn sách mà chị tặng tôi có tựa đề “Thời đại anh hùng”, do chị dịch từ nguyên bản tiếng Trung, dày hơn 1000 trang, mà tôi đã có dịp giới thiệu với bạn đọc; qua đó để nói rằng vốn tiếng Trung của chị là rất đáng nể.
Cần tay lái cứng, hiểu địa lý, thông luật
Bùi Tín viết riêng cho VOA
![]() |
Hình: ASSOCIATED PRESS |
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 13/8/2011
Đây không phải là chuyện tuyển mộ người lái xe cho một công ty hay một gia đình. Đây là chuyện quốc gia đại sự.
Lễ và nghĩa
Lê Phan
Những cuộc gặp gỡ ngoại giao thường có rất nhiều ý nghĩa và do đó cả nước chủ nhà lẫn khách đều cố gắng làm sao tránh cho khỏi có những điều có thể tạo ra ngộ nhận.
Có điều nhiều khi ngộ nhận đó là cố tình.
Chuyện này đặc biệt thường hay xảy ra đối với Trung Quốc hay đúng hơn Trung Hoa Cộng hòa Nhân dân Quốc mà họ vốn quen gọi tắt là Trung Cộng. Người Hán xưa nay vốn thường có những cố tình về nghi thức mà ý nghĩa đôi khi không hẳn rõ rệt cho khách lạ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Washington và Bắc Kinh chẳng hạn có rất nhiều ẩn ý. Chính quyền ông Mao, mặc dầu chấp nhận gặp gỡ người được coi là đại diện của kẻ thù, đã cố giữ thể diện qua những cử chỉ kín đáo. Ngày ông Nixon gặp ông Mao chẳng hạn, được tổ chức đúng vào ngày mà trước đây các vị hoàng đế Trung Hoa đón tiếp các quốc gia chư hầu.
Sợ dân
Nguyễn Hưng Quốc
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 7/8/2011 - Hình: Reuters
1. Trước hết là sợ dân Sài Gòn.
Theo dõi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào mỗi sáng Chủ nhật ở Việt Nam trong mấy tháng vừa qua, chúng ta thấy có hai biến chuyển rất đáng chú ý.
Giết gà bằng dao mổ trâu
(Tường thuật cuộc biểu tình chống Tàu sáng 21-8-2011)
Đ.T.
Sau cái ngày “đặc biệt” 18-8-2011 – ngày UBND TP Hà Nội ra thông báo hài hước gây “ngơ ngác” con dân: “chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân” mà chỉ đóng dấu treo, không ai dám ký – thì liên tiếp An ninh Quận, An ninh Phường, và các thể loại đoàn thể hùng hục đi đến hết nhà nọ nhà kia thuyết phục, khuyên giải, dọa nạt người biểu tình yêu nước hoặc người có thái độ thẳng thắn phản bác việc đàn áp người biểu tình.
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
Cỏ Cựa Quậy Vươn Lên
Đỗ Quý Toàn
![]() |
Ảnh Minh họa (Uyên Nguyên) |
Hòn vua ở Bandon
Nguyễn Tường Thiết
![]() |
Hòn Vua |
KHÚC NHẠC MÙA HÈ
Phạm Xuân Đài
Mỗi một thế hệ có một ký ức riêng về “khúc nhạc hè” của mình. Đó là những bài hát đã đến với ta từ thuở tâm hồn mới mở ở tuổi thiếu niên cùng với mùa bãi trường, khi một vũ trụ ngời ánh nắng bao phủ lấy ta trong những giấc mộng lung linh. Có bao nhiêu thế hệ người Việt Nam hiện nay mỗi khi hè đến lại thấy vang lên trong tâm hồn những câu ca:
Hè về! Hè về! Nắng tung nguồn sống khắp nơi
Hè về! Hè về! Tiếng ca nhịp phách lên khơi
Đầu ghềnh suối mát... reo vui dào dạt
Ngợp trời gió mát... chân mây phiêu bạt
Hồn say ý chơi vơi
Ngày xuân thắm nét cười
Lòng tha thiết yêu đời...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)