Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Ảo Giác Trịnh Công Sơn (Tiếp theo và hết)

Lê Hữu


Tranh TCS vẽ năm 1973



3. Cây sậy TCS

Nếu những người từng yêu mến TCS đã phải ít nhiều thất vọng về ông sau này thì lỗi ấy không phải do ông mà do người ta đã đánh giá ông sai lệch, đã kỳ vọng nơi ông nhiều quá. Ông không có khả năng đáp ứng những gì người ta trông đợi nơi ông, thậm chí lắm lúc ông còn đi ngược lại nữa là khác.

Paulo Freire và chủ trương “Giáo Dục Giải phóng Con người”

Đoàn Thanh Liêm


( Paulo Freire : 1921 – 1997)

Paulo Freire sinh năm 1921 tại Brazil. Ông học Luật và Triết học, nhưng lại dấn thân vào công cuộc giáo dục đặc biệt cho giới tráng niên, nhằm gây ý thức cho đại chúng phải mạnh dạn tự giải thoát mình ra khỏi tình trạng áp bức nặng nề, tàn bạo của xã hội đương thời. Vì có tư tưởng và hành động cấp tiến như vậy, nên ông bị giới quân nhân cầm quyền bắt buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài, từ năm 1964, mãi cho đến năm 1980, ông mới có thể trở về quê hương mình được.

Trùng trùng điệp điệp

Võ Phiến
(Đàm thoại)

NGUYỄN XUÂN HOÀNG (N.X.H.): Trong hai cuộc đàm thoại trước, chúng ta nói toàn chuyện gở. Bầu không khí bao quanh chúng ta thật bi quan. Có lẽ nên chấm dứt tiếng kêu la “Sách báo lâm nguy.”

VÕ PHIẾN (V.P.): Sự thực thì sách báo đang tràn ngập xã hội.

Nguyễn Mạnh Tường, từ 1954 đến 1997 (Bài 2)

Dự các hội nghị quốc tế

Mặc dù đã từ chối vào Đảng và luôn giữ khoảng cách với chính quyền, nhưng Đảng vẫn phải nhờ Nguyễn Mạnh Tường trong việc đối ngoại, bởi khó tìm được người có đủ khả năng thay thế: Ông được cử đi dự ba Hội nghị quốc tế vì tài hùng biện.

Nguyễn Mạnh Tường, từ 1954 đến 1997 (Bài 2)

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung


Bài 2

(Tiếp theo và hết)

Trở lại Pháp (10/1989-1/1990)

Mùa xuân 1989, dược sĩ Tống Lịch Cường, anh rể Nguyễn Mạnh Tường ở Paris, viết giấy bảo lãnh để ông sang Pháp, chuyến đi do các học trò cũ đài thọ.

Tháng 10/1989, ông đến Pháp, ở nhà nha sĩ Nguyễn Văn Lung, em ruột bà Hoàng Xuân Hãn, 12 rue d'Auteuil, Paris 16, gần nhà ông bà Hoàng Xuân Hãn, 60 rue Théophile Gautier Paris 16. Địa chỉ trên giấy tờ: 51 Boulevard Montparnasse (14/1/1990).

PHỐ MỘNG

HỒ ÐÌNH NGHIÊM


Tranh minh họa - Internet

1.
Nguyễn Hiển Linh nằm trên giường. Giường già tuổi, thọ tương đương với khoảng thời gian Linh ngơ ngác đến sống ở phố Mộng này. Mười hai mùa tuyết đổ, không chừng dưới mặt nệm cũng hỏng mất mười hai cái lò xo. Ðộ nhún vẫn còn, có điều nó phát tiếng khi bị oằn thân, giảm êm ái. Nó kháng cự bằng cách riêng của nó, phản ứng ấy làm Hiển Linh đau hai đầu gối, một đôi khi.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

ÐỌC THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN

VĨNH HẢO

Nguyễn Tất Nhiên, tranh Đinh Cường
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh. Anh mạnh dạn nói được tiếng nói của tình yêu tuổi trẻ với sân trường, kỳ thi, chiến tranh, mất mát, hoài vọng, tuyệt vọng... Chẳng phải sớm gì trong thể loại thơ, mà sớm trong phong cách biểu hiện. Anh dùng thứ ngôn ngữ của thời đại, rất hiện thực, không đẽo gọt; vậy mà thứ ngôn ngữ ấy bỗng nhiên mới, lạ, và được đón nhận nồng nhiệt. Bắt được giọng thơ tươi rói và đầy sức thu hút của anh, một nhạc sĩ tài danh phổ ngay thơ của anh thành nhạc, làm rung động bao trái tim cuồng nhiệt yêu đương thời chiến loạn. Vậy rồi thơ anh cất lên thành cơn sóng lớn, vượt bờ. Không ai mà chẳng biết thơ anh, không ai mà không hát nhạc phổ thơ của anh.

Tam Bảo của tôi: Ba tuyển tập Thiền Thi song ngữ của Cư sĩ Nguyên Giác

Trangđài Glassey-Trầnguyễn


Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thuở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.

Ngôn Ngữ - Chuyện Đó Đây

Hoàng Quân

Thông Dịch Viên Tí Hon
Cu Bê 4 tuổi, đang năm thứ hai trong vườn trẻ Am Goldstein. Cu Bê nói tiếng Việt, tiếng Đức giỏi ngang nhau. Đi học về, cu Bê hào hứng kể chuyện:
- Bữa nay trên trường con có một đứa Chinese, nó người Tàu, mới vô học. Nó không nói được tiếng Đức nên cô giáo phải kêu con giúp.

Ảo Giác Trịnh Công Sơn (Tiếp theo)

Lê Hữu

Trịnh Công Sơn với họa sĩ Bùi Xuân Phái
D. Ảo giác con người TCS

Làm sao thấu từng nỗi đời riêng... (“Như một lời chia tay”), liệu câu hát ấy có thể hiểu như lời phân giải của một người trước lúc chia tay với mọi người, với cuộc đời mà ông đã từng sống, từng yêu thiết tha.

Thực tế, không dễ gì có thể hiểu hết, hiểu hoàn toàn được một con người. Ngay đến những người thân, những người có dịp gần gũi với TCS, khi nói hay viết về ông, cũng ít nêu được những điểm khả dĩ nói lên tính cách cá biệt rõ nét nơi con người ông (điều mọi người muốn biết hơn là những câu chuyện phất phơ, đôi lúc thêm thắt, chỉ để tỏ ra từng quen biết, từng là bạn là bè của ông).

Mùa Thơm

Từ Khanh

Ảnh minh họa - Internet
Hồi nhỏ tôi hay được mẹ dành cho cái cùi thơm. Bữa trưa, mẹ nấu canh thơm thịt bò, cắt bỏ vỏ, dùng dao nhỏ tỉa những mắt thơm, rồi để trái thơm thẳng đứng, chẻ dọc xuống. Bốn nhát thẳng. Còn cái cùi thơm vuông vức. Nhà đông anh chị em, tôi là con út nên ưu tiên được cái cùi, chấm muối ớt, mút.

Chị tôi đứng kế bên rất thèm. Mắt chị long lanh, trái cổ chị chạy lên chạy xuống. Ðôi mắt chị (mãi sau này tôi mới biết) buồn bã, lấp lánh hy vọng em của chị sẽ bẻ một khúc cùi, ngắn cũng được, chia cho chị, nhưng tôi mặc kệ, tôi là con út, cha mẹ đều cưng, tôi có quyền hưởng trọn cái cùi thơm quý hiếm không phải ngày nào cũng có.

QUA ÐÈO

AN PHÚ VANG

Ảnh minh họa - Internet
Tôi có cái dở khi nhắc đến vai vế của những người trong họ, bên nội cũng như bên ngoại. Dở tệ! Chín mươi chín phần trăm tôi đoán và gọi trật thứ bậc họ hàng. Đã vậy lúc còn nhỏ lại hay bắt chước. Nghe ai xưng hô với nhau (như bác, chú, cô, cậu, dì) là cứ thế cứ lặp lại dầu nhiều khi tôi phải xưng khác đi. Má tôi có người thân là cô Năm. Tôi nghe bà nói nhiều về người này. Thế đó tôi cũng bắt chước gọi “cô Năm” tỉnh bơ. Tôi đâu biết mình thuộc hàng cháu phải gọi cô của má là bà. Nhưng người lớn đâu chấp nhất. Những ngày giỗ kỵ lớn họ hàng bà con gặp nhau, bận rộn quá không ai để ý giúp tôi sửa sai. Thế là trong đầu óc non nớt của thằng nhỏ thứ bậc của người trong gia tộc cứ lộn xộn.

Thị Xã

Truyện ngắn Trần Yên Hòa

Ảnh minh họa - Internet
Đám cán bộ thị xã đón Hoan bằng nhiều cái bắt tay mạnh, hai tay cầm chặt lấy tay anh giật giật, ra chiều quý trọng lắm. Nam giới thiệu tiếp:
- Anh Hoan về đây là muốn cộng tác với các anh để thực hiện Làng Nướng Nam Kỳ. Biết các anh thiếu vốn đầu tư nên ảnh bằng lòng bỏ ra. Tôi chỉ là người trung gian nhưng cũng chịu trách nhiệm về việc thực hiện điều hành. Hai bên, A và B, bên nào cũng là chỗ thân tình, cũng đều tin cậy ở tôi, nên tôi nghĩ tôi có trách nhiệm.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Dân là người đóng thuế

Ngô Nhân Dụng

Cuộc tranh luận ở Mỹ để quyết định “cho nhà nước đi vay thêm nợ” đã kéo dài trong không khí gay gắt trong mấy tháng nay. Tổng thống Mỹ và các đại biểu quốc hội họp với nhau không biết bao nhiêu lần rồi. Ở Thượng viện có ba dự án khác nhau, chưa được đem bàn. Riêng ở Hạ Viện đảng Cộng Hoà đã lần lượt đưa ra hai dự luật trong hai tuần liên tiếp! Dự luật thứ nhất được thông qua nhưng không hy vọng được Thượng viện thảo luận. Dự luật thứ nhì ngày hôm qua lại không đủ túc số vì một số đại biểu Cộng Hoà cũng bác bỏ sau khi bà Sarah Palin cảnh cáo rằng họ đừng quên chính Tea Party đã đưa họ vào quốc hội. Đây là lần thứ nhì ông John Boehner, chủ tịch Hạ Viện, bị các bạn cùng đảng bỏ rơi, vì một dự luật khác của ông về vấn đề này đã bị chung số phận đó hôm 31 tháng Năm vừa qua!

Xe lửa cao tốc ở Trung Quốc thiếu an toàn

HÀ TƯỜNG CÁT

Hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới với một mạng lưới đường xe lửa cao tốc dài nhất (6,000 dặm) nối liền nhiều thành phố lớn, xe lửa có vận tốc cao nhất (trên 200 dặm/giờ), và theo kế hoạch sẽ còn phát triển rất nhanh và theo dự trù lên tới 16,000 dặm cho đến cuối năm 2015.



Một đoạn của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải
cho thấy sự tốn kém lớn lao để xây dựng những công trình hạ tầng,
và hãy còn phải một thời gian rất lâu mới chứng tỏ được sự hợp lý và hiệu quả kinh tế.
(Hình: Getty Images)

Ðể so sánh, chúng ta có thể kể ra, Tây Ban Nha là nước đứng hàng thứ nhì về đường xe lửa cao tốc 1,700 dặm; Nhật Bản 1,300 dặm; Pháp 1,200 dặm; Ðức 650 dặm; Ý 600 dặm. Những nước khác nếu có cũng chỉ dưới 1,000 km đường sắt cao tốc, hoặc vì đất hẹp hoặc vì không chú ý đến phương tiện giao thông này, như Hoa Kỳ, Canada.

Lịch sử đã chứng minh: Đừng tin… Hãy nhìn

Thanh Quang

Lòng ái quốc của người dân ở trong Nam tiếp tục bị khống chế chặt chẽ nên Saigòn trong ngày Chủ Nhật 24 tháng 7 vừa rồi vẫn im lìm bóng dáng người biểu tình cũng như im bặt tiếng gọi “Hòang Sa-Trường Sa-VN” hay “Trung Quốc xâm lược”.


Source nguyenxuandien's blog

Hà Nội: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011

Trong khi đó tại Hà Nội cuộc biểu tình chống Bắc Kinh đã bước sang lần thứ 8 – mà lần mới nhất này, theo các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters – có vài trăm người tham dự, đặc biệt với sự hiện diện khá đông của dân chúng hai bên đường khi người biểu tình đi qua.

Vọng phu sống ở Lý Sơn

Blog Đào Tuấn

Năm 2007: Bị nước ngoài bắt. Ở tù 1 năm. Tàu thuyền bị thu sạch. Năm 2008: Đã “buộc tay chung” trên biển, đã “xém chết” trên vùng biển Trường Sa khi tàu bị phá nước. Năm 2009: Mái nhà tranh bị bão bầm cho dập nát. Năm 2010 bị Trung Quốc bắt. Bị tịch thu. Bị đánh đập. Bị giam trên đảo Phú Lâm. Và năm 2011, trong chuyến hải trình định mệnh, chỉ để “kiếm cho mẹ con nó cái tết”, đã mãi không trở về.

Bạn hỏi tôi đang nói về ai ư? Thì đó là về ông Nguyễn Đảng, lão ngư 70 tuổi tóc trắng như sóng bạc đầu, mới ngày nào được tung hô như người anh hùng. Và đó cũng có thể là một ngư dân bất kỳ nào đó ở Lý Sơn. Lý Sơn, Lý Sơn, nơi cát ngập tràn mười cây số vuông. Nơi mà những nấm mộ chiêu hồn cũng bạt ngàn trong cát. Không ai đếm được có bao nhiêu ngôi mộ như thế. Không ai biết được còn bao nhiêu sẽ lại mọc lên.
Quá trưa, hai mẹ con bà Xí, vợ goá của ngư phủ Nguyễn Đảng vẫn chưa thấy đụng chuyện ăn uống. Từ ngày làm mộ gió cho chồng. Người đàn bà can trường đó vẫn ráng sống nuôi con. Đứa bé mới lên 7. Quá nhỏ để hiểu sự nghiệt ngã của biển cả, nhưng dường như đã đủ lớn để biết người cha đã ra biển và mãi mãi không còn về. Đủ lớn để bắt đầu quen với cái dáng ngồi dựa cửa của người mẹ, như bất cứ người phụ nữ nào trên cù lao.

Ngày 22-11-2010, ông Đảng đi bạn trên con thuyền QNg 66912 của thuyền trưởng Phạm Minh Tân lấy rau chân vịt. Từ sau khi bị Trung Quốc bắt, đây là chuyến đi biển đầu tiên, tại chính ngư trường mà ông đã bị bắt trước đó chỉ 3-4 tháng: Hoàng Sa. Tại sao ông vẫn đi Hoàng Sa mà không phải là một vùng biển khác. Người đàn bà làng chài đáp một cách giản dị, như bất cứ một người Lý Sơn nào khác, rằng đó là nơi cha ông họ bao đời này vẫn đến đó đánh bắt. Đó là nơi mà những đứa con của biển đã thuộc đến từng rặng san hô, từng lạch nước. Đến ngày 12-1-2011, sắp tết, bà nhận được cú điện thoại cuối cùng. Ông thông báo trời động miết, sóng dữ lắm, có lẽ sẽ phải ăn tết ngoài Hoàng Sa. Và từ đó, ông mãi mãi không bao giờ trở về. Cả 6 người trên con tàu định mệnh đều chết mất xác.

Đời ông Đảng là một kiếp những chuân truyên. Năm 2007, đang từ thế nhà to tàu lớn, ông bị nước ngoài bắt giữ. Ở tù một năm, ông ra về với hai bàn tay trắng. Một năm sau đó, ông xém chết khi đi biển ở Trường Sa. Những người đàn ông của biển khi ra khơi bao giờ cũng có một cuộn dây. Ấy là khi thuyền vỡ nước, họ cột chặt tay nhau để chết chung, để cầu cho thân xác được cùng nhau trôi dạt về đất mẹ. Có lẽ chỉ thiếu so với cha ông họ, những hùng binh Hoàng Sa thủa nào, một cái thẻ bài. Bữa đó ông Đảng cùng với bạn chài của mình đã cột tay. Nhưng số ông chưa đoạn. Ông được tàu hải quân cứu ngay trước cái miệng khổng lồ không đáy và dữ tợn của biển cả. Bà Xí kể sau đận đó, có những người đã lạy “ông Thiên” sẽ ở nhà ăn cơm mắm, sẽ chẳng bao giờ bước chân xuống thuyền. Nhưng ngư dân mà không đi biển thì sao có thể gọi là ngư dân. Biển cả như ngôi nhà, mảnh vườn. Hoàng Sa thân thương ngay cả khi, hoặc cũng bởi, nó là nơi chôn vùi mãi mãi bao lớp cha ông của họ. Và thế là ông Đảng cùng bạn chài lại tiếp tục ra khơi. Tháng 8-2010, ông bị Trung Quốc bắt khi đi bạn trên thuyền của sói biển Mai Phụng Lưu. Những câu chuyện về chuyến hải trình đau khổ đó giờ không ai muốn nhắc lại nữa. Chỉ biết là trùng khơi ngoài kia, biển cả có thêm một hiểm hoạ, nghiệt ngã không kém gì sóng to gió lớn.

Sau cú điện thoại cuối cùng, đêm đó bà Xí không ngủ được. Linh cảm đàn bà nói với bà có điều gì đó đang xảy ra. Những chuyến đi Trường Sa xưa nay vẫn kéo dài cả tháng, bà cũng đã quen với sự chờ đợi cả chục năm trời. Nhưng chưa bao giờ trong lòng bà bồn chồn lo lắng như đận đó. Cái cảm giác bất an đã không lừa bà. Ông Đảng đã đi mãi, gửi thân nơi Hoàng Sa. Lý Sơn có câu rằng: Ngày xưa, Ngư dân cách ngư phủ một cái nan tre. Và giờ cũng chỉ cách ngư phủ một cái be ghe (đáy thuyền). Biết thế. Cha ông ngày xưa, những người đã gửi thân nơi Hoàng Sa cũng biết thế. Nhưng nào có còn cách lựa chọn nào khác.

Lý Sơn trời trong vắt. Nước trong vắt. Đang là mùa thuận hoà để đi biển. Nhưng dường như có bão trong đôi mắt những người đàn bà Lý Sơn. Trong những đôi mắt đó, chỉ thấy toàn là sự khắc khoải. Khắc khoải đến u uẩn.

Ngôi nhà dựa lưng vào núi Thới Lới, bé nhỏ, mong manh, trống trước trống sau với mái hiên và một bậu cửa nhỏ. Nếu phải tìm một hình ảnh về những người phụ nữ miệt biển, về những người đàn bà Lý Sơn, có lẽ không gì tiêu biểu hơn hình ảnh họ ngồi đó với đôi mắt khắc khoải dõi ra ngoài trùng khơi. Ở Lý Sơn, phụ nữ không được ra biển. “Mình họ bẩn nên không được lên thuyền”- ông Võ Đắc Danh, thủ toạ Âm linh tự bảo vậy. Công việc chính của họ là ngồi tựa cửa và khi chồng về thì cố gắng sinh được những đứa con trai, để đi biển. Hàng ngàn năm nay vẫn vậy. Nhưng cái cách mà họ ngồi chờ chồng, và chung thuỷ, sự can đảm và cái tâm thế chấp nhận những người đàn ông có thể một ngày không trở về có lẽ cũng là một thứ truyền thống ngàn năm sinh ra từ sự nghiệt ngã và nham hiểm của biển cả. Đàn ông Lý Sơn nói biển là biển bạc. Biển bạc hôm nay cho họ cá tôm, ngày mai sẵn sàng đòi của họ thứ quý giá nhất là mạng sống. Đàn bà Lý Sơn nói biển là biển giả. Biển cho họ miếng ăn nhưng biển một ngày nào đó cướp đi của họ tất cả. Có người phụ nữ nào còn muốn sống khi biển cướp đi của họ cả cha, cả chồng, và những đứa con trai.

Sau khi ông mất, hai mẹ con không tiền tuất, không bảo hiểm, chỉ còn lại một khoản nợ cả chục triệu đã đến ngày đáo hạn. Bà lo, không có tiền trả, sợ ngôi nhà tình nghĩa mới được dựng lên lại bị siết nợ. Giờ, hàng ngày bà Xí theo con nước cọn. Bà nuôi con 2 bữa cơm bằng cách ngày ngày ra biển bòn rong kiếm 15 ngàn mỗi ngày. Chưa đủ để khỏi đói. Cuộc sống đã long đong chìm nổi kể từ đận ông bị bắt, giờ đã xuống đến đáy.

Về thân phận của những người phụ nữ làng chài, chúng tôi được TS Nguyễn Đăng Vũ, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, đọc tặng mấy câu ca dao ông trực tiếp sưu tầm ở Lý Sơn:

Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng.
Ngó ra ngoài biển, biển động thinh thinh
Ngó vô trong dạ buồn tình
Đêm nằm nước mắt nhỏ như bình trà nghiêng
Đêm nằm nước mắt rơi nghiêng
Áo em năm vạt ướt liền cả năm

Trong sân nhà ông Đảng năm nay mướp vẫn trổ hoa. Nhưng những quả mướp năm nay bị thui, còi cọc đến lạ. Bà Xí nói đầy tâm trạng, là bởi năm nay hoa mướp thiếu ong về thụ phấn.

Hôm chúng tôi xuống nhà, con dâu (với đời chồng trước) của bà, một phụ nữ 25 tuổi, cũng ngồi với cái dáng tựa cửa. Sau khi làm mộ gió cho dượng, chồng cô, ngư dân 25 tuổi tên Nhiều, để vợ con ở nhà để tiếp tục ra khơi. Thế là nhà lại có thêm một người đàn bà tựa cửa. Thêm một nỗi khắc khoải.

Giết người như giết chó!

Nguyễn Quang

Những lãnh tụ cộng sản Việt Nam hay nói: muốn có xã hội mới thì phải đào tạo con người mới. Mấy mươi năm qua, cái chuyện “trồng người” của chế độ cộng sản nó ưu việt đến như thế nào thì ai cũng đã thấy.
Hôm nay tác giả Nguyễn Quang đã chĩa ống kính gần hơn nữa để cho chúng ta hình ảnh cận cảnh của những con người cụ thể ngay tại Nghệ An, quê hương của Hồ Chí Minh cũng như của phong trào cộng sản Việt Nam: người dân ở đó đã đối xử với những người ăn trộm chó như thế nào.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Ghé thăm các Blogs: 28/07/2011

BLOG BÚT LÔNG

Hàng chục người ở trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (Hà Nội) sáng 23-7 đã thản nhiên nhìn cha con anh Nguyễn Công Vinh (ở Láng Thượng, Đống Đa) chống trả bọn móc túi mà không có ý kiến gì.

Cụ thể, hai cha con đang đón xe buýt tuyến 07 ra sân bay thì một đối tượng lợi dụng sơ hở móc ví của anh Vinh. Khi phát hiện ba đối tượng chuyền tay nhau chiếc ví, cha con anh Vinh đã túm được một tên. Lập tức, các đối tượng khác lao vào đánh giải cứu khiến con trai anh bị gãy hai chiếc răng. Đành kết thúc sớm ẩu đả để đưa con vào viện, anh Vinh bất lực nhìn bọn trộm (hóa cướp) biến mất. Nhiều người đứng xem từ đầu đã không có bất cứ ý kiến gì!

MỘT “BỘ TỨ” VẪN NẰM TRONG TẦM KHỐNG CHẾ CỦA TRUNG QUỐC?

Phúc Lộc Thọ

Hôm nay, thứ 2 ngày 24/7, Quốc hội sẽ họp bỏ phiếu để chính thức hóa chức danh Chủ tịch nước của ông Trương Tấn Sang; chiều nay ông Trương Tấn Sang sẽ giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng vào chức danh Thủ tướng để Quốc hội phê chuẩn…

Nguyễn Văn Trại

Trịnh Hội

Tuần trước vừa viết xong blog Quà gửi Mẹ gửi đi thì tôi nhận được email của anh Nguyễn Bắc Truyển. Anh là một tù nhân chính trị hiện vẫn còn đang bị quản chế ở Việt Nam mặc dù đã được thả ra khỏi tù vào cuối năm ngoái. Với tội danh mà hầu hết những ai đang ở Việt Nam dám nói lên tiếng nói của lương tâm đều mắc phải. Đó là điều khoản 88 nằm trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam: Tuyên truyền chống đối nhà nước.

Nỗi sợ không có tên trong từ điển

Blog Đào Tuấn

Ở Lý Sơn, ngư dân làng chài không sợ hãi cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt. Họ sợ đói nghèo, sợ những khoản nợ đến ngày đáo hạn và sợ nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Tại sao trời không sập?

Ngô Nhân Dụng

Đầu tháng trước, ông Lý Đạo Quỳ (李稻葵, Li Daokui), cố vấn Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cảnh cáo nếu cuộc thương thuyết ở quốc hội Mỹ bế tắc, nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ, đồng đô la sẽ xuống giá, làm thiệt hại đến nhà nước Trung Quốc, vì họ đang cầm trong tay những giấy nợ của Mỹ trị giá hơn một ngàn tỷ đô la! Ngày hôm qua, bà Christine Lagarde, tân quản trị Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và cựu bộ trưởng Tài chánh Pháp cũng lên tiếng cảnh cáo rằng nếu chính phủ Mỹ “vỡ nợ” hoặc điểm tín dụng bị hạ xuống thấp thì cả thế giới sẽ bị vạ lây! Cuối tuần qua, cả Tổng thống Barack Obama lẫn Chủ tịch Hạ Viện John Boehner đều nói rằng họ sẽ cố đạt được một thỏa thuận trong chiều Chủ Nhật, trước khi các thị trường chứng khoán Á Châu mở cửa, để tránh cảnh người ta đổ xô đi bán các cổ phiếu vì lo!

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Mạnh Tường và Lê Trần Luật

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh hồi đầu thế kỷ XX. Luật sư Lê Trần Luật chào đời vào cuối thế kỷ này. Giữa hai ông, xem ra, có một khoảng cách (khá) xa về tuổi tác và hoàn cảnh sống.

Tôi ra đời sau Nguyễn Mạnh Tường và trước Lê Trần Luật khá lâu. Nói một cách (hơi) cải lương và kiểu cọ, tôi là người thuộc thế hệ bắc cầu. Bữa nay, gặp bữa rảnh, tôi xin được làm gạch nối cho câu chuyện (thời sự) có liên quan đến hai ông.

SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI

Trần Gia Phụng


Một ngôi chợ của người VN tại Little Saigon, Nam California.

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp, người Việt ra nước ngoài tập thể: Ví dụ khi nhà Lý sụp đổ năm 1225, hoàng thân Lý Long Tường (nhà Lý) lo ngại bị nhà Trần đàn áp, nên cùng đoàn tùy tùng qua Triều Tiên lập nghiệp năm 1226. Năm 1789, vua Quang Trung chiến thắng oanh liệt ở Đống Đa; vua Lê Chiêu Thống (nhà Lê) sợ bị trả thù, liền cùng các cận thần qua Trung Hoa lưu vong.

MẮT NHƯ CỬA SỔ

Trần Mộng Tú

Đêm khuya lắm mà mắt như cửa sổ
cánh mở hoài không đóng
sao ngoài kia rơi lấm tấm xuống hồ
nghe tiếng động trên từng lăn tăn sóng
quê hương xa
biển động gọi chỗ nằm

Trước Hào Khí Thăng Long: Cảm nghĩ về vận nước

Bùi Tín (VOA)

Truyền thống yêu nước - giành lại nền độc lập khi bị mất, giữ vững nền độc lập khi đã dành được - là vốn tinh thần quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Nhờ truyền thống yêu nước vô cùng sâu đậm, dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển không ngừng.

CHUYỆN BÌNH THƯỜNG

Lê Phan

Hình ảnh ông Nguyễn Trí Ðức bị công an xách như xách con heo lôi lên xe buýt rồi một tên công an còn nhân cơ hội đá vào mặt ông nay đã lan tràn khắp nơi.

Một đoạn video đã được phổ biến, gây thêm căm phẫn. Online, người ta bày tỏ phẫn uất, tìm cách nhận diện tên công an ác ôn đó.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Từ kiến nghị, tuyên cáo đến biểu tình và vai trò của trí thức Việt Nam

Tiêu Dao Bảo Cự

Từ chục năm qua, trí thức đã có vô số kiến nghị đối với Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam về đủ mọi loại vấn đề: Chống tham nhũng, bỏ điều 4 Hiến pháp, góp ý cương lĩnh của đảng, không khai thác bô xít, không làm đường xe lửa cao tốc, không làm điện hạt nhân, hạn chế thủy điện… và nhiều vấn đề hệ trọng liên quan đến “quốc kế dân sinh”. Các hình thức kiến nghị là phát biểu cá nhân trong các cuộc họp, bài viết hay văn bản kiến nghị do từng người hay tập thể ký. Sự thực đáng buồn có thể nói không ngoa rằng tất cả những kiến nghị đó đều bị “vứt vào sọt rác” vì những người nắm quyền lực không ai thèm trả lời hay tiếp thu gì cả.

Tinh thần tập thể

Nguyễn Hưng Quốc


Hình: ASSOCIATED PRESS

Nhiều người, phải nói là rất nhiều người, thường nói: một người Việt Nam thì hơn một người Nhật; hai người Việt Nam thì bằng hai người Nhật; nhưng ba người Việt Nam thì lại thua ba người Nhật. Lại có người kể chuyện cười: Nếu bị rớt xuống một cái hố sâu, ba người Nhật sẽ tìm cách kênh nhau và kéo nhau lên mặt đất; còn ba người Việt Nam thì không bao giờ: Khi người này tìm cách trèo lên thì hai người kia sẽ nắm chân kéo xuống!

Giấy đăng ký xe hơi mờ!

Nguyễn Quang A


Từ trái sang: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A,
Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải

Chuyện hai nhân viên an ninh, một cảnh sát khu vực và ba bác tổ dân phố đến nhà tôi tối hôm qua, và những chuyện diễn ra trước 8 giờ sáng hôm nay, tôi đã kể. Tôi rất cảm ơn các bạn hữu đã quan tâm và bày tỏ sự đồng cảm.

Nhật Bản quan tâm đến hồ sơ Biển Đông


Ngoại trưởng Nhật Bản (thứ 2 trái sang), ngoại trưởng Hàn Quốc (trái), ngoại trưởng Indonesia (thứ 2 phải sang) và ngoại trưởng Trung Quốc (phải) tại buổi khai mạc phiên họp ngoại trưởng ASEAN+3, Bali 21/7/2011. - Reuters

Đức Tâm (RFI)

Nhật Bản cần quan tâm đến những diễn tiến trong hồ sơ Biển Đông và nên phát triển hợp tác, giúp đỡ các nước như Indonesia, Việt Nam, Philippines trong lĩnh vực tuần duyên, bến cảng. Trên đây là nhận định của giới chuyên gia Nhật Bản.

Về tai nạn tàu cao tốc ở Trung Quốc

Lời Tòa soạn DĐTK: Trước khi mời bạn đọc xem tin tức và hình ảnh về tai nạn tàu cao tốc ở Trung Quốcxảy ra ngày 23.7.2011, kính mời các bạn đọc một bài ngắn, “Trung Quốc vỡ mộng xe lửa cao tốc” của tác giả Lê Phước với các thông tin không mấy vui về tuyến đường cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, và nói chung của ngành tàu cao tốc Trung Quốc. Bài báo xuất hiện ngày 20.7.2011, chỉ ba ngày trước khi tai nạn thật sự xảy ra, có trích một câu của tờ Le Monde (Pháp) như một lời tiên tri: “Viễn cảnh bị mất mặt (của Bắc Kinh) sẽ không còn xa nữa.”

Lê Phước


Tàu cao tốc Trung Quốc. REUTERS/Stringer/Files

Tuyến tàu hỏa cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, niềm tự hào của chính phủ Trung Quốc, mới vừa được khai trương rầm rộ hồi cuối tháng 6 rồi, thế mà đã vấp phải nhiều sự cố. Nhật báo Le Monde phân tích sự việc này với bài nhận định “Trung Quốc lúng túng trước những trục trặc của hệ thống đường sắt cao tốc”.

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (3)

Hồ Đình Vũ

Về vài địa danh mang tên thảo mộc.

Ở Việt Nam có rất nhiều địa danh mang tên thảo mộc. Trong khuôn khổ bài viết nầy chúng tôi chỉ đề cập đến Gò Vấp, Củ Chi, Trảng Bàng, Giồng Trôm, Thốt Nốt và Bạc Liêu mà thôi.

GÒ VẤP
Trước năm 1975 Gò Vấp là một quận của tỉnh Gia Định gồm có 8 xã. Quận lỵ Gò Vấp cách Sài Gòn 10km. Đó là nơi có nhiều thành quách (An Nhơn, Hạnh Thông Tây), vườn rau cải (Hạnh Thông Tây), ruộng rau muống (Xóm Mới), vườn dừa (An Phú Đông, Bình Triệu), vườn sầu riêng, măng cụt (Nhị Bình), vườn bưởi (Thạnh Lộc) với hai xã đông dân cư và phồn thịnh về kinh tế và thương mại gần Sài Gòn: Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Ghé thăm các blogs: 25/07/2011

BLOG CU LÀNG CÁT

Đăng ngày: 08:57 24-07-2011

Kính tặng entry này cho những người yêu nước

Lòng yêu nước của 4000 năm giang vòng tay ôm ấp mùa hè thẳng đứng của mùa yêu nước năm 2011. Lòng người vọng lại những thành Văn Lang, những bóng dáng dựng nước của Vua Hùng, của bao danh nhân lịch sử cùng đứng về phía với nhân dân quét sạch sạch giặc Tàu từ trong lịch sử.

Đâu là nguyên nhân sâu xa để Trung Quốc có âm mưu độc chiếm Biển Đông?

Nguyễn Hữu Quý

Có rất nhiều bài báo của các nhà phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, sở dĩ Trung Quốc âm mưu động chiếm Biển Đông chủ yếu xuất phát từ nguồn lợi dầu mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung Quốc trên đường vươn tới trở thành một siêu cường, thậm chí còn muốn thay Mỹ để thống trị thế giới trong tương lai.

Con chữ đa truân và dân tộc mãi mãi trường tồn

Blog Góc Cỏ May


Thánh Gióng - Tranh sơn dầu của Nguyễn Đình Đăng

Vừa đọc bài "Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc" (*) của một nhà báo kỳ cựu từng lăn lộn với nghề ngót 40 năm, khiến bất cứ ai đã cầm cái thẻ nhà báo còn có lương tâm với nghề không khỏi chạnh lòng?
Ở tôi nơi đang cư ngụ (Đức), đã có nhiều chính khách sáng giá không may vướng phải scandan, bị báo chí phanh phui, phải xin từ chức để bảo toàn danh dự và uy tín cho chính trường và chính đảng của mình là chuyện cơm bữa. Đó là trường hợp ông Thống đốc tiểu bang Niedersachsen (thủ phủ ở Hannover) cách đây chừng mươi năm. Ông là người tài đức vẹn toàn. Không những có uy tín ngay trong chính đảng (SPD) của ông đang cầm quyền. Mà cả các đối thủ của ông ở các đảng đối lập cũng trọng nể. Đã ngoại ngũ tuần mà con đường tình duyên khá muộn mằn. Mãi khi công thành danh toại ông mới đứng số và nên gia thất. Đám cưới của ông Thủ hiến khá linh đình. Có một đại lý của hãng bia và đại lý của một công ty du lịch ở địa phương mang tới mừng đám cưới có vài trăm lít bia hơi (bia hơi ở Hannover rất ngon) và một cặp vé đi du lịch Tây Ban Nha (hưởng tuần trăng mật) khoảng mươi ngày. Tổng số hai món qùa chỉ chừng 15.000 DM (tương đương 7.500 € EURO). Sự việc tưởng chừng rất chi bình thường đó đã bị báo chí phanh phui gây dư luận ì xèo. Mặc dù không có chuyện quan hệ kiểu "ông đưa chân giò bà thò chai rượu" ở đây. Nhưng ở cái xứ minh bạch này, đã là chính khách, luật không cho phép quan chức được phép nhận những món quà hàng ngàn DM như vậy. Nên ông thống đốc đã phải xin từ chức trước sự nuối tiếc của biết bao thần dân vẫn ngưỡng mộ ông.

Lá thư hè Singapore

Nguyễn Xuân Xanh

Tháng 7, 2011

Thưa các Anh Chị,

Đầu tháng 7 vừa qua tôi (và gia đình) vừa đi chơi ở Singapore một tuần nhân con chúng tôi nghỉ hè. Đây là lần đến thăm Singapore sau hơn 10 năm. Chúng tôi được gặp các anh Vũ Minh Khương và Giáp Văn Dương tại nhà riêng trong một buổi cơm tối và trò chuyện thân mật. Những ngày còn lại cả gia đình đi “ta bà” để tham quan, đi đến rã cả chân. Singapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Thụy Khuê

Bài 1: Giai đoạn trước 1954


Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và bìa quyển "Un excommunié (Kẻ bị khai trừ)"
xuất bản tại Paris năm 1992.

"Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền". Nguyễn Mạnh Tường.

Mộ Phách (tiếp theo)

Phùng Cung

(2)

Nắng chiều đã lùi khỏi hàng giọt tranh, hai vợ chồng Tư Chản lại nón lá xùm xụp trên đầu, quai căng thẳng dây diều dưới cằm; lại khoác tuổi chiều xéo lên bóng nhau lúi húi vườn rau; lại ngóng tin con gái, đợi thư con trai; lại nghe gió lào xào trên cây lá - hết ngày...

Một hoàn cảnh mới cho sáng tác văn nghệ: sách và nhà

NGUYỄN XUÂN HOÀNG (N.X.H.): Nào, tiếp tục. Lần trước chúng ta bắt đầu bằng câu chuyện hô bài chòi của dân quê tại một làng hẻo lánh nghèo nàn ở miền Trung nước ta. Lần này...

VÕ PHIẾN (V.P.): Lần này, xin đề nghị bắt đầu bằng câu chuyện một đại trí thức ở Paris, kinh đô ánh sáng của nước Pháp. Nên chăng?

Ảo giác Trịnh Công Sơn (Tiếp theo)

Lê Hữu


Trịnh Công Sơn - họa sĩ Bùi Xuân Phái


C. Ảo giác tình yêu, sống và chết

1. Tình yêu

“Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định... Người con gái đi qua những hàng cây long não ấy bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác...” (3)

Kết quả Hội nghị Trung ương 2: Cách lèo lái quyền lực của Nguyễn Phú Trọng

  • Gần 200 uỷ viên trung ương không được phép bàn tới việc Bắc kinh ngang ngược xâm lấn biển Đông
  • Nguyễn Phú Trọng đóng cũi để Quốc hội bàn về sửa đổi Hiến pháp như thế nào qua 5 „định hướng“?
  • Nhân dân chưa biết ai giữ các địa vị chủ chốt nhưng Đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường như „con ong đã tỏ đường đi lối về“!
  • Dùng „Kết luận của Bộ chính trị“ để bịt miệng Trung ương và chống lại nhân dân! 
Âu Dương Thệ
Hội nghị Trung ương 2 của Đảng CSVN vừa kết thúc ngày 10.7 sau một tuần họp. Hội nghị này diễn ra đúng vào lúc tình hình biển Đông đang diễn ra căng thẳng nhất do việc Bắc kinh đã ngang ngược dùng hải quân Trung quốc xâm phạm hải phận VN và ngăn cản các hoạt động kinh tế của VN. Trong khi ấy Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư, đã vẫn giữ thái độ hoàn toàn im lặng, câm như hến. Không những thế cuối tháng 6 sau khi nhóm cầm đầu Bắc kinh đe doạ cho VN một bài học thứ hai thì Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng cử Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc kinh và ngoan ngoãn xác nhận:
„Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. „

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Mộ Phách (1)

Phùng Cung

- Ông ơi! - tiếng gọi thì to - cái thằng mặt dầy sang làm gì đấy? - tiếng hỏi thì nhỏ dần.

Bà Khuê vợ ông Tư Chản vừa từ chợ Phùng về đến lối rẽ đầu bờ ao, nhìn thấy người mà bà không ưa, từ sân nhà bà qua lối bờ ruộng khoai sọ nhà thím Vượng đi tắt lên thẳng gốc gạo đầu xóm. Ông Tư Chản, đang bận tay phía sau nhà, ông quành về đứng đầu hỏi lại:

- Ai? Thằng mặt dầy nào? - Vừa hỏi ông Tư Chản vừa nhăn nhăn nhìn vợ.

Vũ Hữu Định, còn rất nhiều điều để nhớ

Luân Hoán

Với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối ăn vận lè phè, nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai, nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xoà luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm, bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của nhà thơ miền Trung ra đời vào năm 1942 tại Huế với tên thật Lê Quang Trung.

Ðinh Hùng và ảnh hưởng của Thế Lữ (Tiếp theo và hết)

Du Tử Lê

Nhà thơ Đinh Hùng
Năm 1954, thi sĩ Hồ Dzếnh, giám đốc nhà xuất bản “Tiếng Phương Ðông,” sau đổi lại là “Bình Minh,” cho in thi phẩm “Mê Hồn Ca” của Ðinh Hùng.

Nhưng bất hạnh cho ông cũng như cho thi sĩ Hồ Dzếnh là Hiệp Ðịnh Genève thình lình được ký kết giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Ðinh Hùng đành phải lên máy bay với 200 cuốn thơ đầu tay cùng vài bộ quần áo cũ!

Ảo Giác Trịnh Công Sơn (Tiếp theo)

Lê Hữu

4. Triết lý hay không triết lý

“Tôi vốn ưa thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình,” (3) TCS giải thích việc người ta tìm thấy những triết lý ẩn náu trong “ca từ” của ông.

VAI NGƯỜI ĐIÊN

Truyện ngắn Cao Thanh Phương Nghi

Đạo diễn trao cho chị xấp bản thảo kịch bản: “Em đọc kỹ. Vai này không giống những vai trước của em, đòi hỏi nhiều công phu tập luyện.” Chị cuộn tập giấy lại làm giả như cây kèn đưa lên miệng thổi pôm pôm . Giọng chị giễu cợt: “Em thổi được bài Dòng Sông Xanh. Anh làm khán giả đi.” Trước khi xoay lưng đi đạo diễn ngó ngoái lại nhìn chị lần nữa. Anh không cười: “Em không nên coi thường vai diễn. Một diễn viên phụ vẫn có tư cách của một diễn viên phụ.” Chị mở túi, lẳng lặng nhét tập kịch bản vào trong.

HOA BÔNG

Truyện ngắn Trần Mộng Tú

Căn nhà chính phủ cấp cho có một buồng ngủ nhỏ, mấy đứa con hay mang cháu đến gửi bà, nên đã chật lại chật thêm. Mùa đông thì còn khả dĩ, mùa hè thì quả là chen chúc khi chúng nó đòi ngủ lại cả bốn năm đứa. Người đàn bà da đen đứng tuổi, sáng nay ra chợ xin mấy cái thùng không của cam táo bỏ đi, về xếp những chiếc áo len, áo nỉ vào, rồi cất chung với những thứ lặt vặt không dùng tới trong một góc tủ. Bà mở những chiếc bịch ni-lông lôi ra mấy cái áo mùa hè. Áo này bà có nhiều lắm, người ta cho hay đi mua ở Good Will bà cũng không nhớ, nhưng bao giờ bà cũng chọn những chiếc áo bằng vải, mầu trắng. Ai cho bà áo hoa, vải có pha ni-lông, đẹp mấy bà cũng không nhận. Mùa hè bà chỉ thích mặc áo bằng vải bông sợi (cotton) thôi. Mặc để nhớ đến xứ sở của mình. Đôi khi có những cái áo cũ đã hơi ố vàng, nhưng dệt bằng bông sợi bà cũng không nỡ vứt đi.

Dáng buồn mệnh phụ

Truyện ngắn Trần Doãn Nho

Ảnh minh họa (internet)
Chiếc xe tốc hành Sài Gòn-Đà Nẵng ngừng lại ở khu nghỉ mát Sa Huỳnh vào lúc hai giờ sáng để cho tài xế ngủ một vài tiếng lấy sức. Bằng xuống xe, mang theo tấm ni lông và chiếc túi xách đựng giấy tờ, tiền bạc. Anh ghé vào chiếc quán nhỏ bên đường gọi một tô mì ăn liền và một cốc cà phê. Anh dặn cô chủ quán:
- Cho tôi ít con tôm sống và cái trứng gà, chỉ lấy lòng đỏ thôi. Đợi sợi mì mềm sắp mang xuống rồi hãy bỏ tôm và trứng vào. Đừng để chín quá.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Chính trị Mỹ trong vụ Giới hạn Công trái

Ngô Nhân Dụng


Nhà bình luận Nguyễn Văn Khanh mới đặt câu hỏi trên nhật báo Người Việt: Ai là sếp của đảng Cộng Hoà? Ông Nguyễn Văn Khanh chỉ muốn trình bầy một thực trạng: Trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Barack Obama và các Dân biểu Cộng Hoà về Mức Giới hạn Công trái (Debt Ceiling), không biết giữa hai dân biểu John Boehner và Eric Cantor, cộng thêm những người đang dự tính ứng cử tổng thống năm 2012, ai là người phát biểu “lập trường” của đảng Cộng Hoà? Không biết.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Kỷ Niệm Buồn

Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình,
không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc.

Hà Sĩ Phu

Ngày 05 tháng 4 năm 2011, trên blog Một Cửa Sổ Nhìn Ra Thế Giới, có bài viết “Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961” (“Soviet Union lied about 1961 Yuri Gagarin space mission”) của Andrew Osborn – Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ – toàn văn như sau:
“Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã nói dối về thành công của chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (1934-1968) vào vũ trụ vào năm 1961 và che dấu sự kiện là ông đã nhảy dù xuống địa điểm cách nơi dự kiến hơn 200 dặm, một cuốn sách vừa được xuất bản tiết lộ như thế.”

Biển Đông thách thức quan hệ toàn diện Việt - Trung


Hai nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh (trái - Việt Nam)) và Lưu Chấn Dân (Trung Quốc) phát biểu với nhà báo sau một cuộc họp của ASEAN tại Bali ngày 20/07/2011. - Reuters

Trọng Nghĩa (RFI)

Quan hệ Việt Nam Trung Quốc gần đây đã có vẻ căng thẳng hẳn lên sau vụ tàu Trung Quốc bị Việt Nam tố cáo là đã lấn sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để cắt cáp thăm dò của hai chiếc tàu nghiên cứu địa chấn. Tuy nhiên cả hai phía như đều tìm cách làm cho tình hình Biển Đông không ảnh hưởng đến các lãnh vực hợp tác khác.

Chừng nào Việt Nam trở thành khu tự trị của Trung Quốc?

Võ Long Triều

Từ ngàn xưa vua chúa nước Tàu luôn luôn chủ trương mở rộng bời cõi. Thu phục chư hầu, bắt phải triều cống ngọc ngà châu báu, lương thực và hiến dâng mỹ nữ vào làm cung phi.

Dân tộc Trung Quốc hãnh diện về văn hóa và lịch sử của mình, nó ăn sâu vào tim óc của họ, do đó tinh thần Bành Trướng không phải là chính sách mà đã trở thành bản chất của đa số người Hán tộc. Ðặc biệt đối với nhà cầm quyền cộng sản cũng vậy (bộ chính trị đảng) họ cũng độc quyền cai trị, cũng nuôi tham vọng thống trị như vua chúa ngày xưa. Hơn thế nữa, Trung Quốc ngày càng đông dân, nhu cầu thực phẩm ngày càng nhiều, tham vọng bá quyền càng lớn nên sự cạnh tranh kinh tế quân sự ngày càng thôi thúc mãnh liệt hơn.
Ðể thỏa mãn những điều kiện đó Trung Quốc cần chiếm Biển Ðông nơi có thể cung cấp một phần lớn hải sản. Trung Quốc cần rất nhiều khoáng sản quan trọng dùng cho ngành kỹ nghệ đang phát triển trong xứ nên họ mới bỏ vòi thôn tính bằng tiền bạc, đối với các nước nghèo khó ở Phi Châu hay Bắc Mỹ. Trung Quốc cần trữ lượng dầu khí tiềm tàng dưới đáy Biển Ðông mà các chuyên gia ước tính con số không thua tổng sản lượng các nước ở lục địa Châu Phi.

Sức mạnh không lường của Bloggers

Gia Minh (RFA)

‘Vô tình phát tán luồng gió độc?’ là tựa bài thuộc mục ‘Chính luận’ đăng trên báo mạng Quân Đội Nhân Dân hồi ngày 17 tháng 7 vừa qua.



Source Reporters sans frontières: Bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí năm 2009, Việt Nam gần đội sổ, hơn China 2 bậc.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Ghé thăm các blogs: 21/07/2011

BLOG TRẦN VINH DỰ
Trần Vinh Dự: Góc nhìn Kinh tế
Thứ Tư, 20 tháng 7 2011


Hình: ASSOCIATED PRESS

Theo thống kê của Trading Economics, Việt Nam hiện có tốc độ lạm phát cao thứ 2 thế giới sau Venezuela và có tốc độ tăng trưởng cao thứ 16 trên thế giới, sau một lọat các cỗ máy kinh tế quen thuộc như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…

CUỘC ĐẤU TRÍ SAU HẬU TRƯỜNG (SHADOW BOXING) GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân

Cách đây một năm, trong một bài viết trên diễn đàn này (www.diendantheky.net) chúng tôi có đề cập đến việc nhiều giới phân tích bị Trung Quốc (TQ) ru ngủ, nhiễm ảnh hưởng những tuyên bố về “quyền lực mềm” và cuộc “trỗi dậy ôn hoà” của Trung Quốc. Một trong những người này là Kissinger.

Chuyện về "bí mật thư tín" cá nhân.

Blog Mẹ Nấm

Điện thoại di động, email, & password (PW), là những thứ không thể không nhắc đến trong mỗi lần được mời, bị mời.

Sau một hồi loanh quanh lòng vòng, thế nào thế lực hắc ám cũng nhắc đến những thứ này.

Cuối mỗi buổi làm việc, và không thu được danh bạ điện thoại, email & PW là coi như bảng báo công bị thiếu mất phần ghi điểm quan trọng.

Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc

Lê Phú Khải

Tháng 7-2007. Những cơn mưa tầm tã vào lúc chập tối kéo dài tới khuya khiến nhiều đêm tôi không sao chợp mắt được. Hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây kéo lên biểu tình tại TP HCM đêm nay làm gì dưới những cơn mưa tầm tả kéo dài đó? Đã cả tháng, đồng bào kéo nhau lên Văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ TP HCM để đòi lại ruộng đất bị mất trắng, bị giải tỏa mà đền bù không thỏa đáng... Băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu viết trên giấy dán lên áo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh… đỏ rực cả dãy phố vòng từ đường Hoàng Văn Thụ sang đường Hồ Văn Huê. Đọc những khẩu hiệu trên băng rôn không khỏi thấy đau lòng: “Thủ Tướng ơi... cứu lấy dân!”, “Đả đảo chính quyền tỉnh X... dối Đảng lừa dân”, có khẩu hiệu còn trích cả lời ông Thứ trưởng Đặng Hùng Võ viết trên báo lề phải: “Tham nhũng ruộng đất là tham nhũng xương máu của dân”... Dưới những khẩu hiệu đó là những gương mặt đen xạm, hốc hác, quắt queo, những hốc mắt sâu hoắm, buồn tủi và căm giận trôi dạt, lan tỏa từ những hốc mắt đó...

Tại sao quan chức Trung Quốc thô lỗ, xấc láo?

Nguyễn Văn Tuấn

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất mất dạy như thế.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Mục ruỗng từ bên trong

Ngô Nhân Dụng

Bạn Paolo Nguyễn kể chuyện đi biểu tình chống quân Trung Quốc đè nén dân Việt Nam, bị bắt vào bót nghe anh công an khuyên can bằng những lời quen thuộc: “Ai cũng yêu nước, ai cũng bức xúc nhưng cứ yên tâm, có đảng lo rồi...!” Một bà công an tên Oanh lại nhắc: “Mọi chuyện có nhà nước lo rồi, bọn em đừng làm mọi chuyện rối lên!”

Vấn đề ý thức hệ và quyền lợi quốc gia

Nguyễn Hưng Quốc


Hình: ASSOCIATED PRESS

Lâu nay, đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam vẫn lớn tiếng tuyên bố Trung Quốc là đồng minh chiến lược của Việt Nam. Tại sao? Ngoài lý do hai nước sát liền biên giới với nhau, còn một lý do khác được nêu lên và nhấn mạnh, thậm chí còn được xem trọng hơn lý do thứ nhất: cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là, nói cách khác, ở đây, vấn đề ý thức hệ được xem là yếu tố chính yếu để hình thành khối liên minh giữa hai quốc gia.

Gs Thayer: VietNam nên có công viên biểu tình

Nguyễn Hùng (BBC) phỏng vấn Gs Carl Thayer.

Một bộ phận trí thức, sinh viên và người dân Việt Nam đã liên tục xuống đường ở thủ đô Hà Nội trong các ngày Chủ Nhật của bảy tuần vừa qua, và ba buổi cuối tuần liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh.

Thời kỳ ‘Bắc thuộc mới’

Bùi Tín (VOA )

Đầu năm 1979 tại khu vực biên giới Việt-Trung đã nổ ra một cuộc xung đột khốc liệt được nhà báo Mỹ Nayan Chanda gọi là «cuộc chiến tranh giữa những người anh em thù địch». Nhưng chỉ 11 năm sau đó, vào tháng 10-1990, một bước ngoặt lớn đã được mở ra, đưa quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh chuyển hẳn sang thời kỳ liên minh thân thiết, tiêu biểu bởi «16 chữ vàng» và phương châm «4 tốt».

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM (2)

Hồ Đình Vũ


Sông Sài Gòn ngày xưa.


Tên gọi Saigon từ đâu?
Đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức.
Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hơn. Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:

Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi-Coón (Tây Cống):
Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier (người bị giặc Cờ Đen phục kích chết). Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngan. Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.
Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phải.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Tổng thư ký ASEAN: Ðàm phán Bali sẽ đề cập đến tranh chấp Biển Ðông

Các vị ngoại trưởng và các giới chức khác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á họp trong tuần này ở Bali, nơi họ dự trù sẽ tập trung vào vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN về quyền khai thác các trữ lượng dầu khí lớn trong vùng biển Ðông. Thông tín viên VOA Brian Padden đã nói chuyện với Tổng thư ký ASEAN về ước vọng của tổ chức muốn trở thành một lực lượng khu vực để giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế và duy trì hòa bình và an ninh trong vùng.

Brian Padden | Jakarta

Hình: AP

Tổng thư ký Surin Pitsuwan nói giải quyết vụ tranh chấp biển Ðông sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với ASEAN
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay trong tuần này, ASEAN sẽ tiến hành thêm một bước hướng đến việc trở thành một cộng đồng hòa nhập nói lên cùng một tiếng nói về các vấn đề an ninh.

QUYỀN MỞ MIỆNG

Bùi Minh Quốc

LTS. Sau đây là trích đoạn từ một bài viết dài 8000 chữ của nhà văn Bùi Minh Quốc về một vấn đề cấp thiết của đời sống Việt Nam hiện nay: Quyền Mở Miệng.

*

Mở miệng là nhu cầu tự thân tự nhiên như nhu cầu ăn uống hít thở, do đó hiển nhiên là một quyền, hơn nữa là một quyền thiêng liêng, của tất cả mọi người, của mỗi con người, từ em bé 6 tuổi mới biết đọc biết viết (xin mời đọc bài của nhà báo kỳ cựu Hoàng Hưng trên BVN về một em bé sáu tuổi hỏi mẹ chuyện giặc bành trướng Trung Quốc xâm hại vùng biển nước ta), đến lão thành cách mạng 96 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh với lời tuyên bố lay động mọi trái tim yêu dân yêu nước yêu tự do: “Còn hơi thở còn lên tiếng!”.
(...)

Có gì trong Vũ Trụ ?

Nguyễn Hoài Vân

Vũ trụ có bạn, có tôi, có rượu chát, có trà tàu, có bàn phím ta đang dùng, màn hình trước mặt ta, và rất nhiều thứ phụ thuộc khác... Nhưng tổng quan, thì vũ trụ chỉ có sáu thành tố:

- Vật chất thông thường cấu tạo bởi những phân tử, nguyên tử, điện tử... như chúng ta hằng quen thuộc (4%).
- Rồi đến ánh sáng, vừa là hạt (quang tử), vừa là sóng, với những tần số trải dài từ sóng radio, qua tia hồng ngoại, rồi ánh sáng thấy được, tia cực tím, tia X, cho đến tia gamma, mang nhiều năng lượng nhất.
- Một thành tố ít được chúng ta quan tâm là hạt neutrinos, một loại hạt rất khó dò tìm.
- Thật ra, hai thành tố dồi dào nhất trong vũ trụ lại chỉ là những giả định: đó là vật chất đen (21 %) và năng lượng tối (75 %).
- Sau hết, để có thể mô tả vũ trụ, chúng ta cần cho nó một cấu trúc hình thể.

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Cầu Ba Cẳng

Hồ Đình Vũ

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

ghé thăm các blogs: 18/07/2011

BLOG NHÁT SỸ TÔ HẢI
Chủ nhật, ngày 17 tháng bảy năm 2011

...20 năm cuối đời này, tớ đã thấy ra: Không rũ bỏ được nỗi SỢ và cái HÈN thì …mãi mãi chỉ là những những đàn ngựa, đàn cừu của những chủ trại nuôi cho béo để cưỡi hoặc để lột da may áo mà thôi! ...

Phấn đấu ký số 58

VỀ CÁI GỌI LÀ “CUỘC GẶP GỠ BẤT THÀNH”

Một lần nữa, tớ lại phải thành thật xin lỗi các vị nhân sỹ trí thức mà tớ đã đánh giá “hơn tớ cả mấy cái đầu” rằng:

a-/Các vị còn quá…hiền lành, còn bao dung độ lượng, khiêm tốn quá, thậm chí hạ mình nhịn nhục, không cần giấy mời như yêu cầu ban đầu, cũng rủ nhau đến cửa cái Bộ Ngờ-giờ để chờ được một “tiếng mời” vào trả lời những điều mà quí vị thừa biết là:

KHÔNG BAO GIỜ NGƯỜI TA ĐƯỢC PHÉP NÓI THẬT vì quí vị có đầy đủ tài liệu mang theo (giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết đã thức đến 2 giờ sáng để lên mạng, in ra không thiếu những gì mà chính phía Trung Quốc đã công bố xấc xược với toàn thế giới qua các phương tiện chính thống của họ!). Mà… nói trắng ra rằng “chúng tôi có biết…. nhưng đường lối của BCT hiện nay không cho phép phản đối” thì chỉ có mà …đi đứt! Xin nhớ cho là hiện nay: Trong cái Bộ này không ai có tên trong Bộ Chính Trị cả suốt nhiệm kỳ vừa qua nghĩa là việc nói thật hay dấu biến hay xuyên tạc hay cấm đả động đến những gì ảnh hưởng tới “4 tốt 16 chữ vàng, tình hữu nghị truyền thống lâu đời” đều do từ “trên đỉnh cao” chỉ đạo cả. Không thể có một sự tự động, sáng kiến nào của mấy anh mấy chị “tép riu” dám quyết định một cuộc gặp gỡ trực tiếp với quí vị (kể cả cái ông Sơn, thứ trưởng “đặc phái viên”) mà mọi điều ông ta nói ra chỉ là các câu nói chẳng hơn gì em Phương Nga (!) thậm chí còn nhẹ hơn em này!

Con người và tư tưởng thời bao cấp

Vương Trí Nhàn

NHÂN CUỘC TRƯNG BÀY VỀ
Cuộc sống Hà Nội 1975-86

Một cách làm sử

Mặt nghệt ra như mất sổ gạo. Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”. Đó là một căn hộ thu nhỏ với những vật dụng phổ biến một thời, kể cả cái hố xí được ngăn lại để nuôi lợn. Đó là một cửa hàng gạo có kèm theo thông báo tháng này bán gạo thế nào. Rồi một cửa hàng bách hóa với biển hiệu rỉ nát và những bao thuốc cũ mèm, tưởng như sắp mốc đến nơi.

Dân chủ không tự nhiên mà có

Nguyễn Hưng Quốc

Hình: photos.com

Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.

Do dân và vì dân: Câu chuyện bên Úc và bên nhà

Nguyễn Văn Tuấn

Bà Julia Gillard
Bà thủ tướng Úc bị một người dân chửi vào mặt là nói láo. Quan chức Bộ Ngoại giao VN không tiếp các nhân sĩ. Một chuyện bên Úc, một chuyện bên nhà. Cả hai câu chuyện đều diễn ra ngày hôm qua. Nhưng cái khác nhau thú vị là hai câu chuyện nói lên phong cách của người gọi là “đầy tớ” của dân.

NGƯ DÂN LÝ SƠN RA HOÀNG SA: "CHUYỆN CHÓ KÉO XE"

Blog Mai Thanh Hải


Bùi Văn Huệ, sinh năm 1976, ngư dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tai nạn khi đang lao động tại quần đảo Hoàng Sa, hiện đang liệt 2 chân, phải mượn xe lăn cũ kỹ của ngành Y tế và nhờ đến 2 chú chó kéo, mỗi khi muốn di chuyển trên đảo. Huệ đang được bố mẹ già yếu (hộ nghèo của huyện) nuôi ăn hàng ngày.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Ảo Giác Trịnh Công Sơn (2)

Lê Hữu

(Tiếp theo)

B. Ảo giác thưởng thức nhạc TCS

“Hạnh phúc là một tách café và nhạc TCS.”

Đó là một trong những định nghĩa về hạnh phúc, ghi lại được trong một tuyển tập những bài nhận định về âm nhạc và con người TCS, ấn hành ở Việt nam (Một Cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa, 12/2002). Tôi không rõ người nói hay viết câu ấy đã căn cứ vào đâu để đưa ra định nghĩa này. Thực trạng đời sống và sinh hoạt ở trong nước chắc? Bao nhiêu là quán xá lớn, nhỏ ở ngoài đường, trên phố thường xuyên “chơi” nhạc TCS để thu hút khách, để những người khách bước vào đó tìm kiếm chút hạnh phúc.

Câu chuyện quyền lực

Lê Phan

Ông Murdoch
“All power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely”, (xin phép tạm dịch là “Quyền lực thường làm hư con người và quyền lực tuyệt đối làm hư hỏng tuyệt đối”) khi Lord Acton, một sử gia người Anh thế kỷ thứ 18, nói câu đó, ông đang nói đến chuyện phán xét các vị giáo hoàng và các vị vua.

ĐÀM THOẠI: Một hoàn cảnh mới cho sáng tác văn nghệ

Võ Phiến

VÕ PHIẾN
sách và người

NGUYỄN XUÂN HOÀNG (N.X.H).: Từ ngày chúng ta bắt đầu cầm bút đến nay, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Hiện thời chúng ta tiếp tục viết lách trong một hoàn cảnh khác hẳn trước. Hoàn cảnh mới ắt hẳn phải ảnh hưởng đến đường lối sáng tác. Tôi nghĩ thỉnh thoảng nên có cuộc kiểm điểm về các đổi thay, để nhận định về đường hướng sáng tác mới.

Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải

Tạ Duy Anh

Nguyễn Khải
Cho đến khi Nguyễn Khải từ giã cõi đời, tôi chỉ nhìn thấy ông một lần và gặp ông một lần nhưng chưa bao giờ quen ông. Lần nhìn thấy ông là khi tôi còn ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Tôi nhớ trong đám quan khách đến dự cuộc hội thảo gì đó do nhà trường tổ chức, có một người từ đầu đến cuối hầu như không muốn nói, đến dự vì nể nang, bất đắc dĩ, không tiện từ chối. Ở chỗ nào ông cũng như muốn lẩn mình vào trong đám đông nhưng thỉnh thoảng cứ phải gượng gạo cười, gật đầu đáp lại lời chào, gượng gạo chìa tay với ai đó. Đến bữa trưa, mọi người tự phục vụ. Nhà văn Nguyễn Trí Huân bất ngờ vỗ vào vai tôi và chỉ về phía người mà tôi vừa kể, đang kẹp chiếc cặp trên nách nên phải nghiêng người xuống hứng cốc bia hơi cũng do ông tự vặn vòi, bảo: “Chú nên ra chào bác Nguyễn Khải một câu và lấy cho bác ấy cốc bia”. Đáp lại Nguyễn Trí Huân, tôi chỉ đứng im nhìn để tự nhủ lòng mình rằng, vậy ra đó chính là Nguyễn Khải. Tôi bỗng muốn bật cười, mặc dù nếu làm thế thì là bất nhã. Nhưng đúng là tôi không kìm được và không sao hiểu nổi phản ứng đó của mình. Tại sao tôi lại buồn cười khi nhìn thấy ông nhà văn nổi tiếng suốt mấy chục năm – từ khi tôi chưa đẻ, mà không lon ton chạy ra đỡ cốc xin được lấy bia rồi bưng cho ông ta bằng vẻ xuýt xoa cầu thân, bằng bộ mặt rạng rỡ hạnh phúc vì được làm quen với bậc trưởng lão trong làng văn, như đa số người cầm bút thế hệ tôi lúc bấy giờ sẽ làm thế? Đó chả là một vinh hạnh lớn lắm ư?

Lần theo bước chân tài hoa Ðinh Hùng

Du Tử Lê

Nhà thơ Ðinh Hùng.
Thi sĩ Ðinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7, 1920 tại làng Trung Phụng, ngoại ô thành Hà Nội. Ngôi làng này nằm ngay sau lưng khu phố Khâm Thiên.

Những ai đã từng ở Hà Nội, đều biết Khâm Thiên là khu ăn chơi nổi tiếng nhất. Ðây là nơi tập trung các nàng ca kỹ tài sắc bốn phương.

Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tùy Tưởng Lục” của Ba Kim)

Vũ Thư Hiên

(Tiếp theo và hết)

Hồi trước, khi còn ở trong nước, cứ mỗi khi sơ kết hoặc tổng kết một đợt học tập do đảng chủ trương, thì cán bộ phải viết thu hoạch, tức là viết ra giấy những gì mình đã học được. Tôi bỗng nảy ra ý muốn viết ra cái thu hoạch của tôi sau khi đọc Tuỳ Tưởng Lục.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

TRUYỆN GIẢ-TƯỞNG TỐC-ĐỘ CAO LÀM THỜI GIAN CHẬM LẠI CỦA NGUYỄN MẠNH CÔN

TRẦN VĂN NAM

Có những phức hợp trong truyện giả tưởng của Nguyễn Mạnh Côn. Ta có ấn tượng như vậy, khi đọc tác phẩm “Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn” của ông. Cuốn sách gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính và dài nhất, gồm hơn 100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)

Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Ðọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim)

Vũ Thư Hiên

Nhà văn Vũ Thư Hiên
Thường khi gặp được một cuốn sách hay là tôi phải đọc một lèo. Có khi thức trắng đêm đọc cho bằng xong. Chưa xong thì trong người cứ anh ách, ngủ không yên. Lâu ngày thành cái tật, sửa không được.

Cuốn Tuỳ Tưởng Lục tôi đang có trong tay là của một bạn văn trong nước gửi cho. Thỉnh thoảng anh vẫn gửi cho tôi một thứ gì đó, đại loại như trà Tân Cương, cốm Vòng, hoặc tinh dầu cà cuống thứ thiệt, kèm theo một lời nhắn. Thư thì không, tuyệt nhiên. Anh không giấu giếm rằng anh nhát. Lần này có người tin cẩn anh lại gửi quà – một cuốn sách. Chúng tôi chơi với nhau đã nửa thế kỷ, người nọ thuộc tính người kia, tôi không giận anh. Anh cho quà là quý rồi. Anh biết chắc tôi sẽ thích món quà của anh.

Ảo giác Trịnh Công Sơn *

Lê Hữu
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng
(“Gần như niềm tuyệt vọng”, TCS)

Làm gì có chuyện ảo. Làm sao biết ảo hay không ảo? Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em biết đời sống buồn tênh? Làm sao... mà trả lời.

Ảo, nghĩa là không thực. Những gì thuộc về “ảo” đều là... ảo cả, ảo vọng tuổi trẻ, ảo tưởng hòa bình, ảo ảnh cuộc đời... vân vân. Tôi không rõ là ngày trước, khi viết về một hiện tượng, một tiếng hát, giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phát giác được cái “ảo” từ những góc nhìn nào. Khuôn mặt liêu trai, mái tóc liêu trai, vóc dáng liêu trai, giọng hát liêu trai, tất cả hiện ra dưới ánh đèn mầu... liêu trai mờ ảo của phòng trà, đủ để tạo nên một “Ảo ảnh Thanh Thúy”?