Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011
Ghé thăm các blogs: 30/06/2011
BLOG BÙI TÍN
Thứ Ba, 28 tháng 6 2011
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị nói chuyện với các nhà báo bên ngoài tư gia ở Bắc Kinh, ngày 23 tháng 6, 2011
Nhà dân chủ Ngải Vị Vị là một nhân vật nổi tiếng khắp thế giới từ 4 năm nay. Ông vốn là một họa sĩ trứ danh, một kiến trúc sư xuất sắc, trước khi là một chiến sỹ dân chủ hàng đầu của Trung Quốc - Hình: AP
Làm sao Đối Phó với Bắc Kinh ở Biển Đông? (1)
Countering Beijing in the South China Sea
Dana Dillon
Policy Review No. 167, June 2011
Hoover Institute - Standford University
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
Tại sao Hoa Kỳ không thể để cho tham vọng về lãnh thổ của Trung Quốc tự do hoành hành?
Bà Dana R. Dillon là tác giả của cuốn sách “The China Challenge” (2007) và là một nhà bình luận thường xuyên về các vấn đề Á châu và an ninh quốc gia.
Nguồn bất ổn nguy hiểm nhất tại Á châu là một Trung Quốc đang vươn lên và đòi hỏi quyền lợi. Biển Đông sẽ là nơi mà Trung Quốc dám mạo hiểm nhiều nhất vào một cuộc xung đột võ lực. Lãnh hải ít yên lặng này đang nổi sóng vì những cuộc thao diễn hải quân và những lời tuyên bố hùng hồn. Nhiều học giả, chính trị gia, và những vị tướng lãnh hải quân nghĩ rằng Biễn Đông sẽ là một nơi cạnh tranh giữa những cường quốc.
Giải mã cổ thi để giác ngộ lãnh đạo đương thời
Đào Trung Đạo, RFA
Trên trang mạng Lý luận & Nghiên cứu Văn học số tháng 6, 2011 Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát cho đăng một bài luận văn khá lý thú có đầu đề “Bài thơ vận nước và tư tưởng chính trị của Thiền sư Pháp Thuận”. Thoạt nhìn cái tựa đề người ta có thể cho rằng đây là một bài nghiên cứu hàn lâm về tư tưởng chính trị Phật giáo nhưng nếu đọc kỹ bài này và qui chiếu vào thực trạng chính trị Việt Nam hiện nay người đọc có thể nhận ra thâm ý của tác giả. Như chúng ta đã biết Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát là một học giả Phật giáo tầm vóc không những ở Việt Nam mà còn cả trong vùng Đông Nam Á. Mấy năm trước đây khi Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Đại Hội Phật giáo Thế giới ở Hà Nội chính quyền cộng sản, trong một tình huống chẳng đặng đừng, để sơn phết bộ mặt chính sách tôn giáo của Đảng, đã phải nhất thời sử dụng Thượng Tọa Trí Siêu – nhân vật Phật giáo Việt Nam có uy tín quốc tế - để tiếp đón khách mời năm châu đến tham dự Đại Hội. Về thái độ chính trị của Thượng tọa Trí Siêu trước đây chúng ta được biết ông là một trong số những lãnh tụ cùng với Hòa Thượng thích Quảng Độ của Giáo Hôi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ sau biến cố Tháng Tư 1975 giữ vị trí đối lập chính quyền trong một thời gian dài, nhưng mấy năm gần đây ông rời Thanh Minh Thiền Viện ra sống bên ngoài. Nhưng căn cứ vào những bài viết và tác phẩm chúng ta thấy ông đã không thay đổi tên mà vẫn ghi là Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Như vậy có thể nói ông vẫn giữ nguyên phẩm vị trong hàng ngũ Phật Giáo tuy có thể khi ra đời sống bên ngoài việc giữ nguyên trang phục với ông không là điều quan trọng. Chúng ta cũng không có thông tin nào cho thấy ông đã hợp tác với Giáo Hội Phật Giáo Quốc doanh do chính quyền dựng lên.
NGƯỜI VIỆT NAM CÓ BÀI HOA KHÔNG?
Bùi Công Tự
Phải chăng ông Trời phú cho đất nước Việt Nam thiên thời, địa lợi và con người hòa hiếu hơn đất nước Trung Quốc nên hàng triệu người Hoa đã bỏ lại mồ mả tổ tiên để di cư đến Việt Nam mưu cầu đời sống, từ ngàn năm xưa và cả hôm nay ?
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông
Tác giả: HẠNH NGUYÊN
Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.
Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25/6/2011.
Có cần sợ Trung Quốc hay không?
Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Bẩy vừa qua, hai thứ trưởng ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đã gặp nhau. Sau đó ông Hồ Xuân Sơn đã yết kiến Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc, người phụ trách các chính sách đối ngoại trong ban Thường Vụ Bộ Chính trị Cộng sản Trung Quốc. Bản tin của nhà nước cộng sản Việt Nam viết rằng: “Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung. Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần 4 tốt ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.”
Độc lập và dân chủ
Nguyễn Hưng Quốc
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
(hình chụp ngày 13/5/2010) - Hình: Reuters
(hình chụp ngày 13/5/2010) - Hình: Reuters
Ngày trước, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, lúc mới ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao cùng lúc hai ngọn cờ: độc lập và dân chủ. Họ thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương để đoàn kết toàn dân chống giặc và giành độc lập cho đất nước. Cuối cùng, tháng 9 năm 1945, họ đã đạt được cả hai mục tiêu: giành độc lập và giành chính quyền.
Nhận định ban đầu về cuộc gặp Việt - Trung
BBC
Lại có cuộc xuống đường chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 26/06
Dư luận đang đặc biệt quan tâm về cuộc họp hôm 25/06 tại Bắc Kinh giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.
Bản tin chính thức của Thông tấn xã Việt Nam tường thuật hai bên "giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển" và "tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước".
Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam
Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
Hoa Kỳ: Cần Theo Dõi Việt Nam Về Buôn Người
Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố bản phúc trình
về Tình Trạng Buôn Người Năm 2011 trên thế giới, Bộ Ngoại Giao, Hoa Thịnh Đốn, 27/6/2011
(ảnh CAMSA)
Hoa Thịnh Đốn 27 tháng 6, 2011 -- Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố phúc trình về tình trạng buôn người trên thế giới. Bản phúc trình tiếp tục đặt Việt Nam trong danh sách cần theo dõi vì chính phủ Việt Nam không chứng tỏ được quyết tâm phòng và chống nạn buôn người, nhất là buôn lao động.
VẤN ĐỀ CỐT LÕI TẠI BIỂN ĐÔNG HAY VIỆC HÌNH THÀNH MỘT “TRẬT TỰ ĐẠI HÁN” MỚI TẠI Á CHÂU
Đinh Xuân Quân
Gần đây trong năm 2011 có nhiều tranh chấp tại Biển Đông (BĐ) với VN và Philippines, tàu TQ bắt giữ nhiều tàu đánh cá VN, tiến vào hải phận VN và Philippines, cho tập trận trên biển Nam Hải (tức Biển Đông) tại vùng đảo Trường Sa và gần đây nhất cắt giây cáp của tàu dò địa chất Bình Minh 02 và Viking 02. [1]
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương IX
Cái móng bị thương của Chiến Sĩ chữa mãi vẫn không khỏi. Trong khi đó lũ súc vật tiến hành khôi phục cối xay gió ngay sau lễ mừng chiến thắng. Chiến Sĩ không nghỉ ngày nào, nó rất tự hào là đã không để cho những con khác thấy nó đang bị đau. Chỉ đến tối nó mới bảo với Bà Mập là bị vết thương hành hạ. Bà Mập phải nhai lá cây và đắp vào vết thương cho Chiến Sĩ. Nó cùng với Benjamin thuyết phục Chiến Sĩ hãy tự bảo trọng.
Nguyễn Gia Trí: Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX
Huỳnh Hữu Ủy
Bên Hồ Gươm, phác thảo nghiên cứu phẩm màu và pastel của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm, đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu Trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại, và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp, lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5, nhưng bỏ học lở dở, sau đó dường như theo lời khuyến khích của họa sĩ Victor Tardieu, ông trở lại Trường, theo học khóa 7 cùng với các bạn đồng môn Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tại, Vũ Đức Nhuận ... vào năm 1931. Chỉ vài năm sau đó, ông đã là một khuôn mặt nổi bật, đến độ trên đất Hà thành văn vật thời thập niên 40-50, đã có lời truyền tụng về tứ tượng trong nghề hội họa: nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, và Trần Văn Cẩn). (1)
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011
ghé thăm các blogs: 27/06/2011
BLOG BÚT LÔNG
Từ 1,3 nâng lên 1,4, rồi 1,7 triệu đồng/tháng lương cơ bản; nâng tiền chuyên cần, tiền ăn giữa ca…
Đó là những nhân nhượng vô điều kiện của chủ doanh nghiệp (DN) nước ngoài (đóng tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đối với đòi hỏi của công nhân (CN) sau cái chết tức tưởi của chị Nguyễn Thị Liễu. Ngoài ra, chủ DN còn phải chi bước đầu 25 triệu đồng cho gia đình CN xấu số, 3-4 triệu đồng/người bị thương và chịu sự liên đới trách nhiệm về vụ án chết người xảy ra tại công ty.
Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình
Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy Anh
Nhà văn Tạ Duy Anh bày tỏ quan điểm: "Cuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa. Chúng ta muốn bảo toàn văn hoá Việt thì phải bằng cách khác và nó không thể chỉ được quyết định bởi mấy ông văn nghệ sĩ cho dù bỗng dưng họ khí khái mà quyết định từ bỏ quán nhậu, từ bỏ những cuộc tranh giành chức tước bổng lộc để nhảy vào cuộc hăng hái đến đâu chăng nữa..."
Nhà văn Tạ Duy Anh bày tỏ quan điểm: "Cuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa. Chúng ta muốn bảo toàn văn hoá Việt thì phải bằng cách khác và nó không thể chỉ được quyết định bởi mấy ông văn nghệ sĩ cho dù bỗng dưng họ khí khái mà quyết định từ bỏ quán nhậu, từ bỏ những cuộc tranh giành chức tước bổng lộc để nhảy vào cuộc hăng hái đến đâu chăng nữa..."
Diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Quốc,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc
luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông" - Hình: AFPDiễn biến hòa bình (peaceful evolution) là một khái niệm độc đáo trong chính trị học của Việt Nam. Trang Báo Điện Tử của ĐCS Việt Nam có bài trích lược từ cuốn sách “Phòng, chống ‘diễn biến hòa bình’ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Trung tướng Lê Minh Vụ - Giám đốc Học viện Chính trị quân sự và Thiếu tướng Nguyễn Tiến Quốc đồng chủ biên. Bài báo này giải thích khá dài dòng về diễn biến hòa bình nhưng không đưa ra một định nghĩa thực sự cô đọng.
Khiêm tốn
Nguyễn Văn Tuấn
Theo dõi diễn tiến hội thảo về “An ninh hàng hải ở biển đông” do CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) tổ chức, tôi có phần thất vọng với… phe ta.
Hôm qua, tôi bỏ ra cả giờ đồng hồ theo dõi hội thảo “Maritime Security in the South China Sea” do CSIS tổ chức. Tôi đặc biệt theo dõi bài nói chuyện của TNS John McCain. Trong bài nói chuyện, ông bắt đầu một cách ý nhị bằng cách kể chuyện ông đi thăm Miến Điện, những xa lộ 18 lằn xe mà chẳng có xe nào đi (ngoại trừ xe của ông), rồi mới vào chủ đề chính là sự bất ổn ở biển đông. Ông nói thằng Trung Quốc là thủ phạm gây nên bất ổn, qua những hành động hiếu chiến và khủng bố gần đây. Ông nói như tát vào mặt Trung Quốc rằng những yêu sách đường lưỡi bò là vô lí, bất hợp pháp: “các tuyên bố mở rộng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.” Nghe cứ như là nhạc! Việt Nam chúng ta đã nói điều này rất lâu, nhưng phải là lời nói từ McCain thì dễ gây chú ý và nó cũng nặng kí hơn ASEAN nói.
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011
Làm chư hầu cho Trung Quốc
Lê Phan
Một số các nhà chính trị học Trung Quốc đang bận rộn tìm một nhân sinh quan mới để biện minh cho chính sách thực dân Tân Ðại Hán của chính quyền Bắc Kinh.
Họ nói đến một thế giới của những vòng đồng tâm mà trong đó ở chính giữa là Trung Quốc. Những quốc gia lân cận, đã bị Hán hóa nhiều như Việt Nam nằm ở vòng kế cận là các chư hầu. Xa hơn nữa là những nước “rợ” dầu là “rợ” da trắng hay “rợ” da màu nào khác chăng nữa, và tất cả đều là lãnh thổ của “thiên triều”. Họ đưa ra viễn ảnh của các quốc gia chư hầu triều cống “hoàng đế” thì sẽ được hưởng những ơn mưa móc của “thiên triều”, kể cả quyền lợi về mậu dịch, chia sẻ tài nguyên.
Không thể không nói (1)
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Lời giới thiệu của Gs. Nguyễn Huệ Chi:
KTS Trần Thanh Vân là người có đến 55 năm "duyên nợ" với Trung Quốc. Không ngờ chị lại có quê ngoại vốn là quê nội của tôi và trời xui đất khiến thế nào mà ngày đầu kháng chiến toàn quốc, riêng bố lên ATK (1) còn mẹ con cô bé Vân lại dắt díu nhau chạy tuốt về Đức Thọ Hà Tĩnh để hưởng cái không khí "gạo trắng nước trong" thơ mộng những năm đầu và rước lấy tai họa vào mấy năm sau đó, khi Cải cách ruộng đất đợt 5, đợt cuối cùng và cũng là sai lầm kinh hoàng nhất, nổ ra ở đây. Cô bé Vân nhỏ hơn tôi ít nhất cũng đến 5 tuổi và được bố vội vã trở về đưa ra Việt Bắc ngay nên không thể biết gì thêm về những chuyện "long trời lở đất" như tôi, nhưng cũng đã kịp chứng kiến cảnh ông ngoại là một thầy lang hiền lành có uy tín trong vùng và người mẹ, từ tuổi còn rất trẻ đã biến thành tiểu thư Hà Nội nên khi trở về lại quê cha là tất tả lo kêu gọi chị em thành lập tổ may áo rét cho binh sĩ, cả hai người, ông và mẹ đều bị đưa ra đấu trường (trong Phát động Giảm tô vào 1953, đấu trường cũng đã ghê gớm, dữ dằn nhưng chưa khủng khiếp bằng bước sau, năm 1955, được gọi đúng tên CCRĐ). Những lởn vởn trong đầu về bàn tay can thiệp của đội quân do Bác Mao phái sang giúp chúng ta, gây ra chết chóc và làm tanh bành đất nước, bắt đầu dấy lên trong chị từ những ngày ấy.
Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận
Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington đã kết thúc hôm thứ Ba, 21 tháng Sáu. Trong phần trao đổi khá sôi nổi vào lúc cuối ngày, một số câu hỏi đã được nêu lên với các diễn giả chính, kể cả những thắc mắc về bản đồ hình chữ U, vẽ vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và vì sao Hà nội không phản đối Bắc Kinh hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Hoài Hương | Washington DC
Phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 20 tháng 6, 2011.Hầu hết những người phát biểu, ngoại trừ các đại diện của Trung Quốc, đều cho rằng những lập luận được dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông, không có tính thuyết phục. Hình: Hoai Huong - VOA
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương VIII
Vài ngày sau, khi nỗi sợ hãi do vụ thảm sát tạo ra đã lắng xuống thì có mấy con đã nhớ được, hay tưởng là nhớ được rằng Điều Răn Thứ Sáu nói: "Loài vật không được giết hại lẫn nhau". Dù không dám nói ra khi đứng gần lũ chó và lợn, nhưng cả bọn đều cho là những vụ giết chóc vừa qua không phù hợp với Điều Răn Thứ Sáu. Bà Mập yêu cầu Benjamin đọc cho nghe Điều Răn Thứ Sáu, nhưng cũng như mọi khi, Benjamin bảo rằng nó không dây vào những chuyện như vậy. Bà Mập đành đi tìm Muriel để nhờ đọc. Điều ấy được viết như sau: "Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do". Hoá ra là chúng đã quên mấy từ cuối. Nhưng như vậy là Điều Răn này vẫn được tôn trọng, những tên phản bội liên kết với Tuyết Tròn đáng bị giết quá đi chứ.
Bắc kinh muốn “dạy bài học” lần thứ hai cho Hà nội!
DC&PT
Sau hai lần xâm phạm lãnh hải VN và tấn công ngang ngược các tầu thăm dò địa chấn của Tập đoàn dầu khí VN vào cuối tháng 5 và đầu tháng sáu, ngày 21. 6 tờ Hoàn cầu Thời báo - bản tiếng Anh phần đối ngoại của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc- đã viết bài bình luận quan trọng về quan hệ với VN “Trung Quốc phải phản ứng đối với sự khiêu khích của Việt Nam”. Trong đó đã đe doạ công khai nếu cần sẽ dùng võ lực với VN trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông:
“Tuỳ vào tình hình phát triển ra sao, mà Trung Quốc phải sẵn sàng hai phương án: thương thuyết với Việt Nam về một giải pháp hoà bình, hay trả lời sự khiêu khích bằng cách phản kích về chính trị, kinh tế, hay thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải minh bạch về khả năng lựa chọn thứ hai, để Việt Nam phải tỉnh táo về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011
THƠ TRẦN MỘNG TÚ: MÙA HẠ VÀ TRÒ CHƠI PUZZLE / NGHE TIẾNG NƯỚC CƯỜI
Nhà thơ Trần Mộng Tú
MÙA HẠ VÀ TRÒ CHƠI PUZZLE
Mùa hạ không có anh vơi đi một nửa
em ngồi đây
nghe lá thở đêm khô
những chiếc lá phà hơi ngai ngái
gợn hương quen trên da thịt mơ hồ
Gót chân Asin của Trung Quốc
Dương Danh Dy
Sau 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất to lớn không ai có thể phủ nhận nhưng cũng còn nhiều vấn đề. Siêu cường thứ hai cũng có gót chân Asin của mình - nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.
Việt Nam và Philippines
Nguyễn Hưng Quốc
Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính Makati ở Manila, ngày 8/6/2011. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần đối với quần đảo Trường Sa - Hình: AP
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trả lời RFA ngay khi đến Mỹ
Việt Hà, phóng viên RFA
Ngay sau khi được Việt Nam trả tự do và trục xuất sang Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thũy đã dành cho Đài Á châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy (trái) cùng con gái
sau khi đến California hôm 24-06-2011. -RFA
Nhà văn, nhân vật bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy vừa được chính phủ Việt Nam trả tự do nhờ sự can thiệp của chính phủ Hòa Kỳ và dân biểu Loretta Sanchez.
Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phóng vân của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy với phóng viên Việt Hà, sau khi bà đặt chân đến thành phố San Francisco, tiểu bang California.
'TQ vi phạm lãnh hải của VN rõ ràng và trắng trợn nhất'
Phỏng vấn Luật Sư Nguyễn Duy Chiến tại hội thảo An Ninh Biển Ðông
Hà Giang/Người Việt
Với tầm quan trọng của an ninh biển Ðông, từ Hà Nội đã có 3 diễn giả đến dự buổi hội thảo mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6.
Luật Sư Nguyễn Duy Chiến - Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Ðông thuộc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam thuyết trình tại buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào ngày 21 tháng 6. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương VII
Mùa đông năm đó rất khắc nghiệt. Bão rồi đến mưa, sau đó là tuyết và băng giá, sang tháng hai mà băng chưa tan. Thế mà lũ súc vật vẫn miệt mài xây dựng lại cối xay gió, chúng biết rằng người ta đang theo dõi chúng và bọn người độc ác ấy sẽ có cớ để vui mừng nếu chúng không hoàn thành công trình đúng hạn.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Ở Một Nơi Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Bạn có thể tự do cầu nguyện
Nhưng chỉ để mình Đấng Tối cao nghe thấy mà thôi.
T.K.
Ảnh Tí Hớn. Nguồn: Blog Nguoi Buon Gio
Theo tường thuật của Solzhenitsyn thì chỉ vì hai câu thơ thượng dẫn, người viết (bà Tanya Khodkevich) đã phải vô tù ngồi đúng... mười năm. Vào thời Stalin, cứ dính dáng đến tôn giáo là lãnh đủ một chục cuốn lịch. Thi sĩ hay tu sĩ gì cũng đều cùng một giá.
'Trung Quốc rất ngạc nhiên trước phản ứng của Việt Nam'
Phỏng vấn Giáo sư Su Hao của Trung Quốc tại CSIS
Trước bối cảnh những tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông ngày càng trở nên căng thẳng, buổi hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã thu hút khoảng 200 người tham dự, trong đó gần một nửa là các nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và nhiều viên chức cao cấp của các quốc gia liên quan trực tiếp và không trực tiếp như Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Indonesia v.v...
Trong gần hai ngày làm việc liên tục với một thời khóa biểu dầy đặc, những bài thuyết trình của các diễn giả được xen kẽ với phần thảo luận sôi nổi, căng thẳng, qua đó cả cử tọa lẫn diễn giả đã nêu câu hỏi với nhau và đặt vấn đề về quyền lợi, vị trí của các nước, những sự kiện dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay, và cùng xem xét những đề nghị để có thể hóa giải quyết những tranh chấp ngày càng leo thang này.
Hà Giang/Người Việt
Trước bối cảnh những tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông ngày càng trở nên căng thẳng, buổi hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã thu hút khoảng 200 người tham dự, trong đó gần một nửa là các nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và nhiều viên chức cao cấp của các quốc gia liên quan trực tiếp và không trực tiếp như Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Nhật Bản, Indonesia v.v...
Giáo Sư Su Hao, Ðại Học Ngoại Giao Bắc Kinh, tại buổi hội thảo
do CSIS tổ chức. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Trong gần hai ngày làm việc liên tục với một thời khóa biểu dầy đặc, những bài thuyết trình của các diễn giả được xen kẽ với phần thảo luận sôi nổi, căng thẳng, qua đó cả cử tọa lẫn diễn giả đã nêu câu hỏi với nhau và đặt vấn đề về quyền lợi, vị trí của các nước, những sự kiện dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay, và cùng xem xét những đề nghị để có thể hóa giải quyết những tranh chấp ngày càng leo thang này.
Kinh tế Mỹ còn chưa lên
Ngô Nhân Dụng
Ngày hôm qua giá dầu thô trên thế giới đã giảm, nhưng đó không phải là một tin mừng. Giá dầu hạ thấp một phần vì có 60 triệu thùng dầu được lấy từ các kho dự trữ quốc tế được đưa ra thị trường. Nhưng 60 triệu thùng dầu không đủ làm cho giá tụt xuống mất 4.4%. Nguyên nhân chính yếu và ảnh hưởng lâu dài là những nhà buôn dầu tiên đoán kinh tế thế giới sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, do đó sẽ bớt sử dụng dầu; đặc biệt là hai nền kinh tế dùng nhiều năng lượng nhất là Mỹ và Trung Quốc.
Ngày hôm qua giá dầu thô trên thế giới đã giảm, nhưng đó không phải là một tin mừng. Giá dầu hạ thấp một phần vì có 60 triệu thùng dầu được lấy từ các kho dự trữ quốc tế được đưa ra thị trường. Nhưng 60 triệu thùng dầu không đủ làm cho giá tụt xuống mất 4.4%. Nguyên nhân chính yếu và ảnh hưởng lâu dài là những nhà buôn dầu tiên đoán kinh tế thế giới sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, do đó sẽ bớt sử dụng dầu; đặc biệt là hai nền kinh tế dùng nhiều năng lượng nhất là Mỹ và Trung Quốc.
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
K.T.L.
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Chế độ toàn trị và văn chương
George Orwell
Bản dịch để kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell 25.06.1903 – 25.06.2011
Ngay trong lần nói chuyện đầu tiên [1] tôi đã nói rằng thời đại chúng ta đang sống không thể gọi là thời đại của phê bình. Đây là thời đại nhập thế chứ không phải xuất thế, vì thế rất khó công nhận giá trị văn học của một cuốn sách nếu ta không đồng ý với các kết luận chứa đựng trong đó. Chính trị, trong nghĩa rộng nhất của từ này, đã xâm chiếm văn chương với một mức độ chưa từng có trong những điều kiện bình thường và đấy chính là lí do vì sao hiện nay chúng ta cảm thấy cuộc tranh chấp thường xuyên giữa cá nhân và cộng đồng lại dữ dội đến như vậy. Chỉ cần suy nghĩ về những khó khăn khi viết một bài phê bình trung thực, không thiên vị trong cái thời như thời của chúng ta là ta sẽ thấy ngay những mối đe dọa đang treo trên đầu văn chương trong một tương lai rất gần.
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương VI
Suốt năm đó lũ súc vật phải làm lụng quần quật không khác gì nô lệ. Nhưng làm việc đối với chúng là một niềm vui, chúng không tiếc sức, chúng sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì chúng biết rằng chúng đang làm việc cho mình và cho con cháu mình chứ không phải cho một lũ người lười biếng, trộm cắp nữa.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 22/06/2011
BLOG BÙI TÍN
Thứ Hai, 20 tháng 6 2011
Bùi Tín viết riêng cho VOA
Hình: AP
Đất nước Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển. Bộ mặt thủ đô Hà Nội thay đổi rõ. Đường phố mở rộng, nhà cao tầng mọc lên san sát, khách sạn và nhà hàng cao sang đua nhau khai trương, Các siêu thị đầy hàng hóa đủ loại, phô trương đủ thứ nhãn hiệu và kiểu cách. Đã qua thời kỳ xa xưa, mua hàng phải có tem phiếu, một thứ gạo hẩm, một thứ xà phòng chảy nước, một thứ vải đen, một thứ thịt bạc nhạc của cửa hàng mậu dịch không muốn cũng phải mua. Quả thật đất nước phát triển, và phát triển khá nhanh. Theo thống kê nhà nước, thu nhập tính theo đầu người 20 năm nay từ 200 đôla/năm đã lên 1200 đôla/năm, nghĩa là gấp 6 lần.
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIỚI BLOGGER TRONG ĐỜI SỐNG THÔNG TIN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI…
BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO
Bài viết gửi tặng giới blogger Việt Nam nhân ngày báo chí Việt Nam 21/6…
Ở đâu tồn tại thể chế độc tài, độc đoán trong đời sống thông tin, ở đó giới blogger chính trị - kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh và phát triển; blogger trở thành một kênh thông tin bù đắp những mảng thông tin mà bạn đọc thật sự quan tâm, cần nhưng đang bị hụt hẫng do báo chí chính thống lẩn trốn, né tránh…
Nguyễn Phú Trọng ở đâu rồi nhỉ?
Nguyễn Hưng Quốc
Hải quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa
(hình chụp ngày 16/4/2011) - Hình: REUTERS
Trong sinh hoạt chính trị Việt Nam những năm gần đây, sự kiện tàu Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp ngầm của tàu thăm dò dầu khí được hải quân bảo vệ của Việt Nam đến hai lần (lần đầu vào ngày 26 tháng 5 và lần sau vào 9 tháng 6) chắc chắn là những sự kiện nổi bật và quan trọng nhất.
Quyền được kêu đau
Lê Phú Khải
Cuộc biểu tình rầm rộ phản đối Trung Quốc xâm phạm và tấn công tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam của nhân dân Hà Nội và Sài Gòn diễn ra suốt buổi sáng ngày 5. 6 vừa qua đã được cơ quan thông tấn nhà nước Việt Nam đưa một cái tin làm sửng sốt dư luận trong và ngoài nước: “Thực tế sáng ngày 5. 6 có một số người tự phát tụ tập đi ngang qua đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước… bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.”
TQ cảnh cáo Mỹ ‘đừng xía vào tranh chấp biển Đông’
NVO
Tiếp tục đe dọa Việt Nam, Philippines
Một ngày sau khi kết thúc cuộc hội thảo về tranh chấp biển Đông ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Bắc Kinh lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ là nên đứng ngoài các tranh chấp biển đảo ở biển Đông. Đồng thời đe dọa các nước khác là đang ‘chơi với lửa,’ gồm cả Hoa Kỳ, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Tàu tuần biển Haixun-31 (Hải Giám 31) tham dự cuộc thao diễn ở Thượng Hải cùng với 30 tàu khác hồi năm 2005. Tàu này rời Quảng Đông ngày 15/6/2011 tới Singapore thăm viếng nhưng thực chất là canh chừng biển Đông và đe dọa Việt Nam. Haixun-31 trọng tải 3,000 tấn, trong khi chiến hạm lớn nhất của Việt Nam chưa tới 2,000 tấn. (Hình China Photos/Getty Images)
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011
'Hãy bỏ cái hình Ðường Lưỡi Bò'
Hội thảo 'An Ninh Hàng Hải Biển Ðông'
WASHINGTON D.C. - Trong buổi hội thảo thứ nhì mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” - do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức, không khí buổi họp chuyển từ căng thẳng đến nặng trĩu cảm xúc, nhất là trong phần trình bày của diễn giả các nước liên quan đến cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt tại Biển Ðông.
Một viên chức đại sứ Trung Quốc đặt câu hỏi cho bên Việt Nam: “Nếu Hoa Kỳ không đứng đằng sau lưng, thì các anh có phản ứng mạnh như thế không? Tôi muốn hỏi thẳng là Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì trong tranh chấp này?”
Luật Sư Nguyễn Duy Chiến, Học Viện Ngoại Giao, trả lời: “Hoa Kỳ là một cường quốc, và vai trò của một cường quốc là bảo vệ hòa bình thế giới, trong đó có hòa bình ở Ðông Nam Á.”
Hà Giang/Người Việt (từ Washington D.C.)
WASHINGTON D.C. - Trong buổi hội thảo thứ nhì mang tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” - do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức, không khí buổi họp chuyển từ căng thẳng đến nặng trĩu cảm xúc, nhất là trong phần trình bày của diễn giả các nước liên quan đến cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt tại Biển Ðông.
Bạn hay Thù
Ngô Nhân Dụng
Đối với mỗi cá nhân, các nền đạo lý đều khuyên chúng ta hãy coi mọi người khác như bạn. “Tứ hải chi nội giai huynh đệ” là lời Khổng Tử nói, hoặc Chúa Giêsu dậy ngay cả những kẻ đã “tát vào một bên má” của mình cũng không nỡ ghét bỏ. Đó là những châm ngôn rất đáng theo. Nhưng đối với các dân tộc thì sao? Một quốc gia có thể coi mọi người như “bạn” đối với một nước khác hay không?
Nếu Việt Nam và Trung Quốc ngừng buôn bán
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Trung Quốc cung cấp hơn 60% nguyên liệu và thiết bị máy móc giá rẻ để Việt Nam phát triển xuất khẩu trong những năm vừa qua. Điều gì xảy ra nếu hai bên giảm buôn bán với nhau.
AFP photo
Một trung tâm thương mại của Trung Quốc xây dựng ở cửa khẩu Tân Thanh thuộc biên giới phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn tháng 02/2009.
VN cần thận trọng
Trong kịch bản xấu nhất về tranh chấp chủ quyền biển đảo, giả thiết quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc xấu đi. Hai bên hạn chế buôn bán với nhau thì điều gì xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu của TNS McCain tại Hội thảo An ninh Biển Đông
Ngọc Trân lược dịch
Phát biểu của Thượng Nghị Sĩ John McCain tại Hội thảo Về An ninh Hàng hải Trên Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Photo courtesy of CSIS
Thượng Nghị Sĩ John McCain đang phát biểu tại Hội thảo Quốc tế
về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-06-2011.
Cảm ơn John [Hamre] về lời giới thiệu hào phóng đó và cảm ơn tình bạn của anh trong nhiều năm qua. Tôi rất vui khi trở lại CSIS, nơi đã làm nhiều điều với mục đích thông báo suy nghĩ của Mỹ đến với thế giới và sự lãnh đạo của chúng tôi trong đó.
Bá quyền Trung Quốc, lỗi của Henry Kissinger
Việt Nguyên
Đọc sách Kissinger “On China”
Tình cờ tôi đọc cuốn tiểu thuyết “The ridlle of the sands” (Bí mật của cát) trước cuốn “On China” của Henry Kissinger. Năm 1903, Erskine Childers viết cuốn tiểu thuyết gián điệp “The riddle of the sands”, cuốn sách mới xuất bản đã bán chạy. Sau được liệt vào hàng 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế giới trong vòng 300 năm. Cuốn truyện có nội dung kể trước thế chiến thứ nhất khi nhân viên ngoại giao người Anh, anh chàng Carruthers được ông bạn Davies gọi đến biển Baltic, cùng trôi nổi trên chiếc thuyền đánh cá qua các đảo Frisians của Đức. Họ khám phá âm mưu Đức đang đóng tàu chiến, tàu ngầm, tàu phóng thủy lôi để tấn công Anh. Qua cuốn tiểu thuyết ông Childers đã cảnh giác về cuộc chiến giữa Đức và Anh sẽ xảy ra ở Bắc Hải. Cuốn tiểu thuyết đánh thức chính quyền Anh. Thủ tướng Winston Churchill sau này đã nói: “cuốn sách là lý do chính khiến Anh quyết định thiết lập các căn cứ hải quân ở Đại Tây Dương”. Hơn trăm năm sau, câu chuyện đang xảy ra ở Thái Bình Dương giữa Trung cộng và Hoa Kỳ gần giống như tiểu thuyết của Erskine Childers.
Tại sao phụ nữ nói nhiều?
Hà Giang/Người Việt
Sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới là đề tài của biết bao chuyện cười (có khi ra nước mắt), hàng kho giai thoại và những lời chế diễu cả quái ác lẫn hồn nhiên.
Khác nhau nhưng rất cần nhau, cần nhau mà vẫn cứ không hiểu nhau. Thế mới khổ!
Nhưng cũng chính “nỗi khổ bất tận” này đã thúc đẩy nhiều chuyên gia tâm sinh lý phải đi tìm cho ra cội nguồn của sự khác biệt. Nhờ vậy khoa học đã khám phá ra rằng sự khác biệt giữa hai phái là do cấu trúc và cách làm việc của bộ óc họ rất khác nhau.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương V
"Mollie, chị có vài điều cần nói với em. Sáng nay chị trông thấy em đứng bên hàng rào giữa Trại Súc Vật và Trại Cáo. Bên kia hàng rào là người của nhà Pilkington. Dù đứng rất xa nhưng chị chắc chắn là lúc đó hắn ta đang nói chuyện với em, chị nhìn thấy rõ như thế, còn em thì đã cho nó vỗ vỗ vào hai bên má. Mollie, chuyện đó là thế nào?"
Singapore lo ngại thái độ mập mờ của Trung Quốc về những yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc cập cảng Singapore 20/6/11 (Reuters)
Đức Tâm (RFI)
Bộ Ngoại giao Singapore, hôm nay, 20/06/2011, ra thông cáo kêu gọi Trung Quốc giải thích và làm sáng tỏ yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông, bởi vì thái độ mập mờ của Bắc Kinh trong hồ sơ này gây ra những lo ngại nghiêm trọng về quyền tự do lưu thông hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
Không thể ‘chết dưới tay Trung Quốc!’
Tíến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Một ngày trước ngày Father’s Day 19/6/2011, cũng là ngày cộng đồng mạng Việt Nam chọn làm ngày biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 3 liên tiếp trong mấy tuần qua, báo Tuổi Trẻ đăng bài cuối cùng của loạt phóng sự về tình trạng báo động chảy máu nguyên liệu thô từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Khai thác mủ cao su ở Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam xuất cảng hàng trăm ngàn tấn mủ cao su
với mức thuế bằng 0%, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. (Hình: TTXVN)
Hội thảo an ninh Biển Đông
Việt Hà, phóng viên RFA
Một cuộc hội thảo về biển Đông quy tụ những học giả của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ đượctổ chức tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington từ ngày 20 đến 21 tháng 6.
Hội thảo an ninh biển Đông ở Washington ngày 20 tháng 6 năm 2011. - RFA PHOTO
Hội thảo An ninh biển Ðông (Kỳ 1)
Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bị chống
WASHINGTON (NV) - Tuy chỉ mang tên gọi của một buổi hội thảo, một cuộc họp quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và sự có mặt của nhiều viên chức cao cấp đã diễn ra tại trụ sở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An ninh Hàng hải ở biển Ðông” sáng Thứ Hai ở Washington.
Hà Giang/Người Việt
WASHINGTON (NV) - Tuy chỉ mang tên gọi của một buổi hội thảo, một cuộc họp quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và sự có mặt của nhiều viên chức cao cấp đã diễn ra tại trụ sở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An ninh Hàng hải ở biển Ðông” sáng Thứ Hai ở Washington.
Diễn giả về lập trường của Trung Quốc, Giáo Sư Su Hao,
phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao, Bắc Kinh.
(Hình: Hà Giang/Người Việt)
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
'Xây dựng Bếp Việt là chống đồng hóa'
Phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Nhã
Trước năm 1975, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã là chủ nhiệm kiêm chủ bút của Tập San Sử Ðịa, trong đó tập số 29 là khảo luận liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Ông được nhiều người biết đến như một trong những nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu ở Việt Nam về Hoàng Sa-Trường Sa, nhưng rất ai biết ông còn là người rất thiết tha với việc nghiên cứu và phát huy văn hóa Việt Nam nói chung, và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng. Về mặt này, ông đã thành lập “Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam,” và trong vai trò viện trưởng của viện đã đưa ra đề án “Cùng Nhau Xây Dựng Bếp Việt Cho Thế Giới.” Nhân dịp đến thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn, do Hà Giang thực hiện.
Hà Giang/Người Việt
Trước năm 1975, Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã là chủ nhiệm kiêm chủ bút của Tập San Sử Ðịa, trong đó tập số 29 là khảo luận liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Ông được nhiều người biết đến như một trong những nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu ở Việt Nam về Hoàng Sa-Trường Sa, nhưng rất ai biết ông còn là người rất thiết tha với việc nghiên cứu và phát huy văn hóa Việt Nam nói chung, và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng. Về mặt này, ông đã thành lập “Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam,” và trong vai trò viện trưởng của viện đã đưa ra đề án “Cùng Nhau Xây Dựng Bếp Việt Cho Thế Giới.” Nhân dịp đến thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã dành cho nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn, do Hà Giang thực hiện.
Từ sàn diễn tới lòng đường
BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ
Chủ nhật ngày 12-6-2011.
Chỉ một nhóm hơn trăm người mang theo những khẩu hiệu, băng rôn bày tỏ sự phản đối Trung Quốc xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam, đoàn người tuần hành từ đại sứ quán Trung Quốc đi qua những phố lớn đến hồ Gươm rồi trở lại đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.
BIỂN-MẤT-NƯỚC
BLOG MÕ LÀNG
Viết tặng các bloggers S, PBT, Sphinx, PN và các bạn tôi tham gia biểu tình hôm 5/6/11 và 12/6/11. Các bạn là thần tượng của tôi.
Biển Đông đang dậy sóng, thứ sóng tham vọng của chủ nghĩa bành trướng đại Hán. Những giọt nước mắt Việt Nam đã bắt đầu ứa ra từ biển Đông. Báo chí VN, năm thì mười hoạ mới đăng những tin ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công, đâm chìm, bắt người đòi tiền chuộc. Trước thái độ xâm lăng trắng trợn, càng ngày càng hống hách của bọn Tàu cộng ở biển Đông, trước những cái chết thảm khốc của ngư dân Việt, những kẻ lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng Sản “bách chiến bách thắng”, những tướng lãnh của cái quân đội lúc nào cũng dương dương tự đắc là “kẻ thù nào cũng đánh thắng” đã hoàn toàn bất lực. Những khuôn mặt hốc hác, hoảng loạn, đầy thương tích của các ngư dân Việt Nam nghèo khổ về từ cõi chết, chẳng làm động lòng trắc ấn của những lãnh tụ chóp bu trong bộ chính tri. Buồn thay, khi đất nước đứng trước hiểm họa diệt vong đến từ phương Bắc, thì đại bộ phận người dânViệt Nam vẫn hoàn toàn thờ ơ, một phần vì họ bị chính quyền cộng sản toa rập với kẻ thù bưng bít hết mọi thông tin, phần khác sau hơn 60 năm cai trị, đảng CS đã tiêu hủy mất lòng tự hào và kiêu hùng của dân tôc Việt. Người dân đã an phận sống trong kiếp nô lệ dưới sự cai trị man rợ của CS. Tệ hại hơn là người dân Việt đã khoán trắng việc bảo vệ đất nước cho đảng CS. Cảnh những người lính hải quân VN bị giặc Tàu xả súng giết ở Trường Sa làm lạnh gáy người xem, hay cảnh những ngư dân bị bắt trên lãnh hải Việt Nam bị bọn Tàu hành hạ, người Việt chỉ được biết qua các hình ảnh trên internet do chính kẻ thù cung cấp để bôi nhọ dân tộc chúng ta. Có thể nói rằng, chính kẻ thù đã cung cấp những chi tiết chính xác nhất về tội lỗi làm ô nhục oai linh tổ quốc của đảng Cộng Sản VN.
Bắc Kinh - Việt Nam - Hoa Kỳ
Hợp tác làm ăn với Trung Quốc hay Việt Nam thì cũng vậy thôi. Tội gì Mỹ phải bênh vực một quốc gia khác trong khi Trung Quốc khẳng định bảo đảm quyền hải hành của Hoa Kỳ và các nước khác trên Biển Đông sẽ được tôn trọng.
Gần đây tình hình chính trị Việt Nam rất đáng lo ngại, nếu không muốn nói là bi đát. Bộ chính trị đảng cộng sản quản lý việc nước một cách tồi tệ đưa quốc gia đến gần bờ phá sản về kinh tế, xã hội, giáo dục, v.v..
Vấn đề bảo vệ đất nước và ngoại giao, đối với cộng sản Tàu, Hà Nội tỏ thái độ hèn nhát, đối với dân, đảng thẳng tay đàn áp. Nếu cứ ù lì để mặc thì dân tộc ngày càng nghèo đói và lần hồi mang ách nô lệ vào thân.
Có người đặt hy vọng vào cường quốc Mỹ sẽ ra tay áp lực với đảng, xin nới tay, đổi mới, tôn trọng nhân quyền, và áp lực với Trung Quốc ngăn chận việc cướp đất, nới rộng hải phận bao trùm những hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Tôi nhận khá nhiều điện thọai và e-mail hỏi Mỹ sẽ can thiệp giúp mình hay không? Câu trả lời của tôi làm nhiều người thất vọng. Xin nhắc lại kinh nghiệm đau thương, việc đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam năm 1975 chưa đủ làm chúng ta sáng mắt hay sao? Thử nghĩ có quốc gia nào hy sinh quyền lợi của đất nước dân tộc mình để cứu giúp một nước khác mà họ không nhận được lợi ích lớn hơn, hiện tại hoặc trong tương lai lâu dài?
Võ Long Triều
Gần đây tình hình chính trị Việt Nam rất đáng lo ngại, nếu không muốn nói là bi đát. Bộ chính trị đảng cộng sản quản lý việc nước một cách tồi tệ đưa quốc gia đến gần bờ phá sản về kinh tế, xã hội, giáo dục, v.v..
Vấn đề bảo vệ đất nước và ngoại giao, đối với cộng sản Tàu, Hà Nội tỏ thái độ hèn nhát, đối với dân, đảng thẳng tay đàn áp. Nếu cứ ù lì để mặc thì dân tộc ngày càng nghèo đói và lần hồi mang ách nô lệ vào thân.
Có người đặt hy vọng vào cường quốc Mỹ sẽ ra tay áp lực với đảng, xin nới tay, đổi mới, tôn trọng nhân quyền, và áp lực với Trung Quốc ngăn chận việc cướp đất, nới rộng hải phận bao trùm những hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Tôi nhận khá nhiều điện thọai và e-mail hỏi Mỹ sẽ can thiệp giúp mình hay không? Câu trả lời của tôi làm nhiều người thất vọng. Xin nhắc lại kinh nghiệm đau thương, việc đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam năm 1975 chưa đủ làm chúng ta sáng mắt hay sao? Thử nghĩ có quốc gia nào hy sinh quyền lợi của đất nước dân tộc mình để cứu giúp một nước khác mà họ không nhận được lợi ích lớn hơn, hiện tại hoặc trong tương lai lâu dài?
GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 20 THÁNG 6, 2011
BLOG GÓC CỎ MAY
Một cảnh quay trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Từ bối cảnh đến trang phục và diễn viên quần chúng đều của Trung Quốc (ảnh do đoàn phim cung cấp)
Bê bối xung quanh bộ phim "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" (ĐTTTL) cứ nghĩ đã được khép lại từ cách đây hơn nửa năm rồi. Ai ngờ, ngày hôm nay nó vẫn được Hội đồng duyệt phim quốc gia (HĐDPQG) thông qua. Lại xuýt được trình chiếu ở VTV3 (nơi do ông Lại Văn Sâm, em ruột của ông Lại Văn Sinh phụ trách), phát sóng đúng giờ vàng, bắt đầu từ 30 tháng 6 này...
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI [3]
TỪ CON ĐÊ BIỂN ĐA DỤNG NGĂN MẶN
TỚI CÁC HỒ CHỨA NƯỚC NGỌT
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
“Nước trở nên quý, và càng quý hơn trong tương lai, trở thành ‘vàng xanh’ của Thế kỷ 21” “Water has become expensive, and it will be even more expensive in the future, which will make it the ‘blue gold’ of the 21st century”. Ricardo Petrella, 3/2000
“Mọi tuyên bố về các dự án đập thủy điện lớn, thì rõ ràng, hiển nhiên và chứng minh được là giả định và sai trái”. “For every claim to virtue made by the proponents of big dams, there is a clear-cut, factual and demonstrable refutation”. Elmer Peterson, Big Dam Fooliness, 1954
“Theo tôi, thiên nhiên thì vô cùng khắc nghiệt, và điều chúng ta có thể làm là trị liệu chúng”. “Inmy view, nature is awful and what you do is cure it”. Camille Dagenais, Canadian dam engineering firm SNC, 1985Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
& VN2020 Mekong Group
NGÔ THẾ VINH
LỜI DẪN NHẬP: Đây là bài thứ ba trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới”:
Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, thì đó vẫn là một tiến trình rất khó có thể đảo nghịch, nên cần có một kế hoạch vĩ mô đối đầu với hậu quả tích lũy của những con đập thượng nguồn cùng với biến đổi khí hậu.
Người VN biểu tình chống TQ tuần thứ 3
* Công an dập tắt thành công ở Sài Gòn
* Hà Nội vẫn biểu tình, LS Nguyễn Thị Dương Hà tham dự
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
HÀ NỘI & SÀI GÒN (NV) - “Rất là nhiều công an mặc sắc phục” đứng canh ở khu vực gần tòa tổng lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn, đó là lời miêu tả của một người nhân chứng tại chỗ cho báo Người Việt biết, về tình hình vào lúc 9:10 sáng Chủ Nhật. Khi đó đã là hơn 1 tiếng đồng hồ sau giờ dự trù khởi động.
Thế giới đa cực
Lê Phan
Ðã nhiều người nói chuyện thế giới đa cực hiện nay, nhưng người ta vẫn hiểu đa cực theo nghĩa các cường quốc Tây phương hiện thời, đứng đầu là Hoa Kỳ, đối đầu với thế giới đang lên.
Hiện trạng ở các vùng biển quanh Trung Quốc cho thấy mọi sự không đơn giản như vậy.
Quyền lợi và trách nhiệm của Trung Quốc trong vùng Đông Á
Nguyễn Hoài Vân
Trách nhiệm
Trách nhiệm của Trung Quốc được đo lường bởi tầm quan trọng của quốc gia này. Trung Quốc quy tụ trên một phần năm dân số loài người, với một dự trữ tiền tệ cao nhất thế giới và tổng sản lượng quốc gia chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong vùng Đông Á, Trung Quốc là nước duy nhất có vũ khí hạt nhân, và là hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Vì thế, có thể hình dung trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bảo đảm an ninh cho vùng này.
Mệnh lệnh của tình thế: đổi mới hệ thống
Bùi Tín
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 12/6/2011 - Hình: REUTERS Việt Nam là một quốc gia độc lập đang đứng trước một hiểm họa đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Thế lực bành trướng phương Bắc công khai thể hiện ý đồ bành trướng bằng những hành động ngang ngược liên tiếp gây hấn trong vùng lãnh hải của ta.
Chữ nghĩa của Cộng Sản
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: AFP
Nhiều bạn đọc đã biết chuyện này: sáng Chủ nhật, ngày 5 tháng 6, cả gần 1.000 người xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và cả mấy ngàn người xuống đường biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Cả hai cuộc biểu tình ấy, trước khi bị công an dẹp tan, đã được tường thuật rộng rãi trên các website và blog thuộc “lề trái” ở Việt Nam cũng như vô số các cơ quan truyền thông quốc tế. Không những có tin mà còn có hình ảnh rất sinh động.
Thằng Lính Bạc Tình
Tưởng Năng Tiến
Nếu cấp số của đại đội là hai trăm thằng hoặc ít hơn thì bốn trung đội sẽ được chia gọn vào bốn phòng: I, II, III và IV. Vì một lý do không dễ hiểu, quân số đại đội của tôi có đến hai trăm mười mấy mạng, và theo danh sách thì tôi nằm cuối cùng; do đó, tôi và mười ba thằng kia bị đẩy vô phòng V.
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến –Hà Cớ Gì Phải Sợ
Nguồn: AFPPHOTO/Yoshikazu TSUNO.
Trang bìa Thời Báo USA, số 328, ra ngày 08/04/2011, là hình chụp mười cô gái Nhật (tươi như hoa, trong bộ đồng phục trang nhã của Grand Prince Hotel Akasaka) đang kính cẩn nghiêng mình tiễn khách. Từ nay, khách sạn này sẽ được dùng làm nơi tạm trú cho những cư dân ở Fukushima, sau khi lò máy điện nguyên tử nơi đây bị nổ.
Tranh chấp Biển Đông: Lập trường đàm phán song phương của Trung Quốc có thể thay đổi?
Hồi đầu tuần này Trung Quốc đã mạnh mẽ chỉ trích việc thượng nghị sĩ Jim Webb của Mỹ kêu gọi tiến hành đàm phán đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ngày càng leo thang ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng tái khẳng định lập trường “thương thuyết tay đôi” để giải quyết vụ tranh chấp này với từng nước một. Tuy nhiên, một số các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường vì vụ tranh chấp này ảnh hưởng tới an ninh của toàn khu vực và không thể giải quyết được bằng đường lối song phương. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây. Duy Ái - VOA
Quốc kỳ Trung Quốc và một đĩa vệ tinh tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa
Hôm thứ 3 vừa qua -- giữa lúc tình hình Biển Đông sôi sục vì điều mà Giáo sư Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho là những hành động “từ hung hãn biến thành xâm lấn” của Trung Quốc, chính phủ ở Bắc Kinh đã tìm cách đổ lỗi cho Philippines và Việt Nam. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu như sau tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải:
"Vấn đề Nam Hải hồi gần đây phát sinh từ việc một số nước thực hiện những hành động đơn phương gây tổn hại cho chủ quyền và quyền lợi hải dương của Trung Quốc, đưa ra những phát biểu không đúng sự thật và thiếu trách nhiệm, mưu toan khuyếch đại hóa và phức tạp hóa vấn đề Nam Hải."
Biển Đông: Thế và lực của Việt Nam?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nhiều ý kiến cho rằng Việt nam phản ứng thiếu tích cực do thế khó lực yếu trong đối phó Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của mình.
12 tàu đánh cá Trung Quốc kết lại với nhau để ngăn chặn một tàu hải giám của Hàn quốc trên biển Đông hôm 21/12/2010
Quá nhún nhường
Không đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông là chuyện hiển nhiên, nhưng các chuyên gia cho rằng cả ba mặt công khai, công luận và công pháp, ứng phó của Việt Nam đều ở mức độ yếu.
Vàng dân trữ không phải tội đồ lạm phát
Nam Nguyên (RFA)
phỏng vấn chuyên gia kinh tế
TS Lê Đăng Doanh
Hội đồng vàng thế giới ước tính người dân Việt Nam đang cất giữ khoảng 1.000 tấn vàng trị giá 45 tỷ USD. Tại sao người dân lại trữ vàng và làm thế nào để nguồn lực khổng lồ này đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
Source vinafins.com - Vàng thanh 24 k.
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương IV
Đến cuối mùa hè thì tin tức về Trại Súc Vật đã bay ra khắp nửa nước. Ngày nào Tuyết Tròn và Napoleon cũng cử từng đàn bồ câu thâm nhập vào các trang trại khác để tuyên truyền về cuộc Khởi Nghĩa và dạy hát bài "Súc Sinh Anh quốc".
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương III
Phải công nhận là chúng làm việc rất chăm, không quản mệt mỏi, chỉ cốt thu hoạch cho xong! Công khó của chúng đã được đền bù, chúng thu được nhiều hơn dự kiến.
Đôi khi chúng cũng gặp một số khó khăn vì tất cả công cụ đều được làm để dành cho người chứ không phải cho súc vật, mà muốn sử dụng công cụ đó thì phải đứng được trên hai chân sau. Nhưng phải nói bọn lợn là một giống thông minh - khó đến đâu chúng cũng có cách. Còn lũ ngựa thì hiểu rõ từng thửa ruộng, mà cắt và vun cỏ thành đống thì chúng làm thạo hơn ông Jones và gia nhân nhiều. Bọn lợn không làm mà chỉ hướng dẫn và kiểm tra các con khác. Với kiến thức như thế thì việc chúng nắm vai trò lãnh đạo là đương nhiên. Chiến Sĩ và Bà Mập tự khoác lên mình máy cắt hoặc máy bừa cỏ (dĩ nhiên là không cần hàm thiếc, cũng chẳng cần cương) và kiên nhẫn đi khắp cách đồng, trong khi một con lợn nào đó bước theo sau, thỉnh thoảng lại kêu "Đi thẳng, đồng chí!" hoặc "Quay lại, đồng chí!". Tất cả các con vật, không kể lớn nhỏ, đều tham gia cắt và xếp cỏ. Ngay đến bọn gà vịt cũng phơi mình dưới nắng suốt ngày để tham gia vận chuyển từng lọn cỏ nhỏ bằng mỏ. Chúng đã hoàn tất công việc một cách nhanh chóng, phải nói là nhanh hơn người, nếu ông Jones và gia nhân làm thì phải hai ngày nữa mới xong. Hơn nữa đấy lại là một vụ mùa năng suất nhất từ trước đến nay. Không có chuyện rơi vãi vì bọn gà, vịt rất tinh mắt, chúng nhặt đến từng cọng một. Và cũng không có con nào ăn vụng, dù chỉ một miếng ngoạm.
QUAN NIỆM VỀ BIỂN CẢ CỦA TRUNG HOA DƯỚI HAI TRIỀU MINH & THANH (1)
Nguyễn Duy Chính
LỜI NÓI ÐẦU
Quan niệm về lãnh thổ, lãnh hải trong thời gian gần đây đã được nhà đương cục Trung Hoa giải thích một cách chủ quan để phục vụ cho mục tiêu chính trị, lắm khi hoàn toàn ngược lại với sử sách cũ. Một điều khá rõ rệt, trong vị trí thiên triều, các triều đại Trung Hoa chỉ chú trọng đến những quốc gia tiếp cận với họ trên đất liền có thể giao thông bằng đường bộ. Biển cả không phải là một khu vực cần chinh phục mà là một chiến luỹ thiên nhiên. Việc khai thác đại dương – kể cả đánh bắt cá ven bờ biển –ít được quan tâm nên triều đình chỉ chú trọng đến việc hải phòng [phòng ngự bờ biển] và hải cấm [cấm đoán những qua lại trên biển] chủ yếu là để chống ngoại xâm hay ngăn ngừa những nhóm chống đối âm mưu bạo loạn.
Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc ?
Nguyễn Văn Chiến
Ngày 5.6.2011 báo điện tử VTCNews đăng bài phỏng vấn Nguyễn Chí Vịnh, Trung tướng Thứ trưởng Quốc phòng, không ghi rõ tên phóng viên.
Bài phỏng vấn có với nhan đề “Nếu bạo lực vũ trang, quân đội sẽ tham gia”, được trích từ câu trả lời cuối cùng của Nguyễn Chí Vịnh: “Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ”.
Einstein có thể dạy Trung Quốc và cả chúng ta điều gì
Thomas L. Friedman
NT dịch
(Bản dịch được đăng nhân kết thúc năm học 2010-2011)
Vừa đọc tác phẩm của Walter Isaacson về Albert Einstein (Einstein: His Life and Universe) tôi vừa nghĩ về nước Trung Hoa. Không, nước này không hề được nhắc tới trong cuốn sách, nhưng cách lí giải mới, cách lí giải kích thích tư duy của độc giả về cuộc đời hoạt động khoa học của Einstein giúp ta xem xét hai vấn đề liên quan đến Trung Quốc mà hiện đang được thảo luận một cách sôi nổi.
Được đằng đầu lấn đằng chân
Ngô Nhân Dụng
Vào giữa thế kỷ 19, quân Pháp bắt đầu việc đánh chiếm Việt Nam bằng cách tạo áp lực buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ từng bước một: Mở cửa Đà Nẵng xong, đem quân chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Phần; rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây; mươi năm sau tấn công tới Bắc Hà; cuối cùng nuốt gọn cả nước bằng cách quyết định người nào sẽ lên làm vua phần nước Việt Nam còn lại! Chiến lược đó, tục ngữ Việt Nam gọi là “Được đằng chân lân đằng đầu!” Nắm được cái đầu là ông vua rồi, họ tiếp tục lấn từng bước một, đặt các đại diện của Pháp ở miền Bắc, miền Trung, từ từ xuống tới các tỉnh. Dần dần những người “đại diện ngoại giao” của Pháp lấn lướt các quan lại triều đình để cuối cùng cả guồng máy cai trị lọt vào tay người Pháp.
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011
GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 16 THÁNG 6, 2011
BLOG CU LÀNG CÁT
Việt Nam từng xác định kinh tế biển là ngành kinh tế đa ngành nghề và đó là mũi nhọn để phát triển tương lai. Các nước trên thế giới cũng có chiến lược biển bài bản để ổn định các giá trị trên đất liền. Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khoá X đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước”.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc trả lời phỏng vấn của nhật báo Nhật Bản The YOMIURI SHIMBUN ngày 10/6/2011
Yomiuri Shimbun là một tờ báo của Nhật Bản, tờ báo được phát hành tại Tokyo, Osaka, Fukuoka và nhiều thành phố lớn khác của Nhật Bản. Đây là một trong 5 thời báo quốc gia của Nhật Bản, bốn tờ khác bao gồm Asahi Shimbun, Mainichi Shimbun, Nihon Keizai Shimbun và Sankei Shimbun.
LÀM GÌ KHI ĐẤT NƯỚC CÒN NGHÈO
NGUYỄN HÒA
Tình đồng chí sâu nặng hơn tình non sông
BSN
Sáng nay đọc báo thấy có một nhúm chữ quen quen nhưng đủ làm tôi tò mò. Đó là hai chữ “giai cấp”. Nghe đến hai chữ này chắc nhiều người thấy run. Gia đình tan hoang, vợ mất chồng, con mất cha cũng vì hai chữ này. Vậy mà bây giờ chúng lại xuất hiện trong tình hình chúng ta chống sự xâm lăng của bọn Tàu.
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
Đừng để dân chống cả chính quyền
Khánh An, phóng viên RFA
Các bạn An ở Hà Nội, Bảo và Thanh ở Sài Gòn, thảo luận về động lực chính khiến họ tham gia biểu tình và đặc biệt là về sự kiện tàu Trung Quốc tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam.
Giới trẻ Hà Nội xuống đường biểu tình
chống Trung Quốc lần thứ hai hôm 12/6/2011 - AFP photo
'Ði dây' với nhân dân, coi chừng té
Vũ Quí Hạo Nhiên
“Ði dây” là hai chữ được dùng khá thường xuyên để miêu tả cách thức “lăng ba vi bộ” của nhà cầm quyền Việt Nam.
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 12 tháng 6. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Diện)
Thông thường nhất, người ta nói chính quyền Việt Nam “đi dây” giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong quá khứ, khi nội bộ quốc tế cộng sản hục hặc nhau, người ta cũng từng nói Việt Nam thời Hồ Chí Minh đã “đi dây” giữa Trung Quốc và Liên Xô.
Làm sao nói chuyện với thế giới
Ngô Nhân Dụng
Từ khi tầu Trung Quốc tấn công các tầu thăm dò đáy biển của Việt Nam, báo chí quốc tế hầu như không để ý đến những xung đột này. Mọi người coi như đó là những chuyện nhỏ, mặc dù đối với người Việt Nam thì đây là một tin nhức đầu hạng nhất. Cuối tuần qua, tạp chí quốc tế The Economist có ba bài liên tiếp về Trung Quốc bành trướng thế lực ở vùng Đông Nam Á. Họ bàn về trường hợp Miến Điện, Campuchia, và tên nước Việt Nam chỉ được nêu lên vì có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại xứ Chùa Tháp. The Economist chỉ nhắc đến các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn qua bốn dòng chữ khi bàn về hội nghị Shangri-La ở Singapore – mặc dù báo này có đăng một bức hình người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc vừa qua để minh họa bản tin về Campuchia!
Nhịn đến chừng nào?
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: Reuters
Nhiều người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước
đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 12/6/2011
Liên quan đến tình hình vùng biển Việt Nam, trong mấy tuần qua, có ba sự kiện đáng chú ý:
Thứ nhất, Trung Quốc càng lúc càng tỏ ra hung hăng và ngược ngạo. Trước, họ uy hiếp, tấn công, bắt bớ, thậm chí giết chết ngư dân Việt Nam. Bây giờ, họ ngang nhiên tiến sâu hơn vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của công ty dầu khí trước những cặp mắt bất lực của hải quân Việt Nam (được ngụy trang dưới hình thức tàu bảo vệ) vào ngày 26/5. Việt Nam lên tiếng phản đối. Trung Quốc không những không ngưng mà còn tiếp tục thách thức bằng cách cắt dây cáp của tàu Viking II vào ngày 9/6.
Truyện Tưởng Năng Tiến - Trận Cuối
Tưởng Năng Tiến
(Tặng Võ Hoàng)
"Từ máy thâu thanh cô nàng hát nhanh, trọn kiếp thương anh lính trẻ xa nhà, tôi là người đi lính miền xa, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu... nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu..." Sáu Mù hát hai lần, trước khi kết thúc bản nhạc, và lần nào y cũng nhắm mắt lại thiệt chặt. Bẩy Què khoái chí cười sằng sặc, bỏ đờn xuống, bàn:
-Bản này mày ca tới hơn bản Xuân Này Con Không Về, mà đều mày đừng có nhắm mắt lại …
TRẠI SÚC VẬT
George Orwell
Phạm Minh Ngọc dịch
Chương II
Ba đêm sau Thũ Lĩnh già bình thản ra đi. Xác nó được chôn ở cuối khu vườn.
Chuyện đó xảy ra vào đầu tháng ba. Lũ súc vật tăng cường hoạt động ngầm liên tục trong ba tháng tiếp theo. Bài diễn văn của Thủ Lĩnh đã tạo ra một quan niệm sống hoàn toàn mới nơi những con thông minh. Chúng không biết khi nào thì cuộc Khởi Nghĩa mà Thủ Lĩnh tiên đoán sẽ xảy ra, chúng cũng không nghĩ sẽ được chứng kiến cảnh tượng đó, nhưng chúng biết rõ một điều là có trách nhiệm tiến hành công việc chuẩn bị. Công tác giáo dục và tổ chức dĩ nhiên là được giao cho bọn lợn vì chúng vốn được coi là loài thông minh nhất. Hai con lợn đực giống trẻ tên là Tuyết Tròn và Napoleon đang được ông Jones vỗ béo để bán là hai con nổi tiếng nhất. Napoleon là một con lợn đực, trông hung dữ, giống Berkshire duy nhất trong Điền Trang, nó vốn kiệm lời nhưng nổi tiếng kiên nhẫn. Tuyết Tròn thì hoạt bát, dẻo miệng hơn, có nhiều sáng kiến hơn, nhưng đa số cho rằng tính cách không được sâu sắc bằng Napoleon. Số còn lại đều là lợn thịt. Con nổi bật nhất trong số đó tên là Chỉ Điểm, một con lợn nhỏ, khá béo nhưng lanh lợi, hai má phính, đôi mắt đảo lia lịa còn giọng nói thì the thé. Nó là một diễn giả có hạng, khi cần chứng minh một vấn đề khó khăn thì nó nhảy qua nhảy lại và vẫy đuôi, trông rất thuyết phục. Đồn rằng nó có thể biến đen thành trắng dễ như chơi.
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011
Một bước chuyển thật chăng?
(Suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo Đảng)
Hà Sĩ Phu
Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung Quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.
Các nước Đông Nam Á nổi lên trong hoàn cảnh Hoa Kỳ xét lại chính sách trong khu vực.
Peter Lee/Asia Times
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
Hoa Kỳ đang thay đổi trọng tâm chính sách về an ninh của mình từ Bắc xuống vùng Nam Á trong khi phải đau khổ để khẳng định rằng chính sách này dựa trên sự hợp tác chứ không nhằm chống lại Trung Quốc.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiến hành biểu hiện một chính sách cực kỳ thô lỗ của mình về vùng biển Nam Trung Hoa, có lẽ trong một nỗ lực để chứng tỏ sự không thích hợp của Hoa Kỳ trong khu vực. Tuy nhiên, chính sách của Bắc Kinh có lẽ lại đưa đến một kết quả hoàn toàn ngược lại.
Việt Nam bắn đạt thật trên Biển Đông
NVO
Hải quân Việt Nam trong một lần tập trận. (Hình: LSQSVN)
‘Nhiều khả năng sẽ có đọ sức trên biển’
QUẢNG NAM (NV) - Hải Quân Việt Nam hôm thứ Hai chính thức tập trận bằng đạn thật tại Biển Đông, như đã loan báo vào tuần trước.
Vụ tập trận này diễn ra sau hai lần tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt dây cáp, tại vùng biển hiện đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, cùng một số nước khác trong khu vực.
Tự truyện người đi biểu tình bị bắt
Bức ảnh 12 tháng 6, 2011: anh Phan Nguyên bị bắt, được chuyển đi khắp Internet,
không rõ ai là người chụp. (Hình: Facebook)
Phan Nguyên
(Nguồn: Facebook)
LTS: Bức ảnh một viên an ninh mặc thường phục vật và vác một thanh niên Việt Nam đi bắt giam vì đã biểu tình chống Trung Quốc, được truyền đi trên mạng, thì nhân vật trong bức hình đó, người thanh niên bị bắt, lên tiếng và kể lại câu chuyện của mình. Bài viết của anh Phan Nguyên được đăng trên trang Facebook của anh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)