Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Từ dân chủ đến phát triển

Nguyễn Hưng Quốc

Trong bài “Từ phát triển đến dân chủ”, tôi đã trình bày một số ý kiến chính về mối quan hệ giữa phát triển và dân chủ: một mặt, dân chủ gắn liền với hiện đại hóa; mặt khác, hiện đại hóa, tự nó, chưa đủ mang lại dân chủ cho xã hội. Ngoài hiện đại hóa về kinh tế, để có dân chủ, cần hai yếu tố khác nữa: sự xuất hiện của tầng lớp thị dân trung lưu có học và sự thay đổi trong bảng giá trị, ví dụ, từ việc đề cao thần quyền và truyền thống đến việc coi trọng tính thế tục, tính duy lý và quyền quyết định của cá nhân.

Mềm nắn, rắn buông


Nhà giàn DK1 và tàu hải quân Việt Nam là chỗ dựa
của ngư dân hoạt động ở thềm lục địa phía Nam – Ảnh: Bùi Thanh

TT – Những gì xảy ra trong những ngày qua trên biển Đông không lạ lùng gì và không khó hiểu. Cơ bản đó là những chiêu thức tự bày ra nhằm biến những biên cương mới tự vẽ ra trên giấy trong cái gọi là “đường lưỡi bò” để độc chiếm 80% diện tích 3.500.000km2 của cả một vùng biển mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Những Ý Nghĩ Vụn Nhân Ngày 30/4: VỀ MỘT THỜI TUỔI TRẺ MIỀN NAM

Vũ Hoàng Gia


Một đường phố Sài Gòn trước 1975


1. Tôi quyết định không đi đâu cả trong kỳ nghỉ dài 4 ngày này để tận hưởng cái thú tương đối yên ả của vài quán café trong một Sài Gòn vắng bớt người, thả hồn vào một số ý nghĩ và kỷ niệm cũ mà mình không có được vào những ngày làm việc thường chạy đua với cái tất bật ồn ào của thành phố.

NHỚ NGHĨ VỀ SÀI GÒN

(Bài này nguyên có tên là ‘Bài Thuyết Trình Không Đọc’, được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 180, tháng 4 năm 2004.)

PHẠM XUÂN ÐÀI

(Tiếp theo và hết)

Giở lại những trang viết cũ
 
Ðọc lại phần viết trên đây nói về việc Sài Gòn giống Paris, tôi sực nhớ đến những trang mình viết cách đây bảy năm, sau khi lần đầu tiên đi Paris về. Có lẽ nên trích vài đoạn, để xem lại những nhận xét còn nóng hổi của hồi ấy.

DANH HỌA NGUYỄN TIẾN CHUNG VỚI TRANH KHẮC GỖ TRUYỀN THỐNG

Huỳnh Hữu Ủy


Nguyễn Tiến Chung - Buổi sáng Chủ nhật


Nguyễn Tiến Chung sinh năm 1914; quê quán Quốc Oai, Hà Tây, Bắc phần; qua đời ngày 5 tháng 3, 1976. Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa 11 (1936-1941) với Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Báo chí tự do là vũ khí lợi hại bảo vệ chủ quyền nước nhỏ trước cường quốc

Lê Diễn Đức


  Vào lúc 18 giờ, giờ Ba Lan, ngày 27/05/2011, Tổng thống Obama tới Ba Lan - Ảnh: PAP

Hai năm rưỡi trên cương vị Tổng thống, Barack Obama đang thực hiện cuộc hành trình lần thứ 8, thời gian 6 ngày, tại châu Âu, một chuyến đi đúng nghĩa làm việc, không có Đệ nhất Phu nhân đi cùng.

Tổng thống Obama thăm Ireland, như là chuyến hành hương về quê cha đất tổ; tới Anh quốc để tái khẳng định mối quan hệ “đặc biệt” và “mạnh hơn bao giờ hết”; tới Pháp dự Hội nghị G8 ở Deauville với chủ đề chính là Bắc Phi, nơi vừa diễn ra cuộc cách mạng Hoa Lài và một số nước đang trong tình trạng bất ổn. Nhà ga cuối cùng là Ba Lan, vào ngày 27 tháng 5.

CÙNG ĐỌC LẠI MỘT BẢN TUYÊN CÁO ĐANH THÉP

BLOG NGUYỄN XUÂN DIỆN

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng - Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Ghé thăm các Blog: 05/30/2010

FACEBOOK ĐOAN TRANG

Hồi bé đọc Tam Quốc, mình rất nhớ đoạn này, nói theo ngôn ngữ trồng cải bây giờ thì là “Những giờ phút cuối cùng của Vân Trường”:

Quan Công đuổi đánh hơn hai chục dặm, lại nghe có tiếng reo, thì là Hàn Đương ở mé hang núi đổ ra, Chu Thái ở mé hữu kéo đến; Tưởng Khâm quay đánh ập lại. Quan Công vội rút lui. Đi chưa được vài dặm, thấy trên gò núi Nam Sơn, có một số người tụ ở đấy, khói bốc nghi ngút. Trên núi có là cờ trắng bay phấp phới, đề bốn chữ: “Kinh Châu thổ nhân”. Họ gọi ơi ới: “Những người bản xứ, mau mau ra hàng đi”.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

TÀU LẠ HAY NHÀ NƯỚC LẠ?

Võ Long Triều

Dư luận bất bình, truyền thông báo chí loan tin, nhiều cá nhân, đoàn thể tố cáo Cộng sản Hà Nội bán nước, dâng đất, dâng biển. Nhà cầm quyền mười sáu tỉnh cho người Trung Hoa mướn rừng dài hạng mặc dù có nhiều Tướng lãnh và đảng viên cao cấp can ngăn cũng không được. Báo chí ngọai quốc viết rằng Nguyễn Tấn Dũng sang Tàu  triều cống (Pay tribute to) vùng Cao Nguyên cho Trung Quốc khai thác Bauxite. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp viết thư can ngăn cũng vô hiệu.

NHỚ NGHĨ VỀ SÀI GÒN

(Bài này nguyên có tên là ‘Bài Thuyết Trình Không Đọc’, được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 180, tháng 4 năm 2004.)

PHẠM XUÂN ÐÀI

LTS. Một phần của bài dưới đây được tác giả soạn để nói tại buổi sinh hoạt “Ðêm nhớ về Sài Gòn,” một chương trình có chủ đề Sài Gòn do một số anh em văn nghệ ở Boston dự trù tổ chức vào ngày 6 tháng Mười Hai, 2003, nhưng vào giờ chót phải hủy bỏ vì một trận bão tuyết bất ngờ. Cũng vì trận bão, tác giả đã phải quay trở về lại Cali sau khi đã đi được quá nửa đường đến Boston.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.34)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 34

Ði Mỹ cầu viện

Các đổ nát sau Tết Mậu Thân 1968 trên khắp đất nước chưa được thật sự được hoàn toàn hàn gắn, nay lại thêm các thiệt hại to lớn do cuộc Tổng tấn công của Bắc Việt sau Mùa hè Ðỏ lửa. Dân chúng gần vùng Phi quân sự là thành phần gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ Gio Linh, Ðông Hà đến Quảng Trị bao nhiêu gia đình đã bị tiêu tan sản nghiệp, bồng bế di tản về Nam tạm sống trong bao nhiêu trại tị nạn Cộng sản. Những trợ giúp ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Làm thế nào để họ có được một đời sống tương đối ổn định trở lại mới là việc trọng yếu. Ngân sách quốc gia của Việt Nam trong thời chiến không thể đảm đang nổi việc tốn kém này.

Bắc Kinh tố Hà Nội vi phạm thỏa hiệp tìm dầu

Vụ TQ cắt dây cáp tàu VN

BẮC KINH 28-5 (TH) - Bắc Kinh hôm Thứ Bảy đổ vạ cho Hà Nội vi phạm một thỏa thuận giữa hai nước, dẫn đến chuyện tàu tuần Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn lòng biển của Việt Nam hai ngày trước đó.


Bản đồ vị trí tàu thăm dò Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp 
ở khu vực lô 148 cách đường cơ sở (bờ biển) tỉnh Phú Yên 120 hải lý. (Hình: TTXVN)

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Phản biện và phản kháng với trí thức Việt Nam.

Tiêu Dao Bảo Cự

Trong lịch sử Việt Nam, nhiều người đánh giá trí thức chưa được hình thành như một tầng lớp có ảnh hưởng quyết định đến bước tiến của xã hội. Thời phong kiến cũng như các chế độ sau này, sĩ phu ngày xưa và trí thức ngày nay chỉ là tầng lớp thừa hành cho vua chúa và những người cầm quyền. Họ không có tiếng nói quyết định và chỉ đóng vai trò mờ nhạt. Thậm chí còn có người chê bai, dè bỉu là trí thức luôn hèn nhát và chỉ có thân phận tôi đòi, con hát cho các chế độ. Đây là một vấn đề lớn cần phân tích và bình luận thấu đáo.

Ý thức dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc  

Trong bài “Từ phát triển đến dân chủ”, tôi có nêu lên ý kiến của một số học giả: tuy giữa phát triển và dân chủ có quan hệ khắng khít với nhau nhưng không phải cứ hễ xã hội phát triển cao là tự động có dân chủ. Ngoài sự phát triển kỹ thuật và kinh tế, để có dân chủ, cần hai yếu tố khác nữa: sự hình thành một tầng lớp trung lưu có học đông đảo và sự thay đổi trong thế giới quan cũng như nhân sinh quan của dân chúng.

Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang

Hà Sĩ Phu

Thưa ông Trương Tấn Sang, Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử

Chưa cần đọc danh sách những đại biểu Quốc hội mới, tôi cứ mặc nhiên xác quyết ông là “Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử” mà không sợ sai, vì tôi biết chắc điều ấy ngay từ trước khi bầu (ở Việt Nam mình có cái lợi ấy). Điều xác quyết này tuy đúng với tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, song đối với riêng ông, niềm tin ông sẽ trúng cử có một nguyên nhân khác, và đây chính là điều khiến tôi muốn viết bức thư này.
Tất cả những người Việt Nam còn quan tâm đến tình hình nước mình chắc không ai quên lời phát biểu của ông cách đây mấy hôm:
“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ"! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!…”

Chuyện Israel - Palestine (kỳ chót)

Tòa Bạch Ốc lúng túng chống đỡ

Nguyễn Văn Khanh

Từ trưa Thứ Năm tuần trước, các viên chức Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ được lệnh “ứng chiến.”
Chỉ chừng một tiếng đồng hồ trước đó, Tổng Thống Barack Obama ghé Bộ Ngoại Giao, đọc bài diễn văn dài nói về chính sách ngoại giao của nước Mỹ đối với cộng đồng Hồi Giáo và với một Trung Ðông “đang đổi mới.” Trong bài diễn văn kéo dài 45 phút đồng hồ, ông cam kết sẽ hỗ trợ cho các lực lượng tranh đấu cho tự do và dân chủ, đòi hỏi các thể chế độc tài phải đổi mới chính trị, đòi các nhà lãnh đạo phải trao quyền lại cho người dân và lắng nghe tiếng nói của dân.

NƠI BẬC CỬA

Cao Thanh Phương Nghi

Gió lay tử biệt vòm tre vắng
Vọc nước sinh ly bóng nguyệt mòn

Nếu có một kẽ hở nào trên bức tường âm dương cách trở thì chắc hẳn nàng đã dòm qua để xem Thạch hiện giờ đang làm gì, ra sao.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.33)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 33

Mùa hè đỏ lửa

Sau hội nghị Midway giữa Tổng thống Mỹ Johnson và chánh phủ Việt Nam, chương trình Việt Nam hóa quân đội miền Nam được bắt đầu thi hành. Sống ngay trong lòng xóm Hải Quân nên Triệu đã nhận thức được việc này. Quân chủng Hải Quân thời Triệu về xứ chỉ độ năm ngàn nhân viên, nay đã tăng trưởng lên trên ba mươi ngàn. Anh em thủy thủ ngoài các lớp huấn luyện ở Nha Trang còn được gởi đi thụ huấn các lớp đặc biệt ở Mỹ. Chiến hạm các loại mới đã được chuyển giao cho Việt Nam. Lúc đầu loại dương vận hạm lớn LST (Landing Ship Tank), Hải Quân Việt Nam chỉ có hai chiếc, nay đã có gần mười chiếc. Tuần dương hạm loại Destroyer vận tốc nhanh cũng đã có trên chục chiếc. Ðặc biệt các chiến hạm nhỏ nhưng cao tốc loại PT nay kể như đã có mặt từ Nam đến Trung Việt.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Ghé thăm các Blogs: 27/05/2011

BLOG MAI THANH HẢI



Mai Thanh Hải Blog - Chuyện 1 "ông Tỉnh ủy" ở tỉnh Trung du Bắc Bộ có khu nhà nghỉ cuối tuần hoành tráng, bị phát giác và đưa hình quảng bá lên trang của Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, thực ra là chuyện đã được nhiều người biết và bàn tán từ rất lâu rồi.

Nhà tù Cali và bỏ phiếu ở New York

Ngô Nhân Dụng

Chính trị là việc lựa chọn. Những lựa chọn chung cho một đám đông cùng sống trong một nước, một tỉnh, hay một làng. Không phải chỉ là lựa chọn giữa thiện và ác, giữa cái tốt và cái xấu. Phần lớn các vấn đề chính trị là lựa chọn giữa nhiều thứ cùng tốt cả.

QUÂN ĐỘI TQ ĐÃ SẴN SÀNG GIẢI QUYẾT MỌI TRANH CHẤP LÃNH THỔ

BLOG NGUYỄN XUÂN DIỆN
Dương Danh Dy (gt)


Trung Quốc có đầy đủ khả năng quân sự giải quyết ngay trong một lần mọi tranh chấp lãnh thổ 

Lời dẫn của Dương Danh Dy:

Gần đây, xét từ bên ngoài thấy, nhà cầm quyền Trung Quốc dường như có một số động thái có vẻ “hữu nghị” với Việt Nam chúng ta. Các đoàn đại biểu đảng, chính, quân, dân đại biểu cho trung ương và địa phương lũ lượt sang thăm Việt Nam. Ngoài các tuyên bố “rất chi là hữu hảo” ra còn có cả những khoản tiền kèm theo (như cho vay ưu đãi để xây dựng nhà ở cho những người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, hoặc gì gì nữa ai mà biết được). Rồi còn bàn cả vấn đề tranh cãi trên Biển Đông nữa chứ, khiến một số người Việt Nam cả lo đã thở phào nhẹ nhõm.

Đốt nến hai đầu

Đinh Tấn Lực

Có lẽ sách Kỷ lục Thế giới Guinness phải cấp tốc vinh danh CHXHCN Việt Nam là quốc gia đầu tiên có một hội đoàn độc lập (không cần xin phép thành lập) mang tên là “Hội Những Người Chưa Bao Giờ Gặp Được Chú Công An Tốt Bụng”, với số lượng thành viên tăng khá nhanh và bao gồm đủ mọi thành phần quần chúng.

CÙNG NHAU ĐI... BẮT CỌP?

BLOG MAI THANH HẢI


Mang súng AK đi... bắt cọp

Mai Thanh Hải Blog - "Dã thú", "quái thú", "ác thú", "thú lạ"... và biết bao danh từ ghê người khác đã được báo chí, từ Trung ương đến địa phương, trong Nam ngoài Bắc, rầm rộ gắn cho cái đối tượng "cắn chết 20 con chó tại làng Sơn Trà, xã Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi" mấy ngày qua. Tất nhiên, khi báo chí đã mở "chiến dịch phong hàm" thì ngành chức năng cũng a dua mở "chiến dịch truy lùng, tiêu diệt" với gần trăm cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an, Kiểm lâm, dân quân lăm lăm súng tiểu liên AK, súng trường tự động CKC, súng ngắn K54, K59, thậm chí cả súng gây mê đặc chủng cùng chó nghiệp vụ và... những người dân hóng hớt, rỗi việc ào ào chạy theo xem.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

S.T.Thượng Dân K’Tien – Công An Rừng & Công An Hà Nội

S.T.Thượng Dân K’Tien

Vào ngày 28 tháng 5 năm 2004, tại viện Goethe, ở Hà Nội, thi sĩ Dương Tường đã ví von (một cách rất thâm trầm và ấn tượng) rằng nhà văn Bùi Ngọc Tấn là “người chưng cất nỗi đau thành hy vọng.” Ối, Yàng ơi, tưởng gì chứ “chưng cất nỗi đau” thì người miền núi chúng tôi không thiết tha hay mặn mà gì cho lắm. Chuyện thơ/văn cũng thế. Và bởi thế, tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai.

Bão lốc, một 'đặc sản' Hoa Kỳ

Hà Tường Cát

Lúc 5 giờ 40 chiều Chủ Nhật, 22 Tháng Năm, một trận bão lốc cực mạnh quét ngang thành phố Joplin, tiểu bang Missouri. Vùng gió xoáy chiều ngang 0.75 dặm, có lúc lên gần 1 dặm, chạy dài 7 dặm với sức gió mạnh nhất lên tới 198 dặm/giờ.


Trận bão lốc khủng khiếp ở Joplin, Missouri, hôm Chủ Nhật, 22 Tháng Năm.
Ánh sáng dưới chân cột mây là những tia sét liên tục. (Hình từ video của AP)

Hậu quả trong vòng ít phút: 125 người thiệt mạng, hơn 500 bị thương, 75% kiến trúc ở thành phố bị hư hại trong số đó 2,000 căn nhà bị hủy diệt hoàn toàn.

Lại chuyện hòa bình Israel và Palestine (Bài 2)

Nguyễn Văn Khanh

Mỹ là bạn của Israel?

Chuyện một lãnh tụ đồng minh đến thăm Washington mà không chụp hình với tổng thống Hoa Kỳ là điều rất lạ. Chuyện cuộc họp mang tên thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo kết thúc và không có hình ảnh hay họp báo ở Tòa Bạch Ốc - ngay cả bản thông cáo ngắn phổ biến cho báo chí cũng không có - là chuyện cũng chưa ai nghe thấy bao giờ.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch.32)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 32

Trở lại xứ Chùa Tháp

Chiến sự càng ngày càng tiếp diễn ở miền Nam vài năm sau biến cố Tết Mậu Thân. Quân Cộng sản đã có được thời gian bổ sung lại bộ đội bằng nhân sự đưa từ miền Bắc vào bằng ngả đường Hồ Chí Minh. Các căn cứ hậu cần và dưỡng quân đã được tổ chức quy mô trên đất Cam Bốt, sát biên giới miền Nam. Con đường mòn Hồ Chí Minh đã ngang nhiên xuyên qua lãnh thổ Lào mặc dầu theo các hiệp định được ký kết, Lào phải là xứ trung lập! Lãnh thổ Cam Bốt sát biên giới Việt cũng đã được Cộng sản ngang nhiên biến thành những an toàn khu cho bộ đội dưỡng quân sau những lần đột kích tấn công miền Nam. Chánh quyền Miên địa phương đã nhắm mắt làm ngơ vì đã được Cộng sản Việt mua chuộc hậu hỹ nhưng dân chúng Miên đã âm thầm phản đối. Triệu đã có cơ hội đọc được các chỉ thị của phía Cộng sản lưu ý nhân viên của họ là đã có trường hợp nhiều cán bộ bị người Miên bất ngờ thủ tiêu khi nhờ người Miên chỉ đường đi liên lạc.

Bài học nào khi sống bên cạnh Trung Quốc?

Song Chi

Thời gian gần đây, có vẻ như Trung Quốc lại trở lại “làm khó” các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Báo chí trong nước đưa tin về hàng loạt động thái vi phạm chủ quyền VN của Trung Quốc.

Ngày 19.5, báo VietnamNet có bài: “Trung Quốc lại làm phức tạp thêm tình hình biển Đông”:
“Mới đây, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã công bố Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011.

Quốc Hội Việt Nam là của ai?

 Kami

Hôm Chủ nhật 22/5/2011, trên Báo Quân Đội Nhân Dân - Cơ quan của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt nam, trong mục Chính luận có đăng bài viết "Quốc hội của Đảng và cũng là của dân" của tác giả Ngọc Thư, với mục đích nhằm làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch của Đảng.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Cơn nhức đầu 100 năm

Ngô Nhân Dụng

Ba năm trước khi nước Israel được thành lập, Tổng thống Harry Truman đã yêu cầu chính phủ Anh quốc phải cho thêm 100,000 người Do Thái được trở về định cư ở vùng Palestine, theo một đòi hỏi của những người gốc Do Thái ở Âu châu; và cuối cùng chính phủ Anh đã nhượng bộ. Chính phủ Truman đã công nhận ngay quốc gia Israel sau khi nước này thành lập năm 1948. Cho nên, khi ông Truman nói vấn đề Israel là cơn nhức đầu 100 năm của nước Mỹ, chúng ta có thể tin là ông không chống người Da Thái. Có lẽ người Mỹ chỉ mong rằng ông tiên đoán đúng sự thật, 100 năm chỉ là 100 năm. Nếu cơn nhức đầu này chấm dứt trước năm 2050, thì may mắn cho các vị tổng thống Mỹ. Nhưng không chắc điều đó sẽ xẩy ra!

Từ phát triển đến dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc

Hình:
Getty Images
iStockphoto
Mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển là một trong những đề tài thú vị thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả trên thế giới. Mối quan hệ này, thật ra, có hai chiều: một, từ phát triển đến dân chủ; và hai, ngược lại, từ dân chủ đến phát triển. Hai chiều này có thể được cụ thể hóa bằng hai câu hỏi chính: thứ nhất, có phải sự phát triển, đến mức nào đó, sẽ tự động làm nảy sinh ra dân chủ? Và thứ hai, có phải dân chủ sẽ làm cho xã hội phát triển và giàu có nhanh chóng hơn?

Lại chuyện hòa bình giữa Israel và Palestine

Nguyễn Văn Khanh

LTS. Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Năm, trong bài diễn văn về tình hình Trung Ðông, Tổng Thống Barack Obama, giống như các vị tiền nhiệm, lại một lần nữa đề cập đến hòa bình giữa Israel và Palestine, nhưng có phần cứng rắn hơn, nhất là khi ông đề nghị biên giới của hai nước phải được lập lại như hồi năm 1967. Sự kiện này được báo giới chú ý và làm Israel phản ứng dữ dội. Liệu nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thành công lần này trong việc đem lại hòa bình cho Trung Ðông hay không?

Đôi điều về quan hệ Trung-Mỹ có liên quan đến thế trận Việt Nam tại Biển Đông

Trần Kinh Nghị

Bản đồ do Trung Quốc tự phát hành trên Wikipedia cố ý bôi màu tím và vàng toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Bản đồ do Trung Quốc tự phát hành trên Wikipedia cố ý bôi màu tím
và vàng toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
 
Quan hệ quốc tế là một lĩnh vực ngày càng trở nên quen thuộc nhưng quá rộng đối với mọi người, nhất là trong thời đại internet. Do đó thật khó để bàn luận nhưng cũng khó để không bàn luận về nó, nhất là trong bối cảnh những ngày gần đây khi tình hình Biển Đông dường như đang lại dậy sóng. Đó cũng là tâm trạng và lý do để người viết bài này chỉ nói gọn vấn đề trong khía cạnh tranh chấp Biển Đông.

"Bao giờ sẽ dạy cho An Nam một bài học?"

Dương Danh Dy
 
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy giới thiệu bài viết trên mạng Trung Quốc Trần Tổng tham mưu trưởng qui lai chi thời, giáo luyện An Nam chi nhật? (Liệu khi Trần Tổng Tham mưu trưởng trở về có là lúc dạy cho An Nam* bài học?), theo http://bbs.tiexue.net/bbs31-0-1.html ngày 22/5/2011

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

CHÍNH SÁCH TRUNG ĐÔNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA TRONG KHUÔN KHỔ NỖI DẬY HOA NHÀI – HAY CUỘC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KÉO QUÁ DÀI

TS. Đinh Xuân Quân

Nhiều chính quyền tại Trung Đông đã mất sự ủng hộ của quần chúng và đã phải cuốn gói ra đi vì các cuộc “xuống đường ôn hoà” còn gọi là nổi dậy Hoa Nhài. Sau Tunisia là Ai Cập và nay là Bahrain, Yemen, Syria, và dĩ nhiên, cả Libya.

Việt Nam : nguyên nhân của vụ trấn áp người Hmong ở Mường Nhé

Tú Anh

Người tỵ nạn Hmong ở vùng biên giới giáp Lào (AFP)

Vào ngày 10/05, Phó thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng tuyên bố với báo chí là tình hình Mường Nhé đã ổn định. Tuy nhiên, 10 ngày sau, Trung tâm Phân tích Chính sách Công CPPA tại Mỹ cho biết Việt Nam đã huy động thêm trực thăng để tấn công người Tin Lành Hmong trốn vào rừng sau đợt đàn áp hồi đầu tháng.

“Mother Fish” – Tâm Thức Việt giữa Dòng Thế Giới Hiện Đại

Bài: Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Vài lời giới thiệu của Tòa soạn DĐTK

Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Vietnamese International Film Festival –ViFF) diễn ra từ ngày 7 – 10 & 14 – 17, 2011 tại miền Nam California, Hoa Kỳ, đã trao giải Spotlight cho đạo diễn Khoa Đỗ với phim Mother Fish. Cuốn phim được trình chiếu tại ViFF vào ngày 9 tháng 4, 2011 tại đại học UC Irivne. Đạo diễn Khoa Đỗ đã đến từ Sydney để nhận giải thưởng và tiếp xúc với khán giả trong buổi chiếu phim Mother Fish. Ngay trước suất chiếu phim là tiệc trà do hội Vietnamese American Community Ambassadors (VACA) tại đại học UC Irvine bảo trợ. Nhân dịp này, Văn Khố Đông Nam Á ở UC Irivne cũng đã trưng bày một số tranh của Project Ngọc sưu tầm từ các thuyền nhân tại các trại ở Hongkong vẽ từ thập niên 80 đến đầu 90.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch.31)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 31

Tết Mậu Thân

Những tiếng súng vang dội của bộ đội Cộng sản mở đầu cuộc tấn công vào ngày Tết Mậu Thân ở Sài Gòn - Chợ Lớn là một sự bất ngờ vì theo thông lệ từ trước, bao giờ cũng có hưu chiến trong những ngày lễ Tết thiêng liêng của dân tộc.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Ghé thăm các blog: 23/05/2011

BLOG ĐÀO TUẤN

Câu này là của ông Đặng Văn Khoa, còn gọi là “Hội đồng Khoa” trả lời nhà báo Đoan Trang 5 năm trước, ngay sau khi ông “tự nguyện” viết đơn xin rút khỏi cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII.

Một người không thể đóng hai vai
Từ chối công việc với mức lương hàng ngàn USD để có  nhiều thời gian hơn cho công việc của một ĐBQH, “Thật sự mong muốn được đóng góp một cách trong sáng, không vụ lợi, không tham vọng chính trị” trong tư cách một đại biểu của dân. Nhưng khi phải viết đơn “xin rút”, ông Khoa đã đưa ra lý do lãng xẹt: Một người không thể đóng hai vai. Rằng: Bản thân và gia đình chưa thu xếp được. Cứ tin vào lý do “không có thời gian”- có ý nghĩa như một điểm tựa mà dù sao ông Khoa cũng đã nói ra, lại càng thấy ông là người có trách nhiệm. Và vì thế, 5 năm trước, dư luận có lý do để tiếc cho một đại biểu thực tâm, thực tài, mà họ gửi gắm.

Không một người “không có thời gian” nào lại tự ứng cử ĐBQH, dù lý do xin rút vì “Không có thời gian” lại là lý do phổ biến nhất trong việc họ xin rút. Một trường hợp “Không có thời gian” khác là ông Đàm Xuân Anh, 37 tuổi, thạc sĩ ngành kinh tế phát triển, giám đốc Công ty TNHH Thi Anh, người đã giành tới 97,56% số phiếu tín nhiệm của cử tri. Nhưng cũng như ông Hội đồng Khoa, ông Anh cũng “bất ngờ” xin rút. Và cũng với lý do thời gian: “Đang tham gia giảng dạy tại một số trường, vừa nghiên cứu khoa học, làm luận án tiến sĩ... nên không đủ điều kiện làm tốt nếu trúng cử ĐBQH”.

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Bao La Tình Bác

Tưởng Năng Tiến


Babui

“Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế.”

BƯỚC XUỐNG ĐỂ TIẾN LÊN

Ngô Minh Trí


Ông Lý Quang Diệu đã bước xuống để đất nước có thể tiến lên

Ngày 14.05.2011, bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) và bộ trưởng cao cấp Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong) của Singapore bất ngờ tuyên bố rút khỏi nội các của Singapore, đang do thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, lãnh đạo.

Đại dịch PGS-TS-BS

BLOG NHẬT KÝ CỦA NGỌC

Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở nước Nam. Chỉ có ở nước Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.

ĐÍNH CHÍNH về ngày ra mắt sách Âm Nhạc Của Một Thời của Lê Hữu

Trong bài Giới Thiệu Sách đăng ngày Thứ Bảy 21/5 có loan báo buổi giới thiệu cuốn Âm Nhạc Của Một Thời sẽ được tổ chức vào ngày 26/5/2011 tại Houston, TX. Nay xin sửa lại ngày ra mắt sách: Thứ Bảy 25 tháng Sáu 2011. Các chi tiết khác không thay đổi.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Hư Vô: Một tên gọi khác của Thượng Đế?

Nguyễn Hoài Vân

Phần lớn những người Tây phương bắt đầu tiếp cận một cách phiến diện với Phật Giáo đều ngạc nhiên trước sự kiện mục tiêu tối thượng của dòng tâm linh này không phải là Thượng Đế mà là... « Niết Bàn tịch diệt », được họ hiểu là... Hư Vô! Nhận xét này làm tôi liên tưởng đến một câu chuyện khôi hài khá phổ biến:

Một linh mục Công Giáo, một mục sư Tin Lành và một thày giảng Do Thái lần đầu tiên đến Nữu Ước. Rời phi trường, họ lấy cùng một chiếc taxi. Vị linh mục bảo:

- Thành phố này quả là vĩ đại ! Nhìn những công trình kiến trúc, những cao ốc chọc trời, những đường xa lộ tầng này chồng lên tầng khác v.v... , tôi thật có cảm tưởng mình quá nhỏ nhoi...

Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear

Trương Nhân Tuấn

Tranh chấp giữa hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear không phải chỉ mới đây, mà bắt đầu từ sau Thế chiến thứ II. Sau khi độc lập năm 1953, nhận thấy phía Thái Lan vẫn còn chiếm đóng khu vực ngôi đền Preah Vihear, mặc dầu theo các cuộc phân định Pháp-Thái trong quá khứ đã để khu vực ngôi đền thuộc về Kampuchia, ông hoàng Sihanouk lên tiếng qua các văn kiện ngoại giao yêu cầu Thái trả lại chủ quyền ngôi đền cho Cambodge (là tên nước Miên lúc đó, sau này đổi lại là Kampuchia). Trước đó, năm 1949, nước Pháp nhân danh là nước bảo hộ, cũng đã hai lần lên tiếng yêu cầu Thái trả lại ngôi đền nhưng không có kết quả. Do đó Sihanouk đưa vấn đề tranh chấp, trước hết ra ONU, nhưng tại đây tuyên bố không nhận phân giải những tranh chấp về chủ quyền, biên giới ; do đó phải đưa qua Tòa Án Quốc Tế CIJ (Cour Internationale de Justice – La Haye). Nội vụ tranh chấp được phân xử, theo phán quyết CIJ ngày 15-6-1962, ngôi đền thuộc về Kampuchia, đúng theo đường biên giới vẽ trên bản đồ đính kèm các công ước về biên giới Pháp-Thái 23-3-1907.

Hỏi Vườn Dâu Ðâu Giòng Nước Cũ

Tâm Thanh

Lấy gốc cây làm nhà.- Thành phố Hồ Chí Minh - Một người đàn bà sống gần hai chục năm bên một gốc cây... Bà Ðinh Thị Thanh Thủy kể: “Hồi tôi mới cắm lều ở đây, cây điệp chỉ cao bằng đầu người, bây giờ đã thành cổ thụ...”

Tôi giật mình, khi đọc mẩu tin trên đây trong một tờ báo cũ, báo Tuổi Trẻ, gói mấy trái cóc chín bán ở tiệm Việt Nam. Giật mình không phải vì chuyện khổ hay chuyện lạ; mà giật mình vì ngờ rằng người đàn bà kia chính là Thủy của tôi...

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch. 30)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 30

Ðệ Nhất Cộng Hòa, những ngày cuối cùng

Tình hình chánh trị miền Nam sôi động mãnh liệt sau vụ chánh quyền ở Huế cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Ðản, tháng 5 năm 1963. Dân chúng bất bình vì coi đây là việc cấm đoán có tánh cách kỳ thị tôn giáo, nhất là việc cấm đoán này đã xảy ra không lâu sau những ngày cờ xí Thiên Chúa giáo đã được treo đầy đường nhân dịp chúc thọ Ðức Cha Ngô Ðình Thục.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Triển Vọng của Việt Nam: Lạm Phát Thúc Đẩy Chính Sách Thắt Chặt Kinh Tế

(Vietnam Outlook: Inflation Prompts Policy Tightening)

Marshall Carter
Moody’s Analytics
17-05-2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

·   NNgăn chặn lạm phát là thách đố lớn nhất trong ngắn hạn của Việt Nam.

Chính sách thắt chặt về tiền tệ và tài chánh sẽ giữ mức phát triển của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) ở vào khoảng 6% trong năm 2011. 

Lính đánh thuê trên mạng

Nguyễn Hưng Quốc

 Sau khi viết xong bài “Tự do phát biểu và sân chơi dân chủ”, tôi đọc được một số bản tin rất thú vị trên báo chí tiếng Anh về hiện tượng Trung Quốc bỏ tiền thuê một lực lượng nhân viên đông đảo chỉ để làm mỗi một việc là viết các ý kiến phản hồi bênh vực cho đảng và chính phủ trên internet (1). Tôi gọi đó là lực lượng lính đánh thuê trên mạng.

NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

HUỲNH HỮU ỦY

   
Hoàng Ngọc Biên - Chân dung Nguyễn Đăng Thường
 Nguyễn Đăng Thường sinh năm 1938 ở Battambang, Kampuchea. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1961, dạy Pháp văn ở một trường trung học Sài Gòn. Năm 1973, rời Việt Nam sang Pháp qua ngã đường Nam Vang. Hiện cư ngụ tại Luân Đôn, Anh Quốc.

Đêm Từng Miếng

trần mộng tú



Đêm như miếng thạch đen
cắt ra từng miếng nhỏ
mở cả hai bàn tay
miếng đêm soi không tỏ

Giới thiệu sách: ÂM NHẠC CỦA MỘT THỜI

Đây là “những câu chuyện nhạc Việt” như đã được ghi dưới nhan đề cuốn sách. Tác giả: LÊ HỮU, Giờ Ra Chơi xuất bản, 373 trang, không ghi giá bán. Liên lạc:
- E-mail: giorachoi@live.com /  lehuu123@hotmail.com
- Tel:      (206) 251-9608

Buổi "Giới thiệu sách" Âm Nhạc Của Một Thời của Lê Hữu sẽ được tổ chức:

Thứ Bảy ngày 26/5/2011, lúc 6:00 PM 

Tại Hilton Garden Inn, 6855 W. Sam Houston Parkway S. - Houston, TX  77072

Bài giới thiệu sau đây cũng là Lời Tựa của cuốn sách.

Lê Hữu và Một Thời Âm Nhạc

Phạm Xuân Đài

Viết nhận định về âm nhạc là việc khó vì dùng ngôn ngữ viết để nói về thế giới âm thanh. Những nhà viết tiểu thuyết, với ngôn ngữ nghệ thuật, thì dễ dàng hơn, có thể chuyển đạt đến người đọc những đặc tính âm thanh mà mình muốn diễn tả, ví dụ Nguyễn Du tả tiếng đàn của Kiều

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

Y Vân và ảo ảnh cuộc đời Từ cuốn Âm Nhạc Của Một Thời

Yêu cho thấy bao lâu đài
chỉ còn vài trang giấy
(“Ảo ảnh”, Y Vân)
Một con đường sắt / trăm con tàu…
Câu hát ấy nghe được trong bài “Đêm tái ngộ” của Y Vân. Một cô bạn tôi nói rằng cô yêu nhạc Y Vân vì những câu hát nói về “con tàu và sân ga” như thế. Tôi nói như vậy thì cô yêu những… sân ga chứ đâu phải là yêu nhạc Y Vân. Cô bạn cười, nói rằng có nhiều bài nhạc nói về sân ga nhưng cô yêu những bài của Y Vân hơn cả. “Bài ‘Tiễn em’ của  Phạm Duy và Cung Trầm Tưởng chẳng hạn,” cô nói, “cũng hay vậy, nhưng có vẻ… Tây quá.”

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Trung Quốc dân chủ hóa được hay không?

Ngô Nhân Dụng

Tuần trước, mục này đã nhắc đến cuộc thảo luận (gọi là tọa đàm) ở Hà Nội nói đến nhu cầu đổi mới chính trị tại Việt Nam, vì nếu không thay đổi chính trị thì kinh tế sẽ không tiến được. Tất cả những lời phát biểu (được đưa lên một mạng của đảng Cộng sản) quanh đi quẩn lại chỉ tóm lược các ý kiến mà ông Ôn Gia Bảo đã nói công khai ở bên Tầu, từ tháng Tám năm ngoái tới tháng Ba năm nay.

Nguyễn Phú Trọng Treo đầu dê bán thịt chó!

Âu Dương Thệ

Bầu cử Quốc hội là „ngày hội“ của những người độc tài  nói dối!
· Dậy „bầy sâu“ học tập theo „Bác“, trong khi hàng trăm ngàn dân trên quê hương Bác đang đói!
· Bóp nghẹt báo chí, đàn áp trí thức dân chủ!

"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này!"

Trương Tấn Sang, uỷ viên BCT, Thường trực BBT tuyên bố tạị Quận 1 Sài gòn ngày 7.5 

LỜI CẢNH BÁO VỀ NGUY CƠ HÁN ĐẠI ĐÔNG Á của tư tưởng gia LÝ ĐÔNG A từ 70 năm trước.

                                                                                         Hạ Long Bụt sĩ

Lý Đông A, một tư tưởng gia thâm viễn của Việt tộc, từ những năm 1940, trong tập Chu Tri Lục (bàn về sự biết chu toàn) tập 3, đã phân tích và trưng ra những nguy cơ của kế hoạch Đại Hán của Tầu, dù là Tầu Quốc hay Tầu Cộng.

Quyền tự do phát biểu và sân chơi dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc blog

Gần đây, tôi nhận được khá nhiều email của bạn bè cũng như độc giả nói về một số ý kiến phản hồi trên blog của tôi, trong đó, có không ít ý kiến hoàn toàn có tính chất tiêu cực, nếu không muốn nói là chỉ xuất phát từ dụng ý phá bĩnh. Họ cho đó chỉ là một thủ đoạn chính trị được chỉ đạo từ đâu đó và khuyên tôi đừng nản chí. Với tất cả, tôi chỉ trả lời ngắn gọn: Theo tôi, đó chỉ là một cái giá mà tự do và dân chủ phải trả.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (ch. 29)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 29

Người Khách lạ

Trong những lần có dịp xuất ngoại đi Mỹ, khi ghé qua Nhật, Triệu thích đi xem các cửa hàng trình bày các phát minh điện tử, những máy chưa có ở Việt Nam. Vào thời Tổng Thống Diệm, có lần Triệu định đặt mua một máy tự động mở cửa ga ra xe, bấm nút điều khiển từ trong xe khi về đến nhà. Bưu điện cho Triệu biết đó là loại hàng “quốc cấm”, phải gởi trả lại nếu không sẽ bị tịch thâu. Nhật là xứ tự do nên Triệu đã dễ dàng mua được một máy thu và phát thanh, chỉ nhỏ như một hộp diêm. Máy có thể thâu và phát tuyến xa độ mười thước. Lời nói có thể được nghe trực tiếp hoặc được thâu vào máy ghi âm. Triệu thường đặt máy ở phòng khách để biết rõ những ai đã đến nhà vì Triệu và Duy Thảo phải đi làm mỗi ngày. Triệu vốn có cái sở thích dùng các loại máy điện tử như thế. Ngay ở cổng nhà ở làng Ðại học Thủ Ðức, Triệu đã xin được của anh em Quân nhu, các máy thu thanh điện đàm nhỏ đặt trên các chiến xa đã phế thải. Khi có khách đến nhà hay có ai lai vãng ngoài cổng, Triệu thường nghe được những lời bàn tán của họ trước cửa.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

GHÉ THĂM CÁC BLOGS 19?05/2011

BLOG CHÍ PHÈO


Chiều nay (17/5) nghe thông tin hôm 16/5 có biểu tình lớn trước UBND tỉnh Nghệ An. Sau 2 tiếng vòng đi vòng lại đoạn đường khoảng 200m từ vòng xuyến đường Lê-Nin (còn gọi là đường 3-2) đến quảng trường Hồ Chí Minh và xuống phường Trung Đô - TP Vinh, tiêu tốn mất 30 ngàn tiền nước (dọc đường này nhan nhản quán nước mía) và 5 ngàn bơm xe (dù lốp vẫn căng) đã nắm được một số thông tin sơ bộ.

Tôn giáo và Xã hội Dân sự (1)

Bài nhiều kỳ của Đoàn Thanh Liêm

Bài I – Mối liên hệ giữa Tôn giáo và Chính quyền Nhà nước.

Như ta đã biết, Xã hội Dân sự (XHDS) là một khu vực khác biệt với khu vực Chính quyền Nhà nước và khu vực Thị trường Kinh doanh, đó là ba khu vực cấu thành cái Không gian Xã hội do con người sống hợp quần với nhau trong xã hội tạo lập ra. Và càng ngày với sự tiến bộ của nền dân chủ tại khắp nơi trên thế giới, thì sinh hoạt của XHDS mỗi ngày càng thêm khởi sắc phong phú hơn.

DƯƠNG DANH DY: VÌ SAO TQ CHƯA DÙNG VŨ LỰC VỚI VIỆT NAM?

Dương Danh Dy

Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần  bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó  đã ngộ nhận.
Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!

Hướng đạo Việt Nam cần được chính thức phục hồi hoạt động trên toàn quốc (1)


Ngày họp mặt truyền thống Hướng đạo Việt Nam 31/ 5/1993 tại Hà Nội
(Hoàng Đạo Thúy là người mặc áo trắng, ngồi giữa)

Thanh Phương

Nhiều cựu huynh trưởng và hướng đạo sinh từ những năm đầu tiên của Hướng đạo Việt Nam, mà một số nay đã quá tuổi 90, vẫn rất mong nhìn thấy phong trào được phục hồi và chính thức được công nhận trên toàn quốc. Thay mặt cho nhóm này, ông Đặng Văn Việt, nguyên cựu trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã viết đơn gởi các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước để xin phục hồi phong trào Hướng đạo.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 28)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 28

Hành nghề tư

Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân có học vị cũng như tư cách xứng đáng để săn sóc sức khỏe cho dân chúng. Y sĩ Ðoàn còn có thẩm quyền rút giấy phép hành nghề của những y sĩ mang án tội phạm, hoặc xét có những hành vi trái với đạo đức hành nghề theo Nghĩa Vụ Luận. Y sĩ Ðoàn VN là một cơ quan đã được thiết lập do một Dụ của chánh phủ. Ngoài Y sĩ Ðoàn còn có thêm Nghiệp đoàn Y sĩ. Ðây là một tổ chức tư nhân, có trách nhiệm chánh là để bảo vệ quyền lợi giới y sĩ.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Quyền lực không qua mặt luật pháp

Ngô Nhân Dụng

Vụ ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt giữ cho thấy trước một hệ thống pháp luật chạy bình thường, mọi người đều bình đẳng. Giữa một “bồi phòng” vô danh thuộc lớp người “nghèo hèn” và một nhà chính trị có danh vọng quốc tế, không ai hơn kém ai. Chúng ta không nên xử án ông trong công luận trước khi ông được ra tòa, không cần phê phán về đời tư của ông, nhưng vẫn có thể rút ra những bài học guồng máy công lý.

Tưởng Năng Tiến – Chút Quà Sinh Nhật

Tưởng Năng Tiến

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.”
George Orwell

Công viên Lê Văn Tám, ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh bởi bốn con đường lớn: Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng. Giữa lòng đô thị ngột ngạt và nóng bức, sự hiện diện của một khoảnh đất rộng rãi với cây xanh bóng là một món quà tặng (vô cùng) quí giá cho công chúng.
Vậy mà vẫn có lời ra, tiếng vào:
- Đâu có thằng nhỏ (mẹ rượt) nào tên Lê Văn Tám, mấy cha?

Đường vận chuyển bauxite quá tải

Gia Bình

Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên bán cho Trung Quốc chỉ xét về mặt kinh tế không thôi đã “kẹt cứng” ở rất nhiều khâu không tìm thấy lối ra mà rất nhiều chuyên gia từng lên tiếng không phải mới đây mà cách nay đã đến hai năm, trong đó mạng BVN là một diễn đàn đóng góp mạnh dạn nhưng chưa phải tất cả. Ấy thế mà không hiểu sao những lời công tâm và nhiệt huyết, phân tích đâu ra đấy thì người ngồi trên mắt cứ nhìn lên, mặt nghênh nghênh và bỏ hết ngoài tai, còn một ông Lê Dương Quang một hai chỉ có những lời lẽ tục tằn với trí thức, nào là “mắc mưu lực lượng thù địch”, nào là “không chịu căn cứ vào toàn bộ số liệu khảo sát đầy đủ của chuyên gia mà cứ nói liều”…, ấy thế mà các đại quan lại thấy lọt tai mới lạ! Bằng chứng rõ nhất là ông Kiển buôn than thổ phỉ vừa mới mất chức thì ông Quang được đôn lên thay ngay, để càng hăm hở lao vào “cuộc chơi” vô cùng tốn kém mà từ trên xuống dưới tuyệt nhiên chẳng ai thèm tính toán cho hết lẽ này. Có cảm tưởng như họ là những con bạc đang cơn say sau khi bỏ ra cục tiền nho nhỏ đầu tiên được nhà cái cho vơ vào một mớ. Nhưng đó chỉ là cái mớ tiền tạm cho đi để rồi móc lại của các ngài – hay là của cả dân tộc? – cho đến nhẵn túi sau này.

Thì bây giờ mọi sự đã ló dạng dần dần rồi đấy. Cả một con đường (tỉnh lộ 725 và Quốc lộ 20) dành cho dân sinh đang xuống cấp nghiêm trọng nay góp thêm vào mỗi ngày dăm chục chuyến xe tải quặng nữa liệu đường tồn tại được bao lâu và làm sao cho khỏi xảy ra tai nạn có khi khắc phục hậu quả còn tốn phí gấp mấy tiền lãi từ một ngày tải quặng của cả bao nhiêu chuyến xe, vậy nhưng cũng là ngài Lê Dương Quang mà trí thức chúng tôi khiếp hãi kia, tuyệt nhiên chưa cho đi khảo sát tại thực địa theo lệnh của Bộ GTVT ban hành từ tháng 6-2010, chỉ sau có một tháng đã báo cáo lên gọn thơm rằng “tình trạng các tuyến đường (theo lộ trình) cơ bản ở tình trạng tốt”. Khen cho ông ấy ấy qua mắt được Bộ GTVT và cả cấp trên dễ dàng, nhưng có khôn mà lại không ngoan, vì dối gạt sao được hàng ngàn vạn tai mắt người dân, và đối phó cách nào với thực tế sờ sờ là “các tuyến đường này cơ bản đang ở tình trạng cực kỳ tồi tệ”? Bây giờ thì lo tu bổ đường, ước tính 100 tỷ đã là cú chổng vó đầu tiên rồi – mà liệu 100 tỷ đã đủ để tu bổ đường chưa đây hay chỉ mới là “ước tính”? Nhưng nào đã hết đâu. Còn 2 con cầu cũng đang ọp oẹp cần làm mới, còn cả một đoạn đường phải làm mới để tránh không đi qua thị trấn Lộc Thắng và thành phố Bảo Lộc, phải thêm bao nhiêu tỷ – 50 như ước tính hay là hơn – cho đủ được đây? Và cũng nào đã hết. Cứ nhìn trên tổng thể thì với cung cách chuyển quặng nhỏ giọt bằng xe tải chứ không phải là tàu hỏa câu hỏi đặt ra là tốn phí vận chuyển sẽ đội lên gấp bao nhiêu lần và phải biết bao nhiêu chuyến xe mới đủ cho một con tàu há mồm đến ăn quặng? Mà cái cảnh ăn chực nằm chờ của tàu biển nước ngoài với cả một đội thủy thủ thì còn đẻ ra biết mấy chi phí trừ vào khoản nào? Rốt cuộc mỗi ki lô quặng bauxite có còn được chút tiền lãi nào không hay là khấu đầu khấu đuôi rồi là vừa… gọn?

Người dân Tây Nguyên cứ lầm lũi chịu cảnh tan hoang đỏ lòe đỏ loẹt trên miếng đất không còn rừng, không còn cà phê, hạt tiêu, không còn văn hóa cổ truyền để được lợi cái gì nhỉ? Người dân miền Nam cứ âm thầm chịu một quả bom bùn đỏ ngày càng phình to lơ lửng trên đầu mình để thu được cho mình cái gì nhỉ? Hay là… Hay là… cũng chỉ vì mớ bạc cào vào túi những con bạc đầu tiên trên cái chiếu bạc mà nhà cái đã bày sẵn mọi nước đi để cho tất cả mọi người dân Việt chẳng lâu nữa đâu đành giơ đầu ra hứng trọn? Thôi thì lại đành đem câu hỏi ấy hỏi ông Lê Dương Quang, xem lần này ông đã biết cách trả lời bớt hung hăng như vài năm trước hay chưa.

Bauxite Việt Nam
Trong khi Nhà máy alumin Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) sắp sửa vận hành thì tỉnh lộ 725 và quốc lộ (QL) 20 đang xuống cấp có nguy cơ bị cày nát.  

Hillary Clinton: Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”

Jeffrey Goldberg (The Atlantic)


Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho tờ The Atlantic, ngoại trưởng Mỹ Hilary Rodham Clinton đã nói rằng hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh đang “rất tồi tệ” và Bắc Kinh đang “ra sức ngăn chặn lịch sử” bằng cách chống lại sự tiến bộ của dân chủ.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Ch. 27)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 27

Sóng Tình Thương

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành Hóa học (Chemical Corps). Khóa học thuộc về Chiến tranh Hóa học, Vi trùng và Nguyên tử, nên bộ Quốc Phòng Việt Nam chỉ định Cục Quân Y phụ trách gởi người đi thụ huấn. Triệu được chọn gởi đi học cùng với ba y sĩ khác: hai thuộc Lục quân và một thuộc binh chủng Nhảy dù.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Chỉ số dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc

Hình: photos.com
Trong bài “Chút son trên miệng cá sấu”, tôi nêu lên nhận định: các cuộc bầu cử ồn ào nhưng giả tạo ở Việt Nam không hề có liên hệ gì đến cái gọi là dân chủ mà chính quyền cũng như đảng Cộng sản muốn phô trương cả. Có bầu cử Quốc Hội hay không, chế độ chính trị tại Việt Nam hiện nay, tự bản chất, cũng vẫn là một chế độ độc tài, một thứ độc tài tuyển cử (electoral authoritarianism).

Tham nhũng - "gánh nặng của dân", nhưng chống tham nhũng là chống Đảng

Lê Diễn Đức

Mặc dù quan chức cộng sản nào bây giờ cũng nhà cao, cửa rộng, không phải một nhà mà nhiều nhà ở hầu hết các thành phố lớn, nhưng vẫn chưa đủ cho lòng tham vô đáy. Tình trạng chiếm đoạt đất đai của nông dân nghèo để đầu cơ, buôn bán trục lợi đã làm cho nhiều nông dân điêu đứng. Những dòng người phẫn uất, liên tiếp đổ lên thành phố để khiếu kiện không hề dứt suốt từ nhiều năm nay. Từ ngày 22/06/2007, kéo dài gần cả tháng trời, đồng bào thuộc nhiều lứa tuổi từ Tiền Giang đã kéo về ăn vật nằm vạ trước trụ sở Quốc Hội 2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, đòi đảng cộng sản trả lại công lý, chính nghĩa và tài sản bị trấn cướp.

Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?

Đào Trung Đạo

Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”