Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Rải tro theo gió

Nguyễn Tường Thiết



Tặng Nhung, “đứa con đầu lòng” của nhà văn Thạch Lam.

Tôi gặp anh tất cả bốn lần. Bốn lần đó trải dài hơn ba thập niên. Không nhiều. Đã thế dường như trong cả bốn lần đó ngoài cái gật đầu chào chúng tôi không hề trao đổi với nhau lấy một tiếng. Anh vốn ít lời. Còn tôi thì e dè. Tôi vốn có tính rất ngại bắt chuyện với một người nổi tiếng, đặc biệt nếu người ấy lại là người có quyền thế. Trong thâm tâm tôi biết nếu tôi mở chuyện thì anh cũng sẽ vui vẻ bắt chuyện ngay. Đằng sau gương mặt lầm lì ít nói ấy anh là người rất bình dị. Nhưng lần nào cũng thế sau cái gật đầu chào, tôi không bao giờ cất tiếng. Để đến bây giờ ngồi trước bàn máy vi tính một buổi sáng mùa thu miền Tây Bắc nước Mỹ, tôi viết đôi dòng về anh mà lòng không khỏi gợn chút nuối tiếc: bài viết của tôi vì thế sẽ không ghi lại một mẩu đối thoại nào, dù ngắn, để làm kỷ niệm giữa anh và tôi. Mà nào giữa chúng tôi đâu có phải người xa lạ gì cho cam? Anh là nguời rất thân cận trong đại gia đình Nguyễn Tường chúng tôi, là chồng của người em họ tôi, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam.

THAN ĐƯỚC CÀ MÂU

Truyện Ngắn Trần Mộng Tú
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con (Bùi Giáng)

Thi đến gặp tôi, tối hôm tôi đang sửa soạn về Việt Nam. Chuyến bay một giờ sáng, cất cánh từ Seattle. Tôi phải có mặt ở phi trường trễ lắm là mười giờ.

Thi vừa ngồi phụ tôi thu xếp hành lý vừa nói khe khẽ.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 37)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 37

Cuồng phong trên Ðất nước

LTS. Hôm nay DĐTK tiếp tục đăng cuốn hồi ức-tiểu thuyết của bác sĩ Trần Nguơn Phiêu, nhưng thay vì là chương 16 để tiếp theo chương 15 đã đăng kỳ trước, mời quý vị đọc chương 37 là chương chót của cuốn sách. Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn. Đây là dịp chúng ta có thể chia sẻ các ký ức của tác giả, nhân ngày 30 tháng Tư lại đến với chúng ta. Sau kỳ đặc biệt này, Gió Mùa Đông Bắc lại quay trở về các chương kế tiếp như thường lệ.

Trở về đời sống dân sự, không bị ràng buộc trong sự giao tế như khi còn đảm nhận chức vụ trong chánh phủ, Triệu đã có được dịp gặp nhiều bạn cũ trong đó có Hồ Thái Bạch. Vì Bạch đã có một thời gian dài cư ngụ ở Nam Vang, có nhiều tiếp xúc với các nhân vật đến từ Bắc Việt hoặc các yếu nhân của Mặt trận Giải phóng miền Nam nên khi về Việt Nam, Bạch đã được giới an ninh theo dõi khiến Triệu ít khi tìm dịp tiếp xúc. Ðã từng có dịp tham gia kháng chiến trong nhiều năm và đã chứng kiến những thành công cũng như những thất bại khi cuộc tranh đấu cho độc lập đất nước đã được giới lãnh đạo Hà Nội đưa vào chủ trương tranh đấu giai cấp của Cộng sản, Hồ Thái Bạch đã có nhiều ưu tư về tương lai đất nước.

Vì Sao Có Nước Giầu và Nước Nghèo?

Nguyễn Quốc Khải

Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) với sự cộng tác của Oxford University, đã thực hiện một nghiên cứu về nghèo đói và phát triển con người trong những năm gần đây tại 104 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Khoảng 1.75 tỉ người trên tổng số 5.7 tỉ dân của tất cả các nước này, tức khoảng 1/3, sống dưới mức nghèo đói được đo lường theo chỉ số nghèo đa diện (multidimensional poverty index - MPI) bao gồm các khía cạnh như giáo dục, sức khỏe, và dịch vụ. Cũng theo cuộc nghiên cứu này, khoảng 2.6 tỉ người tại những quốc gia này sống bằng dưới 2 Mỹ kim mỗi ngày.

Cộng đồng xuất bản quốc tế vinh danh Nhà xb Giấy Vụn, VN, về hành động mở đường can đảm

  • Giải Tự do Xuất bản do Hiệp hội Các Nhà Xuất bản Quốc tế trao cho nhà thơ Bùi Chát tại hội sách quốc tế kỳ thứ 37 tại thủ đô Buenos Aires, Argentina, tháng 4-2011
  • Nhà xb Giấy Vụn, do nhóm Mở Miệng thành lập năm 2002, đã xuất bản khoảng 25 đầu sách không qua hệ thống kiểm duyệt của nhà nước Cộng sản Việt Nam
Trùng Dương

Đánh dấu năm thứ sáu kể từ khi thiết lập giải thưởng Tự do Xuất bản - Freedom to Publish Prize, Hiệp hội Các Nhà Xuất bản Quốc tế - International Publishers Association (IPA), trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ, đã chọn nhà thơ Bùi Chát và nhà xuất bản Giấy Vụn do anh và một nhóm trẻ chủ trương tại Việt Nam để vinh danh lòng can đảm và kiên trì đã liên tục, trong gần một thập niên qua, xuất bản các sách bị cấm mặc dù điều kiện sinh hoạt khó khăn và môi trường kiểm duyệt khắt khe của chính phủ Việt Nam Cộng sản, theo thông báo của văn phòng Freedom to Publish thuộc IPA.

chút tình gửi đích thân đêm di tản từ Xuân Lộc

thơ Nguyễn Nam An

đường di tản về đến đây còn sống
ranh giới Long Điền quân ngủ tạm đêm
ba lô giữ nguyên nằm ôm gò mối
giật mình tiếng nổ bung vội sao êm

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Hậu quả của ngày 30 tháng Tư?

Ngô Nhân Dụng

Từ thế kỷ 18, trong nhân loại người ta đã biết một điều này: Quyền hành tuyệt đối sinh nhũng lạm tuyệt đối. Cho nên phải phân tản quyền hành cho nhiều bộ phận. Thuyết “Phân Quyền” ra đời, được áp dụng thử, ở Mỹ châu và Âu châu. Thế kỷ 19, ở Á Đông người Nhật đã bắt đầu thử, đến ngày nay vẫn còn. Năm 1911 người Trung Hoa cũng định thử nhưng không thành.

Trung Quốc Sẽ Phải Đương Đầu Với Xáo Động Kinh Tế

Dan Washburn phỏng vấn LS Gordon G. Chang.
Nguồn: Asia Society
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

LGT: Ông Gordon G. Chang là một luật sư và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó hai cuốn nổi tiếng là “Nuclear Showdown: North Korea Takes on the World” và “The Coming Collapse of China.” Ông Chang thường xuyên viết bài cho Forbes, Fox News, and CNN. Theo tác giả, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về thị trường bất động sản. Thay đổi chiến lược phát triển từ đầu tư qua tiêu thụ sẽ gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa vì cải tổ kinh tế sâu rộng hơn sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước giảm thiểu tối đa trong mọi khu vực kinh tế và một chế độ pháp quyền.

Đùa dai

Bùi Tín

Trong nước đang tuyên truyền ráo riết cho cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ diễn ra trong ngày 20 tháng 5 tới.

Đài phát thanh ra rả loan tin bầu cử các Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành, việc ứng cử, đề cử bầu đại biểu Quốc hội, các tiêu chuẩn về hiểu biết, đạo đức, tinh thần của một đại biểu nhân dân, các tỷ lệ giữa đảng viên và người ngoài đảng, quan hệ giữa cử tri và các đại biểu, vân vân và vân vân…

Những Nghịch Lý Lịch Sử của Thế Kỷ 20 Và Hành Trình Đi Tìm Tính Chính Thống Lịch Sử ở Thế Kỷ 21

NGUYỄN XUÂN PHƯỚC
(30-4-2011)

Ai yêu nước mà giam người yêu nước
Ai lấy ngục tù để giết chết tự do
Ai rước ngoại nhân bằng vạn tiếng hoan hô
Ai nô lệ mà tưởng mình tự chủ.
 (không nhớ tên tác giả –
gặp trong trại tị nạn Thái Lan)

ĐỂ GIỚI THIỆU

Không có một logic nào có thể giải thích được những nghịch lý lịch sử Việt Nam của thế kỷ thứ 20. Chỉ có sự nhận thức về những nghịch lý lịch sử mới có thể hiểu được dòng lịch sử kỳ lạ nhất trong chiều dài 5,000 năm lịch sử của dân tộc.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Ghé thăm các blogs: 27?04/2011

BLOG TRẦN KỲ TRUNG



Xác voi bị chém chết ở Đà Lạt

Tin con voi đực Beckham 38 tuổi, có ngà, đang khỏe mạnh, ở Đà Lạt bị những kẻ thất nhân tâm dùng dao chém nhiều nhát vào lưng, mông, đầu... để dẫn đến cái chết đau đớn, đang gây bức xúc trong dư luận.

Tôi nhìn ảnh chụp lại những vết chém trên xác con voi này mà thấy đau đớn quá! Nào nó có tội tình gì, nó hiền lành thế kia, nó đang mang lại niềm vui cho con người mà nỡ nào... những kẻ lòng dạ ác thú lại xuống tay.

Nhà Lãnh đạo Quốc gia: Lúc về hưu, họ làm những gì?

Đoàn Thanh Liêm

Sau thời gian dài tìm hiểu về sinh hoạt của Xã hội Dân sự, tôi mới nảy ra ý nghĩ là cần chú ý đến hoạt động của những nhà lãnh đạo quốc gia, để xem họ đã và đang làm những gì, sau khi rời bỏ chức vụ chính trị và trở về sinh sống như một người công dân bình thường? Điển hình như từ năm 1981, thì Tổng thống Jimmy Carter ở Mỹ, Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing ở Pháp đã về hưu, lúc mới ở tuổi 56 – 57, nhưng người nào cũng đều rất năng nổ họat động trong nhiều lãnh vực từ thiện nhân đạo, hòa giải tranh chấp hay nghiên cứu chính trị luật pháp, viết sách… Và họ lại được công luận đánh giá rất cao về các họat động này, vượt trội hơn cả thành tích trong thời gian làm lãnh đạo quốc gia nữa. Lại nữa, vì tuổi thọ con người mỗi ngày một tăng cao hơn, nên những nhân vật lãnh đạo này lại càng có nhiều thời gian phục vụ quốc gia xã hội kể từ lúc về nghỉ hưu và với hiệu năng rất cao nữa.

Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình


Lời Tòa soạn DĐTK.- Bùi Chát, nhà thơ và cũng là người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn ở Việt Nam vừa được công bố trúng giải “Quyền Tự Do Xuất Bản” (Freedom to Publish Prize) của hiệp hội nhà xuất bản quốc tế IPA (International Publishers Association) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979 tại Biên Hòa và cư ngụ tại Sài Gòn. Là một thành viên của nhóm Mở Miệng, năm 2004 anh và nhà thơ Lý Đợi bị bắt giam hai ngày về tội phát tờ rơi tại một buổi đọc thơ bị công an bắt giải tán.

Với danh hiệu “nhà xuất bản Giấy Vụn” và in bằng photocopy, Bùi Chát và các nhà thơ “lề trái” in nhiều tác phẩm bị cấm. Ông Bjorn Smith-Simonsen, chủ tịch Ủy ban Quyền Tự Do Xuất Bản của IPA nói: “Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, nhà xuất bản Giấy Vụn đã khơi mào một phong trào mới của các nhà tư tưởng, nhà văn, nghệ sĩ tự do, những người nhất định không chịu tuân theo qui tắc sáng tác của chính quyền.”

Trong dịp Bùi Chát trúng giải “Quyền Tự Do Xuất Bản” này, DĐTK kính mời độc giả đọc một bài viết về thơ của ông do tác giả Vũ Đông Hà đăng trên Blog Dân Làm Báo.

Bùi Chát. Một vần và một người, giữa đám đông mình

Vũ Đông Hà

Nhà thơ trẻ Bùi Chát
Tôi đọc Bài thơ một vần của Bùi Chát nhiều lần, trong nhiều ngày khác nhau, ở những không gian khác nhau. Những khác biệt về thời gian, nơi chốn vẫn luôn mang lại cho tôi cùng một cảm giác. Mỗi lần như thế, tôi dừng lại lâu, không phải ở một bài thơ, một câu viết. Tôi dừng lại ở trang bìa. Ở đấy, thể hiện được cảm giác của tôi khi đọc những bài thơ bên trong của Bùi Chát.

Dân chủ luôn luôn chiến thắng

Nguyễn Hưng Quốc  


Hình: AP Photo/Hassan Ammar

Trong bài “Tại sao cần dân chủ?”, tôi có nêu lên một luận điểm của Robert A. Dahl: các quốc gia có nền dân chủ cao không gây chiến với nhau. Tất cả các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, đặc biệt từ năm 1945 về sau, đều là chiến tranh giữa các nước độc tài hoặc giữa các nước độc tài và các nước dân chủ.

Tự do ngôn luận thời XHCN

Người Buôn Gió

Lâu lắm rồi mới đến chơi nhà ông đồ gàn. Thật ra đó là một ông giáo già về hưu, ngày trước mình hay qua nhà ông trao đổi sách với nhau. Đến nơi ông hỏi dồn dập

- Mày biết vụ thằng Vũ con ông Huy Cận chứ, xử 7 năm cơ đấy. Chỉ cái tội nói lên sự thật.

Mình giả vờ hỏi để ông già bật máy nói cho xôm.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Mất gì ngày 30 tháng Tư?

Ngô Nhân Dụng

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources). Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Vẫn Chuyện Tháng Tư

Tưởng Năng Tiến

Ông Trần Văn Hương là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai biết rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.

Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Báo cáo nhanh: Những hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc

Rodger Baker (Stratfor Global Intelligence, 21/04/2011)
Nguyên Trường dịch

Ông Rodger Baker, phó chủ tịch của tổ chức Tình báo chiến lược bàn về những lí do vì sao Trung Quốc lại đưa ra cho thiên hạ thưởng lãm máy bay tàng hình J-20 và hàng không mẫu hạm Varyag.

Trung Quốc vừa cho chiếc máy bay được sản xuất theo công nghệ tàng hình J-20 bay thử một lần nữa. Chuyện này xảy ra ngay sau khi Bắc Kinh cho phép các phương tiện thông tin của nhà nước công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm Varyag, một chiếc hàng không mẫu hạm do Trung Quốc tự sản xuất và cho rằng sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 15)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 15

Những ngày xa xứ

Chiếc máy bay Constellation bốn cánh quạt của hãng hàng không Air France đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đưa Triệu rời xa đất nước vào một buổi sáng sớm. Từ trên cao nhìn lại thành phố Sài Gòn, Triệu cố nhận xem vị trí của các con đường quen thuộc, các công viên với những tàn cây xanh mướt, các chợ búa đông người rộn rịp... mà lòng thấy se thắt lại với cái cảm giác như ân hận đã bỏ lại sau lưng một đất nước còn đang trong vòng khói lửa. Xa Sài Gòn không bao lâu, nhìn xuống các sông ngòi chằng chịt, những thuở ruộng, vườn, đồng lúa với những mái nhà lá xiêu vẹo mà thấy xót thương cho người dân quê còn phải sống trong bao nhiêu nhọc nhằn, bất ổn.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Nói chuyện với ông Trương Phú Thứ, người sẽ xuất bản hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu

Ngọc Lan/Người Việt

Ông Trương Phú Thứ
“Tôi chỉ muốn dùng chữ bể oan cừu để nói về cuộc đời của bà Nhu. Với tôi, bà luôn là một người đàn bà giỏi, đức hạnh và biết tha thứ.” Ông Trương Phú Thứ, người duy nhất có những cuộc tiếp xúc với bà Ngô Ðình Nhu, cũng là người sẽ xuất bản quyển hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân này, nói với phóng viên Người Việt hôm Thứ Hai.

Tại sao cần dân chủ?

Nguyễn Hưng Quốc

 

Hình: Photos.com

Trong cuốn Về Dân Chủ (1), Robert A. Dahl nêu lên 10 lý do để chứng minh tính chất ưu việt của các chế độ dân chủ:
1. Nó giúp ngăn chận chính phủ trở thành độc tài và tàn bạo.
2. Nó bảo đảm cho mọi công dân một số quyền căn bản vốn không hề có và không thể có trong các chế độ phi dân chủ.

Vấn đề tranh chấp biển Đông - Đài Loan toan tính điều gì?

Trương Nhân Tuấn

Bộ ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan, hôm 17 tháng 4 đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Trung Hoa đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, cùng vùng biển chung quanh, ngay sau cuộc hội đàm chính thức giữa lãnh đạo quốc phòng cấp cao Trung Quốc và Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4 năm 2011 tại Hà Nội kết thúc. Ngày hôm sau, 18 tháng 4, bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng tuyên bố sẽ củng cố lực lượng phòng thủ đảo Thái Bình (Ba Bình) và Trung Sa (Pratas) bằng các đơn vị Thủy quân lục chiến, thay vì lực lượng tuần duyên như trước đây. Cuộc hội đàm cao cấp quốc phòng, phía Trung Quốc gồm tướng Guo Boxiong (Quách Bá Hùng), Phó chủ tịch quân ủy trung ương, cùng phái đoàn quân sự cấp cao, phía Việt Nam gồm Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh. Tướng Quách Bá Hùng nhân dịp này cũng gặp gỡ quí ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

CHUYỆN TRÒ VỚI BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

 Trương Phú Thứ

Tôi đến thăm Bà Ngô Đình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhàn hạ và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thẻ hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.

Thảm họa hạt nhân Chernobyl

(DĐTK đăng lại từ Bauxite Việt Nam)
Victor Sebestyen
T.K. dịch

Đây là bản dịch chương “Chernobyl: Nuclear Disaster” trong cuốn Revolution 1989 – the Fall of the Soviet Empire của nhà báo Victor Sebestyen, sinh tại Hungary, sống và làm việc cho nhiều tờ báo tại Anh Quốc. Sách do Nhà Pantheon Books xuất bản năm 2009 tại New York. Tiêu đề nhỏ do người dịch đặt.

Chernobyl là một thảm họa ghê gớm của Liên Xô và nhân loại, nhưng quan trọng hơn, thảm họa ấy là cơ hội làm phơi ra cái cố tật lưu cữu của cơ chế cộng sản, nó từng ăn sâu vào não trạng và phá hoại tính người, làm biến chất đối với tầng lớp quyền chức trong cơ chế ấy. Đó là căn bệnh nói dối trắng trợn, coi rẻ tính mạng dân chúng và lừa mị thế giới được đến chừng nào hay chừng đó. Khi hậu quả của ngọn lửa phóng xạ Chernobyl đang bùng lên khủng khiếp, nhiều đám mây phóng xạ bay sang Tây Âu che kín bầu trời châu Âu làm mức độ phóng xạ trong không khí tăng lên hàng trăm lần, và các máy đo hiện đại của phương Tây đều đã có chỉ báo báo động khẩn cấp, thì những kẻ độc tài ở điện Kremlin, dưới áp lực của quân đội và của thói quen bưng bít đến cùng mọi sự thật, vẫn một mực… im hơi lặng tiếng.


Và người đứng đầu cơ quan tình báo KGB thuở đó, ông Viktor Chebrikov liền nghĩ ngay ra được một cách “đối phó lợi hại” là rêu rao lên rằng “có một âm mưu bêu xấu Cộng hòa Liên bang Xô Viết”, rằng phải sử dụng các biện pháp nhằm “kiểm soát hành vi của các nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài, hạn chế cơ hội thu thập thông tin của họ về Chernobyl” và “phá vỡ việc họ dùng chúng để đẩy mạnh một chiến dịch chống Xô Viết tại phương Tây”.

Than ôi, Liên Xô đã sụp đổ lâu rồi, nhưng cứ so sánh mà xem miệng lưỡi những kẻ chết tiệt còn sót lại trong đám đồ đệ Staline, Maotsétung khu trú trên một vài vùng của trái đất hiện nay, cái cách lên giọng đổ vấy mọi chuyện cho “bọn thù địch nước ngoài âm mưu phá hoại Nhà nước XHCN” có phải vẫn là ngón sở trường bất di bất dịch làm nên phong cách đặc thù của một típ người nó không phải là con người theo nghĩa bình thường, nói cách khác nó khu biệt với tính nhân loại – bao gồm tình thương, lương tri, đạo lý làm người, nỗi hổ thẹn khi phẩm chất người bị hạ thấp – của loài người nói chung hay không?

Và nói như tục ngữ Việt Nam thì rõ thật “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.

Nguyễn Huệ Chi

Những giây phút đầu tiên

Địa điểm: Priyat, Unkraine. Thời gian: thứ bảy 26 tháng 4, 1986.

Ba ngày trước đó, các Kỹ sư tiến hành thử nghiệm định kỳ tại Lò phản ứng số 4 thuộc Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cách thành phố Kiev 140 cây số về phía Bắc.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 14)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 14

Rèn cán, Chỉnh quân

Phong trào thanh niên tham gia các hoạt động kháng chiến chống Pháp ở thành cũng như liên lạc ra bưng đang ở độ phát triển thuận lợi bỗng đột nhiên như có chiều khựng lại ở miền Nam khi ở Bắc khởi sự có các quyết định “rèn cán, chỉnh quân”. Thời kỳ này khởi sự từ khi Hồng quân Mao Trạch Ðông bắt đầu thắng thế và quân đội quốc gia Tưởng Giới Thạch bị đánh bật ra khỏi Hoa Nam.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Ghé thăm các Blogs: 25/04/2011

BLOG QUÊ CHOA


1.Xung quanh Siêu dự án thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong của Lào có khá nhiều bài viết, đây là trường hợp rất hi hữu cả lề trái lẫn lề phải đã đồng thanh tương ứng. (Nếu Xayaburi không phải của Lào mà của ” Nước lạ”, chắc chắn điều này sẽ không xảy ra.)

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung

Lê Diễn Đức



Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Ảnh: Tư liệu

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.

Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.

Không thể thành Phù Đổng trong 9 năm!

Nguyễn Văn Tuấn

Đọc báo thấy thủ tướng mới phê duyệt chiến lược phát triển chiều cao người Việt đến năm 2020.  Đây là vấn đề y tế công cộng, khá chuyên môn, nhưng chẳng hiểu sao phải cần đến thủ tướng.  Nhưng quan trọng hơn, tôi thấy lấn cấn về cơ sở khoa học của chiến lược này, và tính khả thi của dự án rất thấp. Tôi có lí do để nói rằng mục tiêu khó khả thi.

Hoạ Sĩ HỒ ANH

Huỳnh Hữu Ủy


Khỏa thân


Hồ Anh sinh trưởng tại Hà Nam, Bắc phần Việt Nam, là một họa sĩ tự học.

Định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1975. Khi mở một tiệm ăn ở miền Nam California, để bày biện nhà hàng cho tươm tất và được ấm cúng, vì thích vẽ, anh đã tự vẽ mấy tấm tranh, chỉ đơn giản là muốn làm đầy bức tường trắng trống trải. Nhưng thực bất ngờ, tranh vẽ ấy được khách đến ăn hỏi mua, và người thực khách đã giúp cho Hồ Anh phát hiện ra tài năng của mình. Từ khởi điểm ấy, anh bắt đầu vẽ, rồi vẽ nhiều, và mê vẽ. Rồi sau vài năm tham dự các cuộc triển lãm chung, đã là một khuôn mặt hội họa quen thuộc của cộng đồng Việt Nam quanh vùng quận Cam, California.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 13)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 13

Vướng vòng lao lý


Ngày mai là ngày Một tháng Năm, ngày lễ Quốc Tế Lao Ðộng. Triệu vừa đạp xe ra khỏi nhà độ hơn trăm thước thì có cảm giác như có gì lành lạnh sau lưng. Ðường sá vào xế trưa thường vắng người vì nắng trưa gay gắt nhưng hôm nay lại quá vắng. Ðến một góc đường, Triệu lái xe rẻ vào bên trái để đi về phía chợ Gia Ðịnh, nơi có nhiều hàng quán và hành khách đang chờ xe ở ga xe điện. Nhìn vào kính chiếu hậu, Triệu thấy một người Pháp mặc thường phục, đang đạp xe theo sau Triệu không xa. Biết chắc là mình đã bị theo dõi, Triệu đạp nhanh đến quán trà Huế của bà Ba cạnh bên ga xe điện, nói lớn mật hiệu để bà Ba thông báo sau cho các anh em là mình có thể bị bắt: “Bà có tiền lẻ, đổi cho tôi giấy Hai Mươi ?”. Bà Ba chưa kịp trả lời thì bỗng nhiên, từ trong một quán bên hông chợ, một người Việt nhảy ra chận xe Triệu lại và bên kia đường, một người Việt khác cũng nhảy ra từ tiệm hớt tóc Nicolas, níu lấy tay cầm của chiếc xe Triệu. Biết chắc chắn là đã bị mật thám chận bắt rồi nhưng Triệu giả bộ ngạc nhiên hỏi: «Có chuyện gì vậy?». Người đã nắm chặt ghi đông xe đạp lạnh lùng đáp:
-Anh cứ theo chúng tôi về bót.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Lỡ Một Chuyến Tầu


Tưởng Năng Tiến

Cả dân tộc bước ra biển lớn.
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Tôi rất ngại chuyện đánh răng, rửa mặt. Tắm, gội, giặt giũ – tất nhiên – cũng không lấy gì làm hào hứng lắm. Kẻ xấu miệng nói như vậy là ăn dơ, ở bẩn, người biết chuyện thì giải thích rằng tại tôi không phải mạng Thủy nên sợ nước. Riêng tôi, đôi lúc, lại trộm nghĩ rằng đây là nỗi sợ chung của quốc dân đồng bào chứ chả riêng ai. 

Can thiệp vào Libya: Những bài học đầu tiên

Robert Farley (World Politics Review, Mĩ, 20/04/2011)

Chiến dịch của NATO ở Libya đã bước sang tháng thứ hai, tình hình tại chỗ chưa được cải thiện. Việc phòng thủ Misurata đang yếu dần, còn những người bảo vệ Adjadibya thì đang rút lui. Mặc dù tình hình quân sự đang ngày càng xấu đi, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Mĩ vẫn tuyên bố một cách đầy tự tin: mục tiêu chiến lược cuối cùng của chiến dịch là lật đổ M. Gaddafi. Nhưng vấn đề chính ở đây vẫn là mục tiêu chiến lược hoàn toàn không tương thích với phương tiện chiến tranh. Paris, London và Washington muốn Gaddafi ra đi. Nhưng không nước nào muốn đưa vào Libya lực lượng đủ sức lật đổ chế độ của viên đại tá này. Họ tự an ủi rằng Gaddafi đơn giản là sẽ rời Libya hay những người nổi dậy sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến này bằng một cách thần kì nào đó.

Tháng Tư

Hồ Phú Bông

Thả Kim xuống tại tiệm làm tóc, Khanh định lái xe một vòng rồi quay lại đón nhưng không hiểu sao lại đỗ vào bãi đậu. Bên kia đường là một thân cây thật lớn, những nhánh to còng xuống, già cỗi và gãy gục như đã chết từ lâu. Vỏ cây sần sùi, loang lở, nhưng thật bất ngờ, từ một hốc tối trên thân cây có một nhánh thật mảnh, trơ ra xương xẩu, lại lác đác vài chùm lá nhỏ non mượt, vàng óng! Mặt trời buổi sáng còn ngái ngủ, lướng vướng mây nơi chân trời, chiếu thứ ánh sáng mong manh phía sau làm mấy chùm lá non nổi bật, long lanh. Đẹp đến không ngờ! Khanh chết lặng với phút giây của mùa Xuân vừa mới chớm về thì cửa xe bật mở! Kim bảo khách đông quá, cứ đứng phân vân, nửa muốn chờ, nửa muốn đi loanh quanh một vòng vì hiếm khi có được một buổi sáng đẹp và thỏa mái! Khanh chỉ mấy cụm lá non, quay sang Kim: Nhìn kìa, đẹp không?

Nhìn đàng sau (Truyện thật ngắn)


Trang Châu

Người bạn thắc mắc:
- Mà nàng bỏ cậu hay cậu bỏ nàng?

Người chồng nhún vai:
- Chẳng ai bỏ ai. Tôi không ở nổi tôi đi, nàng không giữ nổi nàng thả.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 12)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 12

Gặp lại Nàng Thơ

Triệu được chỉ thị cần phải tìm cách phối hợp hoạt động với các thanh niên, học sinh gốc Trung Hoa ở Chợ Lớn. Thủ đô Sài Gòn bao gồm cả Chợ Lớn, một trung tâm kinh tế phồn thịnh với diện tích và dân số kể như phân nửa của Thủ đô. Không thể nào chấp nhận để Chợ Lớn như thành phần tách riêng, không tham gia cuộc tranh đấu chống Pháp.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Chuyển giao Ngọn lửa Truyền thống.

Đoàn Thanh Liêm

(Bài viết để tặng các chiến sĩ tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam, và riêng tặng các bạn luật sư Trần Danh San & Triệu Bá Thiệp cùng các chiến hữu trong Ủy Ban Nhân Quyền Việt nam, nhân kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư)

Hồi năm 1980 – 81, cụ Nguyễn Hiến Lê được một người cháu làm cho Liên Hiệp Quốc ở Genève về thăm và đem cho cụ một số sách báo mới xuất bản tại Pháp. Cụ đọc xong, rồi chuyển cho một số anh em chúng tôi mượn để coi. Thật là một điều may mắn hi hữu, vì sau năm 1975 tại Sài Gòn, rất ít khi chúng tôi lại có được sách báo từ bên ngoài để mà đọc.

Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt

Nguyễn Trọng Vĩnh *

Hòa bình được lập lại trên đất nước ta đã hơn 30 năm. Trong thời gian ấy các nước xung quanh ta phát triển rất mạnh và phồn vinh, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, v.v.

Nước ta, trong thời gian qua cũng đạt được một số thành tựu, như: xây dựng được hệ thống đường sá, cầu cống trên toàn quốc (tuy chất lượng chưa cao, nơi này nơi khác có hư hỏng lún sụt); mở rộng và nâng cấp một số sân bay, bến cảng; xây thêm được một số công trình thủy điện trọng yếu; phát triển được ngành dầu khí; có một số khu công nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả; xuất khẩu được khối lượng gạo lớn và số lượng nông, thủy sản quan trọng; bộ mặt các thành thị được nâng cấp, chỉnh trang phong quang, khởi sắc hơn; xóa đói giảm nghèo có kết quả nhất định; hoạt động ngoại giao năng động, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao; GDP hàng năm tăng với tỷ lệ có vẻ đáng kể, nhưng xét về nhân tố cấu thành và đi lên từ cơ sở xuất phát thấp nên giá trị thực không mấy.

Hội chứng Bắc Phi: Nhục tiếm quyền và ô nhục giàu sang

Bùi Tín

Hình: AP
Họa sỹ kiêm kiến trúc sư Ngải Vị Vị, người thiết kế kiểu sân vận động “Tổ Chim”
cho Đại hội Thể thao Olympic 2008 tại Trung Quốc

Du ký bằng hình: Du xuân vùng tây bắc và hội hoa tulip Skagit Valley

Trùng Dương
Riêng tặng chị Phượng,
với tình thân và lời cầu chúc chóng bình phục

Giữa tháng Tư, cũng nhân dịp có hội hoa tulip tại Skagit Valley, 60 miles phía bắc của Seattle, các bạn tôi, phần lớn cao niên và đã về hưu, ở vùng tây bắc ới lên chơi. Cùng lên nhập bọn có anh bạn Trần Quang Đôn, kiến trúc sư xoay nghề chụp hình tài tử, tới từ Nam Cali. Chuyến đi bốn ngày cuối tuần thật trọn vẹn, đầy mầu sắc của hoa cỏ đương độ xuân và tình bạn ấm cúng trong tuổi xế chiều của những mảnh đời đã trải nhiều sóng gió và phấn đấu sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 của 36 năm về trước, khiến những cuộc hội họp như thêm nhiều hương vị đậm đà, mặc dù không thiếu ngậm ngùi khi chúng tôi ngồi bên chung trà cùng nhau nhìn lại những đoạn đường đã qua của mình và bao người Việt tị nạn khác.


Bên trên là collage gồm một số hình ảnh chọn lọc chụp tại Seattle. Hàng trên cùng: cảnh hoa đào trong vườn bách thảo Washington Park Arboretum; hàng giữa, vài cảnh trong Vườn Nhật kế bên vườn bách thảo; và hàng dưới, hoa anh đào trong khuôn viên trường đại học University of Washington. Trong lúc dạo sân trường UW, các anh chị đã có con tốt nghiệp tại đây đều nhớ lại những lần đến đây để dự lễ tốt nghiệp của các cháu, và mặc dù không nói ra nhưng thảy đều nghĩ tới những tháng năm làm việc vất vả để các con có dịp học hành đỗ đạt nên người hữu dụng tại quê hương thứ hai.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 11-2)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 11

Hồi cư về Sài Gòn (2)


Tổ chức Nam Thanh còn một hãnh diện khác là đã xuất bản được bản nhạc Nhớ Chiến Khu, một bản nhạc của Ðỗ Nhuận, rất thịnh hành vào lúc khởi đầu Nam Bộ Kháng Chiến. Một đồng chí họa sĩ tài hoa, ở xóm sau nhà thờ Bà Chiểu đã nhận vẽ bìa cho bản nhạc. Anh tên Hoa, từng được hội Việt Mỹ tổ chức trình bày tác phẩm, đã sáng tác bìa một màu, xanh lá cây, với hình một chiến sĩ, đầu đội ca lô, vai vác súng, đứng dưới một cột cờ. Lá cờ phất phới, nếu cố ý nhìn thật kỹ sẽ thấy ẩn hiện hình một sao năm cánh! Qua mặt cơ quan kiểm duyệt để xuất bản một bản nhạc có hình bìa như thế, phải cho là một kỳ công. Một anh bạn ở nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu đã thực hiện việc in ấn bản nhạc này. Hoàng Mai Lưu là tên ghép ba họ của các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước. Triệu đã đến nhà anh bạn khi bản in vừa ráo mực, ở vùng chợ An Ðông - thời bấy giờ chỉ là một xóm nhà lá - để chở hết về đem chia giấu vì sợ Sở Kiểm duyệt đổi ý cho chỉ thị tịch thâu lại thì lỗ vốn!

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Thiện tâm ở tại lòng ta

Ngô Nhân Dụng

Mấy năm trước, mục này đăng một bài với đề tài: Thiện vẫn hơn Ác. Một vị độc giả Người Việt là Bác sĩ Henny Nguyễn đã chọn đọc lại bài đó trong chương trình phát thanh Niềm Vui Mới nhân dịp Lễ Phục sinh này. Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại đề tài đó, để nuôi nấng niềm tin vào cái Thiện.

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Rồi Hết Chiến Tranh

Tưởng Năng Tiến

Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng người: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường.”

Yuri Gagarin: Chuyến bay vô ích?

Gerard DeGroot (The Telegraph, Anh, 28/03/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch

Năm mươi năm sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên quĩ đạo vòng quanh trái đất, Gerard DeGroot đặt câu hỏi liệu chuyến bay của ông có mang lại mục đích nào không.

Tàu Vostok, tức là con tàu đã đưa Yuri Gagarin – nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới – lên quĩ đạo vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 trông khác hẳn con tàu mà Buck Rogers, trong bộ phim khoa học viễn tưởng, sử dụng trong chuyến du hành vào vũ trụ. Nó có hai cái cửa sổ nhỏ tí, Gagarin không cần nhìn xem mình đang bay đi đâu vì thực ra là ông không điều khiển được con tàu của mình. Cái buồng hình cầu đó gợi cho người ta nhớ đến rạp xiếc với quả cầu chứa người được bắn lên không trung.

GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 22/04/2011

BLOG LÊ DŨNG


Đăng ngày: 14:27 18-04-2011

 Cứ sáng ngày ra lại thấy tin xe điên và tai nạn giao thông chết người.

 Chỉ riêng có một hai ngày nghỉ lễ ăn giỗ Vua Hùng mà cũng có đến cả hơn trăm người được vinh dự làm giỗ mình cùng Vua Hùng vào năm sau. Kinh cả người mà xứ ta vẫn cứ bình chân như vại, thế mới biết dân ta gan dạ, dũng cảm toàn đẳng cấp của anh Kim Đồng xưa: "vượt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo" đếch sợ.

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 11)

Trần Nguơn Phiêu

Chương 11

Hồi cư về Sài Gòn (1)


Thành phố Sài Gòn, sau những tháng dài chìm trong khói lửa chiến tranh, nay đã có một gương mặt khác. Sự thay đổi không phải chỉ nhận thấy ở cảnh vật bên ngoài mà hình như lúc nào cũng thấy bàng bạc trong tâm tư của những người hồi cư. Ý tưởng so sánh những sự việc ngày trước và bây giờ lúc nào cũng thấy xảy đến trước các tình huống mới. Ðặc biệt nhất là vì các thay đổi vật chất. Trong suốt các năm tháng của thời Ðệ nhị Thế chiến, vì giao thông với Âu châu và nhất là Pháp bị gián đoạn nên dân chúng đã tìm cách vận dụng các sản phẩm nội địa để thay thế các sản phẩm không còn được nhập cảng. Bột bắp và bột gạo chẳng hạn đã được pha trộn theo nhiều công thức để làm bánh mì, thay thế bột mì rất khan hiếm trên thị trường. Quần áo phần nhiều được may cắt bằng các loại vải sản xuất trong nước, loại vải thường được gọi là “vải 8”, sần sùi, trông thô kệch nhưng rất chắc chắn.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đọc truyện đêm khuya: Việt Nam – con rồng trỗi dậy

Đoan Trang

Cách đây ít lâu tôi tình cờ tìm được một cuốn sách có tựa đề “Vietnam - Rising Dragon” của tác giả Bill Hayton, một nhà báo Anh. Đọc xong thì thấy một cảm giác hết sức cay đắng, hay nói theo mốt đặt tít của báo mạng là “đắng lòng đọc sách Bill Hayton”. 

Phản xạ có điều kiện và não trạng nô lệ



Thí nghiệm của Paplop

Thuở nhỏ, chương trình sinh vật được đưa vào trường phổ thông trung học dạy về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Môn đó dạy rằng, phản xạ không điều kiện là những phản xạ bẩm sinh, bản năng tự nhiên có như đói thì khóc đòi bú, rét thì khóc để được ủ ấm hơn… Đấy là những phản xạ có tính di truyền.

Sắp đến ngày 30/4: nhớ Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Văn Tuấn

Thế là phiên tòa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã qua 11 ngày. Tính từ ngày 4/11/2010 đến nay, ông đã ngồi tù đúng 162 ngày. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Hiểu theo nghĩa đó, một trăm sáu mươi hai ngày trong tù là 162 ngàn năm ở ngoài.

Ghé thăm các blogs: 21/04/2011

DÂN LÀM BÁO


Nguyễn Bá Chổi (danlambao) – Xin phép bắt chước Giáo sư Ngô Bảo Châu, tôi vốn không hâm mộ Cộng Sản, nhất là CSVN. Những lý thuyết đảng Cộng Sản đưa ra nghe thì thật hay, có tính thuyết phục đặc biệt với thành phần khố rách áo ôm, nhưng khi đem áp dụng thì ngay cả thành phần khố rách áo ôm cũng phải kêu oan dậy làng dậy nước.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Ai là thế lực thù địch của họ?

Ngô Nhân Dụng

Báo Nhân Dân của đảng Cộng sản (mà các báo đều là báo của đảng cả) luôn cảnh cáo cán bộ, công an phải đề phòng Các Thế lực thù địch! Làm như quên không nói đến bốn chữ Thế lực thù địch ba ngày là họ ăn không thấy ngon! Nghe nói mãi Thế lực thù địch người dân không biết họ đang nói đến ai, có ám chỉ chính mình không? Nhất là những người lâu lâu lại muốn cho bộ óc của mình tập thể dục, bắt nó suy nghĩ.

Văn hóa dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc  


Để có một sinh hoạt chính trị lành mạnh, cần có một văn hóa chính trị lành mạnh. Để có một văn hóa chính trị lành mạnh, cần có một văn hóa dân chủ lành mạnh.

Kẻ thù của Nhân dân

Đoàn Thanh Liêm

(Nhân đọc cuốn sách “Enemies of the people” dài 272 trang
Tác giả Kati Marton, một nhà báo nổi danh
Nhà xuất bản Simon & Shuster ấn hành năm 2009)



Đây là một cuốn chuyện kể lại một cách thật sống động về một gia đình tỵ nạn cộng sản trên đất Mỹ đã trên 50 năm nay. Cuốn sách có nhan đề phụ nữa là : “My Family’s Journey to America” (Cuộc hành trình đến nước Mỹ của gia đình tôi). Dưới ngòi bút điêu luyện của một nhà báo và cũng là một tác giả nổi danh, cuốn sách tường thuật lại nhiều chi tiết éo le của một gia đình là nạn nhân trong chế độ hà khắc cộng sản ở Hungary hồi đầu thập niên 1950, giữa thời cao điểm của cuộc chiến tranh lạnh tại khu vực Đông Âu.