Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Đến với gia đình sau đám tang ông Trịnh Xuân Tùng và những câu chuyện
Paulus Lê Sơn
Hà Nội động đất, tín hiệu cảnh báo này có làm rung động tình người không?
Lê Diễn Đức
Hà Nội "xuống đường" đêm ngày 24 tháng 3 năm 2011 - Ảnh: Việt Báo
Khoảng 9 giờ tối ngày 24 tháng 3 năm 2011, thủ đô Hà Nội bị động đất nhẹ, dưới 4 độ richter.
Nhiều ngày nay, từ khi có các cuộc cách mạng Hoa Nhài bên Bắc Phi, nhà cầm quyền Hà Nội chắc hẳn khó ngủ vì sợ nhân dân xuống đường làm cách mạng.
Lề phải, lề trái
Blog Trang The Ridiculous
Mai sau, một ngày nào đó, có ai viết về lịch sử báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 21, rất nên nhắc tới một “trận chiến vô hình” giữa hai lực lượng báo chí quân xanh quân đỏ. Hai lực lượng này được gọi tên theo một phép ẩn dụ nổi tiếng, là Lề Trái và Lề Phải.
GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 31/03/2011
BLOG TRẦN MINH QUÂN
Tại hội thảo công bố chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010, do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) tổ chức vào sáng ngày 16.3 tại Hà Nội, các đại biểu tham dự đều có chung một nhận định là hiện nay khi tham gia đầu tư và làm ăn tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều phải tốn những khoảng chi phí không chính thức, còn gọi là chi phí “bôi trơn” nếu muốn được giải quyết các thủ tục nhanh gọn hay muốn trúng các gói thầu do cơ quan nhà nước mời thầu, …
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
NHÂN TRỊ VÀ PHÁP TRỊ
Nguyễn Hoài Vân
Khuynh hướng Nhân trị
Phát nguồn từ đạo nhân, tức từ một tổng hợp bổn phận để con người có thể sống đúng với địa vị của mình đối với mọi người trong xã hội và đối với vạn vật vũ trụ (« Nhân dã giả, nhân dã » - Mạnh Tử). Tập hợp bổn phận này được xây dựng trên quan niệm mọi người đều cùng một bản thể với nhau và cùng bản thể với vũ trụ vạn vật, ví như anh em một nhà, nên có bổn phận phải nâng đỡ nhau để cùng triển nở tốt đẹp (Tử Hạ: “Tứ Hải Chi nội giai huynh đệ”- Trình Minh Đạo: “Vạn vật dữ ngã nhất thể dã”). Bản thể ấy cũng là bản thể của Trời, khiến con người cũng như thiên nhiên đều có phần linh thiêng tôn quý.
VIỆT NAM CŨNG CHẲNG THUA KÉM GÌ NHẬT, NẾU......
Hạ Long Bụt sĩ
Nếu tiếp tục 400 năm thời Lý Trần, thì Lý Thường Kiệt, Tôn Đản... đến Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng và muôn vàn hậu duệ... có thua gì các Shoguns và Samurais Nhật Bản. Các hiệp sĩ Việt cũng được đào tạo rất giống võ sĩ Nhật: họ được học với các nhà sư, không khoa bảng lý thuyết, họ Văn Ôn Vũ Luyện (Trần Hưng Đạo được đào luyện ở chùa từ năm lên 6). Vua quan đều là những người có đạo đức tu học, xã hội đồng tôn, đồng tiến, dân chủ như hội nghị Diên Hồng, trên dưới một lòng, phá Tống bình Chiêm, kháng Mông ba lần... chỉ với 3 triệu dân tự cường tự lực, trong khi Nhật Bản nhờ bão thần kamikaze mới kháng nổi quân Nguyên.
Dân chủ là gì?
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: photos.com
Trong hơn hai thập niên vừa qua, trên thế giới, có lẽ ít có chữ nào, về phương diện tần số xuất hiện, được phổ cập; về phương diện từ nguyên, đơn giản và dễ hiểu; về phương diện lý tưởng, được nhiều người đồng thuận; nhưng về phương diện ngữ nghĩa, lại mơ hồ; và về phương diện chính trị, lại bị lợi dụng nhiều như chữ dân chủ.
Tính “đồng chí” hôm nay
Hồ Phú Bông
Chỉ nhắc lại vài chuyện cũ dưới đây thôi, vì hôm nay, ngày mai, hay ngày mốt những câu chuyện tương tự chắc sẽ còn tiếp diễn và có cơ nguy, mỗi ngày một nhiều hơn, hung dữ hơn và trắng trợn hơn!
Ngày 28 tháng 5 năm 2010, công an Thanh Hóa “cướp cò” giết chết tại chỗ cháu trai mới 12 tuổi và một người bị thương ở đầu, chết tại bệnh viện mấy hôm sau đó trong vụ chống “giải phóng mặt bằng” xây nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn! [1] Công an ở Nghệ An chỉ “bắn chỉ thiên” lại trúng lưng nạn nhân. Công an mặc thường phục ở Thái Nguyên, cũng bị “cướp cò”, làm nát đùi nữ sinh viên. Cũng tại Thái Nguyên, anh con trai và mẹ vì bất hòa về 3 con vịt nên mẹ anh nhờ công an bắt anh để “giáo dục cho nó ngoan hơn” nhưng, chỉ sau một ngày “giáo dục”, công an trả về cho bà cái quan tài chứa xác con với biên bản ghi là “bị ngã và có tiền sử sử dụng ma túy”! [2] Cháu Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam bị ông Đội trưởng đội cảnh sát cơ động 113 Nguyễn Mạnh Thư bắn chết, đã đi vào lòng đất đến nay hơn 10 tháng nhưng mấy ai biết nội vụ trôi về đâu?
Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ 6)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng Quốc
Chương ba mươi mốt
Sáng hôm sau Ngọc đến hiệu cà-phê Thanh Hương thật sớm xem Thanh đã thu xếp xong với bà Su chưa để giục nàng khởi hành ngay. Thanh nói:
“Ba hôm nữa tôi mới đi được vì cần phải đợi mấy nơi trả tiền.’’
“Hay là chị sợ nên trù trừ. Nếu vậy tôi đi trước.’’
Quyền và Sử dụng Quyền
Ngô Nhân Dụng
Gần đây ở nước ta có rất nhiều người dân chết trong đồn công an. Từ giữa năm 2007 đến nay hơn 20 người đã chết sau khi bị công an bắt giữ; nhiều người được nói là đã tự hủy mình. Khắp thế giới, chính quyền nào cũng phải chịu trách nhiệm về nơi mình giam người. Sơ ý để một người tự tử trong phòng giam là những cơ quan giam giữ bị khiển trách và trừng phạt. Không biết ở Việt Nam hiện nay có theo tục lệ văn minh đó hay không.
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Mấy hiểu lầm về Nho giáo Tam Cương với Ngũ Luân
Đỗ Quý Toàn
Nhiều người mang thành kiến coi Nho giáo là nền tảng xây dựng nên chế độ quân chủ tập quyền ở các nước Á Đông trước thế kỷ 20. Từ đó, họ suy ra rằng các xã hội Á Đông quen sống với giáo lý Khổng Mạnh thì không thích hợp để phát triển thể chế dân chủ. Các chế độ độc tài cũng nhân đó mà tự biện minh, chủ trương không nên dân chủ hóa, vì dân chủ là một truyền thống Tây phương, các nước Đông phương phải theo lối khác! Các chính quyền ở các nước như Singapore, và bây giờ thêm Trung Quốc, có ý đề cao Khổng giáo để biện minh cho tình trạng thiếu dân chủ trong nước họ. Nhưng tìm hiểu kỹ tận gốc, chúng ta sẽ thấy rằng Khổng Tử, Mạnh Tử không ủng hộ quyền hành tuyệt đối của người đứng đầu quốc gia, mà vào thời đại của họ từ thế kỷ thứ 6 tới thứ 3 trước Công Nguyên, đó là các ông vua chư hầu vị hoàng đế nhà Chu.
Uy tín của Nhà nước Việt Nam sẽ gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?
Bauxite Việt Nam

Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ…! (cười).
Màu Sắc Nam Bộ Với Họa Sĩ LÊ THANH TRỪ
Huỳnh Hữu Ủy
Lê Thanh Trừ sinh năm 1935 ở Mộc Hóa, Đồng Tháp, miền Tây Nam Bộ; theo học và tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội; sau năm 1975 trở lại miền Nam và sinh sống ở Sài Gòn.
Lê Thanh Trừ chuyên về ấn họa và sơn mài. Thực hiện ấn họa bằng đất thó (claycut), gần như Trần Khánh Chương thực hiện ấn họa bằng thạch cao, để vẽ lại bầu khí thân thuộc, đầm ấm của quê nhà từ thuở nằm nôi, rồi đã hít thở nhiều năm để trưởng thành, rồi phải xa lìa trong một thời gian dài đến hơn 20 năm.
Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ 5)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng Quốc
Chương ba mươi
Về tới Mông Tự, Ngọc lại ngay nhà Hoạt thăm Phương.
Không may Khuê vợ Hoạt lại có nhà. Ngọc thấy Phương nhìn mình hai con mắt đau khổ và oán hận. Ngồi một lúc Phương bỏ xuống nhà dưới. Ngọc đoán là Phương xuống để khóc. Hôm sau, Ngọc cố rình lúc cả hai vợ chồng Hoạt đi vắng rồi gọi cổng. Người đầy tớ ra mở. Phương mời Ngọc vào phòng khách, kiếm cớ sai người đầy tớ đi; Phương ra đóng cửa lại rồi ngồi xuống ghế bật lên khóc nức nở. Ngọc đến đứng bên cạnh ghế, yên lặng một lúc rồi cúi xuống lấy khăn tay chấm vào hai mắt Phương. Chàng kéo ghế ngồi kề bên cạnh.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trần Đăng Khoa & Thơ Văn Thời Bỏ Mả
Tưởng Năng Tiến

Bản chất của chế độ
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: Getty Images
Liên quan đến vấn đề bản chất của chế độ tại Việt Nam hiện nay, thời gian vừa qua, có hai sự kiện nổi bật và có thể được xem là tiêu biểu nhất.
Thứ nhất là vụ án mua dâm tại tỉnh Hà Giang vào ngày 10 tháng 3. Về vụ án này, nhà báo Bùi Tín đã phân tích sâu sắc trong bài "Khi đảng thực thi 'luật rừng' với 2 nữ sinh vị thành niên" đăng trên VOA blog.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
Cách đây hơn một tháng, hôm 11 Tháng Hai, nhạc sĩ được đưa vào bệnh viện Fountain Valley chữa trị vì tai biến mạch máu não.
Cách đây hơn một tháng, hôm 11 Tháng Hai, nhạc sĩ được đưa vào bệnh viện Fountain Valley chữa trị vì tai biến mạch máu não.
Bàn về chế độ toàn trị
Ivan Alexandrovich Ilyin (1)
Phạm Nguyên Trường dịch
Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm ngày sinh nhà triết học lớn của nước Nga: Ivan Alexandrovich Ilyin (28/03/1883 - 28/03/2011)
Cách đây ba mươi năm không ai có thể nghĩ đến việc đưa vào khoa luật học khái niệm “nhà nước toàn trị”: không phải vì rằng ý kiến về một nhà nước như thế chưa từng xuất hiện (nói thế là sai!), mà một chế độ như thế có vẻ như không thể nào khả thi được và không ai dám làm như thế. Nếu có một kẻ nào đó “bịa” ra nó (thí dụ như nhân vật Sigalev trong Lũ người quỉ ám của Dostoievsky!) thì mọi người sẽ nói ngay: trên trái đất không làm gì có những kẻ bất lương và ngu xuẩn như thế, không thể có những cơ quan nhà nước khủng khiếp đến như thế, cũng không đào đâu ra phương tiện kĩ thuật để có thể xây dựng nên một cơ chế chính trị bao trùm lên tất cả, thâm nhập vào tất cả và cưỡng bức được tất cả mọi người như thế. Nhưng nay thì chế độ toàn trị đã hiện hữu như là một sự kiện lịch sử và chính trị và chúng ta buộc phải tính đến: người đã có, các cơ quan đang được xây dựng và kĩ thuật cũng đã sẵn sàng.
Nhớ thương Phạm Công Thiện
Đặng Tiến
Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.
Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.
Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ 4)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng Quốc
Chương hai mươi chín
Một hôm Tường về bảo Ngọc:
“Việc hỏng cả rồi.’’
“Sao lại hỏng?’’
“Về phía Mỹ, Patty có nói với tôi rằng chính sách của họ là ‘hand off’ nghĩa là bỏ tay ra, không dúng vào việc Trung Hoa cũng như việc Việt Nam. Công việc liên lạc với Mỹ thế là đứt đoạn. Còn về phía Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch muốn làm chủ hẳn Vân Nam nên hứa hẹn rất nhiều với Long Vân. Lư Hán kéo quân đi, tất nhiên quân Trung ương xuống thay thế. Long Vân hết quân sẽ bị cô lập, chắc chẳng bao lâu Tưởng sẽ mời lên Trùng Khánh. Quân ở Vân Nam chú đã biết, quân cà khổ đói khát rách rưới ấy kéo về Việt Nam thì thật là cái tội nợ cho dân mình. Thật đáng buồn. Nhưng cũng may nhờ ở sự tuyên truyền đã lôi kéo được một số đông lính khố đỏ theo mình. Anh Ninh sẽ phụ trách đưa họ về nước, chia làm hai ngả, một số về Lao Kay, một số sẽ về Hà Giang. Việc tuyên truyền ấy một phần nhờ có Thanh giả làm người đi bán quà ở các trại Pháp tập trung lính Việt.’’
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
Làm cách mạng hay đấu tranh chính trị nghị trường ?
Trương Nhân Tuấn
Bất kỳ người dân nước nào cũng đều muốn thấy đất nước mình giàu mạnh, mọi người được sống trong cảnh ấm no, thái bình, hạnh phúc. Nhưng những điều này không thể chờ đợi từ một chế độ độc tài. Bởi vì, sự chậm tiến, trì trệ, thậm chí việc suy thoái của đất nước, hay những sự bất công, áp bức trong xã hội, việc đói rách thiếu thốn của đại đa số người dân… đều bắt nguồn từ thể chế độc tài. Không có một ngoại lệ nào. Trong khi đó, một chế độ « dân chủ », có thể bản thân còn rất nhiều khiếm khuyết, nhưng đến hôm nay vẫn cho thấy đó là một chế độ hoàn thiện nhất. Hoàn thiện vì nó có thể tự sửa đổi những khiếm khuyết theo thời gian, theo kinh nghiệm… để tự chuyển hóa cho « tốt » hơn. Tất cả các nước giàu mạnh trên thế giới hiện nay đều là các nước có chế độ dân chủ. « Xã hội chủ nghĩa » là một xã hội có thật, có thể thấy mô hình ở các nước Bắc Âu, mà xã hội này là sản phẩm của các chế độ dân chủ tự do, do sự tự điều chỉnh của chế độ dân chủ, chứ không phải là sản phẩm của Marx hay Lenin. Xã hội này đặt trọng tâm lên con người, nhà nước vì con người mới hiện hữu, do đó nhà nước có bổn phận đem lại hạnh phúc cho mọi người trong xã hội.
Tản Mạn Văn Học với nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc
Nguyễn Mạnh Trinh
Lời Giới Thiệu
Dưới đây là bài "tản mạn văn học" dựa trên cuộc phỏng vấn/nói chuyện—được thực hiện vào ngày 14.1.2011 của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh và phóng viên Nhã Lan của Hồn Việt Direct TV và Little Saigon Radio, tiểu bang California, Hoa Kỳ—với nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc. Bài phỏng vấn này đã được phổ biến làm hai kỳ trên cả hai phương tiện truyền thông nói trên vào những ngày cuối năm Canh Dần 2010 và đầu năm Tân Mão 2011. Chủ đề của nó nhắm vào một số khía cạnh và sự phát triển của dòng văn học Việt ngoài nước nói chung và, đặc biệt, một số hiện tượng đặc thù của dòng văn học ấy, chủ yếu là trong thời gian năm, mười năm gần đây.
1.
Theo anh, ta nên giới hạn khoảng thời gian như thế nào để anh có thể dễ dàng hơn trong công việc nhận định những nét đặc thù và những hiện tượng của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại?
Thật ra, tuỳ vào mục đích mình nhắm tới mà ta có thể làm một cuộc duyệt xét văn học hải ngoại trong khoảng thời gian nào. Trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, tôi nghĩ chúng ta có thể tính trong khoảng năm, mười năm trở lại đây. Dù sao, ở một số khía cạnh, chúng ta có thể mở rộng biên độ thời gian hơn.
Khi tình người cạn kiệt… (1)
Sách dày trên 400 trang,in ở Đài Loan, đóng chỉ, bìa cứng offset 4 màu, ấn phí 25 MK. Mọi liên lạc xin thư về Tủ sách Tiếng Quê Hương, P.O Box: 4653. Email hoặc điện thoại cho: 1/ Nhà văn Uyên Thao: uyenthao1@juno.com – (703) 573-1207 - 2/ Nhà văn Trần Phong Vũ: tphongvu@yahoo.com –(949) 232-8660 - Chi phiếu hoặc lệnh phiếu xin ghi trả cho : VLAC/Tiếng Quê Hương.
Trần Phong Vũ
(Trần Phong Vũ giới thiệu tác phẩm “Một Thời Oan Trái”* của nhà văn Phan Lạc Tiếp do Tiếng Quê Hương ấn hành)
Đọc qua bản thảo tác phẩm “Một Thời Oan Trái” của nhà văn Phan Lạc Tiếp, tôi thoáng liên tưởng tới nội dung cuốn “Ngày Long Trời, Đêm Lở Đất” của Trần Thế Nhân. Hai tiếng Oan Trái như xoáy vào trái tim ứa máu làm lay động những suy tư trầm lắng trong tôi khi đọc những chứng từ của người viết họ Trần.
VIẾT LÁCH
Võ Phiến

Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ 3)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng Quốc
Chương hai mươi tám
Đi đâu Ngọc cũng nghe họ bàn tán về hai quả bom nguyên tử. Ít lâu sau, có tin Nhật đầu hàng. Đêm ấy ở thành phố Côn Minh, dân Trung Hoa và cả dân Việt nữa đều đốt pháo ăn mừng.
Tường lúc đó về Khai Viễn, nhà chỉ có Thanh và Ngọc. Ngọc đi mua một bánh pháo nhỏ về đốt. Chàng nửa muốn ăn mừng nửa muốn ngửi mùi khói thơm để nhớ lại cảnh Tết ở quê nhà. Chàng nhớ lại những đêm giao thừa, hễ cứ mỗi lần đốt pháo là chị chàng lấy hai ngón tay bịt tai lại; chàng thường trêu nghịch đem pháo lại gần có khi quẳng cả bánh pháo vào chân để chị kêu rú lên.
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
Văn Bản Nguyễn Ái Quốc
Bài 3: Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc
Lời nói đầu: Khi khảo sát về Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt Phan Khôi, chúng tôi phải tìm hiểu tại sao, sau khi ở Pháp về, Tây Hồ tìm gọi và trao lại "di sản tinh thần" cho Phan Khôi. Sự tìm hiểu này dẫn đến giai đoạn Phan Châu Trinh ở Pháp, và vai trò của ông trong nhóm Ngũ Long. Đi sâu hơn nữa, đọc những bài báo tiếng Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi khám phá ra một sự thật: những bài báo này phải do những người rất am tường tiếng Pháp, thâm hiểu văn hoá và triết học Tây Phương, lại có văn tài, mới có thể viết được. Về mặt ngữ văn, bất luận những ai không học trường Pháp từ nhỏ, cả những người học trường Việt (như chúng tôi) dù có ở Pháp đến 50 năm, cũng không thể viết được như thế; bởi không có cái nền cơ bản về tiếng Pháp, không nắm bắt được lịch sử và sắc thái (nuances) của mỗi từ, của các thì (temps, modes) trong cách chia động từ, và nhất là lối chơi chữ của người Pháp. Đại để cũng giống như: một người mới học tiếng Việt vài năm không thể viết được như Phan Khôi. Sự ngạc nhiên này dẫn đến việc khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc. Loạt bài này đã đăng trên RFI, ở đây chúng tôi bổ sung thêm một số điểm. - Paris 20/2/2011 - Thụy Khuê
Sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc dẫn tới sự xác định vai trò lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước (1912-1927) của Phan Văn Trường trong những năm đầu (1911-1920) và của Nguyễn Thế Truyền trong những năm cuối (1921-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp.
Vài chuyện đáng ghi nhớ tại Đại hội thường niên của tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa kỳ Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
Amnesty International (1961 – 2011) Được tổ chức tại thành phố San Francisco California Vào ba ngày 18, 19 và 20 tháng Ba năm 2011
Đại hội thường niên năm 2011 của tổ chức Amnesty International Phân bộ Hoa kỳ AI USA (Annual General Meeting AGM 2011) vừa diễn ra tại khách sạn Fairmont thành phố San Francisco trong ba ngày 18,19 và 20 tháng Ba năm 2011. Năm nay cũng là để kỷ niệm 50 năm thành lập của Amnesty tại thành phố Luân Đôn Anh quốc (1961 – 2011), nên kỳ Đại hội này đã được chuẩn bị hết sức chu đáo với sự tham dự của trên 1000 thành viên và quan khách từ nhiều quốc gia khác, cũng như từ nội địa nước Mỹ.
Đoàn Thanh Liêm

CHUYỆN TRINH-THÁM VĂN-HỌC HAY LÀ CUỘC SĂN LÙNG HƠN 40 NĂM MỘT THI-PHẨM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Nguyễn Ngọc Bích
Tôi nợ rất nhiều người để có được bài viết rất sơ khởi này về tập thơ Lưu Hương Ký (LHK) của nữ-sĩ Hồ Xuân Hương (HXH), “Bà chúa thơ Nôm” (tên mà nhà thơ Xuân Diệu “mượn tạm” mà không hề ghi nhận là lấy của ông Lê Tâm, tác-giả cuốn Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương (Bà chúa thơ Nôm), Hà-nội: Nhà xb Cây Thông, 1950):
Trước hết là cụ cử Nguyễn Văn Tú, người đã tìm ra bản thảo LHK trong tủ sách gia-đình (ở Hành-thiện) và đã gởi về cho toà báo Văn Sử Địa từ năm 1957. LHK sau đó đã được chuyển về thư-viện của Viện Văn-học ở Hà-nội khi viện này được thành-lập.
Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ 2)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng Quốc
Chương hai mươi bẩy
Một tháng sau đoàn đại biểu về rồi lại vụt biến mất. Sau một hồi bận rộn, cuộc đời trở lại yên tĩnh như cũ. Hai người được Tường giao cho việc giữ căn nhà bí mật. Chỉ khác là thỉnh thoảng Ngọc đi vắng về những công việc gì Thanh không rõ. Thanh cũng lén đi nhiều lần để báo cáo với Quân. Không có gì quan trọng vì mọi việc Quân đã biết hết do ngả khác. Quân bảo Thanh:
“Cô cần phải đi với Tường hoặc Ninh và cốt nhất theo họ về nước. Chắc họ đã được Tưởng Giới Thạch hứa hẹn gì đây, có khi họ được giúp súng ống kéo người về chiếm mấy tỉnh ở biên giới.’’
SỐNG VÀ CHẾT
Trần Mộng Tú
Em muốn nói cho anh nghe chuyện sống chết của đất trời
cái chết của dòng sông, sự sống của cỏ cây súc vật
tất cả
chúng ta sống và chết như chuyện nằm mơ
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Văn bản Nguyễn Ái Quốc (1)
Bài 2: Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản
(1)
Lời nói đầu:
Khi khảo sát về Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt Phan Khôi, chúng tôi phải tìm hiểu tại sao, sau khi ở Pháp về, Tây Hồ tìm gọi và trao lại "di sản tinh thần" cho Phan Khôi. Sự tìm hiểu này dẫn đến giai đoạn Phan Châu Trinh ở Pháp, và vai trò của ông trong nhóm Ngũ Long. Đi sâu hơn nữa, đọc những bài báo tiếng Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi khám phá ra một sự thật: những bài báo này phải do những người rất am tường tiếng Pháp, thâm hiểu văn hoá và triết học Tây Phương, lại có văn tài, mới có thể viết được. Về mặt ngữ văn, bất luận những ai không học trường Pháp từ nhỏ, cả những người học trường Việt (như chúng tôi) dù có ở Pháp đến 50 năm, cũng không thể viết được như thế; bởi không có cái nền cơ bản về tiếng Pháp, không nắm bắt được lịch sử và sắc thái (nuances) của mỗi từ, của các thì (temps, modes) trong cách chia động từ, và nhất là lối chơi chữ của người Pháp. Đại để cũng giống như: một người mới học tiếng Việt vài năm không thể viết được như Phan Khôi. Sự ngạc nhiên này dẫn đến việc khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc. Loạt bài này đã đăng trên RFI, ở đây chúng tôi bổ sung thêm một số điểm.
Paris 20/2/2011Thụy Khuê
Cuối cùng làm gì ở Libya?
Ngô Nhân Dụng
Trong mấy tuần liền, trong khi thế giới chờ đợi, và tổng thống Barack Obama đã tuyên bố Gadhafi phải ra đi, chính phủ Mỹ vẫn tránh không ra tay. Họ để cho Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dẫn đầu cuộc vận động Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc làm nghị quyết cho lập “vùng cấm không vận” ở Lybia. Chắc nhờ ông Sarkozy mặc cả khéo nên Nga và Trung Quốc chỉ tránh mặt mà không phủ quyết! Cựu Nghị sĩ Cha Rick Santorum phải kêu lên: “Mỹ để cho Pháp dẫn trước hay sao?” Cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich chế nhạo rằng Tổng thống Barack Obama, “không phải là vị Tư lệnh Tối cao nữa mà chỉ là một Quan sát viên Tối cao thôi!”
Phóng xạ hạt nhân tác động thế nào đến sức khỏe?
Trọng Thành (RFI)
Thảm họa hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản) ập đến sau thảm họa động đất và sóng thần là tâm điểm chú ý của toàn thế giới đã gần hai tuần nay. Đối diện với thảm họa này, nhiều câu hỏi đặt ra. Làm thế nào để đề phòng phóng xạ? Khi biết bị nhiễm xạ, có cách gì chẩn đoán và những bệnh nặng do nhiễm xạ gây ra được điều trị như thế nào? Ngoài những câu hỏi thuần túy y tế, một câu hỏi khác cũng được quan tâm, đó việc quản lý thông tin liên quan đến thảm họa của chính quyền có các tác động nào đến sức khỏe và tinh thần của dân chúng?
Vụ án “làm sao cũng chẳng làm sao”
Nguyễn Quang Minh
Trích thơ Phan Khôi: Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao
Phiên sơ thẩm xét xử luật gia Cù Huy Hà Vũ tại TAND Hà Nội sẽ không diễn ra vào ngày 24/3 như dự kiến mà dời đến ngày 4/4. Điều này hé lộ Nhà nước CHXHCN Việt Nam đang bối rối cho một kịch bản thuận buồm xuôi gió về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Hay nói cách khác, họ chưa đồng thuận cho đáp án Cù Huy Hà Vũ. Họ đang mua thời gian.
Giòng sông Thanh Thuỷ (Phần III, kỳ I)
Nhất Linh
Phần thứ ba
Vọng quốc
Chương hai mươi sáu
Thời cuộc biến chuyển rất mau chóng. Tháng ba năm 1945, Nhật đảo chính ở Việt Nam. Ninh sắp phải về nước ngay để đưa một đoàn đại biểu của Việt Quốc lên Trùng Khánh.
Một hôm Tường đi vắng, Ngọc nói với Thanh:
“Tôi phải về biên giới, có khi về trong nước.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Ghé thăm các Blog: 24 tháng 3, 2011
BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO
Luật pháp mù mờ hay do sự thỏa hiệp trầm trọng ở “chóp bu” quyền lực ?
Bình luận của Phạm Viết Đào.
“Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”( Vietnamnet )
Bất Tử (3)
Lý Dực Vân
Trong nhiều năm tiếp theo, một số người trong chúng tôi có dịp đến thủ đô và đợi suốt nhiều giờ trong hàng người dài dằng dặc để chiêm ngưỡng bộ mặt của lãnh tụ. Sau khi Người qua đời, một bảo tàng tưởng niệm được xây dựng ở trung tâm thủ đô và thi hài vị lãnh tụ được đặt trong quan tài pha lê. Nhà thiết kế đã khắc ở lối vào bảo tàng:
Hãy để lãnh tụ vĩ đại của chúng ta sống mười ngàn năm trong trái tim của một trăm thế hệ. Bên trong lối vào, chúng tôi phải trả một khoản tiền lớn, để có một bông hoa bằng giấy trắng và đặt dưới chân quan tài pha lê, giữa một biển hoa trắng. Trong chốc lát, một số người trong chúng tôi tự hỏi liệu những bông hoa kia có được lấy khỏi bệ và ngày hôm sau đem bán lại, nhưng ngay lập tức chúng tôi cảm thấy hổ thẹn vì đã có những ý nghĩ không trong sáng ở nơi thiêng liêng nhất thế giới này. Tay cầm hoa, chúng tôi đi hàng một, lặng lẽ vào trung tâm đài tưởng niệm, và chúng tôi nhìn thấy vị lãnh tụ nằm trong quan tài trong suốt, phủ lá cờ lớn màu đỏ có những ngôi sao vàng, mắt người nhắm như đang ngủ và miệng mỉm cười. Chúng tôi ấn tượng với tấm thân của con người vĩ đại này đến mức bỏ qua màu đỏ không tự nhiên trên má Người và cái cổ phình mập như đầu Người.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Cái Lồng Khác Cỡ
Tưởng Năng Tiến

GIÁO DỤC VN-CHUYỆN “BIẾT RỒI, NÓI MÃI”
Song Chi
Thời trung học rồi đại học của tôi trôi qua dưới những ngôi trường khác nhau của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi không còn là học sinh nữa thì tôi lại là… phụ huynh học sinh suốt 10 năm trời trước khi rời nước ra đi. Kinh nghiệm về nền giáo dục VN như vậy có lẽ cũng tạm đủ.
KHI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NHÀ BÁO
BLOG PHAN VĂN TÚ
Văn tế Dân Oan
Võ Thị Hảo
Lời tác giả: Cho tôi gửi tặng những người dân Việt Nam đã oan, còn oan hoặc đã chết dưới cường quyền, bạo lực và bất công và vì những lý do ngụy biện – Nhà văn Võ Thị Hảo*
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
Khổng Tử thay Mao
Ngô Nhân Dụng
Sau trận động đất ở Nhật Bản, một ký giả tờ Trung Ương nhật báo của Nam Hàn mô tả: “Hầu như không thấy có một người Nhật nào gặp phải thảm cảnh này mà khóc lóc than van. Cũng không nghe nói có chuyện thừa cơ trong lúc lộn xộn vì động đất để giết người cướp của.” Nói với đồng bào người Hàn quốc, ký giả viết: “Chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiều từ Nhật Bản, và còn xa chúng ta mới có thể trở thành một nước tiên tiến (như họ).”
Dân Số Thế Giới Tiếp Tục Gia Tăng 50 Triệu Người Mỗi Năm
Nguyễn Quốc Khải
10-03-2011
Dân số thế giới gia tăng rất chậm kể từ khi trái đất mới khai thiên lập địa. Phải mất 250,000 năm, dân số nhân loại mới đạt được mức 1 tỉ người vào khoảng đầu thế kỷ 19, khi tế bào trứng của con người được khám phá. Hơn một thế kỷ sau đó, vào khoảng 1930, nhân số tăng gấp đôi lên tới 2 tỉ. Kể từ đó đến nay, dân số tăng nhanh chóng một cách không ai có thể ngờ được. Chỉ cần khoảng 30 năm, dân số nhân loại tăng thêm 1 tỉ từ 2 tỉ lên tới 3 tỉ vào năm 1960. Tỉ thứ tư chỉ cần 14 năm và tỉ thứ năm và thứ sáu chỉ cần 13 năm và 12 năm. Sự gia tăng dân số thật là khủng khiếp nếu đà này tiếp tục. May thay, tốc độ tăng trưởng nhân số đã ở điểm cao nhất và bắt đầu chậm lại. Vào năm nay, tức là cũng sau 12 năm trái đất sẽ có thêm 1 tỉ người nữa để đạt tới mức 7 tỉ, theo ước tính của Cơ Quan Dân Số của Liên Hiệp Quốc. Dân số thế giới sẽ còn tiếp tục gia tăng ít nhất trong vài thập niên tới, nhưng tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm dần.
Hình (J.K. Johnson): Tình trạng đông dân tại Saigon
cũng như tại Hà Nội gây ra cảnh kẹt xe thường xuyên.
cũng như tại Hà Nội gây ra cảnh kẹt xe thường xuyên.
Nhìn Nhật Bản, nghĩ về những rủi ro của nguyên tử
Nguyễn Hưng Quốc
Hình: REUTERS
Đọc báo chí tiếng Anh và tiếng Việt viết về các thảm họa tại Nhật hiện nay, tôi nhận thấy, ngoài sự quan tâm chung đến diễn tiến của tình hình với những con số mất mát từ vật chất đến nhân mạng, có một sự khác biệt đáng chú ý: trong khi người Việt chú ý nhiều đến những bài học về văn hóa ứng xử, như sự bình tĩnh, can đảm, kỷ luật và vị tha của người Nhật; người ngoại quốc lại bàn cãi nhiều về một vấn đề khác: sự hiện diện của các lò điện hạt nhân.
Thông báo hoãn xử vụ Cù Huy Hà Vũ (có văn bản chính thức)
Người Buôn Gió
Bất tử (1)
Lý Dực Vân
LTS. Lý Dực Vân, tác giả truyện ngắn này, là một người Trung Quốc hiện sống tại California nước Mỹ. Truyện Bất Tử trích từ một tập truyện của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam gần đây, và đang gây xôn xao trong dư luận.
Tiểu sử của anh ta cũng như của mỗi người chúng tôi, bắt đầu từ trước khi chúng tôi ra đời rất lâu. Suốt nhiều triều đại, thị trấn chúng tôi cung cấp cho hoàng gia những người hầu đáng tin cậy nhất. Họ là các thái giám, và vì kính trọng, chúng tôi gọi họ là Cố. Không ai trong số chúng tôi là hậu duệ trực tiếp của Cố, nhưng đi ngược dòng huyết thống, chúng tôi tìm thấy nhiều chú bác, anh em, anh em họ đã từ bỏ nam tính để tên tuổi họ không biến mất trong lịch sử. Nhiều thế hệ con trai lên bảy hoặc tám tuổi được chọn và đem hoạn - chúng tôi gọi là tịnh thân ¬- rồi gửi đến hoàng cung tập sự, học là người hầu phục vụ hoàng đế và hoàng gia. Mười ba hoặc mười bốn tuổi bắt đầu được trợ cấp, họ dành dụm tiền gửi về cho cha mẹ. Những đồng bạc ấy được cất kỹ trong rương cùng một túi nhỏ bằng lụa, đựng của quý đã bị cắt rời, được bảo quản bằng nhiều loại dược thảo. Khi anh em của Cố đến tuổi lấy vợ, cha mẹ họ mở rương, lấy ra những đồng bạc. Tiền nong cho phép những người anh em cưới vợ; vợ họ sinh con trai; những đứa con ấy lớn lên tiếp tục truyền thống của dòng họ, hoặc sinh thêm nhiều con trai nữa hoặc tịnh thân để tiến cung. Nhiều năm trôi qua. Khi các Cố quá già không thể phục vụ các chủ nhân trong hoàng cung được nữa, họ được cho về nghỉ và thay bằng cháu trai của họ. Chẳng còn việc gì để lo nghĩ, họ ngồi suốt ngày dưới nắng, vuốt ve những con mèo họ mang từ hoàng cung về nhà, béo tốt và chậm chạp y như họ, quan sát chó đực đuổi theo chó cái trong ngõ. Rồi đến lúc cái chết đến với họ. Đám tang của họ là những sự kiện lạ mắt trong thị trấn chúng tôi: sáu mươi tư nhà sư mặc áo choàng vàng rực và đỏ thắm tụng kinh suốt bốn chín ngày, đưa linh hồn các Cố lên thiên đường; sáu mươi tư thày tế khoác áo xanh lơ và xám nhảy múa suốt bốn chín ngày xua đuổi ma quỷ dám tấn công thân xác họ. Cuối ngày thứ bốn mươi chín, thời khắc thiêng liêng đã đến, cái túi lụa đựng của quý bị cắt rời của Cố được đặt vào quan tài. Giờ thì bộ phận bị thiến đã trở lại thân xác họ, linh hồn có thể ra đi, đến nơi khác tốt đẹp hơn thị trấn của chúng tôi mà không tiếc nuối.
GIÒNG SÔNG THANH THỦY (24)
Nhất Linh
Phần thứ hai
Chi Bộ Hai Người
Chương hai mươi lăm
Thuyền thuê đã đến lúc quay trở về cho đúng lời mặc cả với bà lái. Lúc đó thuyền đi về phía đông. Trước mái thuyền xa một quãng ánh trăng rải một con đường rắc hoa bạc; thuyền đi đến đâu thì ánh trăng ở gần biến đi và những hoa bạc khác lại dần dần hiện lên trên gợn sóng. Sương đêm bắt đầu xuống. Ngọc và Thanh không ai nói một lời nào, ngồi yên lặng ngắm vẻ đẹp của con đường lấp lánh hoa bạc như dẫn lối vào một thế giới xa xăm huyền ảo trong sương mờ.
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
Phỏng vấn nhà văn Song Thao
HỒ ĐÌNH NGHIÊM thực hiện
Bắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đổi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh).

Song Thao (ST): Nhà văn có khác, cảm được cái lạnh của chữ. Chữ có lạnh thật không, cũng dám lắm. Nhưng những cái tựa đứng vững chãi một mình của Phiếm là thứ nhà nòi. Hiên ngang chứ không cô đơn, lẻ bạn hay mình ên. Khi đặt cái tựa một chữ cho Phiếm, tôi thấy như mình cho chữ nghĩa một sức mạnh, như một cơn gió quất, một ngọn sóng thần. Nói nghe ghê gớm vậy chứ việc đặt những cái tựa... vạm vỡ như vậy là một sự tình cờ. Khởi đầu, tựa của Phiếm cũng khi ba chữ, khi hai chữ, khi một chữ. Sau thấy những cái tựa một chữ nghe có vẻ dứt khoát, hiên ngang hơn nên quen tay cứ một chữ mà chơi. Riết rồi bạn bè, độc giả khi gặp hỏi một cách thích thú: vẫn một chữ chứ? Thấy việc đặt những cái tít một chữ vô hình trung thành một dấu ấn của những bài Phiếm. Vậy là chơi luôn! Ngờ đâu lại có người thấy nó lạnh! Chắc người lạnh mới cảm thấy chữ lạnh chăng?
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chuyện Từ Làng Sher Đến Thôn Bàn Thạch
"Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay có một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ."
"Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm. Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (0oC), còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng -6oC đến -10oC.
Ngô Thế Vinh
"Trải qua hàng ngàn năm, làng Sher, một cái làng nhỏ tí ở Tây Tạng, vẫn bám lấy cái sống dù ở một vị thế sinh tồn khắc nghiệt, một thềm đất hẹp nằm chênh vênh trên một sườn núi dựng đứng. Ở vị thế khô cằn này của cao nguyên Tây Tạng, lượng nước mưa hàng năm chỉ được khoảng dưới 10cm. Nhưng từng giọt nước đều được thu giữ trong một hệ thống tưới tiêu có từ thời thượng cổ. Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn gần ở mức đóng băng (0oC), còn từ tháng Chạp đến tháng Hai thì hàn thử biểu bao giờ cũng lơ lửng trong khoảng -6oC đến -10oC.
Bắc Phi, tiếp sau là gì?
CATHERINE ASHTON
(The New York Times, 18/03/1011)
Phạm Nguyên Trường dịch
Đôi khi câu hỏi: “Sau đó thì sao?” lại là câu hỏi cực kì khó đối với nền chính trị thế giới. Đấy là câu hỏi mà người ta sẽ và bắt đầu đưa ra cho tôi trong buổi thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình Libya vào thứ bảy tới ở Paris.
GIÒNG SÔNG THANH THỦY (23)
Nhất Linh
Phần thứ hai
Chi Bộ Hai Người
Chương hai mươi bốn
Chiều hôm ấy, Thanh lấy khăn trùm lên tóc, cầm cái chổi cán dài để quét mạng nhện đen, mồ hóng giăng đầy mái nhà. Nàng nói với Tường:
“Em đã nghĩ kỹ rồi. Anh cứ để em ở ngoài, ở một ngoại vi tổ chức nào đó, lấy tên gì cũng được. Hay là lấy tên ‘Nữ hoả đầu phu đoàn’ [1] hợp với công việc em nhất.’’
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
Nô lệ tình nguyện hay chọn lựa Tự Do
Nguyễn Hoài Vân
Có một điều kỳ lạ, là rất nhiều người không hề biết coi trọng tự do. Họ không có khát vọng tự do trong tâm hồn, không ý thức được rằng tự do chính là một kho tàng quý báu, không quan niệm được là khi thiếu vắng tự do thì mọi sự xấu xa đều ồ ạt đổ xô đến và tất cả những gì có thể coi là tốt đẹp cho đời sống đều trở thành hư thối, đều bị đầu độc bởi trạng thái nô lệ. Vì sao những người ấy không coi trọng tự do ? Có lẽ vì ngay khi muốn tự do, thì họ liền được tự do. Như thể họ không coi trọng tự do chỉ vì tự do có thể có được một cách quá dễ dàng.
Sẽ Đến Lượt Trung Quốc? (1)
Francis Fukuyama
Is China Next?
Wall Street Journal, 12-03-2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
Lời người dịch: Theo tác giả, Trung Quốc sẽ không lây bệnh truyền nhiễm của Trung Đông một ngày gần đây. Nhưng Trung Quốc có thể dễ dàng phải đối phó với những vấn đề trong tương lai. Lý do là cho đến nay, giai cấp trung lưu xem ra bằng lòng hi sinh tự do chính trị để đổi lấy lợi tức cao và sự ổn định. Nhưng ở một thời điểm nào đó, sự đổi chác này sẽ rất có thể thất bại.
Một số tác giả khác cũng đã đóng góp những bài nghiên cứu đáng chú ý về “Cách Mạng Hoa Nhài” như Jean-Pierre Cabestan, Barry Eichengreen, Duncan Green, Huguette Labelle, và Dani Rodrik.
Ông Francis Fukuyama là học giả kỳ cựu tại Freeman Spogli Institute for International Studies thuộc Standford University ở California, Hoa Kỳ. Trước đây ông đã giảng dậy nhiều năm tại George Mason University và Johns Hopkins University. Ông từng theo học tại Cornell và Yale và tốt nghiệp với bằng Tiến Sĩ Chính Trị Học tại Harvard University. Cuốn sách mới nhất của ông với tựa đề “The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution,” sẽ được phát hành trong tháng 4, 2011.
Tuy nhiên GS Fukuyama được biết đến nhiều nhất qua cuốn sách nổi tiếng “The End of History and the Last Man”, xuất bản vào năm 1992. Trong sách này ông lập luận rằng sự tiến bộ của lịch sử nhân loại qua những cuộc tranh chấp về ý thức hệ hầu như kết thúc và thế giới an vị với một nền dân chủ cởi mở sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và sự xụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào năm 1989. GS Fukuyama tiên đoán sự toàn thắng huy hoàng cuối cùng của chủ nghĩa tự do về cả hai phương diện chính trị và kinh tế.
Một số thăm dò dư luận cho thấy rằng đa số dân Trung Quốc cảm thấy rằng cuộc sống của họ tốt hơn về phương diện kinh tế trong những năm gần đây.
Trong thời gian ba tháng ngắn ngủi vừa qua, những cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật đổ chế độ tại Tunisia, Ai Cập, đang gây ra cuộc nội chiến tại Libya, và rối loạn tại những nơi khác ở Trung Đông. Những cuộc nổi dậy này cũng tạo ra một thắc mắc trong đầu nhiều người: Liệu làn sóng dân chủ mới này sẽ là mối đe dọa cho tất cả những chế độ độc tài? Đặc biệt là Trung Quốc, một cường quốc đang vươn lên, có thể bị những sức mạnh này tấn công hay không?
Rủi ro từ các nhà máy điện nguyên tử Trung Quốc cao hơn ở Nhật
Thụy My (RFI)
Nhà máy điện nguyên tử Tần Sơn ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Reuters
Tất cả các tỉnh của Trung Quốc đều muốn xây nhà máy điện nguyên tử riêng. Do người dân chưa nhận thức được các nguy cơ, nên chưa có dự án điện hạt nhân nào gây phản ứng. Nhưng nếu xảy ra tai nạn, thì sẽ trầm trọng hơn ở Nhật nhiều, vì các lò phản ứng của Trung Quốc đặt gần các khu dân cư hơn, và đa số nằm gần biển, dễ bị ảnh hưởng sóng thần. Một nguy cơ tiềm tàng khác nữa là nạn tham nhũng.
GIÒNG SÔNG THANH THỦY (22)
Nhất Linh
Phần thứ hai
Chi Bộ Hai Người
Chương hai mươi ba
Hai người lại lên xe, đến một chỗ vòng tự nhiên Thanh cho xe chạy thật mau xuýt đâm xuống một cái khe núi. Ngọc kêu lên:
“Ý chị định xuống vực thẳm đi tìm hư vô hay sao?’’
Thanh quặt tay lái vừa kịp. Nàng đãng trí và sung sướng vì nàng vì nghĩ ra duyên cớ vì sao nàng lại vui vẻ mê man. Nét mặt sợ hãi và tái hẳn lại của Ngọc khi nàng ngả người bỏ tay ra không phải chỉ vì Ngọc đã hoàn toàn tin ở mình; không, chính vì Ngọc yêu nàng. Bên tai nàng vang lên những tiếng "Ngọc yêu Thanh, Ngọc yêu Thanh, chắc chắn yêu Thanh".
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
Một ngư dân bỏ biển: Việt Nam mất dần lãnh thổ
Nguyên văn tiếng Pháp:
Chaque fois qu’un pêcheur abandonne la mer,
le Vietnam perd un peu de son territoire
Chaque fois qu’un pêcheur abandonne la mer,
le Vietnam perd un peu de son territoire
André Menras
Người dịch: Nguyễn Huệ Chi
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Trong một bài trả lời trên VNExpress.net ngày 10-1-2011 vừa qua, dưới nhan đề Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có những tuyên bố chắc nịch làm không ít người cảm thấy hởi lòng:
“Chúng ta đang trong thời bình, vì thế phải duy trì bằng được hòa bình và hữu nghị với các nước láng giềng. Kể cả trong thời chiến, đánh thắng cũng để tìm kiếm hòa bình, hữu nghị. Tuy nhiên, hòa bình phải gắn với độc lập tự chủ. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận. Khái niệm hòa bình nếu nghĩ sâu hơn chính là động lực để xây dựng sức mạnh bảo vệ đất nước.Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình.http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2010/10/3BA21037/).
Cuộn chỉ thời gian
Tạp ghi Huy Phương
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
(Kahlil Gibran)
Chuyện gì nhắc chúng ta biết rằng một ngày đã qua: Tiếng đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng hay khi chúng ta mở vòi nước để làm vệ sinh khi ra khỏi giường? Chuyện gì nhắc chúng ta một tuần lễ đã qua: Sáng Thứ Bảy này dậy trễ hay có hẹn đưa gia đình đi chơi cuối tuần?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)