Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 7

6. Tính chính đáng là sức mạnh: Ngày nay, Hoa Kỳ có tất cả các loại sức mạnh trong nguồn tiếp liệu phong phú trừ một thứ: tính chính đáng. Trong thế giới ngày nay, đây là một thiếu sót quan trọng. Tính chính đáng cho phép một đất nước thiết lập chương trình hành động, xác định một mối khủng hoảng và huy động sự ủng hộ cho các chính sách giữa các sức mạnh của cả nhà nước lẫn dân sự như các giới doanh thương tư nhân và các tổ chức đại chúng. Tính chính đáng là tính cách khiến đã cho phép ca sĩ ngôi sao nhạc Rock Bono, chẳng hạn, thay đổi được chính sách của chính phủ trong một vấn đề hệ trọng, giải trừ nợ nần. Sức mạnh của ông ta nằm trong khả năng nắm bắt được căn bản quan trọng của trí thức và đạo lý của mình.

GIÒNG SÔNG THANH THỦY (3)

Nhất Linh

Phần thứ nhất

Ba Người Bộ Hành

Chương ba

Nghe Ngọc kể xong câu chuyện, Thanh biết rõ là Ngọc đã rất thành thực. Câu đầu tiên Thanh hỏi Ngọc là về Thuý:

“Thế bây giờ anh đối với Thuý như thế nào?”

“Còn như thế nào nữa. Lòng tôi đối với Thuý trước thế nào bây giờ vẫn nguyên như vậy.”

“Sao độ rày anh hay đến thăm cô Phương em ông Hoạt thế?”

CUỘC CÁCH MẠNG BẮC PHI-TRUNG ĐÔNG CÒN ĐANG TIẾP DIỄN

Nguyễn Minh Cần

Sau khi nhiều báo mạng và báo giấy đưa bài viết về “Mười bài học...” của tôi “ra trình làng”, tôi nhận được nhiều hồi âm của người đọc. Nói chung các hồi âm đều rất khích lệ. Tôi xin thành thực cám ơn.

1/ Có một vài bạn hỏi tôi: cuộc cách mạng Bắc Phi-Trung Đông rồi sẽ đi đến đâu? Hiện nay, tôi chỉ có thể nói được rằng: “Cuộc cách mạng còn đang tiếp diễn. Phải chờ xem”.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội

Tưởng Năng Tiến

Sách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:
“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.”


Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TRUNG ĐÔNG - “MÔ HÌNH BẮC KINH” VÀ VIỆTNAM

Đinh Xuân Quân

Trong bài “The Poverty of Dictatorship” / của GS Dani Rodrik của Đại Học Harvard và bài “Why Egypt Should Worry China” / của GS Barry Eichengreen của Đại Học Berkerley, hai tác giả này cho rằng mô hình phát triển kinh tế và giữ nguyên thể chế chính trị độc đảng là không còn giữ được nữa.

Phương Tây có cần can thiệp vào Libya hay không?

Alain Gresh (Le Monde diplomatique, 24/02/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch

Kể từ khi chế độ của Ben Ali ở Tunisia sụp đổ, làn sóng bất bình của dân chúng, được kênh truyền hình Al Jazzera khuyến khích, đã bao trùm lên thế giới Arab. Chính kênh truyền hình này đã tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế theo dõi một cách trực tiếp sự phát triển của các sự kiện. Từ Marocco đến Bahrain, từ Algeria đến Irak, người dân tay không một tấc sắt đã tràn ra đường phố và đòi phải tiến hành những cuộc cải cách chính trị và công bằng xã hội. Trong phần lớn các trường hợp, chính quyền đã tránh sử dụng bạo lực, trong khi ở Libya người biểu tình đã gặp phải những cuộc đàn áp cực kì dã man.

Giòng sông Thanh Thuỷ (2)

NHẤT LINH
(Kỳ 2)

Phần thứ nhất

Ba Người Bộ Hành

Chương hai

Ngọc uống từng ngụm cà-phê nóng thơm, mắt đăm đăm như nhớ lại quá khứ, rồi thong thả kể chuyện cho Thanh nghe. Chàng thổ lộ với Thanh cả những điều thầm kín nhất trong tâm hồn mà chàng chưa từng dám ngỏ cùng ai nhất là mối tình của chàng đối với Thuý từ khi chàng mới mười chín tuổi. Hồi đó vì nhà Ngọc sa sút chàng phải đi sang học nghề đan “den” ở làng bên cạnh. Ông Cả thân sinh cô Thuý nhận hàng ở Hà Nội về rồi thuê thợ nam nữ ở các vùng lân cận đến đan. Ông dậy cả con gái ông nữa. Lúc Ngọc đến vì chưa quen nghề, nên Thuý thường đến chỉ bảo. Thuý là con gái nhà quê nhưng hai má hồng tự nhiên và đôi mắt đen tinh nghịch đã quyến rũ chàng ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Tính Ngọc cả thẹn nên không dám ngỏ tình ý gì; chàng chỉ thấy lòng mình lâng lâng mỗi buổi sáng sang bên làng La để học nghề. Chàng học đan rất tấn tới mặc dầu không kiếm được bao nhiêu để giúp đỡ nhà, gồm có một ông bố, một người chị và mấy đứa cháu họ mồ côi.

NGƯỜI NGHĨA

Võ Phiến

Ông Bình Nguyên Lộc, ông Sơn Nam, hai ông là hai tác giả nổi tiếng ở Miền Nam Việt Nam trước 1975. Cả hai đều viết nhiều và viết được nhiều loại: sáng tác có, biên khảo có. Bình Nguyên Lộc, ngoài các loại truyện ông còn lắm thành tích khảo cứu về lai lịch của dân tộc. Sơn Nam, ngoài truyện ngắn truyện dài, thỉnh thoảng lại cũng có những suy nghĩ tẩn mẩn về lai lịch của... chính ông.

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 19

TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ HỘI NGHỊ GENÈVE

Trung Quốc đả kích Mỹ

Phản ứng của Trung Quốc đối với tin triệu tập hội nghị Genève cũng nói lên mối lo sợ sâu xa của Trung Quốc về cách cư xử của Mỹ. Xã luận Nhân dân nhật báo ngày 22/2/1954, trong đó Trung Quốc cho biết cảm tưởng đầu tiên của mình, đã nhấn dài dòng đến những thái độ dè dặt của Mỹ đối với cuộc họp đã dự liệu và đến những mối nguy cơ mà một thái độ như vậy sẽ đem lại. Chính phủ Bắc Kinh không giấu diếm rằng họ rất lo ngại là ở Mỹ: những phần tử hiếu chiến tìm cách gây trở ngại cho thỏa thuận đạt được ở hội nghị Berlin. Theo tờ báo Trung Quốc, tình hình đó kêu gọi những ai yêu chuộng hòa bình phải cảnh giác cao độ” 77.
Thực tế, trong tháng 3 và tháng 4, Trung Quốc tố cáo một cách hệ thống mọi sáng kiến của chính sách J. Dulles, hàng ngày nhắc đi nhắc lại, dưới hình thức này hay hình thức khác rằng “phải chú ý nghiêm [172] chỉnh đến những âm mưu của Mỹ phá hoại hội nghị Genève”78.

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Hoài niệm NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM và cảm đề GIÒNG SÔNG THANH THỦY

LTS. Nhân hôm nay là ngày khởi đăng bộ tiểu thuyết Giòng Sông Thanh Thủy của Nhất Linh, chúng tôi xin đăng lại bài thơ “Hoài niệm Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và cảm đề Giòng Sông Thanh Thủy” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mà tác giả đã xướng đọc trong buổi lễ tưởng niệm Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được tổ chức tại công viên Tao Đàn, Sài Gòn, ngày 4 tháng Giêng năm 1964, hai tháng sau cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, và nửa năm sau cái chết của Nhất Linh để phản đối chính quyền này.


VŨ HOÀNG CHƯƠNG


Hoài niệm NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM
và cảm đề GIÒNG SÔNG THANH THỦY


Quả đất giáp một vòng quỹ đạo
Người đi vừa đủ mười hai mùa trăng
Nửa nước Việt Nam còn nguyên nửa
Tháng Bảy này tính đã mười năm chăng?

Giòng sông Thanh Thuỷ

Nhất Linh


Phần thứ nhất
Ba người bộ hành

Chương một

Ngọc tiến về phía cửa hàng cà-phê của Thanh ở Cổng Bắc, trong người cảm thấy lạnh hơn mọi buổi sáng. Chàng mỉm cười vẩn vơ, chờ đón một cách khoan khoái những cơn gió cuối thu từ ngoài cánh đồng thổi lọt qua các đường ngõ chật hẹp của thành phố Mông Tự.

Ngày hôm trước, chiếc áo da Mỹ đắt tiền do một người bạn ở Côn Minh biếu để chàng mặc phòng rét, chàng đã bán được một giá rất hời. Đây là lần đầu tiên chàng có được một số tiền khá lớn từ khi hơn hai năm trước, chàng rời bỏ đất Việt sang tỉnh Vân Nam để cùng các anh em khác, sống một cuộc đời cách mệnh nghèo khổ nhưng hào hứng lúc nào cũng chỉ mong chóng đến ngày trở về nước, giải thoát dân tộc khỏi ách đô hộ của người Pháp.

Văn bản Nguyễn Ái Quốc

Thụy Khuê
Bài 1:

Ai là tác giả những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc
tại Pháp từ 1919 đến 1927?

Lời nói đầu:

Khi khảo sát về Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt Phan Khôi, chúng tôi phải tìm hiểu tại sao, sau khi ở Pháp về, Tây Hồ tìm gọi và trao lại "di sản tinh thần" cho Phan Khôi. Sự tìm hiểu này dẫn đến giai đoạn Phan Châu Trinh ở Pháp, và vai trò của ông trong nhóm Ngũ Long. Đi sâu hơn nữa, đọc những bài báo tiếng Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi khám phá ra một sự thật: những bài báo này phải do những người rất am tường tiếng Pháp, thâm hiểu văn hoá và triết học Tây Phương, lại có văn tài, mới có thể viết được. Về mặt ngữ văn, bất luận những ai không học trường Pháp từ nhỏ, cả những người học trường Việt (như chúng tôi) dù có ở Pháp đến 50 năm, cũng không thể viết được như thế; bởi không có cái nền cơ bản về tiếng Pháp, không nắm bắt được lịch sử và sắc thái (nuances) của mỗi từ, của các thì (temps, modes) trong cách chia động từ, và nhất là lối chơi chữ của người Pháp. Đại để cũng giống như: một người mới học tiếng Việt vài năm không thể viết được như Phan Khôi. Sự ngạc nhiên này dẫn đến việc khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc. Loạt bài này đã đăng trên RFI, ở đây chúng tôi bổ sung thêm một số điểm.

Paris 20/2/2011
Thụy Khuê

Thêm một nền độc tài Bắc Phi đang hấp hối

Bùi Tín (VOA)


Lãnh đạo Libya Moammar al-Gadhafi -Hình: ASSOCIATED PRESS

Đầu năm 2011, Bắc Phi vẫn đứng hàng đầu trên các bản tin, các báo. Sau Tunisia là Ai Cập; sau Ai Cập là Libya, các quân cờ theo nhau đổ gục theo kiểu domino.

Libya là một nước Bắc Phi có nhiều nét độc đáo. Đất rất rộng, phần lớn là sa mạc, gần 2 triệu kilômét vuông; có đến 1.770 kilômét ven Địa Trung Hải, hiện có 6 triệu rưởi dân. Libya là một nước cổ xưa, từng bị đế quốc La Mã, rồi người A-rập chiếm đóng; từ giữa thế kỷ XVI đến 1911 là thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là 40 năm (1911- 1951) thuộc địa của Italia được độc lập từ năm 1951 đến năm 1969, nhưng vẫn còn dưới chế độ quân chủ.

AI ĐANG CHỐNG ĐỠ CHO GADDAFI?

Frank Gardner
Phóng viên an ninh BBC


Gaddafi thường có vệ sĩ vây quanh

Không giống như ở Ai Cập hay Tunisia, lực lượng giữ cân bằng quyền lực ở Libya không phải là quân đội chính qui.

Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các binh đoàn tự vệ, các "ủy ban cách mạng" của những thành viên đáng tin cậy, các lãnh đạo sắc tộc và lính đánh thuê nhập khẩu.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XXXXII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 42 - Kỳ Cuối

10. Lời cuối: Đôi điều suy nghĩ.

Bút ký “Gặp gỡ trên đất Mỹ” này, do một số khó khăn, chỉ được hoàn thành một năm sau khi chúng tôi đã rời nước Mỹ. Hồi ức và cảm xúc đã phần nào phai nhạt. Những câu chuyện đã nghe, những gì đã thấy không còn được nhớ chính xác và đầy đủ. Người viết phải vận dụng nhiều phương thức để làm sống lại những gì đã diễn ra nhưng tất nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt các hình chụp có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi đã chụp hơn 10.000 tấm hình trong chuyến đi này. Máy ảnh kỹ thuật số quả rất lợi hại.

TUYẾT TRẮNG NHƯ HOA LÊ

Trần Mộng Tú









Cuối tháng hai còn lạnh
tuyết rơi như hoa lê
sân gạch tầu đỏ thẫm
cánh trắng đến não nề

Suy ngẫm từ tội ác của người Việt hôm nay đối với động vật!

Nguyễn Hữu Quý

Gần đây, báo chí nước ta liên tục đăng các tin về việc tận diệt các loại động vật hoang dã; khiến người đọc còn suy nghĩ đến văn hoá Việt, chúng ta không khỏi đau lòng.

Một số bài báo điển hình có thể kể ra đây:


- Hình ảnh voi Păk Kú (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) với thân hình gồm 217 nhát chém bằng rìu và búa vào ngày 16/10/2010.

“… Nó đã cố chạy về "nhà" nhưng đã ngã gục trong một bụi cây. Nghe tiếng ông Trụ gọi tên, nó gượng dậy nhưng không nổi. Một dòng nước mắt mờ đục chảy đau đớn”

Công nhân Việt Nam ở Libya thiếu lương thực và nước uống

Khoảng 10,000 công nhân Việt Nam diện lao động xuất khẩu hiện vẫn còn kẹt tại Libya. Một nhân viên sứ quán Việt Nam cho biết đang tìm mọi cách để di tản số công nhân này, nhưng ông nói thêm là tình hình “không được tốt lắm,” theo bản tin của thông tấn xã Pháp AFP ngày Thứ Năm, 24 tháng 2.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thúy Đã Đi Rồi!

Tưởng Năng Tiến

Sau quyết định “Nghỉ Báo Viết Blog” của Trương Duy Nhất, có độc giả “bình” rằng đây là một “cáo phó” cho báo bổ thời bao cấp. Ông Mặc Lâm thì mô tả hành động này như là một phương cách “thoát khỏi vòng kim cô” của nhà báo nổi tiếng này.


Trung Quốc mong Nguyên thay Đô la

Ngô Nhân Dụng

Sau khi lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã tổ chức nhiều buổi “học tập” bí mật với các chuyên gia; trong đó một số người đã thuyết trình về vận thăng trầm của các cường quốc trong lịch sử. Các người lãnh đạo Cộng sản Trung Hoa học được một điều, là một nước chỉ chiếm được địa vị siêu cường nếu đồng tiền của họ được các nước khác dùng làm một “ngoại tệ dự trữ.” Tức là đồng tiền của một siêu cường được các nước khác dùng để thanh toán khi mua bán với nhau, dùng như một thứ tiền tệ chung.

Trường hợp Lybia

Tin tức cập nhật ngày 24 tháng 2 - 2011

Nguyễn Hoài Vân

Lybia hiện là điểm nóng trong các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Liên Hội quốc tế Nhân Quyền (FIDH) cho biết số người bị giết đã lên đến 640 trong khi một bác sĩ Pháp vừa rời thành phố ly khai Benghazi cho biết có tới hơn 2 ngàn người thiệt mạng.

Nhất Linh, Giòng Sông Thanh Thủy

LTS. Bắt đầu từ ngày Thứ Bảy 26/2/2011, Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ khởi đăng tiểu thuyết Giòng Sông Thanh Thủy của Nhất Linh. Để có một ý niệm về bối cảnh ra đời cùng tư tưởng sáng tác của tác giả trong tác phẩm này, mời quý độc giả theo dõi sau đây bài giới thiệu “Nhất Linh, Giòng Sông Thanh Thủy” của nhà nghiên cứu văn học Thụy Khuê. Hiện nay sách của Tự Lực Văn Đoàn đã được tái bản tại Việt Nam, nhưng tất cả các tác phẩm của Nhất Linh viết sau 1945, trong đó có Giòng Sông Thanh Thủy, đều bị cấm. DĐTK

Thụy Khuê

Nhất Linh bắt đầu viết Giòng Sông Thanh Thủy ngày 28/11/1960. Cuốn đầu, Ba người Bộ Hành, 248 trang, trong vòng một tháng. Hai tập sau chắc cũng hoàn tất rất nhanh bởi toàn bộ ba cuốn, hơn 600 trang, được nhà Ðời Nay in năm 1961, hai năm trước khi Nhất Linh quyết định tự chấm dứt đời mình.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XXXXI)

Tiêu Dao Bảo Cự
Kỳ 41

Một cuộc gặp gỡ khá đặc biệt là cuộc gặp Lý Tống. Ông Ngoạn - ông già chơi lan, người quen của hai anh em Thoàn – Blue Hương Giang, mà chúng tôi đã có dịp đến chơi, mời hai anh em ông Thoàn và chúng tôi đến nhà ăn cơm. Chúng tôi đến, thấy có thêm mấy người khách nữa, trong đó có Lý Tống. Nguyên Lý Tống trước đã từng thuê nhà của ông Ngoạn và vẫn lấy địa chỉ ở đây. Lại còn một người anh của Lý Tống - một nhà thơ cũng có mặt.

Bệnh họp và bệnh hình thức làm khổ cụ rùa

Nguyễn Văn Tuấn

Tin tức dồn dập trên mặt báo cho thấy sức khỏe của cụ rùa Hồ Gươm đang ở tình trạng khá nghiêm trọng. Có người cho rằng cụ đang “lâm nguy”.  Nhưng nhìn kiểu cách các quan chức và nhà khoa học “đầu ngành” nước ta hành xử, tôi phải nói là ngao ngán và chán ngán.

Độc tài khôn, độc tài ngu. Kế sách nào của các nhà độc tài cộng sản Việt Nam?

Lê Diễn Đức


Nhà độc tài khát máu Kadafi - Ảnh: TVN24

Một người bạn ở San Diego tối hôm thứ Hai nói với tôi rằng, chế độ Kadafi ở Libya có lẽ khó hoặc không sụp đổ nhanh như ở Tunesia hay Ai Cập, bởi vì hơn 42 năm cầm quyền, Kadafi đã kiểm nghiệm thành công sự gan lỳ và ý chí quyết liệt bám giữ quyền lực bằng bàn tay sắt.

Một kiểu cách mạng mới

Nguyễn Hưng Quốc


Hình: REUTERS
Cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập trong mấy ngày đầu tháng 2 khiến cả thế giới sửng sốt. Sửng sốt, trước hết, vì sự bất ngờ; sau đó, vì tốc độ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng; và cuối cùng, vì những đặc điểm mới mẻ và có phần lạ lùng của chúng.

GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 24/02/2011

BLOG ĐÀO TUẤN


Đọc tin bác Cỏ ra quyết định thành lập “Ban chỉ đạo” bảo vệ rùa, ngay sau hội thảo, mà hẳn hoi là “Hội thảo quốc tế” chẩn bệnh cho cụ rùa, chả hiểu sao mình lại chỉ thấy buồn cười. Cứ đà này không khéo Hà Nội sẽ phát động thi viết tiểu sử cụ rùa, hoặc tổ chức cuộc thi sáng tác bài hát về cụ. Mà nhỡ miệng- một ngày nào đó cụ về với tổ tiên, không khéo Chính phủ lại chả thành lập ủy ban quốc gia về sự cố cụ rùa, sẽ có vụ án được khởi tố, vài anh xộ khám bóc lịch như chơi. Gì thì cũng là rùa hồ Gươm. Một cụ rùa đã sống nổi vài trăm năm trong một vùng nước tù bẩn thỉu và hôi hám nhường đó.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XXXX)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 40

Lần trước đi Santa Rosa, các con của ông Anh Linh mời chúng tôi đi bắt ốc vòi voi nhưng vì phải dậy sớm quá nên chúng tôi không đi nổi. Chúng tôi về kể lại cho anh chị bạn chủ nhà nghe. Các bạn tôi ở Mỹ khá lâu nhưng cũng chưa biết chuyện này nên họ cũng muốn đi xem. Chúng tôi liên lạc lại với ông Anh Linh để hẹn ngày. Không phải muốn đi bắt vào ngày nào cũng được mà mỗi tháng chỉ có thể bắt vào hai ngày thủy triều xuống thấp nhất, lúc nước triều chưa lên. Chị bạn tôi hăng hái dậy sớm đốc thúc mọi người. Mới 4 giờ sáng chúng tôi đã khởi hành để tới nơi trước 6 giờ, có thêm vợ chồng Trung – Hương cùng đi.

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay

Trần Trung Đạo


Một sinh viên đứng trên bục cao trong tang lễ Hồ Diệu Bang ngày 24 tháng Tư 1989, phát biểu: Đồng chí Hồ Diệu Bang vừa qua đời. Ông là một lãnh đạo trong sạch. Ông không có một chương mục ngân hàng ở nước ngoài. Con cái ông không thăng quan tiến chức chỉ vì cha là lãnh đạo đảng Cộng Sản. Hôm qua chúng ta nói về minzhu, dân chủ. Vậy minzhu nghĩa là gì? Min là “nhân dân” và Zhu là “làm chủ”. Chúng tôi muốn nhận trách nhiệm làm chủ!

Đảng Cộng sản qua Đại hội XI: những đồng chí thù địch

Bùi Tín (VOA)


Đảng Cộng sản luôn tô vẽ hàng ngũ mình là đoàn kết thống nhất, nghĩa tình vô sản keo sơn, bốn phương vô sản đều là anh em. Những khẩu hiệu, bài hát, chuyện kể, tiểu thuyết không hiếm để ca ngợi nghĩa tình đồng chí, còn mặn mà thiêng liêng hơn cả tình anh em ruột thịt.

Vì sao Bắc Kinh sợ Hoa Nhài?

Ngô Nhân Dụng

Hai tuần trước, mục này đã đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia, Ai Cập sẽ diễn biến thế nào? Sẽ lan mạnh như ở Đông Âu năm 1989, hay biến chất như Iran năm 1979? Cho tới nay, câu trả lời có vẻ nghiêng về các sự kiện năm 1989. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài mà dân Tunisia và Ai Cập phát khởi lật đổ những chính quyền tham nhũng thối nát đã gây cảm hứng cho dân chúng Bahrain, Libya nổi dậy và cho tới này họ vẫn kiên trì, đứng vững không khuỵu chân, mặc dù bị đàn áp đẫm máu. Thanh niên, sinh viên, công nhân các nước Yemen, Algeria cũng không chịu ngồi yên. Cách mạng như một cơn sóng trào qua các nước Á Rập, không khác gì trận động đất năm 1989 đã lan qua những thành phố Leibzig, Dresden, Berlin, Praha, Budapest, Warzava, Bucarest, vân vân, làm sụp đổ các chế độ cộng sản Đông Âu.

Tin cập nhật về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông

Nguyễn Hoài Vân

Như đã viết trong bài hôm Thứ Bảy 19/2/2001:

- Cuộc biểu tình dự trù hôm Thứ Bảy 19/2 tại Algerie đã bị dàn áp dữ dội bởi 40 ngàn quân nhân và cảnh sát.

- Cuộc biểu tình được dự trù ngày Chủ Nhật 20/2, tại Maroc đã quy tụ 3 đến 5000 người. Có 5 người chết cháy vì tai nạn do những thành phần bạo loạn gây nên. Những biến cố loại này cũng làm 128 người bị thương, trong số đó có 115 cảnh sát. Vua Mohamed VI tuyên bố ngày thứ hai, rằng sẽ tiếp tục cuộc cải tổ...

Gió không lặng đâu!

(Ảnh hưởng của cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông đối với các nước Á Châu và đặc biệt là Trung Quốc)
The Economist
Bản dịch: Nguyễn Quốc Khải

Tin giờ chót: Trong ngày 20 tháng 2, Associated Press đã loan tin rằng những cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tin dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Cùng trong ngày, Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho những viên chức địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hoà hợp và ổn định trong xã hội. [1]


Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi “giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hài hoà và ổn định trong xã hội” tại buổi hội thảo dành cho các viên chức cấp tỉnh và bộ tại Bắc Kinh ngày 19-02-2011.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XXXIX)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 39


Chúng tôi lại được mời đến nhà Bùi Như Mai – Trần Kim Long chơi, gặp mặt lần nữa các bạn của đôi vợ chồng này. Mai coi tôi như người anh. Long cũng đã khá thân. Vì nhà ở gần nên lúc rảnh rỗi anh mời tôi sang uống café, chỉ mất 10 phút đi bộ. Long đơn giản, chân chất, rất băn khoăn phiền muộn về những chính sách và cách hành xử tồi tệ trong nhiều vấn đề của nhà cầm quyền trong nước. Các bạn của Long hỏi tôi có lạc quan không, tôi trả lời tôi luôn luôn lạc quan, không phải vì tình hình có thể thay đổi nhanh mà vì tôi luôn tin tưởng cái thiện sẽ thắng cái ác và dân tộc Việt Nam sẽ vươn lên khi tìm lại được sức mạnh của mình. Nếu toàn dân tộc, không phải chỉ một nhóm người, chưa ý thức được điều đó thì phải chấp nhận số phận của mình, không thể khác được. Dĩ nhiên không phải ngồi yên chờ thời, mà mỗi người, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa, phải làm những gì có thể để thúc đẩy tình hình nhưng không nên quá ảo tưởng, sốt ruột hay bi quan thất vọng. Vài người trong nhóm bạn này tỏ ra ngạc nhiên về thái độ của tôi. Họ không hiểu sao một người ở trong nước, từng bị trù dập như tôi, lại có thể có tinh thần lạc quan như vậy, hầu như trái ngược với cách suy nghĩ của nhiều người ở ngoài này.

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Buộc Cẳng Chim Trời

Tưởng Năng Tiến

The “world wide web” is not a conspiracy of spiders.
Khuyết danh

Trong mục Ý kiến ngắn trên diễn đàn talawas, vào ngày 9 tháng 9 năm 2008, ông Phan Hoàng Sơn phát biểu như sau: “Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phức tạp nhất của thế kỷ vừa qua. Hai chiến tuyến được thành lập để công kích và ca ngợi ông, mặc dù cả hai bên đều yêu mến các tình ca của ông.”

ÐÀI BBC VỚI CHÚNG TA

PHẠM XUÂN ÐÀI

LTS. Tin tức từ Luân Đôn cho biết: Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sắp chính thức ngưng hoạt động. Đài BBC bắt đầu phát thanh chương trình Việt ngữ từ năm 1952. Buổi phát thanh cuối cùng sẽ vào ngày Thứ Bảy 26 tháng Ba, 2011, từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế, hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam. Nhân sự kiện này, mời quý độc giả đọc một trích đoạn viết về đài BBC của tác giả Phạm Xuân Đài, đăng trên Kỷ Yếu Đài VNCR năm 2002.
 
... Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay là một chuỗi luôn luôn biến động, lúc thì đầy sóng to gió lớn, lúc sôi sục những đợt sóng ngầm. Thời cuộc càng nhiều biến động, người dân lại càng cần biết tin tức, và cái máy radio đáp ứng được nhu cầu ấy. Ðối với lớp trung lưu có học, nghe tin tức hầu như thành một nhu cầu. Và đài phát thanh người ta tin cậy nhất là BBC. Tại thành phố nhỏ miền Trung như Hội An chẳng hạn, từ giữa thập niên 1950 trở về sau (dĩ nhiên không quá năm 1975!), mỗi buổi tối vào lúc bảy giờ rưỡi nếu bạn đi dạo trong các đường phố chật hẹp cổ kính của nó, bạn sẽ nghe chương trình tiếng Việt của đài BBC dài dài từ nhà này sang nhà khác. Có khi cứ đi thong thả từ đầu đến cuối một dãy phố bạn cũng có thể hiểu đại khái bản tin hôm đó gồm có những gì. Từ trong những căn nhà cổ, và từ những cái máy radio to lớn nặng nề cổ lỗ không kém, phát ra tiếng nói trầm ấm, suông sẻ, tự nhiên của những xướng ngôn viên người Việt gửi về từ Luân Ðôn. Mỗi đài phát thanh có một phong cách nói trước máy riêng, và cách của BBC là thoải mái, không gò bó, lên gân hay làm ra vẻ quan trọng. Lối đọc lưu loát và tự nhiên không tìm thấy ở bất cứ đài nào trong nước đó có lẽ là do sự huấn luyện của người Anh, hay ít ra phản ảnh tinh thần của nước này: không khệ nệ kênh kiệu, không quá chú trọng đến cái hình thức trang nghiêm đĩnh đạc, không cần phải gò giọng nói để tạo ra một vẻ hào nhoáng nào cả, nhờ thế tiếng nói đi thẳng vào tâm trí người nghe dễ dàng, dung dị, với một nội dung sáng sủa và phong phú.

Vết dầu loang của phong trào dân chủ Ả Rập

Mai Vân (RFI)




Một thanh niên bị công an vây bắt tại ThượngHải

Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại các nước Ả Rập, như vết dầu loang, tiếp tục lan rộng ở vùng Bắc Phi và vùng Vịnh, bất chấp tình trạng bị đàn áp thẳng tay tại một số nơi như ở Libya. Sự kiện Trung Quốc đàn áp giới ly khai dám kêu gọi biểu tình ủng hộ Cách mạng Hoa nhài cũng rất được chú ý.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 6

3. Hãy là Bismark nhưng đừng là Anh Quốc : Josef Joffe từng lập luận rằng có hai điều tương tự của lịch sử Hoa kỳ có thể nhìn vào mà xây dựng chiến lược vĩ đại của mình: Anh Quốc và Bismark. Anh Quốc đã từng nỗ lực để cân bằng với các quyền lực đe dọa và đang nổi lên nhưng mặt khác vẫn giữ một vai trò thấp trong lục địa châu Âu. Ngược lại Bismark đã chọn lựa cách tham dự với tất cả các quyền lực lớn. Mục đích của ông là có những mối quan hệ với tất cả các quyền lực lớn tốt hơn là các quan hệ giữa họ với nhau - để trở thành một trung tâm cho cơ chế thế giới của Âu châu.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XXXVIII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 38

Một tối cuối tuần, Trần Đệ tổ chức họp mặt ở nhà, mời một số bạn và chúng tôi. Trần Đệ là chủ nhiệm của tờ VTimes , tôi đã gặp vài lần ở nhà Nguyễn Hữu Liêm. Là nhà báo nhưng tôi thấy anh rất ít nói, lúc nào cũng trầm ngâm. Liêm là bạn thân của Đệ và cũng là cây bút chủ lực của Vtimes, giữ mục “Lề bên trái”. Ngoài vợ chồng Liêm và chúng tôi còn có Nguyễn Khoa Thái Anh, Lâm Văn Sang - chủ bút của VTimes, Nguyễn Quý Đức – dịch giả, từ Việt Nam mới về (nghe nói Đức là Việt kiều Mỹ nhưng có nhà ở Việt Nam, hiện nay sống và làm việc thường trực ở Hà Nội), Phùng Nguyễn trong ban biên tập website Da Màu, Đỗ Quyên từ Canada sang và một anh bạn từ Sacramento qua chơi. Đúng là “hào kiệt bốn phương” hội ngộ. Mọi người vừa ăn uống, vừa chuyện trò, tranh luận sôi nổi . Hết ngồi trong nhà lại kéo nhau ra vườn hút xì gà tranh luận tiếp đến 1, 2 giờ sáng, mặc cho đêm khuya giá lạnh.

Chuyện Chàng Nàng

Hoàng Quân

Chuyện hoa
Thuở còn là tình nhân, chàng chạy xe mấy trăm cây số đến thăm nàng.

Chàng đem tặng nàng một cái hoa. Chỉ hoa thôi, không có lá. Thật ra, nàng thấy cái hoa giống cái lá màu đỏ. Hình như nàng chưa thấy loài hoa này bao giờ. Chàng nói:
- Anh chọn hoa này vì cô hàng hoa bảo hoa này lâu tàn và… Chàng cười cười - Giá cũng phải chăng.

CÁCH MẤY HƠI THỞ

Võ Phiến

Vẫn biết tự dưng một kẻ vớ vẩn cất tiếng ong óng ca ngợi Lý Bạch thì rất lố bịch, nhưng tôi không cầm lòng được: Tôi mến ông cụ quá. Không phải mến vì thơ ông hay. Hay thì xưa nay thiên hạ đã khen hết lời; những người giỏi giang nhất, thông hiểu nhất, đã nói tới nơi tới chốn rồi. Giờ cứ lải nhải nói hoài về cái hay của thơ Lý Bạch – nhất định ra rả không chịu ngừng – thì đó là một tai họa cho đời. Vậy xin phân bua ngay: Sẽ xin không có chuyện thơ văn, chỉ có chuyện con người thôi.

‘Quan điểm của Việt Nam về Internet tương đối giống với Trung Quốc’

Nguyễn Trung

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ) có trụ sở ở New York mới ra một phúc trình về tình hình tự do báo chí toàn cầu năm 2010, trong đó nhận định rằng Việt Nam nằm trong số các nước ‘duy trì tình trạng kiểm soát Internet nghiêm ngặt nhất trên thế giới’. Để tìm hiểu kỹ hơn phần nói về Việt Nam trong bản báo cáo này, Nguyễn Trung của đài VOA đã trao đổi với ông Bob Dietz, người điều phối chương trình châu Á của CPJ. Mời quý độc giả theo dõi nội dung cuộc trao đổi.

GDP đứng thứ hai thế giới: nhưng cảm giác hạnh phúc của ngưòi dân Trung Quốc thế nào?

Dương Danh Dy (gt)

Năm 2010, GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Gần đây chính phủ Nhật Bản công bố, GDP năm 2010 của họ là 5.474,2 tỷ USD, nhưng sớm hơn một chút, Chính phủ Trung Quốc đã công bố GDP của mình là 5.787,6 tỷ USD, nhiều hơn Nhật Bản khoảng 400 tỷ USD.

Ba nguy cơ cho đường sắt cao tốc Trung Quốc

Mỹ Loan

Sau khi ông Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc, bị cách chức để điều tra, nhiều vấn đề cũng là những nguy cơ được đặt ra cho ngành đường sắt.


Một chuyến tàu cao tốc khởi hành từ vùng duyên hải miền Nam Trung Quốc
vào trong nội địa – Ảnh: Tân Hoa xã

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ÐẤT MỸ (XXXVII)

Kỳ 37

Chúng tôi có duyên với Sacramento, thủ phủ của bang Cali. Lần trước chúng tôi đã đi thăm Trần Kiêm Đoàn và các bạn ở đây dự định sẽ tổ chức cho tôi một buổi ra mắt cuốn sách “Mảnh trời xanh trên thung lũng”. Tuy nhiên vì một số lý do, buổi ra mắt không thể thực hiện sớm và làm ở nơi công cộng nên cuối cùng Trần Kiêm Đoàn quyết định tổ chức ở nhà mình, chỉ mời một số thân hữu hạn chế. Tôi rủ Nguyễn Hữu Liêm cùng đi. Liêm và Trần Kiêm Đoàn cũng là “chỗ quen thân”. Thế là Liêm lái xe đưa vợ - chị Vân, đến đón chúng tôi và khoảng sau 2 giờ lái xe, chúng tôi đã có mặt ở nhà Trần Kiêm Đoàn.

Một cuộc chiến cố tình bị lãng quên

Song Chi

32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17 tháng 2, 1979 Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận 6 tỉnh khác nhau từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).


Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979. (Hình: Internet)

Tại sao diễn tiến tại Trung Ðông không đảo ngược lại được

* Fareed Zakaria, TIME / (Vann Phan chuyển ngữ)

Năm cách mạng khởi sự hồi Tháng Giêng, tại một quốc gia nhỏ và không mấy quan trọng. Rồi những cuộc phản đối lan rộng sang quốc gia lớn nhất và quan trọng nhất trong vùng, lật đổ một chế độ mà dường như đã bám chặt gốc rễ. Hệ quả của tình trạng này thật là xa rộng. Bầu không khí trong vùng tràn đầy những câu chuyện về tự do và quyền tự do. Những cuộc biểu tình ngoài đường phố nổi lên khắp nơi, thách thức quyền cai trị của những chế độ độc tài và vương quyền, khiến họ phải sợ sệt nhìn ra từ bên trong những dinh thự và cung điện.



Dân chúng thủ đô Tunis xuống đường mừng cuộc cách mạng
lật đổ Tổng Thống Tunisia Ben Ali vừa tròn một tháng,
ngày 14 Tháng Hai. (Hình: FETHI BELAID/AFP/Getty Images)

Lửa cách mạng không ngừng lan rộng...

Nguyễn Hoài Vân

Theo tin đọc được ngày hôm nay, thứ bảy 19 tháng 2, thì :

Tại Yemen cuộc nổi dậy ngày càng thêm mãnh liệt trước sự đàn áp không kém mạnh mẽ của chính quyền. Sáu người biểu tình đã bị giết trong ngày thứ sáu 18 tháng 2. Tân Hoa Xã cho biết ít nhất là 50 người biểu tình đã thiệt mạng từ lúc cuộc đấu tranh khởi phát. Điều quan trọng là cuộc nổi dậy đang chuyển sang khuynh hướng bạo động.

Chanh

Nguyễn Nam An

Cô bảo làm lại ngôi vườn đi. Cây lá xơ xác lắm rồi. Cô đưa cho anh tên vài loại hoa, loại cây trong đó có cây chanh ngọt! Phía sau căn gác một phòng đất đâu có nhiều. Cô nói thêm:
“Làm gì thì làm cũng phải có cây cuối cùng. Chanh!”

“Ờ chanh. Mà trồng cây đó để làm gì?”

SON PHẤN RA GIÊNG








Trần Huy Sao
ra Giêng rồi tôi vẫn cảm chưa bưa
em son phấn thơm lừng hương ngày Tết
khiến đời tôi cứ giữ làm kỷ niệm
lâu hung rồi soi lại thấy ưng ghê

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 18

Phản ứng của Trung Quốc đối với nghị quyết Berlin và mối quan hệ Trung–Xô.

Phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc đối với thông cáo Berlin là từ một xã luận Nhân dân báo ngày 22/263. Về đại thể, chính [165] phủ Bắc Kinh tiếp nhận thuận lợi quyết định của hội nghị: “không nghi ngờ chút nào là sự thỏa thuận tại hội nghị Berlin sẽ góp phần làm dịu tình hình trên thế giới. Nhân dân Trung Quốc ủng hộ nghị quyết đó”64. Nhưng ngoài sự ủng hộ về nguyên tắc đó, bài báo nhấn mạnh một số điểm phản ánh thái độ dè dặt mà bản thông cáo gợi ra đối với Trung Quốc.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

GẶP GỠ TRÊN ÐẤT MỸ (XXXVI)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 36

9. Cali những ngày còn lại.

Chúng tôi đã dự định đi thăm ông Anh Linh ở Santa Rosa sớm nhưng mãi về sau mới thực hiện được. Nhân ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi rủ Thái Anh cùng đi vì Thái Anh đã từng gặp và có cảm tình với Anh Linh lúc chúng tôi mới sang. Santa Rosa ở phía bắc của vùng Vịnh, từ Milpitas lái xe khoảng 2 giờ. Thái Anh lái xe đến địa chỉ Anh Linh cho.

Trung Quốc gia tăng trấn áp đối lập

V. Giang / Người Việt News

Chen Guangcheng trên danh nghĩa là một người được trả tự do, nhưng thật khó mà có thể tưởng tượng ra một cuộc sống nào lại thiếu tự do hơn ở Trung Quốc.

Là một trong những nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng nhất Trung Quốc, ông Cheng bị quản thúc trong nhà 24 giờ mỗi ngày, bởi thành phần công an và những nông dân được thuê mướn và võ trang bằng gậy gộc, gạch đá và máy liên lạc bộ đàm. Những người khách đến thăm ông thường hay bị xô đẩy đuổi đi nơi khác, hoặc có khi còn bị đánh đập. Các đèn pha chiếu sáng rực căn nhà bằng đá nơi thôn dã của ông vào ban đêm.

Đừng tin tưởng mù quáng vào GDP

Dương Danh Dy (gt)

Lời giới thiệu của Bauxite Việt Nam:


Lâu nay, một luận điệu phổ biến và khá bùi tai do các vị quan chức chúng ta thường xuyên đưa ra khiến dân đen nghe đến mà sướng mê tơi: GDP của nước ta ngày một tăng so với nhiều nước láng giềng, nó là tín hiệu cho thấy chúng ta đang sớm trở thành một “con hổ Đông Nam Á”. Nhưng vì sao GDP tăng mà tình trạng kinh tế lại đi xuống, và hiện nay đang đứng bên bờ vực của sự lạm phát đáng lo ngại? BVN đã từng có lần giải thích sơ lược, muốn hiểu thực chất GDP tăng có làm cho dân giàu nước mạnh thật hay không thì phải nghiêm túc xem xét cái gọi là tăng trưởng GDP ấy là do những yếu tố gì cấu thành. Chẳng hạn, nếu chỉ là đi vay vốn của nước ngoài về đầu tư thêm một số công trình – mà lại là những công trình với dây chuyền công nghệ cũ kỹ lạc hậu nước cho vay vốn đã xếp xó, cốt đẩy nó đi để thay cho dây chuyền công nghệ mới, thì trước mắt chúng ta có tạo thêm được một số việc làm, khiến việc tính GDP có vẻ như tăng lên thật, nhưng chỉ cần qua một thời đoạn rất ngắn, khi các nhà máy mà chúng ta rước về bộc lộ sự hỏng nát của chúng, là biết tay nhau lập tức. Nợ nước ngoài sẽ ùn lên không thể nào trả nổi, còn công nhân thì thất nghiệp, bấy giờ số liệu GDP liệu còn che mắt được ai?

Tưởng rằng cách giải thích của chúng tôi chỉ là một tiếng nói đơn độc thôi, nào ngờ thật là may, vừa đây nhà Trung Quốc học Dương Danh Dy mới cung cấp cho một bài của các học giả Trung Quốc phê phán chính hiện tượng tăng GDP của Trung Quốc được làm rùm beng trên thế giới lâu nay. Tất nhiên, so với Việt Nam thì việc tăng GDP Trung Quốc có giá trị đích thực gấp bao nhiêu lần mà chúng ta không nên so sánh, vì Trung Quốc làm là làm thật chứ không phải làm như kiểu tập đoàn “quả đấm thép” Vinashin của chúng ta; họ nói cũng là nói thật chứ không phải là cách che đậy nói đằng nào cũng được như các “chuyên gia” nhà nước vừa đây đang trở lại reo ca Vinashin “tái cơ cấu” sẽ sớm lấy lại tư cách một “quả đấm” lợi hại, nghĩa là một tập đoàn làm ăn lại sẽ có lãi cho đất nước. Tuy nhiên, dầu là thế thì bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng sẽ vô cùng có ích cho những ai đang có tâm huyết xây dựng nền kinh tế Việt Nam một cách trung thực, nhằm rút nhiều kinh nghiệm quý báu để đưa đất nước đi lên, chứ không phải chỉ muốn thu quyền lực vào tay để… tự tung tự tác, nói chung là những ai thực sự cầu thị, thực lòng muốn nghe tiếng nói của chuyên gia.

Vì vậy, xin trân trọng giới thiệu bài báo bổ ích này đến bạn đọc.

Nguyễn Huệ Chi

CHẾ ÐỘ KIỂM DUYỆT TẠI VIỆT NAM

Phạm Xuân Ðài

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chế độ kiểm duyệt văn hóa phẩm chỉ có ở miền Nam, miền Bắc không có kiểm duyệt.

Nhìn chung trên thế giới, một số quốc gia có chế độ kiểm duyệt đều thuộc “thế giới tự do”, các quốc gia cộng sản trước đây và bây giờ không có kiểm duyệt.

Đàn ông Việt

Nguyễn Hưng Quốc


Trên blog Trương Duy Nhất mới đây có bài viết
về đàn ông Việt Nam của Trần Tuấn khá vui.

Đại khái, Trần Tuấn kể, theo ý kiến của một số người Thụy Điển, trong một cuộc chuyện trò cách đây 10 năm, "so với họ, đàn ông Việt có điểm hạn chế về thể hình, bề ngoài, lối tư duy hấp dẫn người khác giới... trong khi đó, dường như ích kỷ và tham lam, khi tạo dựng và duy trì một xã hội bất công bằng, để đàn ông Việt hưởng thụ phần nhiều hơn (so với phụ nữ Việt). Đàn ông Việt quá sướng khi tận hưởng quá nhiều ưu đãi: thiên nhiên đẹp, thức ăn ngon, phụ nữ đẹp! Trong khi phụ nữ Việt thì rất đáng yêu và đáng thương, họ thông minh, xinh đẹp (đàn ông Thụy Điển khẳng đinh rằng dưới con mắt phương tây, phụ nữ Việt Nam nằm trong số phụ nữ thông minh và đẹp nhất thế giới) nhưng hy sinh nhiều quá, làm lụng vất vả, cung phụng hết lòng cho chồng con!" Từ những nhận xét ấy, tác giả rút ra kết luận là "đàn ông Việt bị phụ nữ phương tây chê, còn phụ nữ Việt, được đàn ông phương tây khen và mơ ước!"