Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục đích của Hoa Kỳ

Kỳ 1

Khi các sử gia tìm cách để am hiểu thế giới của thế kỷ hai mươi mốt, họ nên lưu ý đến cuộc khủng hoảng Parsley. Vào tháng Bảy năm 2002, chính phủ nước Morocco gởi mười hai binh sĩ đến một hòn đảo nhỏ tí mang tên Leila, cách đất liền vài trăm bộ, trong dải Gibraltar để dựng một cột cờ ở đó. Hòn đảo không có người ở, chỉ có một số dê, mọc đầy trên đảo là toàn rau mùi, thành ra mới có cái tên Tây Ban Nha là Perejil. Nhưng từ lâu chủ quyền đảo bị tranh giành bởi Tây Ban Nha và Morocco và chính phủ Tây Ban Nha phản ứng rất mạnh mẽ với sự "xâm lược" của người Morocco. Chỉ trong vài tuần lễ, bảy mươi lăm binh sĩ Tây Ban Nha đã được thả dù xuống đảo. Họ nhổ lá cờ của Morocco, trồng lên hai cột cờ Tây Ban Nha và đuổi những người Morocco về xứ. Chính phủ Morocco lên án "hành vi gây chiến" này và tổ chức biểu tình, hàng ngàn thanh niên tràn ra đường xướng lên “Linh Hồn và Máu huyết chúng tôi sẽ hy sinh cho em, hỡi Leila!” Tây Ban Nha duy trì những chiếc trực thăng quần vũ bên trên hòn đảo và các tàu chiến ngoài khơi. Nhìn từ xa, toàn bộ sự kiện tựa như một màn hí kịch. Nhưng dù có giống như bao nhiêu ngu xuẩn, một ai đó sẽ phải dỗ dành hai quốc gia này dịu xuống.


Vai trò ấy đã không rơi vào Liên Hiệp Quốc, hay Liên hiệp Âu châu, hay một quốc gia châu Âu thân thiện như Pháp, vốn có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai phía. Vai trò ấy lại rơi vào tay Hoa Kỳ. Bộ trưởng ngoại giao khi ấy, Colin Powell từng nhớ lại một cách khôi hài “Tôi vẫn cứ tự nghĩ, tại sao Hoa Kỳ chúng ta lại vướng vào những chuyện này?”. Một khi đã rõ là không có giải pháp nào khác từng hữu hiệu, ông bắt đầu bằng một loạt các cuộc điện đàm ngoại giao, gọi nhà vua và bộ trưởng ngoại giao Morocco hàng chục lần đến tận khuya tối thứ Sáu và sáng thứ Bảy. “Tôi quyết định rằng tôi cần phải đẩy nhanh một cuộc thoả hiệp bởi vì nếu không thì các niềm tự hào sẽ nhập cuộc, tình hình trở nên căng thẳng hơn và mọi người sẽ trở nên cứng đầu”, ông Powell cho biết. “Lúc ấy các cháu nội, ngoại của tôi sắp đến bơi và trời sắp tối ở vùng Địa Trung Hải”. Thành thử Powell đã soạn một bản thoả thuận trên máy computer ở nhà của ông, có được hai phía đồng ý, rồi tự mình ký vào thay cho cả hai phía, xong fax qua Tây Ban Nha và Marocco. Các nước đồng ý rời khỏi hòn đảo, không chiếm giữ nữa để bắt đầu thương thuyết ở Rabat về thể trạng tương lai của đảo này. Hai chính phủ công bố các lời cảm ơn Hoa Kỳ đã giúp giải quyết cơn khủng hoảng. Và Colin Powell đã có thể đi bơi với các cháu của ông.

Đấy là một thí dụ nhỏ nhưng có ý nghĩa. Hoa Kỳ chẳng có quyền lợi gì ở vùng Eo biển Gibraltar. Không như Liên hiệp Âu châu, vốn không có được sức bẩy đặc thù đến Tây Ban Nha và Morocco. Không như Liên Hiệp Quốc, vì không thể nói thay cho cộng đồng quốc tế. Nhưng chính là chỉ một quốc gia có thể thu xếp được cuộc tranh cãi, vì một nguyên nhân đơn giản, cơ bản. Trong một thế giới đơn cực, đó chính là một siêu quyền lực duy nhất.

Mùa hè năm 2002 sẽ được nhìn thấy như một biểu hiện rõ ràng của tính đơn cực, thời điểm Roman huy hoàng của Hoa Kỳ. Thập kỷ dẫn đến giai đoạn này đã là một thời kỳ dữ dội. Kinh tế gầm rống, sản xuất tăng cao hơn hẳn những thập niên trước, Washington nổi lên với các thặng dư hết sức lớn lao, đồng đô la cao ngất trời xanh và các CEO của Mỹ là những minh tinh của cả toàn cầu. Rồi thế giới nhìn Hoa Kỳ bị tấn công một cách tàn bạo vào tháng Chín năm 2001, mang đến những cảm giác tội nghiệp cùng những niềm vui thú ngấm ngầm rằng ngay cả một siêu quyền lực cũng phải cúi đầu. Nhưng chẳng bao lâu sau, dù Mỹ như yếu đuối và dễ thương tổn, thế giới đã chứng kiến đáp trả của Hoa Kỳ với sự cố 9/11 trên một mức độ không thể thưởng tượng được đối với nhiều nước. Washington lập tức tăng ngân quỹ quốc phòng lên 50 tỉ, một con số lớn hơn cả ngân sách hàng năm của cả Anh và Đức. Hoa Kỳ đơn thương độc mã đặt chủ nghĩa khủng bố vào ưu tiên một của chương trình hành động, khiến tất cả các nước khác phải tái định hướng chính sách ngoại giao của mình lại cho phù hợp. Pakistan vốn là đồng minh của Taliban trong nhiều năm, chỉ trong tuần lễ đã quay lưng lại với chúng. Trong vòng một tháng, Hoa Kỳ đã tấn công Afghanistan, cách xa mình bảy ngàn dặm, hoàn toàn từ trên không và nhanh chóng lật đổ được chính quyền.

Đó là chuyện ngày ấy. Ngày nay Hoa Kỳ vẫn là một siêu quyền lực toàn cầu, nhưng là một siêu quyền lực yếu. Kinh tế đất nước này có các khó khăn, giá trị đồng tiền tụt xuống và đất nước đối diện với các khó khăn về đường trường bởi các khó khăn của quyền được phép làm và sự dành dụm thấp. Tình cảm chống Mỹ hiện đang cao nhất khắp nơi từ Anh Quốc đến Malaysia. Nhưng thay đổi đáng sợ nhất trong những năm 1990 và hiện tại không có liên quan gì đến Mỹ mà là với cả thế giới. Vào những năm 1990, Nga hoàn toàn lệ thuộc vào trợ giúp và nợ của Mỹ. Hiện nay, họ đang có những ngân sách thặng dư thường niên đến hàng chục tỉ đô la. Khi trước, các nước ở Đông Á từng tuyệt vọng cần đến IMF cứu họ ra khỏi khủng hoảng. Nay, họ đang có những trữ lượng hối đoái khổng lồ mà họ đang cùng đến để tài trợ các món nợ của Mỹ. Ngày nào, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu của Mỹ. Năm 2007, Trung Quốc đã đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu nhiều hơn là Hoa Kỳ - lần đầu tiên mà các quốc gia đã tạt được như thế tối thiểu là kể từ những năm 1930 – và đã vượt qua mặt Hoa Kỳ trong vai trò là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới trong một số phạm trù quan trọng.

Về đường dài, khuynh hướng ngàn năm mới có một lần này - sự vươn dậy của các nước còn lại - sẽ chỉ tăng thêm sức mạnh, bất kể các thăng trầm ngắn hạn. Ở mức độ chính trị quân sự, Hoa Kỳ vẫn còn thống lĩnh thế giới nhưng phần lớn cơ cấu của đơn cực – kinh tế, tài chính và văn hóa – đang suy yếu đi. Ngay cả trong một thời gian dài nữa, Washington vẫn chưa từng có và sẽ khó có được một ai ngang ngửa với mình, nhưng lại đang phải đối diện với các căng thẳng liên tục gia tăng. Sự ảnh hưởng không phải là một tình huống lưỡng cực. Thế giới sẽ không ở tình trạng đơn cực trong nhiều thập niên rồi một ngày kia thình lình chuyển sang lưỡng cực hay đa cực. Sẽ có một thay đổi chậm chạp trong bản chất của các công việc quốc tế. Dù tính đơn cực tiếp tục là một thực tế được xác định của hệ thống quốc tế hiện nay, mỗi năm nó mỗi yếu đi còn các quốc gia khác, các diễn viên khác lại tăng thêm sức mạnh của họ.

Việc thay đổi quyền lực là một sự thuận lợi rộng rãi. Đấy là một sản phẩm của những điều tốt lành – tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định quanh thế giới. Và điều này tốt cho Mỹ, nếu biết tiếp cận đúng. Thế giới đang đi bằng phương cách của Mỹ. Các nước đang trở nên cởi mở hơn, thị trường thân thiện hơn và dân chủ hơn. Chừng nào chúng ta còn giữ được các sức mạnh hiện đại hóa, tương tác toàn cầu và giao thương phát triển, cai trị tốt hơn, dân chủ và các quyền con người đi lên. Chuyển động ấy không phải lúc nào cũng dịch chuyển. Cũng có những trở ngại, nhưng phương hướng căn bản là rõ rệt. Nhìn vào Phi châu, nơi thường được xem là một lục địa tuyệt vọng nhất của thế giới. Ngày nay, hai phần ba lục địa này là dân chủ và kinh tế phát triển.

Các chiều hướng này mang lại một cơ hội cho Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ để duy trì được như một tay chơi quan trọng trong một thế giới giàu mạnh hơn, năng động hơn và thú vị hơn. Nhưng nắm được cơ hội ấy cần đến một thay đổi quan trọng trong lối tiếp cận cơ bản của Hoa Kỳ với thế giới. Chỉ có ngần ấy điều mà nước Mỹ có thể làm về quyền lực có liên quan của mình. Khi các nước khác đang tăng trưởng từ các khởi điểm thấp, trọng lượng tương đối của họ sẽ mắc khuyết điểm. Những vẫn có một số sự việc quan trọng mà Washington có thể hành động để tái xác định mục đích của Hoa Kỳ.

(Còn tiếp)