Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

SỐ TẾT CỦA DIỄN ĐÀN THẾ KỶ

Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ làm số đặc biệt để mừng Tết Tân Mão vào hai ngày Ba Mươi (2 tháng Hai, 2011) và Mồng Một (3 tháng Hai, 2011) với sự đóng góp bài vở của các văn hữu:
Hà Sĩ Phu, Trần Mộng Tú, Thụy Khuê, Trần Doãn Nho, Tưởng Năng Tiến, Đặng Tiến, Huỳnh Hữu Ủy, họa sĩ Thanh Trí, Đan Vy, Song Thao, Hoàng Quân, Võ Thị Điềm Đạm, Nguyễn Xuân Sơn, Tâm Thanh, Khánh Hà, Ngọc Quỳnh, Nguyễn Tường Thiết, Lê Hữu, Phạm Xuân Đài...

Đây đúng là một “tờ báo xuân” phát hành trễ nhất, nhưng sẽ là một "số Tết" ra sớm nhất. Mời quý độc giả đón đọc để thêm niềm vui trong ngày Tết.

MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI

NGÔ THẾ VINH

DẪN NHẬP:

Vậy mà đã 54 năm kể từ ngày Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 16 năm kể từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây những con đập thủy điện khổng lồ chắn ngang dòng chính thượng nguồn sông Mekong, Thái Lan có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay lại có thêm dự án 12 con đập hạ lưu.

Một quan niệm hài hòa về niềm tin tôn giáo

Nguyễn Hoài Vân

Niềm tin tôn giáo : tốt hay xấu ?

Một điều dễ nhận thấy là người mang niềm tin tôn giáo thường là người tốt. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái trên tàu điện hay trên xe buýt với một nhóm linh mục hay chủng sinh hơn là với một nhóm skin head. Người ta cũng ít thấy các mục sư hay tỳ kheo tổ chức thành băng đảng ! Giới tu sĩ và những người mang niềm tin tôn giáo cũng tham gia vào các công việc thiện nguyện nhiều hơn người thường. Tuy nhiên, trong một số điều kiện kinh tế, xã hội, niềm tin tôn giáo có thể trở thành nguyên nhân của bạo lực, chiến tranh, thảm sát. Mặt khác, sự phát triển của khoa học vật chất cũng có thể tạo nên một sự rạn nứt trong xã hội vì những mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo. Khoa học vật chất đã trở thành tiêu chuẩn của « sự thật » trong các xã hội hiện đại và phần nào đóng vai trò của một Niềm Tin mới. Thêm vào đó, một số người, vì những lý do dễ thông cảm, có thể dựa vào quan điểm duy vật để tấn công vài tôn giáo một cách mãnh liệt, dễ gây phản ứng mãnh liệt ngược lại, với những hậu quả tai hại cho xã hội. Bài này đưa ra vài suy nghĩ để hạn chế phần nào những tai hại ấy.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XX)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 20

Buổi chiều ông Hoạt tổ chức một buổi gặp mặt. Khá nhiều người tham dự và có mấy “nhân vật” tiếng tăm. Tôi nghe giới thiệu có ông giám đốc đài RFA, Duy Ái – phóng viên đài VOA, Hoàng Tứ Duy trong ban lãnh đạo đảng Việt Tân, luật sư Trịnh Hội, một số người hoạt động trong các tổ chức cộng đồng ở đây. Hoàng Tứ Duy còn trẻ, khoảng trên dưới 40, mang đến cuốn sách “Hành trình cuối đông” mà anh nói đã mua từ lâu, hâm mộ tác giả nên gặp tôi ở đây anh xin chữ ký kỷ niệm. Trịnh Hội rất đẹp trai, mới ở Việt nam về. Anh kể chuyện về nước đóng phim, bị làm khó dễ vì cho là liên quan đến vụ Lê Công Định mới bị bắt, ban đầu không cho về Mỹ ngay, sau đó lại bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XIX)

Tiêu Dao Bảo Cự



Kỳ 19

Sáng hôm sau, ông Hoạt đưa chúng tôi đi xem Bảo Tàng Người Da Đỏ - National Museum of the American Indian, bảo tàng thứ 18 trong hệ thống The Smithsonian Museums. Bảo tàng này mới được xây dựng sau này, năm 2004, khá vĩ đại với 4 tầng lầu và kiến trúc độc đáo, khác hẳn các bảo tàng kia, do chính các kiến trúc sư người da đỏ thiết kế. Tòa nhà màu vàng trông như một tảng đá khổng lồ với các nếp gấp do nắng gió, mưa bão tạo nên, kết hợp hài hòa vẻ đẹp thô ráp của tự nhiên và sự sáng tạo tinh tế của nghệ thuật kiến trúc hiện đại. Hai cửa ra vào mở ra phía hai con đường lớn, chung quanh có khoảng trống rộng rãi. Mặt hông một phía người ta dựng thêm mô hình mấy căn lều truyền thống của người da đỏ rất mỹ thuật, mặt phía kia kéo dài ra trước lối vào chính là một cảnh quan đặc biệt. Ngoài một số ghế ngồi trên bãi cỏ, người ta tạo ra một hồ nước không lớn lắm, chung quanh là đất ẩm trồng các loại cây cỏ, hoa bản địa, cố tình để mọc có vẻ hoang vu như tự nhiên, với những đóa hoa súng trắng đang nở trong hồ.

Người Rơm

Tâm Thanh

Khi mùa đông buốt giá tột độ ở đây, tôi biết nơi xa xôi bên kia là mùa xuân. Người nhắc nhở tôi điều này không phải cha mẹ tôi (ông bà chết trên đường vượt biên từ Hải Phòng sang Hồng-công, lúc tôi năm tuổi), mà một cô giáo người Thụy-điển, cô Anita. Nhưng từ ngày tôi bỏ học, xa cô, tôi không biết khi nào là mùa xuân ở bên kia. Nhiều lần tôi mỏi mệt nghề ăn cắp, định về thăm cô. Nhưng năm nay lại xảy ra nhiều chuyện.

“Tôi Biết Sợ”: “Toàn Dân Trăm Người Như Một”... Ðều Biết Sợ

Nguyễn Hữu Chi
Tiến Sĩ Tâm Lý Chính Trị Học

Trong bài khảo luận này, tôi sẽ trình bày một khía cạnh đặc biệt về tâm lý sợ hãi. Câu hỏi được đặt ra là: tại sao người đạo đức lại hay lo sợ, và ghét người vô đạo đức? Tại sao người có quyền thế lại sợ người yếu thế? Tại sao các lãnh tụ độc tài lại sợ dân, rồi tìm đủ mọi cách làm cho dân sợ? Ðây không phải là một bài “chống Cộng” vì> nhiều người đã viết về vấn đề này rồi.[1] Tôi chỉ dựa vào sử liệu [2] để chứng minh vài định lý bắt nguồn từ lý thuyết về sợ hãi mà trước đây tôi đã có dịp trình bày.

Từ Quý Mão 1963 - Ất Mão 1975... tới Tân Mão 2011

Hạ Long Bụt sĩ


  • NĂM XƯA MÈO HOÁ CÁO - NĂM NAY CÁO HOÁ MÈO?
  • NĂM MÃO - MANG BÍ MẬT VIỆT SỬ?
  • TIÊN TRI Bộ tộc Da đỏ Mỹ châu HOPI và NGÔI SAO XANH
  • NHỮNG LỜI TIÊN TRI VỀ 2011-2012
Cụ bốc sư Tử vi bói Dịch Ba La trầm dọng: “Năm Mão, Ất Mão, không biết ai gánh vác sơn hà vũ trụ cho ! …Tôi trăm tuổi rồi, chẳng mong gặp Thiên tử xuất, nhưng các ông còn trẻ, chắc sẽ gặp thời xuất thánh nhân…” Tôi ghé tai cụ hỏi : Thưa Cụ, thánh nhân tên gì…Mộc hạ châm châm khẩu là gì, thưa cụ mà bao giờ xuất.? Cụ bốc sư nói nhỏ bên tai tôi : thời này tiểu nhân còn nhiều, ông phải giữ kín… Thánh nhân tên Đ. gốc họ Lý, hoá thân Thánh Tản, sau nghìn năm nước ta lại trở về nền vương đạo… Tôi bàng hoàng đến kinh sợ, khi theo lời cụ, chiết tự ra tên thánh nhân, sao người xưa, Trạng Trình lại đoán được tên người từ 500 năm trước, mà cái tên ly kỳ trên sao lại ứng hợp với những gì sấm ký ẩn dụ đến thế ! Đấy là vào năm 1973, ít tháng trước khi vị đại bốc sư Việt tộc, thế hệ Đông Kinh Nghĩa Thục, mất, thọ hơn 100 tuổi (1870?-1973).

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XVIII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 18

Hôm sau một người khác tiếp đón chúng tôi, ông Nguyễn Mậu Trinh, một người trước đây chúng tôi cũng chưa hề biết. Cách tiếp đón của ông khác với những người kia. Ông không đưa chúng tôi về nhà mà lại đưa đến khách sạn. Đó là khách sạn mang tên Holiday Inn ở vùng Gaithersburg, Maryland, có lẽ gần chỗ ông ở. Ông nói để chúng tôi tự khám phá thêm về nước Mỹ. Ông đùa bảo chúng tôi ở khách sạn Mỹ, tự đi ăn uống, mua sắm tìm hiểu khu phố chung quanh, bị lạc ráng chịu. Hôm sau ông sẽ đến đón chúng tôi đưa đi chơi. Cũng là một ý tưởng hay. Chúng tôi tán thành ngay.

MAI SAU

Võ Phiến

Quê tôi có cái hát bộ là nổi tiếng. Cụ Tản Ðà từng bảo: “Tuồng Bình Ðịnh, rạp Phú Phong.” Tuồng là tác phẩm viết ra, rạp là chỗ diễn tuồng. Viết tuồng hay, diễn tuồng cũng giỏi nữa; thế là xuất sắc mọi bề? Tôi nghe vậy, biết vậy.

Rồi có lần gặp bài Lỗ Tấn về chuyện xem hát ở xứ ông. Chuyện thật ngộ. Xem qua nhớ hoài.(1) Lỗ tiên sinh viết bài ấy năm 1922, tức năm ông vào khoảng tứ tuần. Bảo rằng trong vòng hai mươi năm qua ông chỉ xem hát Tàu ở Bắc Kinh có hai lần. Lần đầu vào năm 1912, tức năm ông 31 tuổi. Ông nghe bạn nói hát tuồng ở Bắc Kinh là nhất, thế nào cũng phải xem cho biết.

CHUYỆN NGÀY CUỐI NĂM

Nguyễn Lê Hồng Hưng

Hải trình chiếc Elsa bắt đầu từ Houston xuống Nam Mỹ, mỗi chuyến đi dài năm hoặc sáu tuần. Sau đó quay trở lại Houston xuống hàng, lấy thực phẩm và thay người. Ðúng ra thì tôi được đổi về trước Giáng Sinh. Nhưng vì những chuyện khủng bố nên thủy thủ mang quốc tịch của những nước hồi giáo tạm thời không được toà đại sứ Mỹ cấp chiếu khán. Ông đầu bếp thay tôi người In-đô chờ công ty lo thêm thủ tục, vì vậy tôi đành phải ở lại chờ. Những ngày cuối năm, không được về với gia đình cũng có hơi buồn, nhưng đã là thủy thủ thì phải chấp nhận chớ biết sao. Tuy nhiên, từ thuyền trưởng tới thủy thủ đoàn rất vui mừng khi nghe tôi ở lại với họ tới ra Giêng. Không phải tôi là nhân vật quan trọng trên tàu đâu, đầu bếp mà quan trọng khỉ khô gì. Tôi được nhiều người thương mến chẳng qua vì tôi là bếp Việt Nam. Với lại lần nào tàu ghé Houston lấy hàng, tôi lên chợ Việt mua thêm gia vị và vài món ăn trong đơn đặt hàng không có. Hôm Giáng Sinh ngoài con gà tây nướng ra, tôi chiên chả giò, tôm chiên bột, gỏi cuốn và nấu một nồi phở hai chục lít. Trong tiệc Giáng Sinh, những món ăn Việt được bà con chiếu cố tận tình. Còn con gà tây để mấy ngày sau chẳng ma nào rớ tới, cuối cùng tôi phải gói con gà lại đem cho mấy người bốc vác trên bến cảng. Không ngờ những món ăn bình dị của Việt Nam vậy mà đủ sức loại con gà tây truyền thống Giáng Sinh ra khỏi bàn tiệc!

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Ông Đinh Thế Huynh & Báo Nhân Dân

Tưởng Năng Tiến


Xuân Diệu, Xuân Xanh, Xuân Tóc Đỏ
Báo đời, báo hại, báo Nhân Dân!
Ca dao thời đổi mới

Trên trang Dân Luận, đọc được hôm 13 tháng 01 năm 2011, có bài viết (Tuyên Ngôn Của Họ Đinh) xin được trích dẫn vài câu – đọc chơi cho biết:
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng...

Đừng lập lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam (XV)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 15

Nhiều năm sau đó, đài CBS phần tin tài liệu tuyên bố rằng sự thành công của địch quân trong dịp Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân một phần nhờ bởi sự dàn xếp do Tướng Westmoreland đứng đầu, nhằm ém nhẹm các tin tình báo cho thấy số quân Cộng Sản nhiều gấp đôi số lính mà các sĩ quan ta dự đoán. Phim tài liệu này đã dai dẳng tấn công vào sự ngay thẳng của một vị chỉ huy đáng kính nể trong quân đội Hoa Kỳ, cho thấy phẩm chất “lá cải” của cơ quan truyền thông này. Đại tướng Westmoreland là một người vô cùng chính trực, gần như quá ngay thẳng và theo đúng sách vở một cách chuyên nghiệp. Tôi không thể nghĩ ra được một quân nhân nào khác hơn ông là người hầu như không bao giờ có thể lừa dối các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ hay quần chúng bằng cách đưa tin sai lầm, lạc quan về tình hình quân sự tại Việt Nam. Ngược lại, tôi nhận thấy ông là một người chỉ huy thực tiễn hơn bất cứ một vị chỉ huy quân sự hay dân sự nào tôi từng được gặp trong các chuyến đi làm việc tại Việt Nam.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Thông điệp gửi báo “Thanh Niên”: Giấy rách phải giữ lấy lề!

Lê Diễn Đức


Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi kháng thư tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, đồng thời cũng đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Washington Lê Công Phụng để phản đối việc công an thành phố Huế hành hung ông Christian Marchant, tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Ảnh biếm hoạ trên Facebook về báo chí đi theo lề phải

NGƯỜI CHỈ ÐƯỜNG Ở LYON

VŨ THƯ HIÊN

Tôi còn bảy ngày rảnh rang trong cái lúc năm hết Tết đến. Còn chưa biết dùng nó vào việc gì thì bỗng một anh bạn gọi điện:
- Ði Lyon chơi đi. Thành phố quan trọng thứ nhì nước Pháp. Tính về độ lớn thì thứ ba. Thế mà tớ lại chưa tới đó lần nào. Cậu có thể tưởng tượng được không ?

Nhà giầu kiểu Mỹ, Ấn Độ và Trung Hoa

Ngô Nhân Dụng

Ông Đặng Tiểu Bình đã phát động một cuộc cách mạng mới khi đưa ra khẩu hiệu “Làm giầu là vinh quang!” Nó thay thế cho khẩu hiệu “Lao động là vinh quang” của Mao Trạch Đông. Từ đó, các đảng viên Trung Cộng đã phấn đấu làm giầu, không cần nghĩ tới lao động nữa. Nhưng không phải ở nước nào người ta cũng làm giầu kiểu đó. Ở nhiều nơi người ta phải làm việc cật lực mới tích lũy được tiền của. Tuần báo Economist mới đăng một bài dài 14 trang về những người giầu; đặc biệt có một đoạn viết về “Các nhà quý tộc mới ở Á châu,” họ so sánh những người giầu ở hai nước Ấn Độ và Trung Quốc. Đọc bài đó, chúng ta biết khi nào việc làm giầu đáng gọi là vinh quang! Đó là khi những người giầu có được người khác kính trọng.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XVII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 17

Đến trạm Greyhound ở Washington DC đợi một lúc, do đã liên lạc trước, chúng tôi được ông Nguyễn Ngọc Bích ra đón đưa về nhà ông ở Springfield, Virginia. Nhà ông nhiều phòng, chỉ có hai ông bà ở nhưng lại rất chật chội. Tất cả các phòng, từ phòng làm việc, phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, nhà hầm đều dùng để chứa sách, kể cả trên lối đi. Đi ra đi vào đều đụng sách. Chắc chắn đây là một thư viện giá trị vì hai ông bà đều là tiến sĩ về ngôn ngữ học, chuyên nghề dạy học, nghiên cứu, viết sách. Từ trước tôi chỉ nghe tiếng ông Bích như một nhà hoạt động chính trị, xã hội. Ông đã từng làm giám đốc đài RFA tiếng Việt trong 7 năm, Quyền Tổng giám đốc Giáo dục Song ngữ trên toàn quốc thời tổng thống George H.R. Bush, hiện là chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ và trong ban giảng huấn Viện Việt Học. Qua đây mới thấy quả thật ông hoạt động trên nhiều lãnh vực, đặc biệt là văn hóa, giáo dục. Ông có sức làm việc thật phi thường. Ông tham gia, chủ trì các hoạt động xã hội phức tạp tốn nhiều thời gian nhưng vẫn có thể nghiên cứu, viết, dịch hàng mấy chục đầu sách, hàng trăm bài báo giá trị về văn học, ngôn ngữ, cả âm nhạc. Ông thông thạo 5-6 ngôn ngữ, hát hay, lại sáng tác cả nhạc. Ông kể trước đây, hai ông bà sau khi du học ở Mỹ thành tài đã về Việt Nam mở một trường đại học (hình như là đại học Cửu Long) nhưng chưa được bao lâu đến năm 75, tất cả đều tan tành. Trở lại Mỹ hai ông bà lại tiếp tục hoài bảo của mình theo cách khác. Bà Đào Thị Hợi, phu nhân của ông, cũng là một học giả uyên bác trong lãnh vực ngôn ngữ. Bà rất giản dị, cởi mở và đối xử với chúng tôi khá thân tình.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III (Kỳ 22)

Kỳ 22

Sau đó ít lâu, Ðào Duy Anh ở Hà nội vào tìm tôi. Hôm đó, gần bảy giờ, tôi đương ăn sáng thì thấy một ông già tóc râu bạc phơ, lùn, to xương, đứng ở ngoài sân, nhìn qua cửa sổ có lưới sắt, hỏi tôi:
- Ông Nguyễn Hiến Lê có nhà không?

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Ghé thăm các blogs: 17/01/2011

BLOG TRẦN MINH QUÂN


Tháng Một 26, 2011Trần Minh Quân

Khi một số tài sản quốc gia đang bị sử dụng một cách quá lãng phí, chưa có những giải pháp căn cơ, lâu dài thì ngược lại, một số tài sản có giá trị tinh thần cũng đã bị tận thu quá mức, thiếu tính bền vững, không tuân thủ các quy luật tự nhiên và thiếu tính khoa học.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XVI)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 16

Chiều hôm sau, ông Vũ đưa chúng tôi đến dự một buổi gặp mặt ở nhà ông Đặng Đình Khiết, một người tôi chưa hề nghe tên. Ông Khiết ở Falls Church, Virginia. Ông Khiết sống độc thân, nhà không rộng lắm, khách có khoảng mươi người, tôi không nhớ tên hết vì chỉ được giới thiệu qua, trong đó có anh Ngô Vương Toại tôi đã nghe tên ở trong nước từ thời sinh viên trước 1975. Thời đó, anh Toại là sinh viên, tổ chức Quán Văn ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Trong một cuộc vận động tranh cử Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa năm 1967, có phần ca hát của Trịnh Công Sơn – Khánh Ly, anh đã bị hai thanh niên đặc công của Mặt Trận cướp micro và bắn trọng thương, là một vụ gây chấn động dư luận. Ông Uyên Thao, người chủ trương nhà xuất bản Tiếng Quê Hương mang đến tặng mọi người cuốn sách “Hồi ký của một thằng hèn” của Tô Hải vừa mới “ra lò”. Cuốn sách này đã được công bố một phần trên mạng gây xôn xao dư luận.

Đại hội xong rồi... thì sao?

Nguyễn Hưng Quốc

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 đã kết thúc được hơn một tuần. Nhìn lại, theo tôi, có một điều không-đáng-ngạc-nhiên và một điều rất đáng ngạc nhiên.

Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hỗn hợp của công ty kinh doanh, giáo phái bí mật với băng đảng ăn hối lộ

“Newsweek” phỏng vấn Richard McGregor - Lê Diễn Đức dịch [1]

“Những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham nhũng khác” – Ricchard McGregor.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XV)

Tiêu Dao Bảo Cự

(kỳ 15)

Kết thúc một ngày tham quan cơ quan quyền lực đầu não của nước Mỹ, ông Bích lái xe trả chúng tôi về nhà của chị Thụy. Nghỉ ngơi xong, chị Thụy lái xe đưa chúng tôi đến nhà ông Đoàn Viết Hoạt. Chị nói đùa chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần để “chuyển trại” ít nhất năm lần trong thời gian mươi ngày ở đây. Có lẽ vì ở lâu một nơi không tiện và một số người cũng muốn đón tiếp chúng tôi tại nhà nên họ đã sắp xếp lên lịch cho chúng tôi ở mỗi nơi một hai hôm. Sự di chuyển này tuy có hơi mệt cho chúng tôi nhưng bù lại chúng tôi được tiếp xúc gần gũi, thân mật với nhiều người. Vả lại đi đâu cũng có người đưa đón nên chúng tôi rất vui lòng được “chuyển trại”.

Lê Đức Thúy ăn, cả nước nhục

Ngô Nhân Dụng

Ông Lê Đức Thúy bỗng dưng nổi tiếng. Các tờ báo ở Úc châu (Australia) đang nêu tên ông. Kể từ bây giờ khắp thế giới phải biết tên ông, và biết chuyện con ông đã được cấp học bổng đi dùi mài kinh sử ở Đại học Durham bên Anh quốc. Nhiều người Việt Nam đang ở Úc cảm thấy nhục khi bạn bè hỏi về chuyện này.

Năm Cánh Hoa Đào

Tưởng Năng Tiến

Tại buổi họp báo tổng kết công tác năm Ngoại giao - Văn hóa 2009, vụ trưởng vụ văn hoá đối ngoại, ông Phạm Sanh Châu đã “khẳng định sự thành công trong Năm Ngoại giao văn hoá 2009 thể hiện qua nội hàm của ‘bông hoa đào 5 cánh’, gồm: Mở đường- Xúc tác- Quảng bá- Vận động- Tiếp thu.”

CHUYẾN VIẾNG THĂM MỸ CỦA HỒ CẨM ĐÀO: QUAN HỆ NGOẠI GIAO ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH RA SAO?

Đinh Xuân Quân

Trong nhiều năm gần đây các giới phân tích quốc tế nói nhiều về “quyền lực mềm” và ảnh hưởng “ôn hòa” của Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, trong năm 2010, TQ đã thể hiện nhiều tính chất “đế quốc” sẵn sàng sử dụng các phương tiện quân sự lẫn kinh tế để gây áp lực với ASEAN lẫn Nhật Bản, kể cả các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông (BĐ).

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XIV)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ XIV

3. Miền Đông: Washington DC, Virginia, Maryland, Pennsylvania.

Phi trường Dulles của Washington DC quả thật rộng lớn. Rời máy bay đi qua bao nhiêu hành lang, lên xuống mấy cầu thang, lại lên xe shuttle để băng qua khoảng trống dài mới đi vào khu vực để hành lý. Chưa quen đi máy bay nhiều ở các phi trường lớn rất ngại bị lạc dù các bảng chỉ dẫn khá rõ ràng.

ĐỌC THƠ ĐỖ HỒNG NGỌC (ĐỖ NGHÊ) “… vui vì nghe trái tim mình đập”

Trần Trung Thuần

Tôi rất thích tập thơ Thư Cho Bé Sơ Sinh & Những Bài Thơ Khác của Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê). Tập thơ này được nhà xuất bản Văn Nghệ trong nước xuất bản và phát hành đầu năm 2010. Tập thơ dày 232 trang, khổ vuông vức 17cm x 17cm, bìa và giấy in bài thuộc loại có giá trị cao nhưng rất trang nhã chớ không se sua, chưng diện đỏm dáng.

BS Đỗ Hồng Ngọc nói về "Thân tâm an lạc"

BS.Đỗ Hồng Ngọc


LTS. Ngày Thứ Bảy 22 tháng 1, 2011, Diễn Đàn Thế Kỷ vừa đăng bài “Một Cốt Cách Ở Đời – vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến” của Đỗ Nghê, tức bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

Với bút hiệu Đỗ Nghê, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đến với làng văn nghệ miền Nam từ trước 1975. Học giả Nguyễn Hiến Lê khi đề tựa tập "Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò" của Đỗ Hồng Ngọc (năm 1972) đã viết: "Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị".

Với bài trả lời phỏng vấn của báo Giác Ngộ sau đây, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lại cho chúng ta nhiều điều thú vị khi giải thích lời chúc “thân tâm an lạc” mà người Việt Nam thường gửi cho nhau nhân dịp năm mới, với cái nhìn vừa khoa học vừa thiền học.

*

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục đích của Hoa Kỳ

Kỳ 1

Khi các sử gia tìm cách để am hiểu thế giới của thế kỷ hai mươi mốt, họ nên lưu ý đến cuộc khủng hoảng Parsley. Vào tháng Bảy năm 2002, chính phủ nước Morocco gởi mười hai binh sĩ đến một hòn đảo nhỏ tí mang tên Leila, cách đất liền vài trăm bộ, trong dải Gibraltar để dựng một cột cờ ở đó. Hòn đảo không có người ở, chỉ có một số dê, mọc đầy trên đảo là toàn rau mùi, thành ra mới có cái tên Tây Ban Nha là Perejil. Nhưng từ lâu chủ quyền đảo bị tranh giành bởi Tây Ban Nha và Morocco và chính phủ Tây Ban Nha phản ứng rất mạnh mẽ với sự "xâm lược" của người Morocco. Chỉ trong vài tuần lễ, bảy mươi lăm binh sĩ Tây Ban Nha đã được thả dù xuống đảo. Họ nhổ lá cờ của Morocco, trồng lên hai cột cờ Tây Ban Nha và đuổi những người Morocco về xứ. Chính phủ Morocco lên án "hành vi gây chiến" này và tổ chức biểu tình, hàng ngàn thanh niên tràn ra đường xướng lên “Linh Hồn và Máu huyết chúng tôi sẽ hy sinh cho em, hỡi Leila!” Tây Ban Nha duy trì những chiếc trực thăng quần vũ bên trên hòn đảo và các tàu chiến ngoài khơi. Nhìn từ xa, toàn bộ sự kiện tựa như một màn hí kịch. Nhưng dù có giống như bao nhiêu ngu xuẩn, một ai đó sẽ phải dỗ dành hai quốc gia này dịu xuống.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

PHOFAN

Song Thao

Tôi phải mang ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh. Tôi khoái phở. Hình như ai cũng biết vậy. Đã viết tới năm bài về phở mà vẫn cứ lăm le muốn viết nữa. Chẳng lẽ khi không lại mang phở ra tụng, vậy là ngồi canh me chờ cơ hội. Chờ mãi thì cũng có lúc vớ được… ông nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ông này vừa buông tay nhạc để ra tay với phở. Ngày 5 tháng 1 năm 2011 vừa qua, nhà nhạc sĩ của chúng ta đã khai trương tiệm phở tại khu Pavillion Plaza ở Little Saigon. Đây là một tiệm “phở nhạc giao duyên” vì mang tên “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”. Tôi ở xa nên không có dịp tới nơi để biết rõ tên tiệm. Theo bản tin của báo Người Việt thì cái tên lòng thòng y chang cái tên bản nhạc nổi tiếng nhất của ông, nhưng trong một cái chúc mừng, cũng trên báo Người Việt Online, thì cái tên rút ngắn lại thành “Hoa Soan”.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XIII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 13

Ngày hôm sau, chúng tôi gặp hai người khách đặc biệt là ông Bằng Phong Đặng Văn Âu và ông Nguyễn Văn Thắng.

Ông Âu nguyên là thiếu tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, qua đây ông hoạt động nhiều trên lãnh vực báo chí. Ông có người anh em họ là Đặng Văn Việt, sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, người được mệnh danh là “Hùm Xám đường 9 Nam Lào”. Trong chiến tranh, anh em ở hai chiến tuyến đối nghịch không phải là điều hiếm và cũng là một đặc điểm bi kịch của cuộc chiến “nồi da xáo thịt” Việt Nam mà người ta đã gọi bằng đủ thứ tên khác đẹp đẽ từ hai phía nhưng không thể nào xóa được tính cách của cuộc nội chiến bi thảm và đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc. Ông Âu có cảm tình đặc biệt với Hà Sĩ Phu trong “nhóm Đà Lạt” và thỉnh thoảng cũng có liên lạc email với tôi.

Suy nghĩ gì về Đại hội 11 vừa kết thúc?

Âu Dương Thệ

Vở phường chèo vừa hạ màn thứ nhất!

• Vì đâu Nguyễn Phú Trọng lại có tật giật mình?

• Tại sao được Hồ Cầm Đào ưu ái đặc biệt?
• Tăng cường âm binh và cai tư tưởng, báo chí nuôi ý đồ gì?



Câu chuyện lãnh tụ

Lê Phan

Sau khi đảng Cộng Sản Việt Nam bầu bán, tin tức bắt đầu cho thấy trong số các nhân vật được vào Bộ Chính Trị và trung ương đảng thuộc giòng con lãnh tụ.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

ANH BẠN ÐIÊN

Nguyễn Ái Nhân

Tôi có một anh bạn rất đặc biệt. Nói đúng hơn, anh đặc biệt đến mức nhiều người bảo anh điên. Những người bảo anh điên là những người nói thật. Những người khác, họ lịch sự bảo anh đặc biệt, nặng nề nhất họ cũng chỉ phê phán anh là lập dị hay khác thường. Anh quả thật đặc biệt và có những hành động nhiều khi kỳ quái. Nói như vậy chưa chính xác, anh có nhiều đặc tính kỳ quái hay gì đó rất khó gọi tên. Thôi, chúng ta học tập Lão Tử: Khi không thể hay không biết giải thích một điều gì thì trước hết đặt cho nó một cái tên, sau đó sẽ tìm cách giải thích sự vật hay hiện tượng đó. Chúng ta tạm gọi anh bạn tôi là “quái dị.” Chỉ tạm gọi vậy thôi, từ đó không hẳn đã đúng với anh và tôi cũng không chắc, có tồn tại tính từ nào như vậy không. Anh có gì đó... rất đặc biệt mà tôi chưa tìm được từ ngữ diễn tả chính xác, hãy chỉ tạm gọi (đặt tên) cho đặc tính đó của anh là “quái dị.”

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XII)

Tiêu Dao BẢo Cự

Kỳ 12

Đón chúng tôi ở bến xe bus là một người lạ, chúng tôi chưa được báo trước. Anh giải thích vì người đón chúng tôi về nhà ở bận việc nên đã nhờ anh ta đi thay. Trên đường về anh đề nghị ghé vào dự một cuộc hội thảo về Hoàng Sa – Trường Sa do cộng đồng người Việt ở khu vực này tổ chức. Vì không biết anh là ai, lại chân ướt chân ráo vừa mới đến, chúng tôi từ chối nhưng anh nằn nì ghé vào xem cho biết rồi đi ngay, chúng tôi đành đồng ý. Hội trường tổ chức cuộc hội thảo khá rộng, khoảng 100 người dự, bên ngoài có nhiều cờ và khẩu hiệu. Hình như có mấy diễn giả thuyết trình, chủ yếu thông tin cho cộng đồng cư dân ở đây về tình hình Hoàng Sa – Trường Sa, hiện nay đang nóng lên như một vấn đề thời sự quan trọng được nhiều người quan tâm, tiếp theo vụ Trung Quốc khai thác Bô xít ở Tây nguyên. Lần trước ở Nam Cali, chúng tôi cũng đã thấy rất nhiều cờ và biểu ngữ cắm dọc theo các đường phố ở Little Saigon và vài một cuộc biểu tình tỏ thái độ về vấn đề này. Riêng tôi, vào gần cuối tháng trước (tháng 4/2009), lúc ở Milpitas, biết thông tin về nhóm 3 trí thức trong nước khởi xướng việc ký kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác Bô xít, tôi đã gởi email ngay đề nghị các bạn ở Đà Lạt đăng ký giúp và chính tôi cũng trực tiếp gởi email cho nhóm khởi xướng nhưng vì liên lạc chậm trễ nên được đưa vào danh sách đợt 2.

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận

Chương III

BỐN “NƯỚC LỚN” MỜI TRUNG QUỐC ĐẾN GENÈVE

“Một cuộc hội nghị bao gồm cả Trung Quốc tự nó là một bước tiến trên con đường dẫn đến cải thiện quan hệ giữa các nước lớn và giảm tình hình căng thẳng. Các nước lớn có trách nhiệm đặc biệt bảo vệ hòa bình và an ninh các dân tộc” (Nhân dân nhật báo, 22/2/1954)

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Một cốt cách ở đời (*)

Đỗ Nghê

(Vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến, NXB Thế kỷ 21, 2009)

Cuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.

Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẻ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.

Nhà văn Võ Phiến an hưởng tuổi già

Phạm Xuân Đài

Cám ơn anh Ngự Thuyết đã nhắc nhở nhiều điều.


Ở tuổi 86, hiện nay nhà văn Võ Phiến đang sống những ngày an hưởng tuổi già trong tình thân của gia đình và bạn bè. Từ năm 1980 làm việc và cư ngụ tại Highland Park City thuộc Los Angeles, nhưng vào năm 2003 ông bà Võ Phiến đã mua nhà tại Santa Ana và dời hẳn về đây, để gần gũi con cháu và bạn bè người Việt Nam.

CHÀ LÁNG

Võ Phiến

– A, ông bạn. Mấy hôm nay bận việc hả? Không thấy ghé chơi. Có ý chờ đấy.

– Bảy Ðùng qua D C, ở luôn bên đó với con. Mình với “chả” chơi với nhau lâu năm... chuyện biệt ly... Mà ông chờ tôi có việc gì vậy?

Tưởng Năng Tiến – Những Người Điên Xóm Lớn

Tưởng Năng Tiến

Mày chết xác không mang về được
Hồn vất vưởng đâu, đất lạ Tuy Hòa!
...
Chín năm qua hồn mày đi có tới
Cây bàng cạnh nhà nghiêng bóng nắng chơi vơi

(Giỗ Chín Năm Mày Bạn Ấu Thời Ơi – Nguyễn Nam An)

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (XI)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 11

2. Texas: Dallas và Houston

Chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi Texas và miền đông nước Mỹ. Chuyến đi này do nhiều người mời và họ đã liên lạc với nhau để sắp xếp lịch và báo cho chúng tôi biết trước. Qua email, chúng tôi nhận vé máy bay và được thông báo khá chi tiết về người đón và thời gian ở từng nơi. Việc mua vé máy bay qua Internet, gởi cho người nhận thật quá tiện lợi. Chúng tôi chỉ việc in vé ra, nếu muốn in luôn cả thẻ lên tàu boarding pass để đỡ mất thì giờ ở sân bay.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Tại sao Hồ Cẩm Đào chịu nhún?

Ngô Nhân Dụng

Đây là một bài học cho những người cầm quyền ở Việt Nam: Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, cách đối xử cứng rắn có hiệu quả hơn là mềm mỏng. Chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào sang Washington kết thúc, ông Hồ chịu thua trên hai mặt trận. Về chính trị, ông Hồ thú nhận với những lời lẽ nhún nhường, rằng Trung Quốc còn phải cố gắng thêm về nhân quyền. Về mặt kinh tế, ông Barack Obama đem lại cho các công ty Mỹ những hợp đồng thương mại trị giá 45 tỷ đô la, sẽ tạo ra thêm 235,000 công việc. Trong khi đó chính phủ Mỹ không đưa ra một nhượng bộ nào cả. Có thể nói, trận đá bóng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc suốt năm 2010 đã đưa tới kết quả Mỹ 2, Trung Quốc 0.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (X)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 10

Thái Anh lái xe đưa chúng tôi đến Berkeley đón chị Khánh Tuyết cùng đi. Chị có hùn với mấy người bạn mua một ngôi nhà nghỉ ở vùng rừng Lake Tahoe là nơi chúng tôi sẽ nghỉ lại trong thời gian thăm thú thắng cảnh này. Chị Khánh Tuyết đã quen biết Trần Văn Thủy và Hoàng Khởi Phong từ trước khi Trần Văn Thủy làm công trình nghiên cứu trong kế hoạch của William Joiner Center, thể hiện qua cuốn sách “Nếu đi hết biển”. Cuốn sách chủ yếu ghi lại các cuộc trò chuyện với một số nhân vật, phần lớn là nhà văn trên đất Mỹ về các vấn đề văn học nghệ thuật và chính trị. Hoàng Khởi Phong và Khánh Tuyết được dành hai chương trong cuốn sách này. Khánh Tuyết trước ở Đà Lạt, làm công tác thanh niên thiện chí, quen biết anh Chris, một chuyên gia về y tế cộng đồng đi trong đoàn Thanh niên Chí nguyện của Hoa Kỳ sang công tác ở Việt Nam. Chị qua Mỹ từ cuối thập niên 60, học, làm việc tại đây, kết hôn với Chris, tham gia nhiều công tác từ thiện và hoạt động phản chiến cùng với sinh viên Berkeley.

Mất quê

Blog Mạnh Quân

Hầu hết mọi người ở thành phố, ai cũng có một vùng quê để nhớ, trừ những người đã ở từ 3-4 thế hệ trở lên. Tôi cũng có một miền quê, dù chẳng quá xa xôi - đó là một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Nhưng chỉ 10 năm trở lại đây, mỗi lần về thăm, quê tôi lại một lần đổi thay đến chóng mặt và tôi đã thực sự lo ngại, đến một lúc nào đó, tôi sẽ là người mất quê bởi những hình ảnh, hương vị thân thuộc của quê hương sẽ chỉ còn lại trong trí nhớ.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Nguyễn Hiến Lê

kỳ 21

CHƯƠNG XXXIII

LẠI TIẾP TỤC VIẾT

Hồi kí kết hiệp định Paris tôi đã tính sáu mươi lăm tuổi hòa bình trở lại rồi, tôi sẽ nghỉ. Cuối năm 1975, vừa đúng 65 tuổi âm lịch, tôi nói với một bạn thân, ông Giản Chi:
- Chúng mình già rồi, không nên làm gì nữa, chỉ cần người ta cho mình ở yên để coi những lớp tuồng trong buổi giao thời.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (IX)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 9

Các bạn đưa chúng tôi đi thăm thung lũng Napa, nơi trồng nho làm rượu vang nổi tiếng của bang Cali. Napa và Sonoma gần đó hai nơi sản xuất rượu vang đã đưa Mỹ hai lần đạt giải rượu vang ngon nhất thế giới trong các cuộc thi quốc tế, vượt qua cả rượu vang Pháp có truyền thống lâu đời vốn thống trị trong ngành làm rượu này. Napa cách Sacramento khoảng một giờ lái xe. Gần đến nơi, hai bên đường các vườn nho bạt ngàn chạy dọc theo thung lũng. Các gốc nho trồng ngay hàng thẳng lối, được chăm sóc kỹ, dây nho quấn theo giàn thấp chừng hơn một mét, các chùm nho mọng san sát vừa tầm cho việc thu hái. Đây đó có những nhà máy phía xa xa trên đồi cao. Có một khu vực hai bên đường tập trung nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm rượu của các nhà máy. Chúng tôi vào một nơi. Cửa hàng trình bày trang nhã nhiều loại rượu với các loại chai khác nhau trông thật bắt mắt và các tờ quảng cáo, tạp chí chuyên ngành về rượu vang. Trước đây ở những nơi nầy khách vào xem được nếm rượu miễn phí nhưng do suy thoái kinh tế, người bán hàng ở đây nói muốn nếm phải trả $5 mỗi người. Trong khi nếm rượu trò chuyện, bạn tôi tán dóc giới thiệu chúng tôi ở vùng trồng nho của Việt Nam sang thăm, học hỏi kinh nghiệm làm rượu của Napa và khen rượu của cửa hàng này rất ngon. Thế là người bán hàng khoái chí mời chúng tôi vào đứng trong quầy chụp ảnh với ông ta để lưu niệm và cũng không lấy tiền nếm rượu nữa.

MỐI ƯU TƯ LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC (tiếp theo và hết)

Hai Giáo sư Carl Thayer và Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả Người Việt Online.

(Tiếp theo và hết)

HỎI: Chúng tôi rất lo lắng về sự tồn vong của đất nước Việt Nam trước sự nhu nhược và độc tài của nhà cầm quyền CSVN và trước sự trấn áp, xâm lăng của Tàu Cộng. Xin quý giáo sư vui lòng cho biết ý kiến. (Đào Văn)

Sự can đảm của đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc

Đảng Cộng sản Việt Nam có rất nhiều điểm đáng bị chê trách, tuy nhiên, theo tôi, họ có một ưu điểm rất đáng khâm phục, ít nhất, với riêng tôi: sự can đảm.

37 năm trước-ngày 19.1.1974!

Song Chi

37 năm trước, vào ngày 19.1.1974, trận chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa và hải quân Trung Quốc kết thúc, quần đảo Hoàng Sa đã bị mất vào tay Trung Quốc từ đó đến nay.

QUAN HỆ MỸ TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA HỒ CẨM ĐÀO SẼ GIẢI QUYẾT GÌ?

Đinh Xuân Quân

Trong những năm gần đây các giới phân tích quốc tế nói nhiều về “quyền lực mềm” và ảnh hưởng “ôn hòa” của Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, trong năm 2010, chính sách TQ đã thể hiện nhiều tính chất “đế quốc” và dọa sẵn sàng áp dụng phương tiện quân sự lẫn kinh tế để gây áp lực với thành viên củavu ASEAN lẫn Nhật Bản, đặc biệt là đối với các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông (BĐ). Tại Âu châu TQ mua nhiều ngành công nghiệp của Hy Lạp và muốn cho Bồ Đào Nha vay tiền.

GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 20.01.2011

BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO


Đăng ngày: 13:01 19-01-2011

Bài viết kính tặng Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp ông
được đắc cử tại Đại hội Đảng lần thứ XI!

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (VIII)

Kỳ 8

Trên đường đi có nhiều trang trại của người Mễ. Anh giải thích đây phần lớn là những người nhập cư lậu nhưng vì họ sinh sống lâu năm, sản xuất ra nhiều hàng nông sản và không quấy rối gì nên nhà nước để yên cho họ, lợi cả đôi đường. Bãi biển đầu tiên chúng tôi thấy ngay bên đường chỉ là một bãi nhỏ, có nhiều đá và nước không mấy trong thế mà cũng có người đậu xe xuống tắm. Bãi biển thế này thua xa bãi biển Việt Nam. Sau này chúng tôi có dịp ghé thăm hoặc đi ngang một số bãi biển suốt dọc bờ tây nước Mỹ nhưng cũng không có nơi nào đẹp như Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Huế… Nước ở đây lại rất lạnh, mỗi năm chỉ có thể tắm được mấy tuần. Nghe nói bờ biển ở Florida mới đẹp nhưng chúng tôi không có dịp đến.

Chuyến thăm viếng của Hồ Cẩm Ðào và quan hệ phức tạp Hoa Kỳ-Trung Quốc

H.C.

Không ai biết Trung Quốc chờ mong gì ở chuyến công du Hoa Kỳ của Hồ Cẩm Ðào. Các giới chức tại Bắc Kinh không muốn tỏ rõ điều này và Cui Tiankai, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc trong buổi họp báo hôm Thứ Hai để trình bày về chuyến công du, chỉ dùng những lời lẽ mơ hồ về nhu cầu “phát triển vững chắc và lành mạnh mối bang giao giữa hai quốc gia.”

Đại hội Vinashin

Tiếp tục kinh tế phá sản

Ngô Nhân Dụng

Trước ngày Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc, hãng thông tấn AP tường thuật từ Việt Nam viết, “Mặc dù những khẩu hiệu, hình cờ đỏ búa liềm được treo khắp nơi ở Hà nội, nhưng đa số người dân Việt Nam không quan tâm đến sự kiện (Đại hội) này, vì họ phải lo vật lộn với lạm phát, với giá thực phẩm leo thang.” Cùng thời gian đó, tuần báo Economist của Anh quốc nhận xét rằng sau bao nhiêu năm đổi mới kinh tế, tại thủ đô nước Việt Nam trong các hotel sang trọng đa số khách người ngoại quốc, “thang máy đang chạy bị ngưng vì mất điện.” Và trong quán cà phê bài trí đẹp như một tiệm ở Paris, “cái máy pha cà phê expresso cũng lịch xịch một lúc rồi tắt ngúm” vì điện cúp bất ngờ. Những hình ảnh đ1o tiêu biểu cho tình trạng phá sản của chính sách kinh tế Nguyễn Tấn Dũng.

MỐI ƯU TƯ TO LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC

LTS - Ngày thứ Năm, 13 tháng Giêng, 2011 vừa qua, hai giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và Carl Thayer cùng đăng đàn Người Việt Online, trả lời phỏng vấn trực tuyến độc giả nhật báo Người Việt. Có 40 câu hỏi được độc giả gốc Việt khắp nơi gởi đến. Phần câu hỏi, Anh ngữ có, Việt ngữ có, được Tòa Soạn Người Việt dịch tất cả sang tiếng Anh, và gởi đến GS Hùng và GS Thayer. Phần trả lời được thực hiện bằng Anh ngữ, và tòa soạn Người Việt chuyển dịch sang Việt ngữ, xong cho đăng cả hai phiên bản. Trong phần trình bày sau, Diễn Đàn Thế Kỷ đăng lại gần toàn bộ phần tiếng Việt của cuộc phỏng vấn này.


Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Ôsin Thời Vươn Ra Biển Lớn

Tưởng Năng Tiến

Em chào thầy mẹ em đi
Làm ô–sin chả biết khi nào về…

(Trịnh Hoài Giang)

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (VII)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 7

Trong thời gian chúng tôi ở Bắc Cali, Oánh còn mời chúng tôi vào cuối tuần đến nhà ở lại và đi chơi riêng mấy lần.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Quân

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 7

Một nền Chính trị không làm gì cả

Hoa kỳ có một lịch sử của sự lo lắng là mình sẽ bị mất đi sự sắc bén của mình. Lần này tối thiểu đã là một cơn sóng lo lắng lần thứ tư kể từ năm 1945. Đợt lo lắng đầu tiên là vào cuối những năm 1950, hậu quả sau khi Xô Viết phóng vệ tinh Sputnik. Lần thứ hai là vào những năm 1970, khi giá dầu cao và sự tăng trưởng chậm đã thuyết phục người Mỹ tin rằng Tây Âu và Saudi Arabia là các sức mạnh của tương lai, và Tổng thống Nixon đã điềm báo về sự giáng sinh của một thế giới đa cực. Lần gần đây nhất đã đến vào giữa những năm 1980, khi hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Nhật bản sẽ là siêu quyền lực thống trị về kinh tế và công nghệ của tương lai. Những lo lắng trong các trường hợp như thế này có sự thể hiện thông minh và rất rõ rệt. Nhưng không một tình huống nào đã trở thành sự thật. Nguyên nhân là vì cơ chế Hoa Kỳ đã được chứng tỏ là một cơ chế mềm dẻo, có khả năng xoay sở, đàn hồi và có thể sửa chữa những khuyết điểm đồng thời có thể chuyển hướng các chú ý của mình. Một sự tập chú vào sự suy yếu của kinh tế Mỹ sẽ đưa đến kết quả là ngăn chặn được sự suy yếu đó. Vấn nạn của ngày nay là cơ chế chính trị Hoa Kỳ có lẽ có nhiều khả năng tạo nên các liên minh rộng rãi để giải quyết được các vấn đề phức tạp.

GIẤC MƠ CỦA MARTIN LUTHERKING Jr 

Thiện Ý

         Cách nay 43 năm, vào đêm Mùng 4 rạng 5 Tháng 4 năm 1968, Mục Sư Tiến Sĩ Martin Luther King, một lãnh tụ da đen đấu tranh cho nhân quyền đã bị một tên kỳ thị chủng tộc cực đoan ám sát chết, khi ông đang đứng dựa lan can bên ngoài phòng ở lầu hai Lorrain Motel, thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee.

Trần Văn Giàu và căn bệnh “Sùng bái Liên Xô”

Đoàn Thanh Liêm

Ông Trần Văn Giàu, một đảng viên cộng sản kỳ cựu gốc miền Nam, vừa mới qua đời vào cuối năm 2010, ở tuổi đại thọ gần con số chẵn 100 năm. Báo chí của nhà nước cộng sản đã viết rất nhiều về ông với lời ca tụng tán dương hết mực, và một số học giả ngoại quốc cũng đã viết về ông với sự khách quan dè dặt. Trong bài này, tôi không chủ ý viết lời khen chê nào đối với một nhân vật, mà mình đã không để tâm theo dõi tìm hiểu gì nhiều, mà cũng chưa hề bao giờ tôi đã gặp mặt hay chuyện trò gì với ông ta nữa.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Nội Dung Xã Hội Chủ Nghĩa

Nguyễn Hoài Vân

Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện thảo luận về "quá độ đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa" ... Những người ủng hộ điều ấy (chắc cũng có ?) bị chỉ trích là không định được nội dung của Xã Hội Chủ Nghĩa. Những người chống lại điều ấy thì nói chung chung là chống lại một chuyện không có nội dung...

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (VI)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 6

Mấy ngày sau, anh chị bạn chủ nhà đưa chúng tôi đến chơi nhà Thái Anh. Ở đây tình cờ chúng tôi gặp Trần Hạnh, một giáo sư trẻ người Việt đang dạy văn học Việt Nam ở đại học Berkeley. Qua trò chuyện Trần Hạnh cho biết cũng đã đọc nhiều bài viết của tôi trên mạng, trong đó có những bài về văn học mà anh dùng làm tư liệu tham khảo.

Một màn ảo thuật về tuyên truyền tại Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc

Trong mấy tuần lễ trước Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 11, trên các cơ quan truyền thông ở Việt Nam, người ta thấy rộ lên một số bài ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một số tờ báo vinh danh ông là “Nhân vật của năm 2010” do những thành tích xuất sắc mà ông và chính phủ của ông đã đạt được như: khẳng định vị trí chính trị của Việt Nam trên thế giới qua vai trò Chủ tịch ASEAN (luân phiên), thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cũng như nỗ lực tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đang đứng trước nguy cơ bị phá sản, v.v…Người ta cũng nhấn mạnh ông là “nhân vật có tác động nhiều nhất đến các sự kiện chính” và “có ảnh hưởng nhất đến thời sự của Việt Nam trong năm 2010”.

Cơn sốt Mỹ du

Huy Phương

Tôi không biết ai là tác giả câu nói “nếu biết đi, cái cột đèn cũng đã ra đi”, nhưng lời nói này đã mô tả thảm trạng khốn nạn, khổ đau của dân tộc chúng ta sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Kể từ ngày miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, hàng triệu người đã tìm cách bỏ nước ra đi, chấp nhận chết chóc, tù đày để tìm tự do.

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Geneve 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 14

Cuối cùng, có hai vấn đề đối lập nhau giữa Paris và Washington. Vấn đề thứ nhất là mức độ độc lập của các nước Đông Dương mà người Mỹ cho rằng không đầy đủ113.

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (V)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 5

Nghỉ ngơi thêm ít hôm, tôi đề nghị Nguyễn Hữu Liêm sắp xếp lịch cho tôi vào nói chuyện với sinh viên lớp của anh như đã thỏa thuận. Liêm dạy ở San Jose City College. Anh đang dạy về triết học hiện sinh và đề tài nói chuyện tôi với anh đã thống nhất là “Triết học hiện sinh từ siêu thực đến hiện thực: Lựa chọn dấn thân của một trí thức trong một đất nước trong và sau chiến tranh”. Ý của Liêm là muốn cung cấp cho sinh viên Mỹ một cái nhìn về triết học hiện sinh từ những người ở một quốc gia có nền văn hóa khác với văn hóa Mỹ. Tôi muốn làm xong việc này sớm để hoàn thành trách nhiệm của mình, sau đó có thể tha hồ đi đây đó không ngại việc chồng chéo giờ giấc.

ÐỘ ÐAU CỦA MÁY

THƠ THƠ

Khi bác sĩ K. quay lại phòng thí nghiệm, ông vẫn còn nghe tiếng xôn xao dọc hành lang bệnh viện. Nhóm phóng viên và quay phim vừa thu dọn đồ nghề vừa bàn tán, loáng thoáng những danh từ Quyền Ðược Chết, Ðạo Luật 2001, Máy Ðo Ðộ Ðau, Máy Truyền Ðộ Ðau, Bác Sĩ K, Sát Nhân hay Trợ Tử... Ông nhìn đồng hồ, chỉ vài tiếng nữa thôi, tất cả các đài phát thanh sẽ loan báo tin này vào giờ cao điểm. Hai ngày nữa sẽ có một phiên họp với Ủy Ban đặc trách của Quốc Hội về đạo luật này, tuần tới ông sẽ ra trước tòa án tối cao với tư cách nhân chứng cho những người bệnh đang nằm tại đây.

NGHĨ MÔNG VỀ BẠN

Võ Phiến

Hôm nọ, trong lúc một mình thẩn thơ, chợt nhớ vài câu thơ xưa:
"Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết v.v...


Thơ Hạ Long Bụt Sĩ

Hạ Long Bụt Sĩ

VUNG TRỜI SÀI GÒN

Mò đáy thời gian tìm Lý Bạch
Ôm vầng trăng đi giữa phố Sài gòn
Màn Việt sử che khói xe bụi lốc
Quí Phi ơi ! đã vỡ cuộc vuông tròn !

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời

Tưởng Năng Tiến

Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (IV)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 4

Trong thời gian chúng tôi ở nam Cali, Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose cũng về đây vì công việc gia đình. Có hôm anh rủ chúng tôi đến thăm Khánh Trường, nguyên chủ biên tạp chí Hợp Lưu. Liêm trước đây có cộng tác với Hợp Lưu và Hợp Lưu cũng có lần đăng một truyện ngắn của tôi. Hợp Lưu là tạp chí văn học gây tiếng vang lớn một thời gian, có đăng nhiều bài của các tác giả trong nước với khuynh hướng hòa giải hòa hợp. Vì đau bệnh và mâu thuẫn nội bộ, Khánh Trường phải giã từ tạp chí. Nghe nói anh bị tai biến và bệnh trạng rất nặng.

CUỘC THI CỦA NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Thu Dao

Một tờ báo nọ nhân được sự tài trợ của các mạnh thường quân đã đứng ra tổ chức một cuộc thi viết rầm rộ cho độc giả bốn phương. Đề bài được nêu ra như sau: “Hãy hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong đời và mô tả một tình huống mà qua đó bạn cảm thấy mình trưởng thành, mình vừa bước qua khỏi cái ngạch cửa của đứa trẻ thơ để trở thành người lớn.”

Ông Việt kiều kỳ lạ

Nguyễn Ðạt

Tới thăm Nguyễn Tiến Văn, lần nào chúng tôi cũng phải hỏi thăm, tìm nhà.

Nguyễn Tiến Văn định cư ở Toronto-Canada, về Sài Gòn từ hơn bốn năm nay, đã hai lần đổi nơi thuê trọ tại quận 4. Nơi thuê trọ cả hai lần đều là địa chỉ khó tìm, sâu mãi trong khu xóm bình dân chi chít ngõ ngách, chỗ thì rộng phình, chỗ chỉ đủ cho một chiều lưu thông.

Báo VN ca ngợi ông Dũng 'xuất sắc' là quảng cáo

HÀ NỘI (TH) - Một ngày trước khi Ðại Hội Ðảng XI chính thức mở màn, tờ Pháp Luật Việt Nam (cơ quan tuyên truyền của Bộ Tư Pháp CSVN) ngày 11 tháng 1, 2011, viết một bài có tựa đề: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất Châu Á.”

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (III)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 3

Chúng tôi đến thăm nhà văn Nhật Tiến. Đây là một ông già nhỏ bé, có vẻ đau yếu nhưng khi nói chuyện rất có lửa. Nhà ông rộng, có vườn nhưng chỉ ở một mình nên cho người ta thuê lại một nửa. Ông cho biết ông ăn chay trường. Ông kể chuyện nhiều về thời gian đầu ông viết bài chủ trương không nên cấm vận Việt Nam, trái với quan điểm của đa số cộng đồng lúc đó nên ông bị phê phán và quy chụp là thân cộng. Khi ông về nước lại bị công an thẩm vấn, gây khó khăn. Tuy vậy ông vẫn kiên trì quan điểm của mình và sau này người ta mới thấy đó là đúng đắn. Tôi đã từng đọc sách của ông trước năm 1975, không còn nhớ nội dung nhưng vẫn còn nhớ tựa đề một cuốn sách là “Vách núi cheo leo”. Ông có người em ruột tên Nhật Tuấn ở trong nước, cũng là nhà văn.

Từ hiện tượng văn học Millennium Trilogy, đến…

Những người đàn bà trong truyện, đời Stieg Larsson

Trùng Dương

Ngày 9 tháng 11 năm 2004, thang máy của toà nhà nơi đặt trụ sở của tạp chí Expo ở Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, bị hư. Chủ bút Stieg Larsson, vừa bước vào tuổi 50, đành cuốc bộ lên bẩy tầng cầu thang tới tòa soạn ở lầu trên. Tới nơi, một cơn đau tim dữ dội vật ông té bất tỉnh. Ông qua đời vài tiếng sau đó tại nhà thương.

Đại hội Ù lì Trâng tráo

Ngô Nhân Dụng

Đại hội thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam có đặc tính nào nổi bật? Có thể gọi tên, đó là tính chất Ù lì và Trâng tráo. Ù lì vì 1,377 đại biểu nhất quyết sẽ giữ đảng ngồi tại chỗ trên đầu trên cổ dân Việt Nam, không có gì thay đổi cả mặc dù gần như toàn thể 88 triệu người Việt Nam đang khát khao muốn thay đổi, thay đổi toàn diện và càng nhanh càng tốt. Trâng tráo, bởi vì muốn ngồi lại để hưởng thụ các “quả thực của cách mạng,” tích lũy của cải làm giầu thì họ phải theo truyền thống “văn hóa mặt dầy” mà nói dối, hô to những khẩu hiệu huênh hoang, phải đánh lừa mình và lừa người một cách thản nhiên, không biết hổ thẹn.

Chuyện Hà Sĩ Phu và mấy con đinh vít

Tưởng Năng Tiến

Ngay khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã viết nhiều câu thơ nổi tiếng:
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.


Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

GẶP GỠ TRÊN ĐẤT MỸ (2)

Tiêu Dao Bảo Cự

Kỳ 2

Nhà anh chị bạn tôi ở Milpitas, một city nhỏ yên tĩnh sát cạnh San Jose. Anh chị đã ở nhà này gần 30 năm, vườn rộng, đặc biệt ở giữa có một cây dừa cao vút và hai hàng tùng trồng sát nhau làm bờ rào cao đến hơn 10 mét, thành một bức tường cây xanh mướt. Những cây này do chính tay anh chị trồng khi mới mua nhà. Sân sau có hồ bơi và rất nhiều luống, chậu hoa đủ màu sắc. Ngoài ra còn có một cây táo, hai cây chanh và hai giàn hoa giấy. Mỗi buổi chiều hay ngày nghỉ chúng tôi thường ngồi ở sân sau uống café trò chuyện.

ĐỪNG NHÌN VÀO DỰ THẢO ĐẠI HỘI ĐẢNG XI

Blog Lê Quốc Quân

Màn diễn Đại hội XI sẽ đến lúc khép lại và chắc đường lối sẽ không khác nhiều so với dự thảo. Trước mắt có vẻ bi quan nhưng về dài hạn chính sách càng lạc hậu thì càng mâu thuẫn với thực tiễn. Bức xúc xã hội càng dâng cao và sẽ thúc đẩy thay đổi mạnh mẽ.

Đại hội XI Đảng CSVN, đại hội cuối cùng?

Blog Kami

“… Đó chính là lý do vì sao khi phóng viên hãng tin AP đặt câu hỏi với ông Tô Huy Rứa tại cuộc họp báo hôm qua (10/01) tại Hà nội là “Việt Nam có đa nguyên đa đảng hay không?”, thì người trả lời thay lại là Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân.”

PHẢI CHĂNG THỤY ĐIỂN BẮT ĐẦU CHÁN VIỆT NAM ?

Sơn Trung

Theo đài BBC, trước Noel một ngày, Thụy Điển loan tin sẽ đóng cửa tòa đại sứ Thụy Điển ở năm quốc gia là Việt Nam, Malaysia, Bỉ, Argentina và Angola . Họ loan tin rằng họ sẽ đóng cửa tòa đại sứ tại Hà Nội trong năm 2011. Ông Đại sứ cho biết lý do là "Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định". Việc đóng cửa tòa đại sứ ở các nước khác thì chẳng có gì để nói. Riêng việc này đối với Việt Nam là một cú sốc vì Thụy Điển và Việt Nam đã có mối liên hệ ngoại giao lâu dài trên 40 năm. Việt Nam và Trung Quốc từng có lúc là “thầy”, là đồng chí, nhưng Thụy Điển với Việt Nam còn hơn thế nữa, có thể nói là anh em ruột thịt!

Ghé thăm các Blogs: 13/01/2011

Những báo cáo và chiến lược quan trọng nhất của đất nước, thay vì đi thẳng vào giải quyết những vấn đề nóng bỏng của đời sống, lại chỉ tập trung tô vẽ cho chính mình để đạt đến độ “hoàn hảo giả tạo”, trở thành những Báo cáo vị báo cáo, Chiến lược vị chiến lược nên khô cứng sáo mòn và xa lạ với cuộc sống. Tính bất khả thi của những báo cáo và chiến lược này vì thế là tất yếu. [BLOG GIÁP VĂN]

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Gặp gỡ trên đất Mỹ

 Tiêu Dao Bảo Cự

Lời đầu
Năm 2009, tôi có chuyến đi Mỹ kéo dài trong 6 tháng, có cơ hội thăm 12 tiểu bang và thủ đô Washington DC. Sau đó tôi đã viết “Mỹ du ký” (phổ biến trên website Danchimviet.com) với tính cách hết sức khái quát. Tuy nhiên vì tôi nghĩ đây là một chuyến đi hữu ích về nhiều mặt nên tôi viết lại bút ký về chuyến đi với tựa đề “Gặp gỡ trên đất Mỹ”. Bút ký lần này khá đầy đủ, chi tiết, theo thể tường thuật và thứ tự thời gian, hoàn toàn khác hẳn với “Mỹ du ký”.

Arizona đổ máu

Ngô Nhân Dụng

Dân Biểu Gabrielle Giffords may mắn. Các bác sĩ cho thử, thấy phổi bà đã tự thở được dù đang giữ trong tình trạng hôn mê để cơ thể nghỉ ngơi. Trước đó bà đã biết làm dấu bằng tay, trả lời bác sĩ. Bị bắn xuyên qua đầu phía bên trái, phải cắt gỡ một phần xương sọ tạm cất đi để cho bộ não không bị thêm thương tích khi phồng lên, nhưng đầu vẫn làm việc. Bà Giffords, dân biểu thị xã Tucson, tiểu bang Arizona, thuộc đảng Dân Chủ, sẽ may mắn thoát chết và bộ óc bà có thể làm việc được.

LUẬN VỀ BỊP

KHỔNG-CÓ-CHI

Mời quý vị xem một bài khảo luận về bịp. Bài này được mang ra trình làng với một tinh thần rất ư là nghiêm túc, với mục đích chính là để giúp chúng ta thông cảm lẫn nhau và gần gũi nhau hơn theo đúng tinh thần bịp bợm. Ai đã thành công trong ngành bịp bợm sẽ hiểu rõ hơn tại sao mình đã “tiến bộ vượt bực” như vậy. Ai đang sửa soạn vào nghề bịp bợm hoặc đang nuôi mộng đi bịp thiên hạ sẽ có dịp rút tỉa kinh nghiệm của những bậc “đàn anh” để học hỏi những bí quyết thành công. Còn các vị nào đã từng bị bịp, hoặc đang bị bịp thì cũng nên ngồi “cười ruồi” để xả xui. Sau phần “phi lộ” (tức là “lời nói đầu”, chứ không phải là “con đường gian phi”), bây giờ xin vào đề.

Người Việt vị kỷ

Nguyễn Hưng Quốc

Hầu như tất cả sách vở bằng tiếng Việt đều nhấn mạnh: người Việt Nam có tinh thần cộng đồng cao. Trong bảng giá trị truyền thống của Việt Nam, nước bao giờ cũng đứng trên làng; làng bao giờ cũng đứng trên gia đình; và gia đình bao giờ cũng đứng trên cá nhân.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Nguyễn Hiến Lê

kỳ 20

MỘT LỐI PHÁT TRIỂN RIÊNG, MỘT LỐI SỐNG RIÊNG

Nếu may mắn ta giải được tất cả những khó khăn hiện tại ta phải đặt lại vấn đề chính trị và phát triển kinh tế để đạt được những mục tiêu này:
- thành một nước thực sự độc lập, tự do,

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

LS Lê Thị Công Nhân sắp lập gia đình

HÀ NỘI 10-1 (NV) - Người phụ nữ nổi tiếng, tù nhân lương tâm vì tranh đấu dân chủ hóa đất nước, cho báo Người Việt hay cô sắp lấy chồng.

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Việt Nam Trong Chiến Tranh Tư Hữu

Tưởng Năng Tiến

Việt Nam Trong Chiến Tranh Tư Hữu (*) là tựa của một tác phẩm mới do Tiếng Quê Hương xuất bản, vào cuối năm 2010. Đây là một cuốn sách hơi quá khổ, hiểu theo nghĩa bóng, nếu so với nhiều tác phẩm khác (cùng loại) đã xuất hiện trong năm. Tác giả, ông Nguyễn Cao Quyền – một cựu tù nhân chính trị, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1990 – người được mô tả là “một khuôn mặt quen thuộc và tích cực, trong những sinh hoạt tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, ở vùng Hoa Thịnh Đốn.”

Đại hội X và câu hỏi còn lại

Nguyên Trường

(Đây là một bài viết cũ nên đọc lại nhân đại hội đảng XI khai mạc)

1. Bệnh đã vào đến cao hoang

Nghĩ tới tương lai trào nước mắt
Nhìn về quá khứ toát mồ hôi
Tản Đà

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Frareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 6

Mọi người đều tham dự cuộc chơi

Cho tôi được bắt đầu bằng một suy diễn rút ra từ quần vợt, môn thể thao ưa thích của tôi. Những người Hoa Kỳ say mê quần vợt từng ghi nhận một chiều hướng lo ngại gần đây: sự đi xuống của Mỹ trong giải vô địch quần vợt. Aron Pilhofer của tờ New York Times đã đăng tải những con số. Ba mươi năm trước đây, Hoa Kỳ có được một nửa số ứng viên (128 cầu thủ tham dự) trong giải US Mở rộng. Vào năm 1982, 78 trong số 128 tay vợt là người Mỹ. Năm 2007 chỉ có 20 tay vợt vào được vòng lựa, một con số phản ánh chính xác khuynh hướng tụt hậu qua hai mươi lăm năm. Hàng triệu phân tử trên màn hình máy tính đã tận hiến vào sự băn khoăn tại sao Hoa Kỳ lại có thể tụt hậu quánh xa và quá nhanh như thế. Câu trả lời nằm trong một tập hợp khác của các con số. Trong những năm 1970, khoảng hai mươi lăm nước gởi cầu thủ đến dự giải US Mở rộng. Ngày nay, vào khoảng ba mươi lăm nước gửi đi, nghĩa là tăng lên 40 phần trăm. Các nước như Nga, Nam Triều Tiên, Serbia và Úc ngày nay đang sản xuất ra các tay vợt đẳng cấp quốc tế, và Đức, Pháp cùng Spain đang rèn luyện nhiều cầu thủ hơn bao giờ. Vào những năm 1970, các nước khối Anglo Saxon - Mỹ, Anh và Úc - thống trị tuyệt đối môn quần vợt. Vào năm 2007, mười sáu tay vợt vào vòng chung kết là từ mười nước khác nhau. Nói cách khác, không phải là Mỹ đã trở nên dở đi trong hai thập niên qua. Mà chính là, bỗng nhiên, mọi người đều tham dự cuộc chơi.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Điếu Cầy Giữa Thời Thổ Tả

Tưởng Năng Tiến

Nhạc sĩ Châu Kỳ là tác giả của nhiều bài ca (rất) sến. Không tin, xin nghe danh ca Tuấn Vũ chơi thử một bài – Bỏ Phố Lên Rừng:
Người xót xa buồn lắm phải không?
Không sao lại bỏ phố lên rừng
Đi làm mây cao trên đèo vắng.
Trời vào đông có chạnh lòng?


TƯƠNG LAI VĂN HOÁ VIỆT

Hạ Long Bụt Sĩ

Tương lai văn hóa Việt là sự trở về nguồn văn hóa hữu lễ dân tộc,

Tương lai là sự khai phóng văn chương, mở cửa vào dòng văn học nhân bản liên châu, liên quốc, toàn cầu- một loại hình văn hóa đa phương, đa điện, đa chủng, đa ngôn ngữ.

Quanh vụ hành hung một nhà ngoại giao

Lê Phan

Tuần rồi, Hà Nội, hay đúng hơn công an Huế đã làm cả thế giới, nhất là những nhà ngoại giao sửng sốt, khi họ tấn công một nhà ngoại giao Hoa Kỳ.

Từ bức tranh giáo dục đến phận đời nông dân

Song Chi

Từ câu nhận xét của Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak

Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 6 tháng 1, 20110 có bài: “Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak: Thách thức lớn nhất của VN là giáo dục.”

ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 14

Các cố vấn dân sự đã thuyết phục Johnson rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, gia tăng áp lực quân sự từ từ, trong khi tiếp tục thương lượng để đạt đến hòa giải. Việc bỏ bom của chúng ta bắt đầu ở mức độ rất thấp, rồi tăng lên từ từ. Chúng ta đã ngây thơ cho rằng, khi Hà Nội nhận ra sự gia tăng áp lực chậm chạp ấy, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị và ngưng ngay cuộc tấn công miền Nam để tránh thiệt hại cho miền Bắc.

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

GIAI THOẠI NGOẠI GIAO 2010

Từ Trì

Trong năm 2010 vừa qua một sự kiện nổi bật trong nền ngoại giao thế giới là bắt đầu từ tháng 11 mạng lưới WikiLeaks do một ngưòi Úc tên là Julian Assange chủ trương với sự cộng tác của một người lính Mỹ Bradley Manning 23 tuổi, phục vụ trong đơn vị mật vụ tại Irak, đã tiết lộ các tài liệu mật của bộ Ngoại Giao Mỹ. Khi đăng tải trên 250 000 bức điện văn ngoại giao Mỹ hai người này muốn lột trần mặt trái của chính sách đối ngoại của nhiền nước, nhất là nước Mỹ. Vì theo họ các hoạt động ngoại giao của các quốc gia trên thế giới đều thiếu minh bạch.

Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Tất Cả Luật Sư Sẽ Lên Thiên Đàng

Tưởng Năng Tiến

Có người giới thiệu rằng phim All Dogs Go to Heaven được lắm, tôi định coi nhưng lại nghe nói nó thuộc loại hoạt họa nên thôi. Già rồi, ai lại đi xem phim vẽ. Hơn nữa, mấy lúc gần đây tôi không được rảnh. Cũng vì bận bịu quá trời quá đất nên ngay cả đến cuốn phim mà chính tôi định thực hiện (All Lawyers go to Hell ) kịch bản cũng chỉ mới viết xong chừng hơn phân nửa, rồi bỏ xó. Lần khân riết cho tới tối hôm qua thì tôi... đổi ý!

Đà Lạt, bến cũ cây đa

Hồ Phú Bông

Hôm nào nghỉ làm, H có thói quen ra trước sân nhà xem mấy cụm hoa vào sáng sớm. Tôi hỏi: “Sao bữa được nghỉ lại không thẳng giấc để bù những hôm phải nhăn nhó, tung mền bò ra khỏi giường mắt nhắm mắt mở, vì phải đi làm sớm?” “Cũng không hiểu sao bữa nghỉ thì không ‘nướng’ được, mắt cứ ráo hoảnh, còn bữa đi thì dậy không nổi!” H nâng mấy đóa hoa hồng còn mọng sương đêm, ghé mũi ngửi. “Nhớ Đà Lạt không anh?” “Vâng!” Tôi nhìn sâu trong mắt H, vỗ về. Cũng tự vỗ về!

PHÁC ĐÔI NÉT CHÂN DUNG HỘI HỌA HOÀNG ĐĂNG NHUẬN

Huỳnh Hữu Ủy

Sinh tại Huế năm 1942. Mê thế giới của giá vẽ và màu sắc, nên thời còn rất trẻ, trước năm 1968, Nhuận rời gia đình và sống trong cảnh phiêu lãng với họa sĩ Lê Văn Tài ở Huế, rồi khi Lê Văn Tài trở thành người lính của Mặt Trận Giải Phóng, đi lên rừng, rồi đi ra miền Bắc, thì Hoàng Đăng Nhuận đã trở thành họa sĩ lúc nào mà cũng chẳng hay.

TRƯA NÀO CŨNG BAY

Võ Phiến

– Ðây rồi! Tốt lắm. Hôm qua bạn đến, gặp lúc tôi bận tíu tít. Loay hoay mãi, lúc ngoảnh lại không thấy bạn đâu nữa. Cứ lo bạn hờn...

– Hết chuyện để lo sao? Ði tìm chi cái lo xa xôi vậy? Thôi được: Hôm nay rảnh rang, bày ấm chén ra, nói chuyện chơi.

NÓI VỚI MÌNH

Thu Dao

Thì em cứ khóc đi
Phải chăng điều ấy hồn nhiên
như trận mưa đêm ướt dầm mặt đất
Bao lâu rồi

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Ðại Sứ Michael Michalak tổng kết một nhiệm kỳ

Tiffany Lê/Người Việt
Chuyển ngữ: Triệu Phong/Người Việt

Ðối thoại nhân quyền tiến bộ nhưng còn ‘nhiều dị biệt’
Ngày 20 tháng 1 sắp tới đánh dấu ngày cuối cùng nhiệm kỳ Ðại Sứ Michael W. Michalak tại Việt Nam. Ông nhận nhiệm sở này năm 2007 qua sự bổ nhiệm của TT George W. Bush, và sắp tới đây Tân Ðại Sứ David Shear sẽ đến Hà Nội thay thế ông.

Một Số Ý Kiến Về Nhà Văn Nguyễn Khải

Vương Trí Nhàn: Một Cách Nghĩ Khác Về Nguyễn Khải

Hà Nội 15-06-2008 -
© 2008 talawas

Tôi biết rằng nhiều người có cách nghĩ tương tự như Dương Tường khi đọc Đi tìm cái Tôi đã mất - Tùy bút chính trị của Nguyễn Khải (xem bài phỏng vấn trên talawas số ra 11-6-08). Và tôi tin chắc ở dưới suối vàng, tác giả Xung đột cũng muốn người đọc và đồng nghiệp nghĩ về mình như vậy.

NHÌN LẠI 2010

BS Hồ Hải

Tôi lấy tấm hình ông Nguyễn Quốc Triệu - bộ trưởng y tế Việt Nam đương nhiệm - để làm biểu trưng cho bài viết tổng kết năm 2010 vì ông có tuổi con mèo (1951: Tân Mão) đại diện cho năm tới. Hai là nhìn ông như cụ Tểu trong dân gian Việt, nên xứng với bài viết này.

NHỮNG ĐÔI MẮT CHẾT

Trần Mộng Tú

Chúng tôi đang đi chơi xa nhà 800 dặm, nghỉ lại hai đêm ở Bed & Breakfast của thành phố Polson, Montana. Đó là một ngôi nhà trung bình, không lớn lắm như khách sạn, bên ngoài, các khung cửa sổ và lối đi phủ kín hoa đỏ, trông như ngôi nhà vẽ trong sách thiếu nhi. Bên trong trưng bầy kín đặc những sưu tầm đồ cũ kỹ (không biết đã thuộc đồ cổ chưa?) Từ những kiểu nón mũ của phụ nữ từ thập niên năm mươi, đến 300 cái đĩa treo trên tường, đủ hình ảnh, sinh hoạt của khoảng sáu mươi năm về trước; ly, tách, máy may, gương, lược, đồ chơi trẻ em cách đây vài chục năm, và trong một hộp kính giữa phòng khách, bầy khá nhiều nữ trang có mặt đá lấp lánh.Tất cả trưng ra như một cái viện bảo tàng nhỏ. Ngôi nhà nhìn ra hồ có tên là Plathead Lake (người da đỏ đặt tên) một cái hồ trông rộng như sông, chảy ngay giữa lòng thành phố, phía bên kia là những vườn Anh Đào đang mùa ra trái, ửng đỏ, phản ảnh với mặt nước trong xanh. Dưới mặt trời mùa hè, phong cảnh trở nên rất ngoạn mục, hấp dẫn du khách phương xa, nhìn hoài không chán mắt.

Một mình trong quán

Thơ Trần Mộng Tú

Em ngồi một mình
giọt cà phê hết
hồn như tháng giêng
tiếc hoài hương tết

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Chiều Tà, tranh Hàm Nghi

Đặng Tiến

Quần chúng biết được rằng vua Hàm Nghi (1870-1944) có vẽ tranh, là nhờ một buổi bán đấu giá tại Paris ngày 24.11. 2010, rao bán bức sơn dầu Chiều tà, 34 x 46 cm, cựu hoàng vẽ năm 1915 tại Alger, ký Tử Xuân, mô tả phong cảnh Địa trung hải, một buổi chiều ngả bóng trên đồi El Biar, gần Alger, nơi cựu hoàng bị chính quyền Pháp lưu đày cấm cố. Họa phẩm ra giá 1.000 € và ngã giá 8.800 €, báo giới trong và ngoài nước đã loan tin tràn trề. Bài này không nhắc lại, mà chỉ đặt trọng tâm vào giá trị bức tranh, về mặt lịch sử và nghệ thuật.

Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh

Nguyễn Tường Thiết

Tháng 10 năm 2010 vừa qua một họa phẩm hiếm quí của Nhất Linh đã được bán đấu giá tại Hồng Kông.

Sotheby’s nhà bán đấu giá nghệ phẩm danh tiếng cho biết lần đầu tiên một bức họa của Nguyễn Tường Tam được bầy bán trên thị trường thế giới. Bức họa mang tên Cảnh Phố Chợ Đông Dương(Scène de Marché de rue Indochinois) vẽ trên vải lụa, khổ 20×36 IN, thực hiện trong khoảng năm 1926-1929, do một tư nhân bên Pháp đặt bán với giá khởi đầu 25,000-32,200 Mỹ kim.

Trước đêm tối của Đại Hội 11: Các cựu lãnh đạo, cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu

Âu Dương Thệ

Chỉ còn vài ngày nữa Đại hội 11 của ĐCSVN sẽ được triệu tập. Phần lớn những người mới nắm quyền lực trong 5 năm tới cũng vẫn là những người cũ hiện nay. Căn cứ vào nhiều diễn tiến chính trị trong thời gian qua từ đầu năm 2010 người viết đã đưa ra một số dự đoán về các cuộc vận động của những người cầm chịch và các hoạt náo viên ở cấp trung ương của chế độ toàn trị. Kết quả của Hội nghị Trung ương 14 vào giữa tháng 12 vừa qua cho thấy chiều hướng này đang trở thành hiện thực.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Làm quan ở Việt Nam sướng thật!

Song Chi

Cùng trong ngày 31.12.2010, trên tờ VNExpress có bài “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng-nhân vật của năm 2010” và trên tờ Vietnam Net có bài “Dấu ấn hội nhập và bản lĩnh người đứng đầu sóng ngọn gió” cũng chọn ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật của năm 2010.

Đại học Việt: Nửa trường, nửa chợ

Blog Hồ Bất Khuất

Tôi có quan niệm:“Ra chợ, nhìn vào các sạp hàng thì biết được đời sống của nhân dân, còn nhìn vào cảnh quan, môi trường đại học thì biết được tương lai đất nước”. Chính vì vậy mà kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ khá cao, nhưng nhiều người không mấy lạc quan vì cảnh quan, môi trường giáo dục đại học Việt Nam đang rất tệ hại. Hầu như không có trường nào có diện tích đủ rộng để xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo cảnh quan sư phạm phù hợp.Thực trạng rất đáng buồn

Ghé Thăm Các Blogs: 5/1/2011

BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT


Tại sao người Việt lạc quan nhất thế giới, và có nên vui mừng về điều này không?

Người Việt lạc quan nhất thế giới. Đó là kết quả thăm dò vừa được công bố từ Viện dư luận BVA và tổ chức quốc tế Gallup. Quốc gia có chỉ số bi quan nhất thế giới là Pháp (61%).

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

Nguyễn Khải

Kỳ 7 (kỳ chót)

Hãy nhìn vào nước Nga những năm 90 của thế kỷ 20 là sẽ rõ. Họ vừa thoát khỏi cái bóng che của chủ nghĩa chuyên chế để được nhìn cái ánh sáng thật của dân chủ và tự do. Ai chả nghĩ họ đã có cơ hội sải những bước chân dài khi đã bung phá mọi sự trói buộc.

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 13

Cùng ngày, J. Dulles tiếp Đại sứ Pháp Henri Bonnet và yêu cầu ông ta chuyển về chính phủ một dự án về liên hiệp chống cộng ở Đông Nam Á, có thể bao gồm, ngoài Pháp và Mỹ, các nước Anh, Australia, New Zealand, Thái Lan và Philipines95. Đề nghị này phù hợp với ý kiến của Phủ cao ủy Pháp tại Đông Dương và Bộ phụ trách quan hệ với các quốc gia liên [126] kết đưa ra cách đây hai năm, đã đặt chính phủ Paris vào thế khó xử. Một mặt, không thể trả lời hoàn toàn tiêu cực đối với đề nghị của Mỹ trong lúc đang cần đến sự viện trợ quân sự ngày càng khẩn cấp của Mỹ. Nhưng ngược lại, việc thành lập một liên minh quân sự ngay trước khi đi vào thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương rõ ràng là trái ngược với đường lối hành động của chính phủ Pháp96. Trước mắt, Pháp yêu cầu Washington nói rõ hơn về ý muốn của Mỹ, nhất là về phạm vi của hiệp ước đã dự kiến, về việc thành lập một lực lượng quân sự chung, về tính hợp thời của sự tham gia của các quốc gia như Thái Lan, Philipines, v.v… vào hiệp ước đó97.

Nỗi Sợ Vẩn Vơ

Nguyễn Hữu Chi
Tiến Sĩ Tâm Lý Chính Trị Học


Ðời này ai dại, ai khôn?
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Ca dao

Ðược tin ông bạn già bất thình lình “ra đi”, tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt. Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp, bình thản nằm đó. Tôi mừng thầm cho ông bạn đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành. Sau đó, trên đường lái xe về nhà, tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi. Dù sao năm nay tôi đã trên bẩy chục tuổi đầu rồi. Theo thống kê ở Canada, người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép “ngao du vùng tiên cảnh”. Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác họa ngay một “chương trình ngũ niên” cho tôi, kẻo lúc “ra đi” lại tiếc rẻ khôn nguôi.

BIẾT ĐÂU LÀ KHỞI ĐIỂM CUỘC RONG CHƠI

Tràm Cà Mau

Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:
“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Xin được thảo luận với học giả Hồ Bạch Thảo về vài chi tiết lịch sử trong bài viết « Ðất Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam : huyện Phòng Thành ».

Trương Nhân Tuấn

Học giả Hồ Bạch Thảo vừa qua có cho công bố bài : « Ðất Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam : huyện Phòng Thành » đăng trên một số trang web của người Việt. Như những bài nghiên cứu có giá trị khác đã công bố trước đây, nhất là các bài liên quan đến lịch sử tranh chấp về đất đai, biển đảo giữa hai nước Việt-Trung, bài này tác giả cũng đã đưa ra nhiều dữ kiện lịch sử mới mẻ và hữu ích. Chủ đề bài viết này, như tựa đề, là nói về lịch sử thành lập huyện Phòng Thành của Trung Quốc, là vùng đất giáp giới với tỉnh Hải Ninh của Việt Nam, nhưng nếu không lầm thì tác giả cũng có ý muốn soi sáng lại « nghi án bán đất » của Mạc Đăng Dung. Theo sử sách (Việt và Hoa) những vùng đất mà họ Mạc nhượng cho Trung Quốc, hôm nay đều thuộc huyện Phòng Thành. Gọi là « nghi án » vì đến nay vẫn dằn co giữa hai giả thuyết, một bên cho rằng các vùng đất mà họ Mạc « nhượng », thực ra là chỉ trả những vùng đất (mà Việt Nam chiếm trước đây) lại cho Trung Quốc. Bên khác cho rằng những vùng đất mà họ Mạc nhượng nguyên thủy là đất của Việt Nam. Chủ đề này tôi cũng đã viết qua trong một bài, có đăng trên Talawas bộ mới (nhưng hiện nay không vào xem được, có lẽ do tin tặc tấn công, mặc dầu trang web này đã ngưng hoạt động từ vài tháng nay), có đăng lại trên trang blog của tôi:

Hai ‘người khổng lồ’ Hoa-Ấn: Khó sống chung

Cổ Lũy

Hôm Thứ Tư giữa Tháng Mười Hai qua, Thủ Tướng Hoa Ôn Gia Bảo đã dẫn một phái đoàn lớn gồm 400 người thuộc giới lãnh đạo kỹ thương Hoa chính thức viếng thăm Ấn Ðộ trong ba ngày. Ðây là lần đầu tiên ông Ôn trở lại Ấn Ðộ sau lần viếng thăm năm 2005, và rõ ràng là với mục tiêu mở rộng liên hệ giao thương giữa hai “người khổng lồ” Châu Á: Trung Hoa với nền kinh tế lớn nhất và Ấn Ðộ lớn hàng thứ ba (sau Nhật Bản, thứ nhì) Châu Á. Ðây cũng xảy ra trong thời điểm thủ đô Ấn New Delhi củng cố liên hệ chặt chẽ hơn về quốc phòng và thương mại với Hoa Kỳ cùng một số nước Châu Á chia sẻ những âu lo về việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng trong vùng-và trong bối cảnh đáng quan ngại: Hoa và Ấn là hai nước láng giềng tuy không hẳn là thân thiện, với dân số và quân lực lớn hàng đầu thế giới.

Năm 2011: Những nguy cơ lớn thử sức toàn dân tộc

Bùi Tín

Thường vào đầu năm, ai cũng mong muốn và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp.

Năm 2011 vừa mở đầu, quan sát tình hình mọi mặt của đất nước, thật khó lòng tìm thấy những lý do để lạc quan và hy vọng.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Nhà thơ Bùi Chát: “…TƯƠNG LAI CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA BAO GIỜ CŨNG THUỘC VỀ NHỮNG VÙNG NGOẠI BIÊN”

Phỏng vấn do Song Chi thực hiện

Nhà thơ Bùi Chát, sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa-Đồng Nai, tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp HCM năm 2001. Anh là một nhà thơ tự do và nhà hoạt động xuất bản độc lập, hiện sống tại Sài Gòn.

THƠ HAI BÊN NÓI VỀ CUỘC TRANH THỦ TÂY NGUYÊN

TRẦN VĂN NAM

Thơ Cao Hoành Nhân phía Việt Nam Cộng Hòa viết về trận Ashau

Thời Việt Nam Cộng Hòa, thơ cảm hứng về mặt trận Tây Nguyên không hiếm hoi, nhưng đa số đều mang chất biên tái: nhớ nhà, nhớ vợ con, hoặc một chút buồn cô đơn khi trấn thủ chốn biên thùy, hoặc đôi khi một chút ngao ngán chiến tranh. Thi nhân không phải như những nhà chiến lược để biết Tây Nguyên là bàn đạp tiến xuống đồng bằng, là xương sống vòng cung tỏa về duyên hải. Mãi về sau, khi có lệnh bỏ Buôn Mê Thuột làm sụp đổ giây chuyền cả miền Nam năm 1975, mãi về sau nữa khoảng năm 2009 khi có lời cảnh báo coi chừng trọng điểm chiến lược của vùng khai thác quặng Bauxite ở tỉnh Ðắc Nông, và mãi về sau khoảng năm 2010 khi các nước hạ lưu Mekong họp bàn về dòng sông bị nghẽn mạch (nhà văn Ngô Thế Vinh và nhiều nhà trí thức Việt Nam cũng đã báo động từ lâu)... lúc này đây các nhà thơ hẳn đã biết Tây Nguyên “lợi hại” như thế nào. Người thì có ý kiến Việt Nam sẽ phối hợp với Kampuchia xây dựng một hồ chứa nước khổng lồ ở Kontum để đưa nước vào Mekong, cả hai cùng có lợi trong tích lũy nguồn nước không bao giờ cạn cho nông nghiệp và do đó hai nước sống chung hòa bình vĩnh viễn (vì con sông dài Xê-Xan của Kampuchia đổ nước vào Mekong vốn đã hợp lưu với sông Poko của Việt Nam tại Kontum, vùng rừng núi này rất nhiều mưa). Hiện đã tồn tại ở đó đập thủy điện Yali, nhưng chưa có sự hợp tác của Kampuchia và sự giúp sức của các cơ quan tài trợ Liên Hiệp Quốc để biến hồ chưá nước thành vô cùng vĩ đại; và nhờ vậy đập thủy điện Yali có tầm cỡ hiện nay lại càng thêm lớn lao. Tây Nguyên với bao nhiêu lời báo động do vụ khai thác mỏ Bauxite: nên coi chừng hiểm họa đất đai toàn vùng Nam Trung Bộ và Miền Ðông Nam Phần bị nhiễm độc bởi bùn đỏ thải ra từ khai thác Bauxite; nên coi chừng sự tiềm tàng một quả bom bùn đỏ không đê điều nào ngăn cản nổi và sẽ làm tràn ngập sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn (độ dốc từ trên cao đổ xuống thập phần nguy hiểm hơn tai nạn bùn đỏ Bauxite mới xảy ra ở đồng bằng nước Hungary); nên coi chừng vùng dành riêng khai thác thành khu quân sự bất khả xâm phạm của nước ngoài; và nên coi chừng biết đâu vùng đó đang có quặng mỏ quý hiếm chưa được tiết lộ bí mật.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Nguyễn Hiến Lê

kỳ 19

SỬA SAI

Hôm nay là ngày Thương binh liệt sĩ (27-7-81), tôi viết thêm mươi trang này để thay ba trang 629-631 trong bản đầu tiên, mà tiêu đề là “Nhân năng hoằng đạo”.

Tôi nhớ đâu như đảng cộng sản Việt nam thành lập năm 1930. Ðến nay đã nửa thế kỉ, đã có mấy triệu người ở trong đảng và ngoài đảng cùng nhau hi sinh để mong xây dựng một tương lai tốt đẹp cho quốc gia, dân tộc? Xương các vị đó gom lại, chất lên, chắc thành một ngọn núi cao lớn gấp 10 ngọn núi Nùng. Anh hồn các vị đó nếu linh thiêng, nhìn xuống tình cảnh dân tộc mình mà tôi mới phác họa vài nét trong chương XXXI sẽ phẫn uất ra sao, có về dự lễ ngày hôm nay nữa không. Anh hồn của ông Hồ nữa! Tất cả những người có tâm huyết tôi được biết, tuổi từ 50 trở lên đều có lời than thở như vậy. Thật bi thảm! Ai ngờ đâu?

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

Nguyễn Khải

Một nửa nước đã được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

LÁ SỐ TỬ VI

PHẠM THÀNH CHÂU

Bạn tin có số mạng không? Người tin thì bảo “Giày dép còn có số, huống gì con người.” Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, cãi nhau, có bao giờ ai chịu thua ai! Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?

Năm mới có hy vọng gì mới?

Nguyễn Hưng Quốc

Mấy ngày nay, đọc báo Úc, thấy các bình luận gia tiên đoán tình hình Úc trong năm 2011 sắp tới mà thèm. Ai cũng cho Úc, vốn là một trong vài quốc gia Tây phương hiếm hoi không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong hai năm vừa qua, sẽ tiếp tục phát triển. Ngành mỏ vẫn là mặt mạnh của nền kinh tế Úc. Thị trường nhà đất khá ổn định. Tâm lý của giới sản xuất và kinh doanh, nói chung, đầy tự tin; và của giới tiêu thụ, khá lạc quan. Còn về chính trị thì chắc chắn có thay đổi ở vài tiểu bang nhưng dĩ nhiên là sẽ không có biến động hay khủng hoảng gì có ảnh hưởng đến đời sống mọi người cả.

Buổi làm việc thứ hai với cơ quan công an TP HCM

Tạ Phong Tần
CLB Nhà Báo Tự Do

Sáng ngày 14/12/2010, đúng 8 giờ 30 phút, tôi có mặt tại trụ sở cơ quan ANĐT CATPHCM (số 4 đường Phan Đăng Lưu). Tôi chỉ báo họ tên của tôi và người tôi cần gặp với bảo vệ. 10 phút sau, ông ĐTV Đặng Văn Loát đi ra đưa tôi vào phòng làm việc phía trong như lần trước. Không thấy có ông Trần Tiến Tùng và Nguyễn Minh Thắng theo vào dù tôi nhìn thấy Nguyễn Minh Thắng đứng trong sân cơ quan.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 5


Vũ khí Bí mật của Hoa Kỳ

Các lợi thế của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy rõ ràng khi so sánh với Á Châu, vốn là một lục địa với đa phần là những quốc gia đang phát triển. Với Âu Châu, sự chênh lệch mỏng nhẹ hơn là nhiều người Mỹ từng biết. Khu vực Âu châu đã từng phát triển nhanh chóng ở mức độ ấn tượng, vào khoảng tốc độ tính theo đầu người gần tương đương với Hoa Kỳ từ năm 2000. Khu vực này có được một nửa số lượng các đầu tư nước ngoài, tự hào về năng lực sản xuất của mình mạnh mẽ như nền sản xuất của Hoa Kỳ và đã tạo được 30 tỉ thặng dư thương mại từ tháng Giêng đến tháng Mười vào năm 2007. Trong chỉ số Cạnh tranh WEF, các nước Âu châu chiếm bảy trong mười hàng đầu. Châu Âu có các khó khăn của họ - tỉ lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động cứng nhắc - nhưng cũng có các lợi thế, bao gồm hệ thống y tế và hưu bổng linh động, hiệu quả về tài chính. Quan trọng hơn cả, Âu châu đại diện cho sự thử thách ngắn hạn đáng kể với Hoa Kỳ trong khu vực kinh tế.

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

HAPPY NEW YEAR!



Một thập niên khó khăn

Nguyễn Hoài Vân

Với năm 2010 là một thập niên chấm dứt trong không khí đầy lo ngại, trước cảnh tượng hoang tàn của những niềm tin đổ vỡ...

HÌNH BÓNG CŨ

Võ Phiến

Cô Sáu là em thầy tôi. Dượng Sáu mất sớm. Cô dượng có ba người con, hai trai một gái. Trong khoảng thời gian ba bốn chục năm qua, ở Việt Nam cũng như ởƯ Mỹ, thỉnh thoảng cô Sáu đến với anh chị em mấy hôm: lũ cháu – tức chúng tôi – gặp cô đấy rồi mất cô đấy, có khi ba bốn năm liền không thấy mặt cô. Cô Sáu thường xuất hiện bất ngờ: không phải vào ngày cúng giỗ nào, vào dịp hiếu hỉ nào... Cô nói vắn tắt: “Nhân tiện, ghé thăm anh (hay chị, hay dì v.v...)”. Thế thôi.

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

Nguyễn Khải

Kỳ 5

Tập thể không làm ra văn chương vì nó không có cảm nghĩ riêng, tâm sự riêng, tính cách riêng. Nó là vô danh. Một tâm sự mãn nguyện, những tiếng cười hoan lạc, một kiếp người quá đầy đủ cũng không thể có chỗ đứng trong văn chương. Vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiêng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu hạnh phúc… Đời người là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại. Còn mọi thứ đều được biết, đều đầy đủ, đều mãn nguyện thì tôn giáo không còn, triết học không còn, và tất nhiên văn chương cũng không thể còn. Nó sẽ chết vì bị ngạt, vì không còn những khoảng trống huyền bí để suy nghĩ, để mơ mộng và để thở. Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người. Vì thượng đế đâu cần những con dòi béo quay lúc nhúc dưới chân Ngài. Cũng may đó chỉ là những lời nói dối, tự dối mình và dối người của những con người đã phải sống nhiều trăm năm trong cùng khổ, trong tuyệt vọng. Còn hướng tới thiên đàng ư? Là thiên đàng trần gian hay thiên đàng thượng giới cũng không một ai có thể sống nổi. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao những cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca!

ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ


Kỳ 13

Johnson cố tình giảm thiểu sự quan trọng của các hành động ông làm trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ông tuyên bố rằng ông ra lệnh cho không quân Hoa Kỳ tham dự cuộc chiến trong một lời mở đầu ngắn ngủi của một cuộc họp báo. Ông không xin Quốc Hội cho phép gọi thêm lực lượng trừ bị. Ông không yêu cầu một quyết nghị cho tình trạng tổ quốc lâm chiến, hay ngay cả không xin một dự luật cho ngân quỹ hỗ trợ cuộc chiến. Ông không tường trình kế hoạch của mình cho chiến tranh vào buổi diễn văn đọc trước quốc dân. Ông không công bố mức độ lính tuyển mộ dự trù và không cả giải thích rằng lính Mỹ từ lúc này sẽ trực tiếp tham chiến. Ông không cắt giảm chi tiêu xã hội hay tăng thuế để sẵn sàng cho một đất nước đang lâm chiến.