Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

TỪ KHÁC BIỆT VĂN HÓA ÐẾN DỊ BIỆT CHÍNH KIẾN

Hạ Long Bụt sĩ

Nhìn vào lịch sử văn hóa Anh và Mỹ, ta thấy những điểm nổi bật sau đây :

1- Không có độc tài, không mắc bệnh tôn sùng lãnh tụ.

2- Không mắc bệnh giáo điều, lý thuyết xuông, không nhiễm ý thức hệ Mác xít.

3- Ða số theo Tin Lành.

Ðối Lập Chính Trị Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa: Vụ Thủ Tiêu Ông Tạ Chí Diệp

Trần Đông Phong

Kỳ 3 (Tiếp theo)

Hồi năm 1954 sau chiến dịch Atlante, ông Lương Duy Ủy được Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm cử làm Tỉnh Trưởng Phú Yên rồi vài năm sau đó được cử làm Tỉnh Trưởng Vĩnh Bình tức là tỉnh Trà Vinh ở miền Tây. Chẳng được bao lâu thì Lương Duy UƯy bị dân chúng Vĩnh Bình tố cáo về tội tham những và bị mất chức , tuy nhiên ông lại được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cử làm Tổng Thanh Tra Hành Chánh như cụ Trần Quốc Anh đã nói ở trên.

Ðối Lập Chính Trị Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa: Vụ Thủ Tiêu Ông Tạ Chí Diệp

Trần Đông Phong

Kỳ 2 (tiếp theo)

Tạ Chương Phùng: Ðồng chí của ông Diệm từ trước năm 1940

Người miền Bắc và miền Nam có lẽ ít có người biết đến Tạ Chương Phùng, tuy nhiên những người sống trong vùng Nam-Ngãi-Bình Phú thì ít có ai mà không biết đến tên tuổi của nhân vật này.

Ðối Lập Chính Trị Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa:Vụ Thủ Tiêu Ông Tạ Chí Diệp

Trần Ðông Phong

Trong chín năm ông Ngô Ðình Diệm cầm quyền, về phương diện chính trị, chỉ có một chính đảng và một phong trào được chính thức cho phép hoạt động tại miền Nam, đó là Ðảng Cần Lao Nhân Vị và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, hai đoàn thể này được chính quyền từ trung ương đến địa phương yểm trợ tối đa và gần như đại đa số dân biểu trong quốc hội cũng như hầu hết các vị tỉnh thị trưởng, các vị tư lệnh sư đoàn đều thuộc hai tổ chức chính trị này.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Xây dựng Xã hội Dân sự tại thành phố

Đoàn Thanh Liêm

Mới đây, người viết đã có dịp trình bày về đề tài “Xã hội Dân sự tại Nông thôn Việt nam”, nay xin được trình bày về việc xây dựng XHDS tại thành phố.

Dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 86 triệu người, trong đó có đến 70% sống ở nông thôn, và chừng 30% sống ở thành thị. Hiện tại Việt Nam có 59 tỉnh và 5 thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Sài Gòn đông dân nhất, vào khoảng 7 triệu, Hà Nội gần 5 triệu.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Nguyễn Hiến Lê

Kỳ 14 (Tiếp theo)

Trong số những người ở lại, đáng thương nhất là những cặp vợ chồng già không có con cái, bị chính phủ chặn lương hưu trí, rán sống lây lất vài năm, bán hết đồ đạc để ăn rồi tự tử.

Rồi tới những người sản nghiệp tiêu tan vì đi kinh tế mới hoặc vì vượt biên mấy lần mà thất bại, sống cầu bơ cầu bất ở vỉa hè các thành phố lớn nhỏ như bọn ăn mày.

Cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đò:“Không thông qua Cương lĩnh!” và “Phải xây dựng Hiến pháp mới!”


Âu Dương Thệ
Kỳ 3 (Tiếp theo và hết)

Không chỉ những lời nói từ lương tâm và trí tuệ của các đồng chí không được những kẻ có quyền lực lắng nghe mà chính họ còn ra lệnh cấm đăng tải và phổ biến những gì nghịch lỗ tai họ. Vì ngày 10.9.2010, vài ngày trước khi cho công bố ba Văn kiện dự thảo của Đại hội 10 và kêu gọi mọi người „góp ý kiến“, ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa đã ra bản Hướng dẫn số 112 HD/BTGTW rất độc tài, tha hóa và phản động:

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đòi: “Không thông qua Cương lĩnh!” và “Phải xây dựng Hiến pháp mới!”

Âu Dương Thệ

Kỳ 2 (Tiếp theo)

Các chuyên viên hàng đầu và cựu cán bộ cao cấp đã nhận định như thế nào về các „định hướng lớn“ chính trị, kinh tế, giáo dục và quốc phòng- ngoại giao sẽ được thông qua tại ĐH 11 ?

Cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu đòi: “Không thông qua Cương lĩnh!” và “Phải xây dựng Hiến pháp mới!”

Âu Dương Thệ

“Ta nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng”, “Chủ nghĩa xã hội là gì? Có ai trả lời được không? Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác !" GS Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng – gần 90 tuổi- đã thành thực trăn trở đặt câu hỏi đó với nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị, đặc biệt với tác giả của Cương lĩnh dự thảo Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Dương Thu Hương đã nhận xét về ba Dự thảo văn kiện của Đại hội 11 sắp tới : “Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn”. Cũng chính vì thế ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn của TT Võ Văn Kiệt, đã dứt khoát đòi: “Nhận định về quốc tế, về các nước Xã hội chủ nghĩa và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi”. Trong khi đó GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới, nhận xét về tình trạng phá sản tinh thần và tư cách tồi tệ của những người đang giữ quyền lực và sự xuống dốc của xã hội:“Thị trường quan chức bóp chết tất cả thị trường khác!” Bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, phê phán thái độ của nhóm đang có quyền lực: “Toàn là giả dối cả!”

Ngày Mai Về Xứ Lạ

Nguyễn Hiền

(Tiếp theo và hết)

Không khí gia đình đã bắt đầu trôi nổi giữa trần gian và địa ngục, không có lối thoát. Cho đến một hôm, sau khi nghe Thân mớ trong đêm và gọi tên một cô gái tên Thúy, hôm sau tôi đã đặt thẳng yêu sách với Thân.
Thân phải chọn tôi hay chọn những mối tình hờ qua đường. Thân không nói gì, chẳng phân giải, lặng lẽ thu đồ vào trong chiếc túi thể thao, đi biệt hai ngày mới về. Như một cách trả lời gián tiếp. Tôi ôm gối vào phòng riêng, khóa cửa lại, mặc những lời năn nỉ tôi đã thuộc nằm lòng. Một tháng sau, tôi biết mình đã cấn thai. Nhưng thủ tục ly dị với sự đồng ý của cả hai người đã đi được hơn nửa phần đường. Cây cung tôi đã căng giây, không còn tháo trở lại được nữa. Một quyết định sai lầm ngày hôm nay thường đưa tới một quyết định sai lầm khác cho ngày mai, chỉ vì người ta khó thể tự cho mình lầm lẫn, hoặc tự phủ nhận mình.

Ngày Mai Về Xứ Lạ

Nguyễn Hiền

(Tiếp theo)

Bây giờ trong những ngày tôi về thăm, đôi lúc chị vẫn bất chợt nhắc tới Thân như một thói quen, như dòng chữ hỏi thăm vẫn viết vào đoạn cuối bức thư lâu dần chỉ còn như một tấm giấy báo cho người bên kia biết là mình vẫn còn sống, vẫn còn bình yên. Dường như cho đến hôm nay, đã mấy tuần qua rồi nhưng chị vẫn chưa thể chấp nhận một việc xảy ra mà chị không ngờ, và cũng ngoài tầm tưởng tượng. Thân, người đồng nghiệp của chị năm nào. Thân với giọng nói nhẹ, rụt rè, nhưng hay pha trò chọc hai chị em tôi. Thân hay đến nhà chơi, lúc đầu mượn cớ phải cùng chị tôi làm sổ sách thêm ở nhà, rồi chúng tôi thân nhau hơn, đã mấy lần bộ ba đi chơi, giỡn hớt nhau. Bất chợt Thân bỏ ra đi, trong làn sóng những người thấy quê hương không còn là nơi dung thân nữa. Tôi cũng ra đi sau đó không lâu, nhưng ra đi để cho ước nguyện của mẹ tôi được thành, là mong cô con gái cưng được rảnh chuyện áo cơm để lo việc xây dựng tương lai mình. Ba người chia ba nơi, nhưng những gì Thượng đế đã sắp đặt, bỗng dưng vẫn xảy tới không cần tìm kiếm. Trong lúc tôi đinh ninh đã đứt đoạn với Thân, như đã biệt tăm tin tức những đứa bạn còn ở lại, thì một lá thư chị tôi gởi sang hai năm sau buổi tôi đi đã kết nối tôi lại với Thân. Số Thân long đong, sau thời gian dài trên một hòn đảo có cái tên lạ hoắc, vừa được nhận định cư, và tình cờ đang ở cách tôi một khoảng không đủ xa để những người yêu nhau phải nản chí, thế rồi chúng tôi đã yêu nhau và cưới nhau vào mùa thu đầu tiên.

Ngày mai về xứ lạ

Nguyễn Hiền

- Mai mày về bển rồi.

Tiếng nói rơi vào khoảng không mênh mông vùng ngoại ô thành phố. Chiều nắng rát mặt. Tôi ngồi trên chiếc cầu làm bằng hai tấm ván thô bắt ngang khoảnh đìa nhỏ, bên dưới ngập một thảm rau xanh rì, rợn gió. Chị tôi ngồi bên, ống quần vén lên tới đùi, để lộ hai cẳng chân với bắp chuối tròn mập, gót chân sần sùi nẻ nứt, đây đó những đường gân xanh và những vết sẹo xuống đến hai bàn chân rửa chưa sạch bùn. Trời đã xế chiều, đám rau muống vừa được xáo vội trong nước đục ngầu dưới đìa và tụm thành bó nằm sắp lớp một bên bờ nước. Mùi nhựa rau mới cắt bốc lên hăng hăng mũi, trộn lẫn mùi nước bùn. Chị vuốt những sợi tóc mai lấm tấm mồ hôi trên thái dương, lập lại một lần nữa câu nói trống không:
- Mai mày về bển rồi. Mới vậy mà lẹ dữ.

Hội thảo biển Đông: Côn đồ nhờ cậy trí thức

Vũ Nhật Khuê

Hội Thảo về Biển Đông lần thứ hai kết thúc đem lại cho phía Việt Nam một số thành công nhất định. Lần này thì việc tranh luận giữa các học giả với nhau từ nhiều phía được tôn trọng và thẳng thắn: Trung Quốc - Việt Nam, các bên liên quan và vai trò trung gian của Quốc Tế đều được thể hiện trong Hội Thảo lần này. Các học giả Trung Quốc đã đuối lý và chứng cứ về tham vọng đường lưỡi bò ác ý của họ. Đây không phải là chiến thắng của đảng và nhà nước Việt Nam mà là chiến công của các học giả Việt Nam.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895

Trương Nhân Tuấn

Những ngày vừa qua, trên một số trang blog và báo chí, có đăng tải một số hình ảnh và phụ chú theo đó phía Trung Quốc đang có phong trào đào lấy các cột mốc biên giới cắm theo công ước Pháp Thanh 1887 để đưa vào viện bảo tàng. Đây là một việc làm khuất tất vì các cột mốc này là các di vật lịch sử, thuộc chủ quyền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ một số mốc kép cắm dọc theo sông Ka Long ở vùng giáp ranh Móng Cái). Phía Trung Quốc không thể đơn phương tự tiện lấy các mốc này làm của riêng. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp Hiệp ước phân định biên giới mà hai bên Việt-Trung ký năm 1999 đã làm thay đổi đường biên giới lịch sử, khiến những cột mốc này nằm sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc. Nếu các mốc này đã nằm sâu trong lãnh thổ của TQ thì họ có thể có quyền làm các việc này.

TRUNG QUỐC CHO ĐÀO CỘT MỐC TRÊN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Thời gian qua dư luận Việt Nam xôn xao về những hình ảnh Trung Quốc cho đào và mang đi những cột mốc cũ trên biên giới Việt Trung.


Sau đây là một số hình ảnh ghi lại sự việc này (nguồn: trang nhà BBC).

Cao Xuân Huy mùa thu gẫy cánh

Thụy Khuê

Kỳ 5 (Tiếp theo và hết)

Vài mẩu chuyện

Hai mươi nhăm năm sau Tháng ba gẫy súng, Vài mẩu chuyện ra đời. Tháng ba gẫy súng in chữ to, 177 trang, chữ nhỏ chắc chỉ được độ 120 trang. Vài mẩu chuyện, 80 trang chữ nhỏ. Là bởi Huy lười. Lười nhưng thấu suốt mọi lẽ: viết nhiều mà làm gì! Nhà văn lớn đến thế nào, rồi thì cũng chỉ được ký ức văn học giữ lại một vài cuốn là cùng.

Cao Xuân Huy mùa thu gẫy cánh

Thụy Khuê
Kỳ 4 (Tiếp theo)

Đọc Tháng ba gẫy súng, hiện cảnh bày ra hãi hùng với những chủ thể can phạm:
Trước hết là cái bửng tàu. Cái bửng tàu kẹp cứng một thân người, bản dạo đầu của tội ác.

Kế đến hai chân của người bị kẹp, hai chân người chết tức khắc trở thành một vật, khiến cho cả chục người leo được lên tàu nhờ cặp chân đó. Người sống đã mất hết "nhận định", mất hết "nhân tính", chỉ còn nghĩ đến "nhân mạng" của mình.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Cao Xuân Huy mùa thu gẫy cánh

Thụy Khuê

Kỳ 3 (Tiếp theo)

Cửa biển Thuận An, sáng 26/3/1975:

"Chiếc tàu bắt đầu kéo bửng, những người bám vào bửng tàu được nâng lên cao khỏi mặt nước, một số người may mắn rơi ngay vào trong lòng tàu, số còn lại lần lượt rơi xuống biển.

Bửng tàu đã được kéo lên hoàn toàn nhưng không khép kín nổi vì giữa bửng và thành tàu đã kẹp cứng một thân người. Người bị kẹp nửa thân trên nằm trong lòng tàu, nửa thân dưới thò ra ngoài, hai chân giãy giụa, đạp đạp trong không khí được chừng nửa phút rồi ngay đơ. Hai cái chân của người xấu số trở thành có ích cho nhiều người còn ở dưới nước, họ bám vào đó để tiếp tục leo lên tàu. Lúc đầu hai cái chân còn đủ hai ống quần, dần dần chẳng còn gì cả và cuối cùng, cả hai chân đều bị gãy. Nhưng gãy thì gãy, người ta vẫn bám vào đó để leo lên tàu. Ít ra cũng có đến cả chục người leo được lên tàu nhờ cặp chân đó. Và chắc chắn sẽ còn được thêm nhiều người nữa nếu...

Cao Xuân Huy mùa thu gẫy cánh

Thuỵ Khuê

Kỳ 2 (Tiếp theo)

Tháng ba gẫy súng

Tháng ba gẫy súng đưa người đọc vào những cạm bẫy không ngờ: Tước đoạt ở họ những thành kiến cố hữu. Làm cho họ mất hẳn "nhân tính", thứ nhân tính từ chương, viết hoa, đạo đức giả của xót thương vô tận, của niềm nhớ khôn nguôi, của ngụy tạo tình cảm, ngụy tạo ngôn ngữ, ngụy tạo "dân tộc, tổ quốc".

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Cao Xuân Huy mùa thu gẫy cánh

Thụy Khuê

Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.

XÍCH LÔ NÓI CHIỆN Ô TÔ

Mai Xuân Dũng

Việc “quả Titanic Việt nam” bị xì nồi hơi, chả “xin phép” ai cứ tự nhiên chìm lỉm kéo xuống đáy biển cơ man nào là tiền tỷ. Rõ là chuyện tan cửa nát nhà của bách tính vốn đã nghèo mạt, nghèo xác. Không biết ông Chính phủ có thương dân mà hiểu cho nỗi khổ của những người đã đói ăn mà còn phải è cổ đóng thuế cho mấy cha tập đoàn kinh tế Nhà nước phá phách không đây.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Ghé thăm các Blog: 25/11/2010 (2)

BLOG NGUYỄN VẠN PHÚ


Đọc bản tin “Vinashin cần 2 năm để phục hồi” trên báo Tuổi Trẻ, thấy các con số sao không khớp nhau mà không thấy ai giải thích.

Ghé thăm các Blog: 25/11/2010

BLOG ĐÔNG A

Vụ việc video clip về chuyện công an bắt các cô gái mại dâm trong tư thế trần truồng để quay phim, chụp ảnh bị phát tán trên mạng đã được điều tra và tìm ra các cán bộ công an đã thực hiện vụ việc này. Phải thấy rằng Bộ Công an xử lý vụ việc này rất nhanh, có hiệu quả, và đáng khen. Tuy vậy, qua vụ này và các vụ việc gần đây, tôi không khỏi băn khoăn và thắc mắc về các quy trình xử lý vi phạm hành chính của Bộ Công an. Theo VnExpress, Phó Thanh tra Bộ Công an Nguyễn Duy Hòa cho biết rằng "về nguyên tắc trong quá trình làm việc, công an được phép thu thập tài liệu, chứng cứ nhưng không được phép công khai các chứng cứ này bởi đó là "tài liệu mật". Ai tung lên mạng, người đó phải chịu trách nhiệm". Cũng theoVnExpress, ông Nguyễn Văn Minh (Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội) nhìn nhận: "Việc bắt giữ mua bán dâm là vấn đề tế nhị nên nếu bắt quả tang cần cho mặc quần áo vào rồi mới lập biên bản. Việc chụp ảnh, quay phim họ trong tình trạng như vậy là không được phép". Như vậy giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, và Bộ Công an đã có quan điểm khác nhau về quy trình xử lý hành vi mại dâm. Đó là vấn đề người tiến hành kiểm tra vi phạm hành chính về mại dâm, khi bắt quả tang, có được phép quay phim, chụp ảnh người vi phạm trong tư thế trần truồng hay không. Quy trình của Bộ Công an về xử lý vi phạm hành vi mại dâm như thế nào, có trái pháp luật hay không? Tôi thử Google tìm quy trình này của Bộ Công an để tìm hiểu nhưng chưa tìm thấy. Rõ ràng đây là một văn bản pháp quy quan trọng và cần phải tuân thủ pháp luật.

VNN bị hack – Thách thức trong thế giới mở

Hiệu Minh

Ngày hôm qua (21-11-2010), hàng triệu bạn đọc không thể tin vào mắt mình khi mở trang VNN và thấy thông báo “hacked – bị tấn công”.

Khi mở trang mạng, chính mắt tôi đã nhìn thấy thông báo bằng vài thứ tiếng. Hacker để lại thông điệp bằng tiếng Anh và Ảrập, với hình kinh Koran ở trên chữ Allah (Đấng Tối cao) bằng tiếng Ảrập.

Khi cái ác đã trở thành bình thường!

Song Chi 

Có những ngày tôi không muốn đọc báo Việt Nam kể cả trong và ngoài nước, bởi vì cứ đọc mãi những tin tức về tình hình chính trị xã hội văn hóa ở Việt Nam, lại càng thấy lòng nặng trĩu. Ngay trên những trang báo “lề phải”, rõ ràng đã thấm nhuần những lời huấn thị của Đảng đồng thời hiểu rất rõ thân phận của báo chí trong một chế độ độc tài nên luôn luôn cố gắng “xấu che tốt khoe”, cố gắng tìm cho ra những thành tích, thành tựu của Đảng và nhà nước để tụng ca mọi lúc có thể, nhưng mặc dù vậy, những điểm tươi sáng vẫn chiếm tỷ lệ rất ít trên bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam. Cái xấu cái ác, sự bất công phi lý, những hành vi sai trái ngang ngược chà đạp lên luật pháp từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng, đi ngược lại những tiêu chuẩn nhất định của mọi xã hội văn minh dân chủ tiến bộ nói chung… càng ngày càng nhiều, xảy ra ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực, với đủ mọi tầng lớp trong xã hội.

CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM BẮT ĐẦU LÊN TIẾNG VỀ CHUYỆN… THẾ SỰ

Phạm Viết Đào

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách “ cái “định đề” này từng trở thành tiêu chí hành động của không ít người làm báo, làm văn; nhưng thời gian gần đây báo chí lại bắt đầu dè dặt hơn, nhất là sau vụ 2 nhà báo của báo Thanh Niên và Tuổi trẻ bị bắt do vụ đưa tin về vụ án PMU 18. Sau vụ này, 2 tờ báo này có vẻ nhụt, xìu hẳn. Nếu quan sát báo “ lề phải“, 4 tờ báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Tiền phong… thì diện mạo của các tờ báo có bề dày và chỗ đứng trong lòng bạn đọc đã thay đổi một cách ghê gớm trong vài năm gần đây…

Trên đà xét lại lịch sử Việt Nam - Cần Thẩm Ðịnh Lại GIÁ TRỊ CỦA ÔNG NGÔ ÐÌNH DIỆM VÀ CHẾ ÐỘ VIỆT NAM CỌNG HOÀ I

Tôn Thất Thiện

Ông Diệm do Chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp ủng hộ?
Thuyết Nhân Vị phủ nhận cá nhân, cốt lõi của dân chủ?


Tôn Thất Thi Sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, số sách báo nói về Ông Ngô Ðình Diệm, gia đình Họ Ngô, và chế độ Việt Nam Cọng hoà I nhiều có thể nói đếm không hết.

Trong những năm gần đây vấn đề xét lại lịch sử Việt Nam được đặt ra và càng ngày càng được hưởng ứng. Trong sự xét lại này, giai đoạn 1954-1963, giai đoạn Ông Ngô Ðình Diệm cầm quyền, là một giai đoạn rất sôi động nhưng lại chưa được khảo xét đầy đủ và đứng đắn, và nay cần được chú ý nhiều hơn. Về điểm này có thể nhắc đến những tác phẩm:

THẪN THỜ

Võ Phiến

Mình viết lách từ hồi nào? được bao lâu rồi nhỉ? Mằn mò nghĩ ngợi cho ra, e khó. Tí toáy tập tành, viết lèm nhèm, thì làm sao nhớ được từ năm tháng nào. Viết được ra trò, được cái đáng kể, thì biết cái nào là cái đáng kể mà ấn định lúc bắt đầu?

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 7 (Tiếp theo)

Lạ lùng thay, ngăn cản thực sự đến thoả thuận ấy đã không đến từ Washington mà lại từ Tân Đề Li. Khi được trao cho một lời mời chào có giá trị lâu dài, một số bậc trí giả và chính khách Ấn độ đã từ chối. “Có lẽ chúng tôi đã không biết làm thế nào để trả lời ưng thuận”, một nhà bình luận trên hệ thống tin tức NDTV của Ấn đã nhận xét. Trong khi thủ tướng Ấn độ và các nhân vật cao cấp khác nhìn thấy được thỏa thuận (hạt nhân) là những cơ hội cực lớn lao để mở toang cửa cho Ấn độ, những người khác lại vẫn cứ nhìn thế giới qua lăng kính của Nehru - rằng Ấn độ là một nước nghèo, đoan hạnh thuộc về Thế giới Thứ Ba, là một nước có chính sách ngoại giao tách rời và trung lập (và, một ai đó có thể thêm là: không thành công). Họ hiểu cách thức vận hành trong thế giới như thế, với ai thì cần phải xuống nước và với ai thì có thể đánh nhau. Nhưng đối với một thế giới mà Ấn độ là một quyền lực lớn và di chuyển tự tin trên sân khấu thế giới, xếp đặt các lề luật chứ không hoàn toàn bị định dạng bởi chúng, trong một thế giới mà mình là đối tác của một quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử - tất cả đấy là một tiền đề mới và chưa được định rõ. “Tại sao hiện nay Hoa Kỳ lại tử tế với chúng tôi như thế ?” một số các nhà bình luận thời cuộc đã từng hỏi tôi. Vào năm 2007, họ vẫn còn đi tìm cội nguồn bí ẩn đó.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 6 (Tiếp theo)

Thế thì tất cả những điều ấy có ý nghĩa gì đối với thế giới thực? Ấn độ giáo thực tiễn một cách sâu sắc. Họ có thể dễ dàng tìm được một sự hòa hợp với thực tại bên ngoài. Thương nhân Ấn độ - phần đông là những người Ấn giáo - có thể phát triển trong bất cứ môi trường nào cho phép buôn bán và trao đổi. Dù là ở châu Mỹ, châu Phi hay miền Đông Á. Miễn là họ có thể đặt một mẫu tượng nhỏ đâu đó trong nhà mình để thờ phượng hay tu tập thì ý thức của riêng họ về Ấn độ giáo đã là vẹn toàn. Cũng như với Phật giáo, Ấn độ giáo khuyến khích lòng vị tha của những khác biệt nhưng cũng khuyến khích việc hấp thụ, thẩm thấu vào trong sự khác biệt. Đạo Hồi ở Ấn độ đã thay đổi từ sự tiếp xúc với Ấn độ giáo để trở nên ít tính cách Abraham và nhiều tâm linh hơn. Người Hồi giáo Ấn độ thờ phượng các thánh thần và lăng tẩm, ca tụng âm nhạc, nghệ thuật và có những cái nhìn dự phóng thực tiễn về đời sống hơn là các tôn giáo chính ở ngoại quốc. Dù sự nổi dậy của đạo Hồi bảo thủ trong nhiều thập niên qua đã đẩy Hồi giáo ở Ấn độ đi giật lùi như họ đã như vậy ở nhiều nơi khác, vẫn có những lực đẩy xã hội rộng rãi hơn lôi kéo Hồi giáo ở Ấn độ đi vào dòng chính ở Ấn độ hơn. Điều này có thể giải thích được các con số thống kê hết sức đáng chú ý (vốn có thể chứng minh là một sự phóng đại) là mặc dù có 150 triệu người Hồi giáo ở Ấn độ từng quan sát sự nổi dậy của Taliban và Al Qaeda ở nước Pakistan và Afghanistan láng giềng, không một người Hồi giáo Ấn độ nào từng được biết là thành viên của Al Qaeda.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Blog: đệ ngũ quyền

Khái niệm đệ ngũ quyền (the fifth estate) được dùng để chỉ thế giới blog chỉ mới xuất hiện được khoảng năm ba năm trở lại đây mà thôi.

Nói đến đệ ngũ quyền hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ ngay đến khái niệm đệ tứ quyền vốn đã được sử dụng để chỉ giới truyền thông, từ báo in đến truyền thanh và truyền hình. Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu, khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trước hết là ở Pháp và ở Anh. Ba quyền kia, ở Anh, được phân bố trong Thượng nghị viện, bao gồm Viện Tăng Lữ (Lords Spiritual), Viện Quý tộc (Lords Temporal) và Viện Thứ dân (the Commoners); ở Pháp, quyền lực cũng được chia cho ba giới như vậy nhưng dưới tên và hình thức khác (Nhà thờ, Quý tộc và Thị dân).

Bloggers

Sóng Trăng

trống khoảng không lơ thơ hạt chữ
may mảy mày may
ai bỏ vào đây
mấy hạt giống mòng mọng khát khao
biết bao giờ mới đâm chồi?

Những kỷ niệm êm đềm với mẹ tôi (Sweet memories with my mom)

Viết nhân lễ Thanksgiving 2010

Đoàn Thanh Liêm

Tôi thật là người may mắn, vì được sinh trưởng trong một gia đình có cha mẹ là người hiền lành đạo hạnh. Tôi đã có dịp viết vài bài ngắn về cha mẹ của mình, nhân dịp ngày Lễ cuả Cha và ngày Lễ của Mẹ trong mấy năm gần đây. Nay tôi lại muốn ghi lại thêm chi tiết về một số kỷ niệm êm đềm với người mẹ yêu quý của mình, để cho các con tôi và các cháu con của mấy anh chị em của tôi có dịp hiểu biết thêm về người bà nội, bà ngoại của các cháu.

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENÈVE 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 7 (Tiếp theo)

TẦM CỠ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ TRUNG – VIỆT66
Quả thực, ít ai có thể hiểu được bản chất sâu xa của mối quan hệ Trung – Việt, sự quan tâm của Trung Quốc đối với bán đảo Đông Dương và ngược lại thái độ của nhân dân các nước Đông Dương đối với Trung Quốc mà không tham khảo thường xuyên quá khứ xa xưa nhất. Không phải vì quá khứ đó không tránh khỏi quyết định hướng phát triển hiện nay, ngay cả khi nó chứng kiến những điều không thay đổi hàng nghìn năm nay. Nhưng dần dần, các thế kỷ trôi qua tạo nên những mối liên hệ về văn minh và trau dồi ý thức dân tộc đến nỗi lịch sử không chỉ là một chuỗi tình hình nối đuôi nhau theo trình tự thời gian, lịch sử cũng tự nó là một nhân tố tự trị, giải thích từng phần mỗi lúc trong cuộc sống của một dân tộc. Phải chăng thông qua khái niệm mà các nhà lãnh đạo đã làm cho lịch sử tiến hóa có vai trò khi họ đưa ra những quyết định.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Vấn đề Nhập Thế Xuất Thế trong Phật Giáo và Ky Tô Giáo

Nguyễn Hoài Vân

MỘT SỰ PHÂN HÓA ĐÁNG THƯƠNG
Vì kém hiểu biết, người ta thường dán cho các tôn giáo những nhãn hiệu, rồi phong cho cái này là tốt, là đúng, chê bai cái kia là thấp kém, là lầm lạc. Thái độ ấy cũng vô lý và đáng thương như câu chuyện mấy đứa trẻ mồ côi đập nhau chí tử, để tranh cãi rằng: “Cha tao giàu hơn cha mày, mạnh hơn cha mày, v.v…”, mà không biết rằng chúng đều là anh em ruột cùng chung cha mẹ!

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Kỳ 13

(Tiếp theo)

PHONG TRÀO VƯỢT BIÊN
Tôi không biết trước giờ giải phóng, từ Bến Hải trở vào, trong số trên 20 triệu dân có bao nhiêu người vội vã di cư để trốn cộng sản. Dăm bảy ngàn hay vài chục ngàn? Người nào cũng có tâm trạng não nề: bỏ quê cha đất tổ, bỏ thân thích bạn bè, bỏ cả sản nghiệp (có người mới mua được ngôi nhà vài ba chục triệu - hồi đó khoảng 100.000 đồng cũ một lượng vàng - chưa ở được 5-6 tháng đã phải bỏ lại) để qua nước người ăn nhờ ở đậu, làm thứ công dân “da màu”, một thứ công dân hạng hai, và bắt đầu xây dựng lại từ đầu; như vậy ai mà vui cho được? Những người đi đó hoặc là quân nhân, công chức trong các chính phủ trước, hoặc đã có thời sống với cộng sản ở Bắc, sợ chế độ ngoài đó, đã di cư một lần nay lại di cư lần thứ hai. Những người ở lại, xét chung, đều sẵn sàng chấp nhận chế độ mới, dù chưa biết rõ nó sa sao; một số đông còn hăng hái tiếp tay với chính quyền mới để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho tương lai nữa.

CHIẾC NÓN CỜI

Trần Mộng Tú

Gửi anh chị PhạmTử Thiên với lời cám ơn

Năm ngoái, đến Dallas dự một cuối tuần họp mặt anh chị em văn nghệ sĩ, tôi theo chân người bạn xứ Quảng đến nhà người thân của anh. Tôi được anh báo cho biết là sẽ được ăn mì Quảng ở đấy, một tô mì Quảng chính hiệu. Đón chúng tôi ở cửa là hai người đàn ông trọng tuổi, ông chủ nhà và một người bạn, cả hai nói tiếng Quảng đặc sệt, tôi cố nghe bằng cái tai Bắc kỳ cũ của mình tiếng được tiếng không. Một người đàn bà từ trong bếp chạy ra chào chúng tôi trên tay còn cầm đôi đũa bếp. Bà được giới thiệu là chủ nhà, người thân của anh bạn. Bà cười, nụ cười thân thiện, tươi tỉnh mời chúng tôi vào nhà, rồi lại chạy ngay vào bếp. Một chiếc bàn tròn đặt giữa bếp và buồng gia đình đã dọn sẵn bao nhiêu món ăn trên đó: Nào là nem chua, chả chiên, tré, bánh gai, bánh nếp, bánh ú, v.v . Ông chủ nhà giới thiệu hầu như tất cả những món ăn đó đều do bếp nhà làm, bếp nhà nấu.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

CÁ TÍNH VĂN HỌC MIỀN NAM

(Tiếp theo và hết)

Bản tính hiếu động nên nhà văn miền Nam có thể kể một nỗi vui, nỗi khổ đau, một cơn tức giận, thịnh nộ, nhưng lại không hay diễn tả cái thứ buồn uể oải, thứ buồn nó ngấm trong điệu thơ lục bát của toàn quyển Kiều như là một cảm giác tê mỏi ngấm khắp gân cốt, tản mác khắp châu thân của một người mệt nhọc. Nguyệt Nga cũng có lúc khổ đến tự tử, nhưng không có khi ngồi như Kiều ở lầu Ngưng Bích “buồn trông” chân trời mặt bể. Mà dẫu có đứng trước cảnh đó chắc Nguyệt Nga cũng không tự hỏi cái câu:
“Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

CÁ TÍNH VĂN HỌC MIỀN NAM

Võ Phiến

Hồi năm 1949, Hoài Thanh có cho xuất bản một quyển sách ở liên khu 10, nói về Truyện Kiều1. Ðể khen Nguyễn Du tả Kiều hay, ông có đem những đoạn Ðồ Chiểu tả Nguyệt Nga ra so sánh, nêu lên các chỗ dở mà cười. Chuyện đó dễ, là vì so với Truyện Kiều thì Lục Vân Tiên kém xa. Nhưng có điều Hoài Thanh lại nhân đó giảng giải luôn rằng sở dĩ Ðồ Chiểu kém như thế là vì sáng tác trong chế độ phong kiến suy tàn: “sức sống phong kiến đã quá khô héo không còn đủ cho văn nghệ phong kiến tạo nên được những con người sống thực”. Lối giảng giải ấy không ổn. Bởi vì thời đại Nguyễn Du nào có hơn gì thời Ðồ Chiểu? Chính Hoài Thanh, ở một đoạn về thân thế Nguyễn Du cũng nói rằng: “Nguyễn Du sinh năm 1765. Kể từ Lê Lợi đánh quân Minh dựng nước đến bấy giờ đã có hơn ba trăm năm. Sau ba trăm năm ấy chế độ phong kiến ở nước ta đã suy vi đến cực độ”. Một người ở vào thời “phong kiến quá khô héo” với một người ở vào thời “phong kiến suy vi đến cực độ” thì có ai may mắn gì hơn ai đâu? Sao lại đem chi chuyện đó để giải nghĩa cái dở cho đâm vào sự mâu thuẫn buồn cười?

MÌ QUẢNG

Phạm Phú Minh

Xét về nguồn gốc của các món ăn Việt Nam chỉ có hai món mang tên của địa phương mà nó phát sinh, là bún bò Huế và mì Quảng. Nhưng bún bò Huế không đặc thù bằng mì Quảng, vì bún vốn là một hình thức chế biến lương thực rất phổ biến của người Việt Nam, và các món như bún riêu, bún ốc, búng bung... của vùng châu thổ sông Hồng Hà hẳn là phải có trước bún bò Huế. Bún bò Huế cũng theo nguyên tắc dùng sợi bún và nước lèo, chỉ có nguyên liệu, gia vị và cách nấu là khác thôi. Ðó chỉ là một sự phát triển và biến hóa dựa trên một cái nền cũ. Nhưng mì Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.

CHÙM THƠ tháng mười một VIẾT Ở ĐẢO

Trần Mộng Tú

Cá và Em

Em bước giữa bình minh và sóng biển
Nước như gương xanh thẫm chiếu quanh mình
Từng đàn cá vây quanh em vào giữa
Tìm bàn chân em kiếm một chút mồi
Những con cá như chàng trai vừa lớn
Hôn ngón chân em những nụ tình cờ
Em quẫy mạnh tung mình trong nước biếc
Những nụ hôn rơi xuống đẹp như thơ
Từng đàn cá như tình lang trong nước
Bơi giữ đại dương tìm bắt tình nương
Em thả nổi đời mình trôi theo sóng
Sải hai tay ôm trọn một bình minh.

Boracay Island-Philippines

Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy

Lê Hữu

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(“Tràng giang”, Huy Cận)


Show truyền hình tên là “Một thời để nhớ”. Khách mời là một ca sĩ và một nhạc sĩ tây ban cầm. Được hỏi sẽ hát bài gì, chàng ca sĩ nói “Hoa rụng ven sông”. Chàng nhạc sĩ vừa đàn vừa hát phụ họa.
. . .
Còn đâu em ơi!
Còn đâu mùi cỏ dại
Chút tình thơ ngây không còn trên đôi má…

Chuyện Trên Ðường Phố

Nguyễn Lê Hồng Hưng

Chiều về trên bến cảng Hamburg đã bớt ồn ào náo động, nhiều chiếc tàu buôn đến từ ngàn khơi đã yên vị bên kè đá và những chiếc đò dọc chạy dưới dòng sông cũng thưa thớt khách du hành. Một gã đàn ông trạc năm mươi tuổi bước thong thả từ dưới bến cảng lên con đường lót gạch hướng về đường hầm sông Elbe. Một người đàn bà tóc chấm vai, mặt không phấn, môi không son, thân hình tròn trịa, vóc dáng thấp và gọn gàng trong chiếc áo lạnh màu tro. Bà đứng ở đầu đường hầm, thấy gã đàn ông đi tới, bà ta ra dáng lắc lư thân hình làm chiếc bóp da đeo vai đu đưa qua lại. Mắt bà mở to nhìn gã từ đầu tới chưn, gật gật đầu, miệng mỉm cười. Gã đàn ông không tỏ vẻ mừng rỡ cũng không một cử chỉ xã giao, gã cất tiếng hỏi trỏng:
- Khoẻ hông?

Biển Đông yên bình hay dậy sóng là do Trung Quốc

Phỏng vấn chuyên gia Dương Danh Dy do đài phát thanh RFI thực hiện

Trong năm 2010, Việt Nam làm chủ tịch ASEAN và tổ chức hai hội nghị cấp cao, Diễn đàn an ninh khu vực ARF, hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Một trong những chủ đề được công luận quan tâm và gây nhiều tranh luận, đó là vấn đề Biển Đông. Vậy hồ sơ này có tiến triển gì ? Sau đây là nhận định của chuyên gia Dương Danh Dy.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Phải trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân

Tạ Phong Tần

Luật về quản lý đất đai của thời Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hòa

Giới sinh viên luật và những người làm công việc liên quan đến pháp luật trên thế giới đều biết khái niệm “tục giao pháp lý”, tức là những nguyên tắc pháp lý cơ bản để mỗi khi làm luật hoặc áp dụng luật, họ sẽ tham chiếu các nguyên tắc này như là những tiêu chuẩn để đưa ra quyết định hoặc luật mới. Những câu “tục giao pháp lý” này được dạy cho sinh viên luật ngay từ năm thứ nhất, trừ những nước theo chế độ cộng sản thì chẳng những sinh viên luật không được dạy mà còn được… giấu đi.

‘Túi khôn dân tộc’ bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị

Bùi Tín

Đây là một tin cực kỳ hệ trọng.

Một tin động trời, có thể nói trời nghiêng đất ngả cho thế lực cường quyền.

Sự kiện như thế này chưa từng có trong lịch sử 70 năm của đảng Cộng sản Việt Nam.

Tác động của sự kiện này chưa thể lường hết được.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

MỘT CAO XUÂN HUY KHÁC

NGÔ THẾ VINH

Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NTV

Melanoma là loại ung thư phát triển từ những tế bào sản xuất sắc tố melanin / melanocytes, yếu tố định hình màu da của mỗi chủng tộc. Thông thường melanoma là loại ung thư da / melanoma skin cancer, nhưng mắt cũng có thể là nơi phát triển loại ung thư này, tuy khá hiếm. Ung thư sắc tố melanoma trong mắt thì không dễ phát hiện như ở ngoài da. Khi phát hiện thường là đã trễ. Đó là trường hợp Cao Xuân Huy, rất tình cờ, khi Huy nheo một bên mắt thì mắt kia không thấy gì. Huy báo tin cho tôi biết.

Bước Đại Nhảy Vọt – Made in Vietnam

Đinh Tấn Lực – Thời sự tuần qua hùng hồn chứng thực (ở mức không thể chối cãi) rằng đảng và nhà nước xứ này đã thành công vượt bực trong bước Đại Nhảy Vọt – Made in Vietnam: từ Đánh Ghen lao tới Đánh Rắm.

*

Dịch Vụ Đánh Ghen Miễn Phí
Vụ việc bộ công an vây bắt TS luật Cù Huy Hà Vũ vào nửa đêm rạng sáng 5/11/2010 tại Sài Gòn đã khuấy động dư luận cả trong lẫn ngoài nước… Lời bàn tán (trên mạng/quán nhậu lề đường/tiệm hớt tóc/quán cà phê…) có vẻ xôn xao/trào lộng vạn lần hơn thời gian cử hành đại lễ vừa qua tại thủ đô. Kết quả Google lên đến gần 2 triệu kết quả cho cụm từ “Cù Huy Hà Vũ” & “khởi tố”.

Ghé thăm các Blog: 18/11/2010

BLOG LÊ DIỄN ĐỨC

Thế giới thực sự đang tiến vào cuộc cách mạng năng lượng xanh, trong khi người Việt thì hăng hái tìm mọi cách khai thác tận kiệt mọi tài nguyên và gần như chỉ xuất khẩu ở dạng thô, song song với việc ham lợi trước mắt nên sử dụng công nghệ rẻ tiền, bất chấp hậu quả môi trường để lại cho thế hệ tương lai, mà nguy cơ bùn đỏ từ khai thác bauxite Tây Nguyên đang là một trong những đề tài gây lo lắng cho công luận.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Phương Thức Tiếp Cận, Ngôn Ngữ, và Sửa Đổi Văn Hóa

Tôn Thất Thiện

(Tiếp theo và hết)

Dẹp tuốt: Không được
Nhưng thay đổi toàn bộ – vất bỏ tất cả, dẹp tuốt – là một vấn đề khác, và không làm được. Chính anh Kiểng cũng công nhận như vậy. Phát triển đòi hỏi một văn hóa và một tâm lý mới, nhưng “thay đổi văn hoá là điều khó nhất” (tr.394). Chúng ta khó có thể trừ bỏ một văn hoá vì “nó là một phần của chính chúng ta” (tr.394). Anh ấy thành thực thú nhận rằng chính anh cũng là một sản phẩm của văn hóa Khổng Giáo. Cũng như mọi người Việt Nam khác anh đã chấp nhận nó “một cách vô tình” (tr.369). Những ai sợ mất mát văn hoá truyền thống không nên lo âu vì “quí vị có muốn cũng không bỏ được đâu...”(tr.370) Nó có sức sống dài dẳng, và “nếu quả quyết và dứt khoát thì cũng chưa chắc gì sau 50 năm nữa chúng ta thay đổi được.” (tr.370) Nó là một di sản 2000 năm vẫn khống chế chúng ta, và tất cả người Việt đều bị “nhiễm độc rất nặng nề vì nền văn hoá Khổng Giáo.” (tr.370)

Phương Thức Tiếp Cận, Ngôn Ngữ, và Sửa Ðổi Văn Hoá

Tôn Thất Thiện
 
Thay đổi và sửa đổi
Trước đây tôi đã có dịp bàn về vấn đề thay đổi văn hoá. Từ ngữ “thay đổi” đã gây ra một số hiểu lầm. Tôi đã dài dòng giải thích rằng “thay đổi” văn hoá không phải là “thay thế” văn hoá, mà là “thay đổi về” văn hoá. Nó không có nghĩa vất bỏ toàn bộ văn hóa Việt Nam, tạo ra một khoảng trống, và lấy văn hoá Tây phưong, và đặc biệt đặt biệt văn hoá Mỹ, thay vào khoảng trống đó. Tuy nhiên, một số độc giả, có lẽ vì quá bị ám ảnh bởi mối lo Việt Nam bị “Tây phương hoá,” vẫn không thấy như vậy, và đã hăng say chống đối quan niệm “thay đổi” văn hoá.

TRÒ CHUYỆN TRÊN DUTULE.COM VỚI NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN

(Tiếp theo)

Trinh Vu ...gmail.com
Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?

VŨ THƯ HIÊN trả lời:
Tôi không chỉ gặp sự nghi kỵ. Tôi còn gặp những tên ma đầu được nuôi dưỡng, dạy dỗ, để dùng vào việc tiêu diệt những ai mà chủ chúng cho là có hại cho sự tồn tại của bọn chúng (trong đó có cả những người chẳng làm hại chúng mảy may). Chúng dùng đủ mọi cách bẩn thỉu nhất chúng có thể nghĩ ra để thực hiện mục tiêu. Lũ tay sai này không thể làm tôi buồn, bởi một lẽ đơn giản - tôi không có thời giờ dành cho chúng. Thảng hoặc, có lúc chúng còn làm vui cho tôi nữa, chẳng hạn như một tên ma cô ở Hà Nội mà tôi không hề giao tiếp, không biết mặt ngang mũi dọc nó ra làm sao, trắng trợn khoe rằng mỗi lần từ Sài Gòn ra Hà Nội tôi thể nào cũng phải tìm gặp hắn để hỏi ý kiến. Những con kên kên này ở bên ngoài, bên dưới, tầm mắt của người bận rộn. Chúng rất hậm hực thấy tôi không có một phản ứng nào trước những đòn phép đáng tởm của chúng. Mà để ý đến chúng làm gì khi mình còn bao nhiêu việc phải làm?

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Bài TỰA của THÁNG BA GÃY SÚNG

Cao Xuân Huy

Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ.

Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đa trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

Khẩu Nghiệp

Nguyễn Mộng Giác

Tôi làm việc tại một công ty ấn hành niên giám điện thoại, ca hai, từ bốn giờ chiều đến quá nửa đêm. Ðể khỏi buồn ngủ, ngoài cà phê tôi có thói quen mở nghe các đài phát thanh Việt ngữ trong vùng cho trí óc luôn luôn tỉnh táo. Thôi thì đủ mục. Quảng cáo các phòng mạch. Y tế thường thức. Nhạc yêu cầu. Tin tức thế giới, Việt Nam và Cộng đồng. Nhưng mục gây cấn nhất là các talk show thảo luận về các vấn đề chính trị trong cộng đồng địa phương. Vì hầu hết các hội đoàn đều tách làm hai, làm ba, nên các cuộc tranh cãi về thời sự cộng đồng luôn luôn sôi nổi. Nhiều chương trình phát thanh chỉ giữ vai trò gợi ý, nêu vấn đề, sau đó để mặc cho thính giả gọi vào muốn nói gì thì nói, gọi đối thủ của mình bằng những ngôn ngữ không mấy tử tế, rất có hại cho “sức khỏe” của trẻ con. Lâu lâu có thính giả trẻ tuổi gọi vào than phiền “sao mấy chú mấy bác ăn nói kỳ quá, chúng cháu muốn theo gương cư xử của các chú các bác mà không thể theo được.”

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 5 (Tiếp theo)

Con Bò và con chim Đại Bàng

Đa số người Mỹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Ấn độ từng là nước ủng hộ Mỹ nhất trên thế giới, tối thiểu trong một phương diện. Khảo sát của PEW vào năm 2005, đã phỏng vấn dân chúng mười sáu nước xem họ có ấn tượng tốt với Hoa Kỳ hay không. Câu trả lời thật kinh ngạc là 71 phần trăm người Ấn độ trả lời “Có”. Chỉ có người Mỹ mới có một đa số quan điểm thích nước Mỹ (83 phần trăm). Những con số có thể là thấp hơn trong một số khảo sát khác, nhưng căn bản tìm được vẫn là đúng: Người Ấn độ cực kỳ thoải mái và hoàn toàn đồng lòng hướng về Mỹ.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

giờ ổng đi

An Phú Vang
[Chừng năm trước gặp anh Huy "râu" với PCP ở Sàigòn Bistro]

Không có anh Huy” râu” nơi bàn cà phê sát mé hiên ngoài. Bàn đó, nơi ngồi quen thuộc của dân nhà binh tôi vẫn thường thấy mỗi cuối tuần khi đến đây. Bước qua, đưa bản nhắn tin in được từ internet không đúng người sợ kẹt. Mấy ổng bên TQLC tưởng tôi xạo, vẽ chuyện làm tiền thì hết chỗ ngồi yên ở quán này săn tin, nghe chuyện văn nghệ, văn gừng, và “văng” đủ thứ. Tôi đang ở cà phê Factory, nơi đi vào quán trai gái đều run chân vì đám ngồi uống hiên ngoài “địa” quá, ồn ào quá, hút thuốc nhiều quá! Hai trang giấy in từ internet tôi giữ cả mấy tháng. Một anh thương phế binh dân tiểu đoàn 5 TQLC, cụt hai chân, còn ở bên nhà tìm chiến hữu. Anh ta bằng tuổi tôi. Những đứa có số quân bắt đầu bằng 75/ rồi thêm sáu con số XXX – YYY khác của lính “…đây cửa Việt khắc sâu tên người anh Thủy Quân Lục Chiến…” và dân ở đơn vị khác.

ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 8 (Tiếp theo)

Cuộc chiến do Bắc Việt khởi xướng có thể có chính nghĩa nếu nó dựa theo ý muốn của người dân miền Nam. Nhiều bình luận gia về chính sách Hoa Kỳ còn cho rằng Mặt Trận Giải Phóng đã có thể tung hoành tại các làng quê miền Nam vì ý thức hệ Cộng sản thích hợp với văn hóa Việt và các chương trình nhân đạo của bộ đội đã chiếm được sự hỗ trợ – trên câu nói cửa miệng “tim óc” - của dân làng. Cách mạng vô sản tại miền Nam Việt Nam, họ nói, cũng tương tự như Cách Mạng Hoa Kỳ.

Việt Nam và trào lưu Lãng Mạn

Nguyễn Hoài Vân

Mỗi thời đại có những quan điểm văn học nghệ thuật của mình. Trào lưu lãng mạn từng có giai đoạn tột đỉnh vinh quang, nhưng khi người ta lạm dụng những "công thức" lãng mạn một cách máy móc, với những hình ảnh không thật, những cảm xúc bị phóng đại quá lố, thì người ta dần dần bước sang thoái trào của nó.

Sơ lược về quan hệ thượng quốc – chư hầu giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

Nhiều học giả đương đại hiểu sai ý nghĩa quan hệ « thượng quốc – chư hầu » giữa Trung Quốc và Việt Nam từ trước năm 1885. Việc hiểu sai này bắt nguồn do các tài liệu tuyên truyền từ phía Trung Quốc. Theo họ, mối quan hệ « thượng quốc – chư hầu » có ý nghĩa như là quyền « bảo hộ - protectorat ». Dựa trên ý nghĩa này, các quan chức nhà nước Trung Hoa, từ nhiều thời kỳ (và các thể chế chính trị), đã lợi dụng nó để tranh dành với các cường quốc khác để phân xé Việt Nam. Gần đây, các học giả Trung Hoa cũng dựa vào quan hệ này để tuyên bố Trung Hoa có chủ quyền (lịch sử) trên toàn biển Đông.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Vĩnh biệt Cao Xuân Huy* Chúc Anh lên đường thênh thang

Trùng Dương

Nghe tin Huy đã ra đi sau vừa đúng một ngày một số thân hữu và tôi ghé thăm. Tôi không thấy buồn, chỉ nghĩ Huy cuối cùng đã thoát – thoát khỏi những cơn đau phải cần tới moọc-phin để tấn át chúng, song trên tất cả là thoát khỏi một cuộc sống nhiều chuân chuyên của một thân phận Việt Nam, không chỉ cho những người đã thoát ra hải ngoại song còn nặng ưu tư về quê hương, mà còn cho cả người ở trong nước mặc dù đã 35 năm sau chiến tranh. Tự dưng tôi nghĩ tới mấy câu trong bài hát của Ngân Khánh, “Một Mai Giã Từ Vũ Khí”:
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn

Trò Chuyện Trên dutule.com Với Nhà Văn Vũ Thư Hiên


*

Thông báo 
v/vTổng kết một tháng online với nhà văn Vũ Thư Hiên trên dutule.com 

Nhóm chủ chương trang nhà dutule.com trân trọng thông báo:
- Không kể những câu hỏi không thích hợp với chủ trương của dutule.com, chúng tôi đã chuyển tất cả 33 câu hỏi của bạn đọc, thân hữu cho nhà văn Vũ Thư Hiên. Ông đã lần lượt trả lời tất cả những câu hỏi đó.

XÓM CẦU NGANG

Hòa Đa

(Tiếp theo và hết)

Thằng hai con chín Ðẹt mang tiền trên bàn thờ xuống:
- Thầy Năm ghi giùm: sui cô Bảy hai trăm, sui bác Ba hai trăm, ba chồng con tư ba trăm... cứ ghi như vậy tía tui biết hà.

Bên ngoài bắt đầu lao xao mời chào, tiếng hai Phang:
- Dạ, mời chú tư ngồi vô bàn này cho đủ người! Dạ, chú về sao được, tới cúng ông Tư rồi, cũng phải uống ly rượu lạt với gia đình cho phải phép...

Xóm Cầu Ngang

Hòa Ða

1

Dân miền Nam dễ dãi trong việc đặt tên người và địa danh. Cha tên Khỏe, con là Mạnh. Cha tên Lúa, đặt cho các con: Dun, Ðầy, Bồ, Mừng, Dui... Cứ nghĩ sao, đặt vậy; cũng là cách biểu thị lòng mơ ước của người bình dân. Ðịa danh cũng vậy, cái gì chỉ ra được cái chung cho nơi đó thì họ gọi tên như vậy: Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Ðình... Tên “chữ” chỉ nằm trên giấy tờ hành chánh. Thành thử trong miền Nam có bao nhiêu chỗ có tên Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Ðình...? - Nhiều lắm, không chừng tỉnh nào, làng nào, xã nào cũng có. Cho nên câu chuyện tôi kể về Xóm Cầu Ngang này cũng có thể giống như bất kỳ Xóm Cầu Ngang nào khác, ở một làng một xã nào đó trong miền Nam, nơi sông rạch chằng chịt. Chỉ cần một cây cầu, bằng xi-măng kiên cố hay chỉ miếng ván, thân cau, cây tre... lung lay, nối hai xóm ở hai bờ con rạch hay con sông nhỏ, cũng có thể làm cư dân quanh đó chấp nhận cái tên “Xóm Cầu Ngang.”

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Hỏi Huy, Sao Chết Tháng Này

Nhân hay tin nhà văn Cao Xuân Huy qua đời vào chiều ngày 12/11/2010"

Trần Mộng Tú
 
Huy Ơi
 
Tại sao Huy chết tháng này
tháng này không phải tháng ba,
cũng chẳng phải tháng tư,
tại sao Huy chết

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Kỳ 12 (Tiếp theo)

XÃ HỘI SA ÐỌA

Ðiều đáng ngại nhất là sa đọa về tinh thần, tới mất nhân phẩm.

● Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu... Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước.

Đằng sau cái Logik của Nguyễn Phú Trọng: Từ „không có gì mới!“ đến „không cần thiết !“

Âu Dương Thệ

Chính „Kết luận của Bộ chính trị“, „Thông báo của Chính phủ“ và các lời xác nhận của nhiều bộ trưởng, Thanh tra Chính phủ Tổng kiểm toán Nhà nước và nhiều đại biểu Quốc hội đã xác nhận trong vụ Affair của Tập đoàn Vinashin: *

- Đã gây ra một món nợ khủng khiếp cho ngân sách quốc gia là từ 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) đến 120.000 tỉ đồng (6,3 tỉ USD) và bằng 1/6 tổng số thu của ngân sách Nhà nước (2009).

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

THẾ GIỚI THẾ KỶ 21 ĐI VỀ ĐÂU - “CẢI TỔ CHÍNH TRỊ” Ở TRUNG HOA

CỔ-LŨY

Việc Na Uy trao giải thưởng Nobel Hoà bình cho ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) tháng Mười qua có thể là một xúc phạm lớn tới nhà nước Trung Hoa. Họ xem đây như châm ngòi lại những mâu thuẫn giữa lý tưởng nhân quyền và dân chủ (xiển dương bởi các nước tiền tiến Tây Phương) và khuôn mẫu phát triển kinh tế Hoa (đã mang lại thành công kinh tế nhanh và liên tục –nhưng với không một chút nới lỏng về mặt chính trị). Trung Hoa vẫn khẳng định: phát triển kinh tế mang ưu tiên tối cao, cởi mở chính trị không ưu tiên nào; phồn thịnh kinh tế đứng trên bầu cử dân chủ; ổn định xã hội đi trước tự do cá nhân. Bắc Kinh liên tiếp to tiếng xem việc kêu đòi dân chủ và nhân quyền là nỗ lực bên ngoài ép buộc Trung Hoa phải đi theo những giá trị Tây Phương xem là quan trọng.

Một người tù

Người Buôn Gió

Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về, tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chính Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.

SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 5

SAI CỨ SỬA, SỬA CỨ SAI...
Chúng ta chỉ mới cùng nhau đọc 11 chương đầu của Sáng Thế Ký, gồm 50 chương cả thảy. Trong phạm vi hạn chế của một bài báo, tôi buộc phải ngừng lại ở đây. Các đoạn còn lại rất lý thú. Sáng Thế Ký kể chuyện Abraham, rồi Ismael, tổ phụ người Ả Rập, anh của Isaac, tổ phụ người Do Thái, đến chuyện Jacob, được Chúa đặt tên lại là Israel nghĩa là “đánh vật với Chúa” (lutter avec Dieu) và 12 người con của ông, cho ra 12 bộ lạc của dân Do Thái, rồi chuyện ông Joseph sang tận nước Ai Cập làm nên đến chức Thủ Tướng. Trong một quyển sách khổ bỏ túi, Sáng Thế Ký chỉ dài cỡ 75 trang, các bạn nên tìm đọc (nhớ chọn các bản dịch khả tín: TOB - Traduction Oecuménique de la Bible, JPS - Jewish publication Society, hay BJ - Bible de Jerusalem...)

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Một tuần chồng chất nỗi buồn

Tô Hải

Đôi lời phi lộ: Cái sự “nghi ngờ thường xuyên của tớ” về việc “không đi đến đâu” hoặc “bị lạc trong tâm” của cơ quan quyền lực cao nhất nước, một lần nữa được khẳng định là: ĐÚNG!Ngay cả trang mạng Bauxit, dù mỗi ngày có thông báo danh sách những người kí tên hưởng ứng việc “đình chỉ ngay khai thác bô-xít” ngày càng dài ra nhưng cũng bị lạc vào cái vấn đề con tàu đắm Vinasin để rồi… lại tạo thêm điều kiện cho những người có dính líu đến vấn đề 96 ngàn tỉ này vẫn có dịp bao biện, lên án những người phản đôi… Thậm chí có ông tiến sĩ nhà nước kiêm phó chủ tịch một tỉnh xa tít mù khơi, vừa mới nói: “Vinasin thực chất đã phá sản” nhưng chỉ mấy hôm sau đã lật lọng: “Vinasin chưa hề phá sản vì tài sản vẫn còn đó”…. Còn cái chuyện Bauxit tưởng là “trọng tâm hoá ra lại rất là “râu ria”… Ngoại trừ một đại biểu Dương Trung Quốc, chẳng ai dám “rờ mó” đến cái chủ trương lớn của đảng và nhà nước đã được kí kết và thực hiện từ đời tám hoánh nào rồi!…

Khi các “còm sĩ” trở thành một lực lượng đáng sợ

Nguyễn Hưng Quốc

Trong mấy tuần vừa qua, chính quyền Việt Nam tung ra chiến dịch đánh phá các blog độc lập một cách dữ dội. Trước hết là đợt tin tặc tấn công vào một số blog bằng cách hoặc là đánh sập hẳn hoặc là cướp chủ quyền trên các blog ấy. Sau đó là bắt bớ một số blogger (tiếp tục cầm tù blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải dù đã mãn án, bắt blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và mới đây, bắt khẩn cấp blogger Cô Gái Đồ Long Lê Nguyễn Hương Trà). Cuối cùng, bằng cách này hay cách khác, uy hiếp tinh thần của các blogger còn lại.

1000 tấn vàng và 36 tỷ USD biến mất / Biến Mất / Dân mất niềm tin vào tiền đồng! / Làm thế nào?

Blog: Đào Tuấn

1000 tấn vàng và 36 tỷ USD biến mất
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, lần đầu tiên lượng dự trữ ngoại tệ và vàng trong dân đã được đưa công khai. Bản tin VTV tối 6-11 cho biết Chính phủ nhận định lượng ngoại tệ trong dân vào khoảng 36 tỷ USD, lượng vàng trong dân vào khoảng 1000 tấn, tức cũng vào khoảng 45 tỷ USD theo thời giá hiện nay. Con số này là hoàn toàn bất ngờ bởi chỉ 1 ngày trước, VietNamNet đưa con số 5 tỷ USD và 800 tấn vàng "trong két" đứng ngoài lưu thông chính thức và không được thống kê. Câu hỏi không thể không đặt ra là vì sao lượng tiền chết trong dân lại lớn đến như vậy và phải làm cách nào để thuyết phục được người dân đưa ngoại tệ cũng như vàng vào lưu thông.

Ghé thăm các Blog: 11/10/2010

BLOG MAI XUÂN DŨNG


Đăng ngày: 17:22 04-11-2010

Khi thấy các học trò mặc đồng phục ùa ra cổng trường giờ tan lớp, tôi lại liên tưởng tới cái gọi là Mẫu số chung trong toán học.

Có hàng triệu trường học các loại trên thế giới, tương ứng là từng ấy kiểu đồng phục. Khoác lên mình bộ đồng phục, bất kể mầu da nào, bất kể hoàn cảnh xuất thân ra sao, các em trở nên bình đẳng với nhau. Ít nhất là về hình thức. Các em gắn bó, hội nhập trong một cái chung lớn là Trường của em.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

ĐỌC BỘ HỒI KÝ ‘THỜI ĐẠI CỦA TÔI’ CỦA GS VŨ QUỐC THÚC

Phạm Xuân Đài

Trong năm 2010 này, nhà xuất bản Người Việt đã phát hành một lúc hai tác phẩm mang tên chung là Thời Đại Của Tôi của giáo sư Vũ Quốc Thúc, cuốn I có tên riêng là Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử, cuốn II là Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến.

SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 4

ÐẢ ÐẢO ÐỊA CHỦ!
Trở lại Sáng Thế Ký. Thế là Chúa đuổi Adam và Eva ra khỏi Vườn Ðịa Ðàng Eden, với chủ ý được tuyên bố rất rõ ràng là để “con người” không thể đến gần và ăn trái “cây tường sinh.” Cho chắc chắn hơn, Chúa sai những Thiên Thần Cherubins gác cửa Eden với gươm lửa sấm sét, “để bảo vệ con đường đi đến cây trường sinh” (Gen 3 :24). Rời Eden, chữ có nghĩa là “lạc thú,” con người coi như trầm luân trong bể khổ...

SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 3 (Tiếp theo)

NGƯƠI SẼ THÈM MUỐN ÐÀN ÔNG!
Nhưng, chúng ta bắt buộc phải trở về với mạch văn, và xem tiếp đến đoạn Gen 3 :8. Yahweh hỏi người nam: “ngươi ở đâu?”, “có phải ngươi đã ăn trái cấm?”, và hỏi người đàn bà: “ngươi đã làm gì?” những câu hỏi rất rởm bởi một kẻ đã biết câu trả lời. Chính chúng ta cũng hay làm như vậy, kiểu như bà mẹ gọi đứa bé, chỉ cái chén bể, hỏi: cái gì đây! Yahweh quả là một nhân vật rất “người,” rất gần với chúng ta. Sau đó Yahweh tuyên án. Ðầu tiên là Rắn. Rắn phải đi bằng bụng, ăn cát bụi, và lãnh nhận một mối thù truyền kiếp với hậu duệ của người đàn bà, có lẽ phải hiểu là với tất cả những người đàn bà sau đó. Nếu Rắn tượng trưng cho ý thức về dục tính, như người ta thường nghĩ, thì người đàn bà hẳn là phải có “vấn đề” với dục tính. Sáng Thế Ký được viết bởi đàn ông, và điều này thể hiện mối lo sợ của đàn ông đối với tình dục của đàn bà. Thật vậy, khả năng tình dục của đàn ông có giới hạn, trong khi khả năng tình dục của đàn bà không giới hạn. Ông có nhiều lúc “không được nữa,” mà bà lại cứ “muốn nữa.” Trong tiềm thức, ông rất sợ bà! Vì thế, đàn ông đặt ra những quy luật tôn giáo cũng như xã hội nhiều khi rất khắt khe, để khỏa lấp sự yếu kém của mình, và kiềm chế người đàn bà. Nếu Thiên Chúa là đàn bà, nếu các tôn giáo được lập ra bởi các bà, các luật lệ luân lý, xã hội, được quy định bởi “phái yếu,” thì bộ mặt thế giới sẽ hoàn toàn khác. Gần nơi tôi ở có Tu Viện Fontevraud, là một tu viện do các bà làm chủ, nam nhân chỉ được dành cho những vai trò thứ yếu. Ở một hành lang trong tu viện có khắc những hình ảnh của Sáng Thế Ký, theo đó kẻ “phạm tội” đầu tiên là người nam, sau mới dụ người nữ tham gia!

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

SÁNG THẾ KÝ ĐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 2 (Tiếp theo)

YAHWEH VÀ ELOHIM
Ðọc xuống vài chữ đến Gen 2 :5 thì chúng ta lại được chứng kiến một tiến trình tạo dựng khác, lần này với nhân vật Thiên Chúa được gọi là Yahweh thay vì Elohim, có lẽ do một tác giả khác viết ra, theo một truyền thống (truyền khẩu) khác. Ở đây, đoạn Yavist, tiến trình tạo dựng không đi vào những chi tiết như ở đoạn “Elohist,” mà chỉ chú trọng vào việc dựng nên con người, trong một “Vườn Ðịa Ðàng” Eden (chữ này có nghĩa là “lạc thú”). Trong Eden, Ngài trồng “cây trường sinh” (arbre de vie) và “cây phân biệt tốt xấu.” Chúa Yahweh cũng lấy đất nặn thành con người và thổi vào trong lỗ mũi của người “hơi thở sống,” sinh khí. Con người tiếng Do Thái là “adam,” và tiếng chỉ đất là “adama.” Ở đây, ngôn ngữ semite của vùng Trung Ðông có sự trùng hợp với ngôn ngữ Ấn Âu. Chữ “con người” trong ngôn ngữ Ấn Âu (homme, humain, hay homo) đến từ căn Ghyom. Căn ấy cũng cho ra chữ chỉ “đất”: “humus.” Homo và humus, “người” và “đất” đến từ cùng một gốc theo ngữ học Ấn Âu!

SÁNG THẾ KÝ ÐỌC BỞI MỘT NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 1

“Khi Thiên Chúa bắt đầu dựng nên trời và đất (thì) mặt đất hoang vu trống rỗng, và tăm tối phủ trên vực thẳm; thần khí (hơi thở) Chúa lượn trên mặt nước.”

Ðoạn văn trên mở đầu Sáng Thế Ký, quyển sách đầu tiên của Thánh Kinh được tôn sùng bởi Do Thái Giáo, các Giáo Hội Ky Tô và, với vài hạn chế, bởi Hồi Giáo. Riêng tôi, trong bài viết này, hoàn toàn muốn lùi ra khỏi truyền thống tôn sùng ấy, và nhìn Sáng Thế Ký đơn thuần như một áng văn kỳ thú, để cùng bạn đọc thưởng thức nó, bàn bạc về nó, như bất cứ tác phẩm văn chương giá trị nào của kho tàng văn hóa nhân loại. Các nhân vật trong áng văn ấy, đầu tiên là Thiên Chúa, cũng sẽ được phân tích như những nhân vật văn chương, đặc biệt là trên mặt tâm lý. Ðọc giả nào không đồng ý với cách làm việc vừa nói, xin lập tức gạt bỏ bài này sang một bên, tuyệt đối đừng đọc nó, và đón nhận sự cúi chào cung kính của người viết.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Trong bất cứ biến cố nào cũng không có cách gì khác. Dân chủ chính là số phận của Ấn độ. Một đất nước quá phân rẽ và phức tạp không thể được lãnh đạo bằng một cách thức khác hơn. Nhiệm vụ của một chính trị gia giỏi của Ấn độ là áp dụng dân chủ vào lợi thế của đất nước. Điều này thực đã xuất hiện trong một số phương diện. Chính phủ gần đây đã khởi sự đầu tư vào y tế và giáo dục ở nông thôn và tập trung vào việc cải tiến mức sản xuất trong nông nghiệp. Kinh tế tốt đẹp đôi khi có thể giúp cho chính trị tốt đẹp lên – hay tối thiểu thì đây cũng là niềm hy vọng của Ấn độ. Dân chủ đã từng được mở rộng từ năm 1993 khiến các làng thôn có được tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Các hội đồng hương thôn phải dành 33 phần trăm vị trí cho phụ nữ và hiện nay đã có một triệu phụ nữ dân cử trong các thôn làng trên khắp nước - tạo cho họ một nền tảng để qua đó có thể đòi hỏi được cho mình một nền y tế và giáo dục tốt hơn. Tự do thông tin cũng được mở mang trong niềm hy vọng rằng dân chúng sẽ đòi hỏi đến các chính phủ hữu hiệu hơn từ các lãnh đạo và hành chánh ở địa phương của họ. Đó là một sự phát triển từ dưới đi lên với thúc đẩy xã hội tác động vào nhà nước.

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Bài học từ những biến cố chính trị Pháp, Mỹ gần đây

Nguyễn Hoài Vân

Thất bại của Tổng Thống Obama trong kỳ bầu quốc hội vừa qua, cùng với phong trào chống đối mãnh liệt nhằm vào Tổng Thống Sarkozy, đem lại cho chúng ta một số nhận xét như sau:

1) Đa số phục tùng thiểu số

Các Tổng Thống Sarkozy và Obama đều đã thắng cử với những tỷ lệ hiếm thấy. Nhưng chỉ hai năm sau, họ phải đứng trước một sự chống đối vô cùng mạnh mẽ của dư luận. 72 % người Pháp không tín nhiệm Tổng Thống Sarkozy và, vào tháng 9 vừa qua, một thăm dò của CNN / Opinion research corporation cho biết chỉ còn 42 % người Mỹ ủng hộ Tổng Thống Obama. Cả hai đều phải chịu những làn sóng chỉ trích đầy miệt thị, căm hờn, thù ghét, hơn là những đối chọi quan điểm thông thường.

BƯỚC THẤP BƯỚC CAO

Ngự Thuyết

(Tiếp theo và hết)

Giờ này hãng đã đóng cổng không cho những người đi trễ quá 15 phút vào làm việc thì dù mình có mọc cánh và biết chỗ bay đến đúng nơi cũng không còn kịp nữa. Huống là. Biết làm sao hả mẹ, hả bố? Về nhà? Làm sao đi về? Hay là ... hay là mình cứ ngồi lì đến trạm cuối, rồi thế nào xe cũng sẽ chở mình trở lại nhà ga trung ương, may ra từ đó mình có thể kiếm đúng xe về lại sở xem sao. Bỗng hắn nói lầm bầm một mình hay là hắn đang muốn nói gì với mình chăng? Mình mù tịt chẳng hiểu gì cả, chỉ còn cách là ngồi yên nhìn thẳng phía trước. Những công việc như may vá, đóng gói, dán nhãn hiệu, lắp ráp trên bảng điện tử dưới quyền những con nhỏ bạn Việt Nam, không giúp cho tiếng Anh “sách vở” của mình tiến bộ lên chút nào, làm sao mình hiểu được tiếng Anh của hắn. Chắc là hắn đang nói những câu trêu ghẹo tục tằn. Có lẽ đàn ông ở đâu cũng vậy, hễ gặp người đàn bà cô thế là giở trò.

Bước Thấp Bước Cao

Ngự Thuyết

“Bố ơi, hơn 6 giờ rồi. Bố dậy đi làm đi bố?”

“Hôm nay bố được nghỉ.”

Người con gái tuổi khó đoán, khoảng từ 20 đến 30, gầy gầy, cặp mắt hơi xếch và quá to so với khuôn mặt, tiếng nói rụt rè, nhỏ nhẹ. Người đàn ông đã lớn tuổi, tóc đen, gốc bạc, lông mày tiêu muối, nụ cười mệt nhọc. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ có hai cái giường chiếc kê sát nhau thành hình chữ L bọc lấy cái bàn viết cũ kỹ ngổn ngang giấy tờ, sách báo, ly, chén, nồi, niêu, đèn... và cạnh đó là cái tủ đứng nửa trên trang trí thành bàn thờ Phật, nửa dưới làm kệ sách. Ngoài ra còn có cái ghế quay bọc da có nhiều vết sờn, rách, đặt sát cửa ra vào, và cái tủ đựng áo quần nằm lẫn trong tường. Cô gái lại quay nhìn bố, có vẻ sốt ruột:
“Chắc là bố đã bị ...”

BỚ MẤY ÔNG NGHỊ! CẨN THẬN KẺO LẠC TRỌNG TÂM ĐẤY!

Tô Hải

Tớ cũng suýt nữa bị lạc trọng tâm. Cả hai tuần nay, tớ kiên quyết bám trụ ở cái đề tài “đình chỉ ngay vụ bô-xít Tây Nguyên”, đã được ngày càng nhiều nhân vật “không thể đội nón cho họ là phần tử xấu”, là bọn “tự diễn biến”… khi công khai ký tên hưởng ứng! Tớ cũng đặt tên, đánh số cho các entries của tớ sẽ là 21a, 21b và sẽ còn 21c, 21d….

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

CHƯA CHỊU GIÀ !

Hạ Long Bụt sĩ

Các chàng trai thập niên 1960 !

Thế hệ chiến tranh chịu mất mát nhiều quá, mất cả tuổi trung niên đẹp nhất của người đàn ông, nên bây giờ, có cơ hội nối lại vá víu, thì có cao niên lên hàng chú bác cũng cố níu lại chút hình ảnh xưa.

Mỗi lần đi lên cầu thang vũ trường Maxim tôi lại thấy rờn rợn, 30-40 năm xưa, bước chân mình và bạn bè có còn âm ỷ dưới sàn gỗ không ? Đi, ra đi, nửa vòng trái đất, rồi nay lại trở về chốn xưa, không gian còn đó mà thời gian phản bội từ lâu, lòng người như chiếc lá vạn niên xanh ngát tâm hồn mà úa tàn trong thời gian, đứng từ góc cạnh nào thì thời gian cũng thắng!

Sóng Vỗ

  • Hồ Phú Bông
(Tiếp theo và hết)

Buổi sáng xứ biển mặt trời và người cùng dậy sớm. Cái xôn xao ở biển ngược hẳn với cái im lìm vắng ngắt trong một không gian rặt một màu xám ngoặt, nơi tôi ở. Tôi mở cửa sổ. Biển xa đang rì rào mời gọi. Từng con nước trườn vào bờ rồi tan biến. Rồi tiếp diễn. Lác đác người chạy bộ men theo mé nước. Có thể họ từ xa đến, như tôi, nên cố tận hưởng cái thú ở biển. Cũng lác đác người với phao bơi ngụp lặn ngoài xa. Bầu trời lờ mờ một màu hồng thật nhạt. Biển đẹp và dễ thương đến vậy nhưng làm sao xóa được dấu ấn hãi hùng nào đó trong Emmy? Tôi bước ra ngoài, nhập vào nhóm ra biển sớm. Mấy cô nàng bikini tròn trĩnh, thật hấp dẫn, cho cảm tưởng mấy sợi dây tí tẹo ngang lưng, hay trễ dưới mông, đang buộc tạm bợ vào nhau có thể bung ra bất cứ lúc nào. Bù lại mấy anh chàng thì quần soóc dài gần đến gối khá tương phản! Tôi thả những bước chân trần trên cát mịn. Lòng bàn chân như có một bàn tay ôm ấp. Khi con nước trườn vào rồi rút ra cứ như một giải khăn lau vội nhưng chỉ làm ướt thêm và cát thì lướng vướng trong từng kẻ chân. Emmy đâu còn hưởng được cái thú nầy? Liệu tôi có thể vực dậy cảm giác nầy cho Emmy?

Sóng vỗ

Hồ Phú Bông

Tôi lặng lẽ thu xếp hành trang cho chuyến đi. Tụi bạn biết tôi lấy vacation nhưng không muốn bị quấy rầy nên tôi nói lảng sang chuyện khác trước khi bị hỏi thêm. Mà thật, tôi cũng chỉ biết đi đến nơi đó, còn chi tiết nào khác cũng không có. Emmy email cho tôi: “Booked motel cho anh rồi!” và: “sẽ đón ở phi trường”. Chỉ có thế! Cho nên nếu mấy đứa bạn hỏi thì tôi cũng ú ớ, ngô khoai chẳng thể rõ ràng. Bảo tôi mê ‘chat chíc’ với Emmy, như mấy đứa bạn chọc ghẹo, cũng không đúng. Ngôn ngữ chúng tôi trao đổi thật trong sáng. Tôi chỉ là khách. Một người khách tương đối đặc biệt. Có thể là khách của Emmy. Cũng có thể là khách của thành phố nơi mà tôi hoàn toàn xa lạ! Đi du lịch cũng vậy thôi. Du lịch là đón nhận cái mới. Chưa biết, đi cho biết. Chưa quen, đi cho quen. Nhưng chữ ‘quen’ coi bộ phải tốn nhiều thời gian! Như vậy, tôi đi chuyến nầy đúng là du lịch. Du lịch đến nơi có một người địa phương mình chưa bao giờ gặp, đón đợi. Chúng tôi hứa sẽ không gọi cho nhau khi tới phi trường mà chọn trò chơi ‘mèo chuột’ theo dõi đối phương. Tôi chỉ biết người đón tôi chiều nay sẽ mặc đầm màu hoàng yến! Còn dấu hiệu của tôi, cái nón có logo trường tôi đã học. Để tránh tình cờ trùng với người khác, thay vì đội thì tôi sẽ nhét nơi bụng. Có thể từ tiềm thức tôi đã muốn khoe mẽ cái bụng thanh niên không bia rượu khá thon, tuy không có công trình cơ bắp nhờ ở phòng gym? Emmy hỏi màu áo quần tôi mặc, thấy tôi xuề xòa, cô nàng đề nghị tự chọn cho tôi “cho Emmy dễ nhận”. Tôi tán: “Bởi vì Emmy mặc màu hoàng yến nên ‘đã làm sáng cả một góc trời’ và cứ để người khác ‘cầu tìm’ không hách hơn sao?”. Khi đối đáp như vậy tôi không thể hình dung phản ứng trên nét mặt của Emmy, dù rất muốn! Sau cùng, nghe tiếng cô nàng cười, xác nhận: “anh khác người!”

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Yêu Lời Mẹ Ru

Hoàng Quân

Bạn học của Mẹ gặp Bê lần đầu, cười, nói với Mẹ:
- Thấy thằng Bê, khỏi hỏi, biết ba nó là ai liền.

Người bạn khác tiếp lời:
- Nghe Bê nói một câu, cũng biết đích thị mẹ nó là ai.

Mơ già

Sóng trăng


hỡi cô con gái hái mơ già
cô chửa về ư? đường còn xa …
Nguyễn Bính

giỏ em nặng trĩu những mơ già
liệu khách có thương mà mua lấy
bóng chiều đã ngả …đường còn xa...

Ủy Hội Venice vừa tròn 20 tuổi. (The Venice Commission 1990 – 2010)

Đòan Thanh Liêm

Vào ngày 10 tháng Năm 1990, sau khi bức tường Berlin xụp đổ, thì 18 quốc gia thuộc Hội Đồng Âu châu (Council of Europe) đã quyết định thành lập một cơ cấu chuyên môn mệnh danh là “Ủy Hội Âu châu Xây dựng Dân chủ thông qua Luật pháp” (The European Commission for Democracy through law). Ủy hội này thường cũng được gọi là Ủy hội Venice, vì lý do thường hội họp tại thành phố Venice của nước Italia.
Mục đích ban đầu của Ủy hội là nhằm giúp đỡ các quốc gia vừa thoát khỏi các chế độ độc tài toàn trị xây dựng được những bản Hiến pháp và các đạo luật căn bản khác sao cho thích hợp với các tiêu chuẩn của Hội đồng Âu châu: đó là Dân chủ, Nhân quyền và Nền Pháp trị (the rule of law). Đây là một cơ quan tư vấn về các vấn đề liên hệ đến Luật Hiến pháp, mà thành phần gồm các chuyên gia được bổ nhiệm trên cơ sở kinh nghiệm của họ trong các định chế dân chủ, hay sự đóng góp của họ vào trong lãnh vực tăng cường luật pháp và khoa học chính trị.

Hầu hết các quốc gia “cựu cộng sản” mới gia nhập vào Hội đồng Âu châu trong thập niên 1990, thì đều được Ủy hội giúp đỡ trong việc soạn thảo Hiến pháp của mỗi nước và chuẩn bị để được chấp thuận gia nhập vào làm một thành viên của Hội đồng.

Ngoài những bản văn Hiến pháp ra, Ủy hội Venice cũng quan tâm đến những khía cạnh khác của quá trình dân chủ hóa, cụ thể như việc cải tổ ngành lập pháp, cải tổ tư pháp, việc thiết lập tòa án hiến pháp cùng lề lối điều hành, chế độ liên bang và khu vực địa phương, và cả việc chuẩn bị pháp chế mới về bầu cử, và những luật lệ nhằm bảo vệ các sắc dân thiểu số. Ủy hội cũng tập chú vào việc tìm kiếm những phương cách pháp lý nhằm giải quyết những tranh chấp về chính trị có nguồn gốc từ sự mâu thuẫn chủng tộc.

Ủy hội cũng thường thực hiện những cuộc nghiên cứu đối chiếu về những vấn đề pháp lý hiện hành, và tổ chức các “ seminars UniDem” (Universities for Democracy) và các khóa huấn luyện riêng về những đề tài có tính cách quan trọng đối với các nước tham dự viên.

Từ ngày thành lập, Ủy hội đã được khắp quốc tế thừa nhận như là trung tâm quy chiếu (reference) cho các tiêu chuẩn cao về dân chủ ở Âu châu. Ủy hội đã đóng góp hàng mấy trăm những ý kiến và phát triển hàng mấy chục những nghiên cứu, bộ luật và bản hướng dẫn về vô số đề tài của luật Hiến pháp. Với sự gia nhập của Mexico và Tunisia vào năm 2010 mới đây, thì Ủy hội hiện có 57 quốc gia là thành viên thực thụ, kể cả số quốc gia thành viên không nằm trong Âu châu; với khả năng phục vụ về chuyên môn cho 1300 triệu người dân. Từ năm 2002, Tòa Án Âu châu về Nhân quyền (European Court of Human Rights –ECtHR) thường xin Ủy hội cho ý kiến về pháp lý, và đã thỉnh ý Ủy hội trong hơn 45 vụ án.

Ủy hội cũng còn đóng vai trò nòng cốt trong việc thiết lập Hội nghị Quốc tế về Công lý Hiến định (the World Conference on Constitutional Justice) nhằm khai mở hệ thống án lệ toàn cầu về Nhân quyền, và tính cách độc lập của ngành tư pháp trên khắp thế giới.

Năm 2004, Ủy hội đã cho xuất bản một bộ sách gồm 2 cuốn dày tới 2,000 trang với đầy đủ toàn văn các bản Hiến pháp của 46 quốc gia thuộc Âu châu. Bộ sách có nhan đề chính là: “Constitutions of Europe” với phụ đề là “Texts collected by the Council of Europe Venice Commission”. Đây là bộ sách đầy đủ nhất về hiến pháp của các nước Âu châu được cập nhật hóa cho đến năm 2002, đặc biệt là của các quốc gia cựu cộng sản, kể cả Cộng hòa Liên bang Nga hiện nay vào đầu thế kỷ XXI.

Nhân tiện cũng xin lưu ý về sự khác biệt giữa tổ chức Hội đồng Âu châu (Council of Europe CE) hiện có 47 quốc gia hội viên, thì khác với tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU) mà hiện mới có 27 quốc gia thành viên.

Nhằm đánh dấu 20 năm ngày thành lập, Ủy hội Venice đã quyết định tổ chức một buổi lễ Kỷ niệm thật long trọng vào ngày 5 tháng Sáu 2010 tại thành phố Venice, với sự tham dự của các nhà Lãnh đạo Quốc gia và nhiều nhân vật cao cấp khác. Mới đây khi được giới truyền thông báo chí phỏng vấn, Vị Chủ tịch của Ủy hội là Gianni Buquichio đã phát biểu trong một tinh thần phấn khởi lạc quan, đại khái như sau: “Mối thử thách đối với chúng ta ngày nay, đó chính là phải củng cố cho vững chắc được cái nền tảng của tương lai dân chủ tại Âu châu và còn đi xa hơn nữa, bằng cách bắt rễ thật chặt xã hội chúng ta vào với những giá trị của di sản hiến định truyền thống của Âu châu, mà chúng ta sẽ tiếp tục củng cố và phát triển hơn mãi.”

Trải qua mấy thế kỷ chiến tranh đẫm máu và tranh chấp căng thẳng liên tục tại khắp các vùng đất thuộc Âu châu, cũng như phải gánh chịu hai nền độc tài khắc nghiệt, tàn bạo của Đức quốc xã và của cộng sản mới đây trong thế kỷ XX, lúc này Âu châu mới bắt đầu có cơ duyên phục hồi lại được nền Dân chủ Đa nguyên, Tinh thần Tôn trọng Nhân quyền và các Tự do nền tảng, cũng như nền Pháp trị.

Và trong 20 năm qua, với sự ra đời của Ủy hội Venice, cũng như nhiều định chế văn hóa xã hội cũng như chính trị khác nữa, thì người Âu châu cũng như người ở những châu lục khác trên thế giới đã bắt đầu thấy được một niềm hy vọng tràn đầy lạc quan về một thế giới trật tự hơn, an hòa hơn và nhân ái hơn nữa.

Washington DC, Mùa Xuân Canh Dần 2010
Đoàn Thanh Liêm

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Về một xóm quê

Võ Phiến

(Tiếp theo và hết)

Ðến năm tôi lên bảy, ba tôi mới trở về làng với hai chiếc va-li to tướng làm cả xóm vây quanh nhà tôi suốt một buổi chiều để trầm trồ khen ngợi về điềm hưng thịnh của gia đình. Tuy thế mà ba tôi cũng không thể ở nhà được quá hai năm: ở xóm quê tôi sinh kế quả thực là quẫn bách. Lần này ra đi ba tôi đem cả má tôi và đứa em trai mới sinh ra, đi vào Nam lo làm ăn. Cảnh nhà lại càng xơ xác. Những buổi trưa – lại vẫn những buổi trưa – tôi nằm ngủ lơ mơ bỗng giật mình thức giấc, nheo mắt nhìn ra đám chuối sau vườn đứng dưới ánh nắng chói chang, vài đám mây trắng chết trân trên đầu, nghe vang lên tiếng con chim khách lảnh lót như tát vào tai, tôi thấy tất cả cái trống trải vắng vẻ của không gian trưa hè hắt lọt vào lòng. Và tôi thấm thía nỗi buồn của ông tôi khi người nhìn thẳng vào cái quạnh vắng của cảnh nhà mà thét lên như cố xua đuổi: “Ãi ãi, quan hầu nhập yết nhập yết!” Tôi thấm thía tất cả ý xót xa, ái ngại, chán nản trong cái liếc nhìn của bà tôi.

Về Một Xóm Quê

Vậy là yên phần của chị Hai tôi. Còn mười đám ruộng nữa thì tôi về đến nhà. Và tôi sẽ thuật lại với ông tôi những giờ phút cuối cùng của chị. Có lẽ tôi phải kể lại tất cả những điều tôi viết trong các lá thư đã gửi về. Kể rằng suốt hai tháng nay, từ khi vào bệnh viện, chị tôi nằm liệt trên giường, mặt chị càng ngày càng teo tóp và da mặt vàng quá lắm đến nỗi trông như xoa nghệ. Chị trông vào đèn thấy ánh sáng vàng sẫm lại. Gần đây, ba bốn lần trong một ngày chị ngất đi, khi tỉnh dậy chị mân mê sờ thử các ngón tay mình, và cảm thấy mỗi ngón tay lớn dần lên, lớn bằng mỗi lóng mía tây. Chắc ông tôi cũng sẽ bảo tôi kể lại những cơn ho khiếp hãi của chị.

Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Genève 1954)

Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 6 (Tiếp theo)

Phá thế cô lập với phương Tây.

Quả vậy, triển vọng của sự cần thiết mở cửa về kinh tế với bên ngoài đặt ra vấn đề quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế không xã hội chủ nghĩa.

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Ghé thăm các blog: 4/11/2010

BLOG TRẦN NHƯƠNG


Luật gia Trần Đình Thu

Tôi trước đây đã tốt nghiệp hệ chính quy ngành địa chất thuộc khoa địa lý địa chất, Trường đại học tổng hợp Huế vào năm 1989, thời kỳ làm báo từ 1995 – 2000 có viết về mảng xử lý chất thải. Tuy nay chuyển qua làm văn nghệ, đã lâu không làm chuyên môn địa chất nữa, nhưng có thể tranh luận được những vấn đề tổng quát. Tôi đã viết một bài trên báo chính thống nhưng chưa đăng được. Vì vậy qua website bác Trần Nhương, tôi xin trao đổi ở góc độ an toàn cho môi trường với mục đích là đóng góp tiếng nói phản biện với dự án bauxite Tây Nguyên.

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàu

Đào Tuấn

“Vinashin thực sự đã sụp đổ”; “Vinashin là một kiểu của Lã Thị Kim Oanh phóng đại gấp 1.000 lần”; Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin; Kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra vụ Vinashin... Đây là những hàng tít lớn trên các báo buổi trưa nay, 1-11, sau phiên họp toàn thể thảo luận kinh tế xã hội tại nghị trường.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Chuyện phiếm: Liệt

Song Thao

(Tiếp theo và hết)

Ông bạn nhà thơ Thành Tôn của tôi thì tình cờ bắt được chữ “liệt”. Ông bị cườm mắt, đi khám để mổ. Trong chu trình trước khi mổ, có màn thử máu. Đã mất công thử thì thử luôn, vậy là bạn tôi thử máu tổng quát. Lòi ra anh PSA cao. Cao tới 20.5 lận! Ăn đứt con số 12 của ông bạn Hoàng Chiều Nhân. Người ta có 4 mà mình lên tới ngút ngàn, nhưng năm trước, PSA của ông nhà thơ Thành Tôn cũng đã lên tới 15 nhưng thử sinh thiết tiếp theo thì không phải cancer. Vậy là năm nay lại sinh thiết tiếp. Lấy một tí mẫu trong tuyến để xét nghiệm. Chuyện xem ra có vẻ dễ dàng nhưng lại sinh chuyện. Khi nong chiếc ống vào đường tiểu, ông bạn tôi đau tới chảy nước mắt. Giọng ông kể lại trong phôn: “Cái thứ dùng cho Mỹ mà nong vào mình thì anh coi làm sao chịu thấu! Lại thêm tuổi cỡ mình thì thứ chi cũng co lại, te tua hết đường tiểu, đau cách chi đâu!”.

Chuyện phiếm: Liệt

*SONG THAO

Chữ nghĩa gì đọc lên chỉ thấy thua. Liệt! Nghe thấy nản. Bèn phôn ông đồ nho Hoàng Chiều Nhân. Ông bạn cười ha hả. Chữ liệt đó không phải là liệt vị âm dương đâu. Liệt đây là “bày ra” như trong chữ “liệt kê”. Tuyến tiền liệt là cái thứ bày ra ở phía trước. Trước cái chi? Trước cái bộ máy sinh sản của mấy anh đàn ông. Các bà có nằm mơ cũng chẳng có được cái thứ… bửu bối này. Bù lại các bà có cái tử cung mà các ông rất thích nhưng không thể sắm riêng cho mình một cái được. Vậy là có qua có lại. Mà thực ra chẳng qua cũng chẳng lại gì, vì hai thứ riêng rẽ của hai phái đối lập nhau chính là một! Trong khoảng 7 tuần lễ đầu của bào thai, cơ quan hóa sinh dục có bề ngoài giống nhau. Sau đó mới biệt hóa và phát triển theo hai hướng. Hoặc trai hoặc gái. Tuyến tiền liệt chính là vết tích của tử cung còn sót lại. Đúng là vạn vật nhất thể!

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 3 (Tiếp theo)

Sự Cần thiết cho Chính phủ

Nhà nước Ấn độ thường thâm hiểm, nhưng có một mặt nhà nước này từng là một sự thành công vang dội. Nền dân chủ của Ấn độ thực là phi thường. Bất chấp sự nghèo khó của mình, Ấn độ đã duy trì một chính phủ dân chủ trong suốt sáu mươi năm. Nếu bạn hỏi một câu hỏi rằng "Về mặt chính trị Ấn độ sẽ ra sao trong hai mươi lăm năm nữa ?" Câu trả lời rõ ràng "Sẽ cứ như là ngày hôm nay- Một nền dân chủ". Dân chủ tạo nên chủ nghĩa dân túy, ma cô và trì trệ. Nhưng dân chủ cũng tạo nên sự ổn định lâu dài.

Vài Tin Tức Y Khoa – 31 tháng 10 - 2010

Nguyễn Hoài Vân

Côn trùng : thức ăn của ngày mai

Côn trùng có thể sẽ là một giải pháp để nuôi sống con người trong tương lai. Thật vậy với đà gia tăng tiêu thụ thịt như hiện tại, thì trong 40 năm nữa, chúng ta sẽ phải chung sống với 36 tỷ bò, heo, gà, đủ loại. Một điều mà trái đất sẽ không thể nào chịu đựng nổi. Người ta ước lượng 100 g thịt bò cho ra được 20,2 g chất đạm so với 26,3 g đem lại được bởi 100 g châu chấu. Trong khi đó, sản xuất 1 kg thịt bò cần 9 kg thực vật, trong khi 1 kg côn trùng ăn được, chỉ cần có 1 đến 2 kg thực vật mà thôi. Dựa trên những con số ấy cơ quan FAO (Quỹ Lương Nông Thế Giới) đã khuyến cáo các quốc gia thành viên nên phát triển việc « chăn nuôi » côn trùng để làm lương thực... Một điều không mấy gì khó tưởng tượng đối với các dân tộc vốn đã quen ăn côn trùng như: Nhật Bản, Thái Lan, Nam Phi, Mễ Tây Cơ...

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – tập III

Kỳ 11 (Tiếp theo)

● Không ai có trách nhiệm mà tinh thần bè phái quá nặng, nên không có kỉ luật, dưới không tuân trên, loạn.

Chương trên tôi đã nói tới cái tệ mỗi tỉnh là một tiểu quốc, địa phương tự do tới mức không tuân lệnh trung ương (ngay xã cũng không tuân lệnh tỉnh, huyện), lấy lẽ rằng chỉ địa phương mới hiểu tình trạng của địa phương, cấp trên không nên xen vào; cái tệ nhân viên được lệnh đi công tác mà không đi, nằm ỳ ở nhà, một tuần sau trở lại sở, trả sự vụ lệnh mà không bị khiển trách; cái tệ nhân viên muốn bỏ sở về giờ nào thì về, lấy cớ là phải kiếm gạo, chủ nhiệm đành làm thinh, chứ không biết đáp sao.

Phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh: Tiếng kêu cứu từ dòng Mekong nghẽn mạch

Đoàn Nhã Văn thực hiện

(Tiếp theo và hết)

Nay trở về với câu hỏi của Anh. Tôi còn nhớ, trong chuyến đi thăm Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 09/ 2006, khi trở lại Sài Gòn, tôi có dịp tới thăm nhà văn Sơn Nam. Tuy là lần đầu tiên được gặp, nhưng “văn kỳ thanh” do đã được đọc có thể nói gần toàn bộ những tác phẩm của Sơn Nam. Trong lần gặp ấy, Bác rất vui và cho biết Bác cũng đã hơn một lần đọc cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng. Bác cầm trên tay cuốn sách ấn bản lần hai của Nhà Xuất Bản Văn Nghệ California, với bìa ngoài đã khá cũ nát. Bác nhắc lại một gợi ý trước đây là nên phổ biến cuốn sách ở Việt Nam và nếu có thể thì tới ở với Bác chừng ít ngày để cùng duyệt lại nội dung cuốn sách. Nhưng rồi đã không có cơ hội đó cho đến ngày bác mất ở tuổi 82 [13-08-2008].

Phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh: Tiếng kêu cứu từ dòng Mekong nghẽn mạch

Đoàn Nhã Văn thực hiện

(Tiếp theo)

ĐNV_4. Từ năm 2003, anh đã từng gợi ý với Đại Học Cần Thơ nên mở một phân khoa về sông Mekong. Và gần đây, 2009, trong một cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ (Việt Nam), anh cho rằng: “Đại học Cần Thơ cần kết hợp như một ‘think tank’ có tầm vóc quốc tế, cấp thiết trở thành trung tâm nghiên cứu giảng dạy nhằm cung cấp nguồn chất xám cho cả lưu vực." Để cứu con sông huyết mạch này, Đại Học Cần Thơ có thể là 1 khởi đầu. Tuy nhiên, chúng ta còn cần những đại học khác trong vùng thuộc các nước: Thái Lan, Cam Bốt và Lào. Theo ý anh, những khó khăn lớn nào sẽ gặp phải? và chúng ta có thể làm được điều gì để góp phần tạo nên tác động tích cực trong việc vận động thành lập một phân khoa về sông Mekong?

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

SỔ TAY KINH TẾ THÁNG 11: 1/11/2010

Phạm Đỗ Chí

MỸ: MỌI CON MẮT DỒN VỀ BẦU CỬ 2/11 VÀ CHÍNH SÁCH FED HÔM 3/11

Ngày mai, QH Mỹ sẽ có bầu cử giữa kỳ để dân chúng tỏ lộ sự tín nhiệm của họ với đảng Dân chủ của TT Obama. Các tin tức báo chí và thăm dò dư luận đều cho dự báo đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn ở cả hai viện và nhất là lấy lại đa số kiểm soát Hạ viện.

Như vậy các lo ngại từ vài tháng nay của Tòa Bạch ốc sẽ thành hiện thực, khi các chính sách của TT Obama sẽ gặp nhiều khó khăn khi QH có thể phủ quyết hay ngăn cản nhiều đạo luật do ông đề xướng hay bênh vực.

Phỏng vấn nhà văn Ngô Thế Vinh: Tiếng kêu cứu từ dòng Mekong nghẽn mạch

ĐOÀN NHÃ VĂN thực hiện

(Tiếp theo)

Với The Battles of Saigon:
- MARK FRANKLAND, nguyên phóng viên báo Anh, The Observer trong chiến tranh Việt Nam, tác giả cuốn hồi ký về cuộc Chiến Tranh Lạnh ‘A Child of My Time – An Englishman’s Journey in A Divided World’ (Chatto 1999).