Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

TRUNG QUỐC - MỸ VÀ ASEAN - THẾ QUÂN BẰNG MỚI TẠI ĐÔNG NAM Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Bài “Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư” của Trương Nhân Tuấn trên Diễn Đàn Thế Kỷ / thật là đúng lúc để hiểu phần nào tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.


Cơn bão chính trị liên quan đến vụ Tokyo bắt giữ một thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc (TQ) và việc này đã khiến mối quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc Á Châu này xuống tới mức thấp nhất trong nhiều năm nay. Việc Nhật bắt giữ và nay trả tự do viên thuyền trưởng tàu đánh cá (24/09) đã trở thành một “Saga - Truyện tiểu thuyết dài hạn.”

TQ đã dùng sức ép vừa kinh tế lẫn chính trị đối với Nhật. Về sức ép kinh tế thì hàng Nhật “được khám một cách đặc biệt kỹ càng” – làm trì trệ việc xuất hàng khỏi hải quan, TQ ngăn cản xuất khẩu các “kim loại hiếm” qua Nhật, vv. Tranh chấp Nhật-Trung sẽ còn kéo dài đến khi TQ thấy không còn có lợi khai thác việc này nữa.

Các nước ASEAN sẽ rút tỉa được cái bài học nào trong tranh chấp này? Tranh chấp vùng Biển Hoa Đông sẽ mang lại những bài học nào cho tranh chấp ASEAN-TQ tại Biển Đông?

Tranh chấp Nhật-Trung

Hiện nay TQ là bạn hàng lớn nhất của Nhật với số lượng $138 tỷ hàng xuất - nhập trong 6 tháng 2010. Một số công ty Nhật cho biết là TQ ngưng xuất khẩu kim loại hiếm (rare earth) cần thiết cho ngành công nghệ Nhật. Theo báo Yomiuri Shimbun thì hải quan TQ gia tăng các biện pháp kiểm tra đối với các tàu chở hàng đi và đến từ Nhật, kéo dài thời gian tàu đợi ở các cảng TQ. Việc chậm trễ trong việc khám xét hải quan sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều công ty. Các vụ khám xét của hải quan chậm lại thì phải mất thêm thời gian mới xuất hải quan. Theo nhiều nhà kinh doanh tại Shenzhen (ngoài Hong Kong) việc xuất nhập khẩu giữa TQ và Nhật coi như hoàn toàn ngưng trong thời gian này.

Về chính trị TQ có thái độ rất “hung hăng”- dân chúng xuống đường trước Tòa Đại sứ Nhật, các trang web không mấy cảm tình với người Nhật cho nên Bộ Ngoại Giao (BNG) Nhật đã phải ra thông cáo về việc người Nhật đi lại tại TQ. TQ đã sử dụng nhiều biện pháp “ép” Nhật như việc triệu tập ông ĐS Nhật 6 lần, có lần giữa đêm, đã ngưng các cuộc tiếp xúc cấp bộ trưởng và hủy bỏ các cuộc họp dự trù Nhật-Trung về các đàm phán vấn đề “dầu khí” nằm giữa khu vực các đảo Điều Ngư, và TQ đã bắt 4 người Nhật với tội là “gián điệp” chụp hình các khu vực Quốc Phòng. Họ là những chuyên gia của tập đoàn Fujita, làm việc trong khuôn khổ hợp tác Nhật – Trung để thu dọn vũ khí hóa học do quân đội Nhật hoàng bỏ lại trong thời kỳ đệ nhị thế chiến. Ngoài ra TQ bỏ việc mời học sính Nhật qua thăm Shanghai/Thượng Hải và thậm chí đích thân Thủ Tướng (TT) Ôn Gia Bảo cũng đe dọa Nhật tại ngay tại New York.

Sau khi Nhật thả viên thuyền trưởng, việc này được coi như “yếu kém về phe Nhật,” TQ cũng tiếp tục đòi Nhật phải xin lỗi và bồi thường. Theo báo Nhật thì việc thả thuyền trưởng TQ là đễ “giải tỏa căng thẳng.” TT Nhật phải lên tiếng nói rằng nhóm đảo Sensaku (Điếu Ngư) là lãnh thổ của Nhật Bản. Ông nói tại Tokyo rằng nhóm đảo không người ở trong Biển Hoa Đông là nơi viên thuyền trưởng bị bắt là phần lãnh thổ không thể thiếu của nước Nhật. (Thuyền trưởng TQ thì nói rằng nhóm đảo Điếu Ngư thuộc lãnh thổ TQ và ông đến đó để đánh bắt cá. Đó là hành động hợp pháp. Người Nhật đã bắt giữ tôi là điều bất hợp pháp.)

Được hỏi về việc Bắc Kinh có thái độ “quyết đoán” đưa ra những đòi hỏi phi lý về chủ quyền tại biển Hoa Đông ông đáp: “Đó là phương thức mà TQ thực hiện sự ‘trỗi dậy một cách hòa bình’ trên chính trường quốc tế.”

Theo các nhà phân tích, sở dĩ Nhật có thái độ kiềm chế - thậm chí nhượng bộ TQ là theo lời khuyên của Hoa Kỳ. Chính quyền HK kêu gọi hai bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đối với Tokyo. Mỹ không muốn để TQ khai thác vụ tàu cá để đánh lạc hướng, tránh được áp lực của HK trong vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ và ngoại thương.

Như vậy TT Naoto Kan đã phải lên tiếng và coi là việc đòi bồi thường là “không tưởng tượng được” và đòi hỏi TQ phải trả các tàu Nhật ở tình trạng cũ (thuyền đánh các TQ đã tông vào tàu Nhật) nghĩa là đòi TQ bồi thường. Nhật Bản không xin lỗi vụ bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá TQ. Bộ trưởng nội các Nhật Yoshito Sengoku cho biết là việc hàn gắn lại quan hệ hai phía là tùy thuộc vào phía TQ.

Bài học cuộc tranh chấp Nhật –Trung

Cuộc đụng chạm Nhật – Trung cho thấy một số vấn đề sau đây:

- Việc TQ làm lớn vụ tàu đánh cá là cốt để cho Nhật phải nhượng bộ. Mặt khác, Mỹ và Nhật không muốn để cho những vấn đề nhỏ chi phối, do đó họ nhượng bộ (trong khi tranh giành như vậy, Mỹ đã gởi một tàu ngầm đến Nhật, một hành động ủng hộ Nhật). Nhật giải quyết ôn hòa vấn đề tàu đánh cá để cho thế giới thấy là TQ quá lố, hung hăng và dùng nhiều trò kinh tế, chính trị - bắt người để ăn hiếp chứ không phải là Nhật - Mỹ sợ trong vấn đề này. Tranh chấp tại đảo Điếu Ngư cho thế giới thấy là Nhật “ôn hòa” vì đảo này được giao cho Nhật và quản lý. TQ không có tranh chấp đến năm 1972, khi tìm thấy là ở gần đó có dầu lửa. TQ kỳ này làm quá lố và Nhật đã cho thế giới thấy thái độ quá lố của TQ.

- Dân Nhật và TQ còn nghi kỵ lẫn nhau. Cựu NT Katsuya đã nói rằng "Ai cũng biết là TQ không phải là một nước dân chủ.” Nhật đánh giá hành vi TQ trong vụ tranh chấp này như là “du đãng - Yakuza – Mafia”. Dân Nhật tự coi mình là thứ dân đã thành công - nhà giàu có thể mướn người bảo vệ (Mỹ) trong khi TQ chỉ cố bắt nạt các nước như Vietnam, Malaysia, hay Philippines để dành các tài nguyên. Ngược lại TQ coi Nhật như một nước đã “chiếm TQ” một cách dã man.

- Có nhiều dấu hiệu Hoa Kỳ đã đứng giữa dàn xếp vụ tàu cá ở vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư: NT Hillary Clinton đã gặp BT Ngoại Giao Nhật Seiji Maehara ở New York và thúc đẩy phía Nhật “dùng đối thoại để giải quyết vụ tranh chấp cho nhanh,” theo CNN tường thuật.

- Trong vụ tranh chấp này không phải chỉ là vấn đề đảo Điếu Ngư mà TQ còn muốn “đánh tiếng” cho các nước có tranh chấp với họ (các nước ĐNÁ) là TQ sẽ làm tất cả cái gì có thể làm để dành quyền lợi “cốt lõi của họ”.'

- Trong vụ Điếu Ngư, thế giới thấy TQ chưa “chín chắn” trong quan hệ quốc tế. Phản ứng của TQ không cân xứng với vấn đề. Các nước thấy là TQ sẽ dùng tất cả “lá bài nào họ có” để đạt được mục đích dù lớn hay nhỏ.

- Như vậy dần dần các nước đầu tư tại TQ sẽ rút dần đầu tư của họ ra khỏi TQ để đỡ bị TQ bắt bí. Trong việc này các nước ĐNÁ như Indonesia, Thailan, VN, sẽ được lợi nhiều về đầu tư quốc tế - FDI. Đài Loan đã và đang đầu tư nhiều thêm tại VN để tránh cảnh bị TQ bắt bí.

- Trong vấn đề tranh chấp Nhật-Trung hay tại Biển Đông, TQ đối xử không cân xứng. Khi thuyền đánh cá VN đến gần đảo Hoàng Sa, thì TQ bắn, gây nhiều người bị thương hay chết rồi còn bắt ngư dân VN. Thái độ cư xử của TQ với ngư dân VN (bắt bớ, đòi bồi thường, đâm đắm tàu đánh cá VN, vv.) tại Biển Đông và thái độ tại đảo Điều Ngư cho thấy chính sách của TQ là bất nhất. Khi TQ đến đảo của Nhật đụng tàu Nhật rồi TQ lại bắt người ta xin lỗi. Thế giới thấy cách cư xử này của TQ rõ ràng là “hung hăng - không xứng đáng”, tự nó cho thấy câu “trổi dậy ôn hòa” kiểu TQ là vô nghĩa. Cả thế giới đều thấy một khi đủ sức mạnh thì TQ sẽ không ngần ngại đi bắt nạt các nước nhỏ hơn mình. Từ những hành vi đó, TQ sẽ mất uy tín với nhiều nước trên thế giới. Cuối cùng chỉ còn là hình ảnh một anh trọc phú dùng tiền để mua mọi chuyện mà thôi.

Chính sách của Mỹ và TQ tại vùng ĐNÁ - Thái Bình Dương

TQ và HK đều có chính sách của họ tại ASEAN. Mỗi nước có thế cờ khác nhau.

TQ muốn liên kết với các nước ASEAN dưới “hình thức lỏng lẻo” để “làm khó” hay là “phá” các chính sách “bao vây – containment” của Mỹ. Dĩ nhiên TQ trên thực tế sẽ dẫn đầu các nước ASEAN qua hợp tác kinh tế và ảnh hưởng chiến lược. TQ luôn rêu rao khẩu hiệu “hòa bình phát triển.” Họ muốn ASEAN theo một chính sách do người Á châu hoạch định (chính sách trước đây quân đội Nhật đã chủ trương – một vùng ảnh hưởng của người Á châu và dĩ nhiên bây giờ là do TQ cầm đầu). TQ đẩy tự do thương mại với ASEAN và họ ký bản “Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct - DOC)” nhưng bản này vẫn chưa thành một hiệp định.

Đối với thế giới mục tiêu chiến lược của TQ càng ngày càng rõ là nhắm Đài Loan, Điều Ngư (Biển Hoa Đông) và Biển Đông. Việc thống nhất với Đài Loan là mục đích lớn nhất của TQ, Đặng Tiểu Bình đã có khẩu hiệu «hòa bình quang phục». Nhưng muốn như vậy liệu TQ đã đủ sức chưa?

Dưới sự lãnh đạo của HK các mối liên kết được đặt trên nên tảng luật pháp – dân chủ - và nhân quyền. HK muốn có thêm nhiều đồng minh để gây dựng chính sách TBD của họ. / Luật pháp là nền tảng của các thỏa thuận liên minh giữa các nước và nhiều nhà phân tích đã thúc Mỹ có thêm Hải quân / để đối phó với sự hiện diện của TQ.

Chính sách của các nước ASEAN

An-ninh trong vùng ASEAN-TBD đang trở nên toàn cầu hóa – đa phương hoá và bài toán an ninh trong khu vực ngày càng khó thêm. / Nay an-ninh ĐNA/ASEAN bị ảnh hưởng bởi Mỹ và TQ. Nếu ASEAN muốn giữ chủ quyền thì họ phải liên minh với các thế lực này nhất là vấn đề biển, các vấn đề tranh chấp liên quốc gia, khủng bố (Hồi Giáo quá khích tại Nam Phi luật Tân và Thailan). Hiện nay đã có một số hình thức liên minh – quốc phòng – quân sự giữa các nước ĐNA/ASEAN và các nước ngoài.

- Hợp tác giữa nhiều nước tại ĐNÁ và các nước phía ngoài như Hiệp ước giữa 5 nước (Anh, Úc, Tân Tây Lan, Malaysia và Singapore còn gọi là Five Power Defence Arrangements (FPDA) hay Hiệp Ước chống Hải tạc do HQ Nhật dẫn đầu.

- Hiệp Ước an-ninh phòng thủ giữa Mỹ và một số nước đông Á châu như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi.

- Các cố gắng của TQ với ASEAN trong một hợp tác phòng thủ vùng.

- Tháng 7, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF) diễn ra tại Hà Nội đưa ra quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Ðông. [Theo tờ “Foreign Affairs” ở phía sau thì TQ đã vận động các nước ASEAN đừng đem chuyện BĐ ra nói. Trước khi Bà Clinton tuyên bố thì Thứ Trưởng Bill Burns đã đến bốn nước ASEAN báo trước trong khi Phụ tá bộ trưởng Kurt Campbell và Giám Ðốc Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Jeffrey Bader gọi điện thoại với những nước ASEAN còn lại. Khi bà Clinton lên tiếng, thì các nước ASEAN đồng loạt ủng hộ làm cho TQ “bị bất ngờ.” Theo Giáo Sư Li Mingjiang, đại học S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore thì những nước như Thái Lan, Cambodia, Singapore “thật ra không muốn thấy sự đối đầu nào giữa TQ và Hoa Kỳ vì khi đó, họ sẽ phải chọn một phe và điều đó họ không muốn phải làm.”

- Tháng 8, 2010, hàng không mẫu hạm USS George Washington vào biển Ðà Nẵng và khu trục hạm John McCain vào cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng.

(Còn tiếp)

1/ www.Diendantheky.net vào mục chính trị
2/ Xem bài “Chính sách đang thành hình của Mỹ tại Thái Bình Dương” của Đinh Xuân Quân trong Diên Đàn Thê Kỷ (www.diendantheky.net)
3/ Seth Cropsey “The Looming U.S.-Chinese Naval Rivalry” Foreign Affairs - September 27, 2010
4/ Carl Thyler, “South East Asia” Australia Strategic Policy Institute, Sept 30, 2010