Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010
Giải Nobel hòa bình đã được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang chịu án tù
Andrew Jacobs và Jonathan Ansfield
The New York Times
The New York Times
Tin từ BẮC KINH - Hôm thứ Sáu, Lưu Hiểu Ba, nhà phê bình văn học sôi nổi, nhà bình luận chính trị và người đấu tranh cho dân chủ từng liên tục bị chính quyền Trung Quốc giam cầm vì những bài viết của mình đã vừa đoạt giải Nobel Hòa bình 2010 với sự công nhận về "công cuộc đấu tranh bất bạo động của ông cho các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc".
Lưu Hiểu Ba
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giận dữ phản ứng với tin tức này, gọi đó là một sự "xúc phạm" đến giải thưởng về Hòa bình và tuyên bố rằng sự kiện này sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ giữa Na Uy và Trung Quốc. "Lưu Hiểu Ba là một tội phạm, người đã bị các cơ quan pháp luật của Trung Quốc xét xử vì vi phạm luật pháp Trung Quốc" bản tuyên bố của bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Ông Lưu là công dân Trung Quốc đầu tiên giành được giải Nobel Hòa bình và là một trong ba người đã giành được giải này khi vẫn còn đang ở trong tù.
Qua việc trao giải thưởng cho ông Lưu, Ủy ban Giải Nobel của Na Uy đã mang một lời khiển trách không thể nhầm lẫn đến các nhà lãnh đạo độc đoán của Bắc Kinh tại một thời điểm gia tăng của sự không chấp nhận được những bất đồng chính kiến trong nước và mối lây lan khó chịu trong ngoại giao quốc tế từ chính sách ngoại giao võ biền song hành với cuộc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Trong một động thái vốn có thể bị phản tác dụng khi nhìn lại, một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây đã cảnh báo Chủ tịch Ủy ban của Na Uy rằng việc trao giải thưởng cho ông Liu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa hai nước.
Trong tuyên bố của ủy ban tại Olso để công bố giải thưởng, ủy ban lưu ý rằng Trung Quốc, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nên được khen ngợi về việc đã đưa được hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và việc mở rộng phạm vi tham gia chính trị. Nhưng ủy ban đã nặng nề chỉ trích chính phủ bỏ qua các quyền tự do vốn được đảm bảo trong Hiến pháp của Trung Quốc.
"Trong thực tế, những quyền tự do này được minh chứng là đã rõ rệt giảm bớt đối với công dân của Trung Quốc," tuyên bố cho biết, và thêm rằng "địa vị mới của Trung Quốc phải đòi hỏi đến sự tăng thêm trách nhiệm".
Các tin tức về giải thưởng không hề được tìm thấy trên các cổng Internet chính của nước này và một phát sóng của CNN từ Oslo đã bị xoá đi trong suốt buổi tối.
Cho rằng ông không có quyền truy cập vào điện thoại, Lưu Hạ, vợ ông Lưu cho biết rằng không chắc gì ông Lưu nhận được tin ngay.
Ông Thorbjoern Jagland, chủ tịch của Uỷ ban Nobel gồm năm thành viên, cho biết ông Lưu Hiểu Ba đã trở thành "biểu tượng quan trọng nhất" cho cuộc đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc. Trong khi thừa nhận rằng Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản ủy ban trao giải thưởng cho ông Lưu, ông nhấn mạnh rằng ủy ban đã hành động độc lập với chính phủ Na Uy và ông tin rằng việc phê bình chỉ trích các quyền lực lớn là đúng.
"Từ lâu nay Ủy ban Nobel Na Uy đã tin rằng có một sự kết nối chặt chẽ giữa nhân quyền và hòa bình" ông nói thêm.
"Trung Quốc đã trở thành một quyền lực lớn về mặt kinh tế cũng như chính trị, và việc các quyền lực lớn bị phê bình chỉ trích là điều bình thường" ông nói tại Oslo, nơi giải thưởng được công bố. Năm ngoái, ủy ban trao giải thưởng hòa bình cho Tổng thống Obama.
Giải thưởng là một khích lệ rất lớn cho phong trào cải cách đang bị bao vây tại Trung Quốc và là một khẳng định cho hai thập kỷ mà ông Lưu đã dành cho công cuộc đấu tranh cho một cuộc thay đổi chính trị trong hòa bình, đối mặt với sự thù địch không ngừng từ Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc.
Bị liệt vào sổ đen trong giới học thuật và bị ngăn cấm xuất bản ở Trung Quốc, ông Lưu đã bị sách nhiễu và bắt giữ nhiều lần kể từ năm 1989, khi ông vướng vào vở bi kịch diễn ra ở Thiên An Môn bằng cách dàn dựng một cuộc tuyệt thực sau đó đàm phán cho việc rút lui trong hòa bình của các sinh viên biểu tình khi hàng ngàn binh lính với nòng súng đã sẵn sàng.
"Nếu không nhờ công việc của Lưu và những người khác để thương thảo cho một cuộc rút lui trong hòa bình từ quảng trường, Thiên An Môn sẽ là một cánh đồng máu vào ngày 04 tháng 6", ông Gao Yu, một nhà báo kỳ cựu, người bị bắt trong những vài trước khi các xe tăng bắt đầu di chuyển vào thành phố đã cho biết.
Vụ bắt giữ gần đây nhất của ông vào tháng năm 2008 xảy ra một ngày trước khi một bản tuyên ngôn cải cách do ông soạn thảo đã được bắt đầu lưu hành trên Internet. Bản kiến nghị, được gọi tên là Hiến chương 08, yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc tôn trọng quyền con người, độc lập tư pháp và loại cải cách chính trị cuối cùng sẽ kết thúc sự độc quyền về quyền lực của Đảng Cộng sản.
"Trong tất cả những năm tháng này, ông Lưu Hiểu Ba đã kiên trì nói lên một sự thật về Trung Quốc và vì lý do này, ông đã bị mất tự do cá nhân của mình lần thứ tư" bà Lưu Hạ, vợ ông cho biết đầu tuần này.
Vì sự giam cầm của ông, không biết là làm thế nào mà ông Lưu sẽ nhận được giải thưởng, trong đó bao gồm một huy chương vàng, một bằng chứng nhận và một trị giá tương đương với 1.460.000 Mỹ kim.
Hội đồng xét duyệt giải Nobel đã giữ bí mật những cân nhắc của mình, nhưng các suy đoán về việc ông Lưu sẽ giành được chiến thắng đã lan tràn phổ biến rộng rãi đến mức hồi cuối tuần qua, một nhà xuất bản sách người Ailen đã từ chối không đánh cược thêm nữa và cho biết sẽ trả tiền cho bất cứ ai đã cược ngược lại với anh.
Các cử viên khác trong số 237 hồ sơ được đề cử bao gồm những người ủng hộ nhân quyền và các nhân vật nổi tiếng trong công chúng từ Afghanistan, Myanmar đến Zimbabwe.
Theo tin tường thuật từ báo chí, sau khi giải thưởng được công bố hôm thứ Sáu, chính phủ Pháp ngay lập tức kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu.
Tại London, tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng giải thưởng "chỉ có thể tạo nên sự khác biệt thực sự nếu nó dẫn đến việc tạo nên nhiều áp lực quốc tế đến phía Trung Quốc để trả tự do cho ông Lưu cùng các tù nhân lương tâm khác đang mòn mỏi trong các nhà tù của Trung Quốc vì hành xử quyền tự do ngôn luận của mình".
nguồn: http://www.nytimes.com/2010/10/09/world/09nobel.html?_r=1&ref=global-home
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét