Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Xã Hội Dân Sự tại Việt nam trong thời đại Internet

Đoàn Thanh Liêm

Trong một chế độ độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt nam, Trung quốc và Bắc Triều tiên hiện nay, thì đảng cộng sản vẫn còn giữ độc quyền ngay cả trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS), thông qua các tổ chức ngoại vi của đảng, điển hình như các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh, Hội Nhà văn, Mặt trận Tổ quốc v.v… Do đó, các tổ chức thiện nguyện của tư nhân hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, hay văn hóa xã hội khác, và nhất là các tổ chức từ thiện phát xuất từ các tôn giáo, thì luôn luôn bị kiềm chế, cản trở không làm sao mà phát triển rộng rãi trong quảng đại quần chúng nhân dân, như ta thường thấy trong các xã hội tự do dân chủ khác trên thế giới ngày nay được.

Chuyện những người thợ mỏ ở Chile

Trùng Dương

Vào giữa tháng 10 vừa qua, trước hàng triệu con mắt trên thế giới hồi hộp theo giõi qua màn ảnh truyền hình hoặc máy vi tính, từng người trong số 33 người thợ mỏ ở vùng San José, cực bắc của Chile, sau 69 ngày bị chôn vùi sau trận động đất ngày 5 tháng 8 làm đá xập ngăn lối ra, được kéo lên từ 2,300 feet (700m) dưới mặt đất trong một cái ống dài vừa đủ chứa một người đứng thẳng.

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Vụ Tập đoàn nhà nước Vinashin gây món nợ khổng lồ: Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên phải nhận trách nhiệm chính trị và phải từ chức

Âu Dương Thệ

(Tiếp theo và hết)

Nhiều người đứng đầu các bộ và cơ quan đã phản pháo lại Nguyễn Tấn Dũng  đồng thời tố lẫn nhau

Vụ nợ khổng lồ làm thiệt hại ngân quĩ quốc gia như thế nhưng vẫn không được đưa vào chương trình thảo luận của kì họp thứ 8 của Quốc hội từ ngày 20.10 . Tuy nhiên trong khi thảo luận tại các tổ về tình hình kinh tế-xã hội trong năm qua nhiều đại biểu đã đặt thẳng vụ Affair này với nhiều bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước... Cũng trong các dịp này một số người đứng đầu các bộ và cơ quan đã để cho báo chí phỏng vấn. Họ đã phân bua là không có quyền hành gì đối với Vinashin, tức là tố ngược Nguyễn Tấn Dũng và đồng thời họ còn đổ lỗi lẫn cho nhau.

Vụ Tập đoàn nhà nước Vinashin gây món nợ khổng lồ: Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên phải nhận trách nhiệm chính trị và phải từ chức

Âu Dương Thệ

Cuối tháng 7 vừa qua Bộ chính trị đã đưa ra  «Kết luận của Bộ chính trị » về Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN (Vinashin), một tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo đó Vinashin đã làm ăn thua lỗ và đang gây ra một số nợ khổng lồ nhất từ trước tới nay là 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Đây là con số do Bộ chính trị xác nhận. Trong những ngày vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Lê Quang Bình đã tiết lộ, theo các số liệu ông được biết thì số nợ của Vinashin không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng mà có thể lên tới 120.000 tỉ đồng (6,3 tỉ USD), tức là gấp gần 1,5 lần so với con số của Bộ chính trị đã đưa ra.

Sơ lược về Xã Hội Dân Sự Toàn Cầu (The Global Civil Society)

Đoàn Thanh Liêm

Bình thường, ta có Xã hội Dân sự (XHDS) trong một quốc gia, cũng như có một thị trường kinh tế trong khuôn khổ sinh họat của quốc gia đó. Nhưng ngày nay với tình trạng toàn cầu hóa mỗi ngày một phổ biến cùng khắp mọi nơi, mọi lãnh vực, thì ta cũng có thể nói rằng : Có một thứ “Xã hội Dân sự Toàn cầu”(The Global Civil Society). Bạn đọc cứ mở internet, vào Google hay Yahoo và đánh chữ “Global Civil Society”, thì đều có thể kiếm được cả hàng chục triệu items trong mục về XHDS Tòan cầu, để mà mặc sức tham khảo.

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn

Nguyễn Mộng Giác


(Tiếp theo và hết)

Ngô Thì Nhậm từng viết:
Ngô hoài ký liêu khuếch
Tư sơn trường thôi ngôi
Vọng tri kỷ hề, thiên nhất nhai
Hà nhân thức hề, ngô linh đài?
(Lòng ta gửi man mác
Núi này mãi cao vời
Mong Người-Tri-Kỷ chừ, một phương trời
Lòng ta chừ, tri âm ai người? (3)
(Mộng Thiên thai phú)

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn

Nguyễn Mộng Giác


Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do tài học của ông (bao gồm cả thi phú, biên khảo địa phương chí, Nho học, Phật học), do cuộc đời hoạt động chính trị quá nhiều thăng trầm của ông, mà còn do những điều ông nói ông làm đặt nhiều người trước những vấn nạn khó xử.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

ÔI! TRÍ THỨC THỜI NAY SAO NHỤC THẾ !?

(bài này là bài thứ ba trong một tuần tớ tăng năng xuất để trả lời bọn treo "Sinh Tử Lệnh" giết 2 blog của tớ là:;Trừ tao chết , chúng mày không cấm được tao nói thật những gì tao suy nghĩ đâu)

Blog Nhạc sĩ Tô Hải

Ngày xưa ai đó nói rằng :"Nước ta, ra ngõ gặp anh hùng", ngày nay tớ nói :"Mỗi bước ta đi đạp phải chân một tay... tiến sỹ!" Quả thật vậy: .Không một nước nào tướng hai,ba,bốn năm sao và tiến sỹ giáo sư lại nhiều như..... ong vỡ tổ ,như ở cái nước "làm cái xe đạp cũng phải nhập nguyên liệu, phụ tùng nước ngoài" ,nơi mà hoa hậu toàn quốc trả lời "Bikini là một món...súp Nga"! Nhiều tiến sỹ đến mức "làm đường đường lún,xây nhà nhà nghiêng"....đi học,chữa bệnh mất tiền/ mà bao "tiến sỹ" ngang nhiên khoe rằng ;XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MUÔN NĂM/ Thằng nào chống nó ông... dần đến nơi..". Chết !lạc đề vì nổi máu thi ca rồi ......Quay lại vậy:

Văn Hóa Kỷ Lục

Nguyễn Hưng Quốc

Khoảng trên dưới 10 năm nay, người Việt Nam dường như có một đam mê mới: lập kỷ lục. Đọc báo chí trong nước, chúng ta thường xuyên bắt gặp những kỷ lục này kỷ lục nọ với vẻ đầy tự hào. Từng cá nhân, từng công ty, từng hội đoàn thi nhau lập kỷ lục. Hết chiếc gùi lớn nhất thì đến chiếc cốc lớn nhất, hết chai dầu ăn lớn nhất thì đến ly rượu làm bằng gỗ sồi lớn nhất, hết bức thư pháp Truyện Kiều lớn nhất thì đến cuốn thơ in trên giấy dó lớn nhất, hết bài thi (về 60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nặng nhất thì đến lá cờ lớn nhất, hết chiếc bánh chưng lớn nhất thì đến chiếc chiếu lớn nhất; hết tượng con gà lớn nhất thì đến cuốn almanach về phụ nữ dày và nặng nhất, v.v…

Ghé thăm các Blogs: 28/10/2010

BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ

Oct 22, '10 8:51 AM

Thành phố Đà Nẵng quyết định xét xử vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu với tội danh '' chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng'' vào ngày 27/10 tới đây.

6 người bị bắt cách đây mấy tháng, sau khi bắt giam 6 người dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu này công an quận Cẩm Lệ liên tiếp triệu tập, thẩm vấn nhiều người dân khác để hỏi cung. Sự triệu tập liên miên và dài ngày khiến nhiều người dân thấy hoang mang và sợ hãi. Nhiều người khi làm việc với công an huyện Cẩm Lệ trở về khi được hỏi thế nào đều nhìn xuống thân thể họ rồi lắc đầu sợ hãi từ chối trả lời, khi người hỏi định lật áo họ xem thì họ gạt vội rồi bỏ đi với vẻ đau đơn, một trong số những người bị triệu tập hỏi cung trở về nhà đã chết ngay sau vài tiếng với nhiều vết bầm tím, đó là anh Nguyễn Thanh Năm .Gia đình khước từ đề nghị khám nghiệm tử thi của công an Đà Nẵng. Công an xác nhận anh Năm bị đột tử, anh Năm chết để lại người vợ và hai đứa con thơ. Cái chết của anh Năm khiến nhiều người dân Cồn Dầu sau đó đã có những thay đổi lời khai không như ban đầu, những lời khai sau này của họ gây bất lợi cho những người đã bị bắt.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Những câu hỏi với Dung Quất

Nguyễn Vạn Phú

Tại hội nghị giám sát việc thực hiện dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được tổ chức vào đầu tuần này tại Hà Nội, bên cạnh những ý kiến nhấn mạnh đến thành công của dự án, vẫn còn nhiều thắc mắc chung quanh báo cáo của Chính phủ về dự án này do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày.
Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đầu tiên nhiều người muốn biết là hiệu quả kinh tế ra sao? Theo báo cáo của Chính phủ, dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) “đạt 7,66% cao hơn so với giá trị tính toán năm 2005 là 5,87%”. Đó là tính toán dựa trên tổng mức đầu tư là 3,05 tỷ đô-la.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

CHƯƠNG XXXI

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

“THẤT BẠI TRONG HÒA BÌNH”

Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lí chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng trong bụi, dưới hố dưới hầm. Ðành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm hai chục năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mĩ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, hai chục năm sẽ đuổi kịp Nhật bản về kinh tế.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

NHỮNG ĐOẢN KHÚC THU








Trần Mộng Tú

Sang Mùa

Bỏ đi trong mùa hạ
trở về trời sang thu
mở bàn tay ra hứng
được một vốc sương mù

Tiệc cưới ở phương đông

Hoàng Chính

“… và Chúa đã làm phép lạ cho nước thành rượu.”

Sau khi lượn quanh co qua bao nhiêu là đường phố, đám rước dâu trở về, qua nhà cô dâu, đến nhà chú rể. Mọi người lục tục xuống xe. Những tà áo lướt thướt làm rụng mấy bông hoa giấy gắn vội bên cửa xe. Đám trẻ con xô đẩy nhau để nhặt. Mấy người đàn bà tụ tập đầu con hẻm xì xào. Lúc đi ngang cái đám lùi xùi ấy, cô nghe kẻ nào đó nói lớn, “Lỡ bỏ tiền ra mướn xe phải chạy cho nó đáng!”

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Thương hiệu Chile và thương hiệu… khác

Nguyễn Vạn Phú

Thương hiệu là cái chi chi? Có lẽ mọi người đã chán ngấy đến tận cổ vì hàng ngàn bài báo về thương hiệu trong mấy năm gần đây. Bởi đơn giản, thương hiệu tựu trung là cái còn đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng khi nhắc đến một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, suy cho cùng, cũng chừng đó chuyện.

ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 7 (Tiếp theo)

3

NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN TIẾN VIỆC HOA KỲ THAM DỰ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Chưa bao giờ trong lịch sử có quá nhiều năng lực bị tiêu phí một cách vô ích như tại chiến tranh Việt Nam.

Ít khi nào một quốc gia lại ở thế thượng thừa về vũ lực hơn là trường hợp Hoa Kỳ so với Bắc Việt năm 1959. Cuộc chiến đã làm sa lầy một siêu cường quốc với sức mạnh của khả năng hạt nhân, tổng sản lượng quốc gia 500 tỷ Mỹ Kim, quân số trên 1 triệu, và dân số 180 triệu giằng co với một nước nhỏ có khả năng quân sự non yếu, tổng sản lượng dưới 2 tỷ Mỹ Kim, quân số 250,000, và dân số dưới 16 triệu. Trên giấy tờ, các con số xem chừng như một sự gán ghép vô cùng khập khiễng và vô vọng. Nhưng chiến tranh - nhất là chiến tranh du kích – không thể dàn trận theo các con số trên giấy.

BUỔI SÁNG MÂY HỒNG








Khánh Hà
còn em đi trên đồi cỏ xanh
trong buổi sáng mây hồng
hát bản tình ca của anh
khi anh đã nằm xuống

Giới thiệu sách: CUỐI ĐƯỜNG, Thơ KHÁNH HÀ

Tâm

Cuối Đường, thơ của Khánh Hà, do tác giả xuất bản năm 2010 tại Oslo, Na Uy.

Cùng tác giả, đã xuất bản: Cõi Thơ (thơ), Làng Văn, Hoa Kỳ 1997; Ở Đây (thơ), Thế Kỷ 21, Hoa Kỳ 2000; Peer Gynt (dịch với Tâm Thanh), Ủy Ban Ibsen, Na Uy, 2005.

Chúng tôi xin giới thiệu tập thơ Cuối Đường của Khánh Hà với các nhận xét của một “người nhà” của tác giả, nhà văn Tâm Thanh, qua bài Đọc Thơ Người Nhà dưới đây.

Đình Công và Biểu Tình tại Pháp

Nước Pháp lại bị tê liệt bởi một phong trào quần chúng đấu tranh rất mãnh liệt chống lại đạo luật cải tổ quy chế hưu trí đang sắp được Quốc hội thông qua.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 2 (Tiếp theo)

Từ dưới lên
Ở thời điểm này, bất cứ ai từng đến Ấn độ có lẽ sẽ bị rối trí, "Ấn độ ư ?" quý ông bà ấy có lẽ sẽ phải hỏi, "Với những phi trường xiêu vẹo, đường xá vỡ vụn, các làng quê ổ chuột và cạn kiệt? Có phải quý vị muốn nói đến cái nước Ấn độ ấy?". Vâng nước ấy nữa, đấy chính là Ấn độ. Đất nước này có thể có một số khu vực như vùng Silicon Valley nhưng lại cũng có đến ba nước Nigeria trong đó - nghĩa là hơn 300 triệu người sống với dưới một dollar một ngày. Là chốn ở của 40 phần trăm người nghèo của thế giới và có một dân số đứng hạng nhì thế giới về lượng dân số bị nhiễm HIV. Nhưng dù cho nước Ấn độ nghèo đói và bệnh tật là một nước Ấn độ quen thuộc, bức tranh sống động còn nói nhiều hơn một bức tranh tĩnh vật. Ấn độ đang thay đổi. Nạn nghèo đói rộng lớn vẫn còn đó nhưng sức mạnh của nền kinh tế mới vẫn đang khuấy động lên ở tất cả mọi nơi. Chúng ta có thể cảm thấy được điều này ngay tại những căn nhà ở khu ổ chuột.

Xã hội dân sự, Xã hội công dân lừng lững bước tới

Bùi Tín

Xã hội dân sự, xã hội công dân là tương lai rất gần trên đất nước ta. Nó đang lớn dần từng ngày, từng ngày.

Xã hội dân sự, xã hội công dân là phép mầu nhiệm, là biện pháp thực tế nhất để cứu dân tộc ta ra khỏi bế tắc, trầm luân hiện tại.

ÂM THANH CỦA TIẾNG DỘI

Trần Mộng Tú

Gửi Trang, Thúy và Trí để nhớ Minh Thanh

Sáng nay tôi ra vườn sau đứng ngắm những con chim sẻ nhỏ ríu rít ca hát trong vườn. Chúng nhảy chuyền từ cành này qua bụi nọ, vừa nhảy vừa kêu chim chíp. Tiếng chim nghe thân mật quá! Thân đến nỗi tôi tin chúng là những con chim của tháng Năm năm ngoái. Chúng dọn đi đâu mấy tháng lạnh, qua thu, đông, rồi quay về vườn cũ ở hết xuân qua hè. Tôi nhìn con chim nào cũng tưởng là đúng con chim năm ngoái, vì âm thanh của nó phát ra thân mật quá nên chính nó bỗng như đã ở đó tự lâu rồi. Con có cái mào nâu nhạt, con có hai cánh nâu đậm, con có cái mình thon thon hay cái mình tròn vo, đều là những con chim cũ trở về. Với tôi chúng chưa từng chết đi hay thất lạc một con nào. Chúng sống và trở về trong vườn nhà tôi vì cái âm thanh đó không phải đàn sẻ nào cũng có. Tôi đã thân quen, đã thuộc lòng những tiếng chim chíp đó, những tiếng động đơn sơ đánh thức dậy cả một khu vườn, làm rung những giọt nắng đầu ngày vừa rơi xuống.

Anh Còn Lại







Hoàng Anh Tuấn

Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rộn tình xưa tỉnh thức

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Mua Vàng?

Nguyễn Hoài Vân

Giá vàng phản ảnh những gì người ta nghĩ về tương lai kinh tế. Lo lắng trước sự tụt dốc của kinh tế, hay trước viễn tượng lạm phát, khiến người ta quay về thế thủ, và cố gắng bảo vệ của cải của mình bằng cách mua vàng. Khi ấy, giá vàng gia tăng. Ngược lại, khi nghĩ kinh tế sẽ chạy tốt trở lại, với những cơ hội đầu tư đang được mở ra, thì người ta vội vã bán vàng đi, để lấy lại tiền đầu tư vào những nghiệp vụ có lợi hơn. Giá vàng khi ấy suy giảm.

Lời Nhắn Tin

Ngày hôm qua 23 tháng 10, 2010, một độc giả của DĐTK đã gọi điện thoại đến Tòa soạn cho biết rằng loạt bài "Đừng Lặp Lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam" (nguyên tác của Richard Nixon, Nường Lý chuyển ngữ) hiện đang đăng đến kỳ thứ 6, nhưng thiếu mất kỳ thứ 3.

Chúng tôi đã xem lại thì có kỳ thứ 3 chứ không thiếu. Độc giả có thể kiểm soát lại các kỳ đã đăng bằng cách bấm vào tên tác giả trong ô Danh Mục Tác Giả: toàn thể các bài đã đăng của tác giả ấy sẽ hiện ra. Trong trường hợp này xin bấm vào tên Nường Lý. Xin cám ơn quý vị.

DĐTK

NỖI KHIẾP SỢ NOBEL

Giải Nobel Hòa bình không chỉ vinh danh các cá nhân được trao giải mà còn làm rạng danh cho quốc gia của họ. Có lẽ chỉ Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới tỏ thái độ hằn học, hoảng sợ trước giải Nobel Hòa bình được trao cho công dân của nước họ: ông Lưu Hiểu Ba.

CHẾ ÐỘ KIỂM DUYỆT TẠI VIỆT NAM

Phạm Xuân Ðài

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chế độ kiểm duyệt văn hóa phẩm chỉ có ở miền Nam, miền Bắc không có kiểm duyệt.

Nhìn chung trên thế giới, một số quốc gia có chế độ kiểm duyệt đều thuộc “thế giới tự do”, các quốc gia cộng sản trước đây và bây giờ không có kiểm duyệt.

Ðêm Tuyết Gọi

Ngô Nguyên Dũng

(Tiếp theo và hết)

Không biết Thạo nghĩ sao, chứ tôi có cảm tưởng mình như con mèo già đang dọ dẫm tìm tới chỗ hẹn. Ở đâu, với ai, tôi mờ mịt. Phố khuya ít xe cộ lưu thông. Những trũng đèn vàng soi nghiêng đường tuyết rắc. Vỉa hè đóng lớp trắng mịn, không một dấu chân dẫm. Tôi kéo nón áo khoác trùm đầu, nghe loáng thoáng giọng Thạo mềm mỏng:
- Tôi có nghe Bính kể nhiều về ông.

Ðêm Tuyết Gọi

Cuộc rượu về khuya chỉ còn lại bốn người: tôi, Bính, Phụng và Thạo. Bính với tôi thân nhau đã lâu, còn Thạo chỉ mới qua đây. Anh là bạn của Bính như thế nào, tôi không rõ, cũng chưa hỏi. Vào tiệc, anh ít nói. Sau một đỗi cụng ly qua lại, khẩu khí chừng như ngấm men, anh trở nên hoạt náo. Bàn chúng tôi, một lứa trung niên, chỉ mỗi Hứa Phụng là nữ phái. Nàng gốc người Hoa, nhân tình nhân ngãi với Bính đã nhiều năm.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

VĂN PHONG, NHÂN CÁCH

Võ Phiến

(Tiếp theo và hết)

Biện luận thuyết giảng thì rối rắm, nhưng phong cách là một sự thực. Lấy lương tri ra trực nhận có vẻ giản dị. Bà mẹ của Tôn Quyền không phải là nhà tướng số, thế mà chỉ cần nhìn qua anh chàng Lưu Bị một cái là đủ biết ngay con người đàng hoàng, xứng đáng cho cô gái cưng gửi thân trọn đời. Lại như cái gã Hồ Ban nọ, đã chấp lệnh quan thái thú Huỳnh Dương đem củi khô chất quanh quán dịch, đã đem cả nghìn quân vây chặt, chỉ còn chờ một ngọn lửa châm là đốt cháy tiêu luôn chị em Quan Công, thế nhưng lỡ tò mò ghé mắt nhìn thử bộ dạng Quan Công ngồi đọc sách dưới đèn có một tí ti mà buột miệng kêu: “Quả thật đúng là người nhà Trời!” rồi cúi lạy, rồi mở cửa ải mời Quan Công vọt thẳng.

VĂN PHONG, NHÂN CÁCH

Võ Phiến

Nguyễn Tuân là một nhà văn lỗi lạc; khen ông không lo bị hố. Có nhiều người khen, có nhiều cách khen. Lắm kẻ khúc khích trầm trồ, chịu nhất cái chỗ Bá Nhỡ đàn cho cô Tơ hát: Tiếng đàn nghẹn ngào u uất của Bá Nhỡ, “nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng” (Chùa Ðàn). Cũng lắm người khoái kiểu ví von một chiếc roi chầu bị bẻ cong với hình ảnh người đàn bà ưỡn ngửa ra để tránh một chiếc hôn bạo.

Sau khi Liên Xô giải thể, Phong trào Cộng sản còn lại những gì? - (What’s left of the Communist Movement?)

Đoàn Thanh Liêm

(Tiếp theo và hết)

III / Chỉ còn lại có 5 quốc gia sau đây là do đảng cộng sản giữ độc quyền lãnh đạo. Đó là 4 nước ớ Á châu, gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Lào. Và một nước khác ở Châu Mỹ La tinh, đó là Cuba.

Nói chung thì tuy do đảng cộng sản còn nắm giữ quyền bính, nhưng tuỳ theo mỗi nước mà chế độ cộng sản cũng đã “đổi màu” nhiều rồi, không còn tính cách sắt máu khắc nghiệt như cách nay vài ba chục năm nưã. Họ theo đúng khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” để mà thích nghi với tình trạng biến chuyển cuả thời đại, hầu có thể duy trì được sự tồn tại cuả mình.

Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF)

Dự trù phỏng vấn khoảng 100 nhân vật thuộc nhiều thành phần trong cộng đồng để vẽ lại chân dung người Mỹ gốc Việt: Họ từ đâu đến? Tại sao phải ra đi? Ra đi và lập nghiệp ra sao?  Các bài phỏng vấn có thu hình sẽ được đưa vào văn khố online Đại học Texas tại Austin như một đóng góp vào lịch sử di dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Trùng Dương

“Khía cạnh lạc quan nhất mà tôi nhìn thấy là chương trình đã được sự tham gia tích cực của giới trẻ Việt Nam trong Liên hội Sinh viên thuộc 119 Đại Học Bắc Mỹ mà kết quả nhìn thấy là đã rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.” -- Nhà văn Trần Phong Vũ

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Sau khi Liên Xô giải thể, Phong trào Cộng sản còn lại những gì? (What’s left of the Communist Movement?)

Đoàn Thanh Liêm

Sự sụp đổ bức tường Bá linh vào năm 1989, và sự giải thể của Liên bang Xô viết vào năm 1991 liền sau đó, đã đánh dấu một bước ngoặt rõ rệt của lịch sử thế giới vào cuối thế kỷ XX. Sau 20 năm tức là khỏang cách của một thế hệ, chúng ta đã có đủ thời gian để quan sát và lượng định về sự chuyển biến của cục diện thế giới trong thời đại “hậu cộng sản” vào đầu thế kỷ XXI hiện nay.

NHỮNG SAI TRÁI TÀY TRỜI Ở CÁC DỰ ÁN BOXIT VN

TS Tô Văn Trường


BÙN ĐỎ Ở HUNGARY THẢM HỌA VÀ DỰ ĐOÁN

Từ ngày 04 tháng 10, Hungary bắt đầu đối mặt với một thảm họa sinh thái lớn khi bể chứa của nhà máy sản xuất bauxite-nhôm MAL, thị trấn Ajka, cách Budapest 160 km bị vỡ và tràn ra cả triệu mét khối bùn đỏ độc hại vào bảy làng lân cận trong bán kính đến 40 km2.. Đến nay đã có 9 người chết và gần hai trăm người bị trọng thương.

SÔNG HƯƠNG – MỘT THẮNG CẢNH ĐANG BỊ HỦY HOẠI

Sông Hương - dòng sông di sản, linh hồn của vùng đất Thuận Hoá – Phú Xuân... đã và đang bị biến thành một đại công trường khai thác cát sạn cả ngày lẫn đêm trước sự “bất lực” - được hiểu theo nhiều nghĩa - của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Kẻ phải biết và người được quyền biết

Nguyễn Hưng Quốc


Cột khói khổng lồ trên bầu trời Hà Nội sau vụ nổ hai container pháo hoa ngày 6/10/2010


Cách đây mấy ngày, đọc báo Việt Nam trên mạng, tôi thấy một bản tin ngồ ngộ vui vui: ông Hồ Quang Lợi, trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội kiêm trưởng ban Tuyên truyền 1000 năm Thăng Long - Hà Nội lên tiếng thanh minh là vụ nổ kho pháo tại sân vận động Mỹ Đình vào trưa ngày 6 tháng 10 chỉ làm chết 4 người, trong đó có ba chuyên gia về pháo hoa người ngoại quốc. Bản tin cho biết: “theo ông Lợi, vì đây là vấn đề lớn, có chuyên gia nước ngoài cùng tham gia, nên không thể nói sai sự thật. Thông tin nói hàng chục người chết trong vụ nổ là hoàn toàn bịa đặt.”

Bom nước

Đập thủy lợi Khe Mơ vỡ. 5000 nạn dân phải chạy nạn lên núi. Đập thủy điện Hố Hô bị nước tràn 1m. 2000 dân phải chạy loạn. Hồ Kẻ Gỗ không thể ngừng xả lũ vì sợ vỡ đập. Bão lũ trong một tuần qua đã giết chết hơn 100 người dân. Và bão lũ, thuyết phục hơn tất cả mọi lời cảnh báo, những phân tích kỹ thuật, đang chứng minh là những quả bom nước có thể vỡ bất cứ lúc nào và những lời hứa hẹn cam kết toàn là chuyện hão huyền.

Ghé thăm các Blog: 21/10/2010

BLOG DÂN LÀM BÁO
Posted on 18/10/2010

Danlambao – Giữa những tin vui về 9 ngư dân Việt Nam sau bao ngày bị Trung Quốc bắt giữ, mất tích và sau đó liên lạc lại được chúng ta thấy được một hình ảnh vô cùng đen tối: Đảng và nhà nước đã bỏ ngỏ Hoàng Sa.

Trước hết hãy nhìn lại và phân tích những diễn biến xảy ra cho 9 ngư dân tàu QNg-6597 TS:
Ngày 11/9/2010, tàu cá QNg 66478 TS bị Trung Quốc bắt giữ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Điều này không mới. Tình trạng ngư dân VN liên tục bị Trung Quốc bắt giữ cho thấy sự mất chủ quyền và bất lực của nhà nước Việt Nam.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

THƯ ĐỘC GIẢ: Tam Sao Thất Bản?

gự Thuyết

Hôm nay,19/10/2010, Diễn Đàn Thế Kỷ có đăng bài Phóng Sự Bằng Hình: Đi Xem Hội Sách Wordstock, Portland - Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương cũng “Góp mặt” với bài “Tức Cảnh”.

Bài phóng sự này do nhà văn Trùng Duơng thực hiện. Bài viết ngắn gọn, duyên dáng, hình ảnh đẹp (14 tấm hình). Đây là một Hội Sách “qui tụ nhiều nhà văn tới bàn bạc về viết văn với trên 100 cuộc nói chuyện, đọc sách, hội thoại của trên dưới 200 tác giả ...Có trên 100 gian hàng trưng sách.” Thế thì quả là một Hội Sách quan trọng được tổ chức quy mô và chu đáo, cho nên sự hiện diện của thơ Hồ Xuân Hương cũng khiến chúng ta vui vui đấy chứ. Vui vui thôi, vì một Hội Sách như thế mà Việt Nam chỉ có một đại diện. Nhưng thật ra đó có phải là thơ Hồ Xuân Hương hay không?

Quốc gia Ba Ðình, và Hà Nội

LTS. Đây là một bài viết về Hà Nội cách đây đã sáu năm. Với một Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm, mời quý độc giả so sánh xem có khác biệt gì đáng kể giữa những điều mô tả trong bài vào năm 2004 và con người, đời sống thủ đô ngày nay? DĐTK
Lê Lô

(Tiếp theo và hết)

Vi hiến
Trung tâm đầu não của quốc gia Ba Ðình không phải là hội trường Ba Ðình, nơi quốc hội họp, mà ở số 5 Nguyễn Cảnh Chân, tổng hành dinh của ÐCSVN.

Quốc gia Ba Ðình, và Hà Nội

LTS. Đây là một bài viết về Hà Nội cách đây đã sáu năm. Với một Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm, mời quý độc giả so sánh xem có khác biệt gì đáng kể giữa những điều mô tả trong bài vào năm 2004 và con người, đời sống thủ đô ngày nay? DĐTK

Lê Lô

Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Ðó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Ðường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”

ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)

Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 6 (Tiếp theo)

Đại đa số quan sát viên đều không tin rằng ông Diệm có thể tại chức trong thời hạn ngắn ngủi một năm. Nhưng chỉ trong 2 năm, ông ta đã thanh lọc hết các tướng lãnh và viên chức bất trung trong guồng máy chính phủ, kiểm soát lực lượng cảnh sát Sài Gòn, chia và tái phối trí các lực lượng quân đội, nhận diện các cán bộ Việt Minh tại Sài Gòn, thắng Vua Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý, và đang hướng đến tổ chức bầu cử quốc hội để soạn thảo hiến pháp. Khi tôi thăm Sài Gòn vào ngày kỷ niệm một năm tại chức củaTổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1956, tôi đã rất ngạc nhiên và khâm phục những tiến bộ vượt bực ông đạt được bằng cách mang lại sự ổn định tình hình và lòng tin cùng sự hỗ trợ của đa số người dân Việt.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Phóng sự bằng hình: Đi xem hội sách Wordstock, Portland - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng ‘góp mặt’ với bài thơ ‘Tức cảnh’

Trùng Dương

Sáng thứ bẩy vừa rồi tôi sửa soạn ra phi trường Portland cho chuyến bay đi Austin một tuần có việc. Con gái tôi rủ đi xem hội sách Wordstock (wordstockfestival.com), tại Oregon Convention Center, Portland, trong khi chờ tới giờ đưa mẹ ra phi trường.

Chỉ mới bắt đầu vào năm 2005, nhưng Wordstock đã trở thành hội sách hàng năm lớn nhất của vùng tây bắc Thái Bình Dương, trụ sở đặt tại Portland. Năm nay, chủ đề của hội sách là “Cái gì đã xẩy ra?”

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENÈVE 1954)

Tác giả: Francois Joyaux
Bản dịch của NXB Thông Tin Lý Luận

Kỳ 5 (Tiếp theo)

Hiện đại hóa nền kinh tế
Trong lĩnh vực nền kinh tế, con đường trải qua kể từ khi cộng sản lên cầm quyền cũng là đáng kể. Dù cho người ta có đề cập đến vấn đề thông qua lĩnh vực nông nghiệp thu hút 85% số dân, các cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghiệp mới thành hình, hoặc lĩnh vực tài chính công cộng thì cũng không chối cãi được rằng đến mùa xuân 1954 chế độ mới đã phục hồi được nền kinh tế quốc dân. Chắc chắn là đã phạm phải những sai lầm, có những mục tiêu không đạt được nhưng những thiếu sót đó không thể che lấp được mặt chủ yếu là Trung Quốc từ nay có một nền sản xuất chưa cao lắm nhưng đang tiến triển, ít nhất là về số lượng.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

HÀ NỘI – NGHÌN NĂM THĂNG LONG / TÔI MANG HỒ GƯƠM ĐI








Trần Mạnh Hảo

HÀ NỘI – NGHÌN NĂM THĂNG LONG

cây bàng lề trái
trút linh hồn
dâng máu trải đường thu

Tôi đọc Hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc

Đoàn Thanh Liêm

Giáo sư Vũ Quốc Thúc năm nay đã vào tuổi 90, và hiện đang sinh sống tại Paris thủ đô nước Pháp. Giáo sư vừa cho ấn hành một bộ Hồi ký có nhan đề là “Thời Đại Của Tôi” gồm hai cuốn, tổng cộng dài trên 1,100 trang, do cơ sở công ty Người Việt ở California phụ trách xuất bản. Sách được in trên giấy trắng khổ chữ 12, bìa cứng, được trình bày thật trang nhã, dễ đọc.

XÃ HỘI CÔNG DÂN
Và câu hỏi: Làm thế nào để có dân chủ?

Nguyễn Hoài Vân

CÔNG DÂN CHỨ KHÔNG PHẢI DÂN SỰ :

Trước khi vào bài, chúng tôi xin nêu lên một vấn đề danh từ. Gần đây, chữ Société Civile của người Tây Phương có được dịch một cách rất máy móc là « xã hội dân sự ». Cách dịch này không rõ nghĩa. Chữ « dân sự » trong tiếng Việt mình chỉ có một nghĩa thông dụng, đó là: « không phải quân sự » (thí dụ chính quyền dân sự). Ngược lại, chữ « civile » trong các tiếng Tây Phương còn có nhiều nghĩa thông dụng khác. Để áp dụng trong chữ “Société Civile” ta có thể ghi nhận ba nghĩa sau :
- civil là lịch sự, nhã nhặn,
- civil là tất cả những công việc đến từ sự liên hệ giữa những cá nhân với nhau
- civil là tất cả những gì thuộc về người công dân.

Về Một Bến Sông








Khánh Hà

Em giữ nhé một mình trong ký ức
Bởi không còn ai nữa để sẻ chia
Những vui buồn lâu lắm tự thời xưa
Nơi quê cũ chỉ còn trong tâm tưởng

Mai sau kiếp khác (*)

Tâm Thanh

* Tựa đề mượn từ một bài thơ của Trần Vấn Lệ, không cùng nội dung.

(Tiếp theo và hết)

Đêm. Nhìn đèn đường tôi biết tuyết đã ngừng rơi. Cơn hồng thủy trắng dâng nửa vời rồi ngưng lại, vừa ngập cái vạch đỏ trên những cây cọc mà mùa đông thị xã cho cắm dọc đường. Chắc Thượng Đế còn nghĩ lại, dung tình cho loài người. Loài người chưa đáng chết. Hay không đáng vùi trong tuyết trắng. Nhưng tôi uất ức. Mẹ con họ tưởng tôi là cái gì? - Một con giun để dày xéo? Một con khùng dễ lừa gạt? Tôi muốn nổi cơn thịnh nộ, tống cổ người đàn bà ra khỏi nhà tôi, nếu cần dùng lực thì tôi còn trẻ và khỏe hơn bà, nếu cần dùng lý thì tôi là chủ căn nhà này, nếu dùng tình thì chính bà từ đầu đã khước từ tình cảm của tôi, chính bà đã tìm mọi cách ngăn cản không cho con trai bà cưới tôi, đến khi tôi tôi có hai mặt con rồi, bà vẫn gieo rắc bao nhiêu lời độc địa... Tôi có thể nhấc điện thoại kêu cảnh sát... Khâm sẽ can thiệp? Bằng cách nào? Anh sẽ đem cái mạng cùi ra đọ với tôi? Điều này cũng đáng sợ thật, nhưng tôi có thể dùng cây lau nhà, à! có cả cái bình chữa lửa nữa, xịt một cái là anh co rúm người lại, như cái kén trong nồi nước sôi. Tôi sẽ dồn anh vào con đường cùng phải lựa chọn - một là vào bệnh viện nằm để nhà cửa được sạch sẽ, hai là ra khỏi nhà này như con chó ghẻ... Tóm lại tôi là kẻ chiến thắng, mọi mặt. Tâm trí tôi bay phóng túng trong một bầu trời đen, trẻ con, nhỏ mọn. Tôi biết đó là nhỏ mọn, nhưng để bù lại gần mười năm trời nhẫn nhục, tưởng không có gì là quá đáng. Họ luôn luôn là hai kẻ đáng khinh hơn đáng thương.

Mai sau kiếp khác (*)

Tâm Thanh

* Tựa đề mượn từ một bài thơ của Trần Vấn Lệ, không cùng nội dung.

Tôi đeo găng tay, nhón từng cái quần, cái áo của Khâm, bỏ vào máy giặt. Mặc dù rất ghê tởm quần áo của chồng, tôi không dám đeo khẩu trang khi làm công việc này. Dù sao, tôi cũng còn sợ làm chồng đau lòng. Nhưng tôi nín thở để dồn cho nhanh mẻ giặt, vặn nhiệt độ 90, và bấm nút cho máy chạy. Tôi gỡ găng tay bỏ vào thùng rác, rửa tay bằng xà-bông và cồn khử trùng trước khi làm gói ăn trưa cho các con. Hai đứa con gái đang uể oải xúc cốm trộn sữa nhưng mắt vẫn theo dõi cử động của mẹ.

Bao nhiêu tiền một lít văn hóa!

Đào Tuấn

Giá hai bộ sách "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" là 1.266 ngàn đồng. Mặc cả chán chê, từ hiệu sách Ngân Nga của hai chị em cô bé sinh đôi, lên đến tầng hai nhà bà Mão, đâu cũng chỉ giảm "kịch kim 25%". Vị chi thế là 920 ngàn. Cuối cùng thì mình lắc đầu. Đắt quá. Chờ vậy. Cô bán sách vẫn đãi lại một nụ cười, hình như trước mình đã có tỷ thằng cũng đã lắc đầu.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Em Mang Mùa Thu Qua Dòng Sông








Trần Mộng Tú

Em mang mùa thu qua dòng sông
mang theo những chiếc lá trên lưng
để lại con đò một khoang vắng
em vào thành phố như người say

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Tiểu Triệu Minh

An Phú Vang

Ngày di tản tưởng Triệu Minh lặn mất tiêu như thành phố quen, ngôi trường trung học và... Bình Dân Thư Quán. Sao lại là chỗ cho mướn truyện này? Lạ thật! Bình Dân Thư Quán góc ngã ba đường Hùng Vương và Nguyễn Thị Giang có gì mà tôi nhắc đến, nhớ hoài dầu đã qua hơn nửa vòng trái đất. Trong đầu lúc nghĩ đến truyện võ hiệp là nhớ đến cái quán sách không lớn hơn tiệm sách Sông Đà nhưng là cái thư viện vĩ đại của ấu thời tôi. Nơi đó Vô Ky. - Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung... tha hồ tung hoành trong tưởng tượng. Có bữa lai rai với Trung hai anh em nổi hứng ngồi bàn chuyện bia Budweiser rồi sang đám hảo hán gặp nhau rượu uống ngàn chung cóc say! Hai đứa tôi mỗi thằng “dzô” một thùng 12 lon là lăn quay; ngày mai thức dậy hà hơi men bia còn nồng. Nói một lúc hai đứa lọt sang phim bộ... Đến truyện Kim Dung tôi phun ào ào từ Võ Lâm Ngũ Bá cho đến Lộc Đỉnh Ký. Và võ công học hàm thụ Kim Dung của tôi chỉ có thế, vừa đủ làm “du đãng con nít!” Nội lực tôi chưa tới mười hai thành để bảo vệ Triệu Minh năm 2000: Tiểu Triệu Minh!

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Người Đồng Minh

Kỳ 1

Vào mùa thu năm 1982, tôi dùng một chuyến bay của hàng không Ấn Độ, đi từ Bombay đến phi trường Santa Cruz để theo học bậc cao đẳng ở Hoa Kỳ. Năm trước đó là một năm khó khăn ở Ấn Độ, đánh dấu bởi những cuộc biểu tình lớn, bạo loạn cướp phá, các phong trào ly khai nổi loạn và sự ngưng trệ của nền dân chủ. Bên dưới tất cả những điều đó là một nền kinh tế u ám, một loại phối hợp giữa phát triển gầy ốm với nạn lạm phát không ngừng tệ hại. Tăng trưởng kinh tế khó vượt qua được tăng trưởng dân số. Phải cần đến năm mươi bảy năm để một người Ấn trung bình có thể tăng mức thu nhập của mình lên gấp đôi căn cứ vào mức tăng trưởng GDP vào thời ấy. Rất nhiều người Ấn Độ có tài và có tham vọng đều tin rằng tương lai thực sự của họ nằm trong việc phải rời bỏ xứ sở. Hơn 75 phần trăm những sinh viên tốt nghiệp Viện Kỹ thuật Ấn Độ trong những năm 1980 đã di dân đến Hoa Kỳ.

TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (Genève 1954)

Tác giả: Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Phần thứ nhất
Tự khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế [31]

Chương I
NHỮNG NHU CẦU CỦA TÌNH HÌNH VÀ SỨC NẶNG CỦA QUÁ KHỨ
NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀO MÙA XUÂN 1954

Khi hội nghị Genève khai mạc, vào tháng tư năm 1954, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới chỉ được bốn năm rưỡi1. Thời gian khá ngắn đối với một chế độ phải quản lý gần 600 triệu dân trên một lãnh thổ rộng gần 10 triệu km vuông bị tàn phá hầu hết sau nhiều năm nội chiến và chiến tranh với bên ngoài. Tuy nhiên dù phải vượt qua những trở ngại lớn lao, quãng đường đã đi là khả quan. Từ nay, Nhà nước mới đã yên vị vững chãi [33], những thế lực đối lập trực tiếp nguy hiểm nhất đã bị thanh toán, trật tự được xếp đặt khắp nơi, nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi.

Cảm nhận với cuốn “Ngày Long Trời – Đêm Lở Đất”

Tác giả : Trần Thế Nhân (hiện ở trong nước)
Do “Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ” ấn hành năm 2010.
Đoàn Thanh Liêm ghi chú.

Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ lại vừa cung ứng cho công chúng một tác phẩm mới nữa, đó là cuốn “Ngày Long Trời – Đêm Lở Đất”. Cuốn sách dày trên 350 trang này là cuả một nhà văn trong nước với bút danh là Trần Thế Nhân, mà vì nhận thấy không thể xuất bản ở trong nước, nên tác giả đã phải tìm cách cho nó “vượt biên ra hải ngoại”. Nhờ vậy mà chúng ta mới có cơ hội được biết đến một số sự thật luôn bị cấm kỵ, không cho một ai ở trong nước được nói ra, hay được biết một cách tường tận.

TRUNG QUỐC - MỸ VÀ ASEAN - THẾ QUÂN BẰNG MỚI TẠI ĐÔNG NAM Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

TS Đinh Xuân Quân

(Tiếp theo và hết)

Tháng 9, 2010, TT Obama họp với các nước ASEAN tại NY đưa ra chính sách của Mỹ tại ĐNÁ – TBD. Mỹ-ASEAN sau hội nghị thượng đỉnh ở New York ra một thông cáo chung. Cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN tại New York khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. Điều quan trọng là tuyên bố Mỹ-ASEAN cho thấy một số vấn đề sau đây /:

TRUNG QUỐC - MỸ VÀ ASEAN - THẾ QUÂN BẰNG MỚI TẠI ĐÔNG NAM Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Bài “Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư” của Trương Nhân Tuấn trên Diễn Đàn Thế Kỷ / thật là đúng lúc để hiểu phần nào tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Hãy cám ơn các blogger

Nguyễn Hưng Quốc

Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội kiêm lễ mừng Quốc khánh Trung Quốc (1/10) và Đài Loan (10/10) tại Việt Nam đã chấm dứt có thể nói là một cách... thắng lợi. Không có biến cố nào đáng tiếc xảy ra trừ vụ nổ kho pháo ở sân vận động Mỹ Đình làm bốn người chết vào trưa ngày 6 tháng 10. Đọc báo chí chính thống trong nước, chỉ thấy toàn những lời ca ngợi. Đại khái đó là một lễ hội hoành tráng nhất trong lịch sử Việt Nam với trên 30 ngàn người tham gia diễu binh và diễu hành vào buổi sáng và trên 10000 văn nghệ sĩ cũng như cổ động viên tham gia văn nghệ vào buổi tối ngày chủ nhật 10/10. Chỉ cần nói thêm một điểm ít được báo chí trong nước nhắc đến: đó là một lễ hội tốn kém nhất từ trước đến nay với chi phí nghe nói lên đến 94 ngàn tỉ đồng Việt Nam, tương đương với 4,5 tỉ Mỹ kim.

Ghé thăm các Blog: 14/10/2010

BLOG MẸ NẤM



“Quân đội hoạt động với tư cách lực lượng yểm trở hậu cần khi cần và cứu trợ cho các tàu cá. Quân đội là lực lượng quân sự, không tham gia giải quyết vấn đề tàu cá bị bắt, vì đó là vấn đề dân sự”. - Nguyễn Chí Vịnh

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

SỔ TAY KINH TẾ THÁNG 10

Phạm Đỗ Chí

CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THI NHAU GIẢM TỶ GIÁ ĐỂ TĂNG TỐC PHỤC HỒI KINH TẾ (CENTRAL BANKS DEFLATE THEIR CURRENCIES TO INFLATE THE WORLD ECONOMY)

Trong tuần đầu tháng 10, thời sự kinh tế thế giới sôi nổi vì tin các ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng hay nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy thêm độ tăng trưởng kinh tế trong nước của mình.

Xã Hội Dân Sự còn là Đối trọng đối với Nhà Nước

Đoàn Thanh Liêm

Trong một bài trước đây, người viết đã có dịp trình bày về vai trò “Đối tác” (Counterpart) cuả Xã Hội Dân Sự đối với Nhà Nước. Cụ thể như trường hợp cuả Hội Hồng Thập Tự, các Hội Nhân Đạo Từ Thiện, Hội Hướng Đạo v.v… Trong bài này, tác giả xin trình bày về vai trò thứ hai cuả XHDS, đó là làm “Đối trọng” (Counterbalance) đối với Nhà Nước.

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Thăng Long – Oslo 1000 năm

Nguyễn Văn Thà ghi nhận

Năm 2000 là năm, theo khám phá mới của ngành khảo cổ Na Uy, đúng 1000 năm thủ đô Oslo, nước Na Uy, được thành lập. Họ cũng có tổ chức mừng. Tôi quan sát thấy họ bắn pháo bông chút ít tượng trưng, có mấy buổi hoà nhạc ngoài trời, hội thảo, diễu hành nhỏ; nói chung không tốn tải gì nhiều.

Mục sư Rick Warren và sự Nhập cuộc của tín đồ tôn giáo

Đoàn Thanh Liêm

Tại nước Mỹ kể từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, thì có nhiều vị mục sư nổi danh với ảnh hưởng rất lớn lôi cuốn được số đông quần chúng khắp nước Mỹ và cả ở ngoại quốc nữa. Trong số này, phải kể đến mục sư Billy Graham, mục sư Martin Luther King và mục sư Rick Warren.

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Kỳ 9 (Tiếp theo)

NGOẠI GIAO

Về ngoại giao nước mình đã đứng hẳn về phe cộng sản. Như vậy các nước tư bản ngại không muốn đầu tư vào Việt nam mà sự phát triển kinh tế sẽ chậm.

Khi Miên, Việt hục hặc nhau ở biên giới (nghe nói từ đầu năm 1976?) thì tôi đã ngạc nhiên; rồi đầu năm 1979, Trung hoa đem quân tàn phá mấy tỉnh cực bắc của mình thì ai cũng chán nản, kể cả một số bạn của tôi ở Bắc. Thế này thì tình anh em trong thế giới cộng sản cũng chẳng đẹp gì hơn tình giữa các nước tư bản với nhau ư?

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM: VÌ SAO CHƯA THỂ BAY CAO BAY XA?

Song Chi

Na Uy, một quốc gia nhỏ bé với dân số 4,8 triệu người, mỗi năm sản xuất khoảng trên 20 bộ phim truyện điện ảnh. Hồng Kông, dân số độ 7 triệu người nhưng lại là một trong những nền điện ảnh lớn nhất châu Á, thời hoàng kim mỗi năm sản xuất hơn 200 phim, nay còn khoảng 100 phim. Việt Nam, với dân số 86 triệu người, nhưng mỗi năm sản xuất chỉ khoảng trên 10 bộ phim! Tính trên tỷ lệ dân số, phải nói là quá ít! Đó là mới nói đến số lượng. Còn chất lượng? Vì sao điện ảnh Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có vị trí nào trên bản đồ điện ảnh thế giới? Câu hỏi này chắc không chỉ một lần làm day dứt những người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh và cả của quần chúng yêu mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy này. Trả lời câu hỏi này thật ra cũng không có gì là khó, thậm chí còn là “chuyện ai cũng biết”, nhưng để thay đổi và chấn hưng nền điện ảnh Việt Nam, điều đó chỉ ở cấp độ nhà nước mới có thể giải quyết.

Liên Minh quyền lợi Mỹ Hoa vẫn là một thực tế

Nguyễn Hoài Vân

Ngày 8 tháng 10 vừa qua, Zhou Xiao Chuan, Giám Đốc Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc, trong khuôn khổ Hội Nghị Thường Niên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đã từ chối lên giá đồng Yuan, trước áp lực chủ yếu đến từ Hoa Kỳ.

Hệ Thống và Lẽ Phải

Nguyễn Hoài Vân

Jérôme Kerviel, 33 tuổi, nhân viên buôn bán chứng khoán tại Pháp, vừa bị kết án 5 năm tù với 4,9 tỷ euros (6,8 tỷ Đô La) tiền bồi thường cho ngân hàng Sociéte Générale, nơi anh làm việc. Với mức lương của anh, người ta ước lượng anh sẽ phải mất nhiều ngàn năm mới trả được món nợ ấy !

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

TÁO ĐỎ







Thơ: Trần Mộng Tú

Em đi trong vườn táo
tháng mười mưa phùn rơi
những nhánh táo mầu đỏ
treo chùm quả mặt trời