Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog (29/09/2010)

BLO ĐÀO TUẤN

Đăng ngày: 10:51 29-09-2010

“Không phát sóng bộ phim “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long”, Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng bộ phim” - Cuối cùng sự kiện ngu dốt nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam cũng đã chấm dứt, vó ngựa của “Lý Triển Chiêu” đã phải dừng ngoài ải Nam Quan khi Hội đồng duyệt phim Quốc gia đưa ra ý kiến về bộ phim này. Tuy nhiên, đây chưa phải là quyết định cuối cùng, vì có lẽ, phải còn chờ ý kiến của bác Hùng, Phó Thủ tướng, người một năm trước đã có văn bản cho phép đưa bộ phim vào chương trình chính thức của Đại lễ.

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Tea Party: Con dao hai lưỡi cho đảng Cộng Hoà

Mai Loan

Thời gian có thể là kẻ thù hoặc là đồng minh của các chính trị gia, tuỳ theo tình hình hoặc những biến chuyển của thời thế. Chẳng hạn như đối với chính quyền Obama và phe Dân Chủ đang nắm quyền đa số tại Hạ Viện, cái tin (tương đối được coi là khả quan) mới được đưa ra vào tuần trước của viện nghiên cứu có tên là National Bureau of Economic Research, chính thức tuyên bố rằng cuộc suy thoái kinh tế được coi là trầm trọng nhất trong vòng 65 năm qua đã chấm dứt, có lẽ cũng chưa đủ để đem lại lạc quan cho họ. Bởi lý do đơn giản là chỉ còn có non hai tháng là cử tri trên toàn quốc sẽ đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử cho toàn thể các dân biểu tại Hạ Viện và 1/3 các nghị sĩ tại Thượng Viện Hoa Kỳ, một thời gian quá ngắn để có thể làm thay đổi cái nhìn khá tiêu cực của dân chúng hiện nay tại nhiều nơi trên nước Mỹ.

ĐI CHỢ

Ngự Thuyết

Kỳ 2 (Tiếp theo và hết)

Công viên buổi trưa mùa đông vắng teo. Cô đứng quan sát một chốc rồi chọn một chiếc ghế dài ngồi xuống, chiếc ghế dài đóng liền vào cái bàn gỗ nằm dưới tàn cây cổ thụ gần con đường nhỏ tráng xi măng dành cho người đi bộ. Cạnh con đường nhỏ đó là một con đường nhựa lớn một chiều xe cộ chạy liên tục. Ngồi đây không được yên tĩnh, nhưng vào sâu trong vuờn rộng lớn và vắng tanh như thế này lỡ có gì biết kêu ai, cô thầm nhủ. Thôi thì ngồi tạm nghỉ chân một chút rồi đi. Đi đâu nhỉ?

Sao Chùa Mãi Im

Nguyễn Văn Thà

”Con người, không phải là tâm điểm tĩnh của Thế giới
– như người ta tin tưởng bấy lâu nay;
nhưng là trục và mũi tên của sự Tiến hoá.”
Le Phénomène humain - Hiện tượng người, 1965 (tr. 24)1
Pierre Teilhar de Chardin,
linh mục dòng Tên, triết gia,
khoa học gia ngành cổ sinh vật học.


Hùng không phải là người ngoan đạo. Cái không ngoan đạo của anh chẳng dựa trên một chủ thuyết nào, mà trên những miếng đọc lơ mơ và cũng vì chây lười. Hùng lại vừa mới cưới vợ. Chàng năm mươi, nàng ba mươi. Nàng sùng đạo, đạo Phật. Nàng còn là bác sĩ y khoa tốt nghiệp đại học y dược thành phố HCM, Việt Nam; chàng, công nhân lò đốt rác thâm niên của sở vệ sinh Kyoto (Kinh Đô), Nhật Bản.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Tổng quan về hồi ký Tô Hoài


Tô Hoài là nhà văn không bao giờ già. Vì con người anh chưa bao giờ trẻ. Tô Hoài miên viễn là «buổi trưa mùa thu» «Mùa thu có những ngày không sáng, mà cũng không chiều » Nhưng vẫn có những chiều chiều. Những chiều chiều mãi mãi trong chúng ta.

Mừng nhà văn chín mươi tuổi

Đặng Tiến
Chiều Chiều
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chìu ruột đau
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu

Chiều chiều nhớ lại. Chiều chiều lại nhớ. Lại nhớ chiều chiều...

ĐI CHỢ

Ngự Thuyết


Sáng hôm đó trời đầy sương. Những tòa nhà, những ngọn cây như treo lơ lửng trên cao. Đèn xe hơi lố nhố, nhập nhòe khắp các ngả đường trông như ngàn vạn con mắt lửa muốn đâm xuyên thủng màn sương trắng đục. Tuy thế, nếu nhìn kỹ vào một chiếc xe buýt vừa đậu tại một trạm ngừng cũng có thể thấy một người con gái vừa bước từ xe xuống lề đường. Cô gái đứng tần ngần nhìn theo chiếc xe buýt vừa mới lăn bánh mà đã khuất nhanh trong mù. Cô đưa bàn tay hất ngược mớ tóc che khuất một bên mặt, rồi bước đi vội vã trên một đoạn đường ngắn dành cho người đi bộ trước khi băng ngang một bãi đậu xe rộng mênh mông để vào một khu chợ Mỹ.

PARIS - ĐẦU MÙA THU







đht

Paris hôm nay màn chiều mây thật thấp
Mây đen gần, mây trắng cuối phương xa
Hạt mưa trên lá vàng như đang khóc
Rơi trên mi lẫn nước mắt chan hoà

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

BIẾN CỐ VĂN HỌC CỦA THẾ KỶ 21

NGUYỄN HOÀI VÂN

(Tiếp theo và hết)

Ông Tỉnh Trưởng nhấm nháp tách cà phê, từ từ nhả một làn khói xì gà La Havane, rồi nhìn hắn, trả lời:

- Ừ, cái ý kiến làm một công viên có hồ nước ở trước nhà ga xe lửa cũng hay đấy! Nhưng có người lại đòi làm bãi đậu xe. Anh nghĩ sao ?

- Thưa bác, theo quan điểm hoàn toàn thẩm mỹ của cháu thì công viên hơn, nhưng cũng có thể có những ý kiến khác thiên về thực dụng… Nếu đưa vấn đề ra trước Hội Đồng Nhân Dân, không biết bên nào sẽ thắng?

ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)

RICHARD NIXON
NƯỜNG LÝ chuyển ngữ

Kỳ 4 (Tiếp theo) - 2.

Chiến tranh Việt Nam bắt đầu thế nào

Chiến tranh Việt Nam bắt đầu khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt. Cuộc chiến tại vùng Thái Bình Dương đã thay đổi hắn biên giới chính trị của vùng Đông Nam Á. Nó đánh dấu sự chấm dứt bá quyền của Nhật Bản trong vùng, và đáng kể nhất, là bắt đầu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Có một nguyên nhân dời đô khác?

Tạ Chí Đại Trường

Việt Nam tưng bừng chuẩn bị kỉ niệm Ngàn năm Thăng Long. Một lễ hội Nhà nước tân thời, bởi vì trong quá khứ không có triều đại nào định ôm tròn cả lịch sử của triều đại khác thu về tay mình như thế, và cũng chẳng ai kịp có phương tiện thừa mứa của thế giới kĩ thuật để mưu cầu hạnh phúc vật chất, thoả mãn tính phô trương, làm một cuộc kinh doanh quyền lực chính trị to lớn như bây giờ. Con người trên đà đi tới, có lúc phải sống trong một thế giới ảo được tạo dựng để lừa dối nhau, rồi cũng đi đến chỗ tự gạt gẫm mình, vì phải sống ở đó như là sự thật, và để chính trị trở thành lịch sử tiếp nối. Lịch sử đó đến nay đã ngập chìm trong một không khí huyền thoại, “truyền thống”, mang đầy những tin tưởng lí số quê mùa mà cao ngạo có vẻ không gì lay chuyển nổi. Nhưng quá khứ thì dù sao cũng không thể cải sửa. Ngàn năm trước, cuộc sống nhỏ bé hơn, bình thường hơn. Sử gia không đi tìm quần chúng thuộc hạ, sử gia cố gắng / may mắn vượt ra ngoài sự hấp dẫn / ràng buộc của miếng đỉnh chung thì chỉ thấy còn lại có những tờ giấy cũ nát, những chứng cớ tản mạn để gom lại thành cái gọi là quá khứ. Cho nên dù muốn đi tìm một lí do dời chuyển lịch sử khác của người ngàn năm trước thì tuy chỉ là không chịu làm người “chép” sử nhưng cũng thấy không phải cưỡng ép ai.
Chuyện chuyển đổi triều đại, trần trụi

BIẾN CỐ VĂN HỌC CỦA THẾ KỶ 21

Nguyễn Hoài Vân

Loay hoay mãi mà cái thảo trình điện thư vẫn bị kẹt. Không cách chi lấy thư xuống nổi. Hàng chữ : « không xác nhận được thân chủ của trương mục, xin đánh lại ký danh và mật mã » cứ hiện lên như thách thức. Đánh lại, vẫn thế. Tắt máy rồi bật lại vậy. Hắn đứng dậy vươn vai trong lúc bộ máy vi tính cũ kỹ rời Windows, rồi cọt kẹt từ từ chuyển động trở lại. Máy hắn rất thường bị kẹt từ khi bị người khách lạ cài vào cái hồ sơ khổng lồ quái dị nọ. Hắn bước ra ngả người trên chiếc ghế dài gần đó. Và nhớ lại.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Doãn Quốc Sỹ lại trở về

Vương Hữu Bột

LTS. Nhân dịp Diễn Đàn Thế Kỷ mở đầu mục Văn Khố với các tác phẩm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà báo Vương Hữu Bột gửi đến Ban biên tập bài viết của ông đã được đăng trên báo Thế Kỷ 21 số tháng 12 năm 1991 mừng nhà văn Doãn Quốc Sỹ mới được ra khỏi tù cộng sản vào thời gian ấy, mà chúng tôi hân hạnh đăng lại dưới đây.

Kèm với bản sao bài viết từ báo Thế Kỷ 21, ông cũng gửi cho chúng tôi hai bức thư ông đã nhận được sau khi số báo này phát hành, một của nhà văn Võ Phiến (từ Los Angeles, tháng 12, 1991), và một của cô Doãn Thị Ngọc Thanh là con của nhà văn Doãn Quốc Sỹ (từ Sydney, Úc châu, ngày 20 tháng 2 năm 1992). Chúng tôi xin đăng lại hai bức thư này trong phần Phụ lục ở cuối bài như những tâm tình một thời đối với bài viết của Vương Hữu Bột. DĐTK

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

(Tiếp theo) - Kỳ 7


GIÁO DỤC - VĂN HÓA

Giáo dục

Chính quyền rất coi trọng giáo dục, mở rất nhiều nhà trẻ, trường học từ mẫu giáo tới đại học. Giáo dục mới đầu hoàn toàn miễn phí (1), do đó có vẻ rất bình đẳng. Ở đại học, sinh viên nào cũng được trợ cấp mỗi tháng 18 đồng, tuy không đủ, nhưng cũng đỡ cho cha mẹ. Dĩ nhiên phải như vậy, nếu không thì không ai cho con học đại học được. Các đồng bào thiểu số cũng được dạy dỗ như người kinh, đó cũng là điểm đáng khen nữa.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kỳ 5 (Tiếp theo)

Thượng đế có liên quan gì đến chính sách ngoại giao? Theo lịch sử, những đất nước chịu ảnh hưởng của Kitô giáo và Hồi giáo đã phát triển một sức đẩy để phát tán quan điểm của họ đồng thời cải hóa thiên hạ theo đức tin của mình. Tinh thần truyền đạo ấy rõ ràng trong chính sách ngoại giao của những quốc gia khác nhau như Anh quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Saudi Arabia và Iran. Trong trường hợp của Hoa Kỳ và Anh quốc, có lẽ bởi vì họ quá mạnh cho nên chiều hướng có mục đích của Phản Thệ giáo nằm ngay trọng tâm chính sách ngoại giao của họ đã tạo thành một dấu hằn sâu trong các quan hệ quốc tế. Ngược lại, Trung quốc chẳng bao giờ đòi hỏi đến một ý hướng tương tự về định mạng. Chỉ đơn giản là một nước Trung quốc, trở nên một sức mạnh tầm thế giới, trong ý nghĩa của việc hoàn thành được mục đích lịch sử của mình. Họ chẳng cần phải phát tán bất cứ điều gì cho bất cứ ai để minh chứng chính mình. Do đó, khi Bắc kinh có vẻ như không hề chảy máu trưóc những vấn đề như nhân quyền, không chỉ có nghĩa giản đơn là chế độ ấy áp bức hay cầm giữ một quan điểm chính trị thô bạo về các quyền lợi của mình - dù rằng những điều ấy quả có một vai trò nào đó. Người Trung quốc nhìn những vấn đề này khác, không phải với một tập hợp những điều sai/đúng khó hiểu, mà với một ý nghĩa của tính thực tiễn vốn đã phục vụ như một triết lý dẫn đường .

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

THÚ UỐNG CÀ PHÊ 15 NĂM SAU

Cà phê Gloria Jean-Phạm Duy 90- Chú bạn hiền un petit café !

Hạ Long Bụt sĩ

Uống cà phê là một thích thú tinh thần, đệ ngũ khoái, sau cầm kỳ thi hoạ, uống một mình, trầm tư với hương thơm vừa bùi bùi chay cháy vừa đậm đà, hoặc quần ẩm với dăm ba anh em đất Bái, luận thăng trầm thế sự, đi về Tây, với ly expresso đen quánh nhỏ bằng ngón tay cái, đi về Đông với ly cà phê sữa đá... đi chiều nào thì vòng thần kinh cũng xoay quanh một tư duy tròn đầy tâm sự !

Ghé thăm các Blog [23/09/2010]

BLOG BS HỒ HẢI

NÊN LO HAY NÊN MỪNG?

Với những ngôi trường trung học có không gian rộng với nhiều họat động ngọai khóa rèn luyện kỹ năng sống và để học sinh có những buổi họat động với thiên nhiên thì làm sao trẻ có thời gian để đối xử nhau bằng nắm đấm?

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo

Nguyễn Hoài Vân

Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17 tháng 9 vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một nữ linh mục, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, quý khách bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin » ! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục... có vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha...

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai?

Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13 Đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng: Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế?

* Kéo dài „thời kì quá độ“ là tiếp tục đêm dài của bạo lực và đàn áp !
* Giành độc quyền cho Doanh nghiệp nhà nước là khuyến khích tham nhũng lên ngôi vua !
* Nguy cơ mất nước vì tâm lí tự ti và thái độ hèn nhát cúi đầu cầu vinh của nhóm lãnh đạo !
* Mọi tệ trạng văn hóa-xã hội và vấn nạn mất nước có thủ phạm là nhóm lãnh đạo vô đức, bất tài đang núp dưới bóng đảng độc tài !



Âu Dương Thệ

Kỳ 5 - (Tiếp theo và hết)

Lãnh đạo thoái hóa, bất tài và cúi đầu trước Bắc kinh nhưng lại vẫn muốn leo cao, ngồi lâu để tiếp tục độc quyền!

Tiếp nối cách lí luận chân lí một chiều, lú lẫm trước các tội ác đối với nhân dân và im lặng không dám nói tới kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của dân tộc, trong phần cuối của bài “Sự phát triển nhận thức của Ðảng ta từ Cương lĩnh năm 1991 đến nay” Nguyễn Phú Trọng đã lập lại các luận điểm cũ rích, lạc hậu và hoàn toàn bất khả thi về „xây dựng Đảng“. Trong đó ông vặn lại dây cót phát thanh: „Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn; tăng cường xây dựng Đảng trong sạch…“ Ở đây ông Trọng chỉ lập lại những điều biết rồi khổ lắm nói mãi, nhai lại trong mấy chục năm qua, hoàn toàn không đưa ra một giải pháp mới, một cách nhìn mới nào! Đã thế ông vẫn đưa ra đòi hỏi ngang ngược là, phải tiếp tục giữ độc quyền cho Đảng, tức là độc quyền cho nhóm tham nhũng cả quyền lẫn tiền. Ông khẳng định „Đảng ta là đảng cầm quyền“ và tự tâng bốc „luận điểm này là một bước phát triển mới rất quan trọng về nhận thức của Đảng trong 20 năm qua.“

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai?

Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13 Đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng:
Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế ?


* Kéo dài „thời kì quá độ“ là tiếp tục đêm dài của bạo lực và đàn áp !
* Giành độc quyền cho Doanh nghiệp nhà nước là khuyến khích tham nhũng lên ngôi vua !
* Nguy cơ mất nước vì tâm lí tự ti và thái độ hèn nhát cúi đầu cầu vinh của nhóm lãnh đạo !
* Mọi tệ trạng văn hóa-xã hội và vấn nạn mất nước có thủ phạm là nhóm lãnh đạo vô đức, bất tài đang núp dưới bóng đảng độc tài !

Âu Dương Thệ

Kỳ 4 - (Tiếp theo)
Chủ nghĩa cuồng tín cộng với đảng trị đẻ ra các quái thai trong văn hóa và pháp luật: hận thù, bạo lực, lai căng, đạo đức giả, tham nhũng và quyền-tiền ngồi trỗm trệ trên pháp luật

Trong phần về văn hóa và pháp luật ông Trọng đã nói tới những đóng góp to lớn của ý thức hệ Marx-Lenin và công lao của đảng trong việc phát triển văn hóa này vào VN trong gần 60 năm qua và từ đó ông đi đến kết luận được coi là hướng đi của văn hóa trong giai đoạn tới thể hiện trong Cương lĩnh Chính trị 2011: „Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội phải làm cho chủ nghĩa Mác-Lê-nin …giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.“

HÔN PHỐI TRĂNG

Trần Mộng Tú







Em đi song song với trăng
đường sáng quá và hàng cây sáng quá
hai bàn chân em lấp lánh
hai cánh tay em mạ vàng
mười ngón tay em như hai chùm hoa đuốc

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Peter F Drucker: Một con người chính trực (1909 – 2005)

Đoàn Thanh Liêm


Peter Ferdinand Drucker sinh năm 1909, tại thành phố Vienna, thủ đô nước Áo. Ông mới qua đời tại thành phố Claremont, thuộc miền Nam California vào năm 2005, ở tuổi thọ 96. Trong suốt trên 60 năm ông chuyên dậy học tại nhiều trường đại học ở Mỹ, viết rất nhiều sách chuyên về vấn đề quản lý, và đồng thời còn làm cố vấn cho rất nhiều đại công ty kinh doanh tư nhân, cho các cơ quan chánh phủ tại ba quốc gia Mỹ, Nhật và Canada, và đặc biệt ông đã tận tình hỗ trợ cho các tổ chức thiện nguyện bất vụ lợi.


Những suy nghĩ từ sự kiện bộ phim "Lý Công Uẩn-Đường đến thành Thăng Long"

Song Chi
... việc làm phim lịch sử phải hết sức cẩn trọng, cần phải theo dõi, giám sát kỹ lưỡng; những người làm phim không thể cứ thấy có tiền là làm cho bằng được, bất kể tiền đó từ đâu (từ ngân sách của nhà nước tức tiền thuế của nhân dân hay từ tiền của… nước lạ), còn những người chịu trách nhiệm biên tập, giám sát... khi “tiền trách nhiệm” đã bỏ vào túi rồi thì mặc cho những người thực hiện muốn chế biến, xào nấu ra sao thì ra, đến khi phim đã làm xong, hậu quả tai hại, dư luận lên tiếng thì mới tìm cách sửa chữa, là sửa bằng cách nào?

Ghé thăm các Blog

Mù văn hoá

Trong một cuộc nhàn đàm về dân trí và quan trí nước nhà, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nói : “Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu.Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của dân.” Quả thật, Nhà thơ đã nói không sai chút nào.

THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG SAU THÁNG TƯ 1975

Tết Bính Thìn

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành
Gà lợn om xòm r?i bức tranh
Rằng vách có tai, thơ có họa
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.

Một bức thư chứa nhiều tư liệu

Saigon 15.9.1999

Thân mến gửi anh Đặng Tiến,

Ngày 25.8 vừa qua, tôi đã nhận được những bài thơ họa của anh, và thư thơ của anh Chương viết cho anh, mà anh đã phôtô lại.

Chưa kịp viết thư hồi âm, thì hôm 14.9.99 thật bất ngờ Thầy Thanh Tuệ ở Pháp về, đã đến gặp tôi. Thầy phải xưng danh tôi mới nhận ra, gần 30 năm rồi làm sao nhận được. Hồi trước, Thầy mặc nâu sồng... nay mặc âu phục... Vả lại hồi đó tôi cũng ít tiếp xúc, chỉ hai, ba lần là cùng.

ĐÊM * THƠ * VŨ HOÀNG CHƯƠNG




Đoạn văn dưới đây là phần chính bài nói chuyện của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương ngày 16-1-1975 tại phòng trà Khánh Ly, đường Tự Do, Sàigòn.

Thanh Tâm Tuyền

Sự hiện diện của các bạn cùng chúng tôi hôm nay là một cuộc tôn vinh cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Chẳng những cho riêng thi sĩ, người suốt đời chỉ biết làm thơ - không biết, không thể làm gì khác - mà còn cho tất cả mọi thi sĩ và qua các thi sĩ là một cuộc tôn vinh cho Thơ.

Tưởng niệm Vũ Hoàng Chương: Mai Thảo kể lại

LTS. Những dòng dưới đây của Mai Thảo kể lại một buổi họp mặt văn nghệ tại nhà Vũ Hoàng Chương, có lẽ là lần cuối cùng, mà chúng ta còn biết được trước khi miền Nam sụp đổ.

25.1.75
Cùng trở lại Út Viên biệt thự với Cung Tiến, Phan Lạc Phúc, Thái Tuấn, Hoài Bắc, Thanh Nam. Trao tận tay Vũ số tiền 600 ngàn đã trừ mọi phí khoản thu được về đêm thơ ở Khánh Ly trà thất. Tóc Vũ như tóc thằng bờm, bờm hết mọi sợi. Chân cẳng Vũ, hai cái ống trúc, làm khẳng khiu cả một vùng cầu thang. Bàn ghế dẹp, theo yêu cầu. Chiếu trải trên nền phòng. Cảnh tượng tháo giầy cùng dăm thế ngồi dân tộc tính gợi không khí một họp mặt tiền chiến của đám thi sĩ Tiểu Thuyết Thứ Bảy đầu bù tóc rối.

Vũ Hoàng Chương (1915 - 1976)

Đặng Tiến sưu tầm và cập nhật

Chính quán: xã Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên

Sinh quán: thành phố Nam Định

Năm sinh: Ất Mão (1915), tháng Tư, ngày mồng Một, trên giấy khai sinh đã ghi 5.5.1916.

Gia đình khoa bảng giàu có. Bố tên Vũ Thiện Thuật, làm tri huyện, nho học uyên thâm, sành văn học, mất 1941; mẹ họ Hoàng, hay chữ và chơi đàn nguyệt, buôn gạo tại Bến Thóc, Nam Định, mất tại Sài Gòn, 1961,(?).


TƯỞNG NIỆM VŨ HOÀNG CHƯƠNG

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương qua đời ngày 6 tháng 9 năm 1976 (ngày âm lịch là 13 tháng Tám).

Hôm nay Diễn Đàn Thế Kỷ tưởng niệm ông, một nhà thơ hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20, bằng một bảng tiểu sử chi tiết do nhà nghiên cứu văn học Đặng Tiến sưu tầm; hai bài viết về ông, một của Mai Thảo, một của Thanh Tâm Tuyền đăng trên báo Văn – Sài Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1975; một bức thư đề ngày 15-9-1999 của bà Vũ Hoàng Chương nhũ danh Đinh Thị Thục Oanh gửi cho nhà nghiên cứu Đặng Tiến ở Pháp; và sau cùng là một số bài thơ của nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm sau tháng Tư 1975 vốn ít được phổ biến bằng các tác phẩm đã in của ông trong thời gian trước.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai?

Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13
Đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng:

Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế ?

* Kéo dài „thời kì quá độ“ là tiếp tục đêm dài của bạo lực và đàn áp!
* Giành độc quyền cho Doanh nghiệp nhà nước là khuyến khích tham nhũng lên ngôi vua!
* Nguy cơ mất nước vì tâm lí tự ti và thái độ hèn nhát cúi đầu cầu vinh của nhóm lãnh đạo!
* Mọi tệ trạng văn hóa-xã hội và vấn nạn mất nước có thủ phạm là nhóm lãnh đạo vô đức, bất tài đang núp dưới bóng đảng độc tài!

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai?

Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13
Đặt thẳng Vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng:
Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế?

Âu Dương Thệ
Kỳ 2 (Tiếp theo)

Nhắm mắt sao chụp nguyên bản tại sao lại vẫn bảo là „trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn“? „Thời kì quá độ“ bao trùm bạo lực, vô nhân còn muốn kéo dài tới bao giờ ?

Trong phần „Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp“, ngay phần đầu ông Trọng đã khẳng định: „Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Ðảng ta luôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.“ Nhưng liền đó Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận: „Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Ðó là điều mà Ðảng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để làm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của nước ta.“

Đại hội 11 đi về đâu và phục vụ ai?

Nhân dịp trước Hội nghị Trung ương 13
Đặt thẳng vấn đề với ông Nguyễn Phú Trọng:
Cương lĩnh Chính trị 2011 sẽ như thế?

Âu Dương Thệ
Kỳ 3 (Tiếp theo)

Nhân dân VN không biết xã hội Cộng sản (nếu có) có phải là thiên đàng chính trị hay không. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày gần 90 triệu dân VN đang phải chịu đựng những đàn áp về tinh thần, các quyền tự do căn bản bị tước sạch; mọi thành phần đang bị bịt mắt, bịt miệng và bịt tai; ai chống đối thì bị quẳng vào nhà tù. Không những thế, đại đa số nông dân và công nhân vẫn phải chịu đựng trong cảnh đói nghèo và bị bóc lột không khác thời thực dân ở đầu thế kỉ trước. Rõ ràng thời kì quá độ gần 60 năm qua của Chủ nghĩa Xã hội cũng chính là thời kì VN biến thành trại giam khổng lồ, là địa ngục trần gian, là tụt hậu và nghèo đói. Trong đó bọn đao phủ và bọn bóc lột chính là các Ủy viên Bộ chính trị! Nay Nguyễn Phú Trọng lại hô hào tiếp tục luẩn quẩn trong „giai đoạn quá độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản“ là giam cầm thể xác và tinh thần nhân dân tiếp tục, là đẩy đất nước càng rơi sâu vào tụt hậu và đói nghèo, là để cho chủ nghĩa cuồng tín, ngu dốt và cái ác thống trị xã hội!

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog 16 tháng 9, 2010

BLOG NGUYỄN XUÂN DIỆN
10-09-2010
BÌNH LUẬN NÓNG VỀ PHIM LÝ CÔNG UẨN
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/09/binh-luan-nong-ve-phim-ly-cong-uan.html

Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim
“LÝ CÔNG UẨN - ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG"

GS Nguyễn Đăng Hưng

Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!


Rằng Quen Mất Nết Đi Rồi

Trần Mộng Tú







Dân Việt quen nhiều hơn lạ
quen đọc thơ cụ Nguyễn Du
quen nhịn thở thời Pháp thuộc
quen nhục khi phải cống Tầu
quen mấy chục năm nội chiến
nước mắt quen như nước mưa

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư

Trương Nhân Tuấn

Kỳ 1

Tranh chấp hai bên Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư trở nên căng thẳng từ tuần lễ đầu tháng 9. Quần đảo này hiện do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc và Đài Loan cùng dành chủ quyền. Trung Quốc (và Đài Loan) chỉ mới lên tiếng đòi hỏi chủ quyền quần đảo này vào năm 1972, sau khi Hoa Kỳ trả lại cho Nhật quần đảo Nam Tây (Nansei, tức chuỗi đảo kéo dài từ Đài Loan đến đảo Kyūshū, bao gồm quần đảo Điếu Ngư). Việc tranh chấp ngày càng thêm gay gắt sau khi có dự đoán vùng thềm lục địa khu vực các đảo Điếu Ngư có trữ lượng dầu khí lớn. Từ năm 1982, luật Quốc Tế về Biển lại cho phép các đảo có vùng biển « kinh tế độc quyền – ZEE - Zone Economique Exclusive » và thềm lục địa riêng. Do đó các đảo này trở nên rất quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về chiến lược (đối với tham vọng ra « biển xanh » của Trung Quốc).


Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư

Trương Nhân Tuấn

Kỳ 2 (Tiếp theo và hết)

2. Phương hướng giải quyết:
Với hồ sơ về chủ quyền thiếu cơ sở vững chắc, người ta không ngạc nhiên trước đây về các đề nghị « gác tranh chấp cùng khai thác » của các cấp lãnh đạo Trung Quốc, bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình. Đề nghị này dĩ nhiên không được sự hưởng ứng tích cực của Nhật. Khác biệt giữa Nhật và Trung Quốc về vùng biển thuộc quần đảo Điếu Ngư đã đưa đến sự chồng lấn theo bản đồ như sau:


Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Điểm sách: HẠNH PHÚC XÓT XA, Tạp ghi của HUY PHƯƠNG

Phạm Phú Minh


(Bài này đã được trình bày trong buổi ra mắt sách HẠNH PHÚC XÓT XA của Huy Phương tại báo Người Việt, Nam California, ngày 19 tháng 8, 2010. Mời độc giả xem phần hình ảnh buổi ra mắt sách do ông bà Đinh Sinh Long thực hiện, qua slide show trên trang này.)

Những cuốn Tạp Ghi của Huy Phương ra đời từ mấy năm nay trong cộng đồng chúng ta tôi cho là một hiện tượng đặc biệt. Từ bảy năm nay, bắt đầu từ 2003, cách nhau cứ vài ba năm, nhà văn Huy Phương lại cho ra mắt một cuốn sách, tập họp những bài viết ngắn mà ông gọi là Tạp ghi. Gọi là đặc biệt không chỉ vì khả năng sáng tác đều đặn của một người nay tuổi đã ngoài bảy mươi, nhưng phần chính là vì nội dung phong phú, và ngày càng phong phú, của các cuốn tạp ghi mà ông xuất bản. Sau bốn cuốn Nước Mỹ Lạnh Lùng (2003), Đi Lấy Chồng Xa (2006), Ấm Lạnh Quê Người (2007), Nhìn Xuống Cuộc Đời (2009), hôm nay chúng ta có cuốn thứ năm của ông vừa xuất bản, cuốn Hạnh Phúc Xót Xa.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Nước Bỉ : một quốc gia đang biến mất ?

Ngày 3 tháng 9 vừa qua, Elio di Rupo, chủ tịch đảng Xã Hội, « thủ tướng dự bị » của Vương Quốc Bỉ, đã buộc phải từ chức. Ba tháng sau cuộc bầu cử Quốc Hội, ông vẫn không thành lập được chính phủ... Mặc dù Vua Albert đệ nhị chưa chính thức chấp nhận đơn xin từ chức này, người ta không thấy nhiều hy vọng trong việc giải quyết một cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2007, đe dọa sự sống còn của nước Bỉ.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TRÒ CHUYỆN VỚI DỊCH GIẢ PHẠM VIÊM PHƯƠNG

Song Chi

“Văn học dịch ở Việt Nam trông như cái rổ, đầy lỗ thủng.”

Trong cái thị trường sách dịch hỗn loạn như ở Việt Nam lâu nay, người đọc nghiêm túc không phải chỉ chọn lựa tên tác phẩm, tác giả mà cả tên của dịch giả để đảm bảo chất lượng của cuốn sách mình sẽ đọc. Và Phạm Viêm Phương là một trong số ít những cái tên dịch giả có thể đảm bảo chất lượng cuốn sách.


hôm qua trung hậu gọi

[mê linh đây 504!! mê linh đây 504!!nghe rõ trả lời... cuốn chiếu về hotel]

lúc này phe ta và phe địch
dính nhiều trên tuyến lửa áo cơm
tối nghe mày gọi gom bi hết
về houston sống có đỡ hơn

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kẻ Thách Thức - (Tiếp theo) - Kỳ 4
Nhiều quan chức ngoại giao Trung quốc kỳ cựu đã phấn khích khi bàn về công cuộc vươn đến sức mạnh của Trung quốc. "Chuyện ấy làm tôi kinh sợ", Wu Jianmin, viện trưởng Viện Đại học Đối ngoại của Trung quốc đồng thời là cựu đại sứ Trung quốc tại LHQ đã nói như thế. "Chúng tôi vẫn còn là một nước nghèo, đang phát triển.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Sáu mươi năm nhìn lại Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Phạm Cao Dương

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Bãi Ô Quắn

Nguyễn Tường Thiết

Đại lộ Trần Phú chạy dọc bờ biển Nha Trang ngăn đôi bãi cát với một dẫy những khách sạn cao tầng. Chiều xuống. Nắng còn gắt lóa trên mặt biển phía xa sau dẫy cây bàng rậm lá. Từ khách sạn Hải Yến đi ra có hai người bận đồ tắm, một đứa bé con giắt tay một ông già đi về hướng biển. Đến chỗ giữa đường nơi có lề đất ngăn đôi thằng bé đưa tay cản ông già đứng lại chờ đoàn xe máy chạy qua. Xe vãn. Ông già lụm khụm ôm bọc khăn tắm theo thằng bé bước qua đường.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

PAULO FREIRE VÀ CHỦ TRƯƠNG “GIÁO DỤC GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI” (Paulo Freire: 1921-1997)

Đoàn Thanh Liêm
(Tiếp theo và hết)
II – Giáo Dục Giải Phóng Con Người : Nội dung & Ảnh hưởng
Trước khi đề cập đến nội dung của chủ trương “Giáo dục Giải phóng Con người” của Paulo Freire, người viết xin được kể sơ lược về cái duyên hạnh ngộ với nhà tư tưởng nổi danh này, xuất thân từ xứ Brazil là quốc gia đông dân nhất của Châu Mỹ La Tinh. Đó là vào cuối năm 1970, trong dịp tham dự một hội nghị quốc tế tại Paris, nhằm thành lập Institut Oecuménique au service du Développement des Peuples ( INODEP = Viện Đại kết Phát triển các Dân tộc), tôi đã được gặp đích thân Paulo Freire là một thuyết trình viên chính của Hội nghị, mà ông cũng còn được bầu là vị chủ tịch của INODEP.

VÀI DỮ KIỆN ĐỂ HIỂU AFGHANISTAN 2010

TS. Đinh Xuân Quân

Năm 2007 xong nhiệm vụ làm dự án Cải Cách Hành Chánh cho chính phủ trung ương Afghanistan, tôi đi Iraq để tiếp tục làm việc tại đây. Sau Iraq, tôi đã làm một số dự án khác tại nhiều vùng Phi châu, Âu châu và các vùng hậu chiến.

Sau 4 năm, năm 2010 tôi lại trở lại Afghanistan với một nhiệm vụ mới – làm cố vấn cho Bộ Trưởng Kinh tế. Việc này gần sở thích của tôi hơn vì tôi là một chuyên gia về phát triển kinh tế.

TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN

Nguyễn Hoài Vân

Kỳ 4 (Tiếp theo và hết)
III) Tôn Giáo nhìn như một món hàng

Trong các siêu thị, đền thờ của Thần Tiêu Thụ, bên cạnh những bó rau, tảng thịt, khứa cá, ống kem đánh răng, những quần lót, hay lon bia đủ loại, người ta có thể nhìn thấy đó đây những sách, báo, đĩa, phim, về Đạt Lai Lạt Ma, Gioan Phao Lồ II, “mẹ” Theresa, “chị” Emmanuelle, hay “cha” Pio... Các tín đồ của “đạo thị trường” có thể vừa thờ cúng Thần Tiêu Thụ, vừa chạy theo sự giảng dạy của đủ thứ thần thánh khác. Trong một giây phút, họ có thể chuyển từ Đạt Lai Lạt Ma sang “mẹ” Theresa, với cùng một sự ngưỡng mộ, thờ kính, trước khi chọn một miếng phó mát cho bữa ăn chiều... Tôn giáo đã trở thành một món hàng!

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Miếng pho-mát trong bẫy chuột

Blog Đào Tuấn

Có hai món quà triệu đô đã được nói tới trong chỉ hai tuần qua. Món thứ nhất là khối mô hình quy hoạch chung thủ đô trị giá hơn 3 triệu USD được đối tác "tặng không" cho Việt Nam. Và món quà thứ hai, còn to hơn, là những đồng Yên mà Nhật Bản "cho không" để lập dự án Đường Sắt Cao Tốc (ĐSCT).

Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

Nguyễn Hoàng

(Bài viết nhân vụ Vinashin thất thoát trên 80 nghìn tỷ)

Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rất nặng nề có thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá hoại mà thôi. Hiện tại chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được loại quốc gia đại nạn này.

Ghé thăm các Blog

BLOG NGUYỄN QUANG THÂN
“THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO”
http://thanngan.tk/

Gần đây có nhiều rắc rối xẩy ra trên một số địa bàn cả nông thôn lẫn thành thị do người dân “tự xử” những bức xúc của mình. Không kể những vụ xã hội đen – những kẻ tự đặt mình ra ngoài vòng pháp luật để thanh toán mâu thuẫn với nhau – có nhiều vụ lộn xộn lớn nhỏ đều do dân chúng tự phát “thế thiên hành đạo”, cho mình cái quyền thay thế pháp luật để giàn xếp mâu thuẫn hay bức xúc trong nội bộ nhân dân. Nông dân vây trạm điện, nhốt cán bộ, công nhân để chống đối cắt điện bất công. Dân làng mang xác người nghi ngờ bị công an đánh chết oan lên huyện, lên tỉnh làm áp lực đòi công lý, người có đất ngăn chặn thi công dự án, từ chối đền bù v.v. Đó là những chuyện lớn. Chuyện nhỏ (thực ra cũng không nhỏ vì thường xẩy ra án mạng) như mấy kẻ trộm chó bị đánh chết và đốt xe, người bị hại ra tay trước để trả thù hay lấy lại quyền lợi vật chất hay danh dự, vợ vì ghen tuông, vì tới hạn sức chịu đựng do bị bạo hành, đã tự tay giết chồng hay tuyên án cắt “của quý” của chồng mà không nhờ cậy hay kiên nhẫn chờ pháp luật phân xử.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog

BLOG ĐÀO TUẤN
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk
Bán thân báo hiếu
Đăng ngày: 11:07 29-08-2010
Thư mục: Xã hội ba đào

Lại thêm một vụ mua vợ bị cảnh sát hình sự phát hiện tại TP HCM hôm 27-8. 17 cô gái vùng ĐBSCL tuổi mới đôi mươi xếp thành một hàng uốn éo, khua chân đập tay... múa để cho 2 chú rể Hàn Quốc- người trẻ 45 tuổi, người già 56 tuyển chọn.

Không biết đây là vụ thứ bao nhiêu bị phát hiện, cũng không biết sẽ còn bao nhiêu vụ mua bán nữa sẽ diễn ra bởi số bị lộ thường ít hơn rất nhiều so với thực tế. Nhưng rõ ràng đây không còn đơn thuần là câu chuyện xã hội nhỏ của 17 cô gái và 2 ông "chồng" già. Vấn đề nằm ở nguyên nhân xô đẩy các cô vào cuộc bán thân đầy phiêu lưu và không ít tủi nhục.


Bức tường của các huyễn tưởng

Dương Thu Hương

“… dưới vẻ tưng bừng náo nhiệt của Sài Gòn và Hà Nội vẫn tồn tại dai dẳng một hiện thực tàn khốc. Hiện thực ấy được tóm tắt như sau: bóng đêm, rắn rết và nước mắt …”

Giữa hai cá thể luôn luôn tồn tại một bức tường vô hình.

Ấy là sự nhầm tưởng. Sự nhầm tưởng nảy sinh trên những khác biệt về văn hoá, cách cảm thụ và nhận thức đời sống, thiên hướng và ảo tưởng (bởi các ảo tưởng là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống của con người). Khi bức tường ngăn cách hai cá thể không đủ cao để che khuất tầm mắt, người ta còn có thể hiểu nhau. Nếu bức tường che chắn đường chân trời, sự cảm thông là bất khả.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ

Trần Gia Phụng

1.- RỒNG BAY CÁCH ĐÂY MỘT NGÀN NĂM

Sau khi đảo chánh, lật đổ nhà Tiền Lê vào cuối năm 1009 (kỷ dậu), Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 (canh tuất), lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028), lập ra nhà Lý (1010-1225). Việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, và đổi tên là Thăng Long vào tháng 7 năm Canh Dần.

TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN

Nguyễn Hoài Vân

(Tiếp theo) - Kỳ 3

II) Tôn Giáo : nền tảng luân lý của một xã hội

Theo một lý thuyết xã hội học danh tiếng (Emile Durkheim: “Formes élémentaires de la vie religieuse”) thì mô hình tổ chức xã hội là một trong những nển tảng đưa đến sự hình thành của các tôn giáo. Để tồn tại và phát triển từ giai đoạn sơ khai, các xã hội con người phải đặt vấn đề tổ chức, với những quy luật và hệ thống giá trị. Các quy định « tốt, xấu » này, theo Durkheim, chỉ vững vàng khi mang ý nghĩa linh thiêng, tôn giáo. Tức là tôn giáo, hay một biến thái của tôn giáo, bắt buộc phải hiện hữu trong bất cứ xã hội nào.

ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (RICHARD NIXON – NO MORE VIETNAMS – NEW YORK: ARBOR HOUSE, 1985)

Nường Lý chuyển ngữ

(Tiếp theo) - Kỳ 3

Hoang tưởng III: Câu trả lời hay nhất cho “chiến tranh giải phóng quốc gia” của Cộng Sản là ngồi vào bàn thương thuyết mà không cần sự yểm trợ của sức mạnh quân sự.

Tương tự như mọi hoang tưởng về Chiến tranh Việt Nam, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được giữa kẻ “thực sự tin tưởng” và kẻ “lợi dụng niềm tin” để đạt đến mục đích cuối cùng của họ. Một số người không muốn Hoa Kỳ hỗ trợ các chính quyền không Cộng Sản vì họ nghĩ mọi sự sẽ tốt đẹp hơn khi Cộng Sản nắm chính quyền. Những người khác tin rằng khả năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị vô hiệu hóa trong sự xung đột tại thế giới thứ ba vì chúng ta đã không sử dụng được sức mạnh quân sự của mình tại Việt Nam. Sau rốt, họ lý luận rằng, vì chúng ta bị một nước nhỏ tí xíu như Bắc Việt Nam đánh bại trận, chúng ta hẳn đã quên mất cách “làm thế nào để chiến thắng.”

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kẻ Thách Thức
(Tiếp theo) - Kỳ 3

Nhiều người cầm bút ở Mỹ đã vội vàng khẳng định là Trung quốc bác bỏ nhận định rằng thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi về chính trị - chủ nghĩa tư bản sẽ dẫn đến dân chủ. Tuy Trung quốc có thể chứng tỏ là một ngoại lệ nhưng còn quá sớm để nói như thế. Quy luật ấy đã đúng ở mọi nơi từ Tây Ban Nha đến Hy Lạp, từ Nam Triều Tiên đến Mễ Tây Cơ: những quốc gia mà công cuộc thị trường hóa và hiện đại hóa đã bắt đầu thay đổi chính trị vào thời điểm họ đạt được tình trạng thu nhập trung bình (phân loại một cách chung chung là vào khoảng giữa $5000 và $10.000). Do bởi mức thu nhập của Trung quốc vẫn còn thấp hơn mức ấy, không thể lập luận rằng đất nước này đã có thể xác định được khuynh hướng này.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Paulo Freire và chủ trương “Giáo Dục Giải phóng Con người” (Paulo Freire : 1921 – 1997)

Đoàn Thanh Liêm


Paulo Freire sinh năm 1921 tại Brazil. Ông học Luật và Triết học, nhưng lại dấn thân vào công cuộc giáo dục đặc biệt cho giới tráng niên, nhằm gây ý thức cho đại chúng phải mạnh dạn tự giải thoát mình ra khỏi tình trạng áp bức nặng nề, tàn bạo của xã hội đương thời. Vì có tư tưởng và hành động cấp tiến như vậy, nên ông bị giới quân nhân cầm quyền bắt buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài, từ năm 1964, mãi cho đến năm 1980, ông mới có thể trở về quê hương mình được.

Bốn mươi năm sau ĐỌC LẠI TÁC PHẨM MÌNH

Trang Châu

Cuốn Y Sĩ Tiền Tuyến được viết thành một bút ký dài với mục đích tiên khởi là để dự thi Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc do nền Đệ Nhị Cộng Hòa tái lập vào năm 1969. Giải thưởng nầy, được thiết lập dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, bị gián đoạn sau cuộc chính biến năm 1963. Tôi còn nhớ mình hăm hở viết, được trang nào là đưa cho người hạ sĩ quan thư ký đánh máy. Lúc ấy tôi đang là Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy kiêm y sĩ gây mê của bệnh viện Đỗ Vinh của Sư Đoàn Dù.


TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN

`

(Tiếp theo) - Kỳ 2

Làm thế nào để Tôn Giáo có thể tiếp tục giúp ích được cho vấn đề « Con Người » trước làn sóng công kích mãnh liệt vừa nói?

Có lẽ phương cách hay nhất là giảm bớt gò bó, trói buộc trong những quan niệm siêu hình về Chúa, về Phật, về bản chất Con Người, và lún chìm trong những hệ luận, nào lành nào dữ, rồi tốt xấu, đúng sai, giải thoát, đọa đày v.v..., dựa trên những quan niệm siêu hình ấy.

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

GẬT

Song Thao

Trên Diễn Đàn Thế Kỷ nhà thơ Trần Mộng Tú có bài thơ “Miếng Đêm” dài 16 câu mà bà ghi rõ là “gửi người hay mất ngủ”.

Em cho anh thuê giấc ngủ của em
giấc ngủ yên bình từ đêm đến sáng
giấc ngủ có những giấc mơ không mầu
mơ đến rồi đi như mây lãng đãng

TƯƠNG LAI TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI HẬU TÂN TIẾN

Nguyễn Hoài Vân

Tôn giáo có vẻ là một vấn đề gây nhiều quan tâm trong cái xã hội « hậu tân tiến » mà chúng ta đang sống. Mặc dù nhiều thành phần ưu tú của xã hội ấy không ngừng tuyên dương sự chết của Thiên Chúa. Mặc dù đa số các trường phái tư tưởng hiện đại xem mọi niềm tin tôn giáo như thuộc về một thời kỳ ấu trĩ, phải bỏ lại sau lưng. Và mặc dù phần lớn các nhà chính trị nỗ lực bảo vệ tính chất thế tục của quốc gia, từ chối mọi liên hệ với những giá trị tôn giáo, thậm chí còn coi tôn giáo như độc

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III

Kỳ 6 - (Tiếp theo)
b. Công nghiệp
Xí nghiệp quốc doanh nào cũng lỗ nặng. Người ta không hề tính sản xuất một hóa phẩm phí tổn mất bao nhiêu, bán ra được bao nhiêu, lời hay lỗ. Cứ việc sản xuất, lỗ cũng không sao, bán không được thì bắt dân tiêu thụ hoặc đổ đi.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN THẢO TRƯỜNG

LTS. Để tưởng nhớ nhà văn Thảo Trường vừa qua đời, chúng tôi mời quý độc giả theo dõi buổi trò chuyện giữa ông với Phạm Phú Minh vào ngày 4 tháng 8 năm 2008, trong dịp tuyển tập Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết của ông vừa phát hành.

Phạm Phú Minh: Thưa nhà văn Thảo Trường, chúng tôi nhận được tin vui là anh vừa in xong Tuyển Tập của anh, xin được chúc mừng anh. Sau một thời gian dài cầm bút, nay in Tuyển Tập thì chắc là anh có ý định tạm thời làm tổng kết cho việc viết lách của mình? Tính đến bây giờ thì anh đã viết văn trong bao nhiêu năm, và đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm?

sáng nghe tin buồn nhìn tác phẩm nhà văn Thảo Trường / ở nhà quàn, thấy tập truyện Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết * trên bàn thờ

sáng nghe tin buồn
nhìn tác phẩm nhà văn Thảo Trường

"Hà Nội Nơi Giam Giữ Cuối Cùng" và "Chạy Trốn"
Đánh máy chưa xong tác giả bỏ đi rồi

Thấy sang bắt quàng làm họ

Mai Loan

Có lẽ đây là một tật xấu rất khó chịu nhưng đã trở thành một thói quen mà nhiều người mắc phải trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại nhưng lại vô tình không để ý đến. Nó thường được sử dụng một cách dễ dàng và tuỳ tiện mỗi khi người ta muốn vinh dự những người Việt khác với những thành tích xuất sắc và nổi bật trong cộng đồng thế giới, với ngụ ý ngầm như muốn nói với người bản xứ rằng người Việt chúng tôi cũng có những người rất khá như vậy (và có lẽ cũng để vuốt ve phần nào cái tự ái cá nhân của mình.


Giới thiệu sách “Giving” của Bill Clinton

Đoàn Thanh Liêm

Từ đầu năm 2001, sau khi bàn giao chức vụ Tổng Thống với người kế nhiệm là George W Bush, Tổng Thống Bill Clinton đã về nghỉ hưu. Nhưng lúc đó thì ông mới có 55 tuổi, còn quá trẻ để mà “rửa tay gác kiếm, vui thú điền viên”. Và quả đúng như vậy, Bill Clinton đã theo gương bậc đàn anh của mình là Jimmy Carter vốn nổi danh là vị Cựu Tổng Thống được cả thế giới mến phục, vì những hoạt động xây dựng hòa bình, hòa giải tranh chấp tại nhiều nơi, cũng như là công tác nhân đạo từ thiện.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Bạn Đọc Viết

Định nghĩa mới: Trung Quốc - nước vị bao vây vào giữa
Mươi năm trở lại đây Trung Quốc ứng xử như một anh nhà giàu mới nổi, với tất cả tính chất hãnh tiến gây khó chịu của loại người này. Một người thuộc hạng danh gia đã nhiều đời giàu có thì thái độ của họ hiểu biết và dễ thương hơn nhiều.

Liên Hội Sinh Viên Bắc Mỹ Gây Quỹ Phá Kỷ Lục Với 59,529 Đô Tài Trợ. Dự Án 500 Lịch Sử Phỏng Vấn Của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Việt

Trùng Dương

- Các Hội Sinh Viên Việt Nam của 119 Đại Học tại Hoa kỳ và Canada tham gia gây quỹ
- Quỹ tài trợ sẽ giúp Dự án hoàn thành trong 2 năm, thay vì 10 năm như dự trù


Liên Hội Sinh Viên Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Association, tắt là uNAVSA) đã tạo được kỷ lục chưa từng có của hội trong việc gây quỹ để tài trợ cho dự án 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (The Vietnamese American Heritage Foundation, viết tát là VAHF) để tài trợ cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn (500 Oral Histories Project). Chương trình này có mục đích xây dựng lại chương sử về người Mỹ gốc Việt bằng cách phỏng vấn 500 nhân vật trong cộng đồng người Việt để ghi lại những dữ kiện lịch sử và kinh nghiệm của họ trong thời gian chiến tranh, hành trình tìm tự do và những khó khăn của những ngày đầu của cuộc sống mới.


Sổ tay Kinh tế tháng 9, 2010

TS Phạm Đỗ Chí

KINH TẾ MỸ – CẦN GÓI KÍCH CẦU MẠNH NỮA CHO HỒI PHỤC THẬT SỰ

• Ông Krugman, người từng được giải Nobel về kinh tế, vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại khi cho rằng sự hồi phục nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu đang không xảy ra như trong các lời tuyên bố chính thức của các chính phủ. Ông đề nghị phải có những biện pháp mạnh hơn nữa và thật sự hiệu quả để làm giảm ngay nạn thất nghiệp vẫn đang quá cao.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

“Hiện tượng” Ngô Bảo Châu

Hồ Phú Bông

Đã hơn hai tuần, qua truyền thông trong nước, nhà toán học Ngô Bảo Châu bỗng trở thành ngôi sao sáng chói! Sáng đến độ làm lu mờ hầu hết các hoa hậu hoàn vũ, Catwalk show, tài tử Hàn quốc, Hồng Kông... chỉ tiếc là khi xuất hiện trước đám đông, vì không được trang điểm cũng như huấn luyện kỹ thuật về cách đi đứng để khơi gợi nét quyến rũ, ở đây là nét thông minh đặc biệt, nên điệu bộ của nhà toán học vẫn chơn chất đến như ngây thơ trước sự vồ vập ôm siết của người ái mộ, đặc biệt của Thủ tướng chính phủ Việt Nam!

Vài "Miểng Vụn" với Thảo Trường

Đặng Phú Phong

Bây giờ anh nằm đó. Không ai nhìn thấy mặt. Chiếc quan tài kín mít. “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” nằm dựng đứng trên bàn thờ. Thảo Trường chào vĩnh biệt mọi người như thế đó.

“ …Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả…” Thảo Trường đã viết như vậy. Bây giờ anh thực hành như vậy. Quên! Quên đi bản thân thân mình. Quên! giải trừ kiến thức.

Những ngày trên giường bệnh, anh nhớ lại tất cả những ngày xưa cũ, nhớ lại bạn bè thân sơ. Một lần. Rồi thôi. Miên viễn.

Bắc Hành

Ngự Thuyết
Kỳ 4 (Tiếp theo và hết)
Tôi lớn tuổi hơn T. nhiều. Hồi ấy tôi đã biết biết đôi chút, có lần được đi đò dọc về làng ngoại Vân Cù nằm ven sông Bồ. Rồi lại tản cư cũng đi đò dọc về phía phá Tam Giang, ra Quảng Trị. Vào thời gian ấy đường sá giao thông ít và xấu, vận tải khó khăn, thủy lộ là phương tiện tốt nhất trên đó đò ngang, đò dọc chuyển động bằng mái chèo chạy ngược xuôi nườm nượp. Kỷ niệm thời thơ ấu khó phai, nó làm chất men cho tưởng tượng và mơ mộng.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog: Bọn nào cắm cờ đáy Biển Đông? / Dừng lại, chúng ta "ăn theo" GS Ngô Bảo Châu nhiều quá! / Bàn cờ có 6 vần “ệ” / Bán thân báo hiếu

BLOG MẠNH QUÂN
Bọn nào cắm cờ đáy Biển Đông?

http://vn.360plus.yahoo.com/quan5791
Đăng ngày: 03:23 27-08-2010 -Thư mục: Xã hội

Nguyễn Chí Vịnh vừa đi Bắc Kinh về thì Trung Quốc loan tin đã cắm cờ thành công ở đáy Biển Đông.

Trước đó thì ông tuyên bố chính sách "ba không": không liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dùng nước nọ để chống nước kia. Ai chẳng hiểu những câu này để xoa dịu TQ khi trước đó nước này giận dữ vì với những tuyên bố của Hillary Cilinton về vai trò của Mỹ ở Biển Đông, việc đoàn cán bộ VN lên thăm tàu sân bay của Mỹ cập cảng Đà Nẵng (trước khi tàu này lên đường đi tập trận với quân đội Hàn Quốc ơ vùng biên Hoàng Hải...)