Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Gửi riêng, chốn nào

Hoàng chính

Còn... Miệng thì thầm, những ngón tay quơ quào trong không khí. Và con mắt thì láo liên. Con mắt không biết đã học gian xảo từ lúc nào. Những ngón tay vẽ rồng vẽ rắn trong không gian. Người thông minh ắt phải hiểu ra ngay. Nhưng ông già này không hiểu. Hay làm bộ không hiểu. Lại phải thì thào. Bố già còn...

ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (RICHARD NIXON – NO MORE VIETNAMS – NEW YORK: ARBOR HOUSE, 1985)

Nường Lý chuyển ngữ

Kỳ 2

Sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam là một thảm họa cho Đông Dương. Nó còn là thảm họa lớn hơn nữa cho chính Hoa Kỳ và cho hàng triệu người trên toàn cầu mà nếu không có sự tiếp tay của Hoa Kỳ có thể mất hẳn các cơ hội có tự do và một đời sống tốt đẹp hơn.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Số phận hẩm hiu của các nhà kinh doanh Trung Quốc đối với các đồng nghiệp Hoa Kỳ

Nguyễn Hoài Vân

Giới lãnh đạo Việt Nam sẽ chọn theo Tàu hay theo Mỹ?

Trung Quốc vừa giảm bớt số tội danh bị xử tử hình, trong các vụ vi phạm luật kinh doanh (Le Monde 25 tháng 8). Điều này nhắc lại sự đe dọa luôn đè nặng trên các nhà kinh doanh Trung Quốc. Những trường hợp như Wu Ying, người tỉnh Zhejiang bị phạt tử hình năm 2009 vì vi phạm luật ngân hàng, Du Yimin, vì tổ chức chơi hụi, v.v... khiến chúng ta có thể run sợ cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ nếu họ là người Trung Hoa... May là sự thực hoàn toàn ngược lại.

NGUYỄN THỊ MINH NGỌC - TỒN TẠI GIỮA CÁC RANH GIỚI VÔ HÌNH

Phỏng vấn do Song Chi thực hiện

Từ năm 1968-1975, cái tên Ngọc Minh đã xuất hiện trong giới văn chương miền Nam qua một số truyện ngắn đăng trên các tạp chí, bán nguyệt san, như “Trái khổ qua” (Văn),“Trăng huyết” (Thời Tập), “Người mẫu” (Nhà Văn)… Ngoài viết lách, Ngọc Minh còn đến với ngành phim ảnh khá sớm. Năm 1974-1975, khi chị đang theo học đạo diễn điện ảnh tại trường Đại học Tri Hành phân khoa Điện ảnh và Kịch nghệ thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4. Sau 30.4.75, Minh Ngọc lại quay lại học đạo diễn sân khấu và ra trường năm 1980. Giai đoạn sau này chị lấy nghệ danh là Minh Ngọc.


Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Ngồi Nhầm Chỗ!

Âu Dương Thệ
Giữa khi kẻ thù đang tấn công và lấn chiếm thì họ lại sợ hãi và khúm núm đưa ra chủ trương “ba không”, nghĩa là tự cột chân cột tay, tự đánh mất quyền tìm bạn đồng minh tin cậy để thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mỗi nước. Trong khi tình hình an ninh ở biển Đông ngày càng cực kì căng thẳng do các hành động quân sự lấn chiếm của Bắc kinh thì họ lại tuyên bố là “yên tĩnh” và “không có gì mới” !

Khi kết thúc chuyến thăm Bắc kinh bốn ngày (22-25.8) Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, đã tuyên bố với báo chí Trung quốc:"Là hai nước lángAdd Image giềng thân thiện, Việt Nam vui mừng về sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển quân sự của họ, không đặt ra một mối đe dọa cho các nước khác cũng không gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực"[1]

Bắc Hành

Ngự Thuyết

(Tiếp theo) - Kỳ 3

Rời nghĩa trang, tôi hỏi T. mình sẽ đến thăm nơi nào. T. đề nghị:
“Hay là mình ghé La Vang thăm một chút rồi đi tiếp.”

Tôi đồng ý ngay. Tôi nghe tiếng La Vang từ lâu. Khu thánh địa này không xa, thuộc tỉnh Quảng Trị, cách Huế khoảng 60 cây số. Từ quốc lộ rẽ qua trái một đoạn đường gặp ngôi nhà thờ đang được trùng tu (nhà thờ cũ đã bị tiêu hủy trong trận chiến 1972), xe ủi đất đang mở thêm vài con đường mới, những lớp đất vàng tươi vừa được ủi lên phơi mình dưới nắng trưa.

Xây Dựng Xã Hội Từng Mảnh Một (Piecemeal Social Engineering)

Đoàn Thanh Liêm

(Tiếp theo)

Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
(The Global Open Society)
Năm 2010 này George Soros đã bước vào tuổi 80. Ông quả là một con người ngoại hạng, đa tài, đa năng, lại nhiều tiền lắm bạc, mà lại cũng rất ư là đa đoan năng nổ. Đã có rất nhiều sách báo viết về ông, khen ngợi ca tụng cũng có, mà chê bai chỉ trích cũng nhiều.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST- AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kẻ Thách Thức - (Tiếp theo)
Kỳ 2
Kế hoạch Trung ương có thể hữu hiệu được chăng?

Có những người nghi ngờ thành tích kinh tế của Trung quốc. Một số học giả, ký giả báo chí lập luận rằng các con số có thể là bá láp, quá đáng hoặc bị mua chuộc, các ngân hàng đang nhấp nhổm bên bờ vực, các căng thẳng trong khu vực đang chồng chất, bất công đang gia tăng một cách nguy hiểm -

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Tôi đọc Thảo Trường

Đặng Thơ Thơ


(đọc trong ngày ra mắt Những Miểng Vụn của Tiểu Thuyết của Thảo Trường - 31/8/08)

Đọc sách là một hành trình riêng tư, mỗi người tiếp cận cuốn sách theo một cách khác nhau, đi vào những ngõ ngách khác nhau, những tầng lớp khác nhau. Theo Angela Carter (1940-1992), đọc một cuốn sách là cách tự viết lại cho mình. Chúng ta mang đến cuốn tiểu thuyết đó tất cả những gì đã đọc từ trước, lịch sử của mình, và kinh nghiệm của mình về thế giới. Chúng ta đọc một cuốn sách với những điều kiện riêng, theo cách mà mình muốn.


Con Bò

Thảo Trường

Trại còn mười hai tù binh, mười sáu công an, hơn bốn trăm con bò. Công an giữ tù. Tù giữ bò. Cứ như thế mà thống trị nhau. Nhưng luôn luôn cái gì ít thì có giá, ở đây tù ít hơn công an, bò nhiều hơn tất cả, cho nên công an gọi tù là các Bác hoặc các Bố, còn bò thì cứ bị giết thịt hoài!

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Tưởng niệm Nhà văn Thảo Trường

Tin từ gia đình cho biết, nhà văn Thảo Trường vừa qua đời tại tư gia ở Huntington Beach vào lúc 3 giờ chiều ngày 26 tháng 8, 2010, hưởng thọ 74 tuổi. Từ nhiều tháng qua, nhà văn Thảo Trường bị bệnh ung thư gan, các bác sĩ đã cho biết không còn hy vọng gì có thể chạy chữa.

Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn.

Du Tử Lê

Ông không tìm hiểu, để rồi chiêm nghiệm mà, ông đã sống, đã chảy máu cùng lúc với dân tộc, tổ quốc ông; khi lịch sử và, đất nước ông đang chảy máu…


1.

Theo tiểu sử được ghi nhận bởi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Hà Đông, ngày 17 tháng 2 năm 1923, trong một gia đình thấm nhuần tinh thần Nho giáo. Năm 1954, ông cùng gia đình phải di cư vào miền Nam vì hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam.


VĂN KHỐ, một mục mới của Diễn Đàn Thế Kỷ

Văn khố là nhà kho chứa sách vở. Ngoài bài vở hàng ngày vẫn được lưu theo thứ tự thời gian hay theo tên tác giả, ban Chủ trương của Diễn Đàn Thế Kỷ nay lập thêm một mục, đúng hơn là một “thư viện ảo”, để giới thiệu và lưu giữ các tác phẩm có giá trị của nền văn học Việt Nam mà cho đến nay, sự phổ biến vẫn còn bị hạn chế.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Đừng lập lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam (Richard Nixon - No More Vietnams - New York: Arbor House, 1985)

"No More Vietnams" phải được hiểu rằng chúng ta đã rút được bài học lịch sử từ kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, và chúng ta sẽ không thua trận khi tham chiến trong các lần tới" - Richard Nixon.

Nường Lý chuyển ngữ

Từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, rất nhiều người Mỹ nhẹ nhõm vì trút bỏ được kinh nghiệm bỏng cháy khó chịu sau lưng, đã cố tình lẩn tránh không suy nghĩ sâu xa hay phân tích đúng đắn về cuộc chiến này. Ùa vào khoảng trống tri thức ấy, nhiều loại hoang tưởng về chiến tranh Việt Nam - động lực, hành động, sự thất bại, sự thành công của người Mỹ - đã tràn lan.

Bắc Hành

Ngự Thuyết

(Tiếp theo)

Kỳ 2

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tức là chiến tranh chống Pháp giành độc lập, có những lý do hoàn toàn chính đáng của nó. Trong cuộc chiến ấy, người Cộng Sản đã biết vận động quần chúng, khơi dậy lòng yêu nước của toàn dân, nhưng nhân đấy tìm mọi cách tận diệt những người yêu nước không cùng chính kiến, đó là trọng tội.

Ghé thăm các blog: Tự hào thái quá của người Việt Nam và nỗi nhục Gạc Ma


Phần 1 - Tự hào thái quá của người Việt Nam và nỗi nhục Gạc Ma
Aug 22, '10 2:26 PM - for everyone

Các nhà viết sử thường né tránh những sự kiện nhục nhã. Người viết sử thường chỉ nhắc đi nhắc lại những chiến thắng nào đó của chính quyền. Những sự kiện nhục nhã ít khi nào được nhắc tới ở một thể chế chính trị độc đoán. Việt Nam là nước điển hình như vậy.


Phà Đi

Phà đi trong buổi trưa đầy gió
chở cả lòng em có nặng không
tóc gió rối bời tay che vụng
tuổi hao dần trong vạt áo bay

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Bắc Hành

Ngự Thuyết

Dân ta, trong đó có người vùng Bình Trị Thiên, thường vào Nam lập nghiệp thay vì đi ngược ra Bắc. Ngay trong phạm vi Bình Trị Thiên mà thôi, xu hướng ấy cũng nổi bật. Nhiều người từ Quảng Bình, Quảng Trị, không ít người tài trí, vô Huế định cư từ đời này đến đời khác, lâu ngày biến thành người Huế. Rồi sau đó nhiều lưu dân sống tại Huế cùng với một số dân bản địa lại xuôi nam, vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Sài Gòn. Trong một lần chuyện trò, nhà văn Võ Phiến cho nghe câu ca dao miền quê ông, có lẽ cũng mang ý nghĩa tương tự:
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ Khánh Hòa thăm em.

Không thể đi ngược lại xu thế của thời đại

Song Chi

LẠI VẪN NHỮNG TRÒ NGĂN CHẶN, ĐÁNH PHÁ CỦA AN NINH MẠNG…

Trong những ngày vừa qua lại một loạt trang mạng lề trái bị đánh phá: ngày 19.8 trang blog freelecongdinh ra thông cáo bị chặn tường lửa sau khi cho đăng loạt bài nghi vấn về mối liên hệ giữa gia đình nhà ông Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mà cụ thể là Nông Đức Hải, con trai Nông Đức Tuấn, cháu Nông Đức Mạnh với vụ giết người gây xôn xao dư luận của nữ sinh Kim Anh tại Hà nội vào tháng 2.2009;

Ghé thăm các Blog: 10 ngàn đô và 5 triệu đồng

BLOG ĐÀO TUẤN
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3456&prev=3510&next=3422

10 ngàn đô và 5 triệu đồng
Đăng ngày: 15:51 19-08-2010
Thư mục: Mỗi tuần một vĩ nhân

Sáng nay, cơ quan Tại hạ có cuộc tranh cãi khá rôm. Tức là nếu Ngô Giáo sư được cái giải Fi- ét thì sẽ phải so sánh với cái gì. "Cái này phải như Phạm Tuân bay lên vũ trụ chứ chẳng chơi"- một ý kiến mỏng mày hay hạt quả quyết. "Không, không so sánh thế được. Phạm Tuân chỉ là người đi nhờ vĩ đại. Ngô giáo sư khác chứ"- Một em cả mông cả tí đều to như bí ngô phản bác ngay. Tại hạ thấy đúng đúng. Những năm 80 của thế kỷ trước, chẳng phải cả chục triệu dân Việt Nam đêm đêm ngửa cổ nhìn trời ngóng theo sự kiện "Chân dép lốp bước lên tàu vũ trụ" đó sao. Nó kinh thiên động địa đến mức đã có thơ dân gian: Anh Phạm Tuân ơi, anh Phạm Tuân ơi/Trên cao anh có nghe hơi... cháo hành. Hoặc thậm chí: "Việt Nam cơm trộn bột mì/Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân".


Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Giọt lệ giấu đi

Trần Mộng Tú

Một ngày cuối năm Tây Bắc, bầu trời xám, mưa nhỏ giọt, hai bàn chân lạnh, hai bàn tay ướt, tôi đi dự đám tang. Đám tang của một cụ bà 90 tuổi, cụ định cư ở Mỹ lâu năm, con cháu đông đủ, bạn bè nhiểu nên đám tang tươm tất và ấm cúng. Chỉ buồn có một điều là cụ ông vẫn còn sống, nhưng không có mặt. Mặc dù sức khỏe cụ ông tốt, và đầu óc khá minh mẫn. Các con của hai cụ giấu bố, sợ báo cho bố biết, bố có thể bị sốc mà ngã bệnh. Bấy lâu nay bố ở trong Nhà Già, vì sức khỏe của bố tương đối tốt. Mẹ thì yếu quá nên ở nhà, một cô con gái độc thân chăm sóc mẹ. (Nếu cả hai cụ cùng ở nhà thì thật hơi nhiều việc cho con.) Bây giờ cụ bà mất, số đông các con quyết định không báo cho bố biết, sợ bố buồn, ngã xuống theo mẹ.

Một con tàu một con đường

Trang Châu

Chúng tôi mua căn nhà mới nầy do một sự tình cờ. Một người bạn gái của vợ tôi muốn mua một căn trong khu nhà đang xây, nhờ vợ tôi đi xem và giúp ý kiến. Bà bạn biết vợ tôi có kinh nghiệm về nhà cửa. Bà biết vợ tôi từng mua nhà cũ, sửa chữa, trang trí rồi bán lại với giá cao.

Vì sao việc cấm đoán hôn nhân đồng tính hết còn mạnh mẽ?

Mai Loan

Tuy đề tài kết hôn đồng tínhM (gay marriage) đã được quyết định bằng lá phiếu của người dân với kết quả đa số 52% cử tri bỏ phiếu chống đối vào tháng 11 năm 2008 để thông qua Đề Luật số 8 tại California, nhưng những cuộc thăm dò dân ý gần đây đều cho thấy là đa số người dân tại tiểu bang đông dân số một tại Hoa Kỳ đã không thực sự chống đối vấn đề này, một sự thay đổi quan niệm khá mạnh mẽ chỉ từ vài chục năm gần đây.


CHÍNH SÁCH ĐANG THÀNH HÌNH CỦA MỸ TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân

Bối cảnh về Kinh Tế và Ngoại Giao tại Đông Nam Á

Vì bị Trung Quốc (TQ) ru ngủ trong nhiều năm, giới phân tích quốc tế lúc nào cũng nghĩ là TQ sẽ phát huy ảnh hưởng bằng «quyền lực mềm», tức là dùng kinh tế để thống trị Á châu. Tại sao các giới phân tích quốc tế nghĩ như vậy?

Á Châu là nơi có mức tăng trưởng cao và ảnh hưởng TQ về thương mại và kinh tế càng ngày càng lớn, còn nhiều hơn là thương mại giữa Mỹ và TQ nữa. Hiện giờ thương mại TQ - Á châu được ước tính là khoảng $231 tỷ so với thương mại Mỹ -Trung là $178 tỷ cho năm 2008.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Kẻ Thách Thức
Kỳ 2

Kế hoạch Trung ương có thể hữu hiệu được chăng ?

Có những người nghi ngờ thành tích kinh tế của Trung quốc. Một số học giả, ký giả báo chí lập luận rằng các con số có thể là bá láp, quá đáng hoặc bị mua chuộc, các ngân hàng đang nhấp nhổm bên bờ vực, các căng thẳng trong khu vực đang chồng chất, bất công đang gia tăng một cách nguy hiểm - và tình hình đang đi đến nguy kịch. Tuy nhiên, thật cũng công bằng để vạch ra rằng rất nhiều người đã từng phát biểu như thế từ cả hai thập niên qua, và cho đến nay, tối thiểu là tiên đoán trọng tâm của họ - chế độ xụp đổ - vẫn chưa xảy ra. Trung quốc có rất nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn có một điều mà tất cả các quốc gia đang phát triển khác thèm chết được - đó là sức phát triển khủng khiếp. Một cái bánh phình to ra sẽ tạo thêm nhiều vấn đề khác, dù có ghê gớm đến đâu, cũng tương đối giải quyết được. Học giả Minxin Pei, một trong những nhà phê bình thông minh nhất của chế độ, đã dễ dàng nhìn nhận rằng "so với các nước đang phát triển khác, câu chuyện của Trung quốc là một sự thành công hơn rất nhiều với những gì chúng ta có thể nghĩ ra".

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Nắng

Trần Doãn Nho

Muốn gọi là gì thì cứ gọi. Sợi, tia, ngọn, ánh, làn, màu, mùi, hoa, hạt, phiến, cơn, chùm, hơi… thì nắng vẫn cứ là nắng. Nó đến với ta hàng ngày. Đều đặn, mênh mông.

Xứ này là xứ tuyết. Mùa lạnh lúc nào cũng dài. Đến tháng mười là đã nghe mùi đông giá. Những trận bão tuyết không nhiều lắm, nhưng cái lạnh, đường đi trơn trợt, không gian ẩm thấp, những ụ tuyết ngổn ngang… khiến cho không gian chật chội hẳn đi. Có khi đến tháng Năm mà tuyết còn rơi. Mây nhiều. Nắng hiếm. Mùa đông, không nắng đã đành. Ngay mùa hè nhiều năm chỉ gồm toàn những ngày mưa và những ngày mây. Mây là nỗi buồn của nắng. Nhìn mây hoài mà thấy ghét. Mùa hè lắm lúc chỉ còn là cái tên.

Ngược dòng vạn dặm trường giang

Trần Văn Nam

LTS. Nhân dịp Diễn Đàn Thế Kỷ giới thiệu cuốn sách Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch bản tiếng Anh của tác giả Ngô Thế Vinh, chúng tôi xin đăng lại một bài thơ về dòng sông này, được làm cách đây gần nửa thế kỷ bởi một nhà thơ trẻ miền Nam.

Dòng sông không phải bắt nguồn từ không gian
Của bình nguyên tuyết trắng
Qua rừng núi bạt ngàn
Dòng sông đã bắt nguồn từ thời gian
Do tình thương quá khứ
Do muôn trùng kỷ niệm miên man

Hồi ký Nguyễn Hiến Lê - Tập III


Kỳ 5 - (Tiếp theo)
KINH TẾ

Sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, bước đầu của chế độ cộng sản là nắm hết sự sản xuất và sự phân phối trong nước. Có nắm được như vậy thì mới mau bình sản được, mới diệt được sự bóc lột của cá nhân, sự bất công mới giảm được sự bất bình đẳng, trong nguyên tắc. Ai cũng hiểu như vậy nhưng chỉ cộng sản mới can đảm, kiên nhẫn, cương quyết thực hành điều đó.

Xây Dựng Xã Hội Từng Mảnh Một (Piecemeal Social Engineering)

Câu chuyện của sư phụ Karl Popper và môn đệ George Soros

Đoàn Thanh Liêm

(Tiếp theo)


Bài 2 – Luận điểm của Karl Popper

Công trình nghiên cứu về triết học của giáo sư Karl Popper trong suốt cuộc đời lâu dài vừa miệt mài nghiên cứu giảng dạy, vừa bền bỉ biên soạn sáng tác của ông thật là phong phú vĩ đại. Chuyên môn của ông là lãnh vực triết lý của khoa học (philosophy of science).

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: LÀM SAO KHỎI Bị TÀU THÔN TÍNH?

Để đương đầu với nguy cơ đó, phải thực hiện
Hoà Giải Tập Hợp Dân Tộc Và Sửa đổi Văn hóa

Tôn Thất Thiện

(Tiếp theo)
II

Trong bài trước (Diễn Đàn Thế Kỷ số ra mắt, 1 tháng 7, 2010), tôi có nói:

“Cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có hai khía cạnh, một khía cạnh nổi và một khía cạnh chìm. Khía cạnh nổi là tranh chấp về lãnh thổ và hải phận. Nó là một vấn đề thời sự, dễ nhận chân và đối phó. Khía cạnh chìm là khả năng tự tồn và phát triển của Việt Nam trong dài hạn trong viễn ảnh bị áp lực lệ thuộc hoá không ngừng từ Trung Quốc. Vấn đề này là một vấn đề khó nhận chân, dài hạn, và phức tạp, khó đối phó. Nó liên quan đến vấn đề Việt Nam cần phát triển thế nào để thành một quốc gia hiện đại hoá, thích hợp với văn minh thời đại, giàu mạnh, dân chủ, có đủ sức tự vệ, độc lập về mọi mặt, đặc biệt là về văn hoá. Nó đòi hỏi một sự xét lại sâu rộng, hoàn toàn vô tư, lâm thời đưa đến sự nhận ra được những giá trị tiêu chuẩn và những tín hiệu tụ hội cần thiết, hay có hại, cho việc hiện đại hoá. Nó là vấn đề Sửa đổi Văn hoá,….”


Đi Giữa Trời Âu Nhớ Bầu Trời Việt

Phan Thanh Tâm

Bát phố trên các con đường chính ở Paris như Champs-Elysées hay ở Tây Bá Linh như Kufuerstendamn cho tôi cái thú của một kẻ lãng tử tha hương khi thả bộ lông bông giữa lòng nước Pháp và Đức. Dù đại lộ rộng rãi, sang trọng, lich sự; người lui kẻ tới nhộn nhịp, rộn ràng, tôi vẫn thấy mình chỉ là anh khách lạ đi lên đi xuống. Khi ra về chẳng còn một chút gì để nhớ. Lang thang giữa trời Âu mà nhớ bầu trời Việt. Paris, Berlin làm sao lưu niệm bằng Saigon với Tự Do, Lê Lợi và Duy Tân với cây dài bóng mát hay Gia Long, Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền ở Huế? Đường Hoàng Diệu trên núi cao đầy sương ở Pleiku của nhà thơ Vũ Hữu Định (1942 – 1981), tuy đi năm phút đã về chốn cũ nhưng nó dễ khiến lòng bỗng bâng khuâng. Hơn nữa, ngoài chuyện phố xá không xa nên phố tình thân, những con đường Việt Nam còn có má đỏ, môi hồng, tóc mềm, mắt ướt.

Ghé thăm các Blog: Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai

BLOG ĐÀO TUẤN
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3212
Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai Đăng
ngày: 12:08 10-08-2010
Thư mục: Kinh hoàng tế sống

Cyanua là một hợp chất hoá học có độc tính xếp trong Bảng A. Một liều nhỏ vài mg có thể giết chết một người lớn. Bình thường, cyanua tồn tại ở dạng tinh thể muối. Nhưng tính chất nguy hiểm, khiến nó được đánh giá ở mức độ 8/10, là do tính dễ hòa tan trong nước. Đây là một hoá chất cấm sử dụng nhưng đang được dùng tràn lan làm chất tẩy rửa, trong đó có ngành công nghiệp chế biến. Một biến thể của nó là Kali Cyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào khi nó tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được Oxy và bị hủy hoại. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giới hạn hàm lượng loại chất cực độc này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít khi những nghiên cứu khoa học cho thấy, cyanua có thể là tác nhân gây đột biến gen như chất độc da cam/diôxin.


Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kẻ thách thức
Kỳ 1

Người Mỹ có thể ca tụng cái đẹp nhưng thực ra họ thường bị chóa mắt bởi những gì đồ sộ. Hãy nghĩ đến Đại Vực (Grand Canyon), California redwoods, Nhà Ga Trung Tâm (Grand Central Terminal), Khu giải trí Disney (Disney World), xe SUV, Quân đội Hoa Kỳ, hãng General Electric, Double Quarter Ponder (với Cheese) và cà phê Venti Latte. Người Âu châu thích sự phức tạp, người Nhật tôn sùng sự gì cực nhỏ. Nhưng quả là người Mỹ ưa chuộng kích cỡ, họ thích cỡ cực đại.


Giới thiệu sách: "Đôi Bạn" của Nhất Linh

Phạm Xuân Đài Nguyễn Tường Thiết

Đôi Bạn của Nhất Linh, do Văn Mới tái bản năm 2010, với phần BẠT gồm ba bài của Thụy Khuê, Nguyễn Chí Kham và Nguyễn Tường Thiết. Sách dày 181 trang không kể phần Bạt, giá US$13.00. Liên lạc với nhà xuất bản Văn Mới: P.O. Box 287, Gardena, CA 90248 – USA. Tel: (310) 366-6867.

Nhận được cuốn Đôi Bạn do Văn Mới vừa xuất bản, tôi khựng lại mấy giây vì một hình ảnh xưa đột ngột đến với tôi. Vâng, chính là cái bìa sách này, một cô gái áo đỏ vươn tay lên chòm lá, phía xa là một mái nhà màu vàng, có vẻ là một mái tranh đơn sơ. Phía trên vẫn là hai chữ ĐÔI BẠN, và trên nữa là tên tác giả, Nhất Linh. Tôi đã thấy hình ảnh này vào một thời điểm đặc biệt của đời tôi, cách đây đúng 58 năm. Và bây giờ tôi mới nhìn thấy lại.

GIỌT LỆ CHELSEA

Lê Hữu

LTS. Truyện dưới đây là một câu chuyện thời sự có thật phần nào được tiểu thuyết hóa.

Kỳ 3 - (Tiếp theo và hết)

Thứ Tư, 22/11/2000
. . . . .

Thật lạ lùng! Mình nhớ rõ là đã bỏ chiếc lược ấy vào trong túi xách, và mình cũng nhớ rõ ánh mắt chăm chú của David nhìn mình vào lúc đó, nhưng bây giờ mình lại không thấy nó đâu nữa. Mình đã lục lọi từng ngăn nhỏ và dốc ngược cả cái túi xách để trút hết mọi thứ ra nệm giường, tất cả vẫn còn nguyên, chỉ thiếu có chiếc lược, kỷ vật của David. Mình nhớ đến nó khi mình đang chải đầu.

Niềm tin và đạo đức

Liu Ya Zhou
Nguyễn Hải Hoành
giới thiệu và lược dịch

Lời giới thiệu: Lưu Á Châu (Liu Ya Zhou) sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc,nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Ông từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Stanford Mỹ, đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông có ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén được dư luận rất quan tâm.

Ghé thăm các Blogs: Tư duy con rùa

BLOG ĐÀO TUẤN
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk

Tư duy con rùa
Đăng ngày: 21:22 18-08-2010
Thư mục: Kinh hoàng tế sống


Nếu như phong trào "Nhà nhà ốc bươu vàng, người người ốc bươu vàng" ở vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước có thể coi là bệnh ấu trĩ của cả một đất nước đói khát, đóng cửa thì việc các ngành chức năng, hoặc cho nhập rùa tai đỏ, hoặc buông lỏng hoàn toàn việc nhập khẩu "sinh vật lạ" hôm nay là biểu hiện của việc quá quan liêu, hoặc quá dốt nát?


Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

GIỌT LỆ CHELSEA

Lê Hữu

LTS. Truyện dưới đây là một câu chuyện thời sự có thật phần nào được tiểu thuyết hóa.
Kỳ 2 - (Tiếp theo)

Thứ Bảy, 18/11/2000

Mình đứng cạnh mẹ trong lúc bố đứng giữa Daniel và David, hai người con trai của Trung tá Lawrence Evert. Bố đang lắng nghe Daniel kể lại với giọng nghẹn ngào những hình ảnh cuối cùng về người cha mà ông ta vẫn còn giữ được trong trí nhớ.

QUAN HỆ VIỆT MỸ NĂM 2010 TRONG BỐI CẢNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân


Các nhật báo tại Âu hay Á châu gần đây đã chú ý đến sự thay đổi trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc (TQ). Sự kiện là Bắc Kinh giận dữ vì cuộc tập trận Mỹ - Nam Hàn với sự tham gia của 29 000 binh sĩ vào cuối tháng 7 tại vùng bán đảo Triều Tiên, mà TQ vẫn coi là khu vực thuộc ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh đã sáu lần phản đối cuộc tập trận quy mô này. Tiếp theo đó, TQ đã có một cuộc tập trận lớn với sự tham gia của 12 000 binh sĩ, đã được tổ chức tại miền Đông nước này.


Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Nhớ Sư Ông Trí Hiền

Lê Thiệp

Tôi được tin Sư rời cõi trần mà lòng bâng khuâng khôn tả.

Bỗng đâu những ngày tỵ nạn ở Nhật bùng lên và hình ảnh Sư hiện lên rõ mồn một như mọi sự như mới xảy ra ngày hôm qua. Trại tỵ nạn Fusisawa nằm ngoại ô Ðông Kinh là một nhà thờ Thiên Chúa Giáo.

Sổ tay kinh tế tháng 8, 2010

TS Phạm Đỗ Chí

KINH TẾ TOÀN CẦU – HỒI PHỤC TRÌ TRỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
• Hồi phục nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại hơn dự báo lúc đầu năm. Tình trạng này xảy ra không phải chỉ ở Mỹ và Âu Châu, nhưng ngay cả ở các nền kinh tế mới nổi nhất là Trung Quốc do chính sách tín dụng được kìm hãm bớt để tránh tình trạng “bong bóng”.

Giọt lệ Chelsea

Lê Hữu

LTS. Truyện dưới đây là một câu chuyện thời sự có thật phần nào được tiểu thuyết hóa.

Kỳ 1

“Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?”
(Đôi Bờ, thơ Quang Dũng)

Nghĩa ghé tôi, mang theo tờ Seattle Times. Hắn chỉ tay vào tấm ảnh trên trang nhất của tờ báo. Một đám đông người Việt vây kín ông Clinton trên đường phố Saigon.

"Đây phải là tấm ảnh đẹp nhất, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất của năm hai ngàn," Nghĩa nói.

Xây Dựng Xã Hội Từng Mảnh Một (Piecemeal Social Engineering)

Đoàn Thanh Liêm

Câu chuyện của sư phụ Karl Popper và môn đệ George Soros

Năm 1996, tôi đến định cư tại California, thì được anh bạn Đỗ Quý Toàn tức là nhà báo Ngô Nhân Dụng mách bảo cho biết là: “Anh cần tìm đọc về tư tưởng của Karl Popper là một vị đại sư vốn từng dậy học tại trường Kinh tế Luân Đôn, mà ở Việt nam trước năm 1975 ít người được biết đến, kể cả các giáo sư về môn triết học tại các đại học ở Saigon”.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Giới thiệu tác phẩm: MEKONG THE OCCLUDING RIVER của Tác giả: NGÔ THẾ VINH

Phạm Xuân Đài


Mekong The Occluding River, do Nguyễn Xuân Nhựt và Thái Vĩnh Khiêm dịch sang Anh ngữ từ cuốn Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch của tác giả Ngô Thế Vinh. Bản tiếng Anh do nhà xuất bản iUniverse, Inc. New York Bloomington ấn hành 2010, dày 300 trang, giá U.S.$ 32.95.

Bản tiếng Việt của tác phẩm này, Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, đã được Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007 dưới hai dạng sách in và audiobook qua giọng đọc của Ánh Nguyệt.

Bạn đọc viết: Hình ảnh Vũ Hoàng Chương

Nguyễn Thị Thanh Hồng

Theo tôi, đối với những văn nghệ sĩ đã thành danh, có những tác phẩm và công trình quan trọng đóng góp cho dân tộc, thì khi nói về họ nên cẩn thận, không nên nêu các cố tật của họ ra một cách huỵch toẹt thô thiển. Nhất là khi những người đó đã qua đời rồi thì càng cần phải tỏ lòng kính trọng, cần phải giữ gìn hình ảnh của họ một cách thanh tao để tương xứng với những gì họ đã sáng tạo cho đời.

BÀI CA HẠNH NGỘ

Hoàng Quân

(Tiếp theo và hết)

Ði ngang qua một cửa hiệu chụp hình nhỏ hẹp, phía trước có mấy tấm hình mẫu. Nisha và Quỳnh Lâm đồng la lên:
- Giống tấm hình anh Lợi và Thúy chụp ngày xưa đây.

Tôi nhớ lần hai vợ chồng tôi đi chơi hội chợ với chị Tâm và anh Bernd. Khi thấy loại hình đó là tôi nhất định phải có. Anh Lợi thấy tôi dừng chân trước cửa tiệm, anh vội co giò tính chạy trốn. Tôi níu tay anh Lợi. Tôi chẳng phải năn nỉ lâu. Thuở ấy, anh Lợi chìu tôi lắm. Anh theo tôi vào tiệm cho người ta biến hóa anh thành một công tử mặc áo đuôi tôm, đội nón nồi, tay cầm gậy. Anh mắc cỡ cứ quay mặt vô vách tường. Tôi thì rất mau mắn mấy vụ hóa trang như vậy. Tôi cũng thành tiểu thư mặc đầm xòe, đội nón vải, cầm dù.

Dấn thân vào miền tuyết trắng

Võ Thị Điềm Đạm

LỜI CÁO LỖI: VÌ LÝ DO BÀI VỞ GỬI ĐẾN DỒN DẬP, NÊN CHÚNG TÔI ĐÃ LÊN MẠNG HƠI TRỄ PHẦN BA CỦA TRUYỆN NGẮN "DẤN THÂN VÀO MIỀN TUYẾT TRẮNG" CỦA NHÀ VĂN VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM. THÀNH THẬT XIN LỖI TÁC GIẢ VÀ BẠN ĐỌC. XIN MỜI ĐỌC GIẢ THƯỞNG THỨC PHẦN CHÓT CỦA TRUYỆN "DẤN THÂN VÀO MIỀN TUYẾT TRẮNG".


Kỳ cuối

Có một lần, vào tuần lễ mùa đông, hôm đó trời hơi mây mù, hơi gió, cả bọn quyết định đi tuyến đường gần hơn. Nhưng đây là lần đầu đi tuyến đường này, cứ cắm cúi mà đi. Đi được chừng hai giờ đồng hồ, trời bỗng nhiên trở gió. Từng cơn gió cắt lạnh rít trong không trung mang theo tuyết bụi quất mạnh vào mặt. Sương mù dầy đặc, chỉ thấy được người đi trước cách chừng vài mét. Thường thì bộ quần áo đi ski chịu được gió. Nhưng với cơn bão tuyết, gió len qua nón len, qua cổ áo, quất mạnh vào người, lạnh cóng, rất khó di chuyển. Lại không thể đứng chờ cơn bão tuyết thương tình dời đi nơi khác, biết đến chừng nào, phải cử động để ấm người.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Hai con đường vào đời, vào thơ

Nguyễn Mộng Giác

Trong một bài tạp ghi viết cách đây khá lâu, tôi có ghi nhận mối duyên nợ thắm thiết giữa nhà thơ và nhà chùa. Hầu hết các nhà sư đều thích đọc thơ, làm thơ, in thơ. Hầu hết các nhà thơ, ngược lại, đều có quan hệ thắm thiết với nhà chùa, nhất là vào những lúc nhà thơ gặp cảnh hoạn nạn. Cũng lạ. Tôn giáo nào cũng tuyên xưng lòng thương yêu. Chùa chiền, giáo đường, thánh thất... luôn luôn mở cửa chào đón những kẻ khốn cùng, những người bất hạnh. Một nhà thơ đau khổ cũng tuyệt vọng, xót xa như bất cứ ai, nhiều khi người biết làm thơ ít đau khổ hơn những người không biết làm thơ, vì nhà thơ có thể chia bớt nỗi đau cho chữ nghĩa. Ðau mà khóc được thì mau vơi hơn nỗi đau thầm. Nhưng khi tìm một nơi an trú, hình như các nhà thơ lại có những cách lựa chọn khác hơn người thường. Lý do? Nói như ngôn ngữ nhà Phật, các nhà thơ thường có cái ngã lớn hơn người thường. Dù trong cảnh hoạn nạn, các nhà thơ không thích những đôi mắt nhìn xuống thương hại, không thích bị đối xử như một đứa trẻ mồ côi trong viện dục anh. Thử tưởng tượng một nhà thơ như Alfred de Vigny (tác giả bài Cái chết của con chó sói) hay Tản Ðà (người tự nhận là ông tiên bị giáng xuống trần) mà phải chịu đứng yên cho các bà mệnh phụ ngắm nghía hình hài và xuýt xoa thương xót, chúng ta sẽ thấy hình ảnh đó nghịch lý biết chừng nào. Thi sĩ có thể nghèo đến độ nhìn hoa cúc vàng mà gan ruột cồn cào vì đói như Nguyễn Du, có thể chết dấm dúi trong một chiếc thuyền rách như Ðỗ Phủ. Nhưng phải chịu thu vai bó gối cho thiên hạ nhìn xuống thương hại, thì không. Nhất định không. Thi sĩ thích tìm nơi an trú nào ở đó, anh ta vẫn có thể tiếp tục làm thi sĩ, ở đó không có những ánh mắt thương hại, ở đó khỏi phải ngửng đầu lên mà cầu khấn. Nhìn quanh, hình như chỉ có chùa chiền là nơi an trú thích hợp cho các nhà thơ.

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Bài ca hạnh ngộ

Hoàng Quân

Quỳnh Lâm báo tin sẽ đến Ðức trong tuần lễ từ 11.10.2002 đến 17.10.2002. Nisha vội vàng thu xếp “sự vụ lệnh” để công du sang Ðức, đi chợ sắm sửa đầy mấy tủ lạnh, tủ đá, để ba cha con Lộc, Lâm, Liêm sống còn trong thời gian nữ tướng đi xa. Nisha sẽ đáp chuyến xe lửa đêm từ Paris, đến MĂnchen vào sáng sớm. Quỳnh Lâm thì bay từ Stockholm đến phi trường vào buổi chiều. Chúng tôi hồi hộp quá, ngày nào cũng thư từ, nhắn nhủ, dặn dò. Thư nào chúng tôi cũng nhắc nhở nhau giữ gìn sức khoẻ, vì đứa nào cũng “lão” rồi. Khi gặp nhau, tụi tôi nhất thiết phải đầy đủ tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện. Ban đầu, tôi định lấy phép trong suốt thời gian gặp mặt, sau, tôi chỉ thu xếp nghỉ được ba ngày.