Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
“Tôi Biết Sợ”: “Toàn Dân Trăm Người Như Một”... Ðều Biết Sợ (IV)
Sau khi đập tan nền móng quyền lực cổ truyền ở nông thôn, “Bác” dùng quyền tưởng thưởng để lôi cuốn đám bần cố nông: “Bác” tịch thu ruộng đất và nhà cửa của các địa chủ và phú nông, rồi mang ra chia cho đám nông dân nghèo đói. Thế lực của “Bác” càng ngày càng mạnh, thì chương trình cải cách ruộng đất ở nông thôn bắt đầu đi vào giai đoạn quyết liệt sau khi Mao Trạch Ðông nắm quyền thống trị ở Trung Quốc (1949-1954). Một số trí thức phản đối một cách tích cực thì bị “Bác” thủ tiêu (cho đi “mò tôm,” hoặc đầy ải vào trại Ðầm Ðùn). Còn một số phản đối tiêu cực thì bỏ nông thôn chạy vào “thành,” theo Bảo Ðại, hoặc đóng vai “chùm chăn.” Thế là “Bác” nắm toàn quyền thống trị ở nông thôn vì lúc này nông thôn không còn một lực lượng nào chống đối “Bác,” trừ một số bần cố nông còn nuôi hoài bão tư sản nông nghiệp - tức là lòng ham muốn tự lực cánh sinh bằng cách tự mình canh tác mảnh đất đã được Nhà Nước cấp phát. Sau khi “Bác” được ngoại bang tiếp sức để toàn trị Miền Bắc, “Bác” bèn thẳng tay bắt giới bần cố nông vào khuôn phép trong chương trình “hợp tác xã” dập theo kiểu mẫu bên Trung Quốc (1954-1956). Thế là nông dân trở thành một thứ phu đồn điền tận lực kéo cầy nuôi dưỡng các tổ chức quyền lực của “Bác.” Nói tóm lại, “Bác” dùng tuyên truyền và nhất là quyền trừng phạt để phát huy quyền lực của mình, rồi lại còn tước quyền “tự lực cánh sinh” của nông dân để tạo ra độc quyền nuôi dân cho chính mình. Ðến giai đoạn này, nông thôn hoàn toàn bị đặt dưới quyền toàn trị của “Bác”![15]
Sau khi thành thị rơi vào tay của “Bác” (1954), “Bác” bèn thực hiện chương trình “nông thôn hóa” thành thị, dùng quyền trừng phạt và độc quyền nuôi dân để cải hóa dân thành thị thành một đám người nhẫn nhục và sợ hãi, không khác gì đám bần cố nông sống trong các hợp tác xã nông nghiệp. Chế độ “hộ khẩu” và “bao cấp” giúp “Bác” tổ chức nhân dân thành một đàn cừu ngoan ngoãn dưới sự dẫn dắt của “Bác.” Ða số văn nghệ sĩ trước kia theo “Bác” vì yêu nước, chứ không phải vì muốn duy trì quyền toàn trị của “Bác.” Vì thế một số chưa biết sợ “Bác,” nên không chịu dùng khả năng của mình để ca tụng “Bác.” Thế là “Bác” thẳng tay hành hạ một cách vô nhân đạo những người đã hy sinh cho “Bác” hơn 10 năm trời: người thì bị tù đầy, người thì mất hết nguồn sinh sống (vụ “Nhân Văn-Giai Phẩm”). [16] Ngoài ra, một số cận thần liều lĩnh manh nha muốn “Bác” về hưu để họ lên thay thế, thì bị “Bác” thanh lọc hoặc trừng trị một cách rất là khắc nghiệt (vụ án “Xét Lại”).[17] Tuy vậy, “Bác” vẫn còn sợ những công thần có uy tín và có khả năng cướp quyền toàn trị của “Bác.” “Bác” không dám giết những người có danh tiếng, nhưng “Bác” không cho họ có dịp nắm thực quyền lãnh đạo. Những tên “mã tấu răng đen” hoặc “vô danh tiểu tốt” (như Lê Duẩn) thì được “Bác” cất nhắc lên nắm quyền điều hành công việc Ðảng và Nhà Nước. Kỹ thuật lãnh đạo của “Bác” là luôn luôn ngồi đằng sau giật dây, nếu thành công thì “Bác” có thêm uy tín (thêm quyền uy), nếu thất bại thì tên thi hành ý muốn của “Bác” trở thành vật hy sinh để “Bác” chạy tội và giữ nguyên vẹn uy tín của “Bác” (thí dụ như Trường Chinh sau vụ cải cách ruộng đất và đấu tố đẫm máu và nước mắt).
Ðến giai đoạn này thì toàn dân Miền Bắc đều sợ “Bác.” Tuy vậy, “Bác” vẫn còn cảm thấy mình chưa có đủ uy tín (chưa đủ quyền uy) đối với toàn dân. “Bác” thấy truyền thống Việt Nam trọng thơ văn, “Bác” bèn dở trò làm thơ với hy vọng lợi dụng uy tín của truyền thống này để nâng cao uy tín của mình. Lẽ dĩ nhiên những câu vè của “Bác” không ai dám phê bình hoặc ngợi khen một cách quá lộ liễu. Biết vậy, “Bác” đành giở trò đạo văn, tức là tự gắn cho mình là tác giả cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” - một tập thơ rất hay do một thi sĩ người Hoa sáng tác. [18] Thế là đám văn nô có dịp ca tụng tài thơ phú của “Bác” mà không sợ ngượng mồm. Tuy thế, “Bác” vẫn còn cảm thấy là mình chưa có đủ uy tín. “Bác” sợ ít người biết đến công trình đi tìm đường cứu quốc của “Bác.” “Bác” bèn tạo ra một cán bộ tưởng tượng, và kể chuyện đời của “Bác” cho người tưởng tượng này viết và in thành sách làm tài liệu cho toàn dân học tập. [19] Lẽ dĩ nhiên, tác giả tưởng tượng chỉ có thể viết những chuyện “Phong Thần,” nên trong cuốn tiểu sử của “Bác,” người ta thấy chi tiết thần thoại thì nhiều, mà sự thật thì chẳng có bao nhiêu! Những cận thần của “Bác” đều biết tác giả cuốn này chính là “Bác,” mãi sau này mới lộ ra rằng “Bác” dùng tên một “cán bộ ma” để tự mình nâng bốc uy tín của mình.
Nhờ vậy, “Bác” nắm được quyền toàn trị cho đến lúc chết. Sau đó, đám đàn em của “Bác” tiếp tục dùng quyền toàn trị mà “Bác” đã tạo ra để huy động toàn dân chiến đấu chống Mỹ “cho đến giọt máu cuối cùng.” Tập đoàn lãnh đạo mới lên nắm chính quyền không có đủ uy tín, nên phải dựa vào uy tín của “Bác” (rêu rao là theo đúng “di chúc của Bác”). Ðám thừa kế “Bác” thừa biết rằng “Bác” càng “vĩ đại” bao nhiêu, thì “các cháu ngoan của Bác” càng có quyền uy nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, một chương trình tuyên truyền nhằm tăng uy tín xác chết của “Bác” được phát động rất ư là trọng thể, ngay từ ngày “Bác” nằm xuống và kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuối cùng, “Bác” đã chết rồi mà toàn dân vẫn còn sợ “Bác,” nên không ai dám “chối bỏ công lao của Bác.”
Khi chiếm được Miền Nam, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội thấy dựa vào quyền uy của “Bác” cũng không đủ làm Miền Nam mến phục. Như dân Cần Thơ đã truyền khẩu cho nhau nghe hai câu thơ vịnh “Bác” như sau:
Chiều chiều ra bến Ninh Kiều,
Sau lưng tượng “Bác” đĩ nhiều hơn dân!
Trong một xã hội thiếu “đạo đức cách mạng” như vậy, Hà Nội chỉ còn cách dùng quyền trừng phạt và độc quyền nuôi dân để bắt dân Miền Nam vào khuôn phép XHCN. Miền Nam đã phải sống trong kinh hoàng gần một thập niên. Sau khi đã kéo cả Miền Bắc và Miền Nam vào khuôn phép, thế là đất nước bị “thống nhất” trong vòng sợ hãi. Tuy vậy, nhóm lãnh đạo Hà Nội vẫn còn quá lo sợ mất quyền toàn trị, nên làm những hành động điên khùng không ai hiểu nổi. Việc gì phải đàn áp tôn giáo để mang tiếng với thế giới? Phải chăng vì quá sợ mất quyền cai trị nên tưởng rằng vài vị tu sĩ hay mục sư truyền đạo có đủ khả năng lật đổ chế độ công an trị. Việc gì phải triệt hạ đài tưởng niệm các thuyền nhân xấu số? Phải chăng vì quá mê sảng nên nghĩ rằng hành động bất nhân này sẽ làm cho chế độ vẻ vang hơn, vững vàng hơn, và Việt Kiều sẽ gửi về nước nhiều tiền hơn. Ôi, truyền thống “cường hào, ác bá” này biết bao giờ mới triệt tiêu được!
Chú Thích
[1] Trong số những tài liệu chống cộng, nổi tiếng nhất là cuốn sách xuất bản ở Pháp do năm tác giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean-Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek và Jean-Louis Margolin, tựa đề là Le Livre Noir du Communism, Crimes, terror, répression (Paris: Editions Robert Laffont, 1997) được Joanathan Murphy và Mark Kramer dịch ra tiếng Anh dưới tựa đề The Black Book of Communism, Crime, Terror, Repression (Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1999). Chỉ tiếc là phần viết về Việt Nam chỉ vỏn vẹn có hơn 10 trang (tr. 565-575), hiển nhiên là quá sơ sài. Bù vào đó, xin đọc Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam (Toronto: Non Nước, 2001).
[2] Sách nói về chế độ cộng sản Việt Nam nói chung, và Hồ Chí Minh nói riêng thì quá nhiều, nên tôi không liệt kê ra ở đây. Về thư tịch, sách đáng dùng để tham khảo thư tịch là cuốn dày gần 800 trang, tựa đề là Hồ Chí Minh, Nhận Ðịnh Tổng Hợp (Virgnia: Tiếng Quê Hương, 2003) trong đó tác giả Minh Võ đã có công giới thiệu và phê bình hàng chục cuốn sách do những tác giả quen biết viết về Việt Nam. Ngoài ra, trong cuốn sách dày gần 700 trang tựa đề là Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thật Hay Hư (California: Thông Vũ, 1999), tác giả Minh Võ cũng phân tích và nhận định gần 20 cuốn sách khảo luận và ký ức của những tác giả đã từng có kinh nghiệm sống trong chế độ cộng sản Việt Nam.
[3] “So long as the virtue of respectable women is regarded as a matter of great importance, the institution of marriage has to be supplemented by another institution which may really be regarded as a part of it ố I mean the institution of prostitutionà She, however, poor woman, in spite of the undoubted service she performs, in spite of the fact that she safeguards the virtues of wives and daughters, is universally despised à” Bertrand Russell, Marriage and Morals (New York: Liverright Publishing Corporation, 1929), tr. 145-146
[4] Rokeach, Milton, Beliefs, Attitudes, and Values; a Theory of Organization and Change, (San Francisco: Jossey-Bass., 1972).
[5] Có rất nhiều sách về lý thuyết phân tâm học đã được xuất bản từ đầu Thế Kỷ 20 đến giờ. Ðể có một khái niệm căn bản về vấn đề này, xin đọc C. S. Hall, A Primer of Freudian Psychology (Cleveland: World Pubplishing Co., 1954). Muốn biết thêm, xin đọc những sách sau đây của Freud: A General Introduction to Psychoanalysis (Garden City, N. Y., Garden City Publishing Co., 1943), New Introductory Lectures of Psychoanalysis (New York: Norton, 1933), và An Outline of Psychology (New York: Norton, 1949).
[6] Dương Thu Hương, Những Thiên Ðường Mù (Hà-Nội: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 1988).
[7] Trần Trọng Kim, Nho Giáo (Sài-gòn, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1971), tr. 39
[8] Phan Khoang, Trung Dung (Sài-gòn, Nhà Sách Mai Lĩnh, 1959), tr. 18, 844-885. Những chữ trong ngoặc [à] do tôi thêm vào cho rõ nghĩa.
[9] Những người vỗ ngực tự hào mình là người “Mác-xít” thực ra là những người trắng trợn lợi dụng học thuyết Karl Max để thực hiện tham vọng cá nhân của mình. Ngay Karl Max cũng đã thú nhận rằng: “Tôi, Karx Max, không phải là người Marxiste.” Tôi xin cám ơn bạn Nguyễn Hoài Vân đã tìm ra nguồn gốc câu nói bất hủ này khi viết một bài khảo cứu rất xuất sắc về “Những Ngộ Nhận Về Học Thuyết Marx”, Thế Kỷ 21, số 194, June 2005, tr. 80-86.
[10] Xin đọc Vũ Thư Hiên, Ðêm giữa Ban Ngày (California: Văn Nghệ, 1997). Nhưng tác giả không được sống gần “Bác” hàng giờ hàng phút, nên chỉ biết lối xử tàn ác của “Bác” đối với các “công thần,” nhưng không nhìn thấy nỗi sợ hãi âm ỉ trong lòng “Bác.” Trái lại, ông Li Zhisui là một vị bác sĩ ngày đêm phải lo sóc sức khoẻ cho Mao Trạch Ðông, nên có dịp nhận thấy tên độc tài này bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi triền miên, nên nghi ngờ hết tất cả mọi người, trừ một số nữ cán bộ xinh đẹp được lựa chọn vào “hầu hạ” thú nhục dục của “Mao Chủ Tịch.” Xin đọc cuốn The Private Life of Chairman Mao, The Memoirs of Mao's Personal Physician (New York, Random House,1994).
[11] Clare Hollingworth, Mao and the Men Against Him , (London, Johnathan Cape, 1985), Chương 12, “Final Purge of Liu”, pp 196-213; Chương 13 “The Fall of Lin Biao”, pp. 214-255, Chương 19, “Notes on the Ten Men Who Rose Against Chairman Mao” pp. 345-357.
[12] Nguyễn Chí Thiệp, Trại Kiên Giam
[13] Nguyễn Hiến Lê, Hàn Phi Tử : (California: Văn Hóa), tr. 439.
[14] Amitai Etzioni coi “tuân hành” (compliance) là nền tảng của mọi tổ chức. Muốn mọi người trong một tổ chức nào đó phải tuân hành, thành phần lãnh đạo phải áp dụng “quyền lực” (power). Ông phân biệt ba loại quyền lực: “coercive power,” “remunerative power,” và “normative power.” Xin đọc cuốn A Comparative Analysis of Complex Organizations; On power, Involvement, and Their Correlates, (New York: Free Press of Glenco, 1971), tr. 5-6.
[15] Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. , 109-148
[16] Hoàng Văn Chí, Trăm Hoa Ðua Nở Trên Miền Bắc (Sài-gòn: Mặt Trặn Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959); Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. tr. 149-216.
[17] Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. 217-270.
[18] Học giả Lê Hữu Mục (trước đây là giáo sư tiếng Việt và Chữ Nôm kiêm trưởng ban Việt Hán tại Ðại Học Văn Khoa) đã dựa vào sử liệu để phanh phui hành động gian trá của Hồ Chí Minh trong cuốn Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký” (Toronto: Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, 1990).
[19] Trần Dân Tiên hết mình ca tụng lòng hy sinh và tài siêu việt của “Bác” trong cuốn Những mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng của Hồ Chủ Tịch . Sau này mọi người mới được biết cán bộ “ma” Trần Dân Tiên chính lại là “Bác.” Muốn biết “văn chương... loạng quạng” và tài khoác lác không mạch lạc của “Bác,” xin đọc cuốn sách phê bình của Kiều Phong, tựa đề là Chân Dung “Bác” Hồ (San Diego, Calif.: 1989).
Sau khi thành thị rơi vào tay của “Bác” (1954), “Bác” bèn thực hiện chương trình “nông thôn hóa” thành thị, dùng quyền trừng phạt và độc quyền nuôi dân để cải hóa dân thành thị thành một đám người nhẫn nhục và sợ hãi, không khác gì đám bần cố nông sống trong các hợp tác xã nông nghiệp. Chế độ “hộ khẩu” và “bao cấp” giúp “Bác” tổ chức nhân dân thành một đàn cừu ngoan ngoãn dưới sự dẫn dắt của “Bác.” Ða số văn nghệ sĩ trước kia theo “Bác” vì yêu nước, chứ không phải vì muốn duy trì quyền toàn trị của “Bác.” Vì thế một số chưa biết sợ “Bác,” nên không chịu dùng khả năng của mình để ca tụng “Bác.” Thế là “Bác” thẳng tay hành hạ một cách vô nhân đạo những người đã hy sinh cho “Bác” hơn 10 năm trời: người thì bị tù đầy, người thì mất hết nguồn sinh sống (vụ “Nhân Văn-Giai Phẩm”). [16] Ngoài ra, một số cận thần liều lĩnh manh nha muốn “Bác” về hưu để họ lên thay thế, thì bị “Bác” thanh lọc hoặc trừng trị một cách rất là khắc nghiệt (vụ án “Xét Lại”).[17] Tuy vậy, “Bác” vẫn còn sợ những công thần có uy tín và có khả năng cướp quyền toàn trị của “Bác.” “Bác” không dám giết những người có danh tiếng, nhưng “Bác” không cho họ có dịp nắm thực quyền lãnh đạo. Những tên “mã tấu răng đen” hoặc “vô danh tiểu tốt” (như Lê Duẩn) thì được “Bác” cất nhắc lên nắm quyền điều hành công việc Ðảng và Nhà Nước. Kỹ thuật lãnh đạo của “Bác” là luôn luôn ngồi đằng sau giật dây, nếu thành công thì “Bác” có thêm uy tín (thêm quyền uy), nếu thất bại thì tên thi hành ý muốn của “Bác” trở thành vật hy sinh để “Bác” chạy tội và giữ nguyên vẹn uy tín của “Bác” (thí dụ như Trường Chinh sau vụ cải cách ruộng đất và đấu tố đẫm máu và nước mắt).
Ðến giai đoạn này thì toàn dân Miền Bắc đều sợ “Bác.” Tuy vậy, “Bác” vẫn còn cảm thấy mình chưa có đủ uy tín (chưa đủ quyền uy) đối với toàn dân. “Bác” thấy truyền thống Việt Nam trọng thơ văn, “Bác” bèn dở trò làm thơ với hy vọng lợi dụng uy tín của truyền thống này để nâng cao uy tín của mình. Lẽ dĩ nhiên những câu vè của “Bác” không ai dám phê bình hoặc ngợi khen một cách quá lộ liễu. Biết vậy, “Bác” đành giở trò đạo văn, tức là tự gắn cho mình là tác giả cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” - một tập thơ rất hay do một thi sĩ người Hoa sáng tác. [18] Thế là đám văn nô có dịp ca tụng tài thơ phú của “Bác” mà không sợ ngượng mồm. Tuy thế, “Bác” vẫn còn cảm thấy là mình chưa có đủ uy tín. “Bác” sợ ít người biết đến công trình đi tìm đường cứu quốc của “Bác.” “Bác” bèn tạo ra một cán bộ tưởng tượng, và kể chuyện đời của “Bác” cho người tưởng tượng này viết và in thành sách làm tài liệu cho toàn dân học tập. [19] Lẽ dĩ nhiên, tác giả tưởng tượng chỉ có thể viết những chuyện “Phong Thần,” nên trong cuốn tiểu sử của “Bác,” người ta thấy chi tiết thần thoại thì nhiều, mà sự thật thì chẳng có bao nhiêu! Những cận thần của “Bác” đều biết tác giả cuốn này chính là “Bác,” mãi sau này mới lộ ra rằng “Bác” dùng tên một “cán bộ ma” để tự mình nâng bốc uy tín của mình.
Nhờ vậy, “Bác” nắm được quyền toàn trị cho đến lúc chết. Sau đó, đám đàn em của “Bác” tiếp tục dùng quyền toàn trị mà “Bác” đã tạo ra để huy động toàn dân chiến đấu chống Mỹ “cho đến giọt máu cuối cùng.” Tập đoàn lãnh đạo mới lên nắm chính quyền không có đủ uy tín, nên phải dựa vào uy tín của “Bác” (rêu rao là theo đúng “di chúc của Bác”). Ðám thừa kế “Bác” thừa biết rằng “Bác” càng “vĩ đại” bao nhiêu, thì “các cháu ngoan của Bác” càng có quyền uy nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, một chương trình tuyên truyền nhằm tăng uy tín xác chết của “Bác” được phát động rất ư là trọng thể, ngay từ ngày “Bác” nằm xuống và kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuối cùng, “Bác” đã chết rồi mà toàn dân vẫn còn sợ “Bác,” nên không ai dám “chối bỏ công lao của Bác.”
Khi chiếm được Miền Nam, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội thấy dựa vào quyền uy của “Bác” cũng không đủ làm Miền Nam mến phục. Như dân Cần Thơ đã truyền khẩu cho nhau nghe hai câu thơ vịnh “Bác” như sau:
Chiều chiều ra bến Ninh Kiều,
Sau lưng tượng “Bác” đĩ nhiều hơn dân!
Trong một xã hội thiếu “đạo đức cách mạng” như vậy, Hà Nội chỉ còn cách dùng quyền trừng phạt và độc quyền nuôi dân để bắt dân Miền Nam vào khuôn phép XHCN. Miền Nam đã phải sống trong kinh hoàng gần một thập niên. Sau khi đã kéo cả Miền Bắc và Miền Nam vào khuôn phép, thế là đất nước bị “thống nhất” trong vòng sợ hãi. Tuy vậy, nhóm lãnh đạo Hà Nội vẫn còn quá lo sợ mất quyền toàn trị, nên làm những hành động điên khùng không ai hiểu nổi. Việc gì phải đàn áp tôn giáo để mang tiếng với thế giới? Phải chăng vì quá sợ mất quyền cai trị nên tưởng rằng vài vị tu sĩ hay mục sư truyền đạo có đủ khả năng lật đổ chế độ công an trị. Việc gì phải triệt hạ đài tưởng niệm các thuyền nhân xấu số? Phải chăng vì quá mê sảng nên nghĩ rằng hành động bất nhân này sẽ làm cho chế độ vẻ vang hơn, vững vàng hơn, và Việt Kiều sẽ gửi về nước nhiều tiền hơn. Ôi, truyền thống “cường hào, ác bá” này biết bao giờ mới triệt tiêu được!
Chú Thích
[1] Trong số những tài liệu chống cộng, nổi tiếng nhất là cuốn sách xuất bản ở Pháp do năm tác giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean-Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek và Jean-Louis Margolin, tựa đề là Le Livre Noir du Communism, Crimes, terror, répression (Paris: Editions Robert Laffont, 1997) được Joanathan Murphy và Mark Kramer dịch ra tiếng Anh dưới tựa đề The Black Book of Communism, Crime, Terror, Repression (Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1999). Chỉ tiếc là phần viết về Việt Nam chỉ vỏn vẹn có hơn 10 trang (tr. 565-575), hiển nhiên là quá sơ sài. Bù vào đó, xin đọc Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam (Toronto: Non Nước, 2001).
[2] Sách nói về chế độ cộng sản Việt Nam nói chung, và Hồ Chí Minh nói riêng thì quá nhiều, nên tôi không liệt kê ra ở đây. Về thư tịch, sách đáng dùng để tham khảo thư tịch là cuốn dày gần 800 trang, tựa đề là Hồ Chí Minh, Nhận Ðịnh Tổng Hợp (Virgnia: Tiếng Quê Hương, 2003) trong đó tác giả Minh Võ đã có công giới thiệu và phê bình hàng chục cuốn sách do những tác giả quen biết viết về Việt Nam. Ngoài ra, trong cuốn sách dày gần 700 trang tựa đề là Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thật Hay Hư (California: Thông Vũ, 1999), tác giả Minh Võ cũng phân tích và nhận định gần 20 cuốn sách khảo luận và ký ức của những tác giả đã từng có kinh nghiệm sống trong chế độ cộng sản Việt Nam.
[3] “So long as the virtue of respectable women is regarded as a matter of great importance, the institution of marriage has to be supplemented by another institution which may really be regarded as a part of it ố I mean the institution of prostitutionà She, however, poor woman, in spite of the undoubted service she performs, in spite of the fact that she safeguards the virtues of wives and daughters, is universally despised à” Bertrand Russell, Marriage and Morals (New York: Liverright Publishing Corporation, 1929), tr. 145-146
[4] Rokeach, Milton, Beliefs, Attitudes, and Values; a Theory of Organization and Change, (San Francisco: Jossey-Bass., 1972).
[5] Có rất nhiều sách về lý thuyết phân tâm học đã được xuất bản từ đầu Thế Kỷ 20 đến giờ. Ðể có một khái niệm căn bản về vấn đề này, xin đọc C. S. Hall, A Primer of Freudian Psychology (Cleveland: World Pubplishing Co., 1954). Muốn biết thêm, xin đọc những sách sau đây của Freud: A General Introduction to Psychoanalysis (Garden City, N. Y., Garden City Publishing Co., 1943), New Introductory Lectures of Psychoanalysis (New York: Norton, 1933), và An Outline of Psychology (New York: Norton, 1949).
[6] Dương Thu Hương, Những Thiên Ðường Mù (Hà-Nội: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 1988).
[7] Trần Trọng Kim, Nho Giáo (Sài-gòn, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1971), tr. 39
[8] Phan Khoang, Trung Dung (Sài-gòn, Nhà Sách Mai Lĩnh, 1959), tr. 18, 844-885. Những chữ trong ngoặc [à] do tôi thêm vào cho rõ nghĩa.
[9] Những người vỗ ngực tự hào mình là người “Mác-xít” thực ra là những người trắng trợn lợi dụng học thuyết Karl Max để thực hiện tham vọng cá nhân của mình. Ngay Karl Max cũng đã thú nhận rằng: “Tôi, Karx Max, không phải là người Marxiste.” Tôi xin cám ơn bạn Nguyễn Hoài Vân đã tìm ra nguồn gốc câu nói bất hủ này khi viết một bài khảo cứu rất xuất sắc về “Những Ngộ Nhận Về Học Thuyết Marx”, Thế Kỷ 21, số 194, June 2005, tr. 80-86.
[10] Xin đọc Vũ Thư Hiên, Ðêm giữa Ban Ngày (California: Văn Nghệ, 1997). Nhưng tác giả không được sống gần “Bác” hàng giờ hàng phút, nên chỉ biết lối xử tàn ác của “Bác” đối với các “công thần,” nhưng không nhìn thấy nỗi sợ hãi âm ỉ trong lòng “Bác.” Trái lại, ông Li Zhisui là một vị bác sĩ ngày đêm phải lo sóc sức khoẻ cho Mao Trạch Ðông, nên có dịp nhận thấy tên độc tài này bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi triền miên, nên nghi ngờ hết tất cả mọi người, trừ một số nữ cán bộ xinh đẹp được lựa chọn vào “hầu hạ” thú nhục dục của “Mao Chủ Tịch.” Xin đọc cuốn The Private Life of Chairman Mao, The Memoirs of Mao's Personal Physician (New York, Random House,1994).
[11] Clare Hollingworth, Mao and the Men Against Him , (London, Johnathan Cape, 1985), Chương 12, “Final Purge of Liu”, pp 196-213; Chương 13 “The Fall of Lin Biao”, pp. 214-255, Chương 19, “Notes on the Ten Men Who Rose Against Chairman Mao” pp. 345-357.
[12] Nguyễn Chí Thiệp, Trại Kiên Giam
[13] Nguyễn Hiến Lê, Hàn Phi Tử : (California: Văn Hóa), tr. 439.
[14] Amitai Etzioni coi “tuân hành” (compliance) là nền tảng của mọi tổ chức. Muốn mọi người trong một tổ chức nào đó phải tuân hành, thành phần lãnh đạo phải áp dụng “quyền lực” (power). Ông phân biệt ba loại quyền lực: “coercive power,” “remunerative power,” và “normative power.” Xin đọc cuốn A Comparative Analysis of Complex Organizations; On power, Involvement, and Their Correlates, (New York: Free Press of Glenco, 1971), tr. 5-6.
[15] Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. , 109-148
[16] Hoàng Văn Chí, Trăm Hoa Ðua Nở Trên Miền Bắc (Sài-gòn: Mặt Trặn Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959); Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. tr. 149-216.
[17] Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản Việt Nam, op. cit. 217-270.
[18] Học giả Lê Hữu Mục (trước đây là giáo sư tiếng Việt và Chữ Nôm kiêm trưởng ban Việt Hán tại Ðại Học Văn Khoa) đã dựa vào sử liệu để phanh phui hành động gian trá của Hồ Chí Minh trong cuốn Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký” (Toronto: Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, 1990).
[19] Trần Dân Tiên hết mình ca tụng lòng hy sinh và tài siêu việt của “Bác” trong cuốn Những mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng của Hồ Chủ Tịch . Sau này mọi người mới được biết cán bộ “ma” Trần Dân Tiên chính lại là “Bác.” Muốn biết “văn chương... loạng quạng” và tài khoác lác không mạch lạc của “Bác,” xin đọc cuốn sách phê bình của Kiều Phong, tựa đề là Chân Dung “Bác” Hồ (San Diego, Calif.: 1989).