Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
“Tôi Biết Sợ”: “Toàn Dân Trăm Người Như Một”... Ðều Biết Sợ (II)
(b) “Chữ Trung”
Nói đến trinh tiết và đạo đức mà không bàn qua về các đấng quân tử và những kẻ tiểu nhân thì thiệt là thiếu sót. Quả thực, tôi thấy tâm trạng hai loại người này cũng ná ná như tâm trạng các cô gái nhà lành và các cô gái điếm. Theo sự hiểu biết của tôi về Khổng giáo, tôi thấy các ông quân tử Tàu ngày xưa cũng rất lo lắng “giữ mình,” như mấy cô gái nhà lành vậy. Tuy các vị Nho gia không sợ mất “chữ trinh,” nhưng lại rất sợ mất chữ “chữ trung” (Ðịnh Lý 1), và rất khinh bỉ những tên tiểu nhân không biết sống theo “chữ trung,” có lẽ vì cảm thấy những tên tiểu nhân có một đời sống thảnh thơi hơn mình (Ðịnh Lý 2 và Ðịnh Lý 3).
Vậy các đấng quân tử lo sợ như thế nào? Câu hỏi này đã được cụ Trần Trọng Kim trình bày rõ ràng khi giải thích thuyết Trung Dung như sau:
“Nhân tâm nghĩa là cái phần sáng suốt riêng của người ta, tuy là một phần thiên lý ... nhưng thường hay bị vật dục làm bế tắc, hơi sai một ly là chếch lệch ngay, ... hễ sai một ly là mất cái trung rồi, cho nên ta phải lo sợ, phải cố hết sức mà giữ nó không trệch lệch.”[7]
Vì “chữ trung” thiêng liêng và “đáng giá ngàn vàng” như vậy, nên Tử Tư (“cháu ngoan” của cụ Khổng) đã phán rằng:
“Ðạo là cái chẳng nên rời xa giây phút nào, hễ rời ra được thì chẳng phải đạo nữa rồi. Vậy người quân tử răn đe và cẩn thận về những điều cho rõ [thêm về lý thuyết Trung Dung], e sợ ở những điều mình chưa nghe chắc [về lý thuyết]... vì vậy người quân tử giữ gìn cẩn thận trong khi chỉ một mình mình đối với mình...[8]
Nói một cách khác, nếu ta muốn trở thành một người quân tử và muốn giữ vững danh vị quân tử thì ta phải tự phê bình kiểm thảo hàng ngày, không khác gì một cán bộ trung kiên muốn trở thành “cháu ngoan” của “Bác”. Ôi, đời sống của người quân tử quả thiệt là gian truân! Còn gì khổ hơn là tự mình tẩy não mình, tự mình mở rộng cửa lòng của mình để cho một tên công an vô hình lẻn vào kiểm soát đầu óc của mình từng giờ từng phút! Thế cho nên tìm ra được một đấng quân tử, hay một “cháu ngoan của Bác” quả là khó hơn là đi mò kim dưới đáy biển Ðông. Cũng vì thế, ở trên cõi đời này, ta chỉ thấy đầy rẫy những tên “ngụy quân tử” giả nhân giả nghĩa, không khác gì những tên cán bộ “ngụy cách mạng,” nhân danh “tự do” để kìm kẹp dân, nhân danh “công bằng xã hội” để bóc lột dân. Nói tóm lại,
• Các đấng quân tử chỉ có một nỗi lo sợ: sợ không theo đúng giáo điều mà các “Thánh Hiền” đã “phịa” ra trong lúc ngồi rảnh rang, rồi bắt người đời phải triệt để tuân theo.
• Những tên “ngụy quân tử” lại có hai nỗi lo sợ: (1) sợ không đủ gian manh để che mắt thiên hạ, nên phải luôn luôn tìm đủ mọi cách cải tiến phương pháp lừa bịp; và (2) sợ người hiểu biết lật tẩy và lên án là đã đi ngược lại lời dạy của các “Thánh Hiền” (tuy rằng trong bụng coi “Thánh Hiền” như cỏ rác).
• Còn những kẻ tiểu nhân không sợ cái gì cả, nhất là không sợ người đời chê bai, nên sống rất ư là “ung dung tự tại,” theo đúng câu châm ngôn “Ai chửi mặc ai, tiền thầy bỏ túi” - không khác gì các cán bộ thối nát bị chửi sa sả mà vẫn “tỉnh bơ như người Hà-Nội” (thành ngữ mà người Miền Nam đã truyền khẩu cho nhau sau khi có dịp tiếp súc với đám cán bộ Miền Bắc).
2. “Bác” Sợ Các “Cháu”
Nhiều người thường nghĩ rằng dân sợ “Bác,” chứ ít ai cho rằng “Bác” sợ dân. Theo tôi nghĩ, “Bác” sống trong tình trạng lo sợ vì “Bác,” cũng như ba tên sư phụ của “Bác” (Lê-Nin, Sì-Ta-Lin và Mao) đều là thứ “ngụy quân tử,” tự vỗ ngực là con người Mác-Xít, nhưng không làm theo đúng những giáo điều mà “Thánh Hiền Các-Mác” đã dạy. Thực ra, có tên Mác-Xít nào theo đúng lý thuyết của Các Mác đâu? Ngay cả Các-Mác cũng chê bai những người mang danh “Mác-Xít” khi ông thanh minh rằng ông là Các-Mác chứ không phải là người Mác-Xít. [9] Vì thế, “Bác” (cũng như tất cả những lãnh tụ “Mác-Xít” khác) rất sợ bị lộ tẩy, nên tìm đủ mọi cách tiêu diệt những người sáng suốt đã nhận ra những cái sai lầm của “Bác.” (Thí dụ: “Bác” cũng như Mao-Trạch Ðông đã phong chức đám bần cố nông lên địa vị “giai cấp tiến bộ,” thay thế giai cấp thợ thuyền để làm cách mạng lao động; Lê-Nin cũng muốn đốt giai đoạn nên đã tiêu diệt đám Men-Sơ-Vích để nắm độc quyền, làm một cuộc cách mạng lao động cưỡng ép, trái với lối suy luận về “diễn tiến lịch sử” trong lý thuyết mà Các Mác đã sáng tác ra).
Hơn nữa, “Bác” lại là người gian ngoan nên cũng thừa biết là các “cháu” của “Bác” đều là một tụi “hư đốn,” không đủ “ý thức giai cấp lao động” (“proletarian class consciousness), nên “Bác” cũng sợ chúng lắm, vì bất cứ “thằng phải gió” nào cũng thèm cái địa vị độc tôn của “Bác”. Trong đám này, thế nào mà chẳng có thằng quá ư “đồi trụy” và liều lĩnh (tức là không biết sợ “Bác”), hễ có dịp là là lật tẩy “Bác,” và có thể cho “Bác” về hưu non, hoặc đi “mò tôm” như “Bác” đã ra lệnh dìm Khái Hưng xuống sông cho đến chết. Ðó là lý do tại sao “Bác” sợ các “cháu.” Cho nên “Bác” phải dùng mọi phương pháp khủng khiếp để làm cho các “cháu” sợ “Bác.” Cuối cùng, cả “Bác” lẫn “cháu” đều sợ lẫn nhau. [10]
Nói chung, bất cứ tên độc tài khát máu nào cũng bị dằn vặt bởi hai nỗi sợ: (1) sợ bị chỉ trích là đã sai lầm, và (2) sợ đám đàn em nổi lên cướp quyền sinh sát của mình. Ðến đây, tôi xin dựa trên những định lý về sợ hãi đã trình bày ở trên để đưa ra một số định lý về quyền lực như sau:
Ðịnh Lý 1 : Kẻ nào càng có nhiều quyền lực bao nhiêu, thì kẻ đó lại càng sợ mất quyền lực bấy nhiêu; hơn nữa, quyền lực tuyệt đối tạo ra nỗi lo sợ tuyệt đối.
Ta đã từng thấy người lãnh đạo trong các chế độ dân chủ pháp trị không có toàn quyền thống trị (vì bị ràng buộc bởi luật pháp), nên không mấy lo sợ dân nổi loạn, hoặc đám cận thần tạo phản. Trái lại, những tên độc tài khát máu thì ngày đêm lo sợ đến mức khiếp đảm (paranoia), nhìn đâu đâu cũng thấy kẻ thù. Do đó, chế độ độc tài nào cũng áp dụng triệt để chính sách “nhổ cỏ phải nhổ tận rễ,” đi đôi với chính sách “thà giết nhầm còn hơn thả nhầm.” Trái lại, người không có một chút quyền lực nào, kể cả quyền sinh sống thì không sợ giới quyền lực tước quyền của mình. Vì thế, hiện nay “Ðảng và Nhà Nước” rất sợ đám bần cố nông nổi lên “thí mạng cùi” (như vụ nổi loạn Thái Bình đã xẩy ra cách đây mấy năm). Trái lại, trong các nước dân chủ như ở Mỹ, người dân có đầy đủ nhân quyền, nên đại đa số rất sợ người nắm quyền lực trong tay tước đoạt mất quyền tự do và quyền sinh sống của mình (quyền “pursuit of happiness” trong Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Mỹ).
Ðịnh Lý 2: Ðộc quyền sinh sát tạo ra sự tranh dành nội bộ tàn bạo và những cuộc thanh trừng đẫm máu.
Ðộc quyền sinh sát tạo ra thèm muốn trong số những tên chưa nắm được quyền chúa tể. Thế là tranh dành nhau. Ðộc quyền này thường đi liền với khẩu hiệu “Thề phanh thây uống máu quân thù” (quốc ca Việt Nam XHCN). Khi “quân thù” không còn nữa, tất nhiên các đồng chí đành phải tiếp tục “phanh thây uống máu” lẫn nhau. Chuyện quá dễ hiểu nếu người nào tin vào lý thuyết “ác giả, ác báo” trong Phật giáo. Thí dụ như Sì-Ta-Lin lúc còn sống đã dùng tên chúa chùm công an Bê-Ria-A tiêu diệt hàng trăm ngàn đảng viên trung kiên chỉ vì những người này bị nghi ngờ là thuộc thành phần chống đối. Ðến lúc Sì-Ta-Lin qua đời, Bê-Ri-A được mời đến họp Bộ Chính Trị, thế là các đồng chí sợ tên đao phủ này lên nắm quyền lãnh đạo, bèn xúm nhau vào giết hắn ngay trong phòng họp. Mao Trạch Ðông cũng không thoát khỏi định lý này, nên trước khi nắm được quyền toàn trị đã tìm cách thanh toán những người ở địa vị cao hơn mình để chiếm quyền lãnh đạo đảng; đến khi leo lên tới địa vị chúa tể thì lại tìm cách loại bỏ những tên “công thần” manh nha muốn làm chúa tể. [11] Sống trong môi trường tranh dành vô giới hạn này, bất cứ tên nào nắm được quyền lực trong tay (dù ở thứ vị cao hay thấp) đều phải giữ thế thủ, bằng cách kéo bè bạn hoặc thân thuộc vào guồng máy đảng, và cho đám đàn em “ngồi dưới dù” được hưởng lợi nhuận bất chính của quyền lực. Ðó là nguyên nhân của nạn bè phái, thối nát trong tất cả mọi chế độ độc tài đảng trị.
Ðịnh Lý 3: Những người sợ mất quyền lực thường rất ghét những kẻ không biết sợ quyền lực.
Còn gì bực mình hơn nữa khi mang quyền lực ra hù đời mà người đời vẫn tỏ vẻ không sợ hãi. Người dùng quyền lực đi hù đời nếu gặp phải một người yếu thế không sợ hắn, hắn sẽ nổi cơn giận lôi đình, và dùng quyền lực đàn áp tàn bạo người không biết sợ. Hành động hung hãn này nhằm hai mục đích chính:
• Ðể tự chứng minh là hắn hãy còn nắm quyền lực trong tay, còn có khả năng hù đời (power testing).
• Ðể biểu diễn quyền lực làm cho những người yếu thế khác phải sợ hắn (power demonstration).
•
Ngay cả trong những chế độ tự do trọng luật, người nào bị cảnh sát công lộ chặn hỏi mà tỏ vẻ lễ độ với điệu bộ sợ hãi, thì dễ được khoan hồng hơn là người có vẻ mặt “xấc láo, đáng ghét.” Nếu can phạm nào bị điệu ra tòa mà biết sợ hãi và tỏ vẻ hối hận (plead guilty) thì quan tòa cũng không nỡ mạnh tay trừng phạt. Trái lại, những tên can phạm nào đã có bộ mặt “cô hồn,” rồi lại còn không biết đóng vở kịch “Em lỡ chót dại, xin quan tòa khoan hồng” thì tất nhiên sẽ được “lãnh đủ.” Khi bị bắt vào tù rồi mà can phạm vẫn không có vẻ sợ hãi đám cai ngục thì sẽ bị hành hạ (biệt giam), và còn có thể bị xếp vào loại người “bất trị” nên mất luôn quyền được tạm tha trước khi mãn hạn tù (parole). Còn trong các trại “cải tạo” thì khỏi cần phải nói nhiều về quyền sinh sát của các tên “quản giáo” ngu dốt, thiếu tự tin nên trở nên kiêu căng quá lố; nạn nhân nào muốn được “nhân dân khoan hồng” đều không dám làm trái ý những tên hung thần này. [12]
Nói đến trinh tiết và đạo đức mà không bàn qua về các đấng quân tử và những kẻ tiểu nhân thì thiệt là thiếu sót. Quả thực, tôi thấy tâm trạng hai loại người này cũng ná ná như tâm trạng các cô gái nhà lành và các cô gái điếm. Theo sự hiểu biết của tôi về Khổng giáo, tôi thấy các ông quân tử Tàu ngày xưa cũng rất lo lắng “giữ mình,” như mấy cô gái nhà lành vậy. Tuy các vị Nho gia không sợ mất “chữ trinh,” nhưng lại rất sợ mất chữ “chữ trung” (Ðịnh Lý 1), và rất khinh bỉ những tên tiểu nhân không biết sống theo “chữ trung,” có lẽ vì cảm thấy những tên tiểu nhân có một đời sống thảnh thơi hơn mình (Ðịnh Lý 2 và Ðịnh Lý 3).
Vậy các đấng quân tử lo sợ như thế nào? Câu hỏi này đã được cụ Trần Trọng Kim trình bày rõ ràng khi giải thích thuyết Trung Dung như sau:
“Nhân tâm nghĩa là cái phần sáng suốt riêng của người ta, tuy là một phần thiên lý ... nhưng thường hay bị vật dục làm bế tắc, hơi sai một ly là chếch lệch ngay, ... hễ sai một ly là mất cái trung rồi, cho nên ta phải lo sợ, phải cố hết sức mà giữ nó không trệch lệch.”[7]
Vì “chữ trung” thiêng liêng và “đáng giá ngàn vàng” như vậy, nên Tử Tư (“cháu ngoan” của cụ Khổng) đã phán rằng:
“Ðạo là cái chẳng nên rời xa giây phút nào, hễ rời ra được thì chẳng phải đạo nữa rồi. Vậy người quân tử răn đe và cẩn thận về những điều cho rõ [thêm về lý thuyết Trung Dung], e sợ ở những điều mình chưa nghe chắc [về lý thuyết]... vì vậy người quân tử giữ gìn cẩn thận trong khi chỉ một mình mình đối với mình...[8]
Nói một cách khác, nếu ta muốn trở thành một người quân tử và muốn giữ vững danh vị quân tử thì ta phải tự phê bình kiểm thảo hàng ngày, không khác gì một cán bộ trung kiên muốn trở thành “cháu ngoan” của “Bác”. Ôi, đời sống của người quân tử quả thiệt là gian truân! Còn gì khổ hơn là tự mình tẩy não mình, tự mình mở rộng cửa lòng của mình để cho một tên công an vô hình lẻn vào kiểm soát đầu óc của mình từng giờ từng phút! Thế cho nên tìm ra được một đấng quân tử, hay một “cháu ngoan của Bác” quả là khó hơn là đi mò kim dưới đáy biển Ðông. Cũng vì thế, ở trên cõi đời này, ta chỉ thấy đầy rẫy những tên “ngụy quân tử” giả nhân giả nghĩa, không khác gì những tên cán bộ “ngụy cách mạng,” nhân danh “tự do” để kìm kẹp dân, nhân danh “công bằng xã hội” để bóc lột dân. Nói tóm lại,
• Các đấng quân tử chỉ có một nỗi lo sợ: sợ không theo đúng giáo điều mà các “Thánh Hiền” đã “phịa” ra trong lúc ngồi rảnh rang, rồi bắt người đời phải triệt để tuân theo.
• Những tên “ngụy quân tử” lại có hai nỗi lo sợ: (1) sợ không đủ gian manh để che mắt thiên hạ, nên phải luôn luôn tìm đủ mọi cách cải tiến phương pháp lừa bịp; và (2) sợ người hiểu biết lật tẩy và lên án là đã đi ngược lại lời dạy của các “Thánh Hiền” (tuy rằng trong bụng coi “Thánh Hiền” như cỏ rác).
• Còn những kẻ tiểu nhân không sợ cái gì cả, nhất là không sợ người đời chê bai, nên sống rất ư là “ung dung tự tại,” theo đúng câu châm ngôn “Ai chửi mặc ai, tiền thầy bỏ túi” - không khác gì các cán bộ thối nát bị chửi sa sả mà vẫn “tỉnh bơ như người Hà-Nội” (thành ngữ mà người Miền Nam đã truyền khẩu cho nhau sau khi có dịp tiếp súc với đám cán bộ Miền Bắc).
2. “Bác” Sợ Các “Cháu”
Nhiều người thường nghĩ rằng dân sợ “Bác,” chứ ít ai cho rằng “Bác” sợ dân. Theo tôi nghĩ, “Bác” sống trong tình trạng lo sợ vì “Bác,” cũng như ba tên sư phụ của “Bác” (Lê-Nin, Sì-Ta-Lin và Mao) đều là thứ “ngụy quân tử,” tự vỗ ngực là con người Mác-Xít, nhưng không làm theo đúng những giáo điều mà “Thánh Hiền Các-Mác” đã dạy. Thực ra, có tên Mác-Xít nào theo đúng lý thuyết của Các Mác đâu? Ngay cả Các-Mác cũng chê bai những người mang danh “Mác-Xít” khi ông thanh minh rằng ông là Các-Mác chứ không phải là người Mác-Xít. [9] Vì thế, “Bác” (cũng như tất cả những lãnh tụ “Mác-Xít” khác) rất sợ bị lộ tẩy, nên tìm đủ mọi cách tiêu diệt những người sáng suốt đã nhận ra những cái sai lầm của “Bác.” (Thí dụ: “Bác” cũng như Mao-Trạch Ðông đã phong chức đám bần cố nông lên địa vị “giai cấp tiến bộ,” thay thế giai cấp thợ thuyền để làm cách mạng lao động; Lê-Nin cũng muốn đốt giai đoạn nên đã tiêu diệt đám Men-Sơ-Vích để nắm độc quyền, làm một cuộc cách mạng lao động cưỡng ép, trái với lối suy luận về “diễn tiến lịch sử” trong lý thuyết mà Các Mác đã sáng tác ra).
Hơn nữa, “Bác” lại là người gian ngoan nên cũng thừa biết là các “cháu” của “Bác” đều là một tụi “hư đốn,” không đủ “ý thức giai cấp lao động” (“proletarian class consciousness), nên “Bác” cũng sợ chúng lắm, vì bất cứ “thằng phải gió” nào cũng thèm cái địa vị độc tôn của “Bác”. Trong đám này, thế nào mà chẳng có thằng quá ư “đồi trụy” và liều lĩnh (tức là không biết sợ “Bác”), hễ có dịp là là lật tẩy “Bác,” và có thể cho “Bác” về hưu non, hoặc đi “mò tôm” như “Bác” đã ra lệnh dìm Khái Hưng xuống sông cho đến chết. Ðó là lý do tại sao “Bác” sợ các “cháu.” Cho nên “Bác” phải dùng mọi phương pháp khủng khiếp để làm cho các “cháu” sợ “Bác.” Cuối cùng, cả “Bác” lẫn “cháu” đều sợ lẫn nhau. [10]
Nói chung, bất cứ tên độc tài khát máu nào cũng bị dằn vặt bởi hai nỗi sợ: (1) sợ bị chỉ trích là đã sai lầm, và (2) sợ đám đàn em nổi lên cướp quyền sinh sát của mình. Ðến đây, tôi xin dựa trên những định lý về sợ hãi đã trình bày ở trên để đưa ra một số định lý về quyền lực như sau:
Ðịnh Lý 1 : Kẻ nào càng có nhiều quyền lực bao nhiêu, thì kẻ đó lại càng sợ mất quyền lực bấy nhiêu; hơn nữa, quyền lực tuyệt đối tạo ra nỗi lo sợ tuyệt đối.
Ta đã từng thấy người lãnh đạo trong các chế độ dân chủ pháp trị không có toàn quyền thống trị (vì bị ràng buộc bởi luật pháp), nên không mấy lo sợ dân nổi loạn, hoặc đám cận thần tạo phản. Trái lại, những tên độc tài khát máu thì ngày đêm lo sợ đến mức khiếp đảm (paranoia), nhìn đâu đâu cũng thấy kẻ thù. Do đó, chế độ độc tài nào cũng áp dụng triệt để chính sách “nhổ cỏ phải nhổ tận rễ,” đi đôi với chính sách “thà giết nhầm còn hơn thả nhầm.” Trái lại, người không có một chút quyền lực nào, kể cả quyền sinh sống thì không sợ giới quyền lực tước quyền của mình. Vì thế, hiện nay “Ðảng và Nhà Nước” rất sợ đám bần cố nông nổi lên “thí mạng cùi” (như vụ nổi loạn Thái Bình đã xẩy ra cách đây mấy năm). Trái lại, trong các nước dân chủ như ở Mỹ, người dân có đầy đủ nhân quyền, nên đại đa số rất sợ người nắm quyền lực trong tay tước đoạt mất quyền tự do và quyền sinh sống của mình (quyền “pursuit of happiness” trong Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Mỹ).
Ðịnh Lý 2: Ðộc quyền sinh sát tạo ra sự tranh dành nội bộ tàn bạo và những cuộc thanh trừng đẫm máu.
Ðộc quyền sinh sát tạo ra thèm muốn trong số những tên chưa nắm được quyền chúa tể. Thế là tranh dành nhau. Ðộc quyền này thường đi liền với khẩu hiệu “Thề phanh thây uống máu quân thù” (quốc ca Việt Nam XHCN). Khi “quân thù” không còn nữa, tất nhiên các đồng chí đành phải tiếp tục “phanh thây uống máu” lẫn nhau. Chuyện quá dễ hiểu nếu người nào tin vào lý thuyết “ác giả, ác báo” trong Phật giáo. Thí dụ như Sì-Ta-Lin lúc còn sống đã dùng tên chúa chùm công an Bê-Ria-A tiêu diệt hàng trăm ngàn đảng viên trung kiên chỉ vì những người này bị nghi ngờ là thuộc thành phần chống đối. Ðến lúc Sì-Ta-Lin qua đời, Bê-Ri-A được mời đến họp Bộ Chính Trị, thế là các đồng chí sợ tên đao phủ này lên nắm quyền lãnh đạo, bèn xúm nhau vào giết hắn ngay trong phòng họp. Mao Trạch Ðông cũng không thoát khỏi định lý này, nên trước khi nắm được quyền toàn trị đã tìm cách thanh toán những người ở địa vị cao hơn mình để chiếm quyền lãnh đạo đảng; đến khi leo lên tới địa vị chúa tể thì lại tìm cách loại bỏ những tên “công thần” manh nha muốn làm chúa tể. [11] Sống trong môi trường tranh dành vô giới hạn này, bất cứ tên nào nắm được quyền lực trong tay (dù ở thứ vị cao hay thấp) đều phải giữ thế thủ, bằng cách kéo bè bạn hoặc thân thuộc vào guồng máy đảng, và cho đám đàn em “ngồi dưới dù” được hưởng lợi nhuận bất chính của quyền lực. Ðó là nguyên nhân của nạn bè phái, thối nát trong tất cả mọi chế độ độc tài đảng trị.
Ðịnh Lý 3: Những người sợ mất quyền lực thường rất ghét những kẻ không biết sợ quyền lực.
Còn gì bực mình hơn nữa khi mang quyền lực ra hù đời mà người đời vẫn tỏ vẻ không sợ hãi. Người dùng quyền lực đi hù đời nếu gặp phải một người yếu thế không sợ hắn, hắn sẽ nổi cơn giận lôi đình, và dùng quyền lực đàn áp tàn bạo người không biết sợ. Hành động hung hãn này nhằm hai mục đích chính:
• Ðể tự chứng minh là hắn hãy còn nắm quyền lực trong tay, còn có khả năng hù đời (power testing).
• Ðể biểu diễn quyền lực làm cho những người yếu thế khác phải sợ hắn (power demonstration).
•
Ngay cả trong những chế độ tự do trọng luật, người nào bị cảnh sát công lộ chặn hỏi mà tỏ vẻ lễ độ với điệu bộ sợ hãi, thì dễ được khoan hồng hơn là người có vẻ mặt “xấc láo, đáng ghét.” Nếu can phạm nào bị điệu ra tòa mà biết sợ hãi và tỏ vẻ hối hận (plead guilty) thì quan tòa cũng không nỡ mạnh tay trừng phạt. Trái lại, những tên can phạm nào đã có bộ mặt “cô hồn,” rồi lại còn không biết đóng vở kịch “Em lỡ chót dại, xin quan tòa khoan hồng” thì tất nhiên sẽ được “lãnh đủ.” Khi bị bắt vào tù rồi mà can phạm vẫn không có vẻ sợ hãi đám cai ngục thì sẽ bị hành hạ (biệt giam), và còn có thể bị xếp vào loại người “bất trị” nên mất luôn quyền được tạm tha trước khi mãn hạn tù (parole). Còn trong các trại “cải tạo” thì khỏi cần phải nói nhiều về quyền sinh sát của các tên “quản giáo” ngu dốt, thiếu tự tin nên trở nên kiêu căng quá lố; nạn nhân nào muốn được “nhân dân khoan hồng” đều không dám làm trái ý những tên hung thần này. [12]