Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
MỐI ƯU TƯ TO LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC
HỎI: Trung Quốc và Hoa Kỳ, ai có quyền lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều hơn, đối với Việt Nam? Việt Nam có sự lựa chọn nào không, trong việc nên 'đi' với Bắc Kinh hay/và Washington? Hà Nội đã chọn lựa như thế nào trong thời gian qua? (Người Việt Nam)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ. Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã thành công.
GS Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau. Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn phương tám hướng' và không vĩnh viễn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.
Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng 'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.
HỎI: Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ một nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi hai nhiệm kỳ Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi bi quan quá đáng? (Henry Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.
GS Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
HỎI: Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ quốc? (Võ)
GS Carl Thayer trả lời:
Lãnh đạo cộng sản của Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không thể đi những bước lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn đề khác. Quần đảo Hoàng Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển Nam Hải mà Việt Nam phải chịu, vì Trung Quốc có quyền lực để làm như vậy.
Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng một mình Việt Nam, mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Một nước nhỏ lo âu đến áp lực của một láng giềng lớn là điều bình thường, và TQ là một láng giềng khổng lồ, ngạo mạng và hiếu chiến của Việt Nam.
Trách nhiệm tiên quyết của chính quyền VN là phải động viên nhân lực để bảo vệ đất nước. Người Việt hải ngoại làm được gì trước tình huống như vậy, xin xem câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của Ô. Paul Le.
HỎI: Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó hư thực ra sao, xin cho ý kiến? (Thọ Trần)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó có thật.
GS Carl Thayer trả lời:
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của TQ xuất hiện trước khi có cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Gates. Một chuyến bay thử kéo dài 15 phút được thực hiện vào lúc ông đang tiếp xúc với các quan chức cao cấp của TQ. Ông Gates xác nhận TQ đã tiến xa trong việc phát triển loại máy bay này hơn giới tình báo Hoa Kỳ nghĩ. Nhưng đây chỉ mới là một loại thử nghiệm của một thế hệ máy bay thứ năm, trong khi Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động phi cơ tiêm kích F-22 Raptor Joint ở Hawaii .
HỎI: Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại thời nay? (Nguyen Noi)
GS Carl Thayer trả lời:
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.
HỎI:
1. Hải Quân Hoa Kỳ đang điều qua vùng Tây Thái Bình Dương 3 lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần một căn cứ tiếp vận mới cho một lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm, vì Nhật Bản và Ðại Hàn ở vùng Ðông Bắc Á chỉ đủ chỗ cho
2. Giáo sư có nghĩ rằng Hoa Kỳ cần có một căn cứ ở Cam Ranh Việt Nam, hay Subic Bay Philippines, để cân bằng lực lượng cho cả 2 vùng Ðông Bắc và Ðông Nam Á. Căn cứ Changi ở Singapore thì quá nhỏ. (Nguyễn Mạnh Trí)
GS Carl Thayer trả lời:
Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ phát biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.
(Còn tiếp)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ. Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã thành công.
GS Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau. Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn phương tám hướng' và không vĩnh viễn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.
Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng 'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.
HỎI: Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ một nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi hai nhiệm kỳ Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi bi quan quá đáng? (Henry Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.
GS Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
HỎI: Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ quốc? (Võ)
GS Carl Thayer trả lời:
Lãnh đạo cộng sản của Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không thể đi những bước lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn đề khác. Quần đảo Hoàng Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển Nam Hải mà Việt Nam phải chịu, vì Trung Quốc có quyền lực để làm như vậy.
Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng một mình Việt Nam, mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Một nước nhỏ lo âu đến áp lực của một láng giềng lớn là điều bình thường, và TQ là một láng giềng khổng lồ, ngạo mạng và hiếu chiến của Việt Nam.
Trách nhiệm tiên quyết của chính quyền VN là phải động viên nhân lực để bảo vệ đất nước. Người Việt hải ngoại làm được gì trước tình huống như vậy, xin xem câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của Ô. Paul Le.
HỎI: Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó hư thực ra sao, xin cho ý kiến? (Thọ Trần)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó có thật.
GS Carl Thayer trả lời:
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của TQ xuất hiện trước khi có cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Gates. Một chuyến bay thử kéo dài 15 phút được thực hiện vào lúc ông đang tiếp xúc với các quan chức cao cấp của TQ. Ông Gates xác nhận TQ đã tiến xa trong việc phát triển loại máy bay này hơn giới tình báo Hoa Kỳ nghĩ. Nhưng đây chỉ mới là một loại thử nghiệm của một thế hệ máy bay thứ năm, trong khi Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động phi cơ tiêm kích F-22 Raptor Joint ở Hawaii .
HỎI: Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại thời nay? (Nguyen Noi)
GS Carl Thayer trả lời:
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.
HỎI:
1. Hải Quân Hoa Kỳ đang điều qua vùng Tây Thái Bình Dương 3 lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần một căn cứ tiếp vận mới cho một lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm, vì Nhật Bản và Ðại Hàn ở vùng Ðông Bắc Á chỉ đủ chỗ cho
2. Giáo sư có nghĩ rằng Hoa Kỳ cần có một căn cứ ở Cam Ranh Việt Nam, hay Subic Bay Philippines, để cân bằng lực lượng cho cả 2 vùng Ðông Bắc và Ðông Nam Á. Căn cứ Changi ở Singapore thì quá nhỏ. (Nguyễn Mạnh Trí)
GS Carl Thayer trả lời:
Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ phát biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.
(Còn tiếp)