Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
MỐI ƯU TƯ TO LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC
HỎI:
1. Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao nếu Việt Nam hợp tác với Trung Quốc và để Bắc Kinh khống chế Biển Đông?
2. Nếu chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra, ở cấp độ nào thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp?
3. Khoảng thời điểm nào thì sức mạnh quân sự Trung Quốc (xét về quân số, chiến hạm, chiến đấu cơ) sẽ bằng với Nhật Bản vào thời điểm kết thúc đệ nhị thế chiến? (Nguyễn Giao)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1. Không chắc gì Việt Nam theo đuổi chính sách như ông miêu tả.
2. Nếu TQ tấn công tàu chiến hay binh sĩ Hoa Kỳ, hoặc trong trường hợp Mỹ có hiệp ước an ninh hỗ tương với Việt Nam như họ có với Nhật.
3. Sức mạnh quân sự của TQ hiện nay đã hơn Nhật ở thời điểm trước khi chấm dứt Thế Chiến Thứ 2.
GS Carl Thayer trả lời:
Đáp 1: Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh sự hợp tác hòa hoãn giữa Trung Quốc-Việt Nam trong việc Biển Đông. Hoa Kỳ cũng có thể khuyến khích các công ty dầu mỏ của Mỹ tham gia vào việc khai thác tài nguyên hydrocarbon. Nhưng nếu hợp tác giữa Trung Quốc - Việt Nam là nhằm kiểm soát tuyến đường thương mại quốc tế thông qua Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phản đối nỗ lực này, bằng cách sử dụng quân đội nếu cần thiết. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của đồng minh và các đối tác thương mại quan trọng.
Đáp 2: Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham gia vào một cuộc tranh chấp biên giới Trung-Việt. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò quốc tế quan trọng trong việc tạo áp lực lên những nước tham chiến để chấm dứt những hành động gây chiến.
Đáp 3: Điểm then chốt ở đây là hàng không mẫu hạm, được dùng nâng cao Hải quân Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Hiện nay Trung Quốc đang hiện đại hóa hàng không mẫu hạm cũ của họ, và dự tính chế tạo ít nhất một hàng không mẫu hạm thứ hai trong thời gian tới. Trong tương lai xa, có thể Trung Quốc sẽ đóng thêm nhiều hàng không mẫu hạm nữa. Hoa Kỳ hiện thời có 11 hàng không mẫu hạm. Phải vài thập niên nữa thì Trung Hoa mới có được một số hàng không mẫu hạm tương đương với số hàng không mẫu hạm của Nhật Bản vào đầu Thế chiến II.
HỎI: Tôi nhận thấy rằng người Mỹ sẽ không để cho đảng CSVN chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Không sớm thì muộn thế chiến lược mới giữa Việt Nam và Mỹ sẽ hình thành. Thưa hai giáo sư có nghĩ vậy không? Thời gian sẽ là bao lâu? Quý vị có phỏng đoán được không? Xin chúc hai giáo sư vẹn toàn như ý. (Nguyen Van Khoi)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ một vài lợi ích an ninh chung ở vùng Biển Đông. Họ cùng hợp tác để bảo vệ quyền lợi chung đó. Sự hợp tác này tiến được bao xa còn tùy vào chính sách và hành động của TQ và Vietnam. Cám ơn lời chào mừng của ông.
GS Carl Thayer trả lời:
Trong năm 2009 Hoa Kỳ đã đáp ứng những mối quan tâm của Việt Nam – cũng như của các quốc gia khác trong khu vực - về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ có một ích lợi chung (ở vùng biển này). Sự kiện đáng kể nhất là việc một đối thoại quốc phòng cấp cao đã được bắt đầu. Nhưng giữa hai nước chưa có những ràng buộc quốc phòng gì đáng kể. Đa số những họat động chỉ có tính cách tượng trưng, chẳng hạn như chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ.
Việt Nam không tìm cách liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ với cả hai nước để phục vụ lợi ích của mình. Trong cuộc hội thảo Quốc Phòng mỗi 4 năm của Hoa Kỳ gần đây nhất, Việt Nam được nói đến như một đối tác chiến lược nhiều tiềm năng. Việt Nam sẽ hợp tác với Hoa Kỳ chừng nào họ vẫn được tự do hành động. Tôi không dự đoán sẽ có quan hệ đối tác Mỹ-Việt chính thức hoặc không chính thức nhằm việc chống lại Trung Quốc.
HỎI:
1. Việt Nam có còn độc lập không? Tại sao?
2. Bao giờ cộng sản Trung Quốc sụp đổ? Bằng cách nào? Tại sao? Và bao giờ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1. Phải, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập. Chính phủ VN tự kiểm soát cả lãnh thổ lẫn dân chúng của họ. Họ tự vạch ra chính sách ngoại giao và quốc phòng.
2. Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở TQ. Không ai có thể tiên liệu khi nào TQ sẽ ngưng tự xưng mình theo chủ nghĩa ấy.
GS Carl Thayer trả lời:
Đáp 1: Vấn đề độc lập phải được đo lường bằng nồng độ trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Việt Nam có thể độc lập vì nó có khả năng tự bảo vệ trước ngọai xâm. Việt Nam tự đặt hướng đi kinh tế cho mình, và Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn độc lập với sức mạnh toàn diện của một quốc gia. Là một nước nhỏ đang phát triển, Việt Nam phải hết sức để ý đến lợi ích của những láng giềng mạnh mẽ nhất, cũng như Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ luôn phải nghĩ đến sức mạnh toàn diện của một Hoa Kỳ.
Đáp 2: Trung Quốc sụp đổ chỉ là một trong nhiều kịch bản có thể xẩy ra trong tương lai và là kịch bản có xác xuất thấp nhất. Trong lịch sử Trung Quốc đã trải qua những thời gian thống nhất, theo sau là những lúc bị phân tranh, tuy nhiên khuynh hướng của lịch sử Trung Quốc nghiêng vế thống nhất. Có lẽ Trung Quốc dần dà thay đổi thay vì sụp đổ.
HỎI: Xin nhị vị Giáo sư cho biết ý kiến về một nhận định khá phổ biến nơi cộng đồng người Việt hải ngoại là: Sự lớn mạnh của Trung Cộng ngày nay là do chính sách sai lầm từ ‘cái bắt tay’ giữa TT Nixon và Mao vào năm 1972? (NVCH chúng ta là một con bài thí cho việc này) (Nguyễn Nhất Anh)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trung Quốc trở nên hùng mạnh như ngày nay là nhờ quyết định của Mao Trạch Đông đi sát lại với Mỹ và quyết định của Đặng Tiểu Bình áp dụng chế độ kinh tế thị trường và mở cửa sang phía Tây Phương. Chính sách của Mỹ xích gần với Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng đang lên của Liên Sô lúc ấy nhằm phục vụ quyền lợi của Mỹ. Đó không phải là một lỗi lầm chiến lược.
Việt Nam Cộng Hòa bị hy sinh trên bàn mặc cả của các đại cường vì theo quan điểm của Mỹ, họ không còn quan tâm đến việc cứu vãn VNCH bằng mọi giá nữa. Điều ấy cũng áp dụng đối với Bắc Việt, nếu vào thời điểm ấy TQ không còn nghĩ Việt Nam đáng để được bảo vệ.
GS Carl Thayer trả lời:
Việt Nam Cộng Hòa đã bị hy sinh khi Nixon và Kissinger tìm cách thiết lập một mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này được thấy rất rõ từ các Thông cáo Thượng Hải. Nhưng chính miền Bắc Việt Nam cũng bị “đem bán”. Qua cụm từ “decent interval” ('khoảng cách tử tế”) người ta thấy rõ là Hiệp định Paris năm 1973 nhằm để bứt Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ đã bỏ đi mà không cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để giúp miền Nam tồn tại. Trong khi đó, Trung Quốc cố vấn Hà Nội nhẫn nhịn chờ ngày thống nhất. Nhưng với sự hậu thuẫn của Liên Xô, lãnh đạo Hà Nội đã chọn lựa giải pháp quân sự và dùng vũ lực để thống nhất Việt Nam.
HỎI: Kính thưa GS Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tại Trung Quốc đã thực hiện thành công được phi đạn đánh và diệt được hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ từ khoảng cách 2,900 km chưa hay chỉ là những lời thổi phồng trong hoàn cảnh căng thẳng trong lúc đối đầu như hiện tại? (Thinh Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trên lý thuyết phi đạn của TQ có khả năng ấy. Nhưng vũ khí mới của Trung Quốc chưa có khả năng đặt hải quân Hoa Kỳ vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng.
HỎI: Có khi nào Cộng sản Trung quốc sẽ tự 'giải thể' hoặc 'sụp đổ' vì chiến tranh với Hoa Kỳ? Liệu các nước Cộng sản 'anh em' vẫn 'tồn tại' theo 'đàn anh' cho đến ngày CS Trung hoa có một 'biến cố' như câu hỏi ở trên thì các nước chư hầu sẽ đổ theo? (Ẩn Danh)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Cộng Sản TQ đang thay đổi. Không chắc gì TQ sẽ liều lĩnh gây chiến với Mỹ. Trung Quốc là nước cộng sản lớn nhất còn tồn tại. Nếu Cộng sản TQ sụp đổ thì kinh nghiệm cộng sản trên thế giới sẽ chấm dứt.
GS Carl Thayer trả lời:
Bất kỳ cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - dù ít có cơ hội xẩy ra - cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, và gây thiệt hại lớn lao cho cả hai nước. Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn, và hệ thống chính trị của nó sẽ tan rã.
Ngoài Trung Quốc chỉ có bốn quốc gia khác được gọi là các nước cộng sản: Việt Nam, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu Trung Quốc sụp đổ vì sự phụ thuộc của Việt Nam vào hàng hoá của Trung Quốc. Việt Nam sẽ điều chỉnh lại. Bắc Triều Tiên sẽ mất một đồng minh thiết yếu và chế quyền Bắc Hàn sẽ mất đi những hỗ trợ vật chất quan trọng mà Trung Quốc hiện đang cung cấp. Chính quyền Bắc Triều Tiên hoặc có thể sụp đổ hoặc sẽ tìm cách thống nhất với Nam Hàn. Lào sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng kinh tế Lào là không thực sự là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chế độ Lào sẽ vượt qua được cơn bão. Cuba sẽ không bị ảnh hưởng.
1. Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao nếu Việt Nam hợp tác với Trung Quốc và để Bắc Kinh khống chế Biển Đông?
2. Nếu chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra, ở cấp độ nào thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp?
3. Khoảng thời điểm nào thì sức mạnh quân sự Trung Quốc (xét về quân số, chiến hạm, chiến đấu cơ) sẽ bằng với Nhật Bản vào thời điểm kết thúc đệ nhị thế chiến? (Nguyễn Giao)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1. Không chắc gì Việt Nam theo đuổi chính sách như ông miêu tả.
2. Nếu TQ tấn công tàu chiến hay binh sĩ Hoa Kỳ, hoặc trong trường hợp Mỹ có hiệp ước an ninh hỗ tương với Việt Nam như họ có với Nhật.
3. Sức mạnh quân sự của TQ hiện nay đã hơn Nhật ở thời điểm trước khi chấm dứt Thế Chiến Thứ 2.
GS Carl Thayer trả lời:
Đáp 1: Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh sự hợp tác hòa hoãn giữa Trung Quốc-Việt Nam trong việc Biển Đông. Hoa Kỳ cũng có thể khuyến khích các công ty dầu mỏ của Mỹ tham gia vào việc khai thác tài nguyên hydrocarbon. Nhưng nếu hợp tác giữa Trung Quốc - Việt Nam là nhằm kiểm soát tuyến đường thương mại quốc tế thông qua Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phản đối nỗ lực này, bằng cách sử dụng quân đội nếu cần thiết. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của đồng minh và các đối tác thương mại quan trọng.
Đáp 2: Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham gia vào một cuộc tranh chấp biên giới Trung-Việt. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò quốc tế quan trọng trong việc tạo áp lực lên những nước tham chiến để chấm dứt những hành động gây chiến.
Đáp 3: Điểm then chốt ở đây là hàng không mẫu hạm, được dùng nâng cao Hải quân Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Hiện nay Trung Quốc đang hiện đại hóa hàng không mẫu hạm cũ của họ, và dự tính chế tạo ít nhất một hàng không mẫu hạm thứ hai trong thời gian tới. Trong tương lai xa, có thể Trung Quốc sẽ đóng thêm nhiều hàng không mẫu hạm nữa. Hoa Kỳ hiện thời có 11 hàng không mẫu hạm. Phải vài thập niên nữa thì Trung Hoa mới có được một số hàng không mẫu hạm tương đương với số hàng không mẫu hạm của Nhật Bản vào đầu Thế chiến II.
HỎI: Tôi nhận thấy rằng người Mỹ sẽ không để cho đảng CSVN chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Không sớm thì muộn thế chiến lược mới giữa Việt Nam và Mỹ sẽ hình thành. Thưa hai giáo sư có nghĩ vậy không? Thời gian sẽ là bao lâu? Quý vị có phỏng đoán được không? Xin chúc hai giáo sư vẹn toàn như ý. (Nguyen Van Khoi)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ một vài lợi ích an ninh chung ở vùng Biển Đông. Họ cùng hợp tác để bảo vệ quyền lợi chung đó. Sự hợp tác này tiến được bao xa còn tùy vào chính sách và hành động của TQ và Vietnam. Cám ơn lời chào mừng của ông.
GS Carl Thayer trả lời:
Trong năm 2009 Hoa Kỳ đã đáp ứng những mối quan tâm của Việt Nam – cũng như của các quốc gia khác trong khu vực - về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ có một ích lợi chung (ở vùng biển này). Sự kiện đáng kể nhất là việc một đối thoại quốc phòng cấp cao đã được bắt đầu. Nhưng giữa hai nước chưa có những ràng buộc quốc phòng gì đáng kể. Đa số những họat động chỉ có tính cách tượng trưng, chẳng hạn như chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ.
Việt Nam không tìm cách liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ với cả hai nước để phục vụ lợi ích của mình. Trong cuộc hội thảo Quốc Phòng mỗi 4 năm của Hoa Kỳ gần đây nhất, Việt Nam được nói đến như một đối tác chiến lược nhiều tiềm năng. Việt Nam sẽ hợp tác với Hoa Kỳ chừng nào họ vẫn được tự do hành động. Tôi không dự đoán sẽ có quan hệ đối tác Mỹ-Việt chính thức hoặc không chính thức nhằm việc chống lại Trung Quốc.
HỎI:
1. Việt Nam có còn độc lập không? Tại sao?
2. Bao giờ cộng sản Trung Quốc sụp đổ? Bằng cách nào? Tại sao? Và bao giờ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1. Phải, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập. Chính phủ VN tự kiểm soát cả lãnh thổ lẫn dân chúng của họ. Họ tự vạch ra chính sách ngoại giao và quốc phòng.
2. Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở TQ. Không ai có thể tiên liệu khi nào TQ sẽ ngưng tự xưng mình theo chủ nghĩa ấy.
GS Carl Thayer trả lời:
Đáp 1: Vấn đề độc lập phải được đo lường bằng nồng độ trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Việt Nam có thể độc lập vì nó có khả năng tự bảo vệ trước ngọai xâm. Việt Nam tự đặt hướng đi kinh tế cho mình, và Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn độc lập với sức mạnh toàn diện của một quốc gia. Là một nước nhỏ đang phát triển, Việt Nam phải hết sức để ý đến lợi ích của những láng giềng mạnh mẽ nhất, cũng như Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ luôn phải nghĩ đến sức mạnh toàn diện của một Hoa Kỳ.
Đáp 2: Trung Quốc sụp đổ chỉ là một trong nhiều kịch bản có thể xẩy ra trong tương lai và là kịch bản có xác xuất thấp nhất. Trong lịch sử Trung Quốc đã trải qua những thời gian thống nhất, theo sau là những lúc bị phân tranh, tuy nhiên khuynh hướng của lịch sử Trung Quốc nghiêng vế thống nhất. Có lẽ Trung Quốc dần dà thay đổi thay vì sụp đổ.
HỎI: Xin nhị vị Giáo sư cho biết ý kiến về một nhận định khá phổ biến nơi cộng đồng người Việt hải ngoại là: Sự lớn mạnh của Trung Cộng ngày nay là do chính sách sai lầm từ ‘cái bắt tay’ giữa TT Nixon và Mao vào năm 1972? (NVCH chúng ta là một con bài thí cho việc này) (Nguyễn Nhất Anh)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trung Quốc trở nên hùng mạnh như ngày nay là nhờ quyết định của Mao Trạch Đông đi sát lại với Mỹ và quyết định của Đặng Tiểu Bình áp dụng chế độ kinh tế thị trường và mở cửa sang phía Tây Phương. Chính sách của Mỹ xích gần với Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng đang lên của Liên Sô lúc ấy nhằm phục vụ quyền lợi của Mỹ. Đó không phải là một lỗi lầm chiến lược.
Việt Nam Cộng Hòa bị hy sinh trên bàn mặc cả của các đại cường vì theo quan điểm của Mỹ, họ không còn quan tâm đến việc cứu vãn VNCH bằng mọi giá nữa. Điều ấy cũng áp dụng đối với Bắc Việt, nếu vào thời điểm ấy TQ không còn nghĩ Việt Nam đáng để được bảo vệ.
GS Carl Thayer trả lời:
Việt Nam Cộng Hòa đã bị hy sinh khi Nixon và Kissinger tìm cách thiết lập một mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này được thấy rất rõ từ các Thông cáo Thượng Hải. Nhưng chính miền Bắc Việt Nam cũng bị “đem bán”. Qua cụm từ “decent interval” ('khoảng cách tử tế”) người ta thấy rõ là Hiệp định Paris năm 1973 nhằm để bứt Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ đã bỏ đi mà không cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để giúp miền Nam tồn tại. Trong khi đó, Trung Quốc cố vấn Hà Nội nhẫn nhịn chờ ngày thống nhất. Nhưng với sự hậu thuẫn của Liên Xô, lãnh đạo Hà Nội đã chọn lựa giải pháp quân sự và dùng vũ lực để thống nhất Việt Nam.
HỎI: Kính thưa GS Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tại Trung Quốc đã thực hiện thành công được phi đạn đánh và diệt được hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ từ khoảng cách 2,900 km chưa hay chỉ là những lời thổi phồng trong hoàn cảnh căng thẳng trong lúc đối đầu như hiện tại? (Thinh Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trên lý thuyết phi đạn của TQ có khả năng ấy. Nhưng vũ khí mới của Trung Quốc chưa có khả năng đặt hải quân Hoa Kỳ vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng.
HỎI: Có khi nào Cộng sản Trung quốc sẽ tự 'giải thể' hoặc 'sụp đổ' vì chiến tranh với Hoa Kỳ? Liệu các nước Cộng sản 'anh em' vẫn 'tồn tại' theo 'đàn anh' cho đến ngày CS Trung hoa có một 'biến cố' như câu hỏi ở trên thì các nước chư hầu sẽ đổ theo? (Ẩn Danh)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Cộng Sản TQ đang thay đổi. Không chắc gì TQ sẽ liều lĩnh gây chiến với Mỹ. Trung Quốc là nước cộng sản lớn nhất còn tồn tại. Nếu Cộng sản TQ sụp đổ thì kinh nghiệm cộng sản trên thế giới sẽ chấm dứt.
GS Carl Thayer trả lời:
Bất kỳ cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - dù ít có cơ hội xẩy ra - cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, và gây thiệt hại lớn lao cho cả hai nước. Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn, và hệ thống chính trị của nó sẽ tan rã.
Ngoài Trung Quốc chỉ có bốn quốc gia khác được gọi là các nước cộng sản: Việt Nam, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu Trung Quốc sụp đổ vì sự phụ thuộc của Việt Nam vào hàng hoá của Trung Quốc. Việt Nam sẽ điều chỉnh lại. Bắc Triều Tiên sẽ mất một đồng minh thiết yếu và chế quyền Bắc Hàn sẽ mất đi những hỗ trợ vật chất quan trọng mà Trung Quốc hiện đang cung cấp. Chính quyền Bắc Triều Tiên hoặc có thể sụp đổ hoặc sẽ tìm cách thống nhất với Nam Hàn. Lào sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng kinh tế Lào là không thực sự là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chế độ Lào sẽ vượt qua được cơn bão. Cuba sẽ không bị ảnh hưởng.