Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
CÂY ỚT CHIM KÉT (2)
“Đi chân không, không giày, không dép. Nhờ trời thương cho chân anh cứng hơn đá?” Ông Tiến pha trò.
“Làm gì có giày dép, nhưng cũng bắt chước Việt Cộng xài dép râu chứ. Tiện lắm, nhẹ nhàng lắm, đi băng ngàn, đi trên đá tai mèo nhọn hoắc, trên gai gốc, trên bùn lầy, trên lá khô cỏ mục, lội xuống nước, chỗ nào xài cũng được. Mà lại rất lâu hư. Cậu có nhớ ngày xưa không, những anh kéo xe, phu xe kéo, kéo cái xe kéo hai bánh có người ngồi trên chiếc ghế đệm phía sau. Phu xe mỗi khi kéo xe lên dốc hai tay nắm hai càng xe gò lưng kéo xe trông thảm hại quá. Thời của anh chắc hết loại xe ấy rồi. Phu kéo xe cũng đã biết xài dép râu từ lâu... Nói đến đâu?”
“Đến chỗ đi đi, đi nữa, đi thêm nữa.”
“Vâng, chúng tôi đến chân một ngọn đồi nhỏ đằng trước có con suối, cất một cái nhà sàn. Thật ra chỉ là cái chòi cao để tránh thú dữ. Tới đâu cũng vậy, hễ ở hơi lâu là phải cất chòi. Ngày ngày đi kiếm các thứ trong rừng dồn lại chờ người quen thân ở những ngôi làng dưới bốn năm tuần đạp xe đạp lên mua. Hoặc đổi lấy gạo, mắm, muối. Đó là chuyện về sau, khi bắt được liên lạc với họ. Còn trong nhiều tháng đầu khi tôi mới lên rừng trốn tránh, những người khốn khổ ấy và tôi không hề thấy một bóng người nào nào khác ngoài chúng tôi ra.”
“Trong rừng thì kiếm được cái gì để bán? Kiếm củi chắc?” Ông Tiến hỏi.
“Có những thứ khác nữa chứ. Ngoài việc đi củi, đi chặt loại ngo nhiều nhựa chẻ nhỏ ra bó thành bó làm đồ nhen lửa, hoặc đi cắt mây, đi lượm hột dẻ, hột lăng, hoặc đi bẫy chồn bẫy cáo. Hoặc đi kiếm mật ong. Hoặc hái trái cây.”
Ông Tiến có vẻ thích thú nên chốc chốc lại chen vào những câu hỏi vớ vẩn cốt để đưa đẩy câu chuyện:
“Hái trái? Trái gì vậy? Bộ nhóm người các anh gầy được một vườn trồng cây ăn trái trên rừng?”
Ông Huy nhún vai:
“Làm gì có vườn cây. Trái đây là trái rừng. Cứ sau mùa mưa độ một vài tháng, nắng ấm lên đôi chút, nhiều thứ trái hoang bắt đầu chín. Trái gùi, trái đá, trái trâm, trái nhung, trái trường, trái xay, trái mác mác, trái vú bò …”
“Những trái gì nghe quái chiêu quá. Lỡ gặp trái độc?”
“Người đi rừng biết trái nào độc, trái nào không độc. Thường thì chim họăc thú ăn được, người ăn được.”
“Nhưng ăn nó ra sao? Dễ nuốt không? Mùi vị thế nào?”
“Mỗi loại trái cây đều có cái mùi, cái vị riêng, nhưng nói chung thì trái rừng nào cũng có chút chua chua, ngọt ngọt, chát chát. Các hột thì béo béo, bùi bùi. Đó là vị, còn mùi thì khó phân biệt lắm, thơm, thúi, hăng hắc, nồng nặc, thoang thoảng, khó mà diễn tả cho hết. Nhưng bán được giá nhất là trái đười ươi.”
“Lại còn có trái đười ươi? Chắc nó giống con đười ươi, tay chân mặt mũi na ná như tôi với anh?”
“Chả giống gì cả. Tôi cũng chẳng biết tại sao gọi nó là trái đười ươi. Nó như thế này, hơi tròn tròn, to gần bằng trái chanh, ngâm nước nở ra to gần bằng nắm tay. Cây đười ươi rất lớn, hơn hai người ôm, và cao, cành lá sum sê, trái mọc thành chùm có cái bẹ che kín bên trên trông giống như đàn bà đội mũ mấn đi đưa đám ma. Anh có biết cái bẹ đó dùng để che gì không? Để che mưa. Gặp nước mưa trái đười ươi nở toét ra ngay, vài ngày sau sẽ thối hết. Nhờ có bẹ che bên trên, các chùm trái đười ươi lớn dần, chín dần. Cây đười ươi ba năm mới có trái một lần, từng chùm lòng thòng dưới cái bẹ che. Gặp cây nào sây trái chúng tôi hạ ngay …”
Ông Tiến ngắt lời:
“Ủa sao đốn nó đi. Sao lại có máu ưa phá hoại thế. Và, xin lỗi anh, dại dột đến thế? Trèo lên hái có phải tiện hơn không. Ba năm sau trở lại hái nữa. Các anh mong mau có vàng mà vội giết chết con gà đẻ trứng vàng!”
Ông Huy bật cười:
“Cậu biết một mà không biết hai. Bộ cậu muốn chúng tôi phải ở mãi trong một cánh rừng để cứ ba năm đi tìm cho ra cây đười ươi cũ mà hái? Làm sao tìm cho ra cây mình muốn tìm trong số hàng ngàn, hàng vạn cây mọc loạn xạ. Chỉ thí dụ này cậu biết ngay. Một hôm trời nóng quá tôi cởi áo treo lên nhánh cây chìa ra trước mặt ngồi nghỉ mệt. Rồi loay quay đi kiếm một mớ cành khô mang về chòi làm củi. Vài mươi phút sau là đã hết biết cái áo treo nơi nào. Ma rừng ưa giấu đồ của thợ rừng lắm, tìm không ra đâu. Ngoài ra thì giờ đâu mà trèo lên cây đười ươi để hái từng trái hết cành này đu qua cành khác như khỉ, vượn. Cây cao rậm rạp, trái nằm rải rác lẫn trong cành trong lá, phải hạ cây cho nó nằm dài trên mặt đất, rồi hái vội hái vàng, dộng vào đầy bao mang đi. Có khi phải hạ ba, bốn cây. Gặp cây nào không đủ trái, chúng tôi lấy xà gạc chặt vào thân cây làm dấu, rồi đi tìm làm dấu thêm vài cây khác, cho đến khi liệu đủ số trái, sẽ hạ ba bốn cây luôn thể.”
Ông Tiến ngắt lời:
“Làm dấu để làm chi vậy?”
“Là vì, nếu không, lỡ người Thượng gặp không biết là của mình họ sẽ hạ nó xuống sao. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp người Thượng, không biết tiếng nói của nhau, nhưng vẫn hiểu nhau, và vẫn đồng ý với nhau về cái chuyện làm dấu ấy. Người Thượng cũng quý trái đười ươi nhưng họ rất thật thà, thấy có dấu để lại, không bao giờ giành giật.”
“Trái đười ươi, ước gì tôi có một trái ăn thử cho biết. Thế có bao giờ anh gặp con đười ươi trong rừng không?”
“Rừng của mình không có đười ươi nhưng có khỉ. Anh làm tôi nhớ rừng quá. Không có đười ươi nhưng nhiều khỉ lắm, và nhiều con thú khác, thú hiếm. Cậu có thấy lạ không, chiến tranh bom đạn đến như thế mà rừng rú vẫn còn nhiều thú hoang, thú hiếm. Khỉ nó nghịch ngợm, phá phách, và làm nhiều trò tức cười. Chẳng hạn cái trò này. Chúng nó thường không chịu chạy xuống suối uống nước, lại trèo lên một cây to mọc nghiêng xuống dòng nước, đu lên một cành dẻo, một con hai tay níu chặt lấy cành, con khác nắm chân con vừa rồi, và cứ thế làm thành một chuỗi dài hơn một chục con cho đến khi con cuối cùng chạm được mặt nước. Nó chu miệng ra uống nước, uống xong lấy tay, lấy chân vẫy nước bắn tung tóe. Rồi chúng thay phiên nhau làm cái trò đó.”
“Thế ra khỉ cũng biết giải trí như người.”
“À, còn chuyện này mới lạ chứ. Một hôm, lúc đó tôi đã sắp giã từ bọn họ rồi, chúng tôi trèo lên một đỉnh núi định dăng lưới bẫy vài con chim ó mang về nuôi, rồi tập cho nó bay đi săn, thì gặp một tổ chim to lớn chưa từng thấy, trong đó có hai cái trứng bự sư. Nói ra có lẽ không ai tin, nhưng đó là sự thật, cái trứng lớn hơn cả con gà mái đang nằm ấp trứng trong ổ ...”
Ông Tiến thun vai, thè lưỡi, ngắt lời:
“Thế thì không phải trứng chim đâu. Chắc là trứng rắn, hay đúng hơn, trứng con trăn thời tiền sử. A, a, hay là trứng khủng long. Thế là Việt Nam ta có khủng long, cần gì phải lên bảo tàng viện DC xem những bộ xương giả.”
“Không phải khủng long đâu. Cũng không phải rắn hay trăn. Trứng rắn, trứng trăn khác. Nó tròn như trái banh. Còn đây nó có đầu, có đuôi, như trứng gà, trứng vịt. Nghĩa là một đầu hơi dẹt, đầu kia hơi nhọn. Ngoài ra tổ chim khác hang rắn, hang trăn. Cái tổ này nằm lộ thiên bên hốc đá dưới tàng cây lớn. Còn hang rắn họăc hang trăn nằm sâu dưới đất. Thôi, để tôi kể tiếp. Mấy người kia mừng quá, rồi vội sang gùi để có một cái gùi trống, lót lá vào cho êm, hai ba người cẩn thận khiêng hai cái trứng cho vào gùi, một người mang gùi trứng, những người kia cũng cho gùi lên vai, rồi hè nhau chạy nhanh xuống núi. Tôi định khuyên họ đừng lấy hai cái trứng ấy, để sau này nó nở thành chim đại bàng, chim khổng lồ, quý biết mấy. Nhưng thấy họ hăm hở quá nên tôi không dám cản. Mà cậu có biết tại sao họ phải chạy lẹ không? Họ sợ chim mẹ bay về thì nguy hiểm lắm. Khi đã trở về chòi an toàn, mấy người đó mới tỉnh người ra nói với nhau mang trứng về làm chi. Ăn? Không lẽ ăn sống, nồi chảo đâu đủ lớn để luộc trứng? Không lẽ mang trứng lên núi trả lại chỗ cũ? Có người đưa ý kiến lấy dao nhọn đục một lỗ tròn trên cái trứng, rồi múc lòng trứng ra nấu ăn dần. Nãy giờ tôi nói lan man nhiều chuyện quá, lạc đề. Phải trở lại cây ớt.”
Ông Tiến vui vẻ đáp:
“Càng lạc đề càng vui. Tôi ưa nghe những chuyện lạc đề lắm, nhất là chiều nay ở nhà một mình chẳng biết làm gì. Vậy để tranh thủ, trong khi tôi soạn cái gì ăn, anh cứ tiếp tục kể chuyện giùm tôi.”
“Sao lại kể chuyện giùm,” ông Huy bắt bẻ, “trật bét. Hồi nãy tôi xài chữ giùm đúng, cậu giữ giùm tôi cây ớt, cậu bán giùm tôi chiếc xe. Bây giờ cậu cũng lại bắt chước, anh kể chuyện giùm tôi.”
“À, tôi bị mấy cô y tá hút hồn ấy mà, chứ không phải tôi bắt chước anh đâu. Bác kéo cái tay áo lên giùm cháu để cháu đo áp huyết. Chú đưa giùm cháu cánh tay kia để cháu lấy máu. Anh nằm yên lên cái ghế dài này giùm em nhé, bác sĩ vô ngay bây giờ ... Bia nghe.”
“Ừ bia. Nhưng chuyện của tôi có hay ho gì đâu mà cậu cứ làm bộ quan tâm. Xạo hả? Tôi sống trong rừng mấy tháng thì da dẻ tái mét như đang mang bệnh. Tôi sợ bị sốt rét rừng. Ăn uống bữa có bữa không là chuyện thường, gặp rắn rết, thú dữ cũng không ngán, chỉ sợ nhất là muỗi rừng, sốt rét ngã nước. Đêm nằm ngủ không có mùng màn, chỉ còn cách đốt lửa hun khói chống muỗi. Thì bỗng một hôm, vừa dứt mùa lạnh, sau mấy cơn mưa, hồi đó chúng tôi chưa bắt liên lạc được với vài người thân tín dưới kia, chúng tôi đi kiếm nấm. Sau trận mưa, nấm mọc mau. Tình cờ thấy mấy cây ớt mọc xúm xít dưới tàng một cây cám khá to. Anh nói gì? Đúng vậy, cây đó gọi là cây cám, trái trông y chang như trái sa-bô-chê, thịt dai, ăn vừa chua vừa ngọt. Có chát không hả? Ừ thì cũng hơi chát, trái rừng nào mà lại không chát. Nhưng tôi phải kể tiếp chuyện cây ớt cái đã. Nghe nói ăn ớt nhiều trừ được sốt rét. Thấy ớt tôi mừng quá, há hốc mồm ngắm nghía, ô, mấy nụ hoa trắng li ti đẹp hơn bất cứ loài hoa nào trên cõi đời này. Thế là sẽ có ớt ăn rồi.”
Ông Tiến chen vào, cười khì khì:
“Tôi biết rồi, nó đẹp là vì anh sắp thịt nó chứ gì. Bông ớt mà đẹp nhất!”
“Ừ thì không đẹp nhất. Tôi đang ngẩn người vì sung sướng bỗng chợt nghĩ, giật mình. Tại sao có ớt nơi này.
Ớt chịu lạnh dở lắm, không thể sống qua nổi mùa đông lạnh lẽo trên cánh rừng này. Vậy những cây ớt ấy phải do người lạ mới đến đây trồng. Ai vậy? Công an? Bộ đội? Nguy quá. Tôi nói lên điều đó, mấy người kia chỉ cười lặng lẽ tỏ vẻ không quan tâm. Tôi quay lại nhìn kỹ mấy cây ớt một lần nữa. Nó không được tốt mấy, còn nhỏ mà đã có vài lá vàng. Nhìn kỹ hơn thấy ớt mọc trên lớp đất mùn, lẽ ra phải tươi tốt chứ. Tôi cúi xuống đưa ngón tay thử quẹt lên lớp mùn, thì ra đó chỉ là một lớp mỏng thôi, và ngón tay đụng ngay một rể cây to bên dưới. Ai lại trồng ớt trên rể cây to bao giờ, đó là... đó là ớt mọc hoang rồi. Nhưng quanh đấy không hề có một cây ớt nào khác, thế tại sao có những cây này. Tôi nghĩ mãi không ra. Cậu có biết tại sao không? Bỗng tôi nhớ bà nội tôi ngày xưa, bà cầm cây sào xua đuổi lũ két bay đến vườn quấy phá mấy bụi ớt. Bà nội già quá, hò hét không ra tiếng, đuổi lũ két chúng nó không sợ, phải lấy cây sào huơ huơ. Có lẽ là như thế này, két, nhồng ưa ăn ớt, bay tới một khu vườn nào đó cách nơi chúng tôi ở khá xa, phá ớt của một bà nội nào đó, bị đuổi nà nhưng mỏ vẫn không quên tha theo một vài trái ớt chín đến đậu trên cây cám này, xong lấy chân và mỏ xé ớt ra ăn làm văng ra mấy hột, và nó rơi xuống đám đất mùn bên dưới, mọc lên thành mấy cây ớt. Tôi cho đó là lối suy diễn rất đúng và nói cho bọn họ hay, nhưng họ cũng chỉ nhìn tôi cười cười, chẳng nói năng gì. Tôi bứng mấy cây ớt ấy mang về trồng bên dưới cái chòi.”
Ông Tiến đề nghị kiếm cái gì ăn cái đã rồi tiếp tục câu chuyện. Nói xong ông đứng dậy, chạy vội đến vòi nước lấy đầy nước vào ấm bắc lên lò ga đun lên, lại lấy cái chảo đặt lên trên miệng lò khác, rồi mở tủ lạnh lôi ra đủ thứ hằm bà lằng, rồi lấy thớt, lấy dao định gọt cà-rốt, khoai tây, xắt cà chua, cải bắp, lại bỏ dao xuống định chạy ra vườn hái thêm cái gì đó, nắm hành lá, nắm rau thơm chăng, này anh Huy chờ tôi một chút nhé, đồ ăn có ngay, lẹ lắm, nhưng ông Huy cản, bảo làm sao mà lẹ được, thôi có gì ăn đại đi cho rồi, ông Tiến cười thích chí, thế thì còn gì bằng, mì ly nghe, ông Huy ừ, ông Tiến lại chạy ra ga-ra mang vào hai cup mì, lột lớp bao giấy bên ngoài, nước vừa sôi, chế nước sôi vào hai cup, lấy hai đôi đũa gác ngang lên trên hai cup, rồi hai tay chùi vội vội vào chiếc quần jeans đang mặc, đến ngồi trở lại chỗ cũ:
“Rồi sao nữa? Đem ớt về chòi rồi sao nữa?”
“Thì… thì trồng chớ còn sao nữa. Ớt lớn mau như thổi. Mùa nắng năm đó chúng tôi lấy hột trái ớt chín ương thêm nhiều cây ớt con khác, chăm sóc kỹ lưỡng, gầy thành một vạt ớt xanh um, chỉ vài tháng sau đâm hoa kết trái. Chúng tôi tha hồ ăn ớt, bữa ăn nào cũng có một chén ớt đầy, ăn riết quen miệng, không có miếng ớt không nuốt nổi miếng cơm.
Tuy chúng tôi đồng ý với nhau rằng ớt ngăn ngừa được sốt rét, nhưng buổi tối nằm ngủ vẫn không quên đốt lửa hun khói đuổi muỗi. Phải không anh, đồng ý với nhau là một chuyện, nhưng lỡ cái ý đó sai thì sao. Vả lại ban đêm khí rừng buốt giá, không có đống lửa không tài nào ngủ nổi. Rồi mùa lạnh đến, ớt chết lần mòn cho đến cây cuối cùng. Tôi đã biết như thế, một mặt cho ớt ngâm muối đầy ba bốn lọ để ăn dần, mặt khác lựa những trái to chín cây đem phơi nhiều nắng làm giống cho mùa sau. Cứ thế quanh năm suốt tháng luôn luôn có ớt ăn, mùa nắng ăn ớt tươi, mùa lạnh ăn ớt ngâm nước muối.”
“Không lẽ ăn cơm, khoai, sắn, họăc hột giẻ, trái đười ươi ... với ớt thôi sao?” Ông Tiến hỏi cho có hỏi.
“Có món khác nữa chứ. Chẳng hạn bắt được chồn, ếch, cóc, nhái. Có khi bẫy được mễn, nai, chim. Hoặc câu cá. Ăn không hết thì làm mắm họăc phơi khô để dành. Ớt chỉ là món gia vị. Nhưng từ đó, ghiền nó luôn. Không có ớt không thể nào nuốt trôi miếng cơm trong miệng.”
“Nhưng trong rừng làm gì có cơm?”
“Mãi mới nghe anh hỏi một câu hay. Đúng, trong rừng không có cơm. Trong mấy tháng đầu thôi. Nhớ và thèm cơm như bé con thèm sữa mẹ. Khi bắt được liên lạc với người miệt dưới, chúng tôi đổi đồ rừng lấy gạo, muối. Sau đó đổi lấy lúa định làm ruộng.
“Làm gì có giày dép, nhưng cũng bắt chước Việt Cộng xài dép râu chứ. Tiện lắm, nhẹ nhàng lắm, đi băng ngàn, đi trên đá tai mèo nhọn hoắc, trên gai gốc, trên bùn lầy, trên lá khô cỏ mục, lội xuống nước, chỗ nào xài cũng được. Mà lại rất lâu hư. Cậu có nhớ ngày xưa không, những anh kéo xe, phu xe kéo, kéo cái xe kéo hai bánh có người ngồi trên chiếc ghế đệm phía sau. Phu xe mỗi khi kéo xe lên dốc hai tay nắm hai càng xe gò lưng kéo xe trông thảm hại quá. Thời của anh chắc hết loại xe ấy rồi. Phu kéo xe cũng đã biết xài dép râu từ lâu... Nói đến đâu?”
“Đến chỗ đi đi, đi nữa, đi thêm nữa.”
“Vâng, chúng tôi đến chân một ngọn đồi nhỏ đằng trước có con suối, cất một cái nhà sàn. Thật ra chỉ là cái chòi cao để tránh thú dữ. Tới đâu cũng vậy, hễ ở hơi lâu là phải cất chòi. Ngày ngày đi kiếm các thứ trong rừng dồn lại chờ người quen thân ở những ngôi làng dưới bốn năm tuần đạp xe đạp lên mua. Hoặc đổi lấy gạo, mắm, muối. Đó là chuyện về sau, khi bắt được liên lạc với họ. Còn trong nhiều tháng đầu khi tôi mới lên rừng trốn tránh, những người khốn khổ ấy và tôi không hề thấy một bóng người nào nào khác ngoài chúng tôi ra.”
“Trong rừng thì kiếm được cái gì để bán? Kiếm củi chắc?” Ông Tiến hỏi.
“Có những thứ khác nữa chứ. Ngoài việc đi củi, đi chặt loại ngo nhiều nhựa chẻ nhỏ ra bó thành bó làm đồ nhen lửa, hoặc đi cắt mây, đi lượm hột dẻ, hột lăng, hoặc đi bẫy chồn bẫy cáo. Hoặc đi kiếm mật ong. Hoặc hái trái cây.”
Ông Tiến có vẻ thích thú nên chốc chốc lại chen vào những câu hỏi vớ vẩn cốt để đưa đẩy câu chuyện:
“Hái trái? Trái gì vậy? Bộ nhóm người các anh gầy được một vườn trồng cây ăn trái trên rừng?”
Ông Huy nhún vai:
“Làm gì có vườn cây. Trái đây là trái rừng. Cứ sau mùa mưa độ một vài tháng, nắng ấm lên đôi chút, nhiều thứ trái hoang bắt đầu chín. Trái gùi, trái đá, trái trâm, trái nhung, trái trường, trái xay, trái mác mác, trái vú bò …”
“Những trái gì nghe quái chiêu quá. Lỡ gặp trái độc?”
“Người đi rừng biết trái nào độc, trái nào không độc. Thường thì chim họăc thú ăn được, người ăn được.”
“Nhưng ăn nó ra sao? Dễ nuốt không? Mùi vị thế nào?”
“Mỗi loại trái cây đều có cái mùi, cái vị riêng, nhưng nói chung thì trái rừng nào cũng có chút chua chua, ngọt ngọt, chát chát. Các hột thì béo béo, bùi bùi. Đó là vị, còn mùi thì khó phân biệt lắm, thơm, thúi, hăng hắc, nồng nặc, thoang thoảng, khó mà diễn tả cho hết. Nhưng bán được giá nhất là trái đười ươi.”
“Lại còn có trái đười ươi? Chắc nó giống con đười ươi, tay chân mặt mũi na ná như tôi với anh?”
“Chả giống gì cả. Tôi cũng chẳng biết tại sao gọi nó là trái đười ươi. Nó như thế này, hơi tròn tròn, to gần bằng trái chanh, ngâm nước nở ra to gần bằng nắm tay. Cây đười ươi rất lớn, hơn hai người ôm, và cao, cành lá sum sê, trái mọc thành chùm có cái bẹ che kín bên trên trông giống như đàn bà đội mũ mấn đi đưa đám ma. Anh có biết cái bẹ đó dùng để che gì không? Để che mưa. Gặp nước mưa trái đười ươi nở toét ra ngay, vài ngày sau sẽ thối hết. Nhờ có bẹ che bên trên, các chùm trái đười ươi lớn dần, chín dần. Cây đười ươi ba năm mới có trái một lần, từng chùm lòng thòng dưới cái bẹ che. Gặp cây nào sây trái chúng tôi hạ ngay …”
Ông Tiến ngắt lời:
“Ủa sao đốn nó đi. Sao lại có máu ưa phá hoại thế. Và, xin lỗi anh, dại dột đến thế? Trèo lên hái có phải tiện hơn không. Ba năm sau trở lại hái nữa. Các anh mong mau có vàng mà vội giết chết con gà đẻ trứng vàng!”
Ông Huy bật cười:
“Cậu biết một mà không biết hai. Bộ cậu muốn chúng tôi phải ở mãi trong một cánh rừng để cứ ba năm đi tìm cho ra cây đười ươi cũ mà hái? Làm sao tìm cho ra cây mình muốn tìm trong số hàng ngàn, hàng vạn cây mọc loạn xạ. Chỉ thí dụ này cậu biết ngay. Một hôm trời nóng quá tôi cởi áo treo lên nhánh cây chìa ra trước mặt ngồi nghỉ mệt. Rồi loay quay đi kiếm một mớ cành khô mang về chòi làm củi. Vài mươi phút sau là đã hết biết cái áo treo nơi nào. Ma rừng ưa giấu đồ của thợ rừng lắm, tìm không ra đâu. Ngoài ra thì giờ đâu mà trèo lên cây đười ươi để hái từng trái hết cành này đu qua cành khác như khỉ, vượn. Cây cao rậm rạp, trái nằm rải rác lẫn trong cành trong lá, phải hạ cây cho nó nằm dài trên mặt đất, rồi hái vội hái vàng, dộng vào đầy bao mang đi. Có khi phải hạ ba, bốn cây. Gặp cây nào không đủ trái, chúng tôi lấy xà gạc chặt vào thân cây làm dấu, rồi đi tìm làm dấu thêm vài cây khác, cho đến khi liệu đủ số trái, sẽ hạ ba bốn cây luôn thể.”
Ông Tiến ngắt lời:
“Làm dấu để làm chi vậy?”
“Là vì, nếu không, lỡ người Thượng gặp không biết là của mình họ sẽ hạ nó xuống sao. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp người Thượng, không biết tiếng nói của nhau, nhưng vẫn hiểu nhau, và vẫn đồng ý với nhau về cái chuyện làm dấu ấy. Người Thượng cũng quý trái đười ươi nhưng họ rất thật thà, thấy có dấu để lại, không bao giờ giành giật.”
“Trái đười ươi, ước gì tôi có một trái ăn thử cho biết. Thế có bao giờ anh gặp con đười ươi trong rừng không?”
“Rừng của mình không có đười ươi nhưng có khỉ. Anh làm tôi nhớ rừng quá. Không có đười ươi nhưng nhiều khỉ lắm, và nhiều con thú khác, thú hiếm. Cậu có thấy lạ không, chiến tranh bom đạn đến như thế mà rừng rú vẫn còn nhiều thú hoang, thú hiếm. Khỉ nó nghịch ngợm, phá phách, và làm nhiều trò tức cười. Chẳng hạn cái trò này. Chúng nó thường không chịu chạy xuống suối uống nước, lại trèo lên một cây to mọc nghiêng xuống dòng nước, đu lên một cành dẻo, một con hai tay níu chặt lấy cành, con khác nắm chân con vừa rồi, và cứ thế làm thành một chuỗi dài hơn một chục con cho đến khi con cuối cùng chạm được mặt nước. Nó chu miệng ra uống nước, uống xong lấy tay, lấy chân vẫy nước bắn tung tóe. Rồi chúng thay phiên nhau làm cái trò đó.”
“Thế ra khỉ cũng biết giải trí như người.”
“À, còn chuyện này mới lạ chứ. Một hôm, lúc đó tôi đã sắp giã từ bọn họ rồi, chúng tôi trèo lên một đỉnh núi định dăng lưới bẫy vài con chim ó mang về nuôi, rồi tập cho nó bay đi săn, thì gặp một tổ chim to lớn chưa từng thấy, trong đó có hai cái trứng bự sư. Nói ra có lẽ không ai tin, nhưng đó là sự thật, cái trứng lớn hơn cả con gà mái đang nằm ấp trứng trong ổ ...”
Ông Tiến thun vai, thè lưỡi, ngắt lời:
“Thế thì không phải trứng chim đâu. Chắc là trứng rắn, hay đúng hơn, trứng con trăn thời tiền sử. A, a, hay là trứng khủng long. Thế là Việt Nam ta có khủng long, cần gì phải lên bảo tàng viện DC xem những bộ xương giả.”
“Không phải khủng long đâu. Cũng không phải rắn hay trăn. Trứng rắn, trứng trăn khác. Nó tròn như trái banh. Còn đây nó có đầu, có đuôi, như trứng gà, trứng vịt. Nghĩa là một đầu hơi dẹt, đầu kia hơi nhọn. Ngoài ra tổ chim khác hang rắn, hang trăn. Cái tổ này nằm lộ thiên bên hốc đá dưới tàng cây lớn. Còn hang rắn họăc hang trăn nằm sâu dưới đất. Thôi, để tôi kể tiếp. Mấy người kia mừng quá, rồi vội sang gùi để có một cái gùi trống, lót lá vào cho êm, hai ba người cẩn thận khiêng hai cái trứng cho vào gùi, một người mang gùi trứng, những người kia cũng cho gùi lên vai, rồi hè nhau chạy nhanh xuống núi. Tôi định khuyên họ đừng lấy hai cái trứng ấy, để sau này nó nở thành chim đại bàng, chim khổng lồ, quý biết mấy. Nhưng thấy họ hăm hở quá nên tôi không dám cản. Mà cậu có biết tại sao họ phải chạy lẹ không? Họ sợ chim mẹ bay về thì nguy hiểm lắm. Khi đã trở về chòi an toàn, mấy người đó mới tỉnh người ra nói với nhau mang trứng về làm chi. Ăn? Không lẽ ăn sống, nồi chảo đâu đủ lớn để luộc trứng? Không lẽ mang trứng lên núi trả lại chỗ cũ? Có người đưa ý kiến lấy dao nhọn đục một lỗ tròn trên cái trứng, rồi múc lòng trứng ra nấu ăn dần. Nãy giờ tôi nói lan man nhiều chuyện quá, lạc đề. Phải trở lại cây ớt.”
Ông Tiến vui vẻ đáp:
“Càng lạc đề càng vui. Tôi ưa nghe những chuyện lạc đề lắm, nhất là chiều nay ở nhà một mình chẳng biết làm gì. Vậy để tranh thủ, trong khi tôi soạn cái gì ăn, anh cứ tiếp tục kể chuyện giùm tôi.”
“Sao lại kể chuyện giùm,” ông Huy bắt bẻ, “trật bét. Hồi nãy tôi xài chữ giùm đúng, cậu giữ giùm tôi cây ớt, cậu bán giùm tôi chiếc xe. Bây giờ cậu cũng lại bắt chước, anh kể chuyện giùm tôi.”
“À, tôi bị mấy cô y tá hút hồn ấy mà, chứ không phải tôi bắt chước anh đâu. Bác kéo cái tay áo lên giùm cháu để cháu đo áp huyết. Chú đưa giùm cháu cánh tay kia để cháu lấy máu. Anh nằm yên lên cái ghế dài này giùm em nhé, bác sĩ vô ngay bây giờ ... Bia nghe.”
“Ừ bia. Nhưng chuyện của tôi có hay ho gì đâu mà cậu cứ làm bộ quan tâm. Xạo hả? Tôi sống trong rừng mấy tháng thì da dẻ tái mét như đang mang bệnh. Tôi sợ bị sốt rét rừng. Ăn uống bữa có bữa không là chuyện thường, gặp rắn rết, thú dữ cũng không ngán, chỉ sợ nhất là muỗi rừng, sốt rét ngã nước. Đêm nằm ngủ không có mùng màn, chỉ còn cách đốt lửa hun khói chống muỗi. Thì bỗng một hôm, vừa dứt mùa lạnh, sau mấy cơn mưa, hồi đó chúng tôi chưa bắt liên lạc được với vài người thân tín dưới kia, chúng tôi đi kiếm nấm. Sau trận mưa, nấm mọc mau. Tình cờ thấy mấy cây ớt mọc xúm xít dưới tàng một cây cám khá to. Anh nói gì? Đúng vậy, cây đó gọi là cây cám, trái trông y chang như trái sa-bô-chê, thịt dai, ăn vừa chua vừa ngọt. Có chát không hả? Ừ thì cũng hơi chát, trái rừng nào mà lại không chát. Nhưng tôi phải kể tiếp chuyện cây ớt cái đã. Nghe nói ăn ớt nhiều trừ được sốt rét. Thấy ớt tôi mừng quá, há hốc mồm ngắm nghía, ô, mấy nụ hoa trắng li ti đẹp hơn bất cứ loài hoa nào trên cõi đời này. Thế là sẽ có ớt ăn rồi.”
Ông Tiến chen vào, cười khì khì:
“Tôi biết rồi, nó đẹp là vì anh sắp thịt nó chứ gì. Bông ớt mà đẹp nhất!”
“Ừ thì không đẹp nhất. Tôi đang ngẩn người vì sung sướng bỗng chợt nghĩ, giật mình. Tại sao có ớt nơi này.
Ớt chịu lạnh dở lắm, không thể sống qua nổi mùa đông lạnh lẽo trên cánh rừng này. Vậy những cây ớt ấy phải do người lạ mới đến đây trồng. Ai vậy? Công an? Bộ đội? Nguy quá. Tôi nói lên điều đó, mấy người kia chỉ cười lặng lẽ tỏ vẻ không quan tâm. Tôi quay lại nhìn kỹ mấy cây ớt một lần nữa. Nó không được tốt mấy, còn nhỏ mà đã có vài lá vàng. Nhìn kỹ hơn thấy ớt mọc trên lớp đất mùn, lẽ ra phải tươi tốt chứ. Tôi cúi xuống đưa ngón tay thử quẹt lên lớp mùn, thì ra đó chỉ là một lớp mỏng thôi, và ngón tay đụng ngay một rể cây to bên dưới. Ai lại trồng ớt trên rể cây to bao giờ, đó là... đó là ớt mọc hoang rồi. Nhưng quanh đấy không hề có một cây ớt nào khác, thế tại sao có những cây này. Tôi nghĩ mãi không ra. Cậu có biết tại sao không? Bỗng tôi nhớ bà nội tôi ngày xưa, bà cầm cây sào xua đuổi lũ két bay đến vườn quấy phá mấy bụi ớt. Bà nội già quá, hò hét không ra tiếng, đuổi lũ két chúng nó không sợ, phải lấy cây sào huơ huơ. Có lẽ là như thế này, két, nhồng ưa ăn ớt, bay tới một khu vườn nào đó cách nơi chúng tôi ở khá xa, phá ớt của một bà nội nào đó, bị đuổi nà nhưng mỏ vẫn không quên tha theo một vài trái ớt chín đến đậu trên cây cám này, xong lấy chân và mỏ xé ớt ra ăn làm văng ra mấy hột, và nó rơi xuống đám đất mùn bên dưới, mọc lên thành mấy cây ớt. Tôi cho đó là lối suy diễn rất đúng và nói cho bọn họ hay, nhưng họ cũng chỉ nhìn tôi cười cười, chẳng nói năng gì. Tôi bứng mấy cây ớt ấy mang về trồng bên dưới cái chòi.”
Ông Tiến đề nghị kiếm cái gì ăn cái đã rồi tiếp tục câu chuyện. Nói xong ông đứng dậy, chạy vội đến vòi nước lấy đầy nước vào ấm bắc lên lò ga đun lên, lại lấy cái chảo đặt lên trên miệng lò khác, rồi mở tủ lạnh lôi ra đủ thứ hằm bà lằng, rồi lấy thớt, lấy dao định gọt cà-rốt, khoai tây, xắt cà chua, cải bắp, lại bỏ dao xuống định chạy ra vườn hái thêm cái gì đó, nắm hành lá, nắm rau thơm chăng, này anh Huy chờ tôi một chút nhé, đồ ăn có ngay, lẹ lắm, nhưng ông Huy cản, bảo làm sao mà lẹ được, thôi có gì ăn đại đi cho rồi, ông Tiến cười thích chí, thế thì còn gì bằng, mì ly nghe, ông Huy ừ, ông Tiến lại chạy ra ga-ra mang vào hai cup mì, lột lớp bao giấy bên ngoài, nước vừa sôi, chế nước sôi vào hai cup, lấy hai đôi đũa gác ngang lên trên hai cup, rồi hai tay chùi vội vội vào chiếc quần jeans đang mặc, đến ngồi trở lại chỗ cũ:
“Rồi sao nữa? Đem ớt về chòi rồi sao nữa?”
“Thì… thì trồng chớ còn sao nữa. Ớt lớn mau như thổi. Mùa nắng năm đó chúng tôi lấy hột trái ớt chín ương thêm nhiều cây ớt con khác, chăm sóc kỹ lưỡng, gầy thành một vạt ớt xanh um, chỉ vài tháng sau đâm hoa kết trái. Chúng tôi tha hồ ăn ớt, bữa ăn nào cũng có một chén ớt đầy, ăn riết quen miệng, không có miếng ớt không nuốt nổi miếng cơm.
Tuy chúng tôi đồng ý với nhau rằng ớt ngăn ngừa được sốt rét, nhưng buổi tối nằm ngủ vẫn không quên đốt lửa hun khói đuổi muỗi. Phải không anh, đồng ý với nhau là một chuyện, nhưng lỡ cái ý đó sai thì sao. Vả lại ban đêm khí rừng buốt giá, không có đống lửa không tài nào ngủ nổi. Rồi mùa lạnh đến, ớt chết lần mòn cho đến cây cuối cùng. Tôi đã biết như thế, một mặt cho ớt ngâm muối đầy ba bốn lọ để ăn dần, mặt khác lựa những trái to chín cây đem phơi nhiều nắng làm giống cho mùa sau. Cứ thế quanh năm suốt tháng luôn luôn có ớt ăn, mùa nắng ăn ớt tươi, mùa lạnh ăn ớt ngâm nước muối.”
“Không lẽ ăn cơm, khoai, sắn, họăc hột giẻ, trái đười ươi ... với ớt thôi sao?” Ông Tiến hỏi cho có hỏi.
“Có món khác nữa chứ. Chẳng hạn bắt được chồn, ếch, cóc, nhái. Có khi bẫy được mễn, nai, chim. Hoặc câu cá. Ăn không hết thì làm mắm họăc phơi khô để dành. Ớt chỉ là món gia vị. Nhưng từ đó, ghiền nó luôn. Không có ớt không thể nào nuốt trôi miếng cơm trong miệng.”
“Nhưng trong rừng làm gì có cơm?”
“Mãi mới nghe anh hỏi một câu hay. Đúng, trong rừng không có cơm. Trong mấy tháng đầu thôi. Nhớ và thèm cơm như bé con thèm sữa mẹ. Khi bắt được liên lạc với người miệt dưới, chúng tôi đổi đồ rừng lấy gạo, muối. Sau đó đổi lấy lúa định làm ruộng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét