Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

NGUYỄN HỮU TUỆ (1871 – 1938) - TRONG ĐÁM THAN TRO VÀNG MỚI QUÝ…

Trần Viết Ngạc – Thái Vĩnh Trân

Ngày nay, đến đền Tiên Nga – một di tích lịch sử văn hóa(1) ở Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, khách viếng thăm có thể chứng kiến một vị trí trang trọng trong đền có thờ các vị: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lý Tuệ, Nguyễn Thượng Hiền, Trịnh Văn Cấn, Lương Văn Can… Đó là những tên tuổi gắn bó với phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Chúng ta biết đến Phan Bội Châu là người sáng lập Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Tên tuổi Phan Châu Trinh gắn liền với xu hướng cải cách và phong trào Duy Tân. Nguyễn Thượng Hiền, một chí sĩ yêu nước nhiệt tâm. Lương Văn Can – đồng sáng lập ngôi trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Trịnh Văn Cấn hay Đội Cấn, cùng Lương Ngọc Quyến đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917...

Trong số các bậc tiên hiền trung liệt đó, Lý Tuệ ít được biết và nhắc đến. Xuất thân không phải là một sĩ phu Nho học, và cũng không phải là người lãnh đạo một phong trào, người con của đất Hải Phòng Lý Tuệ đã ghi dấu ấn trong lịch sử bằng những đóng góp hết sức thầm lặng mà lớn lao: là người nhiệt tâm yêu nước, tranh thủ làm công dưới tàu ông đã che chở, giúp đỡ các nhà cách mạng và sinh viên xuất ngoại. Chính vì lẽ đó mà người viết muốn tái hiện lại hình tượng nhân vật lịch sử này, qua nguồn tư liệu rất hạn chế về ông.


Bạn Đọc Viết (30/07/2010)

Hoan hô mục “Ghé Thăm Các Blog”!!
Trần Hữu Quân (Florida)

Một mục rất hay mới mở sau này của Diễn Đàn Thế Kỷ, là Ghé Thăm Các Blog. Quý vị đã chịu khó theo dõi, tìm đọc và chọn lựa những bài thật xuất sắc để cống hiến cho độc giả, đó là việc rất đáng hoan nghênh. Vì độc giả chúng tôi vốn không biết nhiều về các blog, không có địa chỉ để ghé thăm nên được xem mục này thì rất là tiện lợi.

Bài “Toàn dân quyết tâm chống khai thác bô-xít” của Blog Người Buôn Gió vừa rồi thật là một tuyệt chiêu, làm bộc lộ hết bản chất việc khai thác bô-xít ở Tây nguyên: nó vốn rất độc hại, nhưng Người Buôn Gió không dám chống đối dự án đó, mà chỉ tỏ sự đồng tình với... dân Tàu đã nổi lên phản đối việc khai thác bô xít ở... bên Tàu. Vừa hài hước, vừa cay đắng không thể tả.

Hai bài thơ của Đặng Phú Phong


HÀO KHÍ CA

Từ buổi nắng cao mây lũng thấp
Ai người dựng mộ lấp trăm năm
Trăng xưa rụng mãi không đầy biển
Nên sóng hoàng hôn lụy nhỏ thầm
Tóc rối áo nhàu người giữ mộ

Raymond Aron và Tôi

Đoàn Thanh Liêm
I. Tóm lược: Thân thế và Sự nghiệp:

Raymond Aron sinh năm 1905, là con của một luật sư gốc Do Thái. (Xin viết tắt tên ông cho gọn: RA). Ông là người đương thời và cũng là bạn đồng môn với Jean Paul Sartre, khi cùng theo học tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm (Ecole Normale Superieure) ở Paris. Cả hai vị này, mỗi người mỗi vẻ, đều để lại một sự nghiệp đồ sộ, làm vinh dự cho nước Pháp vào nửa sau của thế kỷ 20. Ngay sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm, RA đã được sang bên nước Đức nghiên cứu thêm về Triết học, Xã hội học, và trở về dậy học tại một trường trung học ở miệt tỉnh. Ông đậu bằng Thạc sĩ, rồi Tiến sĩ một cách dễ dàng, và được các bạn đồng môn đánh giá là có trí thông minh vượt trội, ngang ngửa với Jean-Paul Sartre.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Một Thế Giới Phi Tây Phương (Tiếp theo)
Kỳ 2

Vào thế kỷ mười sáu, khi người Bồ Ðào Nha mang những chiếc đồng hồ đến Trung Hoa, những chiếc đồng hồ cơ động của Âu châu tinh xảo hơn những cái đồng hồ thô kệch chế tạo ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, người Trung Hoa, không hề nhìn thấy giá trị gì, họ chỉ xem đấy như những thứ đồ chơi và không hề có ý muốn học hỏi. Sau khi yêu cầu có được một số đồng hồ, họ lại cần người Âu châu hỗ trợ để giúp chế tạo các sáng chế của mình. Tương tự như thế, một trăm năm sau, khi người Bồ Ðào Nha mang những khẩu đại bác đến Bắc Kinh, họ còn phải cung ứng cả những người điều khiển vận hành bắn súng. Trung Hoa có thể tiêu thụ kỹ thuật cao cấp nhưng lại không thể sản xuất được. Đến cuối thế kỷ mười tám, Bắc Kinh không còn muốn nhìn thấy các hàng hóa cao cấp của nước ngoài nữa. Trong một lá thư nổi tiếng trình lên Hoàng đế George đệ Tam, vua Càn Long, người đã cai trị từ năm 1736 đến 1795, chối từ đề nghị giao thương buôn bán của Anh Quốc, đã giải thích rằng "chúng tôi không bao giờ muốn có nhiều cửa hiệu về các thứ lạ lùng tinh xảo, chúng tôi cũng không cần đến bất cứ thứ hàng sản xuất nào từ đất nước quý ngài". Người Trung Hoa đã đóng chặt ý thức của họ đối với thế giới (5).

Người đẹp thành Viên

Nguyễn Tường Thiết

Trước mặt tôi là một tờ giấy nhỏ. Tất cả còn lại ghi dấu kỷ niệm của tôi với nàng. Tờ giấy chỉ là một phiếu tính tiền, mặt trước in hình màu vàng óng của một cốc bia sủi bọt. Cắt ngang cốc một hàng chữ lớn EDELWEISS. Phía dưới là một hàng chữ nhỏ Das edle weisse aus den alpen. Dưới nữa là những cột và hàng kẻ của phiếu tính tiền với những hàng chữ nhỏ mà vị trí trên cột cho tôi phỏng đoán ý nghĩa của chúng. Rechnung Mr. (Liệt kê?), Rechnungsbetrag (Tổng cộng hay Giá thành?). Tôi lật mặt sau. Mấy nét vẽ và nét chữ của nàng. Hai đường kẻ sát nhau song song có vạch những nét xéo ngắn ngắn tượng trưng cho con đường tàu điện (Tram). Hai chữ thập bên cạnh đường tàu ghi dấu hotel nơi tôi ở và quán rượu nơi chỗ chúng tôi gặp nhau. Tram số 52. Tuyến metro N3. Trạm Westbannhoff. Và địa chỉ e-mail của nàng: Anita_kurzydlak@.

Đám Mây Bên Kia Hồ Mjoesa

Tâm Thanh

Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjoesa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Ghé thăm các Blog (28/07/2010)

Toàn dân quyết tâm chống khai thác bô xít
Jul 21, '10 2:44 AM - for everyone

Nhưng chớ chống nếu là dân Việt Nam

Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khai thác bau xit trên diện rộng. Cho dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi lớn tiếng dùng đao to là chủ trương của BCT, ông Dũng cũng nhẹ nhàng nói an ủi rằng chỉ làm thí điểm hai nơi là Tân Rai và Nhân Cơ để làm nguôi ngoai sự bức xúc của nhiều ý kiến phản đối dự án này.


Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

KHÔNG QUỐC GIÁO, KHÔNG GIÁO ĐIỀU (No State Religion, No State Dogma)

Đoàn Thanh Liêm

Năm 1975, sau khi chiến thắng được miền Nam rồi, thì giới lãnh đạo cộng sản tại Hanoi bèn công khai đổi tên “Đảng Lao Động” thành ra “Đảng Cộng sản”, tờ tạp chí “Học Tập” là cơ quan nghiên cứu và lý luận cuả Đảng Lao Động cũng đổi tên thành tạp chí “Cộng sản” luôn. Và cả đến cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” (National Liberation Front NLF) cũng được cho giải tán, dẹp bỏ mất tiêu luôn. Đó là chuyện nội bộ cuả đảng cộng sản, họ có quyền quyết định thay đổi tên tuổi cuả họ, chúng ta không phải là người trong đảng cộng sản, thì cũng chẳng nên thắc mắc gì về cái chuyện riêng tư đó trong tổ chức cuả riêng họ.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

MỘT THẾ GIỚI PHI TÂY PHƯƠNG?

Kỳ 1

Như mọi người đã biết, vào năm 1492, Christopher Columbus dong thuyền trên một chuyến viễn du tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng điều ít được ai biết đến là tám mươi bảy năm trước đó có một người Trung Quốc tên Trịnh Hoà đã bắt đầu chuyến đầu tiên trong bảy cuộc viễn du có tham vọng tương tự. Những con tàu của họ Trịnh to hơn và được đóng tốt hơn của Columbus, Vasco da Gama, hay của bất cứ người đi biển vĩ đại nào vào thế kỷ mười lăm và mười sáu. Trong chuyền đầu tiên của ông vào năm 1405, Trịnh Hoà đã mang 317 con tàu cùng 28 ngàn người, so sánh với 4 con tàu cùng 150 thủy thủ của Columbus. Những con tàu lớn nhất trong đội thương thuyền là các "con tàu kho báu" đều có bề dài hơn bốn trăm bộ - bốn lần dài hơn chiều dài con tàu chỉ huy Santa Maria của Columbus - và có đến chín cột buồm. Mỗi một con tàu tốn kém nhiều gỗ đến mức phải đốn bỏ ba trăm mẫu rừng để chỉ đóng đủ được một chiếc. Ba chiếc được thiết kế để chở ngựa, thực phẩm, dự trữ, nước và dĩ nhiên cả quân lính. Con tàu nhỏ nhất trong đội thuyền của họ Trịnh, một chiếc tàu chiến năm cột buồm, có khả năng vận dụng rất cao, vẫn còn lớn gấp đôi chiếc tàu chiến huyền thoại của Tây Ban Nha.

Chuyện công viên ở Mỹ

Bút ký Đoàn Thanh Liêm

Tôi sinh trưởng trong một gia đình làm nghề nông tại một làng quê thuộc đồng bằng sông Hồng miền Bắc. Vào tuổi 12 -13, giữa thời chiến tranh chống Pháp lúc trường học đóng cửa, thì tôi được gia đình giao phó cho việc chăn dắt con trâu, dẫn nó đi ăn cỏ xung quanh làng, trưa nắng thì dẫn trâu đi tắm ngoài mương rạch. Tôi thật vui thích với chuyện này, vì được sống tự do ngoài trời với bàu không khí trong lành khoảng khoát ở đồng quê, được thong dong ngất ngưởng ngồi trên mình con trâu rong ruổi đi khắp nơi, kể cả lúc nó bơi lội theo dòng nước trong mát.


HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)

Trần Gia Phụng

(Phần 2)

IV.- BẢN TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG KHÔNG CHỮ KÝ

Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp ngày 21-7-1954 và “thông qua” bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Đây chỉ là lời tuyên bố (Déclaration) của bảy phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam, và đặc biệt không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.

NHỮNG MẶT TRÁI CỦA LUẬT CẢI TỔ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Nguyễn Hoài Vân

Nên lấy tiền của người nghèo!

Luật này là một chiến thắng lớn của Tổng Thống Obama, sau đạo luật về bảo hiểm y tế. Không thể phủ nhận được tác dụng của nó trên việc bảo vệ người dân thường. Về điểm này, có một chi tiết rất đáng được ghi nhận : việc hình thành Cơ Quan Tài Chính Bảo Vệ Người Tiêu Thụ đã bị phe đối lập cũng như hệ thống ngân hàng chống đối quyết liệt nhất, kể cả bằng những lập luận dối trá... Các đấng theo đuổi việc làm này đã hiểu rất rõ nguyên lý từng được Alphonse Allais đề ra : «Nên lấy tiền của người nghèo : họ có ít tiền, nhưng luôn có nhiều người nghèo» !

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Phí và Phì!

Nguyễn Hoài Vân


Phí Phạm:

Mỗi ngày, mỗi người Hoa Kỳ phí phạm 1400 Calories thức ăn, qua mọi thứ bị vứt bỏ từ nông gia cho đến người tiêu thụ. Sự phí phạm này đi kèm với 25 % số lượng nước và 4 % số lượng dầu hỏa được tiêu dùng, đồng thời với sự gia tăng số lượng thán khí CO2 thải ra không khí. Ở một bầu trời khác, người ta ước lượng một phần ba số bánh mì làm ra tại Pháp, được đem ... vứt !

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA : HOA KỲ NHẬP CUỘC?

Nguyễn Hoài Vân

Theo tin từ Hội Nghị các nước Á Châu họp tại Hà Nội, thì Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã cho biết nước bà sẽ can thiệp để giải quyết trong vòng pháp lý, sự tranh chấp giữa các nước Đông Á về chủ quyền trên biển Nam Hải (Wall Street Journal 23/6/2010).

Có ba sự kiện cho thấy đây chỉ là một tuyên bố hình thức, hoặc mang những mục tiêu khác, ít hy vọng mang lại những thành quả cụ thể trên cuộc tranh chấp được đề cập.

Biểu tượng gia đình Trương Văn Sương

Hồ Phú Bông

Trong tác phẩm Người tù khổ sai chung thân của Henri Charrière, nhân vật chính là Papillon, bị tù oan về án hình sự. Papillon nung nấu căm thù nên cố vượt ngục để thanh toán tên làm chứng gian đưa đến bản án. Qua không biết bao nhiêu biến cố gian khổ trên hàng vạn dặm đường vượt ngục, đến lúc thành công nhìn lại, thì mục đich trả thù chẳng còn đáng kể so với bản chất tiềm ẩn trong đời sống mỗi con người, đó là tự do!
Ông Trương Văn Sương cũng bị tù chung thân nhưng là án chính trị, cho dù đảng Cộng sản Việt Nam không, và không bao giờ, dám công khai xác nhận tội của ông Trương Văn Sương chỉ là tội yêu nước! Trớ trêu thay, người chứng gian ở đây là đảng Cộng sản Việt Nam!

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Lựa chọn cách tổ chức xã hội

NGÔ NHÂN DỤNG

Những giá trị như tự do dân chủ có nhiều cách thể hiện khác nhau; ở mỗi quốc gia lại khác. Khái niệm Dân Chủ tương đối đơn giản hơn. Khi nào người dân được tham dự vào các quyết định chung của quốc gia, những quyết định ảnh hưởng tới đời sống tất cả mọi người, thì khi đó chúng ta có Dân Chủ. Tham dự theo cách nào, ai được quyền thay mặt người dân mà quyết định, chắc các nhà tranh đấu đã hình dung đầy đủ. Nhưng Tự Do là một vấn đề phức tạp hơn, cần xác định rõ hơn.

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Bạn Đọc Viết: Nguyễn Tăng Nhạ

NHÀ THƠ TẾ HANH

Từ nhỏ trong trường học miền Nam, tôi đã được học những bài thơ của Tế Hanh.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông...

Việt Nam - Từ Xuất Khẩu Lao động Đến Nạn Buôn Người

Song Chi phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng
(Tiếp theo)
Phần 2

+ Nhưng ở VN vấn đề xuất khẩu lao động lại đụng đến lợi nhuận hàng năm rất lớn của nhà nước thì anh có tin rằng VN sẽ thay đổi được không?

- Đứng về phương diện nhân quyền thì ở đâu mà chúng tôi thấy có sự vi phạm thì chúng tôi sẽ phải can thiệp và can thiệp cho đến khi nào có sự cải thiện hoặc tình trạng vi phạm nhân quyền đó không xảy ra nữa. Dĩ nhiên khi sự vi phạm phát xuất từ một chủ trương của nhà nước thì sẽ khó giải quyết hơn, thế nhưng chúng ta thấy khi hội nhập với thế giới, nhà nước cũng phải có bổn phận bảo vệ công dân của mình theo một số tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi nhớ là vào tháng 5 năm ngoái khi chúng tôi sang tham dự phiên họp kiểm điểm về tình trạng nhân quyền của VN trước Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) thì chúng tôi có nghe đại diện VN hứa là sẽ ký kết vào Hiệp định thư chống buôn người Palermo của Liên hiệp quốc. Chúng tôi nghĩ rằng nếu VN thực hiện được việc đó thì VN đã làm được bước đầu. Nhưng điều này mới cần mà không đủ. VN sẽ còn phải thay đổi cả khung luật hình sự nghĩa là phải nội luật hóa bộ luật quốc tế về chống buôn người. Sau đó VN lại còn phải theo dõi xem bộ luật đó có được áp dụng một cách nghiêm chỉnh hay không, trên thực tế các nạn nhân có được cứu giúp cũng như các thủ phạm có bị trừng trị hay không. Như thế VN mới thực sự chứng tỏ thiện chí tham gia vào vấn đề chống buôn người.

Đọc sách HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955 – 1975 của NGUYỄN VĂN LỤC

Người đọc: Phạm Phú Minh

“Hai mươi năm Miền Nam 1955-1975”, tiểu luận của Nguyễn Văn Lục, 512 trang, Tiếng Quê Hương xuất bản, giá US$20.00, sách giao tận nhà thêm $3.00 bưu phí. Liên lạc với nhà xuất bản: Tủ sách Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044 – USA.

Nhan đề sách gợi một cảm tưởng rất mông lung, dù là nhìn không gian ấy, thời gian ấy thì ai cũng biết là nói về Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng là về những đề tài gì? Nhà xuất bản cho biết: “Tác phẩm của ông có thể gọi là ký sự, là sưu tập, là nhận định, là tạp luận..., nhưng quan trọng hơn hết không phải là tên gọi mà là chính tác động gợi nhắc từ những con người, những sự kiện đã ghi dấu một thời oan nghiệt của nhiều thế hệ con dân Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Lục đã hiện diện như một chứng nhân và cũng là một nạn nhân.”


Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Đạo luật cải tổ thị trường tài chánh

Mai Loan

Vào ngày thứ Năm tuần qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật cải tổ thị trường tài chánh với những điều lệ kiểm soát nghiêm nhặt nhất lên ngành hoạt động của các ngân hàng cũng như thị trường trao đổi chứng khoán Wall Street kể từ thời xảy ra cuộc Đại Suy Trầm vào thập niên 1930. Được Tổng thống Barack Obama ký ban hành thành đạo luật chính thức vào ngày thứ Tư giữa tuần, đạo luật này có mục tiêu chính là sẽ siết chặt hơn những thủ tục làm ăn cho vay của kỹ nghệ tín dụng (vốn rất lỏng lẻo và cẩu thả trước đây), đồng thời cũng nới rộng những điều khoản bảo vệ quyền lợi cho giới tiêu thụ đi vay nợ nhằm để tránh tái diễn một tình trạng khủng hoảng thị trường như đã xảy ra vào năm 2008 và đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đánh sụm đến gần như tê liệt.

Việt Nam - Từ Xuất Khẩu Lao động Đến Nạn Buôn Người

Song Chi phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng
"Ở đây chúng ta thấy vấn đề buôn người tại VN đã ở mức độ nghiêm trọng. Thứ nhất là bởi vì nhà nước VN có chính sách xuất khẩu lao động, mà khi nói đến chữ xuất khẩu lao động thì người ta có cảm tưởng là xuất khẩu những món hàng, không có sự xem trọng nhân phẩm, nhân quyền của người lao động. Vì bị xem là những món hàng để trao đổi nên người lao động rất dễ rơi vào tình trạng bị bóc lột. Thứ hai là bởi vì chính sách đó nhằm mục đích làm sao đưa được càng nhiều người xuất khẩu lao động càng tốt, thành ra các công ty môi giới lao động tha hồ chạy theo chỉ tiêu."

Phần 1

Từ nhiều năm nay, theo chính sách xuất khẩu lao động nhằm mục đích vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, vừa thu được ngoại tệ về cho quốc gia, nhà nước Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với nhiều quốc gia khác nhau để đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước đó. Con số người lao động Việt Nam rời nước ra đi làm thuê lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm. Theo báo cáo Cục quản lý Lao động nước ngoài của Việt Nam, năm 2008 có trên 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 nước trên thế giới. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp, việc đưa người đi lao động ở nước ngoài trong điều kiện còn những kẽ hở về luật pháp như lâu nay đã dẫn đến tình trạng nô lệ lao động mới và nạn buôn người để bóc lột sức lao động.

Đôi mắt và cái mím môi

Nguyễn Kim Tiến

“Cô ơi, cô mua cho con tờ vé số đi cô” ; “Cô ơi, cô mua cho con cái bánh tráng, hai ngàn thôi cô à.”

Tôi không còn xa lạ với lời mời mọc như thế này nữa. Tôi đã làm quen với nó từ ba tuần qua. Lúc đầu là những mời mọc mua vé số. Ngày đầu tiên, tôi mua thật nhiều mà không biết để làm gì? Rồi từ từ tôi nói với chính mình phải mua ít lại, mỗi người vài tấm chứ mua như ngày đầu, nhiều như thế, ai mời mọc cũng mua thì sức đâu mà mua cho những ngày còn ở lại.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Ghé Thăm Các Blog

“Ghé thăm các Blog” là một mục mới của Diễn Đàn Thế Kỷ, nhằm giới thiệu với bạn đọc những ý kiến đáng chú ý của anh chị em Blogger khắp nơi về những vấn đề thời sự, phần nhiều liên quan đến Việt Nam. Khi mạn phép các bạn Blogger đăng bài vở từ Blog các bạn, chúng tôi tin là các bạn không lấy làm phiền lòng, vì sẽ có nhiều người hơn được chia sẻ các ý kiến và thông tin độc đáo của các bạn. Sau đây mời quý độc giả của DĐTK theo dõi những bài đầu tiên...

http://dailyvnews.wordpress.com/2010/07/17/miệng-quan-tron-trẻ/
Miệng-quan-tron-trẻ - [ 17/07/2010VnDailyNews ]

Giấc mơ xanh

Đọc bài phỏng vấn ông Thạch Như Sỹ- Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội- mà tôi cứ buồn cười. Ông này phát biểu, giao thông tại các ngã tư ở Hà Nội nên “vừa mở, vừa bịt”, nghĩa là ban ngày đông người đi thì bịt lại, đêm vắng người thì mở ra. Chà, thật chí lý, chí lý!!!


Thơ Tìm Về Với Biển Trong Hai Ý Hướng

Trần Văn Nam

1/ Phạm Hầu đi tìm biển để ký thác mối tình sầu:
Phạm Hầu là một thi sĩ thời tiền chiến, sinh năm 1920 tại Quảng Nam, và mất năm 1944. Ông chỉ có một bài thơ hay lưu lại hậu thế, nhưng đó lại là bài thơ gây những ấn tượng khó quên cho độc giả. Bài thơ "Vọng-Hải-Đài" đã trở thành biểu tượng cho sự cô đơn, trơ trọi, chơ vơ như chính cuộc đời ông rong chơi thoáng qua trong văn học.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Kỳ 6: Siêu quyền lực cuối cùng

Nhiều nhà bình luận và quan sát đã nhìn vào sinh khí của thế giới đang nổi lên này để kết luận rằng Hoa Kỳ đã từng có những ngày huy hoàng của mình. Andy Grove, người sáng lập Intel, nói thẳng thừng "Mỹ đang bị nguy hiểm vì đã theo gót Âu châu một cách không thể cứu chữa được nữa”. Ông nói "và điều tệ hại nhất chính là không ai biết như thế. Tất cả đều chối, đều cứ tự ca ngợi mình ngay cả khi con tàu Titanic đang đâm thẳng hết tốc độ vào tảng băng phía trước". Thomas Friedman mô tả mình đã quan sát hàng hàng lớp lớp giới chuyên viên trẻ Ấn Ðộ đi làm ca tối tại Infosys ở Bangalore: "Trời ơi, họ đông quá sức, và họ cứ tiếp tục đi, hết đợt này đến đợt khác. Còn chỗ nào tốt trên thế gian này cho các con gái tôi và hàng triệu người Mỹ khác khi những người Ấn này đang làm những công việc tương tự như thế chỉ với một phần nhỏ mức lương của họ ?" "Nền toàn cầu hóa đang phản công lại" Gabor Steingart, một biên tập viên của Der Spiegel, một tờ báo hàng đầu của Đức, đã viết trong một tác phẩm bán chạy nhất. Khi đối thủ mình giàu lên, ông biện giải, Hoa Kỳ đã mất đi các kỹ nghệ then chốt, dân chúng họ đã ngưng không tiết kiệm nữa, và chính phủ họ đã không ngừng mang nợ đến các ngân hàng trung ương ở Á châu.

Mấy hiểu lầm về Nho giáo Tam Cương với Ngũ Luân (2)

Quyền hành do Phân Công trong Xã hội

Mạnh Tử đã đặt nhiều câu hỏi với Trần Tương về Hứa Hành, để nhấn mạnh là trong xã hội thế nào cũng phải có sự phân công: Ông giải thích là mỗi người không thể tự mình vừa làm ruộng, vừa dệt vải, tự làm lấy mũ đội, cũng không thể tự mình làm các dụng cụ bằng kim loại và đất nung cho mình dùng được. Ông nói tiếp đến sự phân công giữa người “lao tâm” và “lao lực.” Từ đó, ông dẫn tới sự phân công giữa người làm công việc cai trị, giáo hóa, so với những người dân bị trị (Hoặc lao tâm, hoặc lao lực. Lao tâm giả trị nhân; lao lực giả trị ư nhân). Cho nên, ông giải thích, vua Nghiêu phải đi tìm ông Thuấn để giao cho việc cai trị dân giúp mình, rồi nhường ngôi vua cho Thuấn; ông Thuấn lại giao cho ông Ích trách nhiệm điều khiển dân đốt rừng trồng rẫy, giao việc điều khiển công tác khai sông tránh lụt lội cho ông Vũ; rồi sau đó Thuấn nhường ngôi cho Vũ. Mạnh Tử viết: “Vua Nghiêu, vua Thuấn cai trị thiên hạ, chẳng phải đã dùng hết tâm lực của họ hay sao? Cho nên không thể dùng vào việc cầy ruộng được!” (Nghiêu Thuấn chi trị thiên hạ, khởi vô sở dụng kỳ tâm tai? Diệc bất dụng canh nhĩ!)


Vấn đề chính trị từ cổ tới kim chỉ nằm trong câu hỏi: Tại sao người này nói khiến người khác phải nghe theo? Khi chúng ta biết quan niệm Ngũ Luân được trình bầy trong khung cảnh bàn về sự phân công trong xã hội, thì sẽ hiểu rằng Mạnh Tử nhắc đến nhân luân trong lúc bàn về nguồn gốc chính quyền: Cái gì biện minh cho quyền hành của ông vua, cái gì là căn bản để người này có thể nói mà người khác phải làm. Mạnh Tử giải thích quyền hành của ông vua, Nghiêu Thuấn, là do sự phân công trong xã hội. Quyền hành không phải do một vị thần linh nào ban cho ông vua cả. Hai ngàn năm sau, những triết gia tây phương như Hobbes, Rousseau đề cập tới quan niệm “hợp đồng xã hội” cũng chỉ nói rõ ràng, phân minh đến như thế mà thôi.

Cho nên năm điều Nhân Luân mà Mạnh Tử nêu lên có tính cách những hiện tượng khách quan như khi các nhà xã hội học tìm hiểu và mô tả; chứ không phải mang tính chất quy phạm, không nói đến thứ bậc cao hay thấp, ai trên ai dưới, ai có quyền đối với ai. Đặc tính của năm mối quan hệ Nhân Luân là gì? Đó là Thân, Nghĩa, Biệt, Tự, và Tín (Phụ tử hữu Thân, Quân thần hữu Nghĩa, Phu thê hữu Biệt, Trưởng ấu hữu Tự, Bằng hữu hữu Tín).

Mạnh Tử không hề nói người làm bầy tôi phải vâng lệnh người làm vua, mà chỉ nói giữa hai bên Vua và Tôi có “Nghĩa.” Nghĩa, tức là những bổn phận, các bổn phận dựa trên lẽ phải, do lý trí mà thấy, chứ không dựa trên uy quyền. Theo mạch văn của câu “Quân thần hữu Nghĩa” thì cả hai bên, vua và bầy tôi đều liên hệ với nhau trên căn bản Nghĩa. Bổn phận của mỗi người đối với người kia có tính cách hỗ tương chứ không là quan hệ trên dưới, một chiều. Bầy tôi có nghĩa thì vua cũng phải có nghĩa, cũng giống như giữa bằng hữu thì hai bên đều phải giữ chữ tín. Sau này người ta hay bầy ra thuyết Tam Cương đề cao quyền của vua, hoặc vì thiện chí muốn giữ trật tự xã hội, hoặc chỉ vì muốn xiểm nịnh các ông vua.

Cũng vậy, Mạnh Tử không nói con lúc nào cũng phải vâng lời cha, mà chỉ nhấn mạnh giữa cha và con có tình thân yêu. Giữa anh và em có thứ tự trước sau; giữa bạn bè có lòng tín nhiệm; trong đạo vợ chồng có sự phân biệt (nam nữ) để phân chia công việc gia đình, giữ trật tự xã hội qua định chế hôn nhân. Ngay câu “Phu thê hữu biệt” không hề nói là người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ.


Cương và Kỷ

Trở lại những điều Ban Cố viết về Tam Cương trong Bạch Hổ Thông. Sau khi hiểu Mạnh Tử, chúng ta cũng có thể thấy Ban Cố nhìn các quan hệ Tam Cương với con mắt quan sát khách quan chứ không mang tính cách mô phạm. Khi Ban Cố viết về Tam Cương, Lục Kỷ, trước hết ông trình bầy như đó là những tương quan xã hội. Trong câu đầu của đoạn 4, quyển 7, Ban Cố giải thích Cương và Kỷ, từ câu trong Kinh Thi, “Vỉ vỉ ngã vương, Cương Kỷ tứ phương” Vua ta cố gắng, bốn phương có Kỷ Cương (Có nơi chép là Vỉ vỉ Văn Vương). Sau Ba Cương gồm các mối quan hệ chính của con người, Ban Cố viết về Sáu Kỷ, bàn những quan hệ phụ, nhỏ hơn. Đó là những tương quan đối với anh em, với người trong họ, các cậu bên mẹ, với sư trưởng, bằng hữu.

Ban Cố giải thích căn bản của các mối tương quan đó. Chẳng hạn đối với các cậu thì có Nghĩa, trong họ thì có Thứ Tự, anh em có tình Thân, sư trưởng có lòng Tôn trọng, bằng hữu thì dựa trên mối quen biết lâu ngày. Mối quan hệ lớn gọi là cương, quan hệ nhỏ gọi là kỷ (đại giả vị cương, tiểu giả vị kỷ; 大者為綱,小者為紀).Đọc lại đoạn văn này chúng ta thấy Ban Cố đóng vai một nhà quan sát, tìm hiểu và xếp loại các quan hệ xã hội nhiều hơn là một nhà mô phạm truyền bá một lý thuyết đạo đức hoặc chính trị với mục đích đề cao thứ bậc trên dưới.

Tại sao gọi là Cương, Kỷ? Ban Cố đặt câu hỏi. Và ông trả lời: “Cương mở những quan hệ xã hội rộng hơn; Kỷ giữ cho xã hội theo đúng lý lẽ (có trật tự)” (Cương giả, trương dã, Kỷ giả, lý dã 綱者,張也;紀者,理也). Ông giải thích tiếp: “Ngũ thường là tính tự nhiên mọi người đều có. Ai cũng có tấm lòng yêu người thân. Vì thế Cương và Kỷ giáo hóa xã hội giống như cương kết nối vởi kỷ.” (人皆懷五常之性,有親愛之心,
是以綱紀為化)

Cho nên khi Ban Cố viết “Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi phụ cương” (君為臣綱, 父為子網,2夫為妻綱)thì câu này có thể hiểu là: Những mối quan hệ giữa vua với tôi, cha với con, chồng và vợ, là những sợi dọc, sợi dây chính (cương); dựa trên các sợi dọc đó người bầy tôi, người con, người vợ sẽ đan thêm những sợi dây ngang; dệt thành tấm lưới (hoặc tấm vải) của các quan hệ xã hội. Theo nghĩa đó, vua, cha, chồng dù có thứ bậc và ở địa vị cao hơn bầy tôi, con, và vợ; nhưng không nhất thiết là có quyền hành tuyệt đối khiến người dưới phải phục tòng người trên.

Cũng như vậy, căn cứ vào những lời Mạnh Tử nói về Ngũ Luân trong khung cảnh ông bàn vấn đề phân công trong xã hội, thì chúng ta thấy ông không hề nói tới bổn phận tuyệt đối của người con đối với cha, hay bầy tôi đối với vua.

Hiểu thiên lệch hai chữ Trung Quân

Các nhà nho sau này “nhìn thiên lệch” mỗi khi nói đến Vua thì phải nói ngay đến chữ Trung, nói đến cha là phải nhắc đến đạo Hiếu. Nhưng trong sách Mạnh Tử ông không nhắc đến hai bổn phận Trung và Hiếu nhiều như vậy. Có phải vì ông đã quên và bỏ sót hay không? Có thể trả lời là không, vì cuốn sách Mạnh Từ được soạn ra rất thận trọng. Không nhấn mạnh đến Trung, Hiếu bất cứ lúc nào, bởi vì lối suy nghĩ tự nhiên của Mạnh Tử vốn không nhấn mạnh về các vấn đề đó. Chúng ta có thể tìm lại trong những lời nói của Khổng Tử và Mạnh Tử để thấy quan điểm Nho giáo không chủ trương những bổn phận của bầy tôi hay của con là tuyệt đối, vô điều kiện. Có thể thấy những bổn phận xã hội, đặc biệt là giữa bầy tôi đối với ông vua, đều có tính cách hỗ tương hai chiều cả.

Hãy lấy một thí dụ trong Luận Ngữ, thiên 12 (Nhan Uyên), câu thứ 11, Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị Khổng Tử đáp: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.” Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Vua làm đúng việc ông vua; tôi làm đúng việc bầy tôi; vân vân. (Luận Ngữ, 12, 11: 齊景公問政於孔子。孔子對曰:
“君君,臣臣,父父,子子;) Nghĩa là Vua làm hết đạo, hết bổn phận của vua, và bầy tôi làm hết đạo bề tôi; giữa cha và con, vợ và chồng cũng như vậy. Trong câu nói này chúng ta thấy Khổng Tử nói tới những trách nhiệm hỗ tương, trong hai vế mỗi bên phải làm hết bổn phận của mình, chứ không phải chỉ bên dưới có bổn phận còn bên trên thì không.

Ngoài ra, câu trên còn hàm ý các bổn phận trên đều có điều kiện. Thí dụ trong quan hệ giữa vua với bầy tôi, một bên sẽ làm hết bổn phận (quân quân) nếu bên kia làm đủ bổn phận của mình (thần thần); hoặc ngược lại. Các nhà Nho trong 800 năm sau cùng trước thế kỷ 20 đã không chịu hiểu tính chất hỗ tương và hai chiều, vì đời sống và nếp suy nghĩ của họ bị ép trong chế độ quân quyền.

Chính Pháp gia mới đề cao quyền hành tuyệt đối của ông vua; một chủ trương rất thích hợp cho những chế độ kiểu Tần Thủy Hoàng. Dưới chế độ phong kiến và quân chủ ở Trung Quốc, nhiều nhà Nho cũng biết theo đúng tư tưởng nguyên thủy của Khổng, Mạnh; họ không mù quáng trung thành với các vị hoàng đế; nhiều lúc đứng lên phản đối khi ông vua làm sai; không khác gì Phan Châu Trinh lên án vua Khải Định ở nước ta trong thế kỷ trước. Trong thời Ngũ Đại (907 – 960) ở Trung Quốc, một nhà Nho như Phùng Đạo, người đầu tiên trông coi việc ấn hành Tứ thư, Ngũ kinh (năm 932), đã làm những chức ngang với tể tướng cho 10 ông vua thuộc 5 triều đại khác nhau. Mặc dù Phùng Đạo sau này bị phần lớn các nhà nho chỉ trích do ảnh hưởng của Âu Dương Tu (1007 – 1072) và Tư Mã Quang (1019 – 1086), nhưng trước và sau họ cũng có nhiều sử gia khen ngợi ông; điều này cho thấy trước đời Tống (960 – 1279) quan niệm về “trung với vua” được hiểu khác với đương lối tôn quân quyền sau này.

Ai cũng tôn trọng đức trung tín, là những đức tính được Nho giáo đề cao. Nhưng nếu hiểu đúng quan niệm của Khổng Mạnh thì người ta thấy Nho giáo từ đầu vẫn có tinh thần tôn trọng người dân và coi nhẹ người cầm quyền, hơn các thế hệ Nho gia từ thế kỷ 11 về sau. Tinh thần “Dân vi quý” có thể là mầm mống để xây dựng xã hội công dân và thể chế tự do dân chủ trong thời đại bây giờ. Trong bài trên chúng tôi chỉ nêu lên những hiểu lầm về khái niệm Tam Cương cần được xóa bỏ; sẽ tiếp tục bàn thêm về những vấn đề khác để thấy rõ quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về tương quan giữa vua, người nắm quyền, và người dân như thế nào.

Đỗ Quý Toàn


1   2

CHUYỆN TRINH-THÁM VĂN-HỌC HAY LÀ (2)

Nguyễn Ngọc Bích

Dĩ công vi tư, ngồi trên luật-pháp: Quan-niệm của Ô. Đào Thái Tôn

Nhưng cuộc đời đôi khi cũng có những lẽ riêng của nó mà ông Đào Thái Tôn không ngờ. Để cho công-bằng, ta hãy nghe lối suy-luận của chính ông Tôn về chuyện tại sao ông giữ cuốn Lưu Hương Ký làm của riêng trong mấy chục năm trời.

Nói với ký-giả Nguyễn Thắng của tờ Gia Đình & Xã Hội, ông Tôn thẳng thừng:
Sáng 16/9 [2008], chúng tôi gặp PGS.TS [Phó Giáo-sư Tiến-sĩ] Đào Thái Tôn khi ông vừa xuất viện sau một ca phẫu thuật. Ông bắt đầu câu chuyện: “Khi tôi ở trong bệnh viện cũng đã có ngưòi đưa cho tôi xem mấy bài viết về nghi án ‘Lưu Hương Ký’ trên báo GĐ&XH. Tôi thấy trong bài báo, anh Nguyễn Xuân Diện tỏ ra nghi ngờ các công trình nghiên cứu của tôi không dựa vào văn bản gốc. Tôi xin khẳng định là tôi đang giữ bản gốc Lưu Hương Ký. Vì chân đau nên tôi chưa thể lên gác lấy cho các anh xem được. Tôi không nhớ chính xác nhưng vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đã ký mượn bản gốc Lưu Hương Ký ở thư viện Viện Văn học.’

Nghĩa là giấu đầu thì bắt đầu hở đuôi. Ít nhất tới đây, ông Đào Thái Tôn cũng đã bắt đầu công-nhận là ông có “ký mượn bản gốc” LHK từ thư-viện của Viện Văn-học như anh Tạ Trọng Hiệp chia xẻ với chị Thuỵ Khuê và tôi. Và anh cũng không tin lời giải-thích của ông Tôn, nếu như có, tìm cách đẩy trách-nhiệm cho một người đã nằm xuống (ông Hồ Tuấn Niêm).

Không phải chỉ có anh Tạ Trọng Hiệp ngờ. Ngay tại Việt-nam cũng có người ngờ ông Đào Thái Tôn vì một số lý-do không có gì khó hiểu cả. Người đó là một cán-bộ trẻ tuổi nhưng cương nghị tên Nguyễn Xuân Diện, “Tiến sĩ, Phó GĐ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện KHXH [Khoa học xã hội] Việt Nam.” Theo tờ Hồn Việt (của Hội Nhà văn VN) số ra ngày 16/10/2008, trong một bức thư ngày 13/8/2008 ông gửi cho TS. Trần Đức Cường, Chủ-tịch Hội-đồng xét duyệt đề-cương đề-tài cấp Bộ, ông đã nêu ra vấn-đề “bản Lưu Hương Ký mà học giả Trần Thanh Mại phát hiện và công bố [năm 1963-64] đã biến mất.” Như vậy thì để cho đề-cương của ông có giá-trị cần “yêu cầu ông Đào Thái Tôn, nếu vẫn tiến hành khảo cứu, giới thiệu Lưu Hương Ký, nhất định phải trình ra trước Hội đồng bản gốc Lưu Hương Ký… Nếu ông Đào Thái Tôn không xuất trình được bản nào, đề tài của ông cần dừng lại, không cho phép làm nữa… Do khối lượng công việc, tính chất vấn đề không xứng đáng với một công trình cấp Bộ, Viện KHXH Việt Nam không nên và không thể cho phép tiêu một khoản tiền quá lớn của nhân dân đóng thuế vào một công trình như thế.” (300 triệu đồng trong khi LHK chỉ gồm có 11 tờ, tức 22 trang sách)

Để trả lời thắc mắc rất chính-đáng và hữu lý của ông Nguyễn Xuân Diện, ông Đào Thái Tôn đã phải chống chế: “Vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đã ký mượn bản gốc Lưu Hương Ký ở thư viện Viện Văn học. Về sau có nhiều chuyện xảy ra, tôi sợ người ta thu lại giao cho người khác làm nên mới thuê một cụ đồ viết chữ Hán rất đẹp—là thầy đồ cùng làng tôi, năm nay đã hơn 90 tuổi—chép lại bản gốc Lưu Hương Ký trên giấy dó. Tôi dặn kỹ cụ rằng, nếu thấy trong bản gốc có chữ nào chép sai thì cứ chép nguyên như thế mà không sửa lại. Bản đó tôi đã gắn kèm với luận văn cao học của tôi hiện đang được lưu giữ ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Gần đây tôi đã vào thư viện chụp lại bản chép tay này.”

Chắc ông Tôn tưởng như thế thì người ta cũng như Hội-đồng xét duyệt sẽ chấp nhận bản chép lại của ông là có giá-trị như bản gốc (sau khi ông đã dặn dò kỹ lưỡng cụ đồ làng ông). Ông Tôn còn kiên quyết: “Trước sau tôi cũng sẽ trả lại [bản gốc mượn của Viện Văn-học] nhưng thời điểm tôi đang nghiên cứu văn bản thì không thể trả lại ngay. Tôi đã phiên âm hết từ năm 1977 rồi, nhỡ ông nào ‘cướp’ mất của tôi thì sao? Viện Văn học giờ có gọi tôi ra Công an, tôi cũng không trả.”

Thật quái dị, một tư-cách trắng trợn của một tên ăn cướp, bất cần luật-pháp, ngay cả sau khi đã bị lật tẩy!

Chưa hết, ông Đào Thái Tôn còn có một lời giải-thích khác nữa vì sao ông không chịu hoàn trả cuốn sách: “Tôi được GS Nguyễn Văn Hoàn là Tổ trưởng tổ Văn học cổ cận đại của Viện Văn học giao đề tài về Hồ Xuân Hương từ năm 1968. Suốt 40 năm nay, Viện không giao cho ai khác đề tài này. Ngày ông Hồ Tuấn Niêm làm GĐ Thư viện Viện Văn học, tôi với ông Niêm thân nhau nên vẫn thường trao đổi sách. Ông Niêm đi đâu cũng cho Lưu Hương Ký vào ba lô mang theo, kể cả đi sơ tán. Về sau, trước khi mất, ông Niêm đã trao lại cho tôi bản gốc Lưu Hương Ký. Trước sau tôi cũng sẽ trả lại cho Viện Văn học nhưng thời điểm này văn bản tôi đang nghiên cứu thì tôi không thể trả lại ngay được.”

Có chăng hiện-tượng học-phiệt ở Hà-nội?

Ngày 4 tháng 12 năm 2008, ông Diện lại có thư “kháng nghị” lên Viện KHXH “vẫn tiếp tục cho tiến hành việc xét duyệt đề tài khoa học cấp Bộ của ông Đào Thái Tôn, cho dù ông này đã về nghỉ hưu” (từ ngày 18/9/2008) theo đó “Viện KHXH không còn [thẩm-quyền] quản lý hoặc có trách nhiệm gì về ông Đào Thái Tôn nữa.”

Lý-do ông Nguyễn Xuân Diện “kháng nghị” được ghi lại như sau:
Vừa qua, Viện KHXH Việt Nam có công văn số 1019/KHXH-QLKH Về việc xét duyệt đề cương đề tài cấp Bộ năm 2009, gửi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với nội dung: “Đồng ý để PGS.TS Đào Thái Tôn xây dựng lại đề cương đề tài cấp Bộ với tên gọi theo đề nghị của Hội đồng xét duyệt là: Nghiên cứu văn bản thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương. Theo đó, Ông Tôn sẽ phải xây dựng [lại] đề cương, tổ chức xét duyệt cấp cơ sở và trình Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam thành lập Hội đồng xét duyệt cấp Bộ. Thời hạn bảo vệ, xét duyệt đề cương cấp Bộ muộn nhất là 15/10/2008.

Theo ông Diện, thế có nghĩa là “đề cương của ông Tôn [đã] không đạt yêu cầu, đề tài đã bị bác bỏ, vậy mà Viện KHXH Việt Nam vẫn cho phép làm lại, trái hẳn với thông lệ một cuộc bảo vệ đề cương công trình khoa học (và là việc chưa từng có ở Viện KHXH Việt Nam).”

Đến ngày 21/11/2008, “theo chỉ đạo của Viện KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức buổi bảo vệ cấp cơ sở cho đề cương đề tài cấp Bộ ‘Nghiên cứu văn bản thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương,’ do ông Đào Thái Tôn làm chủ nhiệm.”

Hội-đồng gồm 9 vị:
1/ PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện-trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Chủ-tịch
Hội-đồng)
2/ TS. Nguyễn Công Việt
3/ PGS. Phan Văn Các
4/ PGS.TS Nguyễn Tá Nhí
5/ PGS.TS Trần Thị Băng Thanh
6/ PGS.TS Tạ Ngọc Liễn
7/ PGS.TS Nguyễn Đăng Na
8/ PGS.TS Phạm Văn Khoái
9/ TS. Trương Đức Quả (thư-ký Hội-đồng)

Sau khi nghe trình bầy của ông Đào Thái Tôn, các thành-viên Hội-đồng lần lượt phát biểu, phản biện và chất vấn. Nội-dung các phần phát biểu này là thơ Hồ Xuân Hương đã có quá nhiều người nghiên cứu và công bố rồi, không còn gì mới mẻ để ông Tôn có thể phát hiện và đóng góp được nữa. Ngoài ra, trong thư-mục tham-khảo ông Tôn lại còn không nêu tên hai tác-phẩm nổi tiếng mà không thể thiếu, cuốn Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc (đã công-bố 26 năm trước) và cuốn biên-khảo Tình sử Hồ Xuân Hương của cụ Hoàng Xuân Hãn, hai thiếu sót khó chấp nhận từ một nhà nghiên cứu cấp Bộ, cấp quốc gia như ông Đào Thái Tôn.

Hôm đó đã không có quyết-định được vì theo ông Trịnh Khắc Mạnh, Chủ-tịch Hội-đồng, đã có “một số vị trong Hội-đồng ra về giữa chừng nên không thể bỏ phiếu kín.” Trong khi đó, đích-thực chỉ có một người về sớm, PGS.TS Tạ Ngọc Liễn, đã thông-báo từ đầu khi mới vào họp và để lại nhận-định là “không thể làm được đề tài này.”

Mặc dầu, dù như có chỉ-đạo từ ban Lãnh-đạo Viện KHXH là việc bảo vệ đề cương này phải xong “trước ngày 25/11/2008,” đến hôm 28/11 Hội-đồng lại nhóm họp lại và “bỏ phiếu thông qua đề tài của ông Đào Thái Tôn.”

Trong thời-gian đề-cương của ông Tôn được xét xử đã có “Đơn Khiếu nại và Tố cáo” (đề ngày 7/9/2008) của ông Nguyễn Khắc Bảo, viết rất dài và chi-tiết, về “thực lực” và “vốn liếng Hán-Nôm” khá yếu kém của ông Đào Thái Tôn cũng như về những chỗ ông Tôn “mượn” và “ăn cóp” của ông Bảo liên-quan đến mấy bản “Truyện Kiều của tôi mà không chịu trả lại.” Cả mấy điểm trong “đơn khiếu nại và tố cáo” của ông Nguyễn Khắc Bảo đều là những chuyện liên-hệ đến khả-năng Hán-Nôm và đề-tài do ông Tôn đề nghị nghiên cứu. Ấy vậy mà chuyện này cũng không được xét đến.

Vì thế nên ông Nguyễn Xuân Diện phải nêu ra một thắc mắc có tính-cách nguyên-tắc, đó là liệu có một thế-lực nào “bảo kê” cho ông Đào Thái Tôn không, tóm lại một thế-lực “học-phiệt” nào đó bao che cho nhau, ngay cả trong một lãnh-vực như nghiên cứu Hán-Nôm.

Tại sao một đề cương đã qua nhiều lần bị trượt vì chất lượng quá kém như của ông Đào Thái Tôn lại cứ như là được “bảo kê” của một thế lực nào đó, để cho ông Tôn cứ được làm đi làm lại cho đến lúc được thì mới thôi, trong khi năng lực của ông Đào Thái Tôn rất hạn chế. (Lúc bảo vệ đề cương ở cấp cơ sở ông Đào Thái Tôn đã trượt, lại làm lại, đến khi bảo vệ ở cấp Bộ, lại trượt, thì lại được Viện KHXH Việt Nam tiếp tục cho làm lại từ cấp cơ sở. Khi bảo vệ lại, chất lượng đề cương quá kém, không thể bỏ phiếu ngay được, lại được hoãn bỏ phiếu để chờ thêm một tuần nữa để thông qua. Tình hình này không khỏi khiến cho dư luận cho rằng, phải chăng có sự “bảo kê,” “thoả thuận ngầm” gì ở đây?

Cuối cùng, bản gốc Lưu Hương Ký cũng đã về Viện Văn-học

Dù ông Đào Thái Tôn trí trá rồi ngoan cố (không chịu trả), cuối cùng dưới áp-lực của công-luận và những bằng-chứng không thể chối cãi, ngày 15/9/2008 Viện Văn-học đã phải “có trát gửi đến Ông Đào Thái Tôn, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm để đòi bản sách cổ Lưu Hương Ký” sau khi ghi nhận là “có thể ông Tôn đã giữ cuốn sách này trên 40 năm nay.” Theo một nguồn tin khác thì không phải là “trát” mà là một công-văn của “lãnh đạo Viện Văn học” gởi ông Tôn và chỉ “đề nghị thu hồi” bản thư-tịch cổ quý giá này mà thôi.

Song dù là “trát… đòi” hay công-văn “đề nghị” thì cuối cùng, ngày 27/10/2008, ông Đào Thái Tôn cũng đã buộc lòng phải mang bản Lưu Hương Ký gốc đến trả lại Thư-viện của Viện Văn-học. Theo blog của ông Nguyễn Xuân Diện thì việc hoàn-trả này, có được ghi nhận bằng một văn-bản ký giữa ba người, ông Đào Thái Tôn “người giao” và ông Nguyễn Đăng Điệp “người nhận” với sự chứng-kiến của một “người chứng kiến” (chữ ký trông không rõ song có thể đoán được là Phạm Văn Ánh hay Phạm Vân Anh), “là kết quả của công văn Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gửi ông Đào Thái Tôn yêu cầu ông này trả bản sách Lưu Hương Ký (HN.336) cho Viện Văn học.” Sở dĩ phải cần đến công-văn này là vì trước đó, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện-trưởng Viện Văn-học, đã có văn-thư đòi sách gửi tới ông Đào Thái Tôn mà ông vẫn không thèm phúc-đáp, chỉ trả lời trên báo là “Công an có đến cũng không trả.”

Trong một bài kết-thúc mang tên “Như thấy Xuân Hương cười,” ông Nguyễn Xuân Diện đã cho biết: “Sáng sớm nay (29/10/2008), Ông Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cho tôi biết Lưu Hương Ký (HN.336) mà ông Đào Thái Tôn mượn từ tháng 10 năm 1970 đã trở về Viện Văn học.

“10h, Bà Chu Tuyết Lan, GĐ Thư viện Hán Nôm và tôi đã tới Viện Văn học để xem văn bản này…

“Chúng tôi đã đến Thư viện, đề nghị được tiếp xúc với văn bản, đã được các cán bộ thư viện rất nhiệt tình giúp đỡ. Tôi xác nhận văn bản Lưu Hương Ký này chính là một bản gốc thực sự. Chúng tôi đã sao chụp photocopy 01 bản để đưa về lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.”

Như vậy, theo ông Diện, giờ ở Hà-nội, có ít nhất:
1/ “Bản Lưu Hương Ký gốc” (22 trang theo như “Giấy Biên Nhận” ngày 27/10/2008 của Viện Văn-học) hiện được giữ ở Thư-viện Viện Văn-học.
2/ Bản “photocopy” của bản trên (cũng 22 trang) “đưa về lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.”
3/ Bản do ông Đào Thái Tôn cho người chép lại từ bản gốc (cũng 22 trang, mang ký-hiệu LA.44B) đi kèm theo với “luận-văn cao-học” (lấy năm 1986?) và “luận-văn tiến-sĩ” (lấy năm 1992) của Ô. Đào Thái Tôn.
4/ Bản do chính tay Ông Nguyễn Văn Hoàn, Tổ-trưởng tổ Văn-học cổ cận đại thuộc Viện Văn-học, chép hay cho người chép lại từ bản gốc (song chỉ có 21 trang thôi).

Câu chuyện đến đây thì ông Nguyễn Xuân Diện kết-thúc:
“Nay, như thấy nụ cười Xuân Hương mấy trăm năm trước. Như thấy nụ cười nhẹ nhõm của La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, nụ cười sắc sảo của GS Tạ Trọng Hiệp vọng lại. Và biết bao nụ cười, tưởng chừng không bao giờ có thể có được trên môi của những người nghiên cứu văn bản thơ Hồ Xuân Hương, từ bốn chục năm nay…”

Đến đây, có lẽ tôi chỉ xin thêm: Cám ơn Ô. Nguyễn Xuân Diện là người đã kiên-trì theo đuổi chuyện này cho ra nhẽ (dù như có lúc ông “đã gặp phải nhiều ngáng trở, quấy phá, giễu cợt”) cũng như cám ơn G.S. Phạm Lệ Hương của Viện Việt Học ở Nam Cali đã liên-lạc được với ông Diện để hướng-dẫn cho ai muốn xem những bản trên có thể vào trang nhà của ông Nguyễn Xuân Diện mà xem. Và đây có thể là một bằng-chứng hùng-hồn nhất là người ngoài nước (cụ Hoàng Xuân Hãn, anh Tạ Trọng Hiệp, chị Thuỵ Khuê) vẫn có thể đóng góp một cách rất cụ-thể và ngoạn-mục vào một cái án văn-học kéo dài hơn 40 năm… để tìm về một văn-bản đã có tuổi gần 200 năm (nghĩa là cổ bằng Truyện Kiều).

Viết xong đêm 13/XII/2010
Khu Đồng Xuân
Bang Trinh Nữ, Hoa Kỳ Quốc


1   2

Bất tử (2)

Điều chúng tôi không biết là một nhà nghiên cứu ở thủ đô đã bị ném vào tù, bị tra tấn đến chết vì đã dự báo sự bùng nổ dân số và đề nghị lãnh tụ tối cao thay đổi chính sách. Chúng tôi cũng không hề biết rằng trong một cuộc họp với lãnh đạo của đất nước anh cả tại Moscow, lãnh tụ tối cao đã nói chúng tôi không sợ một cuộc thế chiến nữa hoặc các vũ khí hạt nhân: Giả dụ bọn Mỹ thả bom nguyên tử lên đầu chúng tôi. Nước tôi có năm trăm triệu dân. Dù chúng tôi có bị chết một nửa, chúng tôi vẫn còn hai trăm năm mươi triệu, và hai trăm năm mươi triệu người này sẽ sản sinh ra hai trăm năm mươi triệu người khác ngay lập tức.

Sau đó, khi đọc những lời của Người trên báo, máu chúng tôi sôi lên. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ sống, mắt nhìn lên trời đợi bom Mỹ rơi như mưa xuống đầu, để chứng tỏ lòng can đảm và sự trung thành tuyệt đối của chúng tôi với lãnh tụ.

Cậu bé lớn nhanh như thổi. Người mẹ thì càng ngày càng già nhanh hơn. Sau cái chết của người thợ mộc, theo thỉnh cầu của chị, Ủy ban Cách mạng thị trấn giao cho chị việc quét đường. Cứ rạng đông, chúng tôi nằm trên giường và lắng nghe tiếng chổi tre hối hả của chị.

Chị góa chồng ở tuổi mười tám, đẹp như một góa phụ trẻ có thể đẹp, và cố nhiên một số anh chàng độc thân không thể đừng những ý nghĩ mơ tưởng đến chị trên chiếc giường lẻ loi. Song không một thanh niên nào dám ngỏ lời với chị. Ai dám cưới vợ góa của tên phản cách mạng và suốt phần đời còn lại lo ngay ngáy bị quy là có cảm tình với kẻ xấu? Ngoài ra, ở nước chúng tôi dù lãnh tụ có nói nam nữ bình đẳng, chúng tôi vẫn nghĩ một góa phụ muốn có người đàn ông khác là một con đĩ ngầm. Niềm tin của chúng tôi càng được củng cố khi đọc trên báo lời nhận xét của lãnh tụ về một trong những môn đệ thân cận nhất của Người đã trở thành kẻ thù của đất nước: Một gã đàn ông không thể che đậy bản chất phản động mãi mãi, giống như một mụ góa không thể che giấu sự thèm khát được giao cấu.

          Vì thế người mẹ trẻ héo mòn đi trong mắt chúng tôi. Mỗi ngày, bộ mặt chị càng xanh xao hơn, mắt chị ráo hoảnh hơn. Khi đứa trẻ lên mười, mẹ nó trông đã như bà lão sáu mươi. Không một anh chàng độc
thân nào còn để mắt đến chị nữa.

          Cậu bé sắp mười tuổi thì nạn đói bắt đầu. Trước nạn đói, suốt ba năm, chúng tôi chẳng làm gì ngoài việc ca hát về thiên đường của chủ nghĩa cộng sản và thề giải phóng giai cấp lao động đau khổ trên toàn thế giới. Nông dân và công nhân ngừng làm việc, ngày của họ trôi qua trong nỗi khó nhọc và niềm vui sáng tác thêm một bài thơ nữa, ganh đua để trở thành nhà thơ vô sản hữu ích nhất. Ngày nào chúng tôi
cũng đến trung tâm thị trấn, thảo luận chiến lược chinh phục thế giới dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao. Khi nạn đói xảy ra, chúng tôi không hề chuẩn bị trước, chúng tôi lắng nghe những lời cổ vũ của lãnh tụ trên loa phóng thanh. Người kêu gọi chúng tôi thắt chặt thêm một nấc thắt lưng vì tương lai của chủ nghĩa cộng sản, và chúng tôi vui sướng đục thêm nhiều lỗ trên thắt lưng. Năm đói thứ hai, lãnh tụ nói trên loa: Hãy xua đuổi chim sẻ và chuột; chúng là  bọn kẻ cắp đã cướp lương thực của chúng ta và mang nạn đói đến cho chúng ta.

          Giết chim sẻ là sự kiện vui vẻ nhất trong suốt ba năm đói kém. Sau nhiều tháng uống cháo loãng và ăn rễ cỏ, cứ buổi sáng ngày diệt chim sẻ, chúng tôi được phát hai cái bánh bao nhỏ nóng hôi hổi trong phòng ăn thị xã. Sau bữa sáng, chúng tôi trèo lên mái nhà, gõ chiêng trống theo hiệu lệnh của Ủy ban Cách mạng. Từ mái nhà này sang mái nhà khác, từng đợt, từng đợt âm thanh loạn xạ xua lũ chim sẻ bay lên trời. Chia thành nhiều ca khác nhau, chúng tôi gõ suốt sáng và chiều, và mỗi khi một con chim sẻ định đậu lên ngọn cây, chúng tôi xua nó bằng những sào tre dài buộc nhiều lá cờ sặc sỡ. Đến tối, chim sẻ chết vì hoảng sợ và kiệt sức, rơi như mưa xuống chúng tôi như những quả bom nhỏ. Bọn trẻ con trang trí như những bù nhìn chạy quanh, nhặt chim chết cho chúng tôi làm bữa tối.

          Cậu bé đang cố nhét một con sẻ vào ống tay áo thì một đứa lớn hơn chộp bàn tay nó:
- Nó đang ăn cắp tài sản của nhân dân, - thằng lớn gào to với cả thị trấn.

- Mẹ tôi ốm. Bà ấy cần ăn gì đó, - cậu bé nói.

- Này thằng ranh, thứ mẹ mày cần ăn không phải loại chim này, - một gã đàn ông nói và chúng tôi cười ồ. Bánh bao trong dạ dày và chim sẻ trong giỏ làm chúng tôi phấn chấn.

          Cậu bé nhìn gã đàn ông trừng trừng giây lát rồi húc mạnh đầu vào gã.

- Thằng chó đẻ, - gã nói, cong gập người và che bàn tay lên đũng quần.

- Đánh chết thằng nhãi phản cách mạng đi, - có ai đó nói và cả đám chúng tôi xông đến đấm, đá thằng bé. Đói khát làm chúng tôi mỗi ngày một thêm hung hãn, chúng tôi khuây khỏa khi tìm được một người để trút
cơn thịnh nộ không tên của mình.

          Người mẹ lao vào đám đông và cố gạt chúng tôi ra. Sự có mặt của bà làm chúng tôi càng đánh tợn hơn. Có người nhặt cả gạch và đá, lăm le đánh nó quỵ. Vài kẻ nhe răng, sẵn sàng ăn tươi thằng bé.

- Các người nhìn mặt nó xem. Đứa nào dám đụng vào nó lần nữa, tôi sẽ kiện vì tội bất kính lãnh tụ vĩ đại nhất của chúng ta, - người mẹ gào lên, chỉ vào chúng tôi như một mụ điên.

          Người chúng tôi lạnh cứng. Chúng tôi nhìn mặt thằng bé. Dẫu mặt nó sưng phồng và mắt đen, chúng tôi chẳng khó gì khi nói rằng nó có bộ mặt của lãnh tụ, trẻ trung và chống đối, như các minh họa thời thơ ấu anh hùng của lãnh tụ tối cao. Thằng bé đứng dậy và lê đến với mẹ. Chúng tôi kính sợ nhìn mặt nó, không dám nhúc nhích khi nó nhổ nước dãi đầy máu vào chân chúng tôi.

- Nhớ lấy bộ mặt này, - thằng bé nói. - Các người sẽ phải trả giá cho ngày hôm nay. - Nó nhặt một đôi chim sẻ và bước đi cùng mẹ nó. Chúng tôi nhìn hai người dìu đỡ nhau như vợ và chồng.

Suốt nhiều năm, chúng tôi không biết cậu bé có bộ mặt của vị lãnh tụ sống giữa chúng tôi là phúc lành hay tai họa. Chúng tôi đối xử với nó và mẹ nó như báu vật mỏng manh và quý giá nhất, không bao giờ dám hé một lời về họ với người ngoài.

- Chẳng hay hớm gì đâu, - những người già cả đe chúng tôi và kể câu chuyện về một trong các Cố của chúng tôi, tình cờ có biệt hiệu giống hoàng đế và bị ném xuống giếng cho chết. - Có nhiều thứ giống hệt
không được phép tồn tại, - những người già nói.

          Còn chúng tôi, không ai dám hé răng nói một lời bất kính về bộ mặt cậu trai. Càng lớn, cậu càng giống vị lãnh tụ. Thỉnh thoảng đi ngang qua cậu trên phố, trong lòng chúng tôi trào dâng tình cảm ấm áp dường như chính lãnh tụ ở đấy cùng chúng tôi. Đó là thời ở đất nước tôi, lãnh tụ còn lớn hơn cả vũ trụ. Các bà nội trợ mù chữ bị hành hình vì dùng báo cũ làm giấy dán tường và đương nhiên bị quy tội xúc phạm tên tuổi lãnh tụ. Cha mẹ những đứa bé học lớp một viết sai tên lãnh tụ bị đưa đi trại lao động. Với cậu trai sống giữa chúng tôi, chúng tôi như không ngừng bước trên lớp băng mỏng trên làn nước sâu. Chúng tôi lo không tôn trọng đúng mức gương mặt ấy sẽ là biểu hiện căm ghét lãnh tụ ngấm ngầm. Chúng tôi lo quá tôn trọng sẽ bị coi là giả dối, thờ phụng nhầm thần tượng. Trong trường, các giáo viên chưa bao giờ nói nặng lời với cậu. Bất cứ trò chơi nào của học sinh, phe nào không có cậu sẵn sàng chịu thua. Khi cậu học xong trung học, Ủy ban Cách mạng họp nhiều tuần thảo luận tìm công việc thích đáng cho cậu thanh niên có bộ mặt giống Người. Trong thị trấn chúng tôi, không có việc gì đủ an toàn cho cậu. Cuối cùng, chúng tôi đi đến giải pháp tối ưu: bầu cậu làm chủ tịch Hội đồng tư vấn cho Ủy ban Cách mạng.

          Chàng thanh niên đang phát đạt. Không có việc gì làm, và không thích giết thời gian với các thành viên già của hội đồng, ngày nào cậu cũng la cà khắp thị trấn, trò chuyện với những người hãnh diện được cậu chào hỏi và ngắm các cô gái bán hàng đỏ mặt vì được cậu nhìn ngắm. Hình dáng mẹ cậu giờ đã khá hơn nhiều, nước da hồng hào. Chỉ có điều bất tiện là không cô gái nào hẹn hò với cậu. Chúng tôi đe bọn con gái rằng lấy cậu hoặc là may mắn nhất hoặc là bất hạnh nhất. Sinh trưởng trong một thị trấn mà hành động mạo hiểm bị chê trách thực sự, không người nào trong chúng tôi muốn gả con gái cho một thanh niên như cậu.

Ngày lãnh tụ qua đời, chúng tôi tụ họp ở trung tâm thị trấn và khóc lóc như những đứa trẻ mồ côi. Chúng tôi thấy cả nước gào khóc cùng chúng tôi trên chiếc tivi duy nhất của thị trấn. Chúng tôi đeo băng tang đen suốt ba tháng, lúc làm việc cũng như lúc ngủ. Mọi trò giải trí bị cấm trong sáu tháng. Thậm chí một hoặc hai năm sau khi Người từ trần, chúng tôi vẫn tránh nhìn những người phụ nữ bụng to, biết rằng họ không thành tâm trong lúc để tang. Cha của những đứa trẻ này không bao giờ được chúng tôi tôn trọng nữa.

          Đây là thời gian khó khăn cho chàng thanh niên. Nhìn thấy mặt anh, một số người bật khóc không kìm được, và anh ta cũng khóc cùng chúng tôi trong nhiều giờ. Việc đó làm anh mệt mỏi. Anh ở lì trong phòng riêng suốt một năm, và lần sau chúng tôi nhìn thấy,  anh đang đi thẳng tới trung tâm thị trấn, xách chiếc va li nhỏ, trông anh già hơn tuổi hai mươi tám nhiều.

- Có chuyện không hay sao? - Chúng tôi lo lắng chào anh. - Đừng để nỗi tiếc thương quá lớn làm anh suy sụp.

- Cảm ơn, nhưng tôi không sao, - anh đáp.

- Anh định đi đâu chắc?

- Vâng, tôi đi đây.

- Đi đâu? - Chúng tôi hoảng hốt. Mất anh lúc này dường như không thể chịu đựng nổi, y như mất vị lãnh tụ một năm trước.

- Đây là một nhiệm vụ chính trị, - anh nói và mỉm cười bí ẩn. - Tôi được phân công.

          Chỉ sau khi anh được đưa đi trong chiếc ôtô sang trọng, rèm che kín (cái ôtô duy nhất, phần lớn chúng tôi nhìn thấy trong đời), chúng tôi mới biết tin anh đến thủ đô thử giọng để đóng vai vị lãnh tụ. Chúng tôi bàn tán nhiều ngày, hình dung “thử giọng” và “đóng vai” nghĩa là gì. Cuối cùng, chúng tôi đi đến kết luận anh sẽ là người xuất sắc nhất.

          Giờ đây khi anh đã biến khỏi tầm mắt chúng tôi, mẹ anh là nguồn duy nhất của các chuyện về anh. Một bà mẹ tự hào, mỗi lần chúng tôi hỏi thăm tin tức, bà nhắc lại câu chuyện bà chăm chú ngắm bộ mặt của cố lãnh tụ suốt ngày đêm, khi đứa con trai lớn lên trong bụng bà.

- Các vị biết đấy, giống như nó là con trai vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta vậy, - bà nói.

- Đúng, tất cả chúng ta đều là con em của lãnh tụ vĩ đại, - chúng tôi gật gù và nói. - Nhưng chắc chắn cậu ấy là người con ưu tú nhất.

          Bà mẹ thở dài, vô cùng mãn nguyện. Bà nhớ lại những năm đầu tiên sau khi con trai bà ra đời, phụ nữ trạc tuổi bà sinh hết đứa này đến đứa khác, họ đóng khung giấy chứng nhận người mẹ anh hùng, treo lên tường và đi lướt qua bà, vểnh mặt nhìn lên trời. Hãy để thời gian chứng minh ai mới là anh hùng thực sự, bà nghĩ và cười thầm.

          Sau đó bà kể cho chúng tôi nghe về con trai, từng mẩu tin tức là một cánh cửa mới ra thế giới. Anh được một chiếc ôtô hạng nhất đưa đến thủ đô, ở đó anh và các ứng viên khác ở trong một khách sạn sang trọng, hàng ngày được đưa đến bảo tàng tưởng niệm lãnh tụ, họ học để thi đấu.

- Có các ứng viên khác sao? - Chúng tôi há hốc miệng, sửng sốt vì mẹ anh không phải là người duy nhất ngắm nghía bộ mặt của lãnh tụ trong lúc mang thai.

- Tôi chắc nó là người duy nhất họ muốn, - người mẹ nói. - Nó nói khi ngắm nhìn bộ mặt của lãnh tụ, nó rất tin sẽ được chọn.

(Còn tiếp)


1   2

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Hiệp Định Genève (20/07/1954)

Trần Gia Phụng

(Phần 1)

I.- DIỄN TIẾN ĐƯA ĐẾN HỘI NGHỊ GENÈVE

Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38. Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến. Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.

Bạn Đọc Viết: TH. T.

Một bài thơ về đá banh của Bùi Giáng

Phải nhận bài Qua Rồi Mùa World Cup của Trần Doãn Nho là một bài hay! Nó diễn tả hết được tâm trạng của một người mê coi đá banh, bằng nhiều cách, từ lấy ngày bệnh, ngày phép để ở nhà coi những trận đấu quan trọng, đến trích dẫn đủ các loại ngôn từ mà người ta sáng chế ra để cực tả các tình huống làm người ta say mê, đến cái trống rỗng khi trận đấu cuối cùng đã kết thúc, và cả cái... mau quên của vài ngày sau đó, thấy cả một tháng đầy hào hứng vừa qua chỉ là mây khói...

Tế Hanh, Dòng sông, Mùa Hạ

Đặng Tiến

Mùa Hạ.

Tế Hanh.

Anh đến nhân gian một ngày hạ chí, 15-5 nămTân Dậu, suy ra ngày dương 20-6-1921, cũng vào ngày hạ chí, rồi ra đi một buổi trưa hè, 16-7-2009.

Tế Hanh sáng tác tập thơ Nghẹn Ngào chủ yếu vào kỳ nghỉ hè, 1939 và được giải khuyến khích Tự lực văn đoàn năm đó. Đến ngày anh mất là 70 năm. Những con số như là mệnh số. Đôi lời thơ giản lược đời anh:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh
Tháng 6-1956, Tuyển Tập, tr.90


Hai tháng cho một tình yêu

Thơ thơ

(Tiếp theo và hết)

Trò đùa ở đâu?

Làm sao khác được bây giờ. Chúng tôi đang đùa mà? Và nếu tôi đùa với anh, thì tôi cũng đang đùa với chính tôi, đùa với lòng kiêu hãnh của tôi. Vấn đề là: tôi có thể đùa với tất cả, nhưng không thể đùa với câu chuyện của tôi. Câu chuyện, đó mới là đích hướng, chứ không phải tình yêu. Còn tình yêu, thật hay giỡn, chỉ là phương tiện.


MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (The Post-American World)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kỳ 5: Một tách nước đầy

Trong những ngày tháng mệt mỏi xanh xao của chế độ cai trị Thực dân Anh ở Ấn Ðộ, vị tổng trấn cuối cùng của họ, ngài Louis Mountbatten, đã quay lại Mahatma Gandhi, nhà lãnh tụ Ấn Ðộ vĩ đại và nói trong sự bực tức rằng “Nếu chúng tôi chỉ cần rời khỏi đất nước này, loạn lạc sẽ xảy ra tức khắc”, Gandhi trả lời “Vâng đúng thế, nhưng đấy sẽ là những loạn lạc của riêng chúng tôi”. Cái cảm giác được cai trị bởi “chính mình”, không bị ai can thiệp vào, là một cảm giác mạnh mẽ trong các quốc gia đang vươn lên, đặc biệt đối với những quốc gia từng là thuộc địa, hay gần như thuộc địa của phương Tây.


Vài suy nghĩ về « Tiền Cách Mạng » Nhân cuộc khủng hoảng kinh tế và hội nghị G 20

Nguyễn Hoài Vân

G 20 và khủng hoảng:

Đàng sau những ngôn từ ngoại giao, tuyên bố chung của Hội nghị G 20 cuối tháng sáu 2010 cho thấy một tình trạng phân hóa quan trọng. Rõ ràng G 20 chỉ là một diễn đàn trao đổi, không có chút thực quyền nào trong sự giải quyết các vấn đề của kinh tế thế giới. Hai mục tiêu chính được đề ra trước đại hội là : đặt quy luật cho hệ thống tài chính, ngân hàng, và triệt giảm các món nợ vĩ đại của các quốc gia, đều đã không đưa đến một quyết định chung nào.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Sushi



Buổi tối
điện bỗng phụt tắt
đèn cầy được thắp lên từ mỗi góc nhà
những con mắt lửa hình lá tre
cong xuống
đĩa sushi trên bàn
miếng cá sống hồng như môi thiếu nữ

Hai tháng cho một tình yêu

Thơ Thơ

Năm ngoái, một tạp chí văn chương mời tôi viết bài cho chủ đề Yêu của họ. Yêu, đó là điều cuối cùng mà tôi muốn viết. Yêu, đề tài đó đã hết lôi cuốn từ lâu. Yêu, một đòi hỏi quá sức trong đời sống tôại không thể nào kham nổi. Yêu? -Ðã từ lâu tôi không còn muốn yêu hay suy nghĩ gì về tình yêu nữa.

Qua rồi mùa World Cup!

Trần Doãn Nho

Sau buổi chiều ngày 11 tháng 7, bước ra từ một giấc mơ, tôi ngẩn ngơ tự hỏi: bây giờ đi đâu, làm gì?

Tôi chưng hửng, không tìm được câu trả lời.

Chao ôi, thế là xong rồi mùa World Cup!

Trong suốt một tháng trời, tôi quay quắt, bận bịu, đắm chìm trong không khí sôi nổi của “cả hành tinh” đi vào mùa bóng đá. Tôi trở thành một fan bóng đá. Tôi quả quyết (với chính mình rằng), tôi đã xem hết 64 trận, kể cả những trận không đáng xem. Trận nào thích thì, lấy một ngày phép hay một ngày bệnh, ở nhà. Trận nào không thích lắm thì, để máy thâu rồi về nhà xem lại (tuyệt đối không vào Internet hay nghe radio, cho đến lúc xem xong trận đấu được thu lại). Trận nào kẹt lắm, không thể xem được thì, xem lại từng đoạn chiếu trên Internet. Một mình mà tưởng như đang chìm giữa đám đông.

Vì sao kinh tế thị trường là một đầu tàu không biết ngừng lại?

Nguyễn Hoài Vân

Vấn đề của kinh tế thị trường là nó luôn phải gia tăng sản xuất. Lý do như sau : Khi một xí nghiệp sản xuất một món hàng, thì giá trị của món hàng ấy được coi như tương ứng với số lượng thời gian làm việc để tạo ra nó. Khi xí nghiệp này đầu tư vào việc gia tăng năng xuất để làm ra 110 thay vì 100 món hàng với một số lượng thời gian làm việc nhất định, thì giá trị của mỗi món hàng bị giảm đi. Giá bán của nó cũng giảm. Số tiền thu được cho mỗi món hàng giảm đi, khiến cho xí nghiệp có thể không đủ thu hoạch để bù lại cho việc đầu tư vào sự gia tăng năng xuất. Giải pháp cho tình trạng này là lại cố tăng thêm năng xuất để hy vọng với số hàng sản xuất nhiều hơn nữa, với cùng số lượng thời gian làm việc, sẽ giúp cho nhà đầu tư gia tăng thu nhập để bù lại số vốn đầu tư, cộng thêm lợi nhuận. Sự gia tăng năng xuất mới này khiến giá trị của mỗi món hàng lại giảm thêm đi, giá bán của nó sụt thêm xuống, cùng với số tiền nó đem lại cho nhà đầu tư. Kết quả là lại phải tiếp tục nâng cao năng xuất, tìm lợi nhuận trên số nhiều, tạo nên một « vòng luẩn quẩn ». Vì thế chúng ta có một đầu tàu không ngừng lao tới, mà không có khả năng ngừng lại. Thật vậy, một xí nghiệp giảm sản xuất là một xí nghiệp đang hấp hối.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Từ Cơn Khủng Hoảng Nợ Âu Châu, Xét Tác Động Và Rút Bài Học Sớm


TS. Phạm Đỗ Chí
Cựu chuyên gia IMF

Sau cơn bão nợ của Hy Lạp và gói tài chính tiếp cứu khẩn cấp của khối Euro và IMF lên đến 147 tỷ USD, đã tưởng tình hình có thể tạm yên với các vòi rồng lớn chữa cháy và sự chờ đợi thực hiện chính sách kinh tế đáp ứng mạnh mẽ của nước này cũng như các biện pháp phòng ngừa của vài nước láng giềng Nam Âu, nhất là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Kỳ 4: Tách nước đầy

Song song với những yếu tố về chính trị, kinh tế di chuyển các nước đến một đồng thuận mới này là hàng loạt các phát kiến kỹ thuật mới giúp thúc đẩy vào cùng một hướng đi. Ngày nay, thật khó để có thể nhớ lại đời sống của những ngày tối tăm những năm 1970, khi tin tức không chuyển đạt tức thời được như hiện nay. Nhưng vào những năm 1990, các biến cố xảy ra ở mọi nơi chốn – ở Đông Bá Linh, Kuwait, Quảng trường Thiên An Môn – đã được truyền đi sống thực ở mọi nơi. Chúng ta thường nghĩ về tin tức phần lớn như chính trị. Nhưng giá cả cũng là một loại tin tức, và cái năng lực loan truyền giá cả tức thì và trung thực xuyên qua toàn cầu đã kích hoạt một cuộc cách mạng khác về tính hiệu quả. Ngày nay, kiểm tra giá cả hàng hóa trên mạng internet trong vài phút là một công việc có tính thường nhật. Hai mươi năm trước, đó là một công việc đánh giá rất lớn lao bởi vì những so sánh giá cả tức thời ấy hết sức là khó khăn.

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Kỳ 3

Một loại kỹ nghệ nhà tranh vách đất về tung tin đồn nhảm nhí đã nở rộ ở phương Tây - đặc biệt là ở Hoa Kỳ - kể từ sau 9/11. Các giới chuyên gia đã loại suy tất cả những khuynh hướng nào họ không muốn, bỏ qua một bên những xem xét nghiêm túc về các dữ kiện. Nhiều nhà bình luận bảo thủ đã từng viết về tình trạng Hồi giáo hóa sắp xảy ra của Âu châu (họ đặt tên gọi là Eurabia để làm cho độc giả thêm bất an).

Thực Phẩm Việt Nam

Mai Thanh Truyết

Kỳ 3 (Tiếp theo và hết)

(Loạt bài này trích từ cuốn sách “Những vấn đề môi trường và phát triển Việt Nam” của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, sẽ phát hành vào cuối băn 2010)


Hormone trong thực phẩm ở Việt Nam

Trở qua Việt Nam, như đã nói ở phần trên, sự kiện xảy ra ở Phan Thiết là một cảnh báo chung cho người tiêu thụ cần quan tâm đến cung cách “làm ăn” của những con buôn thiếu lương tâm hiện diện đầy rẫy trong hầu hết mọi lãnh vực ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.


Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Hai mươi năm miền Nam 1955–1975

Tác giả: Nguyễn Văn Lục
Người đọc: Trần Phong Vũ

Trong Lời giới thiệu tác phẩm, với tiêu đề “Một lần nhìn lại”, nhà văn Uyên Thao, người chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương viết:
“Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.

Lửa Hạ



Trần Mộng Tú

Em vốc một nắm mùa hạ
thổi về thành phố nơi anh đang sống
những lưỡi lửa đốt anh như thắp đuốc
trái tim em bây giờ như một viên than đỏ
cháy ngùn ngụt trong bàn tay em
khi em nắm bàn tay mình lại
mặt trời rơi xuống

MỘT THẾ GIỚI HẬU-HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD): Một Tách nước đầy

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kỳ 2: Một Tách nước đầy

Tưởng tượng một ngày tháng giêng năm 2000, bạn hỏi một nhà tiên tri để tiên đoán tiến trình của kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Cứ xem là bạn có cho nhà tiên tri một số manh mối để giúp thầy nhìn xuyên vào quả cầu pha lê. Bạn giải thích rằng Hoa Kỳ sẽ phải chịu một cuộc tấn công thê thảm nhất trong lịch sử từ bọn khủng bố, Hoa Kỳ sẽ trả đũa bằng việc phát khởi hai cuộc chiến tranh, một trong hai cuộc chiến tranh đó sẽ hết sức tàn khốc và sẽ khiến Iraq - quốc gia có trữ lượng dầu hỏa lớn thứ ba trên thế giới - bị xáo trộn trong nhiều năm. Iran sẽ tăng cường sức mạnh trong khu vực Trung Ðông và tiến đến việc đạt được năng lực hạch nhân. Bắc Triều Tiên sẽ đi xa hơn nữa để trở thành quốc gia thứ tám trên thế giới công khai sức mạnh hạch nhân. Nga sẽ trở nên thù địch và độc đoán trong các giải quyết của họ với các nước láng giềng và Tây phương.

Dấn Thân Vào Miền Tuyết Trắng

Võ Thị Điềm Đạm

Kỳ 2

Bóng hai cây đèn cày màu vàng lung linh trên bàn ăn, bốn cái dĩa sâu đã được hâm nóng bằng cách để lên lò sưởi củi. Thức ăn chiều chỉ là một nồi lớn gồm nửa lít sữa tươi, khoai tây, cà rốt luột chín, cắt nhỏ chừng bằng con cờ tướng, hai hộp thịt viên Joika, loại thịt nai rừng, món ăn của người Same, một giống dân du mục sống miền thượng du Bắc Âu. Tất cả được quậy nhè nhẹ, quyện với nhau thành sền sệt, nóng hổi, vừa thổi vừa ăn. Qua nhiều năm, món ăn này đã thành một phong tục của gia đình, gọn, nóng, mang vẻ núi rừng của người Same. Đã hai tiếng đồng hồ mà hàn thử biểu chỉ lên mười bảy độ dương. Nón len, găng tay, khăn choàng cổ đã được cởi ra, vẫn mặc áo khoát vào bàn ăn. Căn nhà rộng chỉ năm muơi mét vuông mà phải sưởi ba tiếng đồng hồ thì nhiệt độ trong nhà mới lên tới hai mươi độ dương, và từ đó sẽ không đốt lò sưởi nhiều nữa. Ráng giữ nhiệt độ hai mươi hai, hai mươi ba, đồng thời ánh lửa lung linh trong lò sưởi củi vẫn tiếp tục để tạo không khí ấm cúng giữa núi rừng đã bắt đầu sập tối, mười giờ đêm! Như vậy là nhiệt độ bên trong và bên ngoài cách nhau gần bốn mươi độ Celcius. Bữa cơm chiều mang lại sinh khí: Đầu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU-HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD): Sự nổi dậy của Phần còn lại

Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Kỳ 1: Sự nổi dậy của Phần còn lại

Đây không phải là một cuốn sách viết về sự xuống dốc của Mỹ mà đúng hơn là một cuốn sách viết về sự nổi lên của tất cả mọi người khác. Là cuốn sách về một chuyển biến vĩ đại đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, một cuộc chuyển biến mà, cho dù đã thường được bàn bạc đến, nhưng vẫn còn bị hiểu một cách nghèo nàn. Điều này là chuyện tự nhiên. Những thay đổi, ngay cả các đại dương khi thay đổi, cũng xảy ra từng bước. Dù nói đến một kỷ nguyên mới, thế giới của chúng ta dường như vẫn là một thế giới chúng ta vốn quen biết. Nhưng thực ra, thế giới ấy rất khác biệt.


Bạn Đọc Viết

Vài nhận xét về Diễn Ðàn Thế Kỷ

Diễn Ðàn Thế Kỷ vững vàng lắm. Mấy lúc này tôi đọc say sưa. Tôi rất quan tâm bài viết của ông Lê Quốc Tuấn về cuốn sách The Post-American World của Fareed Zakaria. Ông này người gốc Ấn Ðộ, ký giả nổi tiếng của tờ Newsweek mà tôi rất phục và tâm đắc trong các bài viết và lối nhìn thế giới và Hoa Kỳ của ông ta. Việc đăng bản dịch của The Post-American World trên DÐTK rất đáng hoan nghênh. Tôi cũng đang đến thư viện tìm cuốn Vietnam: Rising Dragon của Bill Hayton mới ra, để xem cho biết về tình hình VN ngày nay.
Chúc mừng Diễn Ðàn Thế Kỷ, được khá đông bạn đọc vào xem và lưu ý. Như vậy là thành công. Rất mừng các anh chị có đất dụng võ.

Ð.X. Trúc

Hai Bài Thơ Trong Thời-Cuộc Mà Như Đứng Ngoài

Trần Văn Nam

I/ Tô Thùy Yên hoang-vu-hóa một vùng đảo tranh chấp:
Bài thơ "Trường Sa Hành" của Tô Thùy Yên rất đặc sắc. Tác giả đã thi hóa thật tài tình một tạo vật thiên nhiên, thi hóa một quần đảo hoang vu bằng những từ ngữ sáng tạo tân kỳ độc đáo. Thi-hóa rộng nghĩa hơn thơ-mộng-hóa. Thơ mộng hóa chỉ là một khía cạnh của thi hóa: khía cạnh làm đẹp, hoặc làm huyền ảo lãng mạn. Còn thi hóa có thể còn thêm khía cạnh thần bí, siêu hình. Nhưng thần bí siêu hình hơi nghiêng về khuynh hướng tôn giáo, nên thiết nghĩ dùng từ ngữ hoang-vu-hóa xác đáng hơn với chủ đích của tác giả là làm tăng thêm vẻ quạnh hiu của thiên nhiên. Tức là tác giả muốn hoang vu hóa một quần đảo vốn đã quạnh hiu. Vốn quạnh hiu, vì hầu như từ tiền bán-thế-kỷ 20 trở về trước, người ta đã lãng quên nó ngoài Biển Đông. Lúc bấy giờ chắc chưa có thăm dò trữ lượng dầu chất chứa dưới đáy biển sâu của vùng quần đảo này.

Dấn Thân Vào Miền Tuyết Trắng

Võ Thị Điềm Đạm

Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
Mãi rong chơi ta lạc lối quay về.
Thơ Phan Bá Thụy Dương


Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Tây. Cậu con trai duy nhất của ông bà lãnh trách nhiệm làm tròn ước mơ lớn nhất đời người của ba mẹ mình cũng như đa số người Na Uy. May mắn cho cậu quí tử này là cô vợ chẳng quan tâm gì đến cái chuyện sẽ tậu nhà nghỉ mát ở miền biển, miền suối, cạnh sông hồ hay miền núi cao. Cô nàng càng không có cơ hội dành tới dành lui với chồng để cất nhà nghỉ mát gần quê quán mình như ông nội bà nội của lũ con. Bởi một lẽ đương nhiên là quê cô nàng ở tận Việt Nam, chứ không phải cô nàng hiền lành lắm đâu mà khen là: Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo.

Bạn đọc viết


Góp ý về bài “Vài ghi chú về nhân vật lịch sử sắp vĩnh viễn ra đi: Đại Tướng Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp”

Tuấn Trần

Với đề bài như trên, giáo sư Sử học Phạm Cao Dương đã đưa ra nhiều dữ kiện để đi đến một giả thuyết là vào năm 1946, chính Võ Nguyên Giáp là người chủ động gây ra cuộc chiến tranh Việt Pháp, để thỏa mãn một kiêu hãnh thầm kín của ông, là muốn làm một Napoléon của Á châu. Ông Giáp đã quán xuyến, bao biện công việc của bộ Nội Vụ, bộ Ngoại Giao lẫn bộ Quốc Phòng, tích cực đóng góp quan trọng vào việc thiết lập và củng cố chính quyền cộng sản, diệt trừ các đảng phái quốc gia, và cố tình gây ra chiến tranh Việt Pháp bằng cách một mặt khiêu khích người Pháp, một mặt chuẩn bị chiến tranh. Trong khi đó ông Hồ Chí Minh thì vẫn cố né tránh một cuộc chiến tranh với Pháp, tự mình qua tận Pháp để điều đình. Giáo sư Phạm Cao Dương tự hỏi phải chăng bắt đầu từ cuối năm 1946 Hồ Chí Minh đã phải ở thế yếu, bị các học trò lấn lướt? Ông Giáp từ thời ấy có thực sự kính trọng và yêu mến bác Hồ và luôn làm theo lời bác hay không?

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Chăn Trâu

Xuân Đỗ


Ai bảo chăn trâu là khổ,
Chăn trâu sướng lắm chứ!
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao...

(Phạm Duy – Em Bé Quê)

1.
Một thuở ấu thơ:

Năm Tân lên mười hai tuổi, đậu vào lớp đệ thất, đậu khá cao, thứ năm trên một trăm học sinh cho hai lớp đệ thất, vào trường công Trần Quí Cáp Hội An, là một vinh dự lớn lao. Ðể thưởng, ba mẹ Tân cho con trai về Kim Bồng, quê ngoại chơi trong ba bốn tuần lễ, trong dịp nghỉ hè, ở nhà người cậu, anh thứ hai của mẹ.

Một Thế Giới Hậu Hoa Kỳ - (The Post-American World)

(Tiếp theo)
Nguyên tác: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Lời Mở Ðầu cho ấn bản phần mềm

Cơn khủng hoảng của năm 2008 thì khác chính xác ở chỗ nó không bắt nguồn từ một số vũng tù ở các nước đang phát triển; nó đã xuất hiện ngay từ Hoa Kỳ, tâm điểm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, và tiến triển qua các huyết mạch của nền tài chính quốc tế. Bất chấp ý kiến của một số bậc uyên thâm, cuộc khủng hoảng này đã không hề báo hiệu chung cuộc cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng chắc chắn nó đã là sự kết thúc của một số loại thống trị kinh tế toàn cầu đối với Hoa Kỳ. Cuộc đột biến kinh tế hiện nay sẽ chỉ thúc đẩy sự chuyển dịch đến một thế giới Hậu-Hoa Kỳ. Nếu cuộc chiến tranh ở Iraq và chính sách ngoại giao của George W. Bush có được hậu quả vô hiệu hoá tính hợp pháp của sức mạnh chính trị quân sự của Hoa Kỳ trong cái nhìn của thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính có được hậu quả của sự vô hiệu hóa sức mạnh kinh tế của Mỹ.