Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010
Người Việt Online lại bị tin tặc tấn công
Trong hai ngày 30 và 31 tháng 12, trang web của báo Người Việt (www.nguoi-viet.com) bị tin tặc tấn công liên tục khiến trang web bị ngưng hoạt động hoặc bị trở ngại trong nhiều giờ liền.
Đợt tấn công thứ nhất diễn ra rạng sáng 30 tháng 12 và lần thứ hai diễn ra rạng sáng 31 tháng 12.
Trong ngày 30 tháng 12, các kỹ thuật viên của Người Việt Online đã nỗ lực sửa chữa cho đến buổi tối (giờ California) trang web hoạt động lại bình thường, nhưng đến rạng sáng 31 tháng 12 lại bị tấn công một lần nữa.
Theo dấu vết mà tin tặc để lại, những kẻ tấn công lần này vẫn là nhóm ‘Tần Thủy Hoàng’ ( Qin Shi Huang Gr0up).
Thông qua trang mạng ‘Diễn Đàn Thế Kỷ’, Người Việt Online trân trọng gởi thông báo này đến quý độc giả và khách hàng đăng quảng cáo, rao vặt tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới. Chúng tôi mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của quý vị trước khó khăn này.
Hiện nay, khi quý vị vào địa chỉ www.nguoi-viet.com của Người Việt Online trang web sẽ tự động chuyển sang địa chỉ của ‘Diễn Đàn Thế Kỷ’ (http://www.diendantheky.net). Trang web này cũng thuộc công ty báo Người Việt.
Khi sửa chữa hoàn tất, địa chỉ www.nguoi-viet.com của Người Việt Online sẽ trở lại bình thường.
Trân Trọng
Người Việt Online
Đợt tấn công thứ nhất diễn ra rạng sáng 30 tháng 12 và lần thứ hai diễn ra rạng sáng 31 tháng 12.
Dấu vết mà nhóm ‘Tần Thủy Hoàng”
để lại trong lần tấn công Người Việt Online hôm 3 tháng 12, 2010.
để lại trong lần tấn công Người Việt Online hôm 3 tháng 12, 2010.
Trong ngày 30 tháng 12, các kỹ thuật viên của Người Việt Online đã nỗ lực sửa chữa cho đến buổi tối (giờ California) trang web hoạt động lại bình thường, nhưng đến rạng sáng 31 tháng 12 lại bị tấn công một lần nữa.
Theo dấu vết mà tin tặc để lại, những kẻ tấn công lần này vẫn là nhóm ‘Tần Thủy Hoàng’ ( Qin Shi Huang Gr0up).
Thông qua trang mạng ‘Diễn Đàn Thế Kỷ’, Người Việt Online trân trọng gởi thông báo này đến quý độc giả và khách hàng đăng quảng cáo, rao vặt tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới. Chúng tôi mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của quý vị trước khó khăn này.
Hiện nay, khi quý vị vào địa chỉ www.nguoi-viet.com của Người Việt Online trang web sẽ tự động chuyển sang địa chỉ của ‘Diễn Đàn Thế Kỷ’ (http://www.diendantheky.net). Trang web này cũng thuộc công ty báo Người Việt.
Khi sửa chữa hoàn tất, địa chỉ www.nguoi-viet.com của Người Việt Online sẽ trở lại bình thường.
Trân Trọng
Người Việt Online
Tự Do Nhân Tính và Tự Do Thú Tính
Ngô Nhân Dụng
Những ngày cuối năm, tôi mới đọc một bài của Tu Wei-ming viết về Yen Yuan (Nhan Nguyên), một triết gia người Trung Hoa đời nhà Thanh. Ông sinh năm 1635, một thế hệ sau những Hoàng Tông Hy, Cố Viêm Vũ, nhưng không được nổi danh như hai vị đại Nho này. Cho tới đầu thế kỷ 20, Lương Khải Siêu “khám phá” ra và tán dương những tư tưởng của ông mà Lương gọi là “Thực tế, thực dụng chủ nghĩa.” Nhan Nguyên là người dám công kích những ý kiến của Trình Dị - Chu Hi đời Tống vì thấy là phù phiếm; trong lúc giới trí thức chung quanh và nhà nước quân chủ vẫn tôn sùng như các lý thuyết đó giáo điều. Ông chủ trương phải chú trọng đến thực hành, phải thực tập các tiêu chuẩn đạo lý. Ông suốt đời không ra làm quan; có lúc làm ruộng để sống, rồi bốc thuốc, dậy học.
Nhìn lại năm 2010
Nguyễn Hưng Quốc
Về phương diện chính trị, ở Việt Nam, năm 2010 có thật nhiều biến động quan trọng. Tuy nhiên, tôi lại không muốn liệt kê hay kể lại các biến động ấy. Chắc chắn có rất nhiều đồng nghiệp của tôi, ở trong và ngoài nước, sẽ đảm nhậm vai trò đó. Và chắc chắn nhiều người trong họ sẽ làm tốt công việc ấy hơn tôi: Họ theo dõi thường xuyên và kỹ lưỡng hơn, có người theo dõi từ bên trong với những nguồn tin mà tôi không thể nào có được.
ÐÊM GIAO THỪA
NGUYỄN LÊ HỒNG HƯNG
Ðêm ba mươi mốt tháng Chạp dương lịch. Thành phố Hamburg ướt át và lạnh băng. Những tiệm bán sách báo và phim ảnh khiêu dâm dọc theo hai bên đường Reeperbahn coi mòi ế ẩm. Các cô gái ngồi trong buồng kín với thân hình trần trụi cho khách làng chơi bỏ tiền vô coi, những chị em bán dâm ngồi trong các nhà kiếng, hoặc tập trung trong một chung cư đã đóng cửa gần hết. Xe đường hầm mỗi đợt đổ khách xuống ào ạt, một lát sau người ta biến đi đâu mất. Trên đường phố thưa thớt bóng người. Những người nầy có lẽ cũng như anh, không có nơi đón Tết nên mới đi thất thơ giữa trời đông giá lạnh.
TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)
Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận
Kỳ 12
An ninh tập thể ở Đông Nam Á và việc Mỹ không can thiệp vào Đông Dương.
Từ tháng 1/1951, trong một cuộc họp giữa ba nước Anh, Pháp, Mỹ ở Washington, đại biểu Pháp đã đề nghị nên tính “làm một cái gì đó để Trung Quốc hiểu rằng một cuộc xâm lược vào Đông Dương sẽ gây ra một cuộc trả đũa tập thể”. Còn đại biểu Mỹ thì đề nghị công bố một lời cảnh cáo long trọng với chính phủ Bắc Kinh mà Pháp cho rằng có lợi cho việc đánh dấu tình đoàn kết giữa các nước đồng minh nhưng cũng “bất lợi là Bắc Kinh có thể giải thích rằng đó là một sự khiêu khích”69.
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010
Trung Quốc trong cái nhìn của một người Việt Nam
Song Chi
Sau nhiều năm dài thi hành một chính sách ngoại giao khôn khéo, chỉ tập trung vào chuyện lo làm giàu cho đất nước và cố gắng xây dựng hình ảnh “trỗi dậy một cách hòa bình không ảnh hưởng gì đến trật tự của thế giới”, có vẻ như 2010 là một năm thất bại của Trung Quốc về mặt ngoại giao khi hàng loạt cách hành xử của Bắc Kinh đã khiến cho thế giới kịp thời nhận ra sự hung hăng, hiếu chiến, chỉ làm theo ý mình của quốc gia này trên phương diện quan hệ quốc tế. Và kể từ bây giờ trở đi, chắc chắn nhiều nước sẽ tỏ ra thận trọng, cảnh giác cao với Bắc Kinh. Có thể nhận thấy điều đó qua sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao hoặc quốc phòng của nước này nước khác, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ cho tới các nước Đông Nam Á.
Trung Quốc không phải là nước với chủ nghĩa cộng sản mà là một đế chế không hoàng đế
Nhà văn, nhà sử học Anh Jonathan Fenby trả lời phỏng vấn của nhà báo Ba Lan Anna Masłoń – Lê Diễn Đức dịch.
Anna Masłoń: Theo ông, 60 năm sau bản tuyên ngôn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại Trung Quốc đang ngự trị một chủ nghĩa tư bản quan liêu. Điều này có nghĩa là gì?
Anna Masłoń: Theo ông, 60 năm sau bản tuyên ngôn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại Trung Quốc đang ngự trị một chủ nghĩa tư bản quan liêu. Điều này có nghĩa là gì?
Ghé thăm các Blogs: 30/12/2010
BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT
THỨ TƯ, NGÀY 29 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2010
Hãy thả ngay 2 bị cáo nữ Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy. Tại sao không đủ chứng cứ kết tội 16 quan chức mua dâm, trong khi lại đủ chứng cứ để kết tội bán, môi giới mại dâm và tống giam 2 nữ sinh?
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010
ÐỐT LỬA (TO BUILD A FIRE)
Truyện ngắn của JACK LONDON
HÀ KỲ LAM dịch
Lời người dịch
Jack London, tác giả cổ điển Mỹ, sinh tại San Francisco, California, ngày 12-1-1876. Ông làm nhiều nghề, khai thác sò lậu, tìm vàng, tha phương theo từng mùa công việc, phóng viên chiến tranh, khai thác nông trại, v.v. Vì không có được tuổi thơ êm ấm, nên năm mười chín tuổi ông đã phải nhồi nhét chương trình bốn năm trung học trong một năm học gấp rút rồi ghi danh vào đại học tại University of California at Berkerley.
ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT - Phần II
Nguyễn Khải
Kỳ 4
Người cộng sản rất kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại chính từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cái tệ sùng bái cá nhân đã nảy sinh. Vì lãnh tụ của học thuyết cũng là lãnh tụ của quốc gia. Họ lên cầm quyền không do phiếu bầu mà do tín nhiệm sẵn có của các tín đồ với giáo chủ. Giáo chủ là nhân vật tối linh, thuộc về thiêng liêng nên những gì của thế gian không thể ràng buộc ông ta được. Ông ta cầm quyền không có niên hạn vì ông phải phục vụ nhân dân cho tới lúc chết. Ông không phải tự phê bình và cũng không ai dám phê bình ông vì ông là biểu tượng của quốc gia, của Đảng cầm quyền, đứng trên hiến pháp và mọi luật pháp. Ông là người tự do hoàn toàn so với nguyên thủ các quốc gia dân chủ khác. Các cấp dưới từ trung ương tới địa phương cũng là những người có nhiều tự do nhất ở các ngành, các bộ và các địa phương họ cầm quyền. Là các lãnh chúa trong các lãnh địa của họ. Chả ai dám xâm phạm nếu còn muốn giữ cho mình một chút tự do cỏn con. Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! Nói miệng mấy chuyện kỳ cục này đã khó nghe, lại còn viết thành văn mà các nhà văn không thấy ngượng sao? Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẽ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn. Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “quê một cục”. Giải thích chuyện này cũng chả khó, họ là sản phẩm của nền kinh tế công nghiệp tư bản, dẫu là thuộc địa cũng vẫn thuộc hệ thống tư bản, vẫn là những người đã được giải phóng khỏi nhiều ràng buộc từ quá khứ trong cách nghĩ, trong cách làm. Còn mình là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp phong kiến, đâu đã được làm chủ nhân ông nhưng cũng chưa từng được hưởng cái mùi vị tự do và dân chủ là thế nào! Cái khoảng cách ấy có tính thời đại không thể bỏ qua mà cũng không thể rẽ tắt. Mình cũng đã đi tắt suốt mấy chục năm, rất tiếc là lịch sử không công nhận cái lối đi ấy. Tôi còn sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử, muốn đánh lừa lịch sử!
HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III
Kỳ 18
NGUYỆN VỌNG CỦA CON NGƯỜI THỜI NAY
Ðọc sách báo phương Tây trong hai chục năm nay tôi thấy giới trí thức nhất là hạng trẻ ở các nước tư bản và cộng sản có những nguyện vọng giống nhau, và tôi gọi những nguyện vọng đó là xu hướng của thời đại. Nguyện vọng của họ tất nhiên khác hẳn những nguyện vọng của đa số các chính trị gia, nhất là bọn cầm quyền và có thể tiến bộ hơn nguyện vọng của những người già.
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010
Tham nhũng ở Việt Nam: Thế hệ 3.0 và 4.0!
Phan Châu Thành
Tham nhũng thời nào và xã hội nào cũng có. Nó chỉ thể hiện và bị nhận diện để ngăn chặn theo cách khác nhau, do đặc thù và trình độ văn hóa, kinh tế của mỗi xã hội. Nó luôn biến đổi cùng với mức sống vật chất và phi vật chất (văn hóa, tinh thần và pháp lý) của xã hội đó.
Văn học hải ngoại (4): Giải lãnh thổ hóa
Nguyễn Hưng Quốc
Vai trò “thủ đô” của California trong sinh hoạt văn học hải ngoại bị biến mất chứ không phải bị/được thay thế.
Hiện nay, hầu hết sinh hoạt của văn học Việt Nam ở hải ngoại đều tồn tại trên mạng, chủ yếu tập trung trên hai tờ báo mạng Tiền Vệ và Da Màu. Ban điều hành của Tiền Vệ chủ yếu nằm ở Úc, còn ban điều hành của Da Màu chủ yếu nằm ở Mỹ. Nhưng cả hai tờ báo mạng này, dù thu hút rất đông cộng tác viên và độc giả, vẫn không biến cái địa phương mà chúng đặt “trụ sở” thành một trung tâm. Không. Hoàn toàn không.
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất
Nguyễn Khải
Kỳ 3
Nhà văn Dư Hoa [Yu Hua, 余华, chú thích của DĐ], một cây bút đang nổi của văn đàn Trung Quốc, trong lời cuối sách của tiểu thuyết Huynh đệ (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2006), ông có viết đại ý, trong lịch sử thế giới từ thời Trung Cổ đến thời hiện đại phải trải qua 400 năm. Còn ở Trung Quốc từ thời cách mạng văn hoá, cả đất nước chìm sâu trong bóng đêm trung cổ với thời bấy giờ với bao nhiên thay đổi đến chóng mặt để đất nước Trung Hoa nhanh chóng bước vào đội ngũ các đại gia của G8. Cái khoảng cách vời vợi giữa hai thời đại ấy đã được rút gọn trong có 40 năm. Rằng hay thì thật là hay nếu chỉ nhìn vào toàn cục, vào cả dân tộc. Nhưng nếu nhìn vào từng cá nhân, những cá nhân không được chuẩn bị từ căn cơ trong lịch sử, trong văn hoá, trong truyền thống và nhất là trong nhân cách làm người thì cái rút gọn trong mỗi cá nhân sẽ dẫn tới đâu? Theo ý tôi (N. K.) là các cá nhân ấy sẽ rất dễ bị GÃY khi gặp phải sóng to gió lớn. Vì cái lõi của nó chưa đủ cứng, chưa đủ bền, chưa đủ những tố chất về di truyền, về giáo dục (rất cần có thời gian) để ứng phó hữu hiệu với những thay đổi quá nhanh của môi trường sống. Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào. Và càng lạ hơn là những tổ chức kinh tế được xem là lạc hậu, là phản động của một thời vẫn có muôn vàn cơ hội để tái sinh và xem ra còn tồn tại rất lâu dài.
MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)
Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 4 (Tiếp theo)
Kỹ nghệ tuyệt hảo nhất của Hoa Kỳ
"Nhưng mà", những kẻ còn lo lắng sẽ nói "quý vị chỉ đang nhìn vào một bức tranh chụp thoáng nhanh của hiện tại mà thôi. Nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang nhanh chóng bị ăn mòn khi đất nước này đang mất đi các nền tảng công nghệ và khoa học". Theo nhận xét của một số người, sự xuống dốc của khoa học là triệu chứng của một tình trạng suy tàn lớn hơn về văn hóa. Một đất nước từng tán thành đạo đức của Thanh giáo về sự tự chế (delayed gratification) đã trở thành một quốc gia hé lộ cho thấy sự tán thành sảng khoái tức thời. Chúng ta đang mất đi niềm ham thích trong những sự cơ bản – toán học, chế tạo, siêng năng làm việc, cần kiệm – và trở nên một xã hội hậu kỹ nghệ chú trọng đến tiêu thụ và an hưởng, “Nhiều người sẽ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2006 với các văn bằng có liên quan đến tập luyện thể thao hơn là các văn bằng kỹ thuật điện”, Jeffrey Immelt, giám đốc điều hành hãng General Electric đã cho biết, “Thành ra, nếu chúng ta muốn trở thành một thủ đô về đấm bóp của thế giới, thì rõ ràng là chúng ta đang ở đúng đường rồi”.
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010
Nhân vụ Vinashin: KHÔNG PHẢI BẢO HIỂM VỠ NỢ
Vũ Quý Hạo Nhiên
Vụ Vinashin không trả nổi nợ, gây thiệt hại cho tín dụng toàn thể hệ thống kinh tế quốc doanh Việt Nam, khiến một số người quan tâm đến "CDS" - credit default swap. Nhưng họ lại quan tâm một cách sai lầm, và tưởng nhầm CDS là một thứ bảo hiểm chống vỡ nợ. Và tưởng nhầm là khi giá CDS tăng thì các doanh nghiệp nhà nước khi vay nợ phải bỏ thêm tiền túi để trả những món tiền đó.
GIÁNG SINH VÀ TẾT DƯƠNG LỊCH Ở SÀI GÒN-PARIS VÀ KRISTIANSAND
SONG CHI
Đây là mùa đông thứ hai của tôi ở thành phố Kristiansand, Na Uy. Nhưng là lần đầu tiên tôi đón Giáng Sinh và Tết Dương lịch ở đây vì năm ngoái, hai mẹ con tôi trải qua những ngày lễ này ở Paris.
Từ khi bắt đầu sống ở Na Uy, tôi mới hiểu tại sao dân Bắc Âu nói riêng và dân phương Tây nói chung thích ánh nắng mặt trời. Ở Việt Nam, ánh nắng là thứ tài sản được ông trời ban phát một cách quá hào phóng, quá thừa thãi, đến nỗi người dân Việt Nam ai cũng sợ nắng, nhất là mùa hè! Người ngoại quốc đến Việt Nam cứ ngạc nhiên khi nhìn thấy từ phụ nữ đến đàn ông, hễ ngồi lên xe gắn máy là mũ bảo hiểm đội trên đầu, khẩu trang che kín mặt mũi chỉ còn hở đôi mắt, các cô gái thì mang thêm găng tay hoặc mặc luôn những cái áo được thiết kế như kiểu áo choàng có thêm mũ và khẩu trang, tay áo thì dài phủ kín luôn đôi bàn tay. Trông người Việt Nam đi ngoài đường thật khó mà nhận ra ai với ai!
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 12
(1)
Tổng thống Diệm đã ổn định miền Nam Việt Nam như một tảng đá chủ chốt giữ vững cả một vòm trời. Các lực lượng chính trị đồng quy tụ về ông từ mọi hướng khác biệt, nhưng vì có thể dùng lực lượng này để cân bằng lực lượng kia, ông đặt tất cả các phe đảng vào vị trí của họ. Sự quan trọng của hòn đá chủ chốt này chỉ rõ ràng khi nó bị lấy ra, vai trò tối cần yếu của Tổng Thống Diệm chỉ hiển hiện sau khi ông đã qua đời, khi mà toàn hệ thống chính trị miền Nam Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
Linh Hồn Và Cõi Âm
Bùi Duy Tâm
(2)
Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con.”
Linh Hồn Và Cõi Âm
Bùi Duy Tâm
(1)
Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ.
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất
Nguyễn Khải
Kỳ 2
Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo.
TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENEVE 1954)
Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận
Kỳ 11
PHẢN ỨNG CỦA PHƯƠNG TÂY52
Tới năm 1949, nước Mỹ còn chia rẽ ý kiến về vấn đề Đông Dương. Một mặt, Mỹ từ chối tỏ một thái độ có thể gây cảm tưởng rằng Mỹ ủng hộ sự có mặt của thực dân Pháp ở bán đảo Đông Dương53. Nhưng mặt khác, Mỹ rất lo ngại về những khuynh hướng đang trở thành cộng sản của Việt Minh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao George C. Marshall đã xác định sự bối rối của Mỹ trong một bức điện gửi Đại sứ Mỹ tại Paris:
Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010
Ý NGHĨA NGÀY GIÁNG SINH
Nguyễn Hoài Vân
CHÚNG TA ĐÃ BƯỚC VÀO THẾ KỶ 21 TỪ NĂM 1994
Gần như không sử gia nào còn nghĩ Đức Ky Tô giáng sanh vào đêm 25 tháng Chạp trước thềm năm thứ nhất nữa. Trong bốn bộ Phúc Âm (Mác Cô, Gio-An, Mát-Tê-Ô, và Luca), có hai bộ nói đến sự giáng sanh của Ngài, và cả hai bộ Phúc Âm ấy đều quả quyết Ngài chào đời trước khi Vua Hérode “Lớn” (Hérode Le Grand) từ trần. Ông Vua này mất năm thứ 4 trước Công Nguyên. Vì thế, cộng thêm với vài lý do khác, người ta nghĩ có lẽ ngày Giáng Sinh của Đức Ky Tô ở vào khoảng từ năm thứ 6 cho đến năm thứ 4 trước Công Nguyên. Giả sử Ngài sanh vào năm thứ 6 trước CN, và giả sử chúng ta phải điều chỉnh niên lịch mà chúng ta đang sử dụng theo năm sinh thực sự của Ngài, thì chúng ta phải thêm vào số năm hiện hành 6 năm phụ trội. Như thế tức là chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 từ năm 1994 !
MÙA GIÁNG SINH ÊM ÐỀM TRONG CÁC TRUYỆN NGHẸT THỞ CỦA MARY HIGGINS CLARK
HÀ KỲ LAM
Mary Higgins Clark, tác giả của những truyện nghẹt thở ăn khách, có vẻ là một mẫu người sùng đạo. Sự kiện hai trong 18 tiểu thuyết của bà – Silent Night và All Through The Night – được dàn dựng trong khung cảnh an bình, thánh thiện của Mùa Giáng Sinh đã cho người đọc nhận xét đó. Xin sơ lược cuốn truyện All Through The Night như một quà cho mọi người, nhân Mùa Giáng Sinh năm nay.
MARGARET THATCHER NGƯỜI VẬN ĐỘNG - CÔNG BÌNH XÃ HỘI THẬT SỰ THẾ GIỚI
Hạ Long Bụt Sĩ
Suốt thời Pháp thuộc, trí thức Việt Nam được đào tạo theo khuôn mẫu Pháp, thiên về suy tưởng triết lý, nhưng ngay từ thế kỷ 18, nước Pháp đã ngày một thua kém Anh, ở Anh tinh thần dân chủ đã tiến trước Pháp hàng trăm năm, với Ðại Hiến Chương Magna Carta giới hạn vương quyền từ năm 1215 (so với tinh thần dân chủ Diên Hồng bên ta vào tk 13), với tư tưởng J.Locke từ thế kỷ 17 đã đặt vấn đề dân quyền trước cả Montesquieu và JJ Rousseau (tk 18). Truyền thống trí thức Anh thiên về khoa học kỹ thuật kinh tế thương mại, không nặng về lý thuyết tranh luận như Pháp, Ðức... từ Francis Bacon (1561- 1626) với tư tưởng khoa học trước Descartes (1596- 1650), Hobbs (1588- 1679) rồi tới một loạt các tư tưởng gia duy nghiệm (empiricists) như Locke, Berkeley, Hume, Burke...suốt tk 17, 18 đã từ Anh chống lại phong trào triết học Duy lý (rationalism) Âu châu...Anh quốc không có triết gia philosophers trên mây nhưng có worldly philosophers là những nhà tư tưởng thực tiễn biết suy luận sát thực tế sinh hoạt xã hội như Adam Smith ( tk 18) với thị trường tự do, luật cung cầu, cạnh tranh thương mại và giá trị lao động, sau này, tk 20, J.M. Keynes đưa ra lập luận kinh tế chú trọng về phần chính quyền phát triển công ăn việc làm tối đa cho dân, lợi nhuận luân lưu trong xã hội tiêu thụ làm tăng trưởng dây chuyền sản xuất và kinh tế do đó phồn thịnh, kế sách này từ sau đệ nhị thế chiến được hầu hết các nước Âu Mỹ áp dụng.
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010
An
Song Thao
Mỗi năm hình như tôi mỗi lười thêm. Năm nay tôi định xúp không vác cây thông giả ra trang hoàng cho Giáng Sinh. Mọi năm, con cháu ở xa về, cũng phải có tí ti đèn lấp lánh trong nhà cho bày trẻ vui, vậy là hăng hái dựng cây…sapin. Năm nay con cháu không về, cái lười về hùa với cái ngại ngùng, định lơ đi. Nhưng ông bạn nhà thơ Luân Hoán không cho tôi yên. Mới gần cuối tháng 11 ông đã a lô hỏi tôi trang hoàng Giáng sinh chưa? Tôi ù ờ. Ông này vốn thích chạy theo các lễ lậy, lễ nào thức ấy, ông chẳng bao giờ bỏ qua. Tính ông ấy lại thích màu mè nên rất ưa đèn xanh đèn đỏ. Vậy là ông… vãi màu từ trong nhà ra ngoài ngõ.
Giáng Sinh Thứ Ba Mươi
Lê Hữu
kính coong, kính coong!
trong đầu anh bất chợt
ngân nga những tiếng chuông
mênh mang và thánh thót
kính coong và kính coong!
Mùa Giáng Sinh Tình Cờ
Trần Mộng Tú
Em đến với anh mùa Giáng Sinh
Mùa Giáng Sinh như truyện thần tiên
Đất trời cuối năm còn ngơ ngác
Em đến với trái tim ngạc nhiên
LỄ VẬT ĐỜI NGƯỜI
Trần Mộng Tú
Khi mùa thu bắt đầu tuốt hết những chiếc lá vàng, lá đỏ trên cây, để trơ những cành xương như những cánh tay gầy khua lên bầu trời xám đục, khi lối đi rắc những bông hoa tuyết rơi xuống tình cờ và khi các báo gọi bài cho số Xuân năm mới, tôi biết, thời gian đang thản nhiên bóc những tờ dương lịch cuối cùng.
ĐÊM NOEL
Trần Trung Phương
Đêm nay có Đức Cha Già
Trên trời lén* xuống ban quà trẻ con.
Chúng tôi tuổi hãy còn non,
Lòng như tấm lụa vẫn còn trắng nguyên.
VĨNH PHỐI VỚI HỘI HỌA TRỪU TƯỢNG
Huỳnh Hữu Ủy
Vĩnh Phối sinh ngày 3 tháng 8 năm 1938 ở Huế. Tốt nghiệp Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định năm 1958, chuyên về lụa và sơn mài, tốt nghiệp Sư Phạm Mỹ Thuật năm 1959, và 1959-1966, được gửi đi tu nghiệp ở La- Mã.
Năm 1961, tốt nghiệp về hội họa tại Academia di Bella Arti di Roma, với sự bảo trợ của giáo sư Franco Gentilini; năm 1963, tốt nghiệp thêm về khoa điêu khắc cũng tại học viện này, với sự bảo trợ của giáo sư Pericle Fazzini.
Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010
Câu trả lời cho "Tại sao, Hàn Quốc?" và "Việt Nam ơi, tại sao?"
SONG CHI
Gần đây, trên trang Tuần Việt Nam có mấy bài viết cùng một chủ đề về sự trăn trở trước tình trạng lạc hậu của Việt Nam so với các quốc gia khác. Bài “Tại sao, Hàn Quốc“ của tác giả Thảo Dân đặt câu hỏi “Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử "oai hùng" như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam... thế mà hình như cái gì cũng... hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?”. Bắt đầu từ cái nhìn của người Singapore: “Nhìn về Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và người dân quốc đảo Singapore thường đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam ngồi trên nhiều núi vàng mà vẫn nghèo?”, bài viết “Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo?” đưa ra những nguyên nhân hạn chế trong cung cách làm kinh tế của Việt Nam như Triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình, Và triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau… Trong khi bài viết “Việt Nam ơi, tại sao?” của tác giả Nguyễn Quang Thạch thì tìm cách lý giải cả hai câu hỏi này bằng cách nêu lên những hạn chế trong tính cách của người Việt như Chấp nhận sự dối trá và cổ vũ ăn cắp, tham nhũng; Không dám đối mặt với chính mình, thích tô vẽ và háo danh, Thiếu đoàn kết, ghen ăn tức ở, Nhiều lý thuyết, kém hành động, yếu thực hành, Thiếu tiêu chuẩn sống…
Thưa ông Bộ trưởng
Phạm Đình Trọng
“…Dường như người phương Bắc đã rút ra được bài học lịch sử đó! Nay họ đến bắt đầu từ việc phá tan kết cấu buôn làng Tây Nguyên, triệt tận gốc rễ văn hóa dân gian Tây Nguyên đấy, thưa ông Bộ trưởng!…”
Ghé thăm các Blogs: 23/12/2010
Kỳ họp thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam vừa bế mạc. Vấn đề quan trọng nhất là tiếp thu những góp ý của toàn đảng và toàn dân để bổ sung vào 3 văn kiện cơ bản là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 xem ra đã bị coi rất nhẹ. Nói thẳng ra là bị khinh thường.
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Quasimodo
Nguyễn Thụy Long
(Tiếp theo và hết)
Buổi tối về phòng, cảnh tượng còn man rợ hơn với thủ tục "chào phòng" áp dụng cho bọn tù mới. Do bọn quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa thi hành, cũng như lần đầu chúng tôi bị đưa lên trại này. Ngày đó cơ khổ với bọn quỉ hèn hạ này, chúng bóc lột từ cái đồng hồ, cái kính đeo mắt đến khâu vàng, tí tiền còm lận túi. Roi vọt đấm đá trên thân thể chúng tôi. Mà phải chịu đấy, dù nhà tù làm bằng tre rất mỏng manh, xem ra đồng tâm mà trốn đi cũng chẳng mấy khó khăn.
Quasimodo
Nguyễn Thụy Long
Ba chuyến xe heo từ khám đường Chí Hòa đổ xuống trại Đồng Phú hơn một trăm tù. Buổi chiều hôm nay trời không nắng mà mưa phùn lăn tăn. Bầu trời xám màu chì, sân trại rộng sáng lên ánh sáng thoi thóp của buổi chiều sắp tắt. Những thân xác xanh xao, ốm đói và rách rưới ngồi tụ với nhau nhìn quản giáo và những trật tự, cũng là tù cũ bằng đôi mắt sợ sệt. Quần áo chúng không phải không có mà rách rưới quá chừng. Có thằng thì khoác lên người cái mùng rách, thằng mảnh áo mưa ni lông che thân. Đồ đạc mang theo không có gì giá trị. Hầu hết chúng là tù hình sự, đủ các thứ tội.
Hồi Ký Nguyễn Hiếu Lê - Tập III
Nguyễn Hiến Lê
Kỳ 17
MÌNH THEO CẢ NHỮNG LẦM LẪN CỦA NGƯỜI
So sánh những nhận xét của tôi ở trên với những điều tôi đã đọc được trong mươi cuốn về đời sống ở Nga sô, Trung cộng, tôi thấy chính sách của mình y hệt chính sách của hai nước đàn anh đó, những lầm lẫn của mình chính là những lầm lẫn của họ.
Văn học hải ngoại (3): Phi tâm hóa
Nguyễn Hưng Quốc
Văn học hải ngoại không chết. Nhưng vị thế trung tâm của California thì bị sụp đổ.
Nói chung, văn học hiện đại, vốn dựa trên các hoạt động báo chí và xuất bản, bao giờ cũng gắn liền với một không gian nhất định: nhà xuất bản, nhà in, công ty phát hành, hiệu sách, sạp báo và thư viện. Tất cả các cơ sở ấy chỉ được phát triển mạnh mẽ trong môi trường đô thị nơi có mật độ dân số cao, tầng lớp thị dân đông đảo vừa có học vừa có tiền lại vừa có nhiều thì giờ rảnh để có thể trở thành những kẻ tiêu thụ các sản phẩm văn hóa, qua đó, văn học được thương mại hóa và việc viết lách trở thành một nghề và dần dần được chuyên nghiệp hóa.
Văn học hải ngoại (2): Bước chuyển đột ngột
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài trước, tôi có nêu lên một ghi nhận: văn học Việt Nam ở hải ngoại đang chuyển từ hình thức in theo lối truyền thống sang hình thức online.
Xin lưu ý là những thay đổi trong hình thức tồn tại, từ văn hóa in (print culture) sang văn hóa số (digital culture), từ trang giấy sang trang web, là một hiện tượng toàn cầu. Ở đâu cũng thế.
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất
Nguyễn Khải
Tuỳ bút chính trị cuối cùng của nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008). Viết xong tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/5/2006 (Bài này đang bị chính quyền Hà Nội cấm phổ biến ở trong nước)
"...không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa... Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! "
Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010
May đã có một thời như vậy đó: Trịnh Công Sơn và Hoàng Ngọc Tuấn
Phan Thanh Tâm
(Tiếp theo và hết)
Giải phóng thành phỏng dái
Từ Thức Trần Công Sung trong bài Trịnh Công Sơn Và Những Ngày Văn Khoa trên Thế kỷ 21, cho biết từ 1963, sinh hoạt giới trẻ Sàigòn cực kỳ náo nhiệt. Hết biểu tình đến hội thảo. Họ quên rằng trong cái hỗn loạn Việt Nam chỉ là quân cờ thí. Họ tự hào thuộc giới trẻ, họa sĩ trẻ, nhạc sĩ trẻ, ca sĩ trẻ. Đám sinh viên trong đầu đầy mộng cải tạo xã hội và trong túi không có đủ tiền uống một ly cà phê. Thỉnh thoảng chứng kiến những vụ pháo kích; thỉnh thoảng nhậu vài két la de, lạc rang, củ kiệu, tiễn bạn lên đường nhập ngũ. Chiến tranh còn xa, đại bác đêm đêm vọng về. Đám tuổi 20 kề vai nhau nghe Lệ Thu ngủ đi em mộng bình thường; nghe Thái Thanh ca mẹ Việt nam không son không phấn, và xúc động với cái viễn ảnh Việt nam quê hương đất nước sáng ngời. Họ tham gia các hoạt động xã hội cứu lụt, cải trang xóm nghèo, leo lên làng Thượng dạy học, đào giếng, chữa bệnh.
May đã có một thời như vậy đó: Trịnh Công Sơn và Hoàng Ngọc Tuấn
Phan Thanh Tâm
Trưa ngày 30/4/75 lúc xe tăng Nga T54 tiến vào ủi sập cổng dinh Độc Lập thì trên đài Saigon, cả nước nghe Trịnh Công Sơn (TCS) hát bài Nối Vòng Tay Lớn: bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam. Nhưng ít ai biết tác giả với giọng ca đó đã từng bị đe dọa thanh toán giết vì một sáng tác sau vụ cán bộ nằm vùng nổ súng cướp micro ở Đại Học Văn khoa năm 1967 vì câu Anh nhân danh ai đến đây bắn vào người; và mấy ai biết TCS đã ví Việt Cọng như đàn bò vào thành phố qua bản Du Mục? Ngoài ra, cũng hiếm người biết rằng nhờ báo Saigon trước 75 đăng lệnh cấm phổ biến nhạc phản chiến họ Trịnh số 33 ngày 8/2/1969, đã cứu TCS khỏi vụ xét Trịnh Công Sơn có công hay có tội với cách mạng, tại Hội Văn Nghệ ở Huế sau ngày toàn VN bị nhuốm đỏ; khi Hội đặt vấn đề về câu hát Hai mươi năm nội chiến từng ngày và bài thương tiếc một Sĩ Quan Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)
Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 3 (Tiếp theo)
Thời kỳ dài lâu của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, thật quan yếu để ghi nhận rằng yếu tố quan trọng cho sự suy tàn của Anh Quốc - sự suy thoái không thể đảo ngược được về kinh tế - không thực sự áp dụng được vào Hoa Kỳ ngày nay. Tình trạng vô địch về kinh tế của Anh Quốc tồn tại trong vài thập niên. Nền kinh tế vô song của Hoa Kỳ đã kéo dài hơn 130 năm. Kinh tế Hoa Kỳ từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới từ giữa những năm 1880 và vẫn tồn tại đến ngày nay. Trong thực tế, Hoa Kỳ đã liên tục giữ một phần chia GDP của toàn cầu từ thời gian ấy. Với một ngoại lệ ngắn của thời cuối những năm 1940 và 1950 – khi tất cả các phần còn lại của thế giới kỹ nghệ hóa đã bị hủy diệt, phần chia của Hoa Kỳ còn tăng đến 50 phần trăm ! – Hoa Kỳ được tính là một phần tư đầu ra của cả thế giới trong cả thế kỷ (32 phần trăm vào năm 1913, 26 phần trăm vào năm 1960, 22 phần trăm vào năm 1980, 27 phần trăm vào năm 2000 và 26 phần trăm vào năm 2007). Có thể suy giảm nhưng không đáng kể lắm trong hai thập niên tới. Vào năm 2005, hầu hết các ước tính đều cho rằng kinh tế Hoa Kỳ vẫn lớn gấp đôi kinh tế Trung Quốc trong khuôn khổ của GDP danh nghĩa (nominal GDP),(mặc dù trong các ý nghĩa về lực khuyến mãi, khoảng cách còn nhỏ hẹp hơn).
Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010
BƯỚC TIẾN NHẢY VỌT VÀO... NẠN ĐÓI
Lê Phan
(Viết theo International Herald Tribune)
Ðó là tựa đề một bài được Giáo Sư Frank Dikotter của trường Ðông Phương và Phi Châu Học (SOAS) viết trên nhật báo International Herald Tribune (IHT), ấn bản quốc tế của tờ New York Times.
Trong bài báo này Giáo Sư Dikotter đã xác định là chính sách Bước Tiến Nhảy Vọt của ông Mao đã dẫn đến điều được gọi là ‘Trận đói từ năm 1958 đến 1962 ở Trung Quốc’.
Người Việt gian tham?
Trần Thành Nam
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập…
MẬT MÃ
Nguyễn Đức Tường
(Trích đoạn từ bài đăng ở tạp chí Thế Kỷ 21 số 181, tháng 5 năm 2004)
(Tiếp theo và hết)
Phân phối chìa khóa
Vấn đề tiêu chuẩn được giải quyết. Tuy vậy, vẫn còn một vấn đề khác quan trọng không kém, đó là việc phân phối chìa khóa. Tưởng tượng một ngân hàng ở Los Angeles muốn gửi một tài liệu đã được mã hóa cho khách hàng ở Tokyo, ngân hàng làm thế nào để gửi chìa khóa giải mã cho khách hàng? Ðiện thoại không phải là một phương tiện đáng tin cậy, dùng người thứ ba để trao đổi chìa khóa cũng là mắt xích rất yếu trong sự an toàn của thông tin.
Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 11 (Tiếp theo)
Trong một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về lời cáo buộc Tổng Thống Diệm, hai phật tử trẻ đã được ngăn không cho tự thiêu cho biết Thượng Tọa Trí Quang và Giáo Hội Phật Giáo đã chiêu mộ họ như thế nào. Cả hai được kể cho nghe những câu chuyện kinh sợ rằng chính quyền Diệm đốt phá chùa chiền, đánh đập, tra khảo, moi ruột người theo đạo Phật. Một phật tử kể rằng kẻ chiêu dụ họ đã cho biết “Hội Phật Giáo phụng sự cho Cộng Sản và cần có 10 thiện nam tín nữ tình nguyện tự thiêu”. Sau khi gia nhập, phật tử này được cho biết “ban tổ chức tự thiêu sẽ lo liệu hết mọi việc.” Điều này gồm có đưa cho em một áo cà sa tẩm xăng, lái xe đưa em đến một địa điểm thật đông người để việc tự thiêu được nhiều sự chú ý nhất, và viết hộ em thư phản kháng chính quyền để sau khi em tự thiêu thì họ sẽ tận tay phân phối cho báo chí.
NƯỚC NON NGÀN DẶM...
Ngự Thuyết
(Tiếp theo và hết)
Nhưng tại sao lại có tình trạng ấy? Tại vì Trung Quốc đã có đủ thế lực để sai khiến chánh quyền Việt Nam? Tại vì Trung Quốc cài người quá tinh vi, quá thâm độc, không ai có thể ngờ tới? Tại vì một số lãnh tụ cốt cán của bộ máy cầm quyền Việt Nam đang tâm bán nước? Và toàn dân Việt Nam đều đã bị đánh lừa, bó tay, bưng tai, bịt mắt? Người dân trong nước cũng như ở hải ngoại đang rất hoang mang, hoảng sợ trước thảm cảnh đó, thảm cảnh tổ quốc trước nguy cơ bị diệt vong. Không, ta có quyền hy vọng không phải như thế. Việt Nam với quá khứ vinh quang, tổ tiên bất khuất, con cháu không thể nào bỏ quên truyền thống, không thể nào chịu làm nô lệ cho ngoại bang. Nhiều người đã bất chấp tù đày và nguy hiểm cho tính mạng đang vùng lên phản kháng, đấu tranh.
NƯỚC NON NGÀN DẶM ...
Ngự Thuyết
“Nước non ngàn dặm ra đi ...” là câu đầu tiên của bài ca Huế theo điệu Nam Bình. Lúc học năm thứ nhì trung học (nay là lớp bảy), đang còn là chú bé ngơ ngáo, tôi đã biết được hai câu của bài ca ấy nhờ đọc cuốn Đôi Bạn của Nhất Linh. Cũng lạ, Đôi Bạn cuốn hút cả vài thế hệ thanh niên trước năm 1945 đã đành, đứa nhóc con là tôi cũng say mê, rồi mê luôn Loan và Dũng, mê luôn cả đoạn văn có hai câu ca Huế ấy. Nay đọc lại cuốn tiểu thuyết nổi tiếng đó, lòng ham mê giảm bớt nhưng vẫn thấy bồi hồi như gặp lại một kỷ niệm đẹp của thời niên thiếu. Để thấy những thế hệ trước tôi “yêu” Dũng như thế nào, tôi xin trích dẫn một đoạn văn của Vũ Khắc Khoan trong Mơ Hương Cảng:
WikiLeaks: Vấn đề Bí Mật trong Xã Hội Dân Chủ
Nguyễn Hoài Vân
Những sôi nổi gây nên bởi Wiki Leaks gần đây là một dịp để suy nghĩ về vấn đề BÍ MẬT.
Bí mật và quyền lợi
Bí mật hiện hữu khi thông tin không được chia sẻ một cách đồng đều. Khi có người biết và kẻ không biết. Người « biết » sẽ có thể lấy những quyết định, chọn lựa những hành vi hữu hiệu hơn, thích nghi hơn, để tranh thủ những quyền lợi mà người không « biết » không thể với tới. « Biết » chính là cha của quyền lực, là mẹ của lợi nhuận... Chúng ta không ngạc nhiên khi một trong những quan tâm hàng đầu của mọi cấu trúc quyền lực chính là bảo vệ sự chênh lệch thông tin và hiểu biết này. Ngược lại cơ chế dân chủ tìm cách hạn chế điều ấy, để làm cho thông tin và hiểu biết được chia sẻ nhiều hơn, giảm thiểu phạm vi của Bí Mật.
Mật Mã
Nguyễn Ðức Tường
(Tóm lược bài đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 181, tháng 5 năm 2004)
Mật mã là gì?
Trong tiếng Anh chẳng hạn, người ta phân biệt khá tỉ mỉ cipher, code, crypto v.v. Ta định nghĩa một cách đơn giản, mật mã là một hệ thống thông tin riêng tư giữa hai cá nhân, hai tổ chức... Tuy không được bao gồm trong định nghĩa này, ngành khảo cổ nghiên cứu đọc những cổ tự như cổ tự Ai Cập cũng là một phần rất quan trọng và rất khó trong mật mã. Mật mã có thể rất giản dị hay cũng có thể đòi hỏi một trình độ về toán học, nhất là mật mã ngày nay.
Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010
ÔNG NGUYỄN VĂN AN CHƯA THẤY LỖI HỆ THỐNG
NGÔ NHÂN DỤNG
Ðọc bài phỏng vấn trên mạng nghe ông Nguyễn Văn An nói rằng đảng Cộng Sản Việt Nam phải “thay đổi toàn diện và triệt để,” ai cũng mừng cho ông. Tới đoạn cuối, ai cũng phải ngạc nhiên về những đề nghị thay đổi của ông. Những đề nghị này không thể nào sửa chữa những Lỗi Hệ Thống ông đã vạch ra trước đó.
Ông Nguyễn Văn An nói ở đoạn đầu: “Tôi mong muốn Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương, mong muốn Ðại Hội XI chọn... khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống.” Chúng tôi đã tóm tắt những “lỗi hệ thống” mà ông An nêu lên. Một là đảng đã theo mô hình kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Hai là mô hình này bắt nguồn từ chủ thuyết sai lầm của Karl Marx, coi quyền tư hữu là nguồn gốc mọi tội lỗi.
ÐÁM MÂY BÊN KIA HỒ MJOESA
TÂM THANH
(Tiếp theo và hết)
Sau khi chị Lên bỏ nhà ra đi một thời gian ngắn, lúc đó tôi bắt đầu học lớp năm tiểu học, ba tôi quen bà Bodil mà ba bảo tôi phải kêu bằng tata. Không có một thỏa thuận nào, dù thầm kín, nhưng tôi vẫn coi những buổi đi chơi nhà tata là việc hoàn toàn riêng tư giữa ba con tôi với tata, không liên quan gì tới mẹ, không cần kể với mẹ. Nhà tata lại hấp dẫn hơn, sẵn đồ chơi, nhiều phim hoạt họa, và có con chinchilla. Khi tata mua thêm con nữa thì hai con làm chuyện trống mái tự nhiên. Một lần, vuốt ve bồng bế con chinchilla mềm mại lù đù mãi cũng chán, tôi định xin ra ngoài đạp xe với lũ trẻ trong xóm. Mở cửa phòng ngủ, tôi thấy ba nằm chung giường với tata. Tata một tay kéo mền che ngực, tay vẫy tôi lại, mi một cái, rồi xua ra ngoài. “Người lớn không khác gì mấy con chinchilla,” tôi nghĩ trong khi thả xe phăng phăng xuống giốc.
ÐÁM MÂY BÊN KIA HỒ MJOESA
TÂM THANH
Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjoesa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.
Đừng để việc phân định biển Đông xảy ra như trong vịnh Bắc Việt hay biên giới trên đất liền
Trương Nhân Tuấn
Hai hiệp định phân định lại biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Việt đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam về đất cũng như về biển. Hiệp định phân định vịnh Bắc Việt ký vào tháng 12 năm 2000 là một hiệp ước không bình đẳng. Việc phân định đã không dựa trên một qui tắc công bằng, theo luật Biển hay theo tập quán quốc tế. Nếu so sánh với Công ước Pháp-Thanh 1887 thì Hiệp định tháng 12 năm 2000 đã làm Việt Nam thiệt hại khoảng 11.000 km² biển. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ngày 30-12-1999 đã làm cho Việt Nam bị thiệt hại nhiều vùng lãnh thổ dọc theo biên giới, từ Trà Cổ thuộc Hải Ninh cho đến ngã ba biên giới Việt Trung Lào là ngọn Khoan La San. Những vùng đất bị mất, ngoài những vùng « biết đã mất » nhưng chưa nói đến vì chưa xác định cụ thể, như trường hợp các cao điểm chiến sự đã bị mất trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 1979-1989 (mất ở các nơi đâu, diện tích bao nhiêu, nguyên do vì sao mất… khi nào có dữ kiện đầy đủ thì sẽ trở lại sau). Những vùng đất khác của Việt Nam mà phía Việt Nam có bằng chứng cụ thể, như đã xác định chủ quyền rõ rệt trên các biên bản phân giới Pháp Thanh 1887-1897, hay trên các bản đồ SGI, tức của Sở Địa Dư Đông Dương, những vùng đất này cũng bị mất thì mới thật là đau.
TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENÈVE 1954)
Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận
Kỳ 10 (Tiếp theo)
Sự có mặt của tướng Trung Quốc nào đó tên là Li Chen-hu (?) và khoảng hai chục cố vấn Trung Quốc của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại Tổng hành dinh của tướng Giáp còn làm cho bộ chỉ huy Pháp35 lo ngại hơn nữa. Bộ chỉ huy Pháp cũng [102] biết từ đầu năm 1954, Việt Minh đã yêu cầu Trung Quốc viện trợ bổ sung đạn dược, xe, và vũ khí36. Cuối tháng 2, Trung Quốc lại giúp đỡ trang bị cho một trung đoàn pháo phòng không 37 ly 37, mỗi khẩu có 20 pháo thủ Trung Quốc phục vụ (sau này đã được thay thế bằng pháo thủ Việt Minh)37. Đầu tháng 3, có vài máy bay MIG 15 của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời [103] Bắc Kỳ, càng làm tăng thêm nỗi lo ngại của Bộ tham mưu Pháp38.
Người Việt gian tham?
Trần Thành Nam
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập…
Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010
Yêu nhau là cùng chung nhìn về một hướng
Đoàn Thanh Liêm
Tôi đang viếng thăm thành phố Austin là thủ phủ của tiểu bang Texas. Trời mùa đông ngập nắng hanh vàng, với cơn gió mạnh khiến làm tăng thêm độ lạnh xuống như tới khỏang 5 độ C vào buổi chiều lúc 3 – 4 giờ. Sau mấy ngày bận rộn tại Houston với Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 vào đúng ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 trong tuần lễ vừa qua, lúc này tôi cảm thấy hết sức thoải mái, dễ chịu với cảnh êm đềm tĩnh lặng nơi cộng đồng nhỏ bé của bà con người Việt tại thành phố Austin, mà tôi đã từng lui tới nhiều lần trong mấy năm gần đây.
HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III
Nguyễn Hiến Lê
Kỳ 16 (Tiếp theo)
Chương 30-31 Ðạo đức kinh, Lão Tử khuyên kẻ dùng binh khi đạt được mục đích thì thôi, đừng ỷ mạnh, tự phụ, khoe công; thắng cũng không cho là hay, nếu cho là hay thì tức là thích giết người. Tổ tiên ta đã theo đúng lời đó. Lê Lợi sau khi thắng quân Minh, Quang Trung sau khi thắng quân Thanh, đều khiêm nhu, mềm dẻo với Trung hoa.
VỀ THĂM TOLSTOI Ở ÐIỀN TRANG YASNAYA-POLYANA
PHẠM XUÂN ÐÀI
(Tiếp theo và hết)
Tôi đã đọc đâu đó là cổng của điền trang Yasnaya Polyana hai bên có hai cái tháp, nên khi nhìn thấy là tôi biết ngay đã đến nơi, mặc dù hai cái trụ cổng vĩ đại ấy theo tôi không phải là hai cái tháp. Ðó chỉ là cái trụ cổng làm giả hình tháp, hay đúng hơn, hình cái điếm canh, to lớn, vững chắc, hơi nặng nề theo phong cách Nga. Hai trụ cổng chỉ đóng vai trò đánh dấu ngõ vào, không có cửa đóng, nhưng khi du khách vừa qua khỏi cổng thì có bảng chỉ dẫn ghé vào một cái ki-ốt nhỏ bên tay trái để mua vé, vì điền trang này từ lâu đã được nhà nước quản lý như là một bảo tàng về Tolstoi. Có vé rồi thì mọi người có thể thong dong đi dưới hàng cây cao bóng mát để dần vào phía bên trong, càng đi càng thấy như mình đang lần hồi ngược đường vào quá khứ. Viện bảo tàng nào chẳng là nơi cất giữ quá khứ, nhưng điền trang Yasnaya Polyana là một quá khứ sống, cây cối vẫn rì rào, ao hồ vẫn gợn sóng, và những dấu vết thuộc đời sống của nhà văn hào vẫn còn lưu giữ khắp nơi đúng như lúc ông còn sinh thời.
Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010
CÁI BỤNG THIÊNG LIÊNG
Nguyễn Quang Thân
Lạm phát một hay hai con số, chỉ số giá cả tăng có thể làm các nhà chính khách giật mình, các kinh tế gia đau đầu. Nhưng với người lao động, những phép tính trừu tượng ấy lại trở thành cụ thể. Đó là những đêm không ngủ, những ngày lao động vã mồ hôi và đã từng xẩy ra những vụ ngất xỉu một lúc nhiều người trong trường học, trong xí nghiệp.
Vì những người lao động cũng như bất kỳ ai, có cái bụng. Nó đòi hỏi được no để làm việc dù làm như cái máy trong giây chuyền xí nghiệp hiện đại hay thổ mộc “ăn no vác nặng” trong hầm mỏ, trên cánh đồng.
Chế độ cộng sản, một dạng thức khác của Đức Quốc Xã
Lê Diễn Đức
NHƯ ĐỨC QUỐC XÃ
Báo chí Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích chiến dịch của chính phủ Trung Quốc chống lại giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.
Xã luận của “Washington Post”, nhật báo uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ trong ngày 10/12 đã so sánh chế độ Trung Quốc với Đức Quốc Xã của Hitler.
Nhắc lại trường hợp nhà báo Đức Carl von Osietzky, tờ báo nói trong lịch sử của giải Nobel Hòa bình chỉ mới xảy ra một lần vào năm 1936, khi Hitler ngăn cản không chỉ người chiến thắng và mà cả gia đình tới Oslo nhận giải thưởng.
Phản Biện
Nguyễn Hưng Quốc
Tôi không biết ở Việt Nam chữ “phản biện” xuất hiện từ lúc nào và ai là người đầu tiên dùng chữ ấy. Tôi chỉ đoán là nó có lịch sử không lâu lắm. Và nó được ra đời, trước hết, không phải trong lãnh vực chính trị, bởi, trước khi nó trở thành thịnh hành với những trang báo mạng kiểu bauxite Việt Nam với tiêu đề “Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức” thì nó đã được sử dụng khá nhiều trong lãnh vực giáo dục với những “giáo sư phản biện” và “Hội đồng phản biện”.
Ghé thăm các Blogs: 16/12/2010
BLOG HIỆU MINH
Trên đường từ sân bay Siem Reap về trung tâm thấy bảng quảng cáo to tướng của VN Airlines với lời hứa “Đưa du khách đến 850 kỳ quan trên thế giới”. Đất nước mình có những điểm hẹn mà hàng tỷ người trên hành tinh mong được tới như Hạ Long, Phan Thiết, đảo Phú Quốc, cố đô Hoa Lư với 99 ngọn núi.
Đến một lần liệu du khách có còn quay lại? Xin chia sẻ vài cảm giác về du lịch xứ Angkor.
Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010
Văn học hải ngoại: từ giấy lên mạng
LTS. Vào ngày 11 tháng 12, 2010, một buổi hội thảo về văn học được tổ chức tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon, Orange County, California. Buổi hội thảo có đề tài: “Tình hình văn học hải ngoại trong những năm gần đây” với ba diễn giả là Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn và Phùng Nguyễn. Trong khi hai anh Hoàng Ngọc Tuấn và Phùng Nguyễn trình bày về kỹ thuật làm báo Tiền Vệ và Da Màu trên Internet thì anh Nguyễn Hưng Quốc nói về bước chuyển tiếp từ việc làm báo giấy sang báo mạng, mà hầu hết ý chính nằm trong bài viết dưới đây.
Nguyễn Hưng Quốc
Nhìn vào sinh hoạt văn học hải ngoại những năm gần đây, người ta dễ có cảm tưởng đang chứng kiến một cơn hấp hối.
Tai họa từ sở hữu ruộng đất không giống ai
Bùi Tín
Vấn đề sở hữu ruộng đất là vấn đề gay go nan giải từ hơn nửa thế kỷ nay ở Việt Nam
Vấn đề sở hữu ruộng đất là vấn đề gay go nan giải từ hơn nửa thế kỷ nay trên đất nước ta, hiện trở thành chuyện thời sự rất bức bách.
Cải cách ruộng đất, sai lầm rồi sửa sai, rồi hợp tác hóa nông nghiệp, thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất, công bố ruộng đất khắp nơi là thuộc «quyền sở hữu của tòan dân» - nghĩa là thực tế không một ai có ruộng đất riêng cả. Luật Đất đai công bố năm 2003, bổ sung, sửa đổi bao lần, năm nay đã đặt trong chương trình làm luật của Quốc hội, nhằm sửa đổi lớn một lần nữa. Thế rồi lại hụt. Vì sao vậy? Vì sao 2 đạo luật hệ trọng bậc nhất là Luật Đất đai và Luật Báo chí lại bị rớt trong chương trình? Vì Bộ Chính trị nát óc, vò đầu, không tìm ra lối ra, vì các chuyên viên trợ lý xoay xở không xong, đành chơi con bài trì hoãn. Hoãn đến bao giờ? Không ai biết! Kẹt cứng chỉ vì «sở hữu toàn dân» là mơ hồ, không giống ai.
MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)
Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
(Tiếp theo)
Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 2
Cuộc vươn dậy Lạ thường của Sức mạnh Anh Quốc
Anh Quốc từng là một đất nước giàu có từ hàng nhiều thế kỷ (và từng là một quyền lực vĩ đại hầu như trong suốt thời gian đó), nhưng chỉ là một siêu quyền lực về kinh tế chỉ trong hơn một thế hệ. Chúng ta thường lầm lẫn trong việc xác định thời cực thịnh của Anh Quốc bằng những biến cố lớn lao của thời đế chế, chẳng hạn như cuộc Lễ mừng Sáu Mươi Năm, vốn khi ấy được xem như một dấu ấn của quyền lực. Thực ra, tính đến năm 1897, những năm tháng huy hoàng nhất của Anh Quốc đã ở trong quá khứ. Thời cực thịnh của Anh Quốc là một thế hệ trước đó, từ năm 1845 đến 1870. Khi ấy, Anh Quốc làm nên hơn 30 phần trăm GDP toàn cầu. Tiêu thụ năng lượng của Anh là năm lần lớn hơn Hoa Kỳ và 155 lần hơn Nga. Anh Quốc tiêu biểu cho một phần năm giao thương của cả thế giới và hai phần năm của các loại giao thương về kỹ nghệ. Và đã đạt được tất cả những thành quả này chỉ với một dân số bằng 2 phần trăm dân số thế giới.
VỀ THĂM TOLSTOI Ở ÐIỀN TRANG YASNAYA-POLYANA
PHẠM XUÂN ÐÀI
Ðọc Tolstoi từ thời còn đi học, thấy cuộc đời của ông bá tước này gắn liền với điền trang Yasnaya-Polyana, thì tôi đã hình dung điền trang ấy giống cảnh trí nơi Natacha đã gặp André như đã tả trong Chiến Tranh và Hòa Bình. Nhìn lại cảnh sống ở Việt Nam từ thôn quê đến thành thị, chẳng thấy có một cái gì tương tự như điền trang của bá tước Tolstoi bên Nga. Giới địa chủ giàu có của miền Bắc và Trung Việt Nam giỏi lắm xây dựng một “dinh cơ” trong khu vườn rộng, và nếu khéo chạy một phẩm tước của triều đình thì cũng chỉ đến “bát phẩm, cửu phẩm,” vừa đủ để thỏa mãn thói háo danh nơi chốn làng xã. Các đại điền chủ Nam Kỳ thì thuộc vào đất nhượng cho Pháp, cung cách sống của họ khá xa vời với văn hóa cổ truyền Việt Nam, họ không hề mang những phẩm tước của triều đình, và dinh cơ của họ dù lớn lao cũng chẳng có vẻ gì là “điền trang” của một tầng lớp quý tộc, hiểu như là con đẻ của một định chế quốc gia, và mang nhiều tính cách đại diện cho những gì ưu tú thuộc văn hóa truyền thống của đất nước.
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010
Không còn sợ các đồng chí! Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nã đại pháo thẳng vào dinh của nhóm độc tài bảo thủ trong Bộ chính trị
• Tại sao nhóm cầm đầu lo sợ và cấm phổ biến bài của Nguyễn Văn An?
• Các văn kiện dự thảo của Đại hội 11 vẫn duy trì các „lỗi hệ thống“ vừa sai lầm vừa phản dân chủ và cản trở bước tiến của nhân dân!
• Nhóm có quyền lực đang lợi dụng Đảng Cộng sản VN để trở thành bọn vua chúa độc tài và vô trách nhiệm!
Một vấn đề then chốt khác được Nguyễn Văn An trình bày rõ trong bai phỏng vấn là vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính quyền hiện nay và tương lai của chế độ này. Ông cho rằng, một đảng giữ được quyền hay mất quyền là tùy ở đường lối, uy tín của lãnh đạo và sự tín nhiệm của người dân. Để biện luận cho nhận định của mình Nguyễn Văn An đã đưa sự sụp đổ của các Đảng Cộng sản ở cựu Liên xô và các nước Đông Âu trước đây 20 năm.
• Các văn kiện dự thảo của Đại hội 11 vẫn duy trì các „lỗi hệ thống“ vừa sai lầm vừa phản dân chủ và cản trở bước tiến của nhân dân!
• Nhóm có quyền lực đang lợi dụng Đảng Cộng sản VN để trở thành bọn vua chúa độc tài và vô trách nhiệm!
Âu Dương Thệ
(Tiếp theo và hết)
Không còn sợ các đồng chí ! Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nã đại pháo thẳng vào dinh của nhóm độc tài bảo thủ trong Bộ chính trị
• Tại sao nhóm cầm đầu lo sợ và cấm phổ biến bài của Nguyễn Văn An
• Các văn kiện dự thảo của Đại hội 11 vẫn duy trì các „lỗi hệ thống“ vừa sai lầm vừa phản dân chủ và cản trở bước tiến của nhân dân!
• Nhóm có quyền lực đang lợi dụng Đảng Cộng sản VN để trở thành bọn vua chúa độc tài và vô trách nhiệm!
„Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính đội ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.“
• Các văn kiện dự thảo của Đại hội 11 vẫn duy trì các „lỗi hệ thống“ vừa sai lầm vừa phản dân chủ và cản trở bước tiến của nhân dân!
• Nhóm có quyền lực đang lợi dụng Đảng Cộng sản VN để trở thành bọn vua chúa độc tài và vô trách nhiệm!
Âu Dương Thệ
„Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính đội ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.“
GIỌT CÀ PHÊ
Võ Phiến
(Tiếp theo và hết)
Trong mùa mưa, một hôm chàng ngồi ở tiệm phở đến gần tối mà không thấy có đèn. Ðiện bị cúp bất ngờ. Bóng tối từ phía sau tràn qua quầy hàng, ngập đầy phòng trước. Ở buồng trong, tối tăm, sinh hoạt lại càng thêm nhiều rì rầm khả nghi, như những khổ đau buồn thảm, nhốn nháo, mà một người muốn giữ riêng trong lòng. Vẻ đứng đắn, bình thường ở gian phòng trước, có vẻ vờ vĩnh.
GIỌT CÀ-PHÊ
VÕ PHIẾN
Hồi còn nhỏ chàng cũng thích nghe cậu Bảy “nói” Vân Tiên như bao nhiêu người khác trong vùng. Cậu Bảy giọng ấm. Cái hay ho ở cả nơi chỗ tốt giọng đó. Còn các điệu “nói” kỳ thực không có gì xuất sắc. Một điệu, phỏng theo lối hát bài chòi, đặc biệt ở các chữ “cò”, dặm liên tiếp:
“Trịnh cò Hâm khi cò ấy ra cò tay
Vân cò Tiên bị cò gã xô cò ngay xuống cò vời.”
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 10 (Tiếp theo)
Sự thất bại của chúng ta trong việc ngăn ngừa Bắc Việt Nam thành lập đường mòn Hồ Chí Minh tạo ra nhiều hậu quả chết người. Hà Nội đáng lẽ đã không thể nào theo đuổi cuộc xâm lăng như họ đã tiến hành tại miền Nam Việt Nam nếu không thể tự tung tự tác tràn xuống dọc theo lãnh thổ Lào. Nếu Cộng Sản bị ngăn chặn không thể dùng Lào và Cao Miên làm trạm chuyển quân cho sự xâm lăng, họ đã phải tấn công vượt qua 40 dặm vùng phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt Nam. Trên mặt trận giới hạn này, Nam Việt Nam sẽ dễ dàng tự phòng thủ mà không cần đến sự trợ giúp của lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010
Tìm hiểu tranh chấp Nhật - Nga về quần đảo Kouriles
(Nguyên tác : « L’origine de la question des Territoires du Nord » của Yumiko Yamada, Docteur de l’université de Paris-Sorbonne, Géostratégiques n° 26 - 1er trimestre 2010)
4/ Từ Chiến tranh lạnh đến ngày hôm nay
Trong thực tế, các vấn đề lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản chỉ một trong những tranh chấp của Chiến tranh Lạnh. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ, có hai ưu tiên chính: quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Hoa Kỳ, và mối giao hảo tốt đẹp với LHQ. Tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong ngoại giao Nhật Bản là rất lớn. Bất cứ khi nào quan hệ giữa Nhật Bản và Nga có xu hướng cải thiện, Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề "vùng lãnh thổ phía bắc", gây gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Cũng nên nhớ rằng vị trí của Hoa Kỳ cũng tế nhị: họ vừa là đồng minh của Nhật Bản, nhưng lại chiếm Okinawa.
Trương Nhân Tuấn (chuyển ngữ & nghĩa)
Kỳ 3 (Tiếp theo và hết)
4/ Từ Chiến tranh lạnh đến ngày hôm nay
Trong thực tế, các vấn đề lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản chỉ một trong những tranh chấp của Chiến tranh Lạnh. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ, có hai ưu tiên chính: quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Hoa Kỳ, và mối giao hảo tốt đẹp với LHQ. Tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong ngoại giao Nhật Bản là rất lớn. Bất cứ khi nào quan hệ giữa Nhật Bản và Nga có xu hướng cải thiện, Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề "vùng lãnh thổ phía bắc", gây gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Cũng nên nhớ rằng vị trí của Hoa Kỳ cũng tế nhị: họ vừa là đồng minh của Nhật Bản, nhưng lại chiếm Okinawa.
HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – Tập III
Kỳ 15 – (Tiếp theo)
CHƯƠNG XXXII
TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA
MỘT CUỘC ÐÀM THOẠI - BÀI HỌC CỦA CỔ NHÂN
Mấy năm gần đây, một số cán bộ trẻ miền Nam lại thăm tôi. Họ đều là độc giả của tôi, biết tôi nhiều từ hồi tôi ủng hộ phong trào đòi viện Ðại học Sài gòn dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, có người hoạt động cho kháng chiến ở thành, sau ngày 30-4-75 được chính quyền tin dùng làm chuyên viên: bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư v.v...
BIẾT LÀ BAO...
Hồ Phổ Lại
Ðể tưởng nhớ Nhatrang
(Tiếp theo và hết)
Ăn uống qua loa, tắm rửa qua loa, Khuê hối hả đi tìm chỗ ngả lưng. Ðèo đẽo theo sau chị, Hương đưa tay ra chỉ cái giường đôi có đặt sẵn cặp gối song song, áy náy nói:
- Chị ngủ đỡ ở đây, với em.
- Còn chú San, chú ấy ngủ ở đâu?
San là tên chồng Hương, cũng là người em rể độc nhất của Khuê.
BIẾT LÀ BAO...
Hồ Phổ Lại
Ðể tưởng nhớ Nhatrang
Cởi bỏ cặp kính mát ra, Khuê đưa mắt nhìn qua một lượt khắp gian nhà từ đường. Gian nhà này mãi cho đến khi sắp mất đi cha Khuê mới chịu làm giấy tờ để lại cho Hương, người con gái út, vì lý do tất cả những người con khác đều lần lượt ra đi.
NGHE TIẾNG SÓNG, NHỚ KHI Ở THỊ NGHÈ
Nguyễn Tường Giang
tặng một người, nhớ một thời
Ngõ khuất khúc đêm tàn hơi ẩm
Mùi dạ lý hương thấp thoáng đầu hè
Em phấn son nụ cười thấm mệt
Giọng jazz buồn còn vọng dư âm
tặng một người, nhớ một thời
Ngõ khuất khúc đêm tàn hơi ẩm
Mùi dạ lý hương thấp thoáng đầu hè
Em phấn son nụ cười thấm mệt
Giọng jazz buồn còn vọng dư âm
Tâm thư gỡ rối cho mấy vị lãnh đạo đảng
Tô Hải
(Tiếp theo và hết)
Thưa các vị!
Sở dĩ tôi phải ôn lại tuy dài dòng đấy nhưng vẫn chỉ là tóm tắt, cực kỳ tóm tắt, vì tôi lo là các vị chưa trải nghiệm như lũ ngoại bát tuần chúng tôi, thậm chí không hề biết gì về cái quá trình biến tướng của cái chủ nghĩa chết tiệt, lạc hậu và phản khoa học…, đã bị loài người lên án, vứt vào sọt rác và ở nhiều nơi người ta đã phải dựng những tượng đài kỷ niệm hàng triệu nạn nhân của cái chủ nghĩa vô luân ấy sát hại…, để các ông biết hoặc tìm hiểu thêm… vì:
TÔI TIN TƯỞNG RẰNG CÁC VỊ CŨNG NHẬN THỨC ĐẦY ĐỦ HOẶC ÍT NHẤT CŨNG ĐƯỢC 50-60% VẤN ĐỀ NÀY NHƯ TÔI.
Tâm thư gỡ rối cho mấy vị lãnh đạo đảng
Tô Hải
Lời rào dậu giành cho các bạn tôi !
Chưa bao giờ tớ thấy bí về hình thức, đặt tên cho cái entry này. Gọi nó là “góp ý” thì: Tớ là cái thá gì mà góp ý? Mấy ông cách mạng lão thành sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng góp toàn ý hay, lời đẹp còn bị lờ tịt, các tướng lĩnh đánh đông dẹp bắc góp ý cũng chỉ như …bắn súng lên trời. Vậy thì cái thằng già tớ góp ý…mấy đời qua được bộ máy thư ký, giúp việc, toàn “tiến sĩ – giáo sư” sẵn sàng vứt vô sọt rác hoặc bịt miệng đánh hội đồng, chụp cho những cái mũ “biến chất”, “thiếu thông tin”, “bị giựt dây”, “bị mua chuộc” hoặc nặng hơn là “tự diễn biến” cần xử lý…! Còn kiến nghị ư? Hay gửi bài đăng báo ư? Chỉ thị 113HD đã cảnh cáo các tổng biên tập nếu không muốn mất ghế thì nhận bài nào nhớ tiêu hủy ngay bài nấy.
Toàn văn phát biểu của ông Thorbjørn Jagland tại Lễ trao giải Giải thưởng Nobel Hòa bình
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
Tâu Bệ hạ, thưa quý ngài, thưa quý vị,
"Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba vì công cuộc đấu tranh lâu dài bất bạo động của ông cho các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc. Ủy ban Nobel Na Uy từ lâu đã tin rằng có một sự liên kết chặt chẽ giữa nhân quyền và hòa bình. Các quyền ấy là điều kiện tiên quyết cho ‘tình anh em giữa các quốc gia’ mà Alfred Nobel đã viết trong di chúc của ông".
Đó là đoạn đầu trong thông báo về giải thưởng Hoà Bình năm nay vào ngày 8 tháng 10 của Ủy ban Nobel Na Uy.
Tìm hiểu tranh chấp Nhật - Nga về quần đảo Kouriles.
(Nguyên tác : « L’origine de la question des Territoires du Nord » của Yumiko Yamada, Docteur de l’université de Paris-Sorbonne, Géostratégiques n° 26 - 1er trimestre 2010)
Trương Nhân Tuấn (chuyển ngữ & nghĩa)
Kỳ 2 (Tiếp theo)
Trong lời tựa cho « Tài liệu soạn thảo chung về lịch sử của vấn đề vùng lãnh thổ phía Bắc » (6), lập trường của chính phủ Nhật trình bày như sau:
« Liên Xô cho biết họ đã được phép chiếm quần đảo Kouriles, kể cả Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Nhưng Nhật Bản cho rằng kết ước Yalta đã không liên quan đến lãnh thổ của Nhật Bản ».
Trên thực tế, vào năm 1945 khi Nhật Bản chấp nhận Tuyên bố Potsdam về việc đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản cho rằng tuyên bố này phản ảnh bản chất của Tuyên bố Caire (1943), nhất là điểm cụ thể « không bành trướng về lãnh thổ ». Tuy nhiên, đối với Roosevelt và Staline, chi tiết này chỉ được xem là một tuyên bố về ý định, không phải là một quy tắc ứng xử.
Tìm hiểu tranh chấp Nhật - Nga về quần đảo Kouriles.
(Nguyên tác : « L’origine de la question des Territoires du Nord » của Yumiko Yamada, Docteur de l’université de Paris-Sorbonne, Géostratégiques n° 26 - 1er trimestre 2010)
Trương Nhân Tuấn (chuyển ngữ & nghĩa) .
Lời mở đầu của người dịch : Tìm hiểu lịch sử tranh chấp giữa Nhật và Nga về quần đảo Kouriles, thực ra là tìm hiểu lịch sử những nỗ lực bền bỉ đòi hỏi chủ quyền của các chính phủ Nhật Bản nối tiếp từ năm 1945 đến nay, cũng như của nhân dân Nhật Bản, về bốn đảo phía nam quần đảo Kouriles, tạo thành vùng lãnh thổ mang tên « Vùng lãnh thổ phía Bắc », từ lâu là lãnh thổ của Nhật Bản, bị Liên Xô chiếm từ năm 1945. Nỗ lực dài dẵn này lý ra đã được đền bồi từ năm 2000, qua sự hứa hẹn của cố Tổng thống Yeltsin về một hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Nga. Tuy nhiên sau đó TT Yeltsin từ chức, vấn đề Kouriles bị Nga dẹp sang một bên. Những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã gượng lên được từ dưới đáy vực – mà nguyên nhân đến từ cuộc sụp đổ hệ thống chính trị vì khủng hoảng nội tại đầu thập niên 90. Nga ngày càng chứng tỏ là một nước có « sức mạnh cơ bắp » đồng thời biểu lộ tham vọng lấy lại vị trí siêu cường đã mất. Mặt khác, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào Nga về năng lượng. Do đó vấn đề tranh chấp quần đảo Kouriles sẽ khó có thể giải quyết trong thời gian tới, nhất là lập trường của Nga biểu hiện qua việc mới đây Tổng thống Medvedev chính thức đi thăm các đảo tranh chấp. Việc này gây phản ứng dữ dội nơi chính trường cũng như trong dân chúng Nhật.
TRUNG QUỐC VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH zÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (GENÈVE 1954)
Francois Joyaux
Bản dịch của Nxb Thông Tin Lý Luận
Kỳ 9 (tiếp theo)
Chương II
TRUNG HOA NHÂN DÂN ĐỨNG TRƯỚC CÁC CƯỜNG QUỐC PHƯƠNG TÂY
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CUỘCKHỦNG HOẢNG ĐÔNG DƯƠNG
SỰ ỦNG HỘ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
DÀNH CHO VIỆT MINH:
GIÚP ĐỠ TÍCH CỰC NHƯNG KHÔNG TRỰC TIẾP CAN THIỆP
Những quan hệ chính trị giữa Trung Hoa nhân dân và Việt Minh
Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập nền Cộng hòa nhân dân, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tồn tại được bốn năm rưỡi. Bốn năm đấu tranh gian khổ, qua những bước đường quanh co, thương lượng, khủng bố, chiến tranh du kích, có thắng lợi và có thất bại nhưng đã chứng minh cho các nhà quan sát khách quan1 rằng cuộc cách mạng Việt Nam có [90] những nguồn gốc sâu xa và vững chắc2. Chúng ta hãy đọc lại Paul Mus. Ông đã nhấn mạnh điều đó ngay từ những trang đầu trong cuốn sách xuất bản năm 1952. Đối với xã thôn Việt Nam là tế bào chủ yếu của đời sống xã hội và chính trị, “thiên mệnh” (+) “mệnh trời” - điều này tôi không biết thế nào vì không có tên gọi trong ngôn ngữ chúng ta, nhưng nó nói về chế độ chính trị đến lúc thích hợp sẽ lập lại sự hài hòa giữa trời và con người - đã đi đến Cộng hòa dân chủ. Vị Hoàng đế cuối cùng đã chẳng trao lại cho nó cái ấn, sau khi thoái vị đó sao?
Ði một chuyến đáng một chuyến
Nguyễn Lê Hồng Hưng
(Tiếp theo và hết)
Hùng nhìn ra phòng điện thoại, thấy mấy anh Ba Tàu còn lố nhố đứng chờ.
– Mẹ, đông nghẹt như vầy thì biết chừng nào mới tới phiên mình.
Tuấn chỉ cái điện thoại di động Hùng mang trên người.
– Thì lấy di động gọi, rẻ hơn có ba phút mắc gì phải chờ.
Ði một chuyến đáng một chuyến
Nguyễn Lê Hồng Hưng
Năm nay tuyết rơi muộn hơn mọi năm, giữa tháng một tuyết còn sương sương tới đầu tháng hai tuyết mới bắt đầu tuôn xuống ào ào. Trời lạnh nhưng không gió, từ bến cảng tới hội quán trên ba cây số, nhưng Tuấn không gọi xe xuống đón, anh quyết định thả bộ để nhìn những bông tuyết lả lơi bay và đáp nhẹ lên mặt đường vun lên một lớp dầy. Anh có thể bước đi trên lớp tuyết như đi trên tấm thảm nhung màu trắng. Ði ngoài trời lạnh, vô hội quán kêu một ly rượu và một gói khoai tây chiên dòn, vô phòng vi tính có lò sưởi ấm, ngồi mở máy, lên lưới vừa nhâm nhi vừa đọc tin tức thế giới thì còn gì sướng cho bằng.
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010
VỀ MỘT CUỘC HỘI THẢO VĂN HỌC
Hôm nay, ngày Thứ Bảy 11 tháng 12 năm 2010 một cuộc hội thảo về văn học sẽ được tổ chức lúc 1 giờ trưa tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon, Orange County, California. Có ba diễn giả sẽ nói về đề tài “Tình hình văn học hải ngoại hiện nay”, đó là nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn (hai vị này từ Úc sang) và nhà văn Phùng Nguyễn là người đang coi sóc website văn học Da Màu.
Nhớ lại cách đây gần bốn năm, vào ngày 27 tháng 01 năm 2007, cũng tại địa điểm Việt Báo đã có một cuộc hội thảo văn học nhân chuyến Mỹ du của hai ông Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn từ Úc. Chủ đề thuyết trình và thảo luận năm ấy là: “Văn học hải ngoại: thành tựu và tiềm năng.”
Để góp thêm một ít suy nghĩ nhân cuộc hội thảo hôm nay, DĐTK xin đăng lại bài tường thuật cuộc hội thảo năm 2007 (có lược bớt những chỗ rườm rà) và một số các bài tham luận của những người tham dự năm ấy, trích từ báo Thế Kỷ 21 số 215 tháng 03 năm 2007. Mời bạn đọc theo dõi.
DĐTK
Nhớ lại cách đây gần bốn năm, vào ngày 27 tháng 01 năm 2007, cũng tại địa điểm Việt Báo đã có một cuộc hội thảo văn học nhân chuyến Mỹ du của hai ông Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn từ Úc. Chủ đề thuyết trình và thảo luận năm ấy là: “Văn học hải ngoại: thành tựu và tiềm năng.”
Để góp thêm một ít suy nghĩ nhân cuộc hội thảo hôm nay, DĐTK xin đăng lại bài tường thuật cuộc hội thảo năm 2007 (có lược bớt những chỗ rườm rà) và một số các bài tham luận của những người tham dự năm ấy, trích từ báo Thế Kỷ 21 số 215 tháng 03 năm 2007. Mời bạn đọc theo dõi.
DĐTK
TƯỜNG THUẬT CUỘC HỘI THẢO “VĂN HỌC HẢI NGOẠI: THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG”
Tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon, Nam California ngày 27.01.2007
Cam Vũ
(Tiếp theo và hết)
Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc cho rằng tiềm năng của văn học hải ngoại là những gì chưa phát triển đầy đủ, và ông tin là tiềm năng ấy phong phú qua điều kiện và môi trường sống cùng khả năng của người Việt hải ngoại. Tuy nhiên cũng phải xét đến những yếu kém, vì nếu bỏ qua thì khó thấy toàn diện các khả thể của nền văn học hải ngoại, một nền văn học mà ông tin là có thể có ảnh hưởng lên nền văn học trong nước.
TƯỜNG THUẬT CUỘC HỘI THẢO “VĂN HỌC HẢI NGOẠI: THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG”
Tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon, Nam California ngày 27.01.2007
Cam Vũ
Sau hơn 30 năm người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống và xây dựng được những cộng đồng vững mạnh về kinh tế và văn hóa, trong đó sinh hoạt viết lách và xuất bản có lúc khá phồn thịnh, có lẽ không ai thấy cần phải đặt vấn đề “có một nền văn học Việt Nam hải ngoại” không, mà chỉ nên hỏi nền văn học ấy như thế nào.
HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC HẢI NGOẠI: THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG (California, 27 tháng 1, 2007)
ÐỀ DẪN
Nguyễn Hưng Quốc
Nguyễn Hưng Quốc sinh năm 1957 tại Quảng Nam, vượt biên và định cư tại Pháp từ 1985, di dân sang Úc từ năm 1991. Tốt nghiệp thủ khoa Khoa Văn trường Ðại học Sư phạm thành phố HCM và tiến sĩ văn học tại Úc, Nguyễn Hưng Quốc nguyên là giảng viên về văn học cổ điển tại Việt Nam trước khi vượt biên và hiện là chủ nhiệm ngành Việt Học tại trường Victoria University, Úc, dạy các môn ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chiến tranh Việt Nam.
Chính sự hiện diện là thành tựu
Trần Hữu Thục
Dùng hai chữ “thành tựu” khi nói đến Văn Học Hải Ngoại (VHHN) có lẽ hơi lớn lối.
Tuy nhiên, tôi cho là không có gì sai. Tôi nghĩ đến hai chữ này một cách đơn giản: thành tựu là những gì ta đã đạt được qua một quá trình thời gian dài. Trong bài đề dẫn, Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) đã trình bày khá rõ và tôi không có gì thắc mắc. Về những gợi ý của NHQ về tác giả, tác phẩm, tính thẩm mỹ... trong VHHN thì quá chi li, đòi hỏi tài liệu, thời gian đọc, suy gẫm và phân tích cẩn thận. Ở đây, tôi chỉ xin trình bày thêm một số suy nghĩ riêng về chuyện “thành tựu.” NHQ có nói rõ: thành tựu ở đây là thành tựu so với trong nước. Tôi đồng ý và nhìn thấy sự thành tựu qua một vài điểm khác.
Cuộc trở về của dòng văn học Nga lưu vong: Một hình ảnh lạc quan cho chúng ta
Hoàng Ngọc-Tuấn
(Phát biểu trong buổi hội thảo văn học ngày 27.01.07 tại Little Saigon, California)
Chúng ta đang sống và viết như những nhà văn, nhà thơ lưu vong. Trong chúng ta, đôi khi có người đã lo lắng rằng liệu rồi đây dòng văn chương lưu vong này sẽ đi về đâu. Hôm nay, trước các bạn, tôi xin thưa rằng: các bạn hãy an tâm, vì không thể có một dòng văn học lưu vong vĩnh viễn, nếu cố quốc của nó chưa bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Dòng văn học lưu vong nào cũng chỉ tồn tại tạm thời ở hải ngoại, và sẽ trở về với cố quốc khi những lý do khiến người cầm bút bỏ nước ra đi đã được giải quyết.
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010
Vụ Wikileaks: Sau khi bị bắt, liệu ông Assange có bị dẫn độ?
Lê Mạnh Hùng
Một đám mây đen che phủ tương lai của địa chỉ WikiLeaks vốn gây chấn động cho thế giới khi tiết lộ trên mạng Internet một khối lượng khổng lồ các công điện mật của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi ông Julian Assange, người sáng lập và linh hồn của tổ chức này bị cảnh sát Anh bắt giữ tại Luân Ðôn theo yêu cầu của Thụy Ðiển điều tra ông về tội hiếp dâm.
Kỷ niệm năm thứ 62 Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Đoàn Thanh Liêm
Ngày 10 Tháng 12 Năm 2010 sắp tới là kỷ niệm lần thứ 62 ngày Liên Hiệp Quốc ban hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948 – 2010). Nhớ lại vào ngày đó trong năm 1948, Bà Eleanor Roosevelt Nguyên Đệ Nhất Phu Nhân của nước Mỹ đã đại diện Liên Hiệp Quốc tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn lịch sử này tại thành phố Paris thủ đô nước Pháp.
Thịt cầy
VÕ PHIẾN
(Tiếp theo và hết)
– Bạn có quyền thêm một dữ kiện nữa. Miễn đừng góp “thiển ý”.
– Ở Mỹ con dog lúc nào cũng là con dog. Ở ta có khi nó là con chó, có khi nó là con cún, có khi nó lại là con cầy. Cún là chó con; con hay mẹ, sự phân biệt ấy không quan trọng. Nhưng cầy, chữ cầy rất đáng để ý: nó giết con chó. Vì cầy là tiếng gọi con chó thịt. Là tiếng gọi con chó trong tư cách... thực phẩm. Ta nuôi con chó, nhưng khi ăn ta ăn thịt cầy. Tiếng cầy là bản án tử hình xử chó. Sao vậy? Tại sao không có tiếng gọi riêng con bò, con gà để ăn thịt, con vịt thịt, con heo thịt, (những tiếng như con biếc, con ghiếc, con viếc, con hiếc chẳng hạn?). Thiết nghĩ ấy là vì miếng thịt chó ta phải gọi là thịt cầy mới tiện bỏ vào mồm. Nếu không, thấy ghê ghê thế nào. Con chó Ðông phương nó bị hất hủi, nó ăn tạp lắm, nó lục lọi các đống rác, nó thơ thẩn ngoài đồng tìm chất thừa chất bẩn thỉu... Chó nó ăn cái ấy, mình lại đi ăn chó à? Ăn phải ăn cầy cơ. Trước khi dùng, phải thăng cấp cho nó.
Thịt cầy
VÕ PHIẾN
(Đàm Thoại)
– Thơ Nguyễn Du thật độc đáo.
– Ôi tư tưởng tân kỳ táo bạo. Mừng bạn có nhận định sắc bén, mới lạ. Bạn nói về Truyện Kiều chăng?
– Không.
Toàn cầu hoá có thực là một đe dọa?
Nguyễn Hưng Quốc
Văn hoá thời toàn cầu hóa là văn hóa lai ghép. Nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Một số người cho thực chất của toàn cầu hoá là hiện đại hoá; thực chất của hiện đại hoá là Tây phương hoá; thực chất của Tây phương hoá là Mỹ hoá; và thực chất của Mỹ hoá là văn-hoá-tiêu-thụ hoá và văn-hoá-đại-chúng hoá, thường được gọi một cách hình tượng là đô-la hoá (dollarization), McDonald-hoá (McDonaldization) hoặc Coca-thực dân hoá (Coca-colonialization).
Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010
Lễ trao Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba: Trung Quốc điên quá hóa... loạn ngôn!
Lê Diễn Đức
Quyết định trao Giải thưởng Hòa bình năm 2010 cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, Ủy ban Nobel Hòa Bình của Na Uy đã làm Bắc Kinh nổi giận, điên khùng và cuối cùng đâm... loạn ngôn!
Nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba là một trong những người lãnh đạo sinh viên biểu tình đòi tự do, dân chủ vào năm 1989 trên Quảng trường Thiên An Môn và là đồng tác giả của “Hiến chương 08”, một hồ sơ quan trọng nhất của phong trào đòi cải cách chính trị tại Trung Quốc.
Khi người khổng lồ vấp ngã
Bùi Tín
Những người to lớn béo phì vấp ngã, sẽ rất khó khăn để gượng dậy, đứng thẳng và đi tiếp.
Đây là hình ảnh để bàn về nước Trung Hoa hiện nay.
Ghé thăm các Blogs: 9/12/12010
BLOG TRẦN MINH QUÂN
Tháng Mười Hai 1, 2010Trần Minh Quân
Công nhân nhập cư, những người có thu nhập thấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và con cái của họ cũng vậy. Những đứa trẻ bị ngược đãi rồi sẽ lớn lên như thế nào trong khi tuổi thơ các em đang bị đối xử một cách tồi tệ đến vậy?
Những hình ảnh tắm cho trẻ bằng cách giẫm đạp, nắm tóc, dùng nồi nhôm múc nước tạt vào mặt bé Hồ Thị Thúy Ngân một cách thô bạo bị dư luận lên án trong clip được phát tán trên mạng của bà bảo mẫu Trần Thị Phụng (52 tuổi, huyện Thuận An, Bình Dương) thực sự gây sốc cho rất nhiều người.
Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010
HỘI HỌA HÀ NỘI với ĐẶNG XUÂN HÒA và NGUYỄN QUÂN
Huỳnh Hữu Ủy
ĐẶNG XUÂN HÒA
Đặng Xuân Hòa sinh năm 1959 ở Nam Định, Bắc Phần, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội năm 1983. Đã tham gia hơn 30 cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế ở Hà Nội, Cuba, Hồng Kông, Singapore, London, và Hoa Kỳ. Năm 1994, bày bốn cuộc triển lãm cá nhân ở Massachusetts và New York.
Cuộc cách mạng dễ thực hiện
Nguyễn Hoài Vân
Hôm nay, 7 tháng 12, 2010, là một ngày trọng đại. Hôm nay chính là ngày phát động một cuộc cách mạng lật đổ Tư Bản Chủ Nghĩa toàn cầu ! Một cuộc cách mạng vô cùng đơn giản, vô cùng dễ dàng. Eric Cantona, cầu thủ túc cầu danh tiếng, là người chủ trương cuộc cách mạng này. Khởi đầu bằng một nhận xét nền tảng, rằng hệ thống ngân hàng là huyết mạch của Tư Bản Chủ Nghĩa, Cantona suy diễn là chỉ cần đập đổ hệ thống này là có thể đánh gục một hệ thống mà ông cho là bóc lột người dân. Trước làn sóng người biểu tình chống việc thu hẹp ngân sách, cắt giảm hưu trí, lương bổng, trợ cấp v.v... trên một số quốc gia Âu Châu, Cantona đề nghị thay vì mất công xuống đường biểu tình, những kẻ chống đối chỉ cần đồng loạt đến ngân hàng rút ra những món tiền lớn nhất có thể được. Trận cuồng phong này sẽ làm các ngân hàng sẽ sụp đổ, kéo theo Tư Bản Chủ Nghĩa. Không cần đổ máu, không cần bạo lực, không có đấu tranh gian khổ, tù đày...
Từ WikiLeaks tới hội thảo tại Đại học Harvard về Bí mật và báo chí trong thời đại Internet
Trùng Dương
Nieman Journalism Lab thuộc Đại học Havard vừa ra thông báo sẽ tổ chức một buổi hội thảo kéo dài một ngày với đề tài “Bí Mật và Báo chí” (Secrets and Journalism) vào ngày thứ Năm 16 tháng 12, 2010 tại Lipman House trong khuôn viên đại học tại Cambridge thuộc tiểu bang Massachusett.Nghĩ về Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử và Thanh Tuệ!
Nguyễn Mộng Giác
Trong một bài tạp ghi viết cách đây khá lâu, tôi có ghi nhận mối duyên nợ thắm thiết giữa nhà thơ và nhà chùa. Hầu hết các nhà sư đều thích đọc thơ, làm thơ, in thơ. Hầu hết các nhà thơ, ngược lại, đều có quan hệ thắm thiết với nhà chùa, nhất là vào những lúc nhà thơ gặp cảnh hoạn nạn. Cũng lạ. Tôn giáo nào cũng tuyên xưng lòng thương yêu. Chùa chiền, giáo đường, thánh thất... luôn luôn mở cửa chào đón những kẻ khốn cùng, những người bất hạnh. Một nhà thơ đau khổ cũng tuyệt vọng, xót xa như bất cứ ai, nhiều khi người biết làm thơ ít đau khổ hơn những người không biết làm thơ, vì nhà thơ có thể chia bớt nỗi đau cho chữ nghĩa. Ðau mà khóc được thì mau vơi hơn nỗi đau thầm. Nhưng khi tìm một nơi an trú, hình như các nhà thơ lại có những cách lựa chọn khác hơn người thường. Lý do? Nói như ngôn ngữ nhà Phật, các nhà thơ thường có cái ngã lớn hơn người thường. Dù trong cảnh hoạn nạn, các nhà thơ không thích những đôi mắt nhìn xuống thương hại, không thích bị đối xử như một đứa trẻ mồ côi trong viện dục anh. Thử tưởng tượng một nhà thơ như Alfred de Vigny (tác giả bài Cái chết của con chó sói) hay Tản Ðà (người tự nhận là ông tiên bị giáng xuống trần) mà phải chịu đứng yên cho các bà mệnh phụ ngắm nghía hình hài và xuýt xoa thương xót, chúng ta sẽ thấy hình ảnh đó nghịch lý biết chừng nào. Thi sĩ có thể nghèo đến độ nhìn hoa cúc vàng mà gan ruột cồn cào vì đói như Nguyễn Du, có thể chết dấm dúi trong một chiếc thuyền rách như Ðỗ Phủ. Nhưng phải chịu thu vai bó gối cho thiên hạ nhìn xuống thương hại, thì không. Nhất định không. Thi sĩ thích tìm nơi an trú nào ở đó, anh ta vẫn có thể tiếp tục làm thi sĩ, ở đó không có những ánh mắt thương hại, ở đó khỏi phải ngửng đầu lên mà cầu khấn. Nhìn quanh, hình như chỉ có chùa chiền là nơi an trú thích hợp cho các nhà thơ.
Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010
THỦ TƯỚNG HUN SEN VỚI THẢM HỌA MÔI SINH LỚN NHẤT KHI “TRÁI TIM BIỂN HỒ” NGƯNG ĐẬP
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH
3 (Tiếp theo và hết)
Trong khi chính Bắc Kinh đang phải vất vả chống đỡ với sức ép của dư luận và cả cố gắng xoa dịu sự chống đối của các nhóm cư dân vùng Bắc Thái và Lào đang là nạn nhân trực tiếp của các con đập Vân Nam, thì ông Hun Sen lại tự nguyện biến mình thành “một luật sư hùng biện cho Trung Quốc / nhưng bất cần lý lẽ.”
Bây giờ thì cụm từ “Thay Đổi Khí Hậu” của Phó Tổng Thống Al Gore, đã trở thành “cái dù che” cho những nhà lãnh đạo nếu không do thiếu hiểu biết thì cũng do động cơ chính trị, một thứ “chủ nghĩa cơ hội” và tránh né trách nhiệm.
THỦ TƯỚNG HUN SEN VỚI THẢM HỌA MÔI SINH LỚN NHẤT KHI “TRÁI TIM BIỂN HỒ” NGƯNG ĐẬP
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH
2 (Tiếp theo)
GIẢI PHÁP NGẮN HẠN ĐỂ SỐNG CÒN
Tuần lễ đầu của tháng 10 vừa qua [2010], trong một email trao đổi với người viết, GS Võ Tòng Xuân cho biết: “Mùa Nước Nổi của Đồng Bằng Sông Cửu Long đến hôm nay / ngày 4 tháng 10, vẫn chưa đạt mức 30 cm, thấp hơn trung bình các năm trước là khoảng 1 mét”. Chưa bao giờ mà nông dân Miền Tây mong lũ về đến như vậy. Họ đã từng chung sống với lũ, với nước tràn đồng và bao nhiêu cái lợi do lũ đem tới. Lũ đem nguồn cá đổ xuống từ Biển Hồ, đem phù sa như nguồn phân bón thiên nhiên, con nước ấy còn có tác dụng rửa phèn, đẩy mặn không cho nước mặn lấn sâu thêm vào vùng châu thổ. Nhịp đập khỏe mạnh của trái tim Biển Hồ cũng là sức sống của hai con Sông Tiền, Sông Hậu và toàn mạng lưới kinh rạch của ĐBSCL.
THỦ TƯỚNG HUN SEN VỚI THẢM HỌA MÔI SINH LỚN NHẤT KHI “TRÁI TIM BIỂN HỒ” NGƯNG ĐẬP
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH
TT HUN SEN VÀ NHỮNG CON ĐẬP MEKONG
Tháng 11, 2010_ Thủ tướng Hun Sen, chỉ mới đây thôi, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS ở Nam Vang, lại một lần nữa đã bác bỏ mọi mối quan ngại về ảnh hưởng của các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với dòng chảy sông Mekong. Ông khẳng định rằng chu kỳ lũ lụt hay hạn hán mới đây là hậu quả của thay đổi khí hậu / climate change và khí thải carbon / carbon emissions chứ chẳng liên hệ gì tới chuỗi những con đập thủy điện của Trung Quốc. (9) Fred Pearce trong một tường trình Environment 360 Đại học Yale cho rằng xây đập chắn ngang sông Mekong là một đòn giáng nghiêm trọng / major blow đối với con sông Mekong dũng mãnh. Trung Quốc đang xây hàng loạt những con đập trên khoảng 2,800 dặm khúc sông Mekong thượng nguồn, sẽ giới hạn dòng chảy, làm mất đi chu kỳ lũ lụt hàng năm / annual flood pulse, con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ, như một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. (12)
Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010
VÙNG ĐẤT NGẬP ĐỒNG THÁP MƯỜI
TRẦN NGƯƠN PHIÊU
(Tiếp theo và hết)
Ðồng Tháp là vùng đất thấp nên từ trước đến nay chưa có các công trình xây cất đường sá hẳn hoi. Tuy nhiên, nhờ được có nhiều kinh lạch được đào nên giao thông bằng đường thủy đã được sử dụng cho việc chuyên chở. Việc đào kinh đã được thực hiện từ xa xưa do người Chân Lạp như hố Cái Bác từ ngọn Cái Cái đến ngọn Vàm Cỏ Tây, hoặc những con kinh đứt khúc vùng Ðông-Bắc. Ðặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn trong cuộc Nam tiến, nhiều kinh chiến lược quan trọng đã được thực hiện như Thoại Ngọc Hầu đã đào kinh Vĩnh Tế... Thời Pháp chiếm đóng, nhiều kinh lớn khác đã được thiết lập trong ý đồ thâm nhập và phát triển vùng đất hoang vu, nơi trú ẩn của các người ái quốc chống Pháp. Con kinh Lagrange, được người Việt một thời kêu là kinh Lạc Giăng (tên của viên Chánh Tham biện tỉnh Tân An đã chủ trương) là một kinh quan trọng trong trung tâm Ðồng Tháp, rộng trên 20 thước, tàu bè có thể chạy thông thương lên phía Gẫy để đến rạch Cái Cái. Ðặc biệt có con kinh Cát Bích, nghe tưởng là tên chữ Hán-Việt nhưng thật ra là lối phát âm bình dân để đọc tên Pháp là kinh số “4 bis”! Thời Việt Nam Cộng Hòa, việc hoàn tất con kinh Ðồng Tiến, bề ngang rộng đến 100 thước, là một thành tích đáng ghi nhớ. Bác sĩ Phan Quang Ðán và tác giả bài này, trong chương trình Khẩn hoang Lập ấp, đã vô cùng kinh ngạc khi có được dịp trở lại thăm vùng kinh được đào sau một năm. Trên hai bờ kinh, suốt dãy đất được xáng múc đổ lên, các nông dân đã năng động biến thành các vườn dưa hấu bạt ngàn!
VÙNG ÐẤT NGẬP ÐỒNG THÁP MƯỜI
TRẦN NGƯƠN PHIÊU
Ðồng Tháp Mười là một địa danh quen thuộc đối với những người sanh trưởng ở miền Nam. Tuy nhiên, số người thật sự có cơ hội đặt chân lên vùng xa xôi này hay được sinh sống trên phần đất này có thể nói là rất ít. Vì vị trí đặc biệt, thiếu phương tiện đường sá lưu thông nên Ðồng Tháp Mười vẫn được coi là một vùng đất hẻo lánh, nhiều bí ẩn.
Rừng Mắm
BÌNH NGUYÊN LỘC
(Tiếp theo và hết)
Bốn miếng vườn cao cẳng và tí hon lại là chiếc đồng hồ của nhà này vào mùa khô. Cứ bằng vào bề dài của bóng giá là tính giờ được ngay, và khi bóng nồi tròn vụm che mất bóng giá là đúng ngọ ngay bon.
Nhìn ra sân một hơi, nhai nuốt hết cơm, nó day vô và hỏi tía nó:
- Năm nay mình gặt cỡ được bao nhiêu tía?
Rừng Mắm
BÌNH NGUYÊN LỘC
Tác giả giới thiệu Rừng Mắm:
Câu truyện trong “Rừng Mắm” chỉ xẩy ra tại miền Nam nước Việt, còn thì không thể xẩy ra ở phần nào khác trong lãnh thổ ta. Miền Nam là đất mới, mà cho đến ngày nay việc khẩn hoang cũng chưa xong. Ðất này lại là đất bùn lầy, nên không giống với việc khẩn hoang các vùng đất khô như trong tỉnh Quảng Ðức chẳng hạn. Bạn đọc gốc miền Bắc khó lòng mà hình dung được lối khẩn hoang này. Miền Trung lại càng khó tưởng tượng đến những gì xẩy ra trong truyện hơn.
Hương rừng Cà Mau
Sơn Nam
Trong khói sông mênh mông,
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Nước Mỹ có thể học được những gì từ Âu châu ?
Đoàn Thanh Liêm
Nhân đọc cuốn sách vừa mới xuất bản năm 2010: Europe’s Promise (Sự Hứa hẹn của Âu châu) Do tác giả Steven Hill biên soạn Nhà Xuất bản University of California Press ấn hành.
Vài Tin Tức Y Khoa - 4 tháng 12 – 2010
Nguyễn Hoài Vân
Những chị cá bạc tình
Chlichidé là một loài cá nhiều màu sặc sỡ mang một số đặc điểm tâm lý rất giống con người. Các chị cá Chlichidé sẵn sàng bỏ rơi hoàng tử của lòng mình nếu chàng này bị đánh bại trong một cuộc đụng độ với một chàng cá khác. Một vùng trong não bộ chủ trì sự lo lắng được bật lên khi các chị cá này chứng kiến cuộc đụng độ vừa nói. Vùng này tương ứng với vùng não bộ được kích động trong óc những người vợ hay bạn gái của các đấu thủ quyền anh bị hạ đo ván trong một cuộc đấu. Julie Desjardins và cộng sự, tác giả của nghiên cứu này, nhấn mạnh đến ảnh hưởng của các các vùng tương ứng với não bộ của loài cá trong hành vi của con người. Các ảnh hưởng này nằm ở tầng vô thức, khiến cho người bạn gái của một võ sĩ bị đánh gục sẽ không nói, « tôi không yêu anh ấy nữa », nhưng sẽ có một chút gì đó thay đổi trong chiều sâu của tâm hồn nàng, mà chính nàng cũng không hề hay biết.
12 năm nhìn lại: Việt Nam có nên ký lại hiệp ước về biên giới với Trung Quốc
Trương Nhân Tuấn
(Tiếp theo và hết)
Việc nghiêm trọng và tệ hại nhất đã xảy ra làm thay đổi đường biên giới, qua các hồ sơ tìm thấy, là do việc nhiều cột mốc biên giới không còn ở đúng vị trí ban đầu (sẽ nói ở dưới). Hồ sơ lưu lại không tìm thấy những dấu vết điều chỉnh lại vị trí các cột mốc đã dời đi. Điều nầy có nghĩa là các Công Ước về biên giới 1887, 1895 không những không được tôn trọng mà còn vi phạm nặng nề.
Ðồ tuyến bên giới Quảng Ðông, sau 10 năm cắm mốc, kiểm soát lại thì nhân viên sở Ðịa Dư Ðông Dương (nói trong báo cáo mật ghi trên) có kết luận :
« Si maintenant l’on compare le document de 1893 au 1/100.000 à la carte régulière à la même échelle faite 10 ou 11 ans plus tard, on constate que les deux documents ne sont pas superposable. Ceci n’est pas surprenant, mais ce qui l’est, c’est que le tracé de la frontière et l’emplacement des bornes ne concorde pas toujours. On a aucun moyen d’expliquer ces différences. »
12 năm nhìn lại: Việt Nam có nên ký lại hiệp ước về biên giới với Trung Quốc?
Trương Nhân Tuấn
LTG : Sau khi nhà nước CSVN ký kết lại Hiệp định biên giới trên đất liền với Trung Quốc ngày 30 tháng 12 năm 1999 thì sau đó nhiều nghi vấn đã đặt ra, trong đó có các câu hỏi về « nhượng đất, nhượng biển » cho Trung Quốc. Đến hôm nay, việc cắm mốc đã hoàn tất từ hơn một năm nhưng bộ bản đồ chính thức vẫn không thấy công bố. Trong khi tin tức cho thấy phía Trung Quốc đã đào lấy các cột mốc lịch sử cắm từ thời Pháp-Thanh 1887, lý do là « đưa vào viện bảo tàng », nhưng việc này sẽ xoá mọi dấu vết đường biên giới ngày xưa. Đây là một hành vi phản văn hóa tương đương với việc xóa, sửa lịch sử. Từ nay không ai có thể so sánh đường biên giới lịch sử và đường biên giới hiện nay trên thực địa để thẩm định việc VN có mất đất hay không và mất bao nhiêu. Việc thẩm định do đó chỉ có thể làm trên bản đồ. Riêng vấn đề có cần phân định lại biên giới hay không thì hình như chưa thấy ai đặt câu hỏi. Xin trích dẫn bài viết này từ cuốn « Biên giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch sử thành hình và những tranh chấp », in năm 2005, tác giả xin trình bày ý kiến chủ quan của mình về việc VN có nên phân định lại biên giới hay không.
Mưa
Gia Thụy
Trời Virginia hôm nay mưa, bầu trời xám xịt và những cơn mưa phùn làm tôi nhớ Hà Nội và Ðà Lạt. Mưa ở xứ Mỹ này, con người ta dường như không cảm nhận được sự ướt át thật sự của trời mưa, mọi thứ ở nơi đây đều hoàn hảo, hoàn hảo đến nỗi đôi khi tôi thèm có được cái cảm giác mình gặp phải cơn mưa trên đường về nhà mà lại lỡ để quên cái áo mưa đâu đó và đành chịu hứng cơn mưa, rồi sau đó được hưởng cái cảm giác thật thú vị khi thay bộ quần aó khô ráo, pha ly cà phê nóng và ngồi ngắm mưa rơi rả rích qua khuôn cửa sổ. Trời mưa ở đây yên lặng quá, không nghe được tiếng mưa rơi trên mái nhà và hình như đã lâu lắm rồi tôi không phải mặc áo mưa khi đi ra ngoài bởi vì chỉ cần chạy vài bước là được ngồi trong xe êm ấm, nếu có thì cũng chỉ cần đến một cây dù là đủ.
MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)
Tác Giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn
(Tiếp theo)
Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 1
Vào ngày 22 tháng Sáu năm 1897, khoảng bốn trăm triệu người trên thế giới, nghĩa là một phần tư nhân loại, được nghỉ một ngày. Ngày đó là ngày Kỷ niệm lần thứ Sáu mươi ngày đăng quang của Nữ Hoàng Anh Victoria. Dịp Lễ Mừng Sáu Mươi năm đã kéo dài năm ngày trên biển và đất liền, nhưng đỉnh cao của buổi lễ là cuộc diễu hành và lễ tạ ơn vào ngày 22 tháng Sáu. Mười một vị thủ tướng các thuộc địa tự quản của Anh quốc đều cùng các hoàng thân, công chúa, các đại sứ và các phái đoàn từ mọi phần còn lại của thế giới đều tham dự. Một cuộc diễu binh của năm mươi nghìn quân nhân gồm các kỵ binh nhẹ Gia Nã Đại, lực lượng kỵ binh từ New South Wales, bộ binh súng trường từ Naples, đội quân lạc đà từ Bikaner, Gurkhas từ Nepal và nhiều binh chủng khác nữa. Đấy đúng là một niềm “Tự hào La mã” như một sử gia đã ghi lại.
Ðối lập chính trị thời Ðệ nhất Cộng hòa: Vụ thủ tiêu ông Tạ Chí Diệp
Trần Ðông Phong
Kỳ 8 (Tiếp theo)
Tạ Chí Diệp Bị Ðâm Chết Rồi Thả Xác Xuống Sông
Ông Cửu Long Lê Trọng Văn là một dược sĩ có liên hệ gia đình với ông Ngô Ðình Nhu và được ông Nhu giao cho nhiệm vụ phụ trách về tình báo cả quốc nội lẫn quốc ngoại cho Văn phòng Cố Vấn Chính Trị của ông Nhu cho đến năm 1963. Ông đã cho xuất bản cuốn “Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Ðộ Ngô Ðình Diệm” vào năm 1989, trong đó ông có kể lại vụ thủ tiêu ông Nguyễn Phan Châu tức là Tạ Chí Diệp như sau:
Ðối lập chính trị thời Ðệ nhất Cộng hòa: Vụ thủ tiêu ông Tạ Chí Diệp
Trần Ðông Phong
Kỳ 7 (Tiếp theo)
Ông Ngô Ðình Nhu Bác Bỏ Mọi Ðề Nghị
Bác sĩ Trần Kim Tuyến có nói rằng trong 18 vị nhân sĩ ký tên vào bản Tuyên Ngôn Caravelle, ông được quen biết đến 15 vị, có lẽ vì lý do đó mà buổi họp của Ðại Hội Ðoàn Kết đã diễn ra tại tư gia của Bác sĩ Phan Huy Quát, một trong 18 vị nhân sĩ ký tên vào bản Tuyên Ngôn Caravelle.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)