Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình dọa Đài Loan được không?
Nguyễn Quang Dy: Lý giải chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi
“Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác” (War is the continuation of politics by other means) - Carl Von Clausewitz.
Trong chuyến thăm 4 nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Nam Hàn, Nhật Bản) từ 1-6/8/2022, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (82 tuổi) đã bất ngờ đến thăm Đài Loan (2/8). Bà là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997. Đây là một chuyến thăm gây tranh cãi và đầy kịch tính, có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 4, làm cho quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như “bên miệng hố chiến tranh”(brinkmanship). Để giải mã sự kiện bất thường này, cần phân tích nó trong bối cảnh mới.
Bối cảnh mới
Bà Pelosi đã dự kiến đi thăm Đài Loan từ 4/2021, nhưng phải hoãn vì đại dịch. Đây không phải lần đầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Ông Newt Gingrich đã đến thăm Đài Loan năm 1997, nhưng chuyến thăm của bà Pelosi đã diễn ra trong một bối cảnh mới, không chỉ có ý nghĩa tượng trưng (symbolic) mà còn có nhiều hàm ý khác. Bà Pelosi đã giải thích trong một bài viết đăng trên báo Washington Post. (Nancy Pelosi: Why I’m leading a congressional delegation to Taiwan, Nancy Pelosi, Washington Post, August 2, 2022).
“Luật quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act 1979) khẳng định cam kết của Mỹ và lời thề long trọng phải bảo vệ Đài Loan. Nay Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ không thể đứng ngoài. Chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ là một minh chứng rõ ràng là Mỹ đang sát cánh với Đài Loan để bảo vệ chủ quyền và tự do. Mỹ đoàn kết với Đài Loan lúc này có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ vì 23 triệu dân Đài Loan mà còn vì hàng triệu người khác đang bị Trung Quốc áp bức và đe dọa.
Bắc Kinh đã vứt lời hứa “một nước, hai chế độ” vào sọt rác, không chỉ ở Hong Kong mà còn ở tây Tạng và Tân Cương. Ở Tây Tạng, họ đã triển khai chiến dịch xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và đặc tính Tây Tạng. Ở Tân Cương, họ đã tiến hành diệt chủng người Hồi giáo và các sắc tộc thiểu số khác. Thế giới đứng trước sự lựa chọn giữa độc tài và dân chủ. Mỹ không thể đứng ngoài khi Bắc Kinh đe dọa Đài Loan, nhưng Mỹ cũng không thay đổi chính sách “một Trung Quốc”, theo “Luật Quan hệ Đài Loan” và “Thông cáo Chung”.
Nhã Duy: Tính độc lập của tòa án Hoa Kỳ
Hạo Nhiên: Nội bộ ĐCSVN có thật sự đoàn kết?
(VNTB) – Lúc này ĐCSVN đang trong tình trạng chia rẽ, phân tán lớn nhất từ trước đến nay
Đoàn kết là vấn đề sống chết của một tổ chức. Nhưng ĐCSVN từ ngày là một tổ chức bí mật có sự đoàn kết nội bộ đảng không? Câu trả lời là không. Không những là không mà lúc này ĐCSVN còn đang trong tình trạng chia rẽ, phân tán lớn nhất từ trước đến nay.
Sự tranh chấp, kèn cựa mất đoàn kết và dẫn đến thanh toán lẫn nhau trong ĐCSVN hoàn toàn diễn ra trong bí mật, hoặc che đậy bằng nhiều hình thức khác. Nhiều vụ chưa được phanh phui, nhiều vụ người ngoài chỉ suy đoán, tuy vậy có những vụ bị phơi bày công khai.
Năm 1987 Một đảng viên kỳ cựu làm việc trong Thành Ủy Tp Hồ Chí Minh, tên Bảy Thành, bị nhốt trong Chí Hòa vì có những tư tưởng chống ‘bọn Bắc Kỳ”. Ông được cho nằm bệnh xá, cùng với Quốc Vụ Khanh của chính phủ VNCH Nguyễn Tiến Hỷ. Ông ở đó, nhất định không tiếp vài đồng chí thân trong đảng, như bà Nguyễn Thị Định, đến tận nơi muốn nói chuyện với ông, nhưng ông niềm nở giúp đỡ vài tù nhân chính trị bị buộc tội ‘cưa ghế’ nằm bệnh xá. Có nhiều chuyện tranh giành, đấu đá nội bộ từ ngày đảng còn trốn chui trong bưng cho đến khi chiếm được miền Nam được ông kể ra.
Từ ngày “đoàn kết, thống nhất” thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng đã nảy ra mầm chia rẽ. Những năm 1925 – 1929 các đảng cộng sản bắt đầu nhen nhúm ở Việt Nam. Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập với 7 thành viên. Từ chi bộ “hạt nhân” này, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ngày 17-6-1929 tại Hà Nội. Trong khi đó Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng trong tháng 8-1929 đã có hàng trăm đảng viên.
Ngô Thế Vinh: Việt Nam -- Những Ngày Trở Lại Của Cựu Chiến Binh Eric Henry
Lời Dẫn Nhập: Bài viết về TS Eric Henry với dự kiến ban đầu kết hợp với Chân Dung Phạm Duy. Nhưng rồi, riêng phần Phạm Duy đã dài tới ngót 50 trang giấy, nên Chân Dung Eric Henry phải tách ra một bài khác, vẫn mong bạn đọc có cái nhìn kết hợp hai chân dung do tính bổ sung của hai nhân vật Phạm Duy và Eric Henry trên chặng đường tìm hiểu nền Tân nhạc Việt Nam cùng với các bước gian truân để hình thành và xuất bản bộ Hồi Ký tiếng Anh The Memoirs of Phạm Duy, dự trù sẽ do Cornell University Press xuất bản. Tưởng cũng cần nói thêm, Thư viện Đại Học Cornell là nơi còn lưu trữ đầy đủ nhất di sản 20 năm Văn học Miền Nam 1954-1975, và “ngọn lửa phần thư” của những người Cộng sản Việt Nam muốn tận diệt nền văn hóa ấy đã không sao lan tới được.
Hình 1: Chân dung TS Eric Henry, ảnh trích từ Jacket cuốn Garden of Eloquence / Thuyết Uyển, của Lưu Hướng, do Eric Henry dịch và giới thiệu, University of Washington Press xuất bản 2021. [nguồn: photo by Nguyễn Phong Quang] |
ERIC HENRY VÀ TÔI
Lần đầu tiên tôi gặpTS Eric Henry,cách đây 5 năm (2017), và ngạc nhiên khi biết Eric – là một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, nhưng lại rất “ít chất lính”. Bước vào lứa tuổi 20, tới hạn quân dịch Eric quyết định đơn giản: nhập ngũ làm bổn phận một công dân, sau đó trở về đi học lại.Ngay trong thời gian quân ngũ, Eric vẫn rất ham đọc, và đã có được một số hiểu biết về nền văn hóa Đông phương, đặc biệt là Việt Nam và Trung Hoa. Eric có năng khiếu về ngôn ngữ, nói tiếng Việt khá thông thạo và tinh tế, không có âm hưởng thứ tiếng Việt tục tằn của mấy chú GI’s học được từ các quán bars trong thời gian phục vụ ở Việt Nam. Tới một đất nước chiến tranh lại có nhiều tôn giáo như ở Việt Nam, Eric cũng đã học được cách trả lời dí dỏm và an toàn cho mấy câu hỏi dễ phân cách lòng người, như“Anh theo đạo gì?” -- “Tôi theo đạo vợ”, và đạo vợ mặc nhiên được công nhận như một thứ đạo phổ quát cho đám đàn ông lính tráng lúc đó, cho dù khi sang Việt Nam, Eric vẫn đang còn là một thanh niên độc thân.
Khi biết tôi cũng là người cầm bút, mới vỡ lẽ ra Eric đã đọc cuốn tiểu thuyết Vòng Đai Xanh, từ một ấn bản tiếng Việt do Nxb Văn Nghệ California tái bản năm 1987. Eric cho biết vẫn giữ cuốn sách đó trên kệ sách và anh cũng rất quan tâm tới người Thượng trên Cao nguyên. Do “văn kỳ thanh”, chúng tôi đã dễ dàng nói chuyện với nhau hơn.
Võ Phiến: Thơ Dịch
— Bạn nghĩ thế nào về thơ dịch?
— Tôi nghĩ: Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch.
— Thế à?
— Thế.
— Nghĩ thế không nghĩ còn hơn. Nhảm quá.
— Thế à?
— Thế. Thơ dịch đang đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học quốc tế. Bạn xem: Ngày nay trên các tạp chí văn học nước nào mà thỉnh thoảng không giới thiệu sáng tác nước ngoài qua thơ văn phiên dịch?
— Từ từ. Hãy nói chuyện giá trị trước, chuyện vai trò sau. Về giá trị: Thơ dịch không phải là thơ.
— Thế nó là cái gì?
— Là ý thơ. Ý thơ đâu phải là tất cả bài thơ? Cũng không phải là phần quan trọng của bài thơ. Không quan trọng chút xíu nào.
— Từ từ. Xem nào: Bạn bảo thơ dịch là ý thơ?
— Vâng. Thì chỉ là cái ý, cái nghĩa của bài thơ gốc thôi. Bạn còn đòi dịch được cái gì nữa?
— Thế ngoài cái ý ra, bài thơ còn có những gì?
— Ngoài cái ý ra, còn lại bài thơ. Nói cách khác, khi bạn vất cái nghĩa bài thơ đi rồi thì cái còn lại là phần cốt tủy của bài thơ.
— Gớm. Sao mà phét lác thế. Còn lại những gì? Nói cho cụ thể xem.
— Điệu thơ này, thể thơ này, giọng thơ này, lời thơ này, không khí bài thơ này... Bao nhiêu là cái, cái nào cũng quan trọng hơn ý thơ.
— Bạn có thể nói mà không huênh hoang được không? Nói cho rõ ràng, cho cụ thể xem nó quan trọng như thế nào?
— Thì nói. Bạn nhớ bài ‘Tống biệt hành’ của Thâm Tâm chứ? Hãy thí dụ bây giờ ta “dịch” bài ấy ra... lục bát. Vẫn là một bài thơ bằng tiếng Việt, nhưng theo thể lục bát. Thế thôi. Như vậy ta tránh cho nó sự chuyển biến từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ta hạn chế bớt sự thay đổi, mất mát. Chỉ có đổi từ thể thơ này sang thể thơ kia mà thôi. Cái đổi ấy cũng không lớn lao gì: Từ một thể thơ Tàu đã Việt hóa sang một thể thơ Việt thuần túy. Gần như từ Việt sang Việt. Đâu thấm thía gì nếu đem so sánh với trường hợp dịch một bài sonnet ra một bài thất ngôn bát cú, hay dịch những câu thơ alexandrin ra những câu song thất lục bát. Phải không?
Thơ Hoàng Vũ Thuật
RƠI
Mùa hè nhớ tới phượng từng ép phẳng thời học trò
bên cửa sổ đơn sơ chú mèo hong nắng cũng như tôi ngồi lặng thinh
có phải chúng ta đang bị cầm tù giữa bảng chữ cái
ở hai đầu thái cực cuộc sống tôi muốn rời nơi đây ra với chú mèo
đôi mắt chú suốt trong vô thức
những bông màu đỏ nhắc ngày tháng ra đi
tôi tìm lại cuốn vở cũ chỉ thấy nét mực khô
cánh máu rơi rơi điệp trùng
thử ép mình lên trang sách cuộc đời để trăm năm sau gặp lại
dẫu hy vọng như chú mèo con hong nắng trước sân trường cô độc
rơi.
8/5/2019
HOÀI NIỆM
Nắng táo thơm vừa chín làm anh say
bóng nghiêng chiều bảng lảng in xuống rặng trâm bầu - mái tóc buông
mưa quấn quýt làm cánh chim bay lạc
anh uống từng ngụm mây
dải đăng ten
viền cuối chân trời
đôi sao nét mi cong mọc sớm đắm mình trong biển nước mênh mang
thanh thanh
hai cánh tay bọc lấy yêu thương
anh là đứa bé sinh ra trên đảo san hô thơm dòng sữa biển
chạm vào mũi thuyền ấm mềm thân thuộc vầng trán nước mênh mang
bãi cát mịn phô bày trang sách từng chương hoài niệm
lời của chữ hay tiếng tự do đang reo
anh đọc khi mùa mưa về.
9/8/2019
Thiên Hương: Một Chuyến Đi
Trần Đĩnh: Đèn Cù – Trích đoạn Chương 3
Lúc ấy dưới trướng Lý Ban nắm Hoa kiều vụ có Tắc Vầy, Trương Đức Duy, cán sự vô danh nhưng sau này làm đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, lời lời vào tai Hà Nội đều nặng cân lạng vô cùng. Người đứng trên bè nứa bao giờ nom vẫn kém uy hơn người đứng trên tàu lớn.
Bác xuất ngoại, trong ATêKa chúng tôi rất mực vui. Đang vô thừa nhận mà lại sắp vớ được họ hàng toàn oách ra dáng hết. Đâu có biết đại thí sinh Hồ Chí Minh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới.
Chừng một tháng sau, Cụ về. An toàn khu mừng mở tom-bô-la, xổ số. Tôi trúng một bàn chải răng. Dòng chữ Three Stars – Made in Shanghai (Làm tại Thượng Hải) óng ánh kim nhũ như soi thấu suốt lên nữa cái cán mầu san hô mà tôi cứ thấy như hành lang thu nhỏ dẫn vào một xứ sở thần tiên vậy.
Thép Mới rủ tôi gặp Phạm Văn Khoa moi chuyện. Khoa đã được dặn cấm không hé răng. Cuối cùng trong hàng thịt chó trên đường sang Bộ tổng tư lệnh, anh chỉ lộ ra một chuyện.
– Chúng mày xì ra thì chết tao… Ừ, tao làm phiên dịch nhưng nhiều lúc Ông Cụ cũng chẳng cần tao… Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai. Họ không hiểu ta. Họp trong này, bên ngoài tao nhớ là có cái bể bơi nước nóng bốc khói, (lúc ấy ai biết Mao có cái thú giầm mình trong bể bơi). Tao nhìn mấy ông Mao, Lưu, Chu thấy trợn bỏ mẹ. Nhất là Mao trắng hồng, cao lớn, trán nhẵn bóng gần như im lặng suốt buổi, hai bàn tay khoanh lại đút vào hai ống tay áo bông. Ông Cụ nhà mình nói… Thỉnh thoảng Mao lại dặng hắng ừ hừ hữ một cái rất to, kinh bỏ con bà, chẳng hiểu là tán thành hay phản đối. Ông Cụ kiểm thảo xong, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét, góp ý kiến. Thôi, đủ rồi, thôi…
– Thôi thế nào được, – hai chúng tôi cứ hai bên trái phải thi nhau huých đẩy Khoa – Chỉ khai một chuyện nữa thôi thì tha – chúng tôi nói.
– Nói rồi chúng mày lại cứ Khoa Tếu lộ cho chúng mày… Thôi, nói cái này thôi… Khi đoàn đến Bằng Tường, Tẫu bốc phắt luôn mỗi mình ông Bác lên xe đưa đi trước. Mất tướng, bọn tao đi sau lo quá…
Nguyễn Ái Nhân: Bí Quyết Hạnh Phúc Gia Đình
Sau một lần cãi nhau, cả hai vợ chồng chúng tôi cùng nhượng bộ bằng cách lờ đi và coi như không có chuyện gì xảy ra. Hôm đó, nhân lúc vui vẻ cả hai cùng giảng hòa và đưa con đi chơi phố. Mọi chuyện có vẻ bình thường. Người đi đường nghĩ chúng tôi là một gia đình hạnh phúc. Đến gần ngã tư Phố Huế và Tràng Tiền chúng tôi đi ngang qua một tiệm pizza. Ở Hà Nội không có nhiều các tiệm Pizza, nói đúng hơn tôi chưa nhìn thấy tiệm nào khác ngoài tiệm chỗ này. Vợ tôi đứng lại, suy nghĩ và đề nghị: “Hôm nay không nấu cơm nữa, đi ăn pizza để thay đổi một chút đi.”
“Có chắc ăn được không đã. Không phải ai cũng ăn được pizza đâu. Nhiều người không quen, không thấy ngon,” đẩy xe chở con đi trước vài bước chân, tôi dại dột chân thành phản ứng và hỏi lại.
Tôi chỉ nói vậy thôi, mà vợ tôi nổi xung và lên giọng gay gắt: “Vâng, chỉ có anh là biết ăn pizza, thấy ngon … Chỉ anh là biết văn hóa ‘Âu Châu’ còn tôi không biết… Làm gì mà coi thường người khác thế !”
Tôi vừa bực, vừa thấy buồn cười và cố gắng giải thích nhưng… vô tác dụng.
Những lúc như thế này không thể giải thích và dùng logic với phụ nữ được.
Vợ tôi giận dữ, mặt hầm hầm và quay đầu bỏ về nhà. Còn tôi cũng nổi cáu và tiếp tục kéo con đi chơi. Nhưng chưa đi được bao xa, chưa kịp hết tức giận tôi lại nghe tiếng vợ tôi gọi giận dữ phía sau. Nàng không có chìa khóa về nhà và gọi bằng giọng trống không: “Chìa khóa… nhà. Đưa chìa khóa nhà đây.”
Không một lời, tôi cầm chùm chìa khóa quăng cho vợ và bực tức đi tiếp.
Chúng tôi lại cãi nhau. Lần này lại có vẻ nghiêm trọng hơn những lần trước, gia đình chúng tôi lại trên bờ vực thẳm của sự tan vỡ. Có lẽ không gì có thể ngăn lại được. Giọt nước cuối cùng làm tràn li là chiếc pizza. Nói đúng hơn, giọt nước đó bắt đầu từ chuyện vợ tôi muốn đi ăn pizza.
Giới Thiệu Sách MớI
Tập truyện của LÊ HỮU, 301 trang.
Tác giả xuất bản. Giá $20
Liên lạc với tác giả : lehuu123@hotmail.com
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022
Ngô Nhân Dụng: Joe Manchin qua mặt Mitch McConnell
VOA Tiếng Việt: Bất cập hộ chiếu mới - Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tháo gỡ; ĐSQ Mỹ vẫn cấp visa
Reuters: Chuyến thăm Đài Loan là cao điểm lịch sử đối đầu của bà Pelosi với Trung Quốc
GIÁO SƯ PHẠM TRỌNG LỆ QUA ĐỜI
Một văn hữu của Diễn Đàn Thế Kỷ, Giáo sư Phạm Trọng Lệ đã qua đời vào ngày 22 tháng Bảy 2022 tại nhà riêng ở Virginia, thọ 84 tuổi.
DĐTK xin thành kính chia buồn cùng Tang Quyến, và nguyện cầu Hương Linh GS Phạm Trọng Lệ sớm được tiêu diêu nơi Cõi Vĩnh Hằng.
Để tưởng niệm Giáo Sư Phạm Trọng Lệ, chúng tôi xin đăng dưới đây bài thơ SAY của nhà thơ Trần Mộng Tú với bản dịch sang Anh ngữ của GS. Phạm Trọng Lệ.
DĐTK
SAY
Em vừa uống xong ly rượu
mặt em đỏ như mặt trời
tim em mặt trăng òa vỡ
bàn tay em như cành hoa
nở những đóa hoa sao nhỏ
Em đi bằng những ngón chân
mà sao không chạm mặt đất
nghê thường múa khúc dọc ngang
em bay vào vùng huyễn hoặc
vứt áo lạnh vào góc phòng
chiếc khăn thả rơi trên đất
em thả em vào câu thơ
không làm sao ra được nữa
Này anh, bàn tay đâu nhỉ
cho em mượn nắm được không
ngụm rượu chiều nay rót xuống
cho dòng sông thêm mênh mông
Em đỏ hay là rượu đỏ
em say hay rượu say em
cả dòng sông cũng túy lúy
cứ đòi nắm lấy tay em
chao ôi dòng sông say rượu
dắt tay em đi tìm anh
thế nào cả hai cũng lạc
Vì tình yêu ở khúc quành.
Trần Mộng Tú
10/08
Bản dịch tiếng Anh của PHẠM TRỌNG LỆ
DRUNK
I just had a goblet of wine
my face got crimson like the sun
my heart the exploding moon
my hand a sprig of flowers
blossoming into tiny stars
I walked on tiptoe, somehow
I felt I did not touch the earth
I danced the Rainbow Skirt
backward, forward, sideways
and flew into the land of phantasmagory
I tossed my coat to the corner
and dropped my scarf on the floor
then let myself drifted along a stream of verse
and of it found no way out
Was I red or the wine red
was I drunk from wine, or wine infatuated with me
the river, too, being dead drunk
insisted on holding me
O my! the drunken river grasped my hand
leading me in search of you
we both will sure get astray
As love lies where the river winds.
(Translated by Phạm Trọng Lệ, Virginia 6/12/08)
Nguyễn Đức Tùng: Hà Nội, Dương Tường
(Xin đăng lại bài này để mừng nhà thơ chín mươi tuổi 4. 8. 1932- 4. 8. 2022. NĐT) |
Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường. Chúng tôi gồm có Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Trọng Tạo, Du Tử Lê, Nguyễn Đức Tùng, và nhiều bạn bè văn nghệ khác, người từ Sài Gòn ra, người ở ngay Hà Nội. Trưa hôm đó Dương Tường dẫn chúng tôi đi thăm phố và ăn trưa. Chiều hôm sau, 7 tháng 4, một mình tôi quay lại địa chỉ trên theo lời hẹn.
Buổi chiều Hà Nội nhiều nắng, nhưng mát, dịu dàng. Chiếc ngõ dẫn vào nhà ông sâu, quanh co, vắng người, như ở chốn quê. Anh chị Dương Tường đón tôi ở cửa, tươi cười, thân ái.
Ngồi gần bên nhà thơ, hai người trong căn phòng rộng và im vắng, tôi có cảm giác chất nghệ sĩ trong người Dương Tường toả ra thành một với những bức tranh trên tường. Buổi chiều có vẻ siêu thực.
Nguyễn Đức Tùng: Xin đọc một bài thơ của anh. “Tình khúc 24”.
24 phím cầm chiều
24 nhành sương mím
24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư
Gửi lại em
cầu thang 24 bậc
tờ thư 24 gác mưa
làn menuetto 24 âm xưa
Gửi lại em
Mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm
Ga khuya 24 lần đưa đón
Bài huê tình 24 lối sân sau